Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:50:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90112 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 09:46:57 pm »

SƠN TỊNH ĐÁNH THẮNG MĨ Ở ĐỒI 62

Trong lúc quân và dân huyện Đức Phổ đang ra sức tấn công quân địch giành thắng lợi ở chiến trường phía nam tỉnh Quảng Ngãi, thì chiến trường phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, sư đoàn 2 Quân khu 5 cùng bộ đội tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn thực hiện chủ trương của Bộ Tư lệnh Quân khu mở chiến dịch tây Sơn Tịnh để chia lửa cùng quân dân chiến trường nam Quảng Ngãi.

Giai đoạn 1 của chiến dịch tây Sơn Tịnh là giai đoạn khơi ngòi, lôi kéo, kèm chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch, buộc chúng phải đưa quân đi càn quét lớn và khu vực tây huyện Sơn Tịnh, tạo điều kiện cho sư đoàn 2 bộ binh Quân khu tiêu diệt 1 bộ phận quan trọng sinh lực của địch. Hoạt động mạnh hướng này nhằm phối hợp chung trên chiến trường, góp phần đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của liên quân Mĩ - ngụy - chư hầu trên chiến trường Khu 5. Đồng thời hỗ trợ cho các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng… mở đất giành dân, củng cố vùng giải phóng, phát triển phong trào du kích chiến tranh.

Chỉ tiêu diệt địch trong đợt 1 là; Tổ chức được nhiều trận đánh từ 3 đến 5 ngày, tiêu diệt cho được 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn khác của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho sư đoàn 2 Quân khu phát triển chiến dịch.

Để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi chiến dịch tây Sơn Tịnh, bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch do đồng chí Nguyễn Năng (Quê Khánh Hòa, Tư lệnh Sư đoàn 2 Quân khu) làm Tư lệnh chiến dịch. Đồng chí Nguyễn Minh Đạo, Chính ủy; Các đồng chí Lê Hữu Trữ (Phó Tư lệnh sư đoàn 2), Đinh Xuân Thưởng (Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi) và Nguyễn Huy Chương (Thường vụ Tỉnh ủy, chính trị viên tỉnh đội đội Quảng Ngãi), làm phó Tư lệnh chiến dịch. Sau khi thành lập, Sở chỉ huy chiến dịch đứng chân tại xã Sơn Nam (tức là Tịnh Minh). Tôi được bộ chỉ huy chiến dịch phân công chịu trách nhiệm chỉ huy sở tiền phương của tỉnh đong tại xã Sơn Châu (tức Tịnh Bình) chỉ đạo lực lượng vũ trang các địa phương phối hợp tân công các căn cứ, cứ điểm, khơi ngòi căn kéo quân địch để cho trung đoàn 21 quân giải phóng chuyển quân bố trí trận địa trên địa bàn tây Sơn Tịnh.

Tây Sơn Tịnh là vùng bán sơn địa, có đồi 62 (còn gọi là cao điểm 62) nằm giữa thôn Bình Bắc xã Sơn Châu, bên nào kiểm soát được đồi 62, bên đó khống chế được hoạt động của 5 xã: xã Sơn Châu (ở giữa), Sơn Kim (phía đông), Sơn Phương (phía tây), Sơn Lộc (phía nam), Sơn Trà (phía bắc), uy hiếp huyện Bình Sơn và căn cứ Chu Lai.

Theo kế hoạch tác chiến của đợt 1, trung đoàn 21 lênh cho tiểu đoàn 33 kết hợp với du kích Sơn Kim, Sơn Châu và bộ đội địa phương huyện Sơn Tịnh áp sát quốc lộ (đoạn Thế Lợi - Duyên Phước) tấn công tiêu diệt trung đội biệt kích, và đại đội bảo an đóng chốt ở núi Tròn, phá hoại cầu đường, cắt giao thông, buộc địch phải đưa quân phản kích và giải tỏa lớn hơn vào xã Sơn Châu, Sơn Kim, để 2 tiểu đoàn 11 và 22 của trung đoàn 21 tổ chức trận địa phục kích tại khu vực Trường Thọ - Nam Đình, Quang Thọ - Chợ Đình, tập trung tiêu diệt từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn Mĩ hoặc ngụy lên phản kích, lọt đúng vào ý đồ chiến thuật của ta.

Qua bước 2 của chiến dịch tây Sơn Tịnh, trung đoàn 21 tiến hành chốt giữ một số cao điểm chủ yếu của đồi 62: Gồm mỏm đất Chùa, mỏm đồi Rang, mom đồi Đá, mỏm núi Bé, mỏm Gò Đồn… thực hành đánh quân đổ bộ đường không, kết hợp với sư đoàn thực hành vận động tấn công tiêu diệt quân địch trong khu chiến, đánh bại cuộc càn quét giải tỏa của liên quân Mĩ - ngụy. Đội hình trung đoàn 21 đứng chân ở 2 xã Sơn Châu và Sơn Kim. Theo phân công, tiểu đoàn 11 phụ trách khu vực mỏm núi Dê, mỏm gò Đồi, mỏm đông đồi Rang. Tiểu đoàn 22 đánh địch đổ bộ khu vực mỏm đồi Dân Vệ, mỏm đồi Đá và mỏm tây đồi Rang. Tiểu đoàn 33, đánh địch đổ bộ đường không lên cao điểm 62 đồi Chùa. Các tinh huống khác cũng được sư đoàn đề ra: trường hợp nếu địch phát triển chiếm mỏm đá đồi Rang, thì tiểu đoàn 22 dùng 1 mũi từ phía tây đánh sang để phối hợp với tiểu đoàn 11. Trường hợp địch phản kích lớn, kết hợp đổ bộ đường không, với tiến công quân sự trên nhiều hướng, nhiều lực lượng, thì sư đoàn sẽ trực tiếp chỉ huy và hợp đồng chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 09:47:41 pm »

Trong 14 ngay đầu của chiến dịch từ 30/02/1966 đến 02/03/1966, tiểu đoàn 33 thực hiện các trận đánh khơi ngòi tiêu diệt 1 trung đội biệt kích của địch trên quốc lộ 1 (đoạn Thế lợi - Duyên Phước), kéo địch ra theo ý định và diệt 134 tên địch. Địch nghi ta tập trung phía tây Sơn Tịnh. Ngày 03/3/1966, 1 tiểu đoàn cộng hòa có 11 xe bọc thép càn quét thăm dò hướng quốc lộ 1. Ngày 04/03/1966, địch cho máy bay ném bom Gò Cát - Sườn phía tây đồi 62. Khói bom chưa tan, bầu trời Sơn Tịnh đã đen ngòm những con quạ sắt, 20 chiếc máy bay trực thăng chở đầy quân Mĩ từ căn cứ Chu Lai xé gió bay đến ồ ạt đổ quân xuống Gò Cát cách đồi 62 tám trăm mét. Khả năng địch càn lớn đã xuất hiện. Đồng chí Phan Viên trung đoàn trưởng 21, hôi ý chớp nhoáng với chính ủy Nguyễn Tiến và lệnh cho tiểu đoàn 21, cắt một bộ phận vận động lên chiếm đồi 62, giữ địa hình có lợi cho ta trước khi quân Mĩ tới. Đồng thời giao nhiệm vụ xác lập tình huống xử trí cho cả 3 tiểu đoàn: Trường hợp quân Mĩ chiếm đồi 62 trước thì tiểu đoàn 22 sẽ vận động tấn công theo hướng chủ yếu từ đông bắc lên, tiểu đoàn 33 đánh từ hướng thứ yếu lên chiếm cho được đồi 62, và tiểu đoàn 121 làm lực lượng dự bị sẵn sàng cơ động đánh địch, bảo đảm cho tiểu đoàn 22 và tiểu đoàn 33 chiến đấu tốt. Ban chỉ huy trung đoàn 21 giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn vừa xong, đồng hồ cũng vưa chỉ đúng 8 giờ 30 phút. Bầu trời Sơn Tịnh tiếp tục rung chuyển trong tiếng bom, tiếng pháo, không gian như dồn nén lại, đất đá vỡ tung, cây cối cháy trụi, đồng xanh nhà ngói đó tươi phút chốc bị lở lói nham nhở! Tiếng máy bay gàm rú ghê người. Bọn Mĩ từ Gò Cát đã phát triển lên chiếm một phần phía tây mỏm đồi 62, thiết lập trận địa. Cùng lúc đó, 10 chiếc trực thăng chở đầy quân đổ xuống mỏm phía tây đồi 62, nơi bọn Mĩ từ Gò Cát lên chiếm giữ. Tính cả 2 lần bọn Mĩ đô quân xuống đồi 62, chúng có mặt tại đây 3 đại đội của tiểu đoàn 1, trung đoàn 5, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mĩ đóng ở Chu Lai. Bọn Mĩ từ tốp máy tay thứ 2 chưa đặt chân xuống đất, đã bị đại đội 17 cao xạ của trung đoàn 21 quân giải phóng bắn rơi 2 chiếc phản lực và 1 trực thăng chở đầy lính Mĩ. Bọn Mĩ trên đồi 62 phát hiện trận địa cao xạ của đại đội 17 chúng liền phát triển snag bên cánh trái đánh qua. Chúng gặp 2 tiểu đội bảo vệ trận địa cao xạ của ta nổ súng. Một số tên chết, bọn sống sót lùi lại. Khẩu thượng liên của đại đội 17 hạ nòng dập tắt hỏa điểm đại liên của chúng, ngăn chặn được bước tiến của mũi quân Mĩ hướng này.

Trên hướng chủ yếu, đại đội 6 của tiểu đoàn 22 tấn công lên, bị bom pháo và đạn thắng của quân Mĩ từ đồi 62 làm thương vong nặng. Đại đội 6 chỉ còn 8 đồng chí. Trận đánh mới mở màn, nhưng đã vô cùng ác liệt. Gần một trung đội Mĩ đã bị diệt, 8 chiến sĩ còn lại của đại đội 6 không phát triển lên, mà dùng AK và lựu đạn đánh gần, giữ vững phần đồi 62 đã chiếm. Thấy đại đội 6 thương vong, đại đội 5 của tiểu đoàn 22 chia thành 2 mũi: Trung đội 1, do đại đội trưởng chỉ huy, trung đoàn 2 do trung đội trưởng chỉ huy, dũng mãnh tiến lên dươi làn hỏa lực của chính trị viên trưởng đại đội 5 yểm trợ, chi viện. 11 giờ trưa, quân Mĩ núng thế dồn lại, gọi pháo bắn cấp tập vào hướng tấn công của đại đội 5. Đại đội 5 lùi lại tránh pháo trong các công sự. Sau đợt pháo, đại đội 5 tiến hành xung phong đợt 2, chiếm được mỏm đồi phía bắc gom quân Mĩ lại giữa đồi 62. Được khẩu đội cối 82 chi viện, đại đội 5 tiếp tục tấn công đợt 3. Đẩy quân Mĩ lên sát phía tây khu đồi, chiếm 2/3 sườn đồi 62, giữ vững trận địa. ở hướng thứ yếu, tiểu đoàn 33, cho 23 đại đội 10 và 11 theo hướng đông nam tấn công lên. Trận đánh chỉ dừng lại khi trời tối hẳn. Bọn pháo binh tăng cường pháo kích, bọn máy bay C47 bay vòng thả trái sáng cho bọn trực thăng cẩu công sự lên cho đồng bọn trên chóp đồi 62 phòng ngự và bắn đại liên xuống những nơi chúng nghi có quân giải phóng. Cứ như vậy, bọn giặc trời giãn ra, lập tức trận địa pháo Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh chấu nòng bắn cấp tập vào khu chiến suốt đêm.

Tính ra trong ngày 04/3/1966, các tiểu đoàn 22, 23 của trung đoàn 21 đã đánh lui 10 đợt tấn công của quân Mĩ, diệt tại chỗ 157 tên, bắn rơi 1 máy bay trực thăng và 2 máy bay phản lực. bọn lính Mĩ chết tận nằm phoi xác trên đồi 62 đang được đồng bọn sống sót gom lại chơ tới sáng để bọn chỉ huy cho máy bay đến hốt xác. Sau một ngày thực hiện quyết tâm tiêu diệt bọn địch trên đồi 62, nơi quân Mỹ vẫn còn đang cố bám chốt giữ, ngay trong đêm 04/03/1966, trung đoàn 21 cho chuyển lực lượng sang tập kích uy hiếp quân địch.

Tiểu đoàn 22 nhần lệnh đưa đại đội 7 làm mũi chủ công, cùng quân số của đại đội 5 và đại đội 6 còn lại. Đại đội 7 được tăng cường thêm 2 trung đội, liền tổ chức mũi tấn công chủ yếu từ hướng đông bắc lên đồi 62. Tiểu đoàn 22, tiểu đoàn 11, đưa 2 đại đội 10 và 11 được tăng cường 1 trung đội, hình thành hướng tấn công thứ yếu từ hướng đông nam lên đồi 62, bằng chiến thuật mật tập, nếu quân địch phát hiện thì chuyển sang chiến thuật cường tập, 22 giờ đêm ngày 04/03/1966, sau khi tiếp cận chốt Mĩ trên đồi 62, đại đội 7 dùng lựu đạn, AK diệt địch. Bọn Mĩ đã phòng thủ trước, chúng chống trả quyết liệt, đội hình đại đội bị thương vong phải dừng lại lưng chừng đồi 62.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 09:48:39 pm »

4 giờ sáng ngay 05/3/1966, tiểu đoàn 22 nhận lệnh của trung đoàn, tập trung hỏa lực tiến công địch trên đồi 62 và rút quân về thôn Hòa Ninh phòng ngự, còn đại đội và một bộ phận của đại đội 10 gồm 16 đồng chí chia thành 2 mũi: Mũi 1 gồm 11 đồng chí tấn công bên phải, mũi 2 có 5 đồng chí, do đại đội trưởng chỉ huy, tấn công bên trái. Trận địa hỏa lực do chính trị viên trưởng đại đội 7 chỉ huy, bắn áp chế quân địch yểm trợ cho 2 mũi tấn công. Mũi quân cánh, phải phát vòng rộng vào sau đồi 652, tiến lên chiếm địa thế có lợi bắn ác liệt vào quân Mĩ.

7 giờ sáng ngày 05/3/1966, bầu trời tây Sơn Tịnh rung chuyển đạn, bom, pháo của địch. Sau đợt pháo và bom, một  tiểu đoàn ngụy có xe M113 yểm trợ từ Quang Thạnh kéo lên đồn Gò, lục soát thăm dò. Phía tây núi Cà Ti, khoảng 1 tiểu đoàn Mĩ thuộc trung đoàn, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến được máy bay đổ xuống, phát triển lên Hòa Ninh. Tiểu đoàn 22 quân giải phóng, còn lại 100 chiến sĩ với 40 thương binh, anh em đều xin được cầm súng chiến đấu đến cùng.

Ở phía đồi 62, sau 4 đợt xung phong, 2 mũi quân của đại đội 7 chiếm được đồi 62, đẩy bọn Mĩ sống sót tụt xuống chân đồi. Lúc đó vừa đúng 10 giờ sáng ngày 05/3/1966. Như vậy, 1 tiểu đoàn Mĩ thuộc trung đoàn 5, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến đổ bộ xuống Gò Cát và đồi 62, 8 giờ sáng ngày 04/3/1966, đã bị tiểu đoàn 22 và tiểu đoàn 11 của ta diệt gần hết, chỉ còn lại 30 tên rút chạy về làng Đông Giáp.

11 giờ bọn Mĩ tiếp tục cho 8 trực thăng chở quân đổ xuống phía bên phải trận địa cao xạ của đại đội 17, cùng bọn Mĩ từ Cà Ti kéo xuống, hình thành 2 mũi tấn công vào phía bắc làng Hòa Ninh, trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 22.

12 giờ, địch lại cho máy bay ném bom ác liệt vào Hòa Ninh vào cho quân bộ tràn vào đợt thứ 3. Từ 14 giờ, địch cho máy bay trực thăng vũ trang đến bắn rốc két, đại liên, M79 ác liệt xuống trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 22, bị trinh sát tiểu đoàn bắn rơi ngay 1 chiếc, tốp máy bay còn lại bốc lên cao rồi chuồn thẳng. Từ 15 giờ đến 17 giờ, bọn Mĩ tổ chức thêm 2 đợt tấn công vào hướng tây nam của làng Hòa Ninh. Các chiến sĩ phòng ngự của tiểu đoàn 2, đợt địch vào thật gần mới đồng loạt dùng AK và lựu đạn tấn công diệt tại chỗ  10 tên. Trong 6 đợt xung phong của quân Mĩ trong ngày 5/3/1966, đã mất gần 200 tên. Sự ngạo mạn của lính thủy đánh bộ Hoa Kì bị đánh gục trước sức tấn công và phản công của lực lượng quân giải phóng, cam chịu thất bại. Những tên sống sót chạy khỏi trận địa tập trung về Chu Lai trong sự hoảng loạn, ngơ ngác.

Trong 2 ngày chiến đấu trung đoàn 21, sư đoàn 2 quân giải phóng Khu 5 đã thực hiện đúng yêu cầu đề ra của chiến dịch: Nổ súng khơi ngòi, lôi kéo, kèm chân và tiêu diệt địch. Kết quả trân này, ta diệt và làm bị thương gàn 800 tên Mĩ, tiêu diệt một tiểu đoàn Mĩ, đánh bại một tiểu đoàn khác, bắn rơi 6 máy bay trực thăng, 2 phản lực, thu 33 súng và nhiều đạn dược và quân trang.

Chiến thắng tây Sơn Tịnh, là chiến thắng của tinh thần chấp hành mệnh lệnh, quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trung đoàn 21. Trong điều kiện khó khăn, ác liệt, địch ở thế có lợi, nhưng các đơn vị đều chấp hành nghiêm chỉnh lệnh cấp trên, chiến đấu liên tục 2 ngày 1 đêm với tinh thần hết sức kiên cường dũng cảm, quyết chiến thắng giặc Mĩ, sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ. Tiêu biểu nhất là đại đội 7, tiểu đoàn 22, đại đội 11, tiểu đoàn 33. Tinh thần chiến đấu của bộ đội lúc tiến công cũng như phòng ngự, đều thể hiện tinh thần dũng cảm và kiên cường, thực hiện khẩu hiệu “Còn người còn trận địa”, “Một người một súng cũng tiến công”. Khi đánh chiếm được đồi 62, đại đội 7 chỉ còn một số chiến sĩ. Đại đội trưởng cùng anh em trụ lại chiến đấu ngoan cường. Khi tiến công đồi 62, bằng cách đánh chắc, tiến chắc ở một cự li thích hợp, các chiến sĩ mới đồng loạt xung phong áp đảo và tiêu diệt địch, tránh được sự sát thương từ xa do địch đề kháng. Trong phòng ngự, tiểu đoàn 22 đã thể hiện tinh thần dũng cảm, chờ địch vào thật gần mới đồng loạt nổ súng và ném lựu đạn diệt được nhiều địch. Ta giữ vững được trận địa. Đánh gần là một chiến thuật giữ địch để tránh phi pháo của địch. Vai trò cán bộ phân đội có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của 2 ngày và 1 đêm liên tục đối mặt với quân Mi có hỏa lực mạnh, nhưng bị chia cắt và bị dồn vào thế đối phó bị đông, nên chúng bị thất bại nặng nề.

Thắng lợi của chiến dịch tây Sơn Tịnh và chiến thắng đồi 62 là chiến thắng tinh thần mưu trí sáng tạo, thể hiện sức mạnh của một trung đoàn chủ lực ra quân trong tư thế tiến công và chiến thắng. Tinh thần đó, sức mạnh đó đã được phát huy cao độ trong tấn công địch bằng nhiều hình thức tác chiến: Ban ngày phòng chặn địch, vận động tấn công tiêu diệt, ban đêm bám sát, tổ chức tập kích bộ binh hoặc tập kích hỏa lực, tổ chức phục kích sát nơi địch trú quân, để sáng sớm khi địch kéo đi ta tiếp tục đánh. Đánh liên tục tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận của địch, làm cho địch căng thẳng mệt mỏi. Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa phương và nhân dân trong khu vực tác chiến, làm nhiệm vụ quấy rối, tiêu hao, ngăn chặn địch là một biện pháp tiến hành chiến dịch linh hoạt để lực lượng chủ lực đủ sức tổ chức vận động tiến công tiêu diệt địch giành thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:32:54 pm »

TIÊU DIỆT TIỂU ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN -
CON ÁT CHỦ BÀI CỦA LỰC LƯỢNG TỔNG DỰ BỊ QUÂN ĐỘI NGỤY

Chiến dịch phản công mùa khô lần thứ nhất của liên quân Mĩ - ngụy - chư hầu trên chiến trường Quảng Ngãi đã qua thời gian 60 ngày. Trong suốt thời gian đó, quân và dân Quảng Ngãi đã phối hợp cùng sư đoàn 2 Quân khu 5, đã tiến công và tiêu diệt 3.600 tên địch, có 1.199 tên Mĩ, bắt sống 41 tên, bắn rơi 46 máy bay, phá hủy 27 xe quân sự, thu 232 súng các loại.

Bị đánh đau trên cả 2 cánh nam và bắc Quảng Ngãi, Mĩ - ngụy tiếp tục tổ chức càn quét đánh phá với quy mô lớn hơn vào vùng giải phóng. Đầu tháng 5/1966,, một tiểu đoàn biệt động quân phối hợp với trung đoàn 4, sư đoàn 2 ngụy mở cuộc càn quét vào 2 huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức, tiến hành gom dân và lập thêm một số cứ điểm như Cấm Mã Gia, Thi Phổ, Phước Mĩ, Núi Đôi, Phú Sơn, Đức Hiệp… gây khó khăn cho ta trong cơ động lực lượng và vận chuyển lương thực từ vùng đông Mộ Đức lên Nghĩa Hành. Đêm 11/5/1966, đại đội đặc công 506a, được hỏa lực của tiểu đoàn 83 tỉnh phối thuộc tấn công và tiêu diệt hoàn toàn đại đội bảo an đóng tại Gò Cấm, mở thông đường hành lang giữa vùng đông và vùng tây Mộ Đức.

Ngày 17/5/1966, tiểu đoàn 83 phục kích tiêu diệt tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 sư đoàn 2 ngụy tại Mỏ Cày. Diệt tại chỗ 300 tên, bắn cháy 15 xe quân sự. Đại đội đặc công 506a tập kích quân Mĩ ở thị trấn Đồng Cát, đại đội 75 huyện Tư Nghĩa diệt 2 trung đội bảo an ở Nghĩa Hiệp. Cũng trong ngày 17/5/1966, 2 đại đội của tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 sư đoàn 2 ngụy có xe M113 và 1 đại đội bảo an phối hợp mở cuộc càn quét trên đoạn đường số 1. Tiểu đoàn 83 của ta chọn địa đoạn ở Quán Hồng, phục kích tiêu diệt gọn 2 đại đội, bắn cháy 2 xe M113, bắn bị thương 5 máy bay, diệt tại trận 144 tên, số sống sót bỏ chạy tán loạn. Khi trận đánh diễn ra, bà con ta nấp ở hầm hố trong nhà xem bộ đội đánh giặc, ai nấy hân hoan mỗi khi một toán lính địch bị gìm đầu xuống ruộng. Khi dứt trận tiến công, đồng bào ùa ra cùng bộ đội thu 25 súng bộ binh, 1 M79 chiến lợi phẩm. Như vậy, tiểu đoàn 83 đánh địch trong công sự cũng tốt, ngoài công sự càng hay. Trận đánh này thương vong của tiểu đoàn có cao hơn: 15 chiến sĩ bị thương, 5 chiến sĩ hi sinh. Tỉ lệ địch chết 7 ta thương vong 1.

Sau thắng lợi Quán Hồng, tiểu đoàn 83 hành quân về Hành Thịnh huỵện Nghĩa Hành để củng cố và triển khai đội hình theo phương án chiến đấu mới. Đại đội 1 đóng quân theo địa hình ở xã Mĩ Hưng, đại đội 2 đứng ở Cấm Ông Thi, đại đội 3 bố trí ở Xuân Đình. Đại đội hỏa lực ằm ở Đồng Xuân và chỉ huy sở tiểu đoàn đóng ở Ba Bình. Để không vướng chân, khi cuộc chiến đấu nổ ra, ban chỉ huy tỉnh đội ra lệnh cho tiểu đoàn 83 di chuyển hết thương binh và chiến lợi phẩm cách Hành Thịnh 6km, đồng thời cho thông tuyến điện thoại từ chỉ huy sở tiểu đoàn đến các đại đội để sẵn sàng chỉ huy đánh địch. Một điều kiện thuận lợi, là cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 83 quá quen thuộc với địa hình đi lại trong xã Hành Thịnh nên việc triển khai quân rất nhanh chóng.

Đúng như dự kiến của bna chỉ huy tỉnh đội Quảng Ngãi, quân địch biết lực lượng ta sau khi đánh Gò Cấm và Quán Hồng sẽ rút quân về Hành Thịnh. Sáng ngày 19/5/1966, chúng cho máy bay trinh sát quần lượn khu vực từ Anh Ba đến núi Rú xã Hành thịnh, liền sau đó các trận địa pháo từ Quãng Ngãi, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa dồn dập cấp tập vào các khu vực Xuân Ba, An Ba, Thuận Hóa, Cổ Mít, đèo Quán Thơm, An Chỉ… dọn đường cho máy bay trực thăng đổ quân. Đoán đúng âm mưu của địch, ban chỉ huy tỉnh đội lênh cho tiểu đoàn 83 bám chắc vị trí chiến đấu như kế hoạch đã triển khai. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiệp, tỉnh đội phó, đồng chí Lương Văn Thư, tham mưu trưởng tỉnh đội, đồng chí Trinh tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nhãn chính trị viên tiểu đoàn 83 hạ quyết tâm chiến đấu đánh địch. Trong lúc này, đồng chí Hà Văn Trí và tôi được lệnh về trên dự họp tỉnh ủy, trong lúc đi đường chúng tôi nhận được điện báo cáo chiến đấu của tiểu đoàn 83 ở Hành Thịnh. Lập tức tôi và đồng chí Trí hội ý và điện cho các đồng chí trong ban chỉ huy tỉnh đội ở tại chỗ và ban chỉ huy tiểu đoàn 83, thống nhất phương án đánh địch, và tiểu đoàn 83 làm theo chỉ đạo của Ban cán sự và Ban chỉ huy tỉnh đội như sau; Tăng chường cho bộ đội lên chốt núi Ngang, giữ bí mật đến cùng để đánh thắng địch, chú ý mặt bờ nam sông Vệ khi quân địch đột phá vào hướng này, phải cho bộ đội lập tức bịt đường về của chúng và cho bộ đội xuất kích tiêu diệt địch, kiến thiết công sự vững chắc để chống phi pháo của địch. Đúng như dự kiến của tâp thể ban chỉ huy tỉnh đội Quảng Ngãi chúng tôi, địch thiết lập sở chỉ huy hành quân ở núi Vom và cho pháo binh bắn phá ác liệt vào các mục tiêu đóng quân của tiểu đoàn 83. Nhưng nhờ sự phòng trước, bộ đội 83 tránh được thương vong. 8 giờ sáng ngày 20/5/1966, quân địch cho máy bay ném bom ồ ạt xuống trận địa của tiểu đoàn 83. Sau đợt bom, 22 chiếc trực thăng ùa đến đổ tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến (ngụy) xuống trận địa xã Thuần Hòa làm lực lượng chủ yêu tiến công từ hướng tây xuống, chia cắt đội hình tiểu đoàn 83 làm đôi. Trong khi đó trung đoàn 4, của sư đoàn 2 ngụy cho 2 tiểu đoàn; 1 tiểu đoàn đổ xuống Gò Mít từ hướng tây nam đánh qua, 1 tiểu đoàn khác đổ xuống núi Nhà - Núi Rú từ hướng đông nam yểm trợ từ Mộc Đức đánh lên theo đường số 1, ở phía bắc xã Hành Thịnh còn có 2 đại đội bảo an chốt chặn đường qua sông Vệ. Cứ theo cách điều quân của địch, thì ý đồ của chúng là quyết tiêu diệt tiểu đoàn 83 quân giải phóng Quảng Ngãi ngay tại Hành Thịnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:35:51 pm »

Sau khi đổ quân và hình thành vòng vây, 9 giờ ngày 20/5/1966, quân địch đồng loạt tấn công thăm dò. Bọn chúng phát hiện mũi quân hướng tây của tiểu đoàn 83 do đại đội 3 chốt chặn núi Ngang. Đứng trước tình thế địch 5 ta 1 (địch có 5 tiểu đoàn bộ binh + xe tăng + phi cơ + pháo binh), lực lượng ta ở vào thế bị bao vây bốn phía. Nếu không linh hoạt thì chỉ trong vòng 30 phút tiểu đoàn 83 sẽ bị bóp chết. Ngay lúc đó, có đồng chí trong ban chỉ huy tiểu đoàn nêu ý kiến: “Tiểu đoàn đánh bằng cách nào đây để giành thắng lợi”. Trước sự ác liệt và hiện thượng ngại hi sinh đó, một cuộc hội ý chớp nhoáng giữa tỉnh đội phó, tham mưu trưởng tỉnh đội và ban chỉ huy tiểu đoàn 83, tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Trinh phát biểu kiên quyết: “Chỉ có đánh tiêu diệt địch mới giành thắng lợi và mới bảo toàn được lực lượng”. Quyết tâm sắt đá của đồng chí tiểu đoàn trưởng đã củng cố niềm tin và tăng sức chiến đấu cho cả đơn vị. 9 giờ 30 phút, máy bay địch lượn vòng núi Ngang, lập tức ngay loạt đạn đầu đại đội 3 đã bắn rơi 1 máy bay CH47 chở đầy quân địch rớt ngay tại chỗ, toàn bộ quân địch chết cháy theo máy bay. Cùng lúc mũi quân của tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến vừa phát triển đến khu vực nghĩa địa Xuân Đình, Hành Thịnh, lập tức đại đội 3 nổ súng chặn bước tiến của chúng. Diệt tại chỗ 70 tên. Trong số những tên chết, có tên thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Bị đánh bất ngờ và bị thiệt hại nặng, bọn thủy quân lục chiến dừng lại không dám tấn công nữa. Lúc này, đài kĩ thuật của ta bắt được sóng điện của địch báo cáo về cấp trên của chúng: “Tiến công vào làng gặp đối phương chống trả rất mạnh, khả năng chiếm làng rất khó, yêu cầu cho máy bay trực thăng đưa thương, tử binh ra khỏi trận địa”. Ban chỉ huy tỉnh đội và Ban chỉ huy tiểu đoàn 83 nắm được thiệt hại của địch và tinh thần hoang mang của chúng, liên quyết định hạ lệnh cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn, đặc biệt là đại đội 3 ở hướng núi Ngang: “Kiên quyết diệt cho được cánh quân địch từ Thuận Hòa xuống”. Tin chiến thắng đợt đầu được phổ biến ngay cho toàn đơn vị. Đúng trưa, trong tiếng pháo và tiếng bom nổ rền trời Hành Thịnh, lợi dụng lúc chưa có quân bộ tấn công, bà con Hành Thịnh mang cơm ra tận chiến hào cho bộ đội ăn no chuẩn bị đánh địch tấn công buổi chiều.

Lợi dụng thời cơ, tạo thế ở hướng núi Ngang, tiểu đoàn trưởng 83 hạ lệnh cho đại đội 3 lùi đội hình ra bờ sông Vệ, súng lắp lưỡi lê, nghi trang chiến hào, đợi địch lướt qua dùng lựu đạn từ phía sau đánh thốc vào lưng quân địch. Các đại đội 1, đại đội 2 cũng nhận lệnh chuyển đội hình sẵn sàng xuất kích với đại đội 3. Các đại đội làm theo đúng kế hoạch. Tiểu đoàn 83 từ thế bất lợi chuyển thành có lợi. Toàn bộ tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến ngụy đã lọt thẳng vào trận địa bày sẵn của tiểu đoàn 83. Tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Trinh cầm máy điện thoại ra lệnh cho các đại đội: “Toàn đơn vị xuất kích tiêu diệt địch. Xung phong!”. Lập tức 63 trung đội của đại đội 3, thành 3 lưỡi dao nhọn bật dậy đâm thẳng vào lưng quân địch. Toàn bộ quân địch lúng túng quay lại chống cự. Ngay lúc đó, đại đội 1 từ phía trước đánh thẳng vào hướng chính diện đội hình địch cắt chúng ra thanh mũi. Đội hình tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến ngụy hoàn toàn rối loạn không kịp nổ một phát súng nào, mạnh tên nào tên đó bỏ chạy thoát thân. Đại đội 2 của ta từ phía nam xuất kích đánh qua cánh đồng trống, gom bọn địch tháo chạy lại để tiêu diệt. Trong vòng chưa trọn một tiếng đồng hồ, tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến bị băm nát trước sức tấn công áp đảo của tiểu đoàn 83 quân giải phóng Quảng Ngãi. Sở chỉ huy hành quân của địch đứng tại núi Vom và các cánh quân khác của trung đoàn 4, biết được tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến - con ách chủ bài của cuộc hành quân đã bị “Việt cộng” tiêu diệt. Các cánh quân của trung đoàn 4 ngụy đành đứng tại chỗ không dám phát triển tân công. Lúc này máy bay địch cũng không phát huy được tác dụng. Lợi dụng khoảng thời gian đó, các đại đội thu dọn chiến lợi phẩm và trở về đội hình tác chiến.

Vào lúc 14h 30 phút, cánh quân của trung đoàn 4 ở núi Rú có xe tăng yểm trợ từ hướng đông nam tiến lên nhằm ứng cứu cho bọn thủy quân lục chiến. Chúng tưởng đồng bọn còn sống, vì điện đài của chúng không bắt được liên lạc. Mũi quân này không dám tiến ồ ạt mà lò dò từng ước. Trong khi đó, đại đội 4 của tiểu đoàn 83 sẵn sàng các cỡ súng bắn xe tăng, bắn bộ binh cũng “rê” theo đội hình chờ húng đến gần đồng lọt nổ súng. Lúc này máy bay địch nhào lộn ném bom xuống đội hình bọn thủy quân lục chiến bị ta tiêu diệt buổi sáng. Hết bom rồi lại pháo, hết pháo rồi lại rốc két từ máy bay bắn cấp tập vào trận địa của tiểu đoàn 83. 16 giờ, các đại đội xuất kích thu dọn chiến trường, thì cánh quân của trung đoàn 4 từ Gò Mít có 22 xe tăng yểm trợ từ hướng Mĩ Đức theo đường số 4 đánh qua. Bình tĩnh đợi địch vào đúng tầm xạ kích, đại đội trưởng Huấn chỉ huy khẩu đội DKZ 57 và 3 khẩu B40 bất ngờ nổ chính xác vào 4 xe tăng, bốc cháy, cả đội hình xe tăng địch rối loạn, bi chúng tháo chạy. Bọn xe tăng và quân bộ của địch dãn ra. Máy bay và pháo binh lại cấp tập vào khu chiến.

Trận đánh diễn ra từ 8 giờ sáng đến chiều tối thì kết thúc. Toàn bộ tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến (Lực lượng tổng dự bị của quân ngụy Sài Gòn) đã bị tiểu đoàn 83 quân giải phóng Quảng Ngãi tiêu diệt hoàn toàn, 500 xác giặc ngụy cùng với xác của 8 tên cố vấn Mĩ nằm phơi đen trên các cánh đồng Hành Thịnh. Ta bắt sống 2 tên sĩ quan, thu được 100 súng nguyên vẹn (Số súng còn lại do pháo và bom địch làm hư hỏng), bắn roi máy bay CH47 chở đây quân địch, bắn cháy 4 xe M113.

Chiến thắng Hành Thịnh thể hiện sự trưởng thành về ý chí và quyết tâm, sự dũng cảm vô song của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 83 quân giải phóng Quảng Ngãi. Chiến thắng Hành Thịnh còn là chiến thắng của tinh thần mưu trí, táo bạo, linh hoạt, quyết đoán của tập thể ban chỉ huy, sự phối hợp giữa các lực lượng cách mạng trên địa bàn xã Hành Thịnh, sự chuẩn bị chu đáo về địa hình khu chiến. Cuộc đọ sức diễn ra quyết liệt giữ 1 tiểu đoàn quân giải phóng với tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến diễn ra ác liệt nhưng cuối cùng thắng lợi đã thuộc về nhân dân. Chiến thắng Hành Thịnh còn thể hiện tình quân dân gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia xẻ ác liệt cũng như niềm vui chiến thắng của nhân dân xã Hành Thịnh. Không có nhân dân hết lòng giúp đỡ thì bộ đội cũng gặp không ít khó khăn trên trận địa ác liệt này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:36:55 pm »

TIÊU DIỆT CỨ ĐIỂM GÒ SỎI

Không dừng lại ở thắng lợi đạt được, các lực lượng vũ trang Quảng Ngãi liên tục tấn công quân địch trên toàn chiến trường. Ngày 10//1966, tiểu đoàn 48 được lệnh hành quân về Bình Sơn huấn luyện bộ đội và điều tra nghiên cứu tập kích tiêu diệt cứ điểm Gò Sỏi.

Gò Sỏi là một điểm cao chiến thuật án ngữ phía tây nam căn cứ Chu Lai. Đây có thể xem là một Núi Thành thứ hai ở phía tây nam huyện Bình Sơn. Cứ điểm này có nhiệm vụ kiểm soát hành lang, khống chế hoạt động của các lực lượng cách mạng ở các xã quanh căn cứ Chu Lai. Gò Sỏi khác với Núi Thành ở chỗ đồng thời là một cứ điểm phòng ngự, vừa là địa điểm tập kết, xuất phát càn quét của quân Mĩ. Diệt được Gò Sỏi sẽ mở rộng hành lang phía tây nam Binh Sơn, uy hiếp trực tiếp căn cứ Chu Lai.

Đêm 15/7/1966, khi các mũi tiến công của tiểu đoàn 48 kiểm tra quân địch ở Gò Sỏi lần cuối cùng, trinh sát tiếp cận, phát hiện trong Gò Sỏi không phải có một đại đội Mĩ là mà một tiểu đoàn như khi đi chuẩn bị lần trước. Bọn chúng đóng dầy đặc ở 3 khu trong cứ điểm, có xe M113 và cơ giới gắn sơn pháo 75mm sẵn sàng nhả đạn. Trước tình huống đó, Đảng ủy và Ban chỉ huy tiểu đoàn 48 hội ý, nhận định tình hình và hạ quyết tâm tấn công Gò Sỏi. 24 giờ đêm, các mũi tấn công áp sát hàng rào cứ điểm. Mệnh lệnh nổ súng phát ra. Hỏa lực của tiểu đoàn tập trung vào các mục tiêu đóng quân của địch trong cứ điểm. Tiếng nỏ từ những quả đạn thấm mồ hôi và công sức của đồng bào hậu phương và những chiến sĩ vận tải, băm nát tiếp điểm phòng thủ của quân địch, làm ổ đề kháng của địch tê liệt không phản ứng được. Hỏa lực vừa chuyển làn, đại đội 1 do đại đội trưởng Võ Hữu Thọ, chỉ huy từ hướng tây nam tấn công cắt ngang cứ điểm Gò Sỏi xé đôi lực lượng bọn Mĩ ra; Đại đội 2 do Phạm Văn Mến chỉ huy chia thành 3 mũi từ hướng tây bắc đánh thẳng vào sở chỉ huy, mũi 2 chiếm trận địa cối 106,7mm, mũi 3 chiếm bãi xe tăng. Đại đội 3 do Ngô Đức Tân chỉ huy, sau 10 phút trận địa nổ súng, liền được tung và trận cùng hai đại đội 1 và 2 tấn công bọn Mĩ nhưng chúng vẫn ngoan cố. Một số tên sống sót chống trả quyết liệt. Trận địa pháo của địch ở Bình Sơn, Chu Lai bắn vào cứ điểm Gò Sỏi gây thương vong một số chiến sĩ. Các mũi tấn công bình tĩnh tránh pháo và tiêu diệt quân địch, phá hủy 4 xe quân sự, hai xe M113, thu súng cối 81mm, phá hủy trận địa súng cối 106,7mm của địch và lui quân đưa được các chiến sĩ hi sinh và bị thương ra khỏi trận địa. Cứ điểm Gò Sỏi tiếp tục bị pháo địch công phá, giết thêm một số tên Mĩ bị thương, và bắn chặn các ngả đường chúng nghi quân ta rút lui. Những quả đạn đó đã trúng vào đội hình phục kích của bọn bảo an Bình Sơn làm 15 tên chết.

Trận Gò Sỏi ghi thêm một chiến công mới trong cuốn sổ vàng truyền thống của lực lượng vũ trang Quảng Ngãi. Như vậy, cả hai tiểu đoàn 48 và 83 bộ đội địa phương Quảng Ngãi đều đạt hiệu suất chiến đấu cao, đều tiêu diệt tiểu đoàn ngụy và tiêu diệt gần hết tiểu đoàn Mĩ.

Thua đau, nhưng quân Mĩ không biết dè chừng mà nuôi tham vọng đè bẹp quân giải phóng trên chiến trường Quảng Ngãi. Ngày 28/8/1966, bộ đội chỉ huy liên quân Mĩ - ngụy ở miền Nam điều lữ đoàn Thanh Long (Rồng Xanh) Nam Triều Tiên, một loại lính chư hầu đánh thuê khét tiếng tàn ác vào đóng tại huyện Bình Sơn, nâng tổng số quân Mĩ và chư hầu lên 12.000 tên. Trên chiến trường Quảng Ngãi lúc này, nếu tính cả Bộ Tư lệnh sư đoàn 2 ngụy toàn bộ trung đoàn 4 với 4 tiểu đoàn, 2 tiểu đoàn của trung đoàn 6, 25 đại đội bảo an, 17 đại đội đặc biệt, 16 trung đội nghĩa quân (dân vệ), 1.000 cảnh sát, 1 chi đoàn thiết giáp, 17 đoàn bình định nông thôn, 1 đại đội hải thuyền (Duyên đoàn 6 đóng ở thôn Cổ Lũy) thì toàn bộ lực lượng địch trên đất Quảng Ngãi tăng gấp 6 lần so với năm 1965. Có nơi như Bình Sơn, 8 người dân có một tên lính. Các sắc lính tràn ngập, gây ra biết bao khó khăn,gian khổ cho nhân dân không thể nào kể xiết.

Cùng với quân đông và vũ khí nhiều, quân địch tiến hành xây dựng sân bay Gò Hội, khu hậu cần Phổ Vinh, nâng tổng số cứ điểm đồn bót ở Quảng Ngãi lên 124 đơn vị, gồm 19 cứ điểm quân Mĩ, 17 cứ điểm Nam Triều Tiên, 89 cứ điểm quân ngụy.

Sau 2 tháng xây dựng cứ điểm phòng ngự và tung quân càn quét, bọn lữ đoàn Rồng Xanh (Nam Triều Tiên) liên tục tàn sát đồng bào ta ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, xúc tát dân ở 3 huyện Đức Phổ, Ba Tơ, Nghĩa Hành vào khu tập trung, nối lại giao thông trên quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Ngãi đi Thạch Trụ, xây dựng đường Vinh Hiển lên cao điểm 128 Đức Phổ; đường Tân Khánh đi Mộ Đức; đường Động Bằng đi Đá Dựng - Bình Sơn. Quân của lữ đoàn Rồng xanh (Nam Triều Tiên) mở đợt thảm sát nhân dân Quảng Ngãi. Ở Bình Thanh chúng giết 30 gia đình, ở Bình Đông chúng giết hàng chục gia đình, ở các xã Tịnh Minh, Tịnh Hiệp, Tịnh Sơn (Sơn Tịnh), Khánh Giang), Nghĩa Hành chúng đã giết hàng trăm đồng bào ta. Trong 2 ngày 5 và 6 tháng 8 năm 1966, chúng cho pháo binh từ Bình Liên bắn cấp tập vào xã Bình Hòa, khi pháo ngưng bắn, hàng loạt máy bay trực thăng CH47chở bọn lính Nam Triều Tiên ồ ạt đổ quân chiếm các ngọn đồi quanh xã rồi chia nhiều mũi tấn công vào các thôn Nam Yên, An Phước, Lạc Son. Chúng đốt nhà giết trâu bò, hãm hiếp phụ nữ. Người nào chống đối chúng đâm lưỡi lê vào bụng moi gan, cắt đầu, ném xác vào lửa đỏ. Chúng lùa hết dân ra đồng, rồi dùng súng đại liên bắn xối xả vào bà con, tàn sát một lúc 400 người vô tội, gồm đàn bà, người già và trẻ con. Lửa cháy ngút trời, xác người phơi đầy đường đầy ngõ. Một quang cảnh tàn khốc do bọn lính Nam Triều Tiên gây ra bao tang tóc lên xã Bình Hòa. Tội ác của chúng thật trời không dung đất không tha. Vụ thảm sát dã man nay đã làm đồng bào cả nước xúc động cao độ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:38:46 pm »

Trong bức thư huyết lệ của Hội phụ nữ Bình Hòa gửi lực lượng chủ trương Quảng Ngãi, các chị đã viết: “Chúng tôi những người phụ nữ chân yếu tay mềm, khẩn thiết kêu gọi Quân giải phóng Quảng Ngãi hãy nổ súng vào đầu bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên để trả thù cho đồng bào ruột thịt của chúng ta bị chúng sát hại”.

Có nhà thơ đã thốt lên:

“Khăn thang điểm trắng trời chiều
Bao nhiêu đồi núi bấy nhiêu căm hờn”

Và trong lời hiệu triều gởi các lực lượng vũ trang giải phóng, Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi đã viết: “Các đồng chí trong lực lượng vũ trang và bán vũ trang cách mạng hãy trút hết căm hờn lên lưỡi lê đầu súng, tới tấp tấn công quân địch, tiêu diệt nhiều giặc Mĩ và bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên để trả thù cho đồng bào Bình Hòa, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ (Quảng Ngãi) Thủ Bồ, La Thọ (Quảng Nam) và những nơi khác trên toàn miền Nam đã bị bọn chúng sát hại”.

Nghe theo lời hiệu triệu của Đảng bộ và bức thư Hội phu nữ Bình Hòa các lực lượng vũ trang giải phóng Quảng Ngãi đã thét vang lời thề: “Nợ máu, ta bắt chúng phải trả bằng máu, hãy xé xác Rồng Xanh, phanh thây Mãnh Hồ”. Lời thề ấy đã được các lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Ngãi khắc cốt ghi xương. Những buổi lễ khai tử “Rồng Xanh”, “Mãnh Hổ” nổ ra liên tục, khí thế như nước sôi lửa bỏng.

Chủ trương và phương châm của chúng ta là phải đánh tiêu diệt thật nhiều bọn lính Nam Triều Tiên để trả thù cho đồng bào Bình Hòa bị chúng sát hại; đồng thời phải diệt một số cứ điểm phía nam để căng kéo địch ra, bao vây và tấn công liên tục làm cho tinh thần quân địch hao tổn, lực lượng bị tiêu tán, và hậu phương của chúng mất ổn định để giành thắng lợi. Trong khi tiểu đoàn 48 tác chiến ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, ban chỉ huy tinh đội lệnh cho tiểu đoàn 83 ở phía nam điều tra nghiên cứu đánh diệt cứ điểm núi Giàng.

Núi Giàng nằm trên độ cao 100m so với mặt biển, thuộc địa phận xã Phổ Minh, do một đại đội bảo an chốt giữ trên đỉnh núi cao. Cứ điểm núi Giang có công sự, rào thép gai kiên cố, phía dưới chân núi bọn dân vệ đóng quanh như một vành móng ngựa. Con đường độc đạo dẫn lên núi Giàng bắt đầu từ đường số 1 thuộc xã Phổ Thuận. Núi Giàng là cứ điểm khống chế một vùng rộng lớn 5 xã: Từ Phổ Minh, Phổ Vân, Phổ Quang ra đến Phổ An, làm nhiệm vụ bảo vệ chi khu Đức Phổ. Từ trên núi Giàng, mắt thường có thể quan sát được toàn bộ xã Phổ Thuận. Do đặc điểm bố phòng của quân địch kiên cố và có ưu thế về địa hình nên việc trinh sát thực địa vô cùng khó khăn. Trước khi đoàn cán bộ đi nghiên cứu thực địa, ban chỉ huy tỉnh đội do bộ đội đắp sa bàn núi Giàng, để sẵn sàng có phương án bổ sung các mũi sau khi trinh sát trở về, quan sát kĩ thấy tình hình tiếp cận cứ điểm Núi Giàng, là rất khó khăn không có sự giúp đỡ của nhân dân.Ban chỉ huy tỉnh đội có sáng kiến vận động cơ sở địa phương tổ chức một đám cưới giả, “rước dâu” đi vòng qua căn cứ núi Giàng, chụp ảnh tìm hướng tiếp cận. trong lễ rước dâu này, có tỉnh đội trưởng, chính trị viên tỉnh đội các đơn vị phối thuộc đều mặc áo dài đen, đội khăn đóng, lận vũ khí bên trong đi trinh sát thực địa. Đoàn “rước dâu” đi ngang cách núi Giàng 300m, và trở về điểm xuất phát an toàn. Sau khi xác định đường đi nước bước chắc chắn, 19 giờ tối, đoàn cán bộ do ban chỉ huy tỉnh đội chỉ huy, tiếp cận hàng rào cứ điểm núi Giàng, bọn địch ỷ lại đã có nhiều vòng quân đóng giữ vây quanh, nên chúng không hề hay biết quân giải phóng đã vào điểm huyệt chúng. Sa bàn giả định được bổ sung mũi hướng. Và đợt học tập tiến công giả định được tiến hành. Các mục tiêu núi Giàng được trinh sát tiếp cận theo dõi cả ngày lẫn đêm. Từng mũi quân được phân công theo sa bàn, đêm đến tiến hành “tìm nhập”. Trong trận đánh này, tỉnh đội Quảng Ngãi sử dụng tiểu đoàn 83 bộ binh, đại đội đặc công 506a và các đơn vị gồm: Thông tin, trinh sát, hậu cần hợp đồng chiến đấu với quân số khoảng 500 người. Đúng giờ G ngày 12/9/1966 điểm hỏa làm lệnh cho đặc công trên núi Giàng nổ, tỏa ánh sáng xuống cứ điểm địch quanh chân núi Giàng. Lập tức bộ phận đột sâu và bộ binh chiếm lĩnh nổ súng xung phong. Sau 15 phút, đơn vị 506A và tiểu đoàn 83 đã diệt đại đội bảo an địch, đánh chiếm tận địa pháo 105mm và dùng 2 khẩu pháo thu được bắn hết 200 trái đạn vào chi khu quận lị Đức Phổ… Lúc này các mũi đã hoàn thành nhiệm vụ, được lệnh thu dọn chiến trường trở về làm nhiệm vụ sau chiến đấu. Một trận đánh chuẩn bị công phu, nên thắng nhanh và gọn, tránh được tổn thất cho bộ đội và đồng bào ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:39:52 pm »

Ngày 29/01/1967, tiểu đoàn 48 quân giải phóng Quảng Ngãi diệt 1 đại đội lính đánh thuê Nam Triều Tiên tại Phổ Tinh, Bình Phước diệt 120 tên, thu 2 súng cối 60mm, 2 đại liên, 5 trung liên. Đến ngày 01/02/1967, tiếp tục diệt 200 tên lính đánh thuê Nam Triều Tiên đi càn quét ở Tịnh Kì và Đồng Xuân thu 40 súng.

Ngày 15/02/1967, bộ đội chủ lực Quân khu 5 tập kích tiêu diệt bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên, đóng tại đồi tranh Quang Thạnh, diệt 420 tên. Đây là trận đánh mạnh, đánh trúng đầu bọn đánh thuê Nam Triều Tiên, tiêu diệt bọn chúng nhiều nhất trên chiến trường Quảng Ngãi. Cùng thời gian này tiểu đoàn 48 diệt tiếp 1 đại đội Nam Triều Tiên tại Mã Tổ.

Sau những đòn trừng trị của quân giải phóng Quảng Ngãi, bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên hoang mang, dao động, lo sợ, rối loạn tinh thần. Tại Bình Định, một toán 7 tên lính Nam Triều Tiên dùng lựu đạn tự sát tập thể và một số bỏ mũ, bỏ lon mang súng vào khu vực Thế Long, Thế Lợi tìm du kích xin đầu hàng. Sấm sét căm thù của quân giải phóng Quảng Ngãi tiếp tục giáng lên đầu quân Mĩ - ngụy. Đêm 18/3/1967, đại đội 506a do Tỉnh đội phó Nguyễn Ngọc Hiệp chỉ huy đã nổ súng tấn công tiêu diệt đại đội bảo an số 425 tại Đá Heo.

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang của Tỉnh “Đẩy mạnh tác chiến, tiêu diệt chiến đoàn, trung đoàn, lữ đoàn Mĩ - ngụy - chư hầu, đồng thời đẩy chiến tranh vào vùng ven, thị xã làm cho hậu phương của địch rối loạn, tạo điều kiện cho phong trào thành thị phong trào cở tiến công và khởi nghĩa ở đô thị khi có thời cơ”. Ngay sau đó, tỉnh đội Quảng Ngãi cho tiểu đoàn 20 và tiểu đoàn 107 hỏa lực của tỉnh, cùng lực lượng vũ trang huyện Sơn Hà đánh bại cuộc càn quét lớn của sư đoàn không vận số 1 của Mĩ tại Sông Re (H’re). Quân địch cho máy bay trực thăng ồ ạt đổ quân, đúng tầm cao xạ của tiểu đoàn 107 phát huy tác dụng, bắn rơi 35 máy bay trực thăng, diệt 1 đại đội Mĩ, 40 biệt kích ngụy.

Ngày 06/8/1967, các đơn vị của tỉnh đội Quảng Ngãi (506a, đại đội 21, tiểu đoàn 48) đồng loạt tiến công tiêu diệt Duyên đoàn 16 Hải thuyền, diệt 120 tên, bắt sống viên đại úy chỉ huy, thu toàn bộ vũ khí quân trang quân dụng, bắn cháy 4 ca nô.

Phát huy thắng lợi, đêm 30/8/1967, các lực lượng vũ trang giải phóng Quảng Ngãi đồng loạt tấn công 30 mục tiêu trong tỉnh Quảng Ngãi, có 18 mục tiêu ở thị xã, diệt 200 tên, mở nhà lao giải phóng cho 2 ngàn chiến sĩ cách mạng và đồng bào bị địch bắt cầm tù ở lao Quảng Ngãi. Tiếng súng hợp đồng của các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Mộ Đức… đã hỗ trợ cho 75.000 đồng bào nổi dậy phá ấp chiến lược trở về làng cũ làm ăn, xây dựng vùng giải phóng, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng.

Trong những tháng cuối năm 1967, quần chúng cách mạng các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức xuống đường đấu tranh nhập thị đòi quyền dân sinh dân chủ, chống chế độ độc tài Mĩ - Thiệu, chống địch bắn phá vào làng… Trước sức đấu tranh và thắng lợi của quần chúng và lực lượng vũ trang Quảng Ngãi, cùng sự tuyên truyền vận động của hoạt động binh vận, hàng trăm lính ngụy bỏ súng quay về với nhân dân. Một số lính đánh thuê Nam Triều Tiên, lính Mĩ phản chiến hoặc ra hàng quân giải phóng.

Từ mùa khô năm 1967 cho đến thu đông 1967, lực lượng vũ trang giải phóng Quảng Ngãi đã loại khỏi vòng chiến đấu 10.000 tên địch, có 3.600 tên Mĩ, 800 lính Nam Triều Tiên, thu 450 súng các loại, phá hủy 118 xe quân sự, xe M113, bắn cháy 46 máy bay trực thăng, phá banh 46 ấp chiến lược, giải phóng hàng vạn đồng bào trở về quê cũ làm ăn.

Qua 2 năm đọ sức với quân viễn chinh Mĩ - ngụy, chư hầu, quân và dân Quảng Ngãi đã trải qua những thử thách vô cùng ác liệt, đầy hi sinh gian khổ và giành thắng lợi vẻ vang, đẩy ngụy quân ngụy quyền vào thế bị động về nhiều mặt. Thắng lợi đó là động lực thúc đẩy quân và dân Quảng Ngãi tiến lên đánh bại các cuộc càn quét trong chiến dịch mùa khô thứ hai của đế quốc Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công và nổi dậy đồng loạt mùa xuân 1968.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:41:30 pm »

Hai năm trên chiến trường Quảng Ngãi, tôi muốn giành tất cả tâm tư, tình cảm sâu nặng của tôi để tâm sự, tỏ bày về những suy nghĩ tận đáy lòng tôi với bà con Quảng Ngãi, với đồng đội và Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, một tập thể tiên phong đã lãnh đạo lực lượng vũ trang giải phóng Quảng Ngãi lập nên những chiến công trong thời khắc lịch sử quan trọng lúc bấy giờ.

Quảng Ngãi, một vùng đất của miền Trung nằm trên tuyến đường xuyên Việt, có diện tích gần 6.000km2. Phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam số dân gần 1 triệu người, 90% dân số sống ở 6 huyện đồng bằng và 10% dân số của 5 dân tộc anh em sống ở 4 huyện miền núi là Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Địa hình 4 huyện miền núi nối liền với dãy Trường Sơn hùng vĩ, là tấm lá chăn trong thế trận chiến tranh, ngăn địch từ dưới đánh lên, đồng thời cản địch từ Tây Nguyên tràn xuống để giữ lấy vùng đồng bằng phì nhiêu. Dù người Kinh hay người Thượng sinh sống trên đất Quảng Ngãi đều biểu hiện một nét đặc trưng rất Quảng Ngãi, đó là:

Chất phác, thật thà, trung hiếu, nghĩa khí, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn. Đối với Đảng thì trung thành tin tưởng, kính yêu lãnh tụ, thương mến đùm bọc chở che cán bộ, bộ đội. Đối với bà con làng xóm, quê hương thì chắt chiu xây dựng chia sẻ ngọt bùi. Khi đã tin ai, thì gởi cả tấm lòng của mình cho người đó, khi đã giận ai thì nói thẳng, nói rồi thì thôi, không để bụng. Có lẽ đặc trưng ấy là bản chất của một cộng đồng người, lưng tựa vào Trường Sơn, ngực ưỡn ra biển cả, đấu tranh và chịu đựng với thiên nhiên để lao động và tồn tại, giữ gìn bản sắc và truyền thống kiên cường và mẫn cảm trước những biến động của đất nước, quê hương không ngại hi sinh gian khổ. Cấu trúc của địa lí, thiên nhiên đã tạo ra sự ngay thẳng cho những tấm lòng, cá tính của con người “ruột để ngoài da”.

Trong cuộc đời cách mạng của mình, tôi may mắn được ở và công tác tại nơi lâu nhất đó là 5 năm ở Tây Nguyên, 2 năm ở Quảng Ngãi. Sự gắn bó của tôi trước hết với vùng đất đó là nhân dân “Nhân dân chính là cội nguồn của sức mạnh. Nhân dân chính là hiện thân của chiến thắng”. Tôi được cấp trên phân công về cùng các đồng chí ở đây lãnh đạo công tác quân sự địa phương ở Quảng Ngãi trong những giai đoạn toàn chiến trường miền Nam đi vào thời kì ác liệt nhất. Chiến trường Quảng Ngãi, nơi tôi và đồng đội của tôi đối đầu với một kẻ thù hung hăng và tàn bạo, có nơi như huyện Binh Sơn số quân Mĩ - ngụy và chư hầu lên đến 12.000 tên. Bình quân 8 người dân có một tên lính kiểm soát. Nhưng nơi đây là một trong những nơi đã khai sinh một cụm từ mới của chiến tranh “Vành đai diệt Mĩ” một nơi hết sức ác liệt mà cũng là nơi vô cùng anh em.

Phía nam tỉnh Quảng Ngãi có huyện Đức Phổ địa đầu của trận càn “Diều hâu đôi” của Mĩ - ngụy, cũng là nơi “Diều hâu đôi gãy cánh”, nơi nổi danh 31 dũng sĩ trong một ngày chiến đấu đã diệt 106 tên Mĩ.

Trong hoàn cảnh bom đạn ngút trời, ngày đêm không có một giờ yên tĩnh, ác liệt hòa trộn máu đồng bào, đồng chí, mỗi chiến công làm nên bằng sự hi sinh, mất mát của bao anh em, đồng đội, đồng bào. Cán bộ, đảng viên nằm vùng đều được nhân dân nuôi nấng và bảo vệ, lòng dân làm nên thế trận chở che cho chúng tô tồn tại để chiến đấu.

Hai năm chúng tôi làm nên chiến thắng trên chiến trường Quảng Ngãi đó chính là thắng lợi của nhân dân.

Tôi còn nhớ trong trận đánh tiêu diệt tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến ngụy ở Hành Thịnh, tiểu đoàn 83 quân giải phóng Quảng Ngãi bị giặc vây bốn bề, bộ đội chiến đấu dài ngày không còn lương thực, nhân dân bị giặc vây lùng tưởng đã kiệt đường sinh kế. Thế mà, nhân dân đã đem cả những ang lúa giống, hạt đậu giống, trái bí giống, xay giã nấu cơm làm ra thực phẩm tiếp tế cho bộ đội ăn no đánh giặc, trong lúc bà con lãnh phần thiếu thốn về mình. Sức mạnh của quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến ngụy, con chủ bài của lực lượng tổng dự bị của quân đội Sài Gòn, làm nên một chiến công chói lọi trong lịch sử đánh giặc của lực lượng vũ trang Quảng Ngãi, đáp lại sự hi sinh và tấm lòng trời biển của đồng bào.

Tôi không sao quên được lòng dân của bốn xã vùng đông huyện Đức Phổ: Phổ Minh, Phổ Quang, Phổ An, Phổ Vinh đã giúp đỡ cho tiểu đoàn 83 và đại đội đặc công 506A trong trận đánh núi Giàng thắng lợi. Khi chiến thắng trở về hậu cứ, đội hình đơn vị đông khó bảo đảm an toàn, lại mang theo trong đội hình 24 thương binh đưa về bệnh viện tuyến sau, nhưng chưa vượt qua đường, thì bà con đã đồng lòng đón nhận anh em thương binh về nuôi dưỡng chữa lành vết thương mới trả về đơn vị. Việc làm của đồng bào 4 xã lúc đó là nhận gánh nặng nguy hiểm về mình để cho đơn vị rảnh tay chiến đấu. Ơn ấy, nghĩa ấy, làm sao các chiến sĩ con em của nhân dân quên được!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:51:12 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:42:43 pm »

Quảng Ngãi là một trong những nơi mà công tác vận động binh lính địch trở về với gia đình, với nhân dân được các tộc họ quan tâm đúng mức. Vai trò họ hàng, tông phái ở đây được phát huy từ truyền thống yêu nước, những tộc họ nào có người đi lính cho địch đều do tộc họ đó vận động con em họ trở về. Cái sâu rộng của chiến tranh nhân dân ở Quảng Ngãi là một cuộc chiến tranh được mọi người, mọi giới, mọi tầng dân chúng cùng tham gia lo cho mục đích tối trọng là đánh giặc, giành thắng lợi cho quê hương, cho dân tộc, giải phóng khỏi ách xâm lược của giặc Mĩ.

Tôi được biết ở thôn Nga Mân có gia đình cụm T M gồm 5 người, chồng đi tập kết, cụ bà ở nhà lo nuôi dưỡng 4 con nên người. Khi khôn lớn cụ đưa 2 con trai vào bộ đội cách mạng đã chiến đấu dũng cảm và nhiều lần bị thương, thuộc thương binh loại nặng, một người đã thành sĩ quan cao cấp trong quân đội, một người trở thành cán bộ của Đảng, 2 người con gái hiền thục nết na được cách mạng đào tạo trở thành cán bộ lăn lộn hoạt động trong lòng địch trưởng thành cho đến ngày giải phóng. Cả 6 người trong gia đình cụ T M đều là đảng viên Cộng sản, đều trưởng thành qua chiến đấu và công tác.

Trong những dòng cuối của hồi ức này tôi cũng xin dành tình cảm thiết tha cho đồng đội của tôi. Những con người đã cùng tôi gắn bó chia sẻ từng nỗi lo, từng ý tưởng, từng niềm vui trong chiến đấu trên chiến trường Quảng Ngãi trong giai đoạn cực kì ác liệt, gian khổ và hi sinh ấy.

Sau chiến thắng Hành Thịnh, tôi muốn nói lời khen ngợi đồng chí Phạm Văn Trinh (tức Bảy) tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 83 nhưng lo ngại lời bày tỏ của mình sẽ không còn cần thiết nữa. Trước một đồng chí tiểu đoàn trưởng mưu trí dũng cảm trong chiến đấu, lúc gặp khó khăn thì bình tĩnh và kiên quyết, đã đánh nhiều trận thắng lợi, minh đầy thương tích nhưng vẫn giữ vững ý chí và phẩm chất sáng ngời của một sĩ quan quân đội nhân dân. Hôm nay tôi nhắc lại kỉ niệm xưa cũng để nói với đồng chí Trinh rằng “được sống và nuôi dưỡng trong lòng đồng đội, cái đó có thể xem là tồn tại mãi mãi với thời gian”.

Nói đến tình đồng đội trong khói lửa và cái đẹp của con người trong thời kì chinh chiến là sống chết có nhau chia ngọt sẻ bùi. Cái đẹp đó được Đảng, Bác Hồ giáo dục tôi luyện mà nên. Tôi không sao quên được tấm lòng của đồng chí Nguyễn Chữ, tỉnh ủy viên, Phó chính trị tỉnh đội Quảng Ngãi (quê ở Sơn Kim - Tịnh Thọ), trong chiến dịch mùa khô lần thứ 2, đồng chí chỉ đạo chiến đấu ở cánh bắc (tây Sơn Tịnh) thì bị thương quá nặng, biết mình không sống được, anh nói với đồng chí cần vụ hãy lấy tư trang cá nhân của anh đem chia cho mọi người, còn cái áo lành, lon sữa bồi dưỡng của anh giành cho thương binh, riêng cái Radio thì anh gởi lại cho các anh em trong ban chỉ huy để các anh có phương tiện làm việc, anh gởi cả tiền đảng phí nộp cho chi bộ trước khi vĩnh biệt. Hành động của anh đã làm cho đơn vị cảm phục thương nhớ anh về tấm gương trong sáng:

Chết còn trao áo cho nhau
Bát cơm dành để người sau ấm cùng
(Thơ Tố Hữu)

Một hình ảnh cũng khó quên đó là đồng chí Đinh Tía (Anh hùng lực lượng vũ trang quân giải phóng), người dân tộc H’Rê, tay phải bị thương cụt sát nách chỉ còn tay trái, anh vẫn làm giao liên mang công văn từ chỉ huy sở tỉnh đội vào tới Đức Phổ, ra đến Bình Sơn, lặn lội qua vùng địch mỗi ngày một chuyến đi. Lúc gặp địch phục kích anh tự đánh trả và vượt hiểm ngèo.

Tôi cũng xin dành một phần trang viết để nói về sự lãnh đạo của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi, đứng đầu là đồng chí Xuân Thưởng (tức Biền - Bí thư tỉnh ủy) dưới sự lãnh đạo của đồng chí Thưởng, sự đoàn kết thống nhất nội bộ được giữ vững, vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được tôn trọng. Anh em sống vô tư trong sáng, không hề có một mảy may so đo tính toán thiệt hơn, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp, trước khó khăn không hề lùi bước, tập thể tâm đầu ý hợp tạo được sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Đặc biệt đồng chí Bí thư Tỉnh ủy luôn để dành một nửa thời gian theo dõi chỉ đạo, công tác quân sự, bồi dưỡng sức chiến đấu vì lí tưởng của Đảng cho đội ngũ cán bộ từ đại đội trở lên, từ đó mà lòng tin đối với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy luôn được củng cố và giữ vững, tạo sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Tôi vẫn nhớ như in bài ca dao, đồng thời như là một phương châm hoạt động của tập thể đề ra đã phản ánh trung thức ý chí của chúng tôi thời đó:

“Quân dân đoàn kết
Trên dưới một lòng
Cán binh nhất trí
Nội bộ tin nhau
Gian khổ không sờn
Hi sinh không tiếc
Vô tư trong sáng
Nặng nghĩa đồng bào
Dạt dào đồng chí”


Hai năm ở Quảng Ngãi (1965-1967), có biết bao kỉ niệm tôi không thể nào kể hết ra đây, đã hơn 33 năm trời trôi qua mà tôi cứ tưởng như mới hôm qua về đất và người Quảng Ngãi, giàu truyền thống yêu nước, trong lửa đạn vẫn kiên gan bền chí gắn bó với nhau, vượt gian khổ hi sinh, làm nên chiến công vang dội như những lời kiên định trên đây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM