Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:24:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90120 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:44:48 pm »

Sư đoàn 2 Quân khu 5 là con đẻ của cao trào cách mạng, tấn công và nổi dậy của nhân dân. Sư đoàn đã gắn bó với nhân dân, hoạt động trên chiến trường đồng bằng và miền núi, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương, các lực lượng chính trị và binh vận, gắn bó với thế trận chiến tranh nhân dân. ở những nơi cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đến trú quân và chiến đấu đều lưu lại hình ảnh, bước đi, việc làm, sinh hoạt của một tập thể bộ đội cụ Hồ trong sáng, ngoan cường. Nghĩa nặng tình sâu ấy được ghi lại từ buổi đầu sư đoàn sinh ra trên một mảnh đất nghèo lại bị bom đạn của kẻ thù tàn phá. Đêm như không có chỗ ngã lưng, ngày như không có chỗ đứng chân, đói cơm, lạt muối, khó khăn biết dường nào. Trong hoàn cảnh đó bà con đã nhường cơm xẻ muối, nhường nhà cho bộ đội ở, xẻ chia cho bộ đội từng lon gạo, từng bát khoai chà, từng bánh đường đen… Nhớ những ngày sư đoàn đánh Cấm Dơi, bộ đội thiếu lương thực, chỉ trong vòng 5 ngày nhân dân Quế Sơn đã huy động được 54 tấn lương thực cho chiến dịch, còn bà con thì ăn củ chuối, sắn non, khoai chạt… nhường tất cả thuận lợi cho bộ đội ăn no đánh giặc, cứu nước. Nhân dân ở vùng trụ bám không đèn lửa, đêm ngủ hầm trên manh chiếu mỏng, cấy lúa, trồng khoai dưới bom đạn địch, thế mà vẫn chắt chiu hạt gạo, củ khoai nuôi quân, góp công dựng làng chiến đấu, khiêng thương, tải đạn, đưa đò cho bộ binh chiến dịch sang sông. Vẫn còn đây hình ảnh các chị, các mẹ ngoan cường tay không chặn đầu xe bọc thép, những chiến sĩ đấu tranh chính trị, bao vây đem truyền đơn đưa tận tay sĩ quan, binh lính ngụy. Con em thiều nhi dũng cảm lừa quân Mĩ lấy súng về cho cách mạng… Mỗi lần sư đoàn mở chiến dịch, có hàng ngàn dân công, dân quân, phục vụ canh gác, dẫn đường, bảo vệ. Ở các thôn xã đồng bằng, nhân dân đào hàng vạn mét địa đạo, giao thông hào, hầm chiến đấu… để sư đoàn dựa vào đó mà chiến đấu và thắng giặc.

Mỗi chúng ta được sinh ra từ người mẹ, còn đoàn quân thì sinh ra từ nhân dân. Người mẹ Cẩm Khê dùng dao lỡ chém Mĩ để bảo vệ cho các con thương binh ucả mình toàn vẹn. Các chị ở Hòa Vang, Điện Bàn, Quế sơn… tự xóa dấu vết quân qua để bảo vệ bí mật hành lang, cất dấu thương binh ngay trong vùng địch kiểm soát. Hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Dày, là mẹ của sư đoàn chúng tôi. Mẹ còn có tên gọi khác “Bà Mẹ Cấm Dơi”. Con bị giặc giết, nhà giặc đốt. Mẹ trụ bám dựng chòi, cắm nêu làm tín hiệu báo tin cho bộ đội, khi về đánh giặc. Bọn địch đã giết mẹ. Sự hi sinh của mẹ đời đời Tổ quốc ghi công. Còn chúng tôi vẫn coi mẹ là người mẹ của sư đoàn.

Mùa xuân 1975, lúc sư đoàn 2 Quân khu 5 gần tròn 10 tuổi, đã trải qua hơn 3.000 ngày đêm chiến đấu không nghỉ, với hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ, trong đó có 20 chiến dịch - Chiến dịch giải phóng thành phố Đà Nẵng là đỉnh cao của những chiến dịch tấn công của sư đoàn.

Trên đời có nhiều sự trùng hợp, thú vị. Ở sư đoàn 2 có một sự trùng hợp đặc biệt, đó là anh hùng Nguyễn Chơn, quê Hòa Vang, lúc thành lập sư đoàn (20-10-1965), anh là cán bộ trung đoàn 1 (Ba Gia), đứng tuyên thệ dưới quân kì ở làng An Lâm, xã Phước Hà, huyện Tiên Phước, đây là vùng đất căn cứ địa của Hường Hiệu (Nguyễn Duy Hiệu), sau 10 năm chiến đấu, Nguyễn Chơn là sư đoàn trưởng, dẫn đoàn quân tiến về giải phóng Đà Nẵng (29-3-1975). Quyết định trên giao cho sư đoàn, đúng là ý nguyện canh cánh bên lòng, cuối cùng anh và sư đoàn phối hợp với quân đoàn 2 của Bộ, cùng với nhân dân thành phố tấn công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng.

Với những chiến công đó, sư đoàn 2 Quân khu vinh dự được Đảng, Nhàn nước và quân đội tuyên dương 23 đơn vị Anh hùng, 14 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Về thành tích đánh địch, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã tấn công tiêu diệt 1 trung đoàn, 1 chiến đoàn, 37 tiểu đoàn, 52 đại đội, 1 sở chỉ huy sư đoàn tiền phương, đánh quỵ và làm tan rã 3 sư đoàn ngụy, đánh thiệt hại 11 lữ đoàn, trung đoàn, chiến đoàn, trong đó có 2 sư đoàn Mĩ; loại khỏi vòng chiến đấu 94 ngàn tên Mĩ - ngụy - chư hầu, bắt sống trên 1 vạn tên, bắn rơi và phá hủy 1.466 máy bay các loại, 1.084 xe tăng, xe bọc thép và xe quân sự, phá hủy 613 khẩu pháo, thu hơn 17 ngàn súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh.

Tôi xin nghiêng mình trước anh linh của 20 ngàn liệt sĩ của sư đoàn - Những người con trung hiếu khắp các miền quê của Tổ quốc, đã hội tụ về sư đoàn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thần thánh của dân tộc. Các anh đã cống hiến cả tài năng, trí tuệ và tâm huyết cuộc đời mình, cống hiến tuổi xuân cho sự nghiệp đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Máu đào của các liệt sĩ tô thắm thêm lá cờ Tổ quốc, làm nên truyền thống nhân dân anh hùng, quân đội nhân dân anh hùng, đời đời ngân vang ban anh hùng ca dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:45:55 pm »

CHƯƠNG KẾT

Sau hai tháng điều trị ở bệnh viện 108 Hà Nội, cắt được cơn sốt rét rừng và chảy máu dạ dày, nhưng hai mắt vẫn bị mờ nên cấp trên quyết định cho tôi sang Liên Xô điều trì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1974, từ thủ độ Hà Nội, tôi đi trên chuyến máy bay của hảng Hàng không Liên Xô sang Mạc Tư Khoa, thủ đô Liên bang Xô Viết. Đến nơi, nghỉ nhà khách một ngày rồi được đưa ngay vào điều trị tại bệnh viện Trung ương Liên Xô (gọi là Bệnh viện nước Nga). Khi đi, tôi mang đầy đủ giấy tờ giới thiệu và bệnh án của bệnh viện 108, ghi rõ diễn biến tình trạng sức khỏe, nên được bệnh viện tiếp nhận ngay.

Ở đây là một bệnh viện lớn, có đầy đủ tiện nghi, máy móc hiện đại và một đội ngũ giáo sư bác sĩ giỏi, đa phần làm nghĩa vụ quốc tế. Vì thế bệnh viện có nhiều cán bộ, viên chức ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh đến chữa bệnh. Bệnh viên có đầy đủ các chuyên khoa, việc chăm sóc điều trị thuốc men đầy đủ, phương tiện kiểm tra, theo dõi bệnh nhân khá tốt, tinh thần phục vụ của bác sĩ, hộ lí, y tá rất tận tình. Các đồng chí coi chúng chúng tôi như người nhà, nhất là biết chúng tôi từ tuyến đầu đánh Mĩ sang đây. Bệnh viện ăn uống theo chế độ bệnh lí, không theo cấp bực “đại táo, trung táo, tiểu táo” như ở nước ta. Tuy ăn theo bệnh lí, nhưng thịt, cá, trứng, sữa không bao giờ ăn hết được. Có một điều nghiêm ngặt, là bệnh viện cấm không được hút thuốc trong phòng điều trị, cho nên anh nào nghiện hút là không được vui, vì phải đi từ tầng 3 xuống tầng 1, vào phòng riêng ngồi hút xong mới được về.

Mạc Tư Khoa vào những ngày cuối năm, màu đông giá rét, có lúc nhiệt độ xuống dưới -10oC, bầu trời đầy tuyết trắng phau, tuy nhiên ở các phòng điều trị của bệnh viện được sưởi ấm thường xuyên. Do thời tiết như vậy, nên tôi rất ít được đi ra ngoài để ngắm thủ đô, hoặc đi thăm một số bạn bè đang công tác, học tập ở đây. Phía bạn “tâm lí”, hiểu được tâm tnạng đó của chúng tôi, nên Ban đối ngoại Trung ương Đảng cử một cán bộ thường xuyên, thăm viếng động viên chúng tôi. Tôi không ngờ, ở đây có một đồng chí người Nga, tên là Cô-lê-lép, rất thành thạo tiếng Việt, anh thuộc cả truyện Kiều, đọc cả Chinh Phụ Ngâm, khi hỏi ra mới biết, có thời gian anh công tác, sống ở Việt Nam hơn 8 năm. Có một hôm trời đông giá, bên ngoài tuyết phủ trắng lấp cả ngàn cây, mái nhà, khu vườn, trong người tôi cảm thấy khó chịu khi nhiệt độ xuống quá thấp, Cô-pê-lép bước vào phòng tôi, anh liền nói: Chắc lạnh lắm phải không, rồi anh đọc ngay 4 câu thơ, đến nay tôi vẫn còn nhớ:

Tuyết sơng bao phủ quanh tường
Bạch dương rụng lá đêm trường nhớ ai
Nhớ ai thì mặc nhớ ai
Yên tâm điều trị, nay mai sẽ về.


Mấy câu thơ giản dị nhưng vui, vi do chính anh là người sáng tác nói về chúng tôi, dành cho những người xa quê vạn dặm. Những lúc chuyện trò, anh luôn ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ địa, nhân dân Việt Nam anh hùng, anh nói: Tôi đi nhiều nước Châu Á, Châu Âu, chưa thấy một vị lãnh tụ nào có tầm hiểu biết sâu rộng, hiểu cả tâm lí đến sinh hoạt bình thường, phong tục tập quán dân gian dân tộc, nên khi Chủ tịch trò chuyện dễ thuyết phục và đi vào lòng người. Có một hôm tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đến cho tôi ăn tiệc. Trong bữa ăn có nhiều món, nhưng món thịt gà rán (loại gà ri nuôi ở nông thôn, thơm ngon nhưng thịt chắc, dai), giữ lễ phép, khi ăn tôi cầm nỉa và dao cắt miếng thịt gà. Cắt mãi mà thịt không đứt, Chủ tịch thấy vậy cười và nói; Chú không biết ăn thịt gà ri rồi, thịt cứng mà dùng dao như vậy chẳng khác nào chú nói chuyện với người yêu qua phiên dịch thì làm sao thích thú được. Hại Bác cháu cùng cười. Đến bây giờ tôi còn nhớ và suy nghĩ mãi về một lãnh tụ, sao mà gần gủi, dung dị, dầy chất hóm hỉnh dân gian đến thế. Các đồng chí thật hạnh phúc, có một lãnh tụ đáng kính…

Nhờ sự tận tình của các bác sĩ, sau 2 tháng điều trị, kiểm tra hai mắt tôi tiến triển tốt, đáy mắt không còn chảy máu nữa, không nhòa nước mắt như trước. Như thế bệnh tình đã được ổn định, chỉ có một điều, thị lực không tăng, mấy lần kiểm tra, hai mắt chỉ đạt 1/10 sức nhìn, đọc.

Có điều tôi không hề nghỉ đến, đó là sự ưu ái, tận tình của bệnh viên. Ban giám đốc bệnh viện quyết định đưa tôi sang viện mắt ở Béclin, nước Cộng hòa dân chủ Đức - 10 ngày ở đây, tôi được kiểm tra 3 lần, rồi bạn đưa đến cửa hiệu đo làm kính mắt lại. Nhờ 3 tháng điều trị mà mắt tôi giữ được 25 năm nay ổn định như khi mới ra viện.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:31:38 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:29:39 pm »

Ngày 13/3/1975, từ Mạc Tư Khoa tôi về Hà Nội. Lúc đó chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy ở miền Nam đã bắt đầu từ ngày 10/3. Từ trận đánh Ban Mê Thuột thắng lợi vang dội, giải phóng Tây Nguyên, đến chiến dịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng giải phóng Phước Lâm, Tiên Phước, Tam Kì. Loa công cộng ở các ngã tư, các đường phố, cơ quan, công sở truyền đi khí thế phấn khởi của nhân dân thủ đô mừng thắng lợi miền Nam. Nỗi mừng vui tôi thật khó tả. Tôi đến Tổng cục Chính trị xin được trở về Khu 5 công tác, nhưng đồng chí Trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị giải thích cho tôi: “Tình hình cách mạng miền Nam đang phát triển, quân ta tấn công thắng lợi như chẻ tre. Hiện nay, cán bộ đương rất cần cho chiến trường, nhưng Tổng cục Chính trị cũng cần dự trữ một số cán bộ để khi cần thiết có thể bổ sung ngay cho bất cứ đơn vị nào và địa phương nào. Đồng chí cứ yên tâm chờ đời…” Hằng ngày cac cán bộ chơ công tác, trong đó có đồng chí Lê Duy Mật, Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân khu 8, tôi, và 6 cán bộ Quân khu 4, Quân khu 6, hằng ngày đến trạm 66 theo dõi chiến sự trên bản đồ. Lúc đó, Tổng cục Chính trị tổ chức và giao cho chúng tôi đi làm phái viên phổ biến tình hình thắng lợi cho các đơn vị. Chúng tôi yên tâm và làm như vậy để chờ đợi.

Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên - Huế được giải phóng.

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, thành phố Sài Gòn 30 năm bị quân thù chiếm đóng, trong giờ phút lịch sử như vở òa tất cả nỗi tưng bừng, vui sướng tột cùng trong nhịp bước của đoàn quân giải phóng. Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của ngụy quyên miền Nam tuyên bố trên đài phát thanh đầu hàng Quân giải phóng vô điều kiện.

Qua báo chí, truyền hình, Sài Gòn tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ, nụ cười và nước mắt. Trưa hôm ấy, tổ cán bộ chúng tôi được vào Bộ Tổng tham mưu nghe thông báo chiến thắng, mọi người vui mừng, sung sướng, nước mắt ai cũng tuôn trào. Những khẩu hiệu được tự động hô vang trong hội trường.

- Sài Gòn giải phóng - Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

- Toàn thắng đã về ta!

- Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!

- Việt Nam độc lập muôn năm!

30 năm gian khổ, ác liệt, hi sinh, đau đớn, căm hờn đến cực độ có một ngày đất nước nở hoa! Miền Nam đã sạch bóng quân thù. Không làm sao diễn tả hết cảm xúc trong giờ phút lịch sử này.

Đầu tháng 7 năm 1945, tôi được thủ trưởng Tổng cục Chính trị mời vào cơ quan thông báo bức điện của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quyết định cử tôi làm Trưởng đoàn đại diện cho lực lượng vũ trang Quân giải phóng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng đoàn Cựu chiến binh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Đại tá Nguyễn Kiện, Thứ trưởng Bộ thương binh, làm Trưởng đoàn đi dự Hội nghị Cựu chiến binh tại thủ đô Angiê. Để chuẩn bị cho chuyến đi đạt kết quả, Bộ Ngoại giao ta tổ chức quán triệt một số công tác đối ngoại và nguyên tắc đối ngoại. Về Tổng cục Chính trị được đồng chí Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị bồi dưỡng quan điểm lập trường về công tác đối ngoại, dự kiến một số tình huống để khi tiếp xúc, hội đàm, đoàn ta có thể phát biểu và trả lời với bạn. Để chủ động trong công tác, chúng tôi dành một số thời gian nghiên cứu sâu về tình hình đất nước Angiêri như địa lí, dân số, chế độ, tôn giáo và lịch sử hình thành đất nước bạn.

Đầu tháng 8/1975, đoàn chúng tôi từ thủ đô Hà Nội đáp máy bay sang thủ đô Angiê mất hai ngày, một đêm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:30:29 pm »

Điều làm tôi bất ngờ là sự đón tiếp của nước bạn hết sức trọng thị. Lâu nay vốn là một cán bộ trong quân đội chiến đấu ở đồng bằng, rừng núi, chỉ biết hành quân đi bộ hết chiến trường này sang chiến trường khác, chỉ có những tháng về thủ đô, và đi chữa bệnh, mới được sống và sinh hoạt đầy đủ, đi đâu cũng có ô tô đưa đó. Nay đến Angiê, máy bay vừa hạ cánh, nhìn trên sây bay chúng tôi thấy hàng thảm đỏ trải từ chân cầu thang đến nhà khác. Đại diện Bộ Cựu chiến binh của bạn và đại sứ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại sứ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam có mặt đón chúng tôi trong tình cảm nồng nhiệt, ấm áp…

Khi chúng tôi đi dự hội nghị, Bộ Quốc phòng giao cho 2 đoàn của nước ta một bộ phim Giải phóng Sài Gòn, một bản đồ diễn biến của chiến dịch giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, một khẩu súng colt 12 do quân ta tịch thu của một tên tướng ngụy Sài Gòn để tặng cho Bộ Quốc phòng bạn.

Điều tự hào nhất của 2 đoàn chúng tôi là khi vừa trao tặng bộ phim, thì ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của bạn yêu cầu đưa vào máy chiếu ngay giữa phòng khách của Bộ Quốc phòng và chúng tôi cùng ngồi xem chung, ai nấy đều vui mừng, phấn khởi.

Ngày thứ nhất, chúng tôi được Thủ tướng Angiêri tiếp và hội đàm. Ngày thứ hai, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đón tiếp và hội đàm. Ngày thứ ba, được Bộ Cựu chiến binh Angiêri đón tiếp và chiêu đãi.

Trong những ngày dự Hội nghị Cựu chiến binh ở thủ đô Angiê, bạn đón tiếp nhiều đoàn, nhưng buổi sáng nào cũng dành thời gian để tiếp 2 đoàn của Việt Nam một cách hết sức thân tình. Tôi rất vui mừng khi tiếp đoàn Cựu chiến binh của bạn. Hôm đó cả Bộ trưởng,Thứ trưởng và một số quan chức cao cấp của bạn.

Buổi hội đàm bắt đầu. Thông thường đoàn bạn do Bộ trưởng phát biểu chúc mừng 2 đoàn Việt Nam, thăm hỏi sức khỏe, thông báo nội dung và thời gian làm việc tại nước bạn. Tiếp đó tôi thay mặt đoàn Việt Nam thông báo tóm tắt tình hình chiến tranh ở Việt Nam và nói cụ thể chiến thắng mùa Xuân năm 1975 để bạn nghe. Đặc biệt, bạn rất chăm chú nghe diễn biến chiến dịch mùa Xuân và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Khi tôi báo cáo xong, ông Bộ trưởng Cục chiến binh Angiêri lịch sự đứng lên xin phép hỏi tôi. Nội dung như sau;

- Xin bạn cho biết vì sao Việt Nam là một nước nhỏ mà đánh thắng cả 2 nước to là Pháp và Mĩ? Việt Nam là nước nông nghiệp chưa có nền công nghiệp hiện đại mà các bạn có đủ vũ khí đánh bại được đế quốc Mĩ.

Tôi lắng nghe, qua phiên dịch và trả lời như sau:

Việt Nam đất nước chúng tôi đất không rộng, người không đông, kinh tế còn lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển nhưng chúng tôi đã đánh thắng được 2 đế quốc to là Pháp và Mĩ vì những nguyên nhân sau đây:

- Dân tộc Việt Nam chúng tôi có tinh thần yêu nước nồng nàn, có truyền thống chống ngoại xâm, là một dân tộc bất khuất không chịu làm nô lệ. Qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước có lúc bị nước lớn xâm lược nhiều năm, nhưng dân tộc Việt Nam luôn đứng dậy chống xâm lược dành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc. Thời đại Hồ Chí Minh nhân dân chúng tôi thấm nhuần lời của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc Việt Nam chúng tôi có Đảng cách mạng lãnh đạo, có đường lối quân sự đúng đắn, có chính sách tập hợp lực lượng, đoàn kết được dân tộc triệu người như một, đồng tâm nhất trí cả nước đứng lên đánh đuổi ngoại xâm quyết chiến và quyết thắng, không chịu lùi bước.

- Chúng tôi có một quân đội nhân dân anh hùng, cán bộ chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường dám hi sinh, chịu đựng gian khổ, xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, chiến đấu đến cùng đi đến thắng lợi.

- Cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam chúng tôi được bạn bè quốc tế giúp đỡ về vật chất và tinh thần, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Trung Quốc… cộng với ý thức tự lực tự cường của dân tộc, chúng tôi đã thực hiện đánh lâu dài buộc quân địch to và mạnh như Pháp và Mĩ cũng phải chịu thất bại hoàn toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:31:13 pm »

Những nội dung tôi phát biểu, cả hội trường lắng nghe chăm chú và hoan nghênh, vỗ tay rầm rộ. Ông Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh của bạn phát biểu lời cảm ơn chân thành, ông nói: “Chính phủ nước Cộng hòa Angiêri, nhân dân Angiêri xin cảm ơn ác bạn Việt Nam. Nhân dân nước bạn đã nêu tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc cho chúng tôi học tập. Cũng nhờ gương chiến đấu của các bạn cho nên năm 1962, nhân dân chúng tôi đã đứng dậy chống ách cai trị của thực dân Pháp và giành lấy độc lập. Trong khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trong đội quân của Pháp có những người dân Angiêri bị bắt đi lính đưa sang miền Nam chống lại nhân dân Việt Nam. Khi Việt Nam thắng lợi, những người Angiêri đi lính Pháp bị bắt làm tù binh, nhưng được các bạn Việt Nam có lượng khoan hồng đã giáo dục cải tạo họ thành người tốt. Được giác ngộ ý thức dân tộc và khi được các bạn trả họ về nước, những người đó trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Angiêri, tôi xin thay mặt Chính phủ và nhân dân Angiêri cảm ơn các bạn”

Hơn một tháng dự hội nghị và được đi tham qua những nơi làm dầu khí và một số địa phương ở các tỉnh, tôi thấy tình hữu nghị của Angiêri đối với Việt Nam rất đáng quý. Họ vừa quý mến vừa thiện cảm, vừa kính nể và khâm phục cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Không những các bạn Angiêri đối với Việt Nam như vậy mà tôi được tiếp xúc với đại biểu các nước Châu Phi như: Tuynidi, Marốc… và một số nước Châu Mĩ La Tinh họ đều quý mến đất nước Việt Nam, nhân dân và Việt Nam và Bác Hồ của chúng ta sâu sắc.

Ngày 30/8/1975, từ thủ đô Angiê đoàn chúng tôi về Hà Nội, báo cáo kết quả dự hội nghị với Tổng cục Chính trị.

Tháng 10/1975, Tổng cục Chính trị có quyết định tôi về làm chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (hợp nhất 2 tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam thành Quảng Nam - Đà Nẵng).

Tháng 11/1975, tôi có mặt tại Bộ chỉ huy quân sự, lúc đó chỉ huy trưởng là đồng chí Phan Hoan, chỉ huy phó là đồng chí Nguyễn Bá Phước, Lê Hải Lí, Trần Quang Hải và đồng chí Nguyễn Văn Thí tham mưu trưởng, đồng chí Lê Công Thạnh, đồng chí Trịnh Ngoạn là phó chính ủy. Tôi được bổ nhiệm là Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự và được bổ sung Thường vụ Tỉnh ủy, làm Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Sau ngày giải phóng công việc rất bề bộn. Bộ chỉ huy tuy đông được phân công cụ thể, nhưng cũng không làm hết được công việc. Điều vui nhất là tất cả chúng tôi đều hồ hởi, phấn khởi, cùng nhau cộng tác chặt chẽ để lãnh đạo công tác. Cứ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng chúng tôi có nghị quyết đề ra cho chương trình làm việc sắp tới. Những việc trọng tâm lúc đó là:

1. Thống nhất quan điểm chủ trương đi vào biên chế tổ chức các đơn vị Chính quyền và Đảng để xây dựng đơn vị từng bước tiến lên chính quy hiện đại. Đơn vị ở đất liền, biển, đảo, biên giới đủ mạnh đảm bảo toàn vẹn địa bàn lãnh thổ trật tự, an toàn xã hội và sẵn sàng chiến đấu cao.

2. Chăm lo xây dựng lực lượng tập trung của tỉnh, và xây dựng cả lực lượng dân quân tự vệ ở cơ sở cho từng địa phương.

3. Chỉ đạo cho các đơn vị và địa phương phá gỡ bom mìn, khai hoang phục hóa lấy đất cho nhân dân và lực lượng vũ trang tăng gia sản xuất, tự túc lương thực giải quyết bớt khó khăn. Cũng trong thời gian này, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức 2 trường văn hóa, một truường ở Hội An tập trung 700 quân nhân, một trường ở Tam Kì tập trung 600 anh chị em, cán bộ, chiến sĩ về học tập văn hóa. Những người chưa học qua lớp 1 thì học cho hết chương trình tiểu học. Những anh chị em đã học đến tiểu học thì được học bổ túc hết chương trình cấp 3. Sau đó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh mới rút một số đi đào tạo ở các trường quân sự, chính trị, kinh tế và chọn một số đồng chí đi học đại học để trở thành kĩ sư, bác sĩ và sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:33:08 pm »

Một vấn đề quan trọng trong lúc này là việc giải quyết chính sách sau chiến tranh đối với thương binh, bệnh binh và liệt sĩ trong các đơn vị. Việc quy tập mồ mả cũng bắt đầu được triển khai.

Đầu năm 1976, được lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tổ chức biên chế lại trung đoàn 96 với 2.400 quân để đi xây dựng kinh tế trồng bông ở Thuận Hải. Đồng thời Bộ chỉ huy quân sự tỉnh điều động gần 500 cán bộ đi tăng cường cho các xã, huyện, nhất là các địa phương ở Tây Nguyên, vùng sâu và vùng xa. Việc làm này tuy đơn giản nhưng lúc đầu gặp phải một số khó khăn. Suốt 21 năm chiến đấu đến thắng lợi, đất nước mới giải phóng, cán bộ chiến sĩ đều có tâm lí muốn được nghỉ ngơi để ổn định gia đình, học tập và chữa bệnh… Nhưng do yêu cầu của Đảng các cán bộ, chiến sĩ vui vẻ trở lại nhận công tác mới.

Cũng vào năm 1976, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức một trung đoàn mang tên 885, đi làm thủy lợi, với quân với 2.400 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Bá Phước, chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, làm trung đoàn trưởng trung đoàn 885, đồng chí Lê Đông Phong làm chính ủy trung đoàn, đồng chí Nguyễn Xuân Chư làm trung đoàn phó để đi tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh, bảo đảm nguồn nước tưới cho 5 huyện đồng bằng phía nam của tỉnh, khắc phục tình trạng nông nghiệp của nửa tỉnh phía nam dựa vào nước trời không bảo đảm lương thực hằng năm cho nhân dân.

Ngày 29/3/1977, Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh, tổ chức khởi công công trình đại thủy nông Phú Ninh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh đặt 29 quả mìn, cho nổ làm hiệu lệnh khởi công, để suốt 2 năm 1977, 1978, trung đoàn làm thủy lợi của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, lao động quên mình dãi nắng dầm sương, làm nòng cốt cho nhân dân trong những đợt cao điểm hoàn thành việc đắp đập làm kênh mương đưa dòng nước mát tưới cho những cánh đồng lúa trì khô hạn trở thành những cánh đồng gieo cấy hai ba vụ năm. Tôi còn nhớ vụ đầu tiên ở Tam Xuân, một bà mẹ chiến sĩ đã rơi nước mắt nhớ con, khi được đong những ang lúa vàng trong kho hợp tác.

Mẹ cười giọt lệ rơi theo
Lúa ơi! Có Đảng mới nhiều thế ri.
Thương con từ lúc ra đi
Ánh lên trong mắt xanh rì đồng chiêm
(1)

Đến nay đã 25 năm trôi qua, nhìn lại công việc làm của lực lượng vũ trang của tỉnh đã góp phần để lại cho quê hương những công trình no ấm. Nếu như hồi chiến tranh chúng tôi cống hiến máu xương cho Tổ quốc, thì sau giải phóng chúng tôi cũng lao động quên mình, có lúc không nghỉ Tết, nghỉ lễ, chủ nhật, say mê công tác, làm việc vô tư. Tôi nhớ mãi sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, cảc đồng chí đã quan tâm chăm sóc động viên, giải quyết tinh thần tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thơi kì đầu của công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương đất nước.

Đầu năm 1978, theo yêu cầu xây dựng và phát triển quân đội, tôi được cấp trên cho đi học tại Học Viện quân sự cấp cao. Cuối tháng 2 năm 1979, tôi tốt tột nghiệp Học viện cấp cao và được Chính phủ và Bộ Quốc phòng phong quân hàm Thiếu tướng, về làm Phó chính ủy Quân khu 5.

Tôi về Quân khu vào giữa tháng 2/1979, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lúc này do đồng chí Thiếu tướng Đoàn Khuê làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu. Đồng chí Trần Bá Khuê, làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, đồng chí Vương Tuấn Kiệt, Huỳnh Hữu Anh, Lê Thành Văn làm Phó tư lệnh, tôi - Nguyễn Huy Chương làm Phó Chính ủy Quân khu, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu (Đồng chí Đoàn Khuê sau này là Đại tướng, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng. Đồng chí đã qua đời năm 1999).


(1) Trong bài Lúa ơi của nhà thơ Thu Hồng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:33:54 pm »

Địa bàn Quân khu 5 khá rộng so với các Quân khu khác. Có chiều dài từ đèo Hải Vân đến huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, trên 1.000km, chiều ngang trên đất liền có nơi rộng nhất đến 200km, nơi hẹp nhất 70km. Vùng biển có tới 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có cụm đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vùng Tây Nguyên và miền tây các tỉnh, rừng núi bạt ngàn, nhiều sông ngòi đổ ra biển Đông. Đường biên giới phía tây Quân khu có chung với các nước Campuchia 342km và Cộng hòa nhân dân Lào 282km. Lúc này địa bàn Quân khu gồm 8 tỉnh: Quảng Nam - Đà nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai - Kon Tum, đến nay tách các tỉnh cũ ra, thì có 12 tỉnh và thành phố.

Quân khu 5 có vị trí chiến lược rất quan trọng. Lịch sử đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc anh em trong toàn Quân khu thật vô cùng anh dũng, bất khuất, đã cùng cả nước làm thất bại âm mưu, hành động xâm lược, cai trị của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và các thế lực phản động khác ở trên địa bàn rộng lớn và giàu tài nguyên này.

Về Quân khu, do yêu cầu công tác, tôi đề nghị được đi các địa phương đơn vị để tiếp xúc, nắm tình hình của tỉnh, của sư đoàn, binh đoàn làm kinh tế, các nhà trường, bệnh viện, liên tục gần 20 ngày, nhưng cũng chỉ đến được các đơn vị trên cơ sở. Tuy vậy, bước đầu cũng cho tôi có khái niệm chung nhất để từ đó bắt tay vào công việc thuận lợi hơn. Quay về họp Đảng ủy Quân khu nắm trọng tâm công tác. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân khu lúc bấy giờ là:

Từ những công tác cấp bách trước mắt là, tiếp tục triển khai các đơn vị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc phía tây nam và đương làm nghĩa vụ quốc tế ơ Campuchia, đến công tác thường xuyên xây dựng và củng cố lực lượng chủ lực, lực lượng địa phương, tỉnh huyện, đến dân quân tự vệ ở cơ sở xã phường có số lượng hợp lí, chất lượng cao, sẵn sàng chiến đấu giành thắng lợi trong mọi tình huống và luôn giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; tiếp tục xây dựng các đơn vị làm kinh tế đứng chân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, ổn định sản xuất; thực hiện quan điểm kết hợp kinh tế, quốc phòng, kinh tế với an ninh thật chặt chẽ, cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương các tỉnh tiến hành việc giáo dục vận động giải quyết vấn đề Phun rô do Pháp và Mĩ để lại. Về xây dựng lực lượng, Quân khu trực tiếp chỉ đạo kế hoạch phòng thủ trên địa bàn, cụ thể là; xây dựng tỉnh và thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Quân khu trực tiếp kiểm tra, tổ chức, củng cố các trường của tỉnh và Quân khu, bảo đảm liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ, quân sự, chính trị, hậu cần kinh tế, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị. Chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo hoàn thành các mặt công tác. Do yêu cầu đặc biệt của Tây Nguyên, tháng 5 năm 1979, Quân khu chủ trương tổ chức Trường quân chính Tây Nguyên để bổ túc đào tạo cán bộ chỉ huy, lãnh đạo cho các dân tộc Tây Nguyên, và miền tây các tỉnh.

Ngoài ra, Quân khu còn giải quyết những vấn đề chính sách sau chiến tranh như quy tập mộ liệt sĩ, chính sách thương binh trong chiến tranh còn lại và tiếp nhận số thương bệnh binh đang chiến đấu ở chiến trường. Có thể nói một khối lượng công việc khổng lồ, việc nào cũng khẩn trương, cấp bách. Nhưng nhờ có sự đoàn kết, thống nhất và sự nhạy bén của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu chia nhau công việc, tất cả cán bộ, chiến sĩ đều say sưa công tác nên mọi việc được triển khai đồng bộ và ổn định. Tuy có nhiều đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu cũng như các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật, kinh tế đều là những cán bộ gắn bó với chiến trường, đã trải qua 2 cuộc chiến tranh, từng trải kinh nghiệm, nhiệt tình công tác, ai nấy cũng chung một ý chí là xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu lớn mạnh để đảm đương một hướng chiến lược quan trọng của đất nước.

- Về cơ chế và tổ chức, được Bộ Chính trị chỉ cho quyết định các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu và thành viên của Đảng ủy Quân khu, giữ vững chế độ sinh hoạt định kì 3 tháng, 6 tháng, hằng năm họp bàn bạc và ra nghị quyết cụ thể lãnh đạo, tạo được sự thống nhất về chủ trương trên các mặt toàn Quân khu. Vì vậy sức mạnh của lãnh đạo được tăng lên. Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy xem nhiệm vụ của Quân khu như công việc của tỉnh mình và đã giúp đỡ, đóng góp cả sức người, sức của để Quân khu hoàn thành tốt trong chiến đấu và xây dựng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:34:59 pm »

Qua những năm công tác và chiến đấu, tôi được học tập ở các anh trong Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu về nhiều mặt, và đã có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, trong đó có đồng chí Đoàn Khuê, người chỉ huy và lãnh đạo luôn gương mẫu, trong sinh hoạt, giữ vững nguyên tắc, khi đã có nghị quyết của Đảng ủy thì bất cứ một đồng chí nào cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh, không ai được nói và làm trái nghị quyết. Thái độ nghiêm túc đó có tác dụng giữ vững kỉ cương và nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ở đồng chí biểu hiện quan điểm tư tưởng đúng đắn, có tầm nhìn xa và lâu dài, như việc đồng chí đã đề xuất vấn đề xây dựng Trường quân chính 2 để đào tạo đội ngũ cán bộ là người các dân tộc anh em, để đảm đương công việc ở miền núi, Tây Nguyên. Đồng chí đề ra việc tổ chức nhà trường phải có các phân khóa, bổ túc bồi dưỡng toàn diện từ dạy văn hóa đến quân sự, chính trị, từ cấp thiếu úy đến đại úy người dân tộc ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh, để khi ra trường có thể đảm nhiệm chức trách từ cấp huyện trở lên. Đặt vấn đề với Thường vụ Đảng ủy Quân khu bàn với các tỉnh, chọn các cháu con em dâu tộc từ 8 tuổi đến 15 tuổi, có sức khỏe tốt đưa về trường quân chính Tây Nguyên tổ chức học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 12, từ đó chọn đưa vào các trường lục quân, pháo binh, kĩ thuật để đào tạo thành sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội. Nhờ có quan điểm đúng đắn, có tầm nhìn chiến lược đã tạo điều kiện cho Quân khu trong 20 năm qua, có được hàng ngàn cán bộ con em các dân tộc được đào tạo cơ bản, phục vụ cho quân đội và tạo niềm tin đối với đồng bào, đồng chí dân tộc. Về vấn đề làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia, Đồng chí Đoàn Khuê cũng như tập thể Ban Thường vụ - Bộ Tư lệnh Quân khu nhận thức rõ và nghiêm chỉnh chấp hành sự giáo dục sâu sắc của Bác Hồ lúc sinh thời. Bác nói: “Giúp bạn là tự giúp mình”. Nhờ vậy cho nên Quân khu đã triển khai trong toàn đơn vị một đợt giáo dục về nghĩa vụ quốc tế, nêu rõ việc giúp bạn của quân tình nguyện Việt Nam đặt ra 3 bước cụ thể:

Bước 1: Do hành động dã man của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã đánh phá ác liệt, cơ sở chính trị của bạn bị tan nát, khi ta đến nơi bắt đầu tổ chức lực lượng, bạn chưa quen điều hành công việc, vì vậy công việc chủ yếu ta phải đảm đương. Khi đã thành công được chính quyền, đoàn thể chính trị, lực lượng vũ trang, phục hội kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất (bệnh viện, trường học, cơ quan) giúp cho bạn làm được việc, là nhiệm vụ chủ yếu của ta lúc đó.

Bước 2: Qua thời gian công tác, bạn đã có bộ máy chính quyền, đoàn thể quần chúng, có lực lượng vũ trang, bạn có thể chủ động điều hành công việc, lúc này ta và bạn hợp tác hoạt động, đồng thời tiếp tục bồi dưỡng giúp bạn các mặt để bạn đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo đất nước và chiến đấu bảo vệ đất nước.

Bước 3: Bạn đã trưởng thành mọi mặt, đất nước ổn định, lúc này vai trò của bạn là chính, ta chỉ giúp bạn những việc bạn còn hạn chế.

Trải qua thực tế công tác của các bước, chuyên gia và quân tình nguyện của ta đã làm và đã đạt được kết quả đáng phấn khởi và quý trọng tình hữu nghị vốn có từ lâu đời giữa hai đất nước.

Trong công tác giáo dục tư tưởng cho quân tình nguyện và chuyên gia, Quân khu đã đặc biệt quan tâm xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có một tinh thần nghĩa vụ quốc tế vô tư, trong sáng, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của bạn. Tôi còn nhớ trong chỉ thị của Thường vụ và mệnh lệnh của đồng chí Đoàn Khuê, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu đã nêu rõ cho bộ đội tình nguyện Quân khu sang giúp bạn phải nghiêm chỉnh thực hiện mấy chữ: “Dùng nước suối để ăn, dùng củi rừng để đốt, hít thở không khí trên đất bạn”. Quân tình nguyện về chuyên gia trong những ngày chiến đấu và công tác gặp vô vàn khó khăn, gian khổ nhưng tuyệt đối không vi phạm, không lấy bất cứ một thứ gì của nhân dân nước bạn.

Nhìn lại những quan điểm tư tưởng, tác phong lãnh đạo của đồng chí Đoàn Khuê cũng như trong tập thể Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu lúc bấy giờ, trở thành bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi không thể nào quên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:36:18 pm »

Trong 10 năm sang giúp bạn, bộ đội Quân khu 5 đã để lại cảm tình và ấn tượng sâu sắc. không chỉ đối với nhân dân Campuchia, mà có lần Thủ tướng Hunsen đã nói: “Quân tình nguyện Việt Nam đã sang đúng lúc, giúp Campuchia cứu nguy dân tộc, đập tan nạn diệt chủng, giải phóng đất nước Campuchia. Chúng tôi rất biết ơn các bạn đời đời…”. Cũng như lời của một nhà lãnh đạo cấp cao Campuchia bày tỏ: “Lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam sang đây là “đội quân nhà Phật”, làm việc nghĩa cứu đời”.

Năm 1989, thắng lợi trên mặt trận quân sự có tác động mạnh mặt trận ngoại giao, tình hình chính trị trên bán đảo Đông Dương ổn định, lực lượng vũ trang và chính quyền cơ sở của bạn làm tốt chức năng bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước Campuchia. Trong phiên họp cấp cao năm 1989, Quốc hội và Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia thống nhất để quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, kết túc giai đoạn quân đội cách mạng Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở nước ngoài.

Đến năm 1994, sau 14 năm làm Phó Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 5, tôi nhận quyết định cấp trên cho nghỉ hưu ở tuổi 69. Hơn 50 năm công tác, chiến đấu,[462] gắn bó cuộc đời với sự trưởng thành của quân đội, tôi chưa có thời gian chuẩn bị cho cuộc sống trở về đời thường của một công dân sau bao năm chinh chiến. Tuy nhiên tôi nghĩ: “Rồi tất cả sẽ thích nghi với cuộc sống như mọi người quanh tôi”.

Cuộc hội ngộ đầu tiên trên quê hương tôi, đó là cuộc gặp mặt các Mẹ anh hùng được Đảng, Quốc hội, Nhà nước phong tặng đợt đầu. Các đồng chí, đồng đội của tôi ở quê nhà qua hai cuộc trường chinh giải phóng, hôm ấy cũng có mặt rất đông. Nỗi mừng vui xúc động, hòa quyện tình cảm thương yêu trước tập thể những người Mẹ anh hùng luống tuổi trên quê hương Quế Sơn - quê tôi, đã chịu nhiều hi sinh mất mát, dồn nén bấy lâu nay trong tôi. Tôi vội ghi lại cảm xúc đó với tấm lòng vời vợi, đọc trước các mẹ và đồng chí, bạn bè:

“Con về thăm mẹ hôm nay.
Gió ru khúc hát những ngày chờ mong
Nghiêng soi dòng nước trăm sông
Ngời trong mắt mẹ tấm lòng thủy chung
Mẹ cười mái tóc bạc rung
Lệ trên mắt mẹ ngập ngừng giọt vui
Mẹ ơi! Nắng tỏa vàng rơi
Cho con trẻ lại giữa trời quê hương”.

               (Mẹ yêu thương - NHC)

Tôi đã trở về trên mảnh đất quê nhà sau hơn nửa thế kỉ dong ruỗi trên con đường chiến trận Những vùng đất tôi đã qua, những con người tôi đã gặp. Những người cha, người mẹ,[463] người chị, người anh và đồng chí, bạn bè, có người đã ra đi vĩnh viễn, nhưng tất cả đều là hình ảnh và tấm tương tuyệt vời, trong sáng, sống trọn tình nghĩa thủy chung son sắc, cùng chí hướng, cùng lí tưởng, hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu.

Con đường mà tôi đã chọn và đã đi, có lắm buồn vui và hạnh phúc, có lúc vấp váp khuyết điểm, cũng là lẽ thường tình trong đời người, mấy ai tránh khỏi. Những thời gian và không gian, ý chí và nghị lực là môi trường và điều kiện để rèn luyện, thử thách, giúp tôi vượt qua và đã sống trong sự đùm bọc, giáo dục, tin yêu của Đảng, của nhân dân và của đồng đội. Trong tôi CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG - đó là lí tuỏng Cộng sản cao đẹp, là niềm tin không gì lay chuyển nỏi vào thắng lợi của cách mạng, vào sức mạnh của nhân dân, vào lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, mà tôi và đồng đội đã sống và chiến đấu dưới ánh sáng soi đường của Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Quê hương đất nước đã trải qua 30 năm chiến tranh và đã 26 năm độc lập thống nhất. Đất nước quê hương đã và đang đổi thay từng ngày đang chuyển mình và phát huy sức mạnh truyền thống trong công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là ước mơ, khát vọng hàng nghìn đời nay của dân tộc.

Đà Nẵng, 29-3-2001
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:37:12 pm »




Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM