Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:31:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 07:54:05 pm »

CHƯƠNG VIII

HẬU PHƯƠNG LƯU LUYẾN
TIỀN TUYẾN CHỜ MONG

Trong thời gian ra dự hội nghị tổng kết chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào tổ chức tại Hà Nội, tôi mới thấy hết được sự tàn bạo của không quân Mĩ đánh phá suốt chiều dài từ Quảng Bình ra đến Hà Nội. Quốc lộ 1, con đường giao thông huyết mạch vào Nam ra Bác này, hố bom chồng hố bom chi chít, cầu cống đổ gục. Có những xóm làng hai bên đường nhà cửa, cây cối tan nát, cháy sém xác xơ. Những dấu vết tội ác của giặc Mĩ, làm cho những chiến sĩ ở chiến trường như chúng tôi chạnh lòng, không dấu nỗi niềm thương yêu, cảm phục hậu phương lớn, đang ngày đêm đối mặt với kẻ thù. Cuộc chiến đấu hôm nay vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc thân yêu, nhưng miền Bắc đang bị không quân Mĩ đánh phá, chúng tôi càng thấy nhiệm vụ của mình lớn lao và nặng nề, là phải trả thù cho đồng bào miền Bắc, dù phải hi sinh, gian khổ đến mấy đi nữa.

Ra đến cầu Hàm Rồng, chứng kiến cuộc chiến đấu giữa các đơn vị phòng không, lực lượng địa phương với máy bay Mĩ, cũng như được phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, càng hiện rõ trong tôi: Hàm Rồng anh hùng, Hàm Rồng tung lưới lửa vít cổ “thầm sấm con ma” Mĩ. Hai tiếng Hàm Rồng là niềm tự hào của quân và dân Thanh Hóa cũng như cả nước, trong đó có Quảng Nam - Đà Nẵng quê tôi, là tỉnh kết nghĩa với Thanh Hóa. Cùng với bọn giặc lái Mĩ, hai tiếng Hàm Rồng là nỗi khiếp sợ, kinh hoàng, mỗi khi chúng vào không phận này. Tôi còn nhớ một bài báo lúc đó đã viết: Tên giặc lái Rôbe Đêtơri, đại úy, thuộc liên đội 18 không quân chiến thuật Hoa Kì, bị bắt ở Hàm Rồng ngày 01-8-1965, đã tự thú: “Phi công liên đội 18 rất lo sợ khi bị phân công đi đánh cùa Hàm Rồng. Súng phòng không của các ông ở đây nhiều đến nỗi máy bay của chúng tôi không dám bay vào vùng trời Hàm Rồng, và có bay vào thì cũng cắt bom vội vàng rồi tránh xa. Tôi rất sợ mỗi khi đi đánh Hàm Rồng. Đồi tôi chưa bao giờ phải trải qua những phút kinh hoàng như vậy. Pháo phòng không của các ông bắn dữ dội. Tôi bị bắn trúng khi chưa kịp cắt bom. Tôi thả bom bừa bãi để tháo chạy mong thoát ra biển nhưng không kịp”. Còn tên trung tá Pranhke, phi công trên hạm đội Mít-uây, bị bắt ngày 12-8 đã nói: “Phi công trên hạm, đứa nào cũng buồn lo khi nhận mệnh lệnh đi đánh Hàm Rồng. Tội nhận lệnh đi bảo vệ phi đội cường kích vĩ tuyến 20. Chỉ huy phổ biến là an toàn. Sự thật tôi đã bị bắn rơi. Sau trận này tôi tin chắc bạn bè tôi rất hoảng sợ. Rõ ràng là chúng tôi không nắm chắc được hỏa lực của các ông”.

Trải qua 8 năm, từ 1964 đến 1971, bộ đội pháo và các lực lượng dân quân Hàm Rồng đã bắn rơi 99 máy bay Mĩ. Chiến công của quân dân Hàm Rồng, làm nức lòng quân dân hai niềm Nam, Bắc, càng nung nấu thêm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng và nhân dân miền Nam. Trong cuộc ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã được ghé thăm tỉnh Thanh Hóa và đã viết vào sổ vàng:

“Giữa mắt Rồng này, chúng tôi thấy ấm lòng bởi mối tình Nam Bắc, tình đồng chí cùng chung một chiến hào đánh Mĩ. Thành tích của các đồng chí làm nên ở đây rất to lớn, rất anh hùng như dáng đứng của chiếc cầu sừng sững hiên nang nối đôi bờ sông Mã”.

Ra đến Ninh Bình, ngôi nhà thờ công giáo duy nhất còn lại với tháp chuông cao ngất cũng bị bom Mĩ phạt ngang, cây thánh giá gãy cụp, tốc mái, bờ tường lở lói nham nhở, đứng vô tri trên nền đất loang mổ hố bom…

Với tôi, từ lâu rồi khái niệm hậu phương lớn như một thành trì để cho tôi cũng như đồng đội gởi gắm niềm tin, niềm tự hào về một miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, nơi Bác Hồ vô vàn kính yêu đã yên nghĩ bên quảng trường Ba Đình lịch sử mãi mãi ghi đậm trong tôi. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngẩng cao đầu vít cổ B.52 “thần sắm”, “con ma” Mĩ xuống bùn đen, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy, làm nức lòng cả nước và bè bạn yêu chuộng hòa bình bốn biển năm châu. Tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc ở giữa lòng Hà Nội. Những ngày mà cả miền Bắc, cũng như Hà Nội lúc nào cũng khẩn trương quyết liệt, tiếp tục dồn sức người sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Hà Nội ấp ủ trong tôi, giục giã tôi trên con đường chiến đấu.

Tôi đang chuẩn bị hành trang để cùng sư đoàn hành quân vào chiến trường Tây Nguyên theo lệnh của Bộ Quốc phòng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đường 9 Nam Lào, thì bất ngờ một cơn sốt rét ác tính ập đến, cùng với căn bệnh quái ác: Chảy máu dạ dày, quật đổ tôi giữa tuổi 46. Các đồng chí quân y đã đưa tôi vào bệnh viện chữa trị.

Sau khi hội chẩn, hội đồng các bác sĩ kết luận: Do làm việc nhiều, liên tục, căng thẳng, người suy nhược bộc phát, cần phải điều trị.

Một ngày sau khi tôi vào bệnh viện, anh Lê Quang Đaoạ Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đến thăm, thấy bệnh tôi có phần gay go, về lại cơ quan, anh Lê Quang Đạo liền đề nghị với Bộ Quốc phòng điều anh Lê Đình Yên, là cán bộ của Khu 5 ra điều trị tại Hà Nội, nay đã lành bệnh vào làm chính ủy sư đoàn 2. Mấy ngày sau, anh Lê Quang Đạo trở vào bệnh viện thăm tôi, anh nói: “Cậu vui vẻ ở lại điều trị. Bao nhiêu năm ở chiến trường rồi, cuộc đấu tranh này còn dài. Năm nay cậu đã 46 tuổi rồi, “Cổ lai chinh chiến… ai lường rủi ro”. Ở lại đi, khỏi bệnh vợ chồng gặp, có một đứa con, đó cũng là sự chuẩn bị lực lượng” cho cách mạng chiến đấu lâu dài”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 07:57:12 pm »

Nghe những lời anh Lê Quang Đạo nói vừa tình cảm, vừa trách nhiệm. Trong suốt 10 năm chiến đấu ở chiến trường, tôi không có một suy nghĩ nào lớn hơn là làm sao hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao. Riêng với tôi, tới năm 1972, đối với sư đoàn 2 là cần thiết, vì tôi là người trực tiếp nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu giao cho về sư đoàn 2 triển khai chiến dịch. Khi nghe anh Lê Quang Đạo thuyết phục, tình cảm trong tôi như được đánh thức, khơi gợi dạt dào. Thời gian này, vợ tôi công tác ở chiến trường, vì bệnh tật nặng, được trên cho ra miền Bắc điều trị và học tập, để sau đó trở về lại quê hương tiếp tục công tác như bao cán bộ, đồng chí khác. Cũng là dịp may, vợ chồng tôi có điều kiện được gặp nhau, được sống bên nhau những ngày ngắn ngủi, nhưng là những ngày thật hạnh phúc, được sự chăm sóc động viên của các thủ trưởng, của anh em đồng hương, đồng đội, bạn bè. Nhưng nhiệm vụ còn đang chờ ở phía trước, luôn thôi thúc giục giã trong tôi.

Thế là đầu tháng 4/1972, sau 3 tháng điều trị, căn bệnh ổn định, tôi liền xin trở lại chiến trường và được cấp trên nhất trí. Hôm lên đường, vì thời gian quá gấp, Bộ Quốc phòng bố trí 2 chiếc xe gát 69 (Liên Xô sản xuất) với 4 lái xe. Đoàn cán bộ đi chiến trường chuyến đó, có Sư đoàn phó Châu Sa cùng các bộ phận quân y, bảo vệ và thông tin. Hai chúng tôi chia nhau ngồi ở 2 xe. Trước giờ xuất phát, đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, gặp và dặn riêng tôi: “Trên đường, đồng chí động viên lái xe tranh đi ngày, đi đêm. Đến ngày N1, nhớ là phải qua khỏi vùng trọng điểm Quảng Trị. Tình hình gấp lắm đó! Chúc các đồng chí khỏe và hoàn thành nhiệm vụ”. Tôi bắt tay đồng chí Tổng tham mưu trưởng, lòng tràn ngập tình đồng chí yêu thương.

Trường Sơn đã vào mua nắng lửa. Trên những cung đường, tuyến đường người, xe ra vào nườm nượp. Quang cảnh đó, được diễn tra trong một bài thơ, của một nhà thơ đi qua Trường Sơn đã viết:

Trời dồn nắng lửa Trường Sơn
Xe qua đèo, bóng chập chờn dưới khe
Quân đi cười với quân về
Tiếng đầu tiên là tiếng: Quê nơi nào?
Xe qua để lại dắng sau
Bụi hồng, tiếng đáp…
            Vọng vào rừng xanh
(1)

Sau 14 ngày đêm đi liên tục, ngày 23-4-1972, tôi và sư đoàn phó Châu Sa có mặt tại sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn đóng tại bắc tỉnh Kon Tum. Biết tin tôi đã trở lại chiến trường, sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn điện thoại cho tôi: Anh cứ ở lại sở chỉ huy cơ bản. Tại đây có anh Lê Đình Yên rồi. “Hôn bắm mình tống cân” (Hâm bốn mình tấn công) (Nói lái theo kiểu Quảng Nam). Theo lệnh của Quân khu, đề nghị anh Chường, cùng đoàn cán bộ của sư đoàn nghiên cứu tình hình quân địch ở chiến trường Quảng Ngãi, vì Quảng Ngãi vốn là chiến trường quen biết của anh.

Tôi hỏi lại sư trưởng Nguyễn Chơn: “Hôn bắm”, mình làm ăn có tốt không?

Chắc ăn mười mươi. Anh yên tâm. Sư trưởng Nguyễn Chơn trả lời tôi chắc nịch như vậy.

Trận tấn công cụm cứ điểm Đăktô - Tân Cảnh mở màn lúc 3 giờ sáng ngày 24/4/1972, đúng như lời sư trưởng Nguyễn Chơn đã thông báo với tôi đêm 23/4. Trận tân công được giải quyết sau 8 tiếng đồng hồ, toàn bộ trung đoàn 42 và sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn 22 ngụy cùng với bộ tham mưu của chúng bị quân ta tiêu diệt, tên đại tá sư trưởng ngụy Lê Đình Đạt chết tại trận, tên đại tá Vi Văn Bình, sư đoàn phó sư đoàn 22 ngụy cùng hàng trăm tên sĩ quan khác khiếp đảm trước sức tấn công của quân ta, chúng hốt hoảng tìm đường tháo chạy, nhưng không thoát được, đã bị quan ta bắt sống. tại trại giam tù binh, sau này, tôi hỏi hắn: “Anh đi lính được bao nhiêu năm rồi?”. Tên Vi Văn Bình trả lời: “Dạ tôi đi lính Pháp, sau hiệp định Giơnevơ, tôi vào Nam được chuyển sang quân đội cộng hòa. Do có trình đội và học vấn và là loại, được xem là mẫn cán tôi được cất nhắc. Từ khi tôi đi lính đến nay chưa hề thua trận nào!”. Nghe tên giặc này còn ngang ngạnh lắm, tôi hỏi tiếp: “Thế thua trận này anh thấy thế nào?” “Dạ đây là trận thua đáng đời của tôi. Tôi tưởng vũ khí Mĩ và sự “mẫn cán”của quân đội Sài Gòn sẽ kèm chân được các ngài, nhưng thật ra không có loại vũ khí nào thắng được lòng quyết tâm và sự dũng cảm của quân giải phóng”. Nói dứt câu này, tên giặc Vi Văn Bình trở nên khúm núm, lưng khom, tay chắp phía trước vẻ sợ sệt. Nhìn vào trang cuối bản cung thấy hắn viết 2 câu: “Giấc Nam Kha đã phũ phàng. Cuộc đời binh nghiệp xin hàng từ đây”. Tôi cười hỏi tiếp hắn: “Nếu cách mạng khoan hồng, anh có tiếp tục làm lính đánh thuê nữa không?”. Hắn trả lời gọn bân: “Một lần tôi tởn đến già, còn khí thế đâu nữa mà chiến đấu thưa ngài”.


(1) Thơ của nhà thơ Thu Hồng
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 08:03:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 07:58:53 pm »

Thế nhưng sau đó, thực hiện chính sách khoan hồng, độ lượng, tên Vi Văn Bình được ta trao trả tù binh cho phía quân ngụy. Trở về không nhớ đời, không chịu hối cải, hắn vẫn tiếp tục cầm súng đánh thuê, càng giết hại nhân dân ta dã man hơn khi chúng xua quân đi càn quét. Năm 1975, trong tổng tấn công, tên giặc già này bị ta bắt trở lại, hắn lại giở giọng liều: “Dạ thưa quý ngài, tôi là một tên lính đánh thuê, tôi buông súng có nghĩa là gia đình tôi phải chịu đói, lấy tiền đâu nuôi vợ con. Bây giờ cách mạng bắt được, các ngài muốn xử thế nào cũng được!”. Thật là giọng điệu của bọn liều mạng.

Sau trận thắng cụm cứ điểm Đăktô - Tân Cảnh, sư đoàn 2 tiếp tục mở mặt trận tấn công thị xã Kon Tum. Suốt 11 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã tiến công và làm chủ 2/3 biệt khu 24. Quân địch dùng pháo đài bay B52 oanh tạc sát nách thị xã một cách tàn khốc. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên nhận định, chưa có điều kiện giải phóng Kon Tum và ra lệnh cho sư đoàn 2 dứt chiến để chuyển quân về chiến trường Quảng Ngãi.

Về phần tôi, nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu, trên đường cùng đoàn cán bộ về nghiên cứu ở chiến trường Quảng Ngãi, vừa đi được 3 ngày, đến trạm giao liên ngã 3 rẽ về Quân khu Bộ, thì nhận được điện của Tư lệnh Chu Huy Mân, nội dung bức điện như sau:

“Đồng chí Chương về thẳng Quân khu để nhận nhiệm vụ mới. Đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường vẫn tiếp tục về Quảng Ngãi làm nhiệm vụ theo kế hoạch sư đoàn 2 đã giao” Chia tay đoàn cán bộ của sư đoàn, tôi về thẳng Quân khu Bộ. Về đến nơi, tôi gặp đồng chí Chu Huy Mân, tư lệnh Quân khu, đồng chí nói: “Cậu nghỉ ngơi đi, rồi chiều sang bên anh Võ Chí Công. Tối nay Quân khu họp giao nhiệm vụ cụ thể cho đồng chí”. Từ chỗ anh Chu Huy Mân ở, tôi đi hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới chỗ anh Võ Chí Công (Bí thư Khu ủy V). Anh Võ Chí Công tiếp tôi trong tình cảm đồng chí thân mậ như hồi gặp ở miền Bắc. Đồng chí nói: “Sư đoàn 2 đã có anh Lê Đình Yên làm chính ủy, nên Bộ tư lệnh Quân khu quyết định đồng chí về làm chính ủy sư đoàn 711, tham gia giải phóng quê hương của đồng chí. Đồng chí thấy thế nào?”. Tôi trả lời đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy: “Thưa anh! Nhiệm vụ của Đảng giao thì tôi không từ chối, tuy có khó khăn là về đơn vị mới…”. Đồng chí Võ Chí Công, nhìn tôi cười vui vẻ: “Thôi ta nhất trí, đồng chí về 711 nhé! Nhiệm vụ cụ thể thì anh Mân sẽ trực tiếp với đồng chí trong chiến dịch này! Chúc đồng chí mạnh khỏe. còn việc mới hay cũ, chỉ là sự khẳng định khả năng của một chính ủy như đồng chí mà thôi”. Thế là tôi về làm chính ủy sư đoàn 711 từ tháng 5/1972.

Sư đoàn 711 ra đời vào tháng 11/1971, đội hình sư đoàn gồm các đơn vị: trung đoàn 31 của sư đoàn 2 trước đây, Trung đoàn 38 của sư đoàn 324 vào chiến đấu ở mặt trận Quảng Đà. Trung đoàn 9 ở Vĩnh Linh đất lửa mới vào và các đơn vị trực thuộc như đặc công, cao xạ, pháo binh, công binh và 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần do Quân khu trực tiếp tổ chức biên chế đầy đủ. Khi mới thành lập sử dụng 711, do đồng chí Hoàng Anh Tuấn, tham mưu trưởng Quân khu làm sư trưởng, anh Lê Hoàng chính ủy, anh Mai Thuận, phó chính ủy, anh Trần Tiến Quảng, sư phó anh Trần Trọng Sơn, sư phó, anh Hoàng Bình, tham mưu trưởng sư đoàn. Sư đoàn ra đời đã lập nên chiến công ở Núi Liệt Kiểm, núi Chia Gan, đánh địch phản kích giữ vững vùng giải phóng và bao vây tiêu diệt chi khu quận lị Hiệp Đức… Khi tôi về làm chính ủy, đồng chí Hoàng Anh Tuấn, bàn giao chức vụ sư trưởng cho đồng chí Trần Tiến Quảng, anh Lê Hoàng (tức là trung) bàn giao nhiệm vụ cho tôi đi nhận công tác mới.

Sư đoàn 711, ổn định tổ chức và nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân khu triển khai đội hình, thực hiện ý định chiến dịch Hè Thu, là đập tan tuyến phòng thủ cơ bản của địch ở Quế Sơn, trong kế hoạch đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ, mở rộng vùng làm chủ một số xã thôn trên địa bàn huyện Quế Sơn, góp phần cùng chiến trường Quảng Nam đẩy địch lún sâu hơn nữa vào thế phòng ngự bị động.

Tôi không thể nào quên được sự sôi động của chiến trường Quế Sơn trong thời gian sư đoàn 711 chuẩn bị thực hiện bước 1 của chiến dịch, các trung đoàn bộ binh 31, 38 và trung đoàn 9 đã được kiện toàn, bộ đội đang sung sức.

Lần đầu tiên cụm hỏa lực hỗn hợp gồm pháo 130mm, hỏa tiễn mặt đất B72, pháo phòng không 37mm, xe tăng, thiết giáp xuất hiện trên chiến trường Quảng Nam cùng tấn công quân địch. Khi giao nhiệm vụ về Quế Sơn, anh Chu Huy Nân nói: “Chiến dịch Hè Thu của Quân khu lần này lấy khu vực Quế Sơn làm trọng điểm, phải tiêu diệt cho kì được bọn địch ở căn cứ Cấm Dơi và quận lị Quế Sơn, giải phóng toàn bộ thung lũng này. Quân khu thấy đây là một nhiệm vụ lớn, cho nên thành công tiền phương của Quân khu trực tiếp chỉ huy sư đoàn. Tôi sẽ đến sư đoàn và ở gần các đồng chí để giúp sư đoàn thực hiện nhiệm vụ”.

Theo kế hoạch lược đồ tác chiến của sư đoàn 711, chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiêu diệt các cứ điểm trên cao ở vòng ngoài.

Giai đoạn 2: Diệt cạn lực lượng cơ động phục kích của địch.

Giai đoạn 3: Tiêu diệt căn cứ Cấm Dơi, Quế Sơn - Diệt và làm tan rã toàn bộ bọn phụ quân của chúng trên khu chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:33:50 pm »

BÓC VỎ NGOẠI VI

Nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân khu, sư đoàn tổ chức đoàn cán bộ đi nghiên cứu chiến trường gồm:

Quyền sư đoàn trưởng Trần Tiến Quảng; Trần Trọng Son, sư đoàn phó, Hoàng Bình tham mưu trưởng sư đoàn, tôi, chính ủy sư đoàn, 3 trung đoàn trưởng và 3 chính ủy trung đoàn. Các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành tìm nhập. Trung đoàn 31 nhận lệnh tiêu diệt cứ điểm Bàng Thùng, trung đoàn 38 được giao nhiệm vụ diệt cứ điểm Hòn Chiêng, trung đoàn 9 đánh Đồng Mông - Đá Hàm, cứ điểm Châu Sơn giao cho 1 đại đội công binh của sư đoàn. Các cứ điểm Đá Tịnh - Núii Kiến được giao cho lực lượng vũ trang Quảng Nam, các ấp chiến lược ở chung quanh Cấm Dơi… được giao cho huỵện đội Quế Sơn phối hợp tấn công địch. Trong các cứ điểm ngoại vi quan trọng bấc nhất của tuyến phòng thủ này là núi Hòn Chiêng, có thể vì cứ điểm Hòn Chiêng là “Mái nhà phòng thủ trên cao” của căn cứ Cấm Dơi. Hòn Chiêng là một đồi độc lập cao đột xuất. Cái trụ compa: Tính từ Hòn Chiêng đến Bàng Thùng, Cấm Dơi, Đồng Mông - Đá Hàm cách nhau trên dưới 3km theo đường chim bay. Vì vậy, diệt được Hòn Chiêng là diệt được các cứ điểm chung quanh của nó. Các cứ điểm Hòn Chiêng, Bàng Thùng, Cấm Dơi, Đồng Mông - Đá Hàm, nằm cách quận lị Quế Sơn không xa, cách quốc lộ 1 ở hướng đông khoảng 18km, có đường huyện lộ 105, từ cầu Hương An ngang qua căn cứ Núi Quế lên huyện đều bị địch phát quang bố phòng chặt chẽ. Từ những năm 1965, vùng trung và vùng đông Quế Sơn đều được giải phóng, nhưng địch vẫn nống lấn và xây dựng nhiều căn cứ, đồn bót, đóng giữ chốt chặn, kết hợp với càn quét, nống lấn. Mĩ lết, pháo bầy khống chế hoạt động của ta, cũng như việc làm ăn sinh sống của bà con. Tuy nhiên, bọn Mĩ - ngụy cũng chỉ chiếm giữ được các điểm cao nói trên, còn lòng dân, sức mạnh chiến tranh nhân dân thì vẫn ngày đêm phát triển, kiên trì trụ bám, cung cấp lương thực, thực phẩm xây dựng cơ sở, gửi con em lên đường tham gia quân giải phóng.

Khi bộ đội về, bà con Quế Sơn hồ hởi mở rộng vòng tay như đón con em về nhà. Phần tôi, sau 26 năm đi chiến đấu khắp các chiến trường, nay trở về mảnh đất quê hương nơi sinh thành của mình, lòng tôi dậy lên dạt dào bao cảm xúc… Nhà tôi ở không xa nơi sư đoàn đóng quân, nhưng tôi không về được, vì còn nằm trong ấp chiến lược của địch, hơn nữa cán bộ chuẩn bị cho chiến dịch dồn dập, phải cùng anh em tập trung giải quyết.

Về ở trong lòng dân, có biết bao tấm gtương trung hiếu, hào hiệp đã để lại trong tôi những điều sâu sắc khó phai mờ. Hồi đó có gia đình anh Lê Xuân, anh làm Chủ tịch xã Sơn Thành (nay là thị trấn Đông Phú), con trai anh là Lê Hồng, làm xã đội trưởng, vợ anh, chị Bùi Thị Chanh, làm hội trưởng phụ nữ xã. Anh Lê Xuân nhận ra tôi là bộ đội huyện hồi năm 1947, hai chúng tôi xiết bao vui mừng. Anh Xuân cho tôi biết tin về gia đình tôi ở dưới quê: Anh Cả tôi già yếu không còn làm lụng gì được, anh Lộc đã qua đời vì bệnh dạ dày, các cháu tôi Năm Ai, Sáu Thương tối nào cũng phải vào khu đồn Hương An, theo lệnh bọn ngụy quyền ác ôn. Tôi bồi hồi khi nghe anh Xuân kể về gia đình mình. Nhưng biết nói sao, khi nhiệm vụ còn nạng nề, phải dốc tâm lực cho chiến dịch sắp tới mở màn, đến nỗi tôi và anh Xuân chưa có thì giờ tâm sự và thăm hỏi gia đình anh cặn kẽ. Những ngày chuẩn bị chiến trường, gia đình anh Xuân, cả 3 người đều làm trinh sát dẫn đường cho chúng tôi vào điều tra căn cứ địch. Lê Hồng, con trai anh, dẫn đoàn cán bộ, do đồng chí Trần Tiến Quảng, sư trưởng, sư đoàn 711 đi một hướng. Chị Chanh, vợ anh, dẫn đoàn cán bộ, do đồng chí Trần Trọng Sơn, sư đoàn phó đi một hướng. Còn anh Xuân, dẫn đoàn do tôi phụ trách đi một hướng. Nhờ gia đình anh Lê Xuân thuộc địa hình, nắm rõ được quy luật hoạt động của địch, giúp chúng tôi nhanh chóng hoàn thành phương án đánh địch an toàn và hiệu quả.

Đến cuối năm 1972, trong những đợt phản kích chiếm lại Cấm Dơi của địch, anh Lê Hồng đã hi sinh, sau đó chị Bùi Thị Chanh cũng hi sinh trong khi dẫn đoàn đấu tranh chính trị trực diện với địch. Còn lại anh Lê Xuân, nay là cán bộ hưu trí, đã già yếu và bệnh tật, do những năm lăn lộn gian khổ trong chiến đấu và một phần thương nhớ những người thân yêu của mình, đã nằm xuống vĩnh viễn nơi quê hương thấm máu biết bao anh hùng, chiến sĩ vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:35:21 pm »

Bên cạnh căn cứ Cấm Dơi là thôn Mĩ Thứ, khi xây dựng cứ điểm này, bọn Mĩ đã xúc dân đi nơi khác, duy chỉ có 5 gia đình không chịu đi đâu cả, bà con quyết bám trụ lại sát nách địch. Nam nữ thanh niên con cái họ đều lánh đi nơi khác làm ăn, hoặc vào du kích, đi bộ đội, thoát li làm cán bộ phong trào, số gia đình ở lại chỉ có những người già cả. Trong số đó, có cụ bà Nguyễn Thị Dày là cơ sở cách mạng. Cụ Dày có một con trai là anh Nguyễn Vàng đã hi sinh trong chiến đấu, con gái đi lấy chồng ở xa. Lấy cớ già yếu, không đi đâu được nữa, cụ ở lại bám cây cau, cây mít, cây thơm trong vườn sống qua ngày, nhưng chủ yếu cụ bà ở lại là để giữ thế hợp pháp, nắm tình hình địch, tạo điều kiện để cán bộ ta đi, về có chỗ dựa. Cụ nghĩ cách, sắm một cây sào bằng tre khô dài hơn 6 mét dựng trước nhà, hẹn với anh em cán bộ ta, cứ mỗi chiều lên đài quan sát, hoặc leo lên cây cao đâu đó, nhìn thấy đầu sào có miếng áo rách là có địch đi tuần tra, hoặc chui lại trong nhà dân, không được vào. Nhờ ám hiệu đó, mà cán bộ, bộ đội ta vào ra trong ấp, hoặc đi sát đồn địch vẫn an toàn, cả khi trinh sát ta đi bám địch cũng được cụ giúp đỡ, chỉ vẽ tường tận.

Đầu năm 1971, cụ Dày bị bọn ngụy bắn cụ hi sinh, sau hơn hai năm trụ bám ngay trong lòng địch, làm nhiệm vụ cách mạng giao. Khi cụ bà hi sinh, bọn lính ngụy không chôn, mà đưa vào một hang đá lớn, cách căn cứ Cấm Dơi 700 mét, lấp thi thể cụ qua loa một ít đất. Dụng ý của bọn chúng, là sẽ không ai dám vào đây trú ẩn, hoặc ở. Khi sư đoàn chuẩn bị đánh Cấm Dơi, Bộ Tư lệnh sư đoàn chọn hang đá nầy làm chỉ huy sở, là nơi vừa bất ngờ, vừa thuận lợi, máy bay B52, pháo bầy không đánh vào đấy vì sát cứ điểm địch, bên trong hang có tảng đá cao, đứng quan sát, theo dõi bọn địch trong Cấm Dơi rất tốt. Bộ Tư lệnh sư đoàn cho công binh chọn địa điểm cách đó 200 mét, dùng nilông cốt hài cốt cụ an táng đường hoàng. Sau ngày hòa bình, mộ cụ bà được Đảng ủy, UBND xã xây lớn, gắn bia. Cụ Bà được Đảng, Chính phủ phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đã 29 năm trôi qua (1972-2001), hôm nay nhắc lại chuyện này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi và đồng đội tôi đến bà con Quế Sơn, xin thắp nén hương kính viếng hương hồn mẹ Dày, chị Chanh, anh Hồng, anh Vàng… những người chiến sĩ dũng cảm, một trong những gia đình, những con người cách mạng tiêu biểu của quê hương Quế Sơn thân yêu của tôi.

Cuộc điều tra các cứ điểm ngoại vi căn cứ Cấm Dơi hoàn thành. Bộ Tư lệnh sư đoàn 711, họp báo cáo phương án tác chiến trình Bộ tư lệnh Quân khu. Đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu đặt câu hỏi với tôi: “Vì sao các đồng chí không dùng 1 trung đoàn để tiêu diệt cứ điểm ngoại vi? Ta còn 2 trung đoàn, do sư đoàn nắm trong tay, nếu có tình huống phức tạp thì sư đoàn dễ xử lí hơn, có lực lượng để tiếp ứng bổ sung. Nếu các đồng chí sử dụng 3 trung đoàn đánh một lúc, chẳng khác nào ta xòe hết cả hai bàn tay cho quân địch thấy”. Được sự nhất trí và phân công của sư đoàn lúc họp ở “nhà”, tôi thay mặt trả lời Tư lệnh Quân khu: “Thưa đồng chí Tư lệnh Quân khu, nếu dùng một trung đoàn tấn công 3 cứ điểm trên, thì chỉ huy trận đánh là tiểu đoàn, khi gặp trở ngại, không còn quân dự bị thì tiểu đoàn khó xử lí tình huống. Sư đoàn tuy dùng 3 trung đoàn để đánh địch, nhưng mỗi trung đoàn chỉ có 1 tiểu đoàn trực tiếp chiến đấu, như vậy, mỗi trung đoàn còn hai tiểu đoàn dự bị, khi địch phản kích ta còn có 2 tiểu đoàn đánh địch. Dùng binh như vậy, theo sư đoàn vừa có lợi vừa đủ sức cho trung đoàn giải quyết khi trận chiến đấu nổ ra”. Bộ Tư lệnh Quân khu sau khi cân nhắc đã nhất trí phương án đánh địch của sư đoàn 711. Để quan sát và chỉ đạo chiến trường, Bộ Tư lệnh Quân khu dời chỉ huy sở tiền phương xuống đứng tại núi Choang (núi Hường Hiệu) ở Trung Lộc, phía trên đèo Le theo dõi và chỉ huy; chỉ huy sở của sư đoàn được thiết kế dưới chân núi đèo Le.

Trận tấn công các cứ điểm ngoại vi căn cứ Cấm Dơi mở màn đềm 22 rạng ngày 23/7/1972. Trong lúc chiếm lĩnh cứ điểm địch, đại đội 10 tiểu đoàn 9 bị vướng mìn rào cản. Bọn địch bắn ra 3 quả M79. Không thấy động tĩnh, chúng tưởng thú rừng ăn đêm bị vướng mìn, bọn địch lặng yên. Cảnh giác địch phát hiện, các đơn vị được lệnh nằm tại chỗ, chưa được lệnh nổ súng. Thời gian đã qua, 4 giờ 30’ sáng ngày 23/7/1972, Quyền sư trưởng Trần Tiến Quảng hạ lệnh cho các trung đoàn trưởng Vũ Đình Nã (trung đoàn 31), Nguyễn Văn Trí(1) (trung đoàn 38), Trần Thanh Cương (trung đoàn 9), và các chính ủy trung đoàn Lê Văn Ba, Nguyễn Văn Cẩn, Nguyễn Võ, kiểm tra lại khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị lần cuối. Tất cả đều trả lời: sẵn sàng!


(1) Nguyễn Văn Trí hiện nay là thiếu tướng Cục trưởng Cục dân quân Bộ Quốc phòng, đại biểu Quốc hội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:37:19 pm »

5 giờ 10 phút, trung đoàn 31 nổ súng làm lệnh đánh chiếm núi Bàng Thùng, tiếp đến là trung đoàn 38 nổ súng tiến công điểm cao Hòn Chiêng; trung đoàn 9 tiêu diệt Đồng Mông - Đá Hàm. Tiếng nổ của các loại vũ khí của bộ đội ta ầm vang, ánh chớp sáng lòe các hướng tựa như một chuỗi hợp xướng âm thanh sắc lạnh giáng xuống đầu giặc.

Quân địch các cứ điểm bị đánh bất ngờ, sức chống trả rối loạn, yếu ớt. Sau 30 phút chiến đấu, trung đoàn 38 đã diệt gọn đại đội 2, tiểu đoàn 2 của trung đoàn 6 ngụy, làm chủ hoàn toàn núi Hòn Chiêng; cứ điểm cao nhất và khó khăn, lại là nơi diệt địch nhanh nhất. Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Trí báo cáo về sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, ta diệt 120 tên và bắt sống 8 tên địch, trong tiếng reo hò của bộ đội ta.

7 giờ 15 phút, trung đoàn 9 chiếm xong các chốt của cứ điểm Đồng Mông - Đá Hàm, diệt và bắt sống hơn 100 tên của đại đội trinh sát, trung đoàn 6 ngụy. Đến 9 giờ 15 phút, trung đoàn 31 chiếm và làm chủ điểm cao 579,621 của cứ điểm Bàng Thùng. Riêng 2 chốt Rừng Xanh và đồi 700 bọn địch còn chống trả rất mạnh. Đồng chí Giao, trung đoàn phó và phó chính ủy trung đoàn 31, bất chấp phi pháo của địch, cùng đại đội trưởng Nguyễn Nhân Biểu, 5 lần đánh lui quân địch, tiêu diệt 14 tên, thu 3 súng. Trận đánh Bàng Thùng kéo dài đến ngày 25/7 sư đoàn điều pháo tập trung tấn công lần cuối mới dứt điểm, diệt gọn tiểu đoàn 2, trung đoàn 6 ngụy, làm chủ núi Bàng Thùng.

Hợp đồng với tiếng súng tấn công của 3 trung đoàn, đại đội công binh sư đoàn tiêu diệt và làm chủ cứ điểm Châu Sơn, bộ đội địa phương Quảng Nam đánh chiếm Đá Tịnh và núi Kiến. Lực lượng huyện đội Quế Sơn, khống chế, tiêu diệt ở các ấp chiến lược và bọn phụ quân ở đây.

Mất 3 điểm cao chiến thuật vòng ngoài, tên chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, sư đoàn trưởng sư đoàn 2 ngụy lồng lộn như hổ bị thương, hắn tung ngay trung đoàn 5 lên giải tỏa, quyết sống chết để chiếm lại Hòn Chiêng, Bàng Thàng. Pháo binh và B52 của chúng sử dụng tối đa, đánh phá ác liệt vào trận địa. Nhưng các chiến sĩ ta trên các điểm cao núi Hón Chiêng, Bàng Thùng, Đồng Mông, Đá Hám… yên tâm trong các hang đá và công sự, bịt tai để ngăn bớt tiếng dội của bom pháo, sẵn sàng để đánh trả bọn địch.

Cuộc phản kích của địch kéo dài suốt nửa tháng, chúng càng chuốc lấy thất bại nặng nề. Trung đoàn 38 cùng trung đoàn 31, trung đoàn 9 đã chiến đấu anh dũng kiên cường tiêu diệt 2. 107 tên địch, giữ vững các điểm cao chiến thuật Hòn Chiêng, Bàng Thùng, Đồng Mông, Đá Hàm…

Như vậy bước 2, diệt cạn quân cơ động địch diễn ra đúng ý đồ của sư đoàn.

Sau khi quân địch phản kích, quyền sư trưởng Trần Tiến Quảng và tôi, được lệnh Quân khu lui về chỉ huy sở dưới chân núi đèo Le. Một điều không may cho sư đoàn 711 trong những ngày đánh địch phản kích, quyền sư trưởng Trần Tiến Quảng, bị pháo hạm của Mĩ bắn vào trúng hầm chỉ huy, đồng chí đã hi sinh, để lại nỗi tiếc thương cho cán bộ, chiến sĩ sư đoàn, giữa những ngày quân ta giành chiến thắng.

Để tiến hành bước 3 của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân khu điều đồng chí Nguyễn Chơn, sư đoàn trưởng sư đoàn 2 về làm sư đoàn trưởng sư đoàn 711. Đồng chí Dương Bá Lợi, sư đoàn phó, sư đoàn 2, quyền sư đoàn trưởng, sư đoàn 2, tiến hành đánh địch trên chiến trường Ba Tơ, Quảng Ngãi.

Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn về đến sở chỉ huy sư đoàn 711, các đơn vị đã hoàn thành bước 2 của chiến dịch đánh quân địch phản kích.

Bộ Tư lệnh sư đoàn họp báo cáo tình hình tác chiến của các đơn vị với sư đoàn trưởng. Sau khi nắm chắc tình hình, sư đoàn trưởng quyết định tổ chức trinh sát kiểm tra căn cứ Cấm Dơi một lần nữa. Sau 4 ngày bám hiện trường, có đêm tôi và sư trưởng tìm nhập đến hàng rào thứ 3, nghe cả tiếng bọn lính gác kháo nhau về những lần càn quét, cướp bóc và hà hiếp dân lành. Bộ phận trinh sát có các phóng viên quay phin theo sát sau tôi, thấy nguy hiểm quá, các anh níu chân tôi và anh Chơn lại, không cho bò sâu hơn trong căn cứ địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:40:00 pm »

Ngày 14/8/1972, Bộ Tư lệnh sư đoàn 711 gồm sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn, sư đoàn phó Trần Trọng Sơn, tham mưu trưởng Hoàng bình, phó chính ủy Mai Thuận và tôi, lên báo cáo với Tư lệnh Quân khu phương án tác chiến đánh và giải phóng căn cứ Cấm Dơi, Chi khu quận lị Quế Sơn. Cuộc họp đang tiến hành, thì cơ yếu đem bức điện của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tổng Tư lệnh đến. Nội dung bức điện như sau:

“Gởi anh Hai Mạnh(1)

Bộ đã nghiên cứu quyết tâm của sư đoàn 711 tiêu diệt địch ở căn cứ Cấm Dơi và giải phóng quận lị Quế Sơn. Bộ thấy có mấy khó khăn gợi ý cho các đồng chí Quân khu 5 suy nghĩ.

1. Các đơn vị ở chiến trường B1 đã dứt chến, địch rảnh tay để tập trung quân đối phó.

2. Sư đoàn 3 ngụy ở Súng Mây đã vào đóng ở Tuần Dưỡng và núi Quế, như vậy là địch đông.

3. Cấm Dơi, Quế Sơn là căn cứ lớn có chi khu quận lị, hỏa lực địch mạnh, có công sự kiên cố, ta đánh đã chắc thắng chưa? Chưa chắc thắng thì chưa nên đánh.

Kí tên, Văn”.


Đọc xong bức điện, đồng chí Tư lệnh Quân khu cho dừng hội nghị, nắm tay tôi và sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn vào căn hầm bên trong (hầm chìm), Tư lệnh Quân khu đang dò xét ý tứ chúng tôi, thì anh Chơn nói: “Cấp trên điện cho chúng ta nghiên cứu. Đây là ý tứ chặt chẽ, để đảm bảo chắc thắng chứ đâu có lệnh cho chúng ta dừng trận đánh Cấm Dơi. Theo tôi là trận này đánh chắc thắng. Đợt 1 bóc vỏ ngoại vi, đợt 2 đánh quân địch phản kích thắng lợi, hơn nữa anh Chương và các anh trong Bộ Tư lệnh sư đoàn đã điều tra Cấm Dơi kĩ, tôi về cũng đã tiến hành trinh sát thực địa thêm lần nữa. Sau đó tôi và anh Chương làm phương án tác chiến đưa ra bàn. Bộ Tư lệnh sư đoàn thấy giống nhau về cách đánh, cách phân công chỉ huy. Tôi đề nghị cấp trên cho đánh trận này”. Tôi tiếp lời anh Chơn: “Tôi cũng nhất trí với đề nghị của anh Chơn. Riêng tôi, có ý kiến là ta đánh trận này sẽ bất ngờ lớn. Quân ta tác chiến từ xuân đến hè, địch nghĩ là ta đã dứt chiến. Đây la một yếu tố đặc biệt để giành thắng lợi, hơn nữa lần đầu tiên ta có hỏa lực mới, phát huy tác dụng. Đề nghị cấp trên cho anh em “tụi tôi”làm ăn trận này”. Nghe chúng tôi đồng lòng, Tư lệnh Chu Huy Mân, nhất trí, anh quay trở lên hầm “nổi” thảo điện trả lời Bộ Tổng Tư lệnh, và anh nói với chúng tôi:

Hội nghị này chúng ta nhất trí tiêu diệt địch ở Cấm Dơi, chỉ còn chờ ý kiến của Bộ. Đồng chí Tư lệnh Quân khu vén tay xem đồng hồi rồi nói tiếp: “Hôm nay là ngày 14/8/1972, sắp đến ngày 19/8, ngày Cách mạng Tháng 8 thành công. Thôi, các đồng chí về tiến hành sắp xếp phản công, chuẩn bị mọi mặt, tính toán thời gian nổ súng và vận chuyển lương thực cho bộ đội ăn trong suốt thời gian tấn công cứ điểm quân địch. Phần Bộ Tư lệnh Quân khu, sẽ phát điện nghi binh công khai trên sóng PPC25, tạo bất ngờ đối với địch và tạo thuận lợi cho các đồng chí đưa quân chiếm lĩnh. Nội dung bức điện sẽ là:

“Các đơn vị dứt chiến, rút quân về hậu cứ làm lễ kỉ niệm Cách mạng Tháng 8”. Điện sẽ phát ngày 17/8, các đồng chí cho trinh sát bám địch phát hện diễn biến để xử trí”
.


Đúng như Tư lệnh Quân khu nói, chúng tôi cho trinh sát bám địch phát hiện chúng kháo với nhau: “Việt cộng rút quân kết thúc chiến dịch để mừng Cách mạng Tháng 8, bọn mình có thể sống qua con trăng này rồi”. Từ đó biểu hiện của quân địch ở cứ điểm Cấm Dơi và chi khu Quế Sơn có phần lơ là hơn trước.


(1) Tên của Tư lệnh Quân khu, Chu Huy Mân, thời đánh Mĩ, sau này đồng chí là Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:41:27 pm »

CHIẾN THẮNG CẤM DƠI - QUẾ SƠN

Căn cứ Cấm Dơi còn có tên là căn cứ Roos, nguyên là căn cứ của lữ đoàn 173 thủy quân lục chiến Mĩ. Khi quân Mĩ rút đi, căn cứ này được giữ nguyên và bàn giao cho quân ngụy. Căn cứ Cấm Dơi nằm cách chi khu quận lị Quế Sơn chừng 2km và nằm sát đường 105. Đây là một căn cứ phòng thủ rộng và vững chắc. Quân địch dồn về đây 2 trung đoàn 5 và 6, thuộc sư đoàn 2 bộ binh và quân ngụy, 1 trung đoàn thiết kị, 1 chi đoàn xe bọc thép, 7 trận địa pháo binh và 50 khẩu từ 105mm đến 115mm, rải từ núi Quế đến Tuần Dưỡng sẵn sàng chi viện khi Cấm Dơi bị tấn công. Đó là chưa kể đến tiểu đoàn 37 biệt động quân cơ động, 2 liên đoàn bảo an, 2 tổng đoàn dân vệ và gần 2. 000 tên tề ngụy vũ trang tại chỗ, phần lớn là bọn quốc dân đảng địa phương. Có thể nói, căn cứ Cấm Dơi là một căn cứ mạnh về nhiều mặt, sau giai đoạn Mĩ rút quân là căn cứ duy nhất ở miền Trung có hệ thống công sự 3 tầng: Tầng ngoài là công sự chiến đấu, tầng giữa là lô cốt xen kẽ nhà hầm, tầng trong có nhiều hang đá lập thành khu cố thủ có xe tăng bố trí xen kẻ. Bao quanh căn cứ Cấm Dơi là 12 lớp rào, chủ yếu là kẽm gai bùng nhùng 3 khoanh. Từ hàng rào ngoài cùng vào đến hàng rào trong là 110 mét, giữa các hàng rào chúng gài mìn sáng, mìn Claymo. Trong 12 lớp rào có 3 đường xe chạy và quân bộ tuần tra. Căn cứ Cám Dơi và chi khu quận lị Quế Sơn rộng hàng ngàn ha, phía tây căn cứ có con sông Li Li chảy ngang qua đường số 1 đoạn cầu Hương An, ý đồ của quân ngụy ở đây là cố thủ, giữ cho kì được tuyến phòng thủ phía tây nam Đà Nẵng và phía tây bắc Tam Kì.

Sau khi mất các cao điểm chiến thuật: Hòn Chiêng, Bàng Thùng, Đồng Mông - Đá Hàm, Châu Sơn thì toàn bộ căn cứ Cấm Dơi - Chi khu quận lị Quế Sơn, như một con tàu bị mắc cạn nằm trong tầm ngắm của pháo 130mm, hỏa tiển B72 có điều khiến, cao xạ 37 của sư đoàn và Quân khu đang sẵn sàng băm nát căn cứ địch khi có lệnh.

Tôi còn nhớ, điều quan trọng cần phải giải quyết trước khi sư đoàn nổ súng tấn công Cấm Dơi đó là lương thực. Theo tính toán của cơ quan hậu cần sư đoàn, nếu bộ đội ăn theo tiêu chuẩn 0,5kg/1 người/ngày, thì mỗi ngày phải cần 6 tấn lương thực! Trong lúc kho của sư đoàn chỉ còn 10 ngày ăn. Quân khu đã tăng cường khẩn cấp được 100 tấn lương thực. Toàn bộ lương thực chỉ đủ cho 1/3 thời gian chiến dịch theo dự kiến. Làm thế nào để có 250 tấn lương thực cho bộ đội ăn trong suốt thời gian chiến dịch nổ ra? Chỉ còn 3 ngày nữa quân ta nổ súng tấn công căn cứ Cấm Dơi. Quả là cấp bách, ngặt nghèo, tôi được Quân khu giao nhiệm vụ họp bàn với Thường vụ huyện Quế Sơn để huy động nhân dân Quế Sơn giúp sức. Sau khi nghe tôi trình bày mục đích, các đồng chí Hồ Hoa, Bí thư huyện ủy, Phan Như Lâm, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Tâm trong Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn có ý kiến ngay: “Khó thì khó thật, khó vô cùng! Nhưng cấp trên quan tâm đưa quân về giải phóng quê hương Quế Sơn của chúng ta, chúng tôi xin hết lòng lo lương thực cho bộ đội”. Và Huyện ủy Quế Sơn đã tạo được cử khẩu ở xã Phú Hương, Phú Diên (vùng đông Quế Sơn) thu hút lương thực từ Quảng Đà vào, đồng thời vận động nhân dân ăn khoai sắn, nhường gạo và bắp xay cho bộ đội. Với truyền thống quân dân cá nước nặng tình lâu nay, ngay từ khi sư đoàn 711 về Hiệp Đức, Hội phụ nữ, Hội nông dân vận động hội viên đóng góp sữa, thuốc rê và đường, bồi dưỡng cho thương binh, bệnh binh, tình cảm đó được thể hiện qua ca dao kháng chiến:

Tặng anh một gánh đường đen
Đường tình, đường nghĩa. đường quen từ đầu.

Tôi nhớ hồi đó chưa có công thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhưng cách vận động và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân chứng minh câu nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, chứng minh sự đúng đắn và sức mạnh của nhân dân là tuyệt vời, không có gì lay chuyển nổi.

Vậy là chỉ trong 3 ngày, huyện Quế Sơn, bằng sự dũng cảm và lòng nhiệt tình cách mạng, đã vận động nhân dân ủng hộ thu mua được hơn 200 tấn lương thực đưa về kho của sư đoàn. Riêng huyện Quế Sơn huy động được 57 tấn lương thực. Ngoài ra, bà con còn tự nguyện dở nhà, ván nằm, chặt cả chuối cây đang có trái để xây công sự, làm nắp hầm cho bộ đội và sẵn sàng phục vụ chiến đấu bất kể công việc gì được huy động, phân công.

Giai đoạn 3 của chiến dịch tiêu diệt căn cứ Cầm Dơi, phát triển đánh chiếm chi khu quận lị giải phóng thung lũng Quế Sơn đã được xác định. Bộ Tư lệnh sư đoàn hội nghị quán triệt tinh thần chiến đấu, kiểm tra binh khí kĩ thuật và hạ lệnh tấn công.

Trung đoàn 31 nhận nhiệm vụ tấn công hướng chủ yếu bằng 2 mũi, từ đông bắc đánh vào, đông nam đánh lên.

Trung đoàn 38 chia 3 mũi tấn công chủ yếu, hai mũi từ hướng tây đánh xuống, một mũi thọc sâu chia cắt giữa khu vực 1 và 2.

Trung đoàn 9 nhận nhiệm vụ cắt đường 105 đoạn từ Phước Đức đến An Xuân, đánh quân địch từ núi Quế lên cứu viện, diệt bọn phụ quân ở các ấp chiến lược trên trục đường 105, và tổ chức một mũi tiến công từ phía đông lên, để phối hợp cùng trung đoàn 31, trung đoàn 38 tiêu diệt căn cứ Cấm Dơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:42:53 pm »

Ngày 18/8/1972, các cỡ hỏa lực của sư đoàn, có cả pháo 130mm của Quân khu lần đầu xuất hiện trên chiến trường đồng bằng Khu 5 dồn dập trút bão lửa lên đầu kẻ thù. Căn cứ Cấm Dơi chìm trong biển lửa. 7 trận địa pháo của chúng từ núi Quế đến Tuần Dưỡng bị pháo ta kim chế đều câm họng. Các cánh quân vây lấn áp sát hàng rào cứ điểm.

Đến 1 giờ 15’ các mũi quân của 2 trung đoàn 31 và trung đoàn 38 đánh chiếm các khu vực được phân công. Ở hướng trung đoàn 38, 2 tiểu đoàn 7 và 8 bị xe tăng địch phản kích ác liệt, quân ta và quân địch chiến đấu giằng co, giành giật từng mép rào, từng mỏm đá cho đến sáng thì quân địch bị đẩy lùi và bị tiêu diệt.

Đến 8 giờ ngày 19/8, đài quân báo của sư đoàn nhận được tin, sư đoàn 3 của chúng từ núi Quế, tập trung 3 tiểu đoàn bộ binh, có 1 trung đoàn thiệt kị tiến lên cứu nguy cho Cấm dơi. Lập tức, sư đoàn cho thê đội dự bị của trung đoàn 9 đánh quân phản kích, các tiêu diệt 38, 31 tiếp tục tiến công dứt điểm Cấm Dơi. Trong đem 19/8. Trung đoàn 31 và trung đoàn 38 được pháo 130mm và hỏa tiễn B 72 có bộ điều khiến đã tìm diệt từng chiếc xe tăng, công sự của địch, hỗ trợ cho các đơn vị tấn công thuận lợi. Trên hướng trung đoàn 31, xạ thủ Nguyễn Kim Quy, bắn 2 phát B40 đã diệt 2 xe tăng địch. Hàng rào quanh cứ điểm Cấm Dơi đã mở, pháo ta cấp tập lần cuối 20 phút, quân địch đồn trú trong Cấm Dơi không chịu nổi sức công phá của pháo 130mm và tinh thần dũng mãnh của bộ đội ta, đã chống trả yếu ớt. các cánh quân ứng cứu giải tỏa của sư đoàn 3 ngụy đều bị trung đoàn 9 của ta chặn đánh. Pháo binh của chúng không phát huy được hiệu quả, bọn phản kích lui quân về điểm xuất phát. 13 giờ ngày 19/8, các mũi quân của trung đoàn 31, trung đoàn 38 đánh thẳng vào tung thâm. Lúc này, pháo từ hạm đội 7 của Mĩ bắn cấp tập từng hồi vào khu chiến Cấm Dơi. Pháo đài bay B52 rải bom dọc các triền núi. Mặt đất, vùng trời rung chuyển, có lúc tưởng chừng mọi vật như biến mất dưới sức tàn phá của bom đạn. Dựa vào hầm trú ẩn, công sự kiên cố bộ đội ta tránh không để thương vong. Qua đợt B52, lại đến bọn máy bay phản lực ùa đến quần đảo, nhào lộn gầm rú đến nhức óc, để bất ngờ một chiếc trực thăng liều mạng lao đến hạ cánh ngay tại chỗ có hỏa điểm màu đỏ làm hiệu. Chiếc trực thăng bốc tên trung đoàn trưởng, trung đoàn 5 ngụy Tôn Thất Lữ chạy thoát. Bộ đội cao xạ của ta nghe tiếng trực thăng đáp cánh, liền vọt lên khỏi công sự nhanh chóng xoay mâm pháo dương nòng tìm diệt thì chiếc trực thăng đã bay thoát ra khỏi tầm xạ kích.

Các mũi quân của ta lúc này tấn công mãnh liệt vào tung thâm căn cứ Cấm Dơi. Tiểu đoàn 8 của trung đoàn 31 xông lên, cho chiến sĩ cắm cờ trên sở chỉ huy trung đoàn 5 ngụy, bắt sống toàn bộ ban tham mưu của chúng. Đến 16 giờ, các cánh quân của ta chiếm lĩnh hoàn toàn căn cứ Cấm Dơi, bắt tù binh, thu vũ khí.

Cướp thời cơ quân địch đang hoang mang, rối loạn, hai mũi quân của trung đoàn 38 và trung đoàn 31 đánh thẳng vào quận lị Quế Sơn. Tiểu đoàn 9 và mũi quân của trung đoàn 38, tiểu đoàn 8 của trung đoàn 31 đánh vào, hai tiểu đoàn của trung đoàn 9 từ hướng đông nam đánh lên. Chỉ trong vòng 30 phút, các mũi quân của trung đoàn 38, trung đoàn 31 và trung đoàn 9 đã chiếm xong chi khu quận lị Quế Sơn tiêu diệt gọn bọn địch đồn trú ở đây. Bọn trung đoàn 6 ngụy “khăn gói” trên đoàn xe 25 chiếc định tháo chạy về chợ Đàn, liền bị tiểu đoàn 4, trung đoàn 9 đón sẵn diệt gọn, bắt sống tên thiếu tá pháo binh và bắn rơi 3 máy bay lên thẳng.

Hợp đồng với tiếng súng tấn công của bộ đội khu chiến Cấm Dơi, các lực lượng địa phương và nhân dân đã tiến công tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch từ cầu chợ Đụn, nằm trên đường huyện lộ Quế Sơn, vào đến phía tây cầu ông Triệu, huyện Thăng Bình.

Qua 2 ngày chiến đấu, sư đoàn 711 đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 3. 000 tên địch, tiêu diệt 7 tiểu đoàn gồm bộ binh, pháo binh, thiết kị, xe bọc thép và bọn bảo an, thu trên 500 súng, phá hủy 40 pháo, 70 xe các loại, thu 30 xe còn mới nguyên, trong đó có 12 xe tăng. Lực lượng vũ trang huyện Quế Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Dũng chỉ huy và bộ đội tỉnh quảng Nam do tỉnh đội trưởng Nguyễn Hoàn chỉ huy đón đánh quân địch tan rã từ vă cứ Cấm Dơi chạy xuống, bắt sống 450 tên.

Ngày 20/8/1972, thung lũng Quế Sơn sau 18 năm bị kẻ thù chiếm đóng, lần đầu tiên đã sạch bóng quân thù. Hơn 1 vạn đồng bào được giải phóng khỏi ách kèm kẹp của Mĩ - ngụy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 05:43:49 pm »

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu 5. Trước hết là nghệ thuật điều hành chiến dịch chặt chẽ, tài tình, nhịp nhàng, ăn khớp, phù hợp với khả năng sử dụng lực lượng 3 thứ quân trên một địa bàn khu chiến rộng. Vận dụng đúng chiến thuật phân tán, tập trung cơ động và tại chỗ linh hoạt, đánh tiêu diệt nhỏ căng kéo, tiêu hao rộng rãi, kèm chân, buộc địch bị động đánh theo cách đánh của ta và cuối cùng thực hành trận then chốt, để kết thúc chiến dịch giành thắng lợi trọn vẹn. Lực lượng quân địch hơn 1 sư đoàn hỗn hợp, có pháo binh, phi cơ, xe tăng chi viện một cách tối đa trong một cụm căn cứ phòng ngự mạnh, ở không không gian rộng, nhưng ta hơn hẳn địch về nhiều mặt như trên đã nói, nên đã giành chiến thắng trong một thời gian tương đối ngắn.

Với chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, trình độ kĩ chiến thuật của sư đoàn được nnag cao toàn diện, từ tiến công địch trên điểm cao, vận động tiến công tiêu diệt quân địch phản kích, hiệp đồng binh hỏa lực, từ vây lấn, đến đột phá tiến công tiêu diệt căn cứ phòng ngự vững chắc của địch, phục lót, bao vây chặt, truy diệt địch và đón bọn tháo chạy, tiến công mãnh liệt, cơ động nhanh, giải quyết triệt để các mục tiêu của chiến dịch đề ra.

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, với sự xuất hiện bất ngờ đầu tiên của pháo 130mm, hoả tiển B 72 có điều khiến, có sức công phá mạnh các loại công sự kiên cố của địch. Ngoài hiệu quả tiêu diệt địch, còn làm cho địch từ lâu tin tưởng vào trang bị kĩ thuật và hệ thống hầm ngầm công sự vững chắc, cho là an toàn, nay bị đánh tơi tả, chúng đã trở nên hoang mang cực độ, dẫn đến tâm lí thất bại trong chiến đấu và bị động đối phó trong chiến lược, chiến thuật sau nầy.

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, là một đòn đánh đau vào quân ngụy, khi quân Mĩ còn ở miền Nam hà hơi tiếp sức và đỡ đòn cho chúng, nhnng vẫn không cứu nguy nỗi trước sức tấn công như vũ bão của quân giải phóng.

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, xét về hiệu năng chiến đấu, về hiệu quả chiến thuật của các nhà chỉ huy, về mục đích chọn trận then chốt chiến dịch trong hè thu 1972, là hoàn toàn đúng đắn, mang tính sáng tạo, hiểu rõ thế và lực của ta, chỗ yếu chỗ mạnh của kẻ địch, nên ra quân là tất thắng, làm chủ chiến trường. Một điều quan trọng trong chiến thuật Câm Dơi, đó là sư đoàn được đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu trực tiếp chỉ huy điều hành từng bước đi, từng thời khắc của chiến dịch và huy động phần lớn các cơ quan Quân khu phục vụ cho chiến dịch, đem đến thắng lợi toàn diện như trong dự kiến của sư đoàn.

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế Sơn, còn là chiến thắng của lòng dũng cảm vô song của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 711 và tinh thần hợp đồng chiến đấu của bộ đội địa phương huyện Quế Sơn và tỉnh Quảng Nam. Sự hợp đồng linh hoạt, nhạy bén, hỗ trợ chia lửa trên toàn mặt trận, đẩy bọn địch vào thế bị động, xoay xở đối phó, để rồi chuốc lấy thất bại. ở chiến trường Quảng Nam, cũng như Quế Sơn, từ các đồng chí chỉ huy đến bộ đội đều nắm rõ đường đi nước bước, hang ổ, kể cả âm mưu thủ đoạn nống lấn, chà xát hằng ngày của bọn địch, đây là ưu thế và lợi thế của lực lượng vũ trang của ta chủ động trong đối phó cũng như đánh địch bất kì trong tình huống nào. Khi chiến dịch mở ra, lực lượng nhân dân tại chỗ đã đóng góp rất lớn cho chiến thắng vang dội này.

Chiến thắng Cấm Dơi - Quế sơn, còn thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và sức chịu đựng hi sinh gian khổ của các tầng lớp nhân dân Quế Sơn. Vốn là vùng đất nghèo, quanh năm sống nhờ khoai sắn, rau màu là chính, trong kháng chiến chống Pháp là vùng tự do, nơi có nhiều cơ quan tỉnh, huyện ở trong nhà dân làm việc và bộ đội địa phương đóng quân tập luyện. Từ năm 1954, sau ngày hòa bình, Quế Sơn là một trong những nơi bị địch đánh phá tàn khốc nhất, nhiều cơ sở bị vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên ở lại bị bắt cầm tù, bị tra tấn dã man, nhiều gia đình li tán một số tổ chức phản động như quốc dân đảng ngóc đầu dậy tiếp tay cho Mĩ - ngụy đe dọa cuộc sống nhân dân. Nhưng nơi đây là vùng đất có truyền thống cách mạng, nhân dân Quế Sơn không hề nao núng, luôn hướng về Đảng, Bác Hồ, tỏ rõ tấm lòng thủy chung son sắt. Khi chiến dịch nổ ra. Bà con đã không tiếc tài sản và cả tính mạng của mình, dù thiếu đói, bom đạn ác liệt, vẫn ngày đêm phục vụ chiến đấu, khi được thông báo, là nhận đi tải thương, gùi súng đạn, đào hầm hào, công sự, che dấu, bảo vệ bộ đội khi về làng trú quân. Ở các bệnh xá, lúc nào cũng sẵn sàng có người lo cơm nước, chăm sóc thương binh hết lòng. Trong khi đó, nhà cửa bị quân thù hủy diệt vẫn làm công việc được giao, để cùng với bộ đội giành chiến thắng trọn vẹn trong chiến dịch Hè Thu 1972. Có những tấm gương khó quên, như gia đình đồng chí Lê Xuân ở Sơn Thành, cả nhà đều làm trinh sát giúp sư đoàn nghiên cứu chiến trường, trận địa đánh địch nưh nói ở trên.

Thất bại của quân ngụy ở Cấm Dơi - Quế Sơn đã được đài VOA (Đài tiếng nói Hoa Kì) ngày 21/8/1972 bình luận: “Mất Quế Sơn, một chi khu quận lị có căn cứ Cấm Dơi được bố trí mạnh bậc nhất ở miền Nam, chứng tỏ quân đội Việt Nam cộng hòa (chỉ quân đội ngụy) không đủ sức đương đầu với Cộng sản ở miền Nam”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM