Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:51:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90130 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:06:48 pm »

ĐẤT CHUYỂN

Một tuần sau khi tôi về nhà, được cha và các anh chị chăm sóc hết lòng. Sức trai trẻ như thân cây đương thì được tưới nước, bón phân là lá cành thắm xanh, xum xê nảy nở. Tôi theo cha ra lò đường cùng anh em lao động. Tại đây tôi gặp anh Ngô Sen ở làng Phương Trì sang làm thợ rót đường cho cha tôi. Làng Phương Trì cách làng tôi chừng năm cây số. Đây là nơi có chi bộ Đảng được thành lập sớm của huyện Quế Sơn, mặc dù các anh Vũ Trọng Hoàng và một số đồng chí lãnh đạo khác bị địch bắt, nhưng phong trào ở đây vẫn được duy trì do Đảng đã bám rễ trong dân. Đầu năm 1942, anh Võ Chí Công (sau này là UVBCTTW Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cố vấn BCH Trung ương Đảng) và anh Nguyễn Sắc Kim về đây hoạt động chắp nối duy trì phong trào.

Anh Ngô Sen là người được tổ chức giao, móc nối với tôi nhưng tôi lại khong biết. Đến bây giờ tôi đã 75 tuổi rồi nne thường nghĩ về quá khứ. Đôi khi tôi tự hỏi: “Không biết có phải những người hoạt động cách mạng thời đó họ chung một dòng máu “yêu nước” hay sao mà linh cảm của tôi với anh Ngô Sen dễ gắn kết với nhau như vậy?”. Tôi kể chuyện về anh Ngô Thanh Tuần bị bọn thằng Banh, thằng Nho đánh dập phổi, anh đã hi sinh trong nhà lao Hội An, để lại tấm gương bất khuất cho tù chính trị noi theo. Anh Ngô Sen nghe, nước mắt tuôn trào. Tôi có biết đâu, anh Tuần chính là anh em của anh Ngô Sen. Rồi tôi đọc thơ Tố Hữu cho anh nghe:

… Dù phải chết, chết một đời trai trẻ
Liệm thân tàn bằng một mảnh chiếu con
Rồi chôn xương rục thối dưới chân cầu
Hay phơi xác cho một dàn quạ rỉa
… Bao khổ ấy thôi còn chi nói nữa
Bạn đời ơi! Ta đã hiểu nhau rồi!
Nếu mai đây có chết một thân tôi
Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão…


Từ đó tôi và anh Ngô Sen gắn bó với nhau hơn. Vào một buổi tối vãn người trong lò nấu đường, anh hỏi tôi:

- Cậu là co nhà khá giả sao cậu không lo ăn học để mai sau có địa vị cao sang lại đi ca ngợi người làm cách mạng, ca ngợi cảnh khổ của dân, không sợ chính quyền bắt nữa sao?

Tôi cười, nói với anh:

- Bị ghép vào thành phần chính trị phạm, tôi còn sợ gì?Tôi còn nhỏ tuổi, nên bọn chúng thả về, chứ như bạn bè tôi bị đày Buôn Mê Thuộc, người bị khổ sai Lao Bảo, Côn Lôn chết sống không biết ngày về, chuyện gì tôi phải sợ bọn “lục lâm” ở đây.

Dường như anh Ngô Sen hỏi là để ướm thử lòng tôi. Khi nghe tôi trả lời dứt khoát như vậy, anh Ngô Sen mới nói tiếp:

- Nếu có người trong tổ chức muốn liên lạc với cậu, cậu có dám gặp họ không?

Tôi trả lời:

- Trước khi tôi về, anh Vũ Trọng Hòa (sau này là Phó Ban tổ chức TW Đảng, phụ trách miền Trung, anh qua đời năm 1998) có dặn tôi, về địa phương có điều kiện thì nên bắt liên lạc tiếp tục hoạt động cho cách mạng. Anh Hoàng nói, chắc mấy ảnh bị tù lâu và sẽ bị đày đi xa, nhưg mấy ảnh vẫn lạc quan với cách mạng, tin tưởng có ngày gặp lại tôi. Anh Hoàng còn nói chắc với tôi, về quê ảnh ở làng Phương Trì là sẽ liên lạc được với cách mạng. Thế nhưng tôi mới về, lại bị sự quản thúc của bọn “lục lâm” ở đây, chưa đi mô được.

Nghe tôi tỏ bày gan ruột, anh Ngô Sen thân mật vỗ vai tôi nói nhỏ một mình tôi nghe:

- Nếu cậu có quyết tâm như vậy thì tôi cũng quyết tâm giúp cậu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:09:40 pm »

Hai ngày sau thời tiết đổ mưa. Đang mùa ẩm ướt, lò đường thiếu bỗi đót, không phơi iđược mía. Anh Ngô Sen gặp tôi nói:

- Trời mưa to quá! Tôi có ý định xin ông cụ (tức cha tôi) nghỉ mấy ngày, nhân dịp này cậu có đi thì đi với tôi. Chuyến đi này may ra cậu có thể gặp được người mà cậu cần đến.

Chiều hôm đó tôi ra báo với hương kiểm:

- Tối nay tôi sang làng Phương Trì rước thợ nấu đường cho cha tôi. Tôi đến báo và xin ông chấp thuận.

Hương kiểm nhìn tôi, cái nhìn của một người có chức trong làng:

- Bên Phương Trì Việt Nam Cộng sản nhiều lắm đó. Cậu đi ở lại một đêm, sáng mai về sớm. Rước thợ không được cũng phải về, không được ở lại đêm thứ hai.

- Tôi hứa làm theo quy định của làng.

Tôi và anh Ngô Sen về đến nhà anh thì tời đã nhá nhem. Anh bảo tôi ngồi ở nhà chờ, đừng đi đâu, đợi anh một lát. Anh Ngô Sen đi chừng bếp nhóm trấu(1) anh về nói với tôi:

- Trăng tuất rốt(2) đêm nay tôi đưa cậu đi gặp người của tổ chức.

Nói rồi anh đi làm nhiệm vụ cảnh giới. Đúng hẹn, anh Ngô Sen dẫn tôi giữa đám mía gặp một người trạc 25 tuổi, anh Ngô Sen giới thiệu:

- Đây là anh Nguyễn Sắc Kim - người cậu cần gặp (Anh Nguyễn Sắc Kim lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, sau này tôi mới biết).

Tôi mừng như bắt được vàng, tay tôi run lên khi anh Kim đưa tay nắm tay tôi. Anh Nguyễn Sắc Kim là người bị mật thám thực dân truy nã và có ảnh dán khắp các giỏ làng(3).
Dưới bóng trăng tờ mờ, tôi nhìn anh Nguyễn Sắc kim không nháy mắt. Anh Kim kéo tay tôi ngồi xuống nói:

- Các đồng chí đã biết tôi rồi, tôi không cần giới thiệu chi hỉ? Tôi được phân công đứng chân hoạt động vùng này, nghe nói anh em được ra tù, tôi phân công anh Ngô Sen tiếp cận liên lạc. Hỏi thiệt đồng chí, anh em mình sau khi trở về có ai dám hoạt động nữa không?

- Về 3 anh kia (3 người bạn cùng làng và cũng ở tù với tôi) thì anh để tôi nắm lại, còn tôi thì sẵn sàng!

Lúc còn ở nhà lao, tôi nghe anh em tù chính trị nói về anh nhưng chưa gặp, chỉ hôm nhìn ảnh của anh dán ở giỏ làng nay gặp mới biết. Rồi tôi kể lại cho anh Kim nghe phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của anh em chính trị phạm ở nhà lao Hội An, mặc dù địch khủng bố nhưng tinh thần anh em rất vững vàng!

Nghe tôi kể rành mạch, anh Nguyễn Sắc kim nắm tay tôi nói:

- Đồng chí còn trẻ mà đã vượt qua được những thử thách cay nghiệt của nhà tù thực dân, tinh thần ấy đáng khen lắm, tôi được cấp trên phân công gặp đồng chí và giao nhiệm vụ cho đồng chí, đồng chí có phân vân điều gì không?

- Dạ thưa anh, em xin chấp hành nhiệm vụ được phân công và mong được công tác.

Anh nói tiếp:

- Tôi tực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí từ nay tiếp tục hoạt động. Trước mắt, là đồng chí lựa chọn một số người tốt kết nạp họ vào tổ chức chuẩn bị thành lập mặt trận Việt Minh va các đàon thể Cứu quốc (Thanh niên phản đế trước đây, nay đổi thành Thanh niên cứu quốc). Từ nay anh Ngô Sen là đầu mối liên lạc, vừa tiế nhận hiệu quả công tác của đồng chí báo cáo, vừa truyền đạt nhiệm vụ với đồng chí, anh ấy là người phụ trách trực tiếp đồng chí đó.


(1), (2) Nhóm trấu là giờ trăng Mồng tám mọc: Mồng tám nhóm trấu, Mồng hín nín canh. Hai mươi tuất rốt. Hai mốt nửa đêm. Giờ đồng hồ ở nông thôn thời đó.
(3) Giở làng: là trạm canh gác bảo vệ an ninh ban đêm ở các làng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:11:44 pm »

Thế là mong muốn của tôi đã trở thành hiện thực, tôi đã gặp được tổ chức và đã nhận công tác hoạt động trở lại. Sáng hôm sau tôi trở về nhà lòng khoan khoái lạ thường, tối tôi ra giở làng ngủ để tránh sự theo dõi của hương lí trong lang. Tôi lần lượt liên lạc và móc nối hai anh Nguyễn Xuân Vĩnh và Phạm Cai và giao nhiệm vụ cho hai người phát triển lực lượng thanh niên để kết nạp họ vào hàng ngũ Thanh niên cứu quốc (lúc này các hội đoàn thanh niên, phụ nữ, nông dân, lão thành đều đội tên là Hội cứu quốc). Trong lúc đó, anh Phạm Phổ tìm bắt lại với cách mạng ở huyện Duy Xuyên hoạt động trở lại. Anh về trao đổi ới tôi và đưa tôi 20 vé xổ số gây quỹ cho Việt Minh. Tôi mừng trong lòng vì anh em đều trở lại con đường hoạt động yêu nước. Tôi không dấu, đành nói thật với anh Phạm Phổ và đề nghị anh Phổ nhận công tác tôi giao. Anh đồng ý và trở lại nghề thợ may để kiếm sống nuôi gia đình, vừa tạo địa điểm liên lạc cho tổ. Đến tháng 4/1943, mỗi hội và đoàn thể chúng tôi tổ chức được 10 hội viên. Cùng trong thời gian này phong trào cách mạng ở Quế Sơn lại bị vỡ, địch phát hiện được cơ sở của ta, nhiều tổ chức Đảng trong tỉnh và huyện Quế Sơn bị địch đánh phá và bắt bớ khủug bố trên diện rộng. So với lần trước, thì lần này bị tổn thất của Đảng ở Quảng Nam lớn hơn. Anh Ngô Sen cũng bị bắt trong đợt này, bị mật thám đánh chết đi sống lại tại nhà, nhưng không hề khai báo, giữ vững khí tiết, giữ bí mật của Đảng, nhờ vậy tôi thoát được cảnh bị địch bắt lần thứ hai và hoàn thành nhiệm vụ phát triển lực lượng cơ sở, chuẩn bị thực lực cho làng Hương Quế tham gia khởi nghĩa.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, tình hình thế giới và trong nước diễn biến mau lẹ có lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân phát xít Hitle ra khỏi đất nước và đang tiến quân giải phóng các nướcĐông Âu. Nước Ý phát xít đã đầu hàng, quân đội Anh Mỹ đổ bộ lên đất Pháp, chính phủ Pê-Tanh tay sai của Hitle sụp đổ. Cao trào cách mạng trong nước ta dâng lên cuồn cuộn. Thế lực Việt Minh lớn mạnh, tình hình đó đã tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy cao trào cách mạng trong tỉnh và của huyện Quế Sơn.

Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm đảo chánh Pháp chiếm quyền thống trị ở Đông Dương.

Ngày 12/3/1945, tỉnh ủy Quảng Nam nhận được chỉ thị của Trung Ương: Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản chỉ thị khẳng định tình hình cách mạng của cả nước đang ở vào thời điểm tiền khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước ra đời, hiệu triệu n cả nước đứng lên. Ở Quang Nam, các tổ chức Đảng bộ, tổ chức quần chúng phát triển các đội tự vệ khẩn trương huấn luyện quân sự, sắm sửa rèn đúc vũ khí, sẵn sàng đón thời cơ khởi nghĩa, gấp rút xây dựng căn cứ địa ở nhiều địa phương. Huyện Quế Sơn có chiến khu Trung Phước nối liền với dãy Thiên Sơn, Hiên, Giằng, Trà Mi, Phước Sơn, Tiên Phước, Đại Lộc…

Cuối tháng 3/1945, anh Phạm Đình Trọng ở nhà lao Phú Bài về giao nhiệm vụ cho tôi chuẩn bị đón đưa một vị khách đặc biệt về Quảng ngãi đi qua địa phận làng Hương Quế, đó là Tướng Nugyễn Chánh (sau Cách mạng 1945, anh Chánh là Ủy trưởng quốc phòng Trung bộ). Đúng thời gian và ám hiệu, tôi ra chợ Mộc Bài, thấy một người đàn ông tầm thước, tay cầm chiếc mũ phớt lật ngửa. Nhật được ám hiệu, tôi đến đưa anh khoản kinh phí cần thiết và lo cho anh lên ga Phước Chỉ để về Quảng Ngãi an toàn. Tiếp đó anh Vũ Trọng Hoàng ở nhà lao Thừa Phủ về, vào thẳng nhà tôi giao thêm nhiệm vụ tổ chức quần chúng chuẩn bị cho khởi nghĩa và anh nói rõ: chiến khu Cao - Bắc - Lạng đã thành lập và một số tỉnh đã được giải phóng. Khoảng tháng  4, anh Phạm Ngọc Trình ở nhà lao Buôn Ma Thuột ra. Khi về anh cũng tới gặp tôi bàn ngay việc thành công lực lượng của làng Hương Quế.

Tháng 7/1945, phong trào cách mạng ở làng Hương Quế quê tôi phát triển sôi nổi gần như công khai. Bọn quan lại hào lí còn đó, nhưng chúng chẳng làm gì được và chúng có  nói cũng không ai nghe, nhân dân chỉ nghe và chấp hành những người đại diện của cách mạng. Sôi nổi nhất là phong trào truyền bá quốc ngữ, học bình dân. Ban đêm đường làng rực ánh đèn, ánh đuốc đi học văn hóa, từ 21 giờ đến nửa đêm học quân sự. Những thanh niên tiêu biểu được chọn đi đến một nơi kín đáo để tập quân sự. Giáo viên dạy quân sự là ông Quản Nghi (cha anh Trần Nghi). Những động tác quân sự do ông Quản Nghi dạy là mang súng, bồng súng, nghiêm nghỉ, sua đó là học võ thuật di chuyển, đánh côn, chủ yếu những thế tấn công đối phương. Khí cụ dể  học lúc này là thanh tre giả kiếm, đẽo gỗ làm côn. Vào thời gian đó, mỗi xóm của làng Hương Quế đã có tiểu đội tự vệ được huấn luyện vững vàng. Phong trào chuẩn bị bạo động khởi nghĩa dâng lên như thác trào bão cuốn trong lòng dân. Ở mỗi thôn đều có ban khởi nghĩa thôn. Ban khởi nghĩa làng Hương Quế gồm: NguyễnVăn Hiền, Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Xuân Vĩnh, Phạm Cai, Nguyễn Quế, Trần Huy, Nguyễn Cừu, Nguyễn Biện…
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 06:36:47 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:14:22 pm »

Ngày 17/8/1945, Ban khởi nghĩa tập hợp tại đình làng Hương Quế, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Quế, Nguyễn Huy Chương chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng tự vệ và lực lượng các đoàn thể quần chúng lập thành đội ngũ hùng hậu, băng đỏ, cờ đỏ sao vàng kéo qua ngã ba Hương An, hội tụ cùng lực lượng của 20 làng trong tổng Xuân Phú, từ ngã ba Phước Chỉ thẳng lên gò Đồng Mặc, dừng chân tại chợ Đàng, gần huyện lị Quế Sơn. Lực lượng khởi nghĩa làng Mông Lãnh đến cống 3 bị bọn Nhật ở Quảng Ngãi đi ra, chúng thấy đông người hốt hoảng xả súng bắn vào đoàn quân khởi nghĩa giết chết anh Lê Phiên. Máu khởi nghĩa đã đổ rồi! Tất cả những người đi khởi nghĩa hô vang khẩu hiệu “Đả đảo phát xít Nhật”, “Đả đảo thực dân Pháp”, “Cách mạng muôn năm và hát vang bài ca diệt phát xít trấn áp bọn giặc Nhật và tiếp tục tiến về huyện Quế Sơn. Lúc đó lực lượng của tổng An Mĩ, tổng Xuân Mĩ đang hợp đồng cùng lực lượng của tổng Trung Lộc dang vượt đèo Le sang tổng Thuận An từ phía tây tràn xuống, về huyện đường Quế Sơn. Đúng 6 giờ ngày18//8/1945, lực lượng tự vệ và quần chúng của 5 tổng thuộc Quế Sơn có mặt trước huyện đường. Anh Lê Thành Hậu, đảng viên, người làng Trà Đình, được Ủy ban khởi nghĩa huyện Quế Sơn cử mang tối hậu thư trao cho tri huyện Nguyễn Khắc Văn, buộc y giao ấn tín và chính quyền huyện cho Ủy ban khởi nghĩa huyện Quế Sơn. Tri huyện Nguyễn Khắc Văn do dự, đề nghị ta cho y thời gian để y xin ý kiến cấp trên. Nhưng thủ lĩnh thanh niên Lương Châu (cháu lương y Lương Trọng Hối) tuyên bố bàn giao toàn bộ  lực lượng thanh niên của huyện cho Ủy ban Cách mạng khởi nghĩa huyện Quế Sơn. Tri huyện Nguyễn Khắc Văn buộc phải trao “ấn tín” cho Ủy ban khởi nghĩa. Đại diện Ủy ban khởi nghĩa huyện Quế Sơn, đồng chí Đỗ Quang đại diện chính quyền cách mạng huyện Quế Sơn tiếp nhận sự bàn giao và tuyên bố thành lập UBNDCM lâm thời huyện. UBNDCMLT huyện đã cử đồng chí Đỗ Quang làm chủ tịch UBNDCMLT đầu tiên của huyện Quế Sơn. Đỉnh lũ của lòng dân được Đảng hướng dòng thành cao trào khởi nghĩa, đã giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Đó là kết quả rực rỡ của một quá trình đấu tranh kiên cường bền bỉ, nó là kết quả của một phong trào cách mạng đúng đắn do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đoàn người đi khởi nghĩa của 5 tổng được lệnh trở về điểm xuất phát. Xế trưa ngày 18/8/1945, một cơn mưa như “cầm chỉnh đổ” trút xuống ngập đồng. Đoàn người lúc đi khô ráo, khi trở về ướt sũng, lạnh cóng, bụng đói cồn cào. Nhưng không vì thế mà khí thế khởi nghĩa long trời lở đất đó giảm đi nhiệt huyết. Đoàn người từ huyện về, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa làng Hương Quế, chia nhau xuông từng thôn xóm thông báo thắng lợi và vận động nhân dân sáng ngày 19/8 ra tại đình làng dự mitting. Suốt đêm 18/8, đường làng sáng rực ánh đuốc. Sáng ra,đình làng Hương Quế vang động tiêng trông rung chuyển nóc đình thúc giục bước chân nam nữ thanh niên, nam phu, lão ấu đến dự lễ. Cuộc metting  bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Lần đầu tiên có chuyện lạ, là dân chúng cả làng tụ về nghe chuyện cách mạng do Việt Minh lãnh đạo. Nhà có 3 người thì đi 2 người, nhà có 8 người thì đi 7 người. Tôi được Ủy ban khởi nghĩa của làng Hương Quế cử phát biểu trước dân, thông báo thắng lợi của khởi nghĩa Mùa Thu, chính quyền thực dân từ làng xã, tổng huyện nay không còn nữa. Yêu cầu đồng bào sáng suốt bầu chọn người đại diện để thành lập chính quyền mới bằng cách biểu quyết giơ tay. Tôi được đại biểu nhân dân Hương Quế đề cử chức Chủ tịch UBNDCM lâm thời làng Hương Quế. Nguyễn Cừu, phó chủ tịch, Phạm Đình Long thư kí, đồng chí Nguyễn Thưng và Nguyễn Đình Bản phụ trách quân sự. Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời có phó chủ tịch và các ủy viên, thư kí, tuyên truyền, tài chính, giao thông, công chánh, trinh sát an ninh(1). Sau đó UBNDCM lâm thời làng Hương Quế tiến hành tiếp nhận sổ bộ điền thổ, đinh bạ, địa bạ và tài sản do lí trưởng và ngũ hương bàn giao; tiến hành quân cấp công điền, công thổ cho dân nghèo, không phân  biệt ngụ cư hay chánh quán; bãi bỏ thuế thân, thuế đò, thuế chợ; cấm hút thuốc phiện, đánh bạc, nấu rượu; tiến hành tổ chức lực lượng vũ trang đủ mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng; tổ chức Mặt trận Việt Nam, các đoàn thể, sử dụng đình làng làm trụ sở chính quyền va các đoàn thể, mời các thân hào, nhân sĩ và thu nhận một số hương lí tiến bộ làm việc cho chính quyền cách mạng; thành lập quỹ tài chính cách mạng(2). Và khai giảng năm học mới kịp thời.

Cuộc biểu dương lực lượng quần chúng chào mừng khởi nghĩa cách mạng Tháng tám thành công của nhân dân Hương Quế ghi dấu ấn trong lòng mọi người. cuộc đổi đời không tưởng tượng đó đã đánh thức mọi tâm hồn mọi người đứng dậy, cùng hòa nhập trong đại gia đình dân tộc. Bà con đồng lòng chung sức xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ, đẩy mạnh sản xuất, phát hoang tận dụng đất đai trồng các loại rau màu, cây đậu để cứu đói và chi viện cho các địa phương khác. Ngũ hương trong làng vì muốn lập công, nên họ làm việc rất tích cực theo sự phân công của chính quyền cách mạng.

Cách mạng đổi đời, lòng người cởi mở. Quá khứ bỏ qua, mọi người trong làng bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, ra đường ai cũng ngẩng mặt thân tình chào hỏi, không khép nép âu lo như trước nữa. Có thể nói, trải qua hàng thê kỉ sống trong chế độ thực dân, cường hào đè đầu cưỡi cổ nhân dân Hương Quế, Quế Sơn đã đứng lên làm cách mạng, giải phóng quê hương. Người dân trước đây không có ruộng có nương phải ở ngụ, làm thuê cả đời lam lũ, bỗng chốc trở thành củ nhân của ruộng vườn, điền thổ cây trái. Thuế đinh là một thoại thuế dã man tồi tệ nhất của chế độ thực dân phong kiến đã được xóa bỏ. Những thửa đất hoang phế của ngày xưa giờ đã xanh lên khoai sắn, rau màu, toàn dân thực hiện lời dạy của Cụ Hồ, diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm bằng công sức của mình.

Đối với tôi, cách mạng Tháng 8 quả là cuộc đổi đời, tôi từ một người  còn “đầu xanh tuổi trẻ” cùng và bà con đồng bào mình sống trong nô lệ, trở thành người làm chủ, từ người tù chính trị trong vòng kèm kẹp, tra tấn của kẻ thù, trở thành người cán bộ cách mạng, được lăn lộn, hòa mình với đồng bào, đồng chí ngay trên quê hương mình, nỗi vui mừng không thể nào nói hết được. Tôi hiểu rằng con đường giải phóng dân tộc, con đường kháng chiến còn dài, còn gian khổ, nhưng nhất định đến ngày thắng lợi huy hoàng.


(1) Chủ tịch UBNDCMLT Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Cừu, phó chủ tịch, Phạm Đình Long ủy viên thư kí, Trần Huy ủy viên an ninh (trinh sát), Phạm Đình Hiến ủy viên tài chính, Phạm Cai giao thông công chánh, Nguyễn Văn Hiền giáo dục tuyên truyền…
(2) Ban quân cấp: Nguyễn Hữu (Cửu Phu) trưởng ban; Phạm Khắc Cừ (lí trưởng cũ) phó ban; Phạm Thắm (Hương bộ) là cha Phạm Ngọc Trình; Phạm Chúng (hương bộ) ủy viên; và đại diện nhân dân từng xóm.
Mặt trận Việt Minh: Nguyễn Quế, Nguyễn Xuân Vĩnh, chủ tịch và phó chủ tịch, các đoan thể Thanh niên, Phụ nữ, Nhân dân, Lão thành… Lúc này làng Hương Quế có 1 trường 2 lớp học. Lớp 5 là lớp Đồng ấu và lớp dự bị.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:06:01 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:18:31 pm »

CHƯƠNG II

NGÀY MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG

Cách mạng Tháng 8 thành công, đỉnh lũ của lòng dâng tràn bờ. Chính quyền công nông non trẻ đứng trước những khó khăn vô cùng và thử thách quyết liệt.

Ở miền Bắc nạn đói còn hoành hành, do sự cướp phá, vơ vét của giặc Pháp và Nhật, do vỡ đê mất mùa năm 1945 hai triệu người chết đói, sức dân cùng kiệt. Trước những khó khăn dồn dập đó, quân Tưởng Giới Thạch lại tràn vào nước ta, kéo theo bọn tay sai phá hoại, lật đổ - bọn tàn quân Pháp trước đây chạy sang Trung Quốc trốn tránh quân Nhật, nay trở lại đán chiếm một số vùng ở biên giới. Ở miền Nam, quân đội Anh mượn tiếng giải giáp quân Nhật mở đường cho quân đội Pháp cướp lại nước ta. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sau khi có quân viện từ Pháp sang, chúng mở rộng địa bàn lấn chiếm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Trước tình hình đó, ngày 26 tháng 9 năm 1945, qua đài phát thanh, Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng kháng chiến chống Pháp. Đáp lời kêu gọi của Bác, quân và dân Mam Bộ kiên quyết nổ súng đánh trả quân Pháp, thực hiện quyền dân tộc bị áp bức đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Khi nhận được tin này, nhân dân và tự vệ làng Hương Quế tổ chức mitting ủng hộ nhân dân Nam Bộ đánh Pháp. Cuộc mitting biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượn, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo thực dân Pháp”, đồng ca bài “Cùng nhau đi hồng binh”, “Diệt phát xít”. Tiếng ca hùng tráng vang lên xao động cả một vùng quê. Sau hai bài hành khúc đó, anh em lực lượng tự vệ Hương Quế đồng ca bài “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, một bài ca mang hồn sông núi thiêng liêng làm rung cảm lòng tôi đến như vậy. Từ ngày khởi nghĩa giành hành quân về tay nhân dân đến nay, người dân quê tôi ai cũng được hưởng quyền lợi của chế độ mới. Khí thế hăng hái sục sôi như ngày khởi nghĩa. Sau diễu hành, anh chị em thanh niên tỏa về các thôn xóm cắt khẩu hiệu, dán băng rôn. Khẩu hiệu thì cắt bằng giấy ngũ sắc, băng rôn thì dùng tấm vải ta ngang năm tấc, dài tám hay mười mét, hay lấy tấm buồm ghe rọc ra dán khẩu hiệu căng lên làm cổng chào, cổng chợ, kết hoa treo đèn. Đền lúc này được thắp bằng dầu phụng, dầu rái, hãn hữu mới có dầu hỏa. Thế nhưng ban đêm cổng làng sáng rực ánh đèn.

Tháng 10 năm 1945, cán bộ chính quyền làng Hương Quế quê tôi vui mừng học tâp thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời thư của Bác gần gũi thân thiết. Bác dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ, từ toàn quốc đến  các làng đều là đầy tớ trung thành của nhân dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời dưới quyền thống trị của Pháp - Nhật. Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”. Trong thư Bác còn dặn: “Những iệc gì đã trót sai rồi phải hết sức sửa chữa. Vì lợi ích của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà… chúng ta phải ghi sâu những từ công minh chính trực vào lòng. Mong các bạn tiến bộ”. Từ dấy Chính quyền làng Hương Quế được củng cố, phát triển một bước về chất trong nhiệm vụ phục vụ nhân dân, gây được niềm tin yêu, đoàn kết trong thôn xóm. Cũng từ sau cuộc mitting ủng hộ đồng bào Nam Bộ, vấn đề mổi lên của làng Hương Quế lúc này là học tập và huấn luyện quân sự. Các lực lượng Thanh niên, phụ nữ, nông dân, lão thành, thiếu nhi được tập hượp và sinh hoạt theo đoàn thể. Việt Minh kêu gọi nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị tự nguyện tham gia vào hàng ngũ “Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam” tức là (Hội Liên Việt). Đảng Cộng sản hướng mục đích của họ vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và phú cường. Mọi người dân trong làng Hương Quế từ đó có đoàn thể để hội họp, học tập, phát triển và hiến kế, để chính sách của Đảng và chính quyền cách mạng đi sâu vào đời sống nhân dân. Bốn chữ nam nữ bình đẳng được giới phụ nữ trong làng phát huy mạnh mẽ nhất. Không một cuộc họp nào thiếu văng chị em, tình nghĩa làng xóm được thắt chặt, những tập tục lạc hậu trong cưới hỏi, ma chay, không phù họp với hoàn cảnh kinh tế của nhân dân bị xóa bỏ. Phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ trong thanh thiếu niên từ 10 tuổi trở lên được vận động đi học. Khẩu hiệu lúc này là Diệt giặc đói và giặc dốt được chăng dán ở khắp đầu làng, cuối xóm. Phong trào liên tục được kiểm tra ở những nơi công cộng như chợ búa, hội họp. Người mới học thì phải đọc suông bảng chữ cái, người học lâu phải đọc thông bản chữ ghép, tức là vần đôi, mới được vào chợ, hay đi xem hát bội. Chính công tác này đã giúp cho việc họ trong dân được đà phát triển. Phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp, các nghề trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ dệt lụa, các dịch vụ nghề rèn, nghề mộc được khôi phục. Tôi hình dung như một “công trường” sản xuất ngành nghè từ tỉnh tới huyện và đến làng tôi như lan tỏa sức sống tấp nập. Còn phong trào “hũ gạo đồng tâm tiết kiệm”, “hũ gạo nuôi quân” được phát động thành nề nếp trong dân: hũ gạo tiết kiệm là 10 ngày, gia đình nghỉ ăn một bữa lấy gạo bỏ vào hũ; hũ gạo nuôi quân là mỗi bữa cơm, người đong gạo tự hốt bỏ vào hũ một nắm, đến 20 ngày sau, hai hũ gạo được trút ra, chủ nhà tự giác đông đếm từng hũ được bao nhiêu gạo thì ghi vào sổ và đổ gạo đó ra ăn; cứ như thế xoay vần, để khi cán bộ đến thu giở sổ biết số lượng mà đóng. Việc làm đó, người thu cũng như chủ nhà đều tự giác. Gạo tiết kiệm dùng để cứu đói đồng bào ở vùng thiên tai, còn gạo nuôi quân đưa về lực lượng tự vệ của làng. Trong thời gian này, "Phong trào đời sống mới, phong trào người Việt Nam mới” ra đời đẩy lùi tệ nạn trọng nam khinh nữ, ăn sâu vào đời sống của các tầng lớp nhân dân từ bao đời nay được xóa bỏ. Tôi còn nhớ bài hát: “Đời sống mới mới mới, cái chi cũng mới mới mới, người Việt Nam ta vẫy vùng bốn phương…” được lực lượng thanh niên nam, nữ hát vang hàng ngày, và họ sinh hoạt rất tự nhiên, ai cũng hăng hái tham gia phong trào. Tổng Xuân Phú có 20 làng thì đã có 1000 thanh niên nam, nữ đăng kí vào lực lượng tự vệ, và được Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tổng Xuân Phú biên chế thành 2 chi đội. Chi đội 1 gọi là chi đội Hướng Phiên (tên anh Lê Phiên ở làng Mông Lãnh) do đồng chí Võ Sĩ Bình, quê ở Bà Rén làm chi đội trưởng, tôi được cấp tên phân công kiêm nhiệm vụ chính trị viên chi đội này. Còn chi đội 2 tức chi đội Quang Cận, do đồng chí Nguyễn Sanh Hương, ở làng Hương Lư làm chi đội trưởng và đồng chí Lê Nho Đào ở làng Quế Trạch làm chính trị viên. Các chi đội được biên chế thành đại đội, trung đội, tiểu đội, tổ 3 người và được trang bị vũ khí thô sơ như gậy tầm vông, gươm giáo, mã tấu, được huấn luyện võ thuật gồm những thế tân công đối phương. Cả tổng sôi nổi trong công tác quân sự. Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời làng Hương Quế, kiêm chính trị viên chi đội tự vệ, tôi làm việc hăng say, sáng làm công tác ở Ủy ban, chiều tham gia lãnh đạo chi đội tự vệ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện với anh em. Tối về, tôi còn tranh thủ đi kiểm tra các lớp học bình dân học vụ. Các đồng chí công tác chung với tôi ai cũng muốn vượt lên phía trước, nên mặc dù tôi làm việc đêm ngày say sưa như thế nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 10:01:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:20:30 pm »

Tôi còn nhớ trong đợt học tập bầu cử Quốc hội khóa I vào ngày 6 tháng 1 năm 1946 - đây có thể xem là cuộc diễn tập ý chí toàn dân lần thứ 2 sau khởi nghĩa Tháng 8 thắng lợi.[58] Người người nô nức chờ đợi đến ngày đi làm nhiệm vụ người công dân của nước Việt Nam mới, tôi nhớ ở làng tôi trước ngày bàu cử, ai nấy đều học thuộc lòng bốn câu ghi sẵn để khi bỏ phiếu nhữưg người có, có tài, được trên tín nhiệm giới thiệu:

“Tổng tuyển cử đã đến rồi
Vì quyền, vì lợi mấy lời nhớ ghi
Sa, Nhỉ, Tống, Bằng, Tri, Kỉ, Huệ
Diêu, Thao, Thự, Viện, Hiến, Thanh, Bôi”
(1)

Cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 được tiến hành thắng lợi. Làng Hương Quế quê tôi có đến 99% số người tham gia đi bầu, họ vui sướng phát huy quyền dân chủ. Đây là cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của một đất nước độc lập, vì dân, do dân mà suốt mấy mươi thế kỉ trôi qua trong lịch sử dân tộc mới có được sự đổi đời mới mẻ này. Nguồn tin thắng lợi của cuộc bầu cử cho biết: trong toàn quốc có đến 90% cử tri đi bầu cử, 333 đại biểu Quốc hội trúng cử, trong đó có 10 đại biểu là phụ nữ, 14 đại biểu ở Quảng Nam đều trúng cử. Quốc hội họp phiên đầu tiên tiến hành soạn thảo và thông qua hiến pháp đầu tiên, xác định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do dân chủ của nhân dân.[59]

Vào tháng 3 năm 1946, cũng lần đầu tiên tổng Xuân Phú ó một Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời của 20 làng, hiệp thương chia thành 6 xã (như vậy là 103 làng của 5 tổng thuộc huyện Quế Sơn đã họp thành 25 xã(2), và có lẽ từ đây ra đời danh từ xã trên địa bàn Quế Sơn (?). Vào thời gian này tôi được huyện ủy quyết định làm Trưởng an quân sự, Phó bí thư chi bộ xã Liên Hoan (Liên Hoan tức là tên cụ Nguyễn Hoan, một nghĩa sĩ người làng Hương Quế, tham gia phong trào Nghĩa hội 1885 bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo và hi sinh trong nhà lao) và UBNDCMLT được đổi thành Ủy ban kháng chiến hành chinh do ông Vũ Quỳnh làm chủ tịch (Thời đánh Mĩ ông Vũ Quỳnh là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng Tỉnh Quảng Nam).

Trong suốt năm 1946, nhân dân xã Liên Hoan thực hiện khẩu hiệu: Kháng chiến kiến quốc, vừa chăm lo phát triển kinh tế làm cho dân đủ ăn, vừa lo xây dựng mặt trận Việt Minh vững mạnh, củng cố các đoàn thể, tuyển quân xây dựng lực lượng ba thứ quân (dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực). Huyện Quế Sơn đã thành lập một trung đội vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan huyện, từ đơn vị này đến năm 1947 huyện thành lập đội biệt động mang tên Phạm Uyển (Phạm Uyển là bi thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của làng Nghi Hạ, bị mật thám bắt và đã hi sinh trong tù để bảo vệ cơ sở Đảng ở địa phương). Lúc đầu đại đội có 65 đồng chí, trong đó ban chỉ huy đại đội có 2 người: Đồng chí Nguyễn Đình Phụng, đại đội trưởng, đồng chí Võ Thanh Bình đại đội phó. Đại đội biệt động Phạm Uyển ban đầu được trang bị 10 khẩu súng trường, một khẩu tiểu liên và một khẩu súng lục. Số chiến sĩ còn lại được trang bị mã tấu, gươm giáo. Hằng ngày đại đội được huấn luyện chiến thuật, võ thuật và các động tác kĩ thuật cho nhuần nhuyễn.

Tình hình càng về cuối năm càng sôi động. Hành động xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp càng lộ rõ. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và BácHồ phát động cuộc kháng chiến trong cả nước. Trong buổi đầu kháng chiến, nước ta bị bao vây từ bốn phía. Chính quyền của ta còn non trẻ, lực lượng  vũ trang của ta mới xây dựng trang bị kém, kinh nghiệm chiến đấu hạn chế, kinh tế của ta nghèo nàn lạc hậu. Mặc dầu vậy, cái ta có là một dân tộc đoàn kết, có chính nghĩa và tinh thần yêu nước chống ngoại xâm lên cao. Dân tộc ta được sự lãnh đạo của Đảng, có đường lối chiến tranh nhân dân, có sách lược mềm dẻo được nhân dân tin yêu bảo vệ. Đó là thế tất thắng mà quân địch không có được. Trong gần hai tháng chiến đấu, quân va dân thủ đô đã đánh 200 trận tiêu diệt nhiều tên địch. Hồi đó ở quê tôi không có điện đài nên tin tức đều rất chậm, dù tính thời sự không còn, nhưng mỗi khi có một thông báo về tình hình chiến sự từ trên gởi xuống, thì bầu không khí trong xã bỗng xôn xao sôi động, báo cho nhau biết về chiến thắng của Cách mạng.


(1) Những ứng viên khóa I Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa người Quảng Nam - Đà Nẵng: Võ Sạ (Tam Kì), Nguyễn Xuân Nhĩ (Điện Bàn), Trần Tống (Địa Lộc), Phạm Bằng (Tiên Phước), Trần Đình Tri (Đại Lộc), Nguyễn Thế Kĩ (Tam Kì), Huỳnh Ngọc Huệ (Đại Lộc), Phan Diêu (Quế Son), Phan Thao (Điện Bàn), Trần Viện (Quế Sơn), Lê Văn Hiến (Đà Nẵng), Phan Thanh - Lê Thị Xuyên (Điện Bàn), Phan Bôi (em ruột của Phan Thanh - Điện Bàn).
(2) Xã Dưỡng Xuân: Đường Mông, Xuân Phú, xã Phú Mĩ gồm: Quế Trạch, Hòa Mĩ, Diễn Bình, xã Xuân Trà gồm: Mông Lãnh, Trà Đinh, Phú Trang, Xuân Mĩ; Xã Tam Hiệp gồm: Mông Nghệ, Phương Trì, An Lộc; xã Liên Hoa gồm Hương Quế, Đồng Tràm, Xuân Yên, Xuân An. Tân Phú gồm: Phú Cường, Thạch Khê, Hương Lư, Hương Lộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:23:11 pm »

Xã Liên Hoan chọn sân vận động đình làng Hương Quế lam thao trường huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ xã. Từ bình minh đến xế chiều, ở đây luôn rộn ràng tiếng hô khẩu lệnh, tiếng trẻ con reo hò mừng các anh chị tập luyện quân sự. Tết năm Đinh Hợi (1947) lại về tên quê hương đất nước. Một mùa xuân Cách mạng chuyển thế và lực sang giai đoạn phản công quân Pháp. Mùa xuân của đất trời, vạn vật cỏ hoa quê tôi như xanh hơn. Con sông Li Li mùa này nước vẫn đầy con đập Hương An, theo những con mương đổ về các cánh đồng làm cho sắc lúa xuân mướt xanh, cây cỏ tốt tươi hơn. Cái tết độc lập thanh bình, chan hòa tình làng nghĩa xóm, quân dân đoàn kết một lòng dưới màu cơ đỏ sao vàng của Tổ uốc, thật xúc động vô cùng. Chim tu hú cất tiếng tiễn đưa màu gió lạnh, cây gạo ven sông Bà Rén nở xòe những chùm đỏ ối. Cùng trong cảnh sắc thời gian ấy, tôi nhận được quyết định cấp trên bàn giao công tác quân sự, công tác Đảng của xã Liên Hoan trong thời gian sớm nhất để đi nhận nhiệm vụ mới. Thời buổi cách mạng nên việc gì cũng nhanh, chính xác và tự giác. Trước khi đi về trên, tôi đến từng làng (cũ) từng thôn để từ giã bà con, những cán bộ đoàn thể đã gắn bó công tác cùng tôi sau ngày Cách mạng Tháng tám thành công. Nhân dân xã Liên Hoan nhất là bà con làng Hương Quế, Đồng Tràm nói lời tiễn đưa tôi đi “chân cứng đá mềm”. Có lẽ đây là lần đầu  tiên,tôi ý thức được nghĩa đồng bào bao la mà ấm áp như lòng mẹ. Tình cảm lưu luyến đó dồn nén lại trong tôi khi anh Đinh Xuân Thưởng, Bí thư chi bộ nói:

- Tôi với đồng chí tình sâu nghĩa nặng, gắn bó, từ sinh ra đến trưởng thành, từ ngày quê ta giành chính quyền, giữ chính quyền đến ngày vững mạnh hôm nay, khi xa nơi “cắt rốn chôn nhau” đầy kỉ niệm này không lưu luyến sao được. Nhưng vì yêu cùa của Đảng, vì trách nhiệm trước nhân dân chúng ta đành phải chia tay!

Tôi về đến nhà, anh chị và cha tôi đều có mặt trong mâm cơm “đoàn viên”, tôi nói:

- Xin cha thông cảm cho con, từ nay việc thờ cúng ông bà và mẹ có anh cả, con ra đi làm nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao. Còn anh Sâm và anh Lộc cố gắng hoàn thành công tác địa phương giao, em mong hai anh được vậy.

Cha tôi run run, ông nói:

- Tư khi con bị bắt ở tù, cha đêm ngày suy nghĩ, lúc con trở về cha luôn để ý, biết con là người có chí nên cha không ngăn con hoạt động cách mạng, nay con ra đi, cha chúc cho con “chân chứng đá mềm” mong con trở thành người cán bộ tối, giữ gìn truyền thống tổ tiên và dòng họ nhà ta.

Lòng tôi mềm ra trước cảnh chia li. Đến hôm nay nhiều khi hồi tưởng lại dĩ vãng, thấy còn nặng trĩu bên lòng trước những mong mỏi của cha và các anh chị tôi.

Về đến văn phòng Huyện ủy, tôi được phân công làm chính trị viên đại đội Phạm Uyển. Khi tôi về đại đội đã có 90 người, do anh Nguyễn Tấn Châu làm đại đội trưởng, anh Võ Thanh Bình làm đại đội phó. Thế là từ tháng 3 năm 1947, tôi trở thành chính trị viên đại đội địa phương huyện Quế Sơn. Lúc đó bộ đội ta có nhiều tên gọi: Vệ quốc quân, Vệ quốc đoàn. Các danh từ ấy tồn tại trong thời gian lịch sử nhất định, nhưng có một danh từ tồn tại mãi đến ngày nay đó là: Bộ đội Cụ Hồ. Như vậy, đường vào quân đội nhân dân của tôi là được Huyện ủy điều động từ Trưởng ban quân sự, Phó Bí thư chi bộ xã Liên Hoan lên nhận công tác chính trị viên đại đội Phạm Uyển, bộ đội địa phương huyện Quế Sơn, không đi qua con đường nhập ngũ từ chiến sĩ lên.

Nhiệm vụ của Đại đội Phạm Uyển là học tập, rèn luyện kĩ thuật, chiến thuật hành quân ban đêm, hành quân đường dài, làm công tác dân vận, bổ sung tân binh cho đủ 120 người và tiếp tục huấn luyện, giáo dục, giác ngộ chính trị, học tập những tài liệu “Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh, để xây dựng quan điểm, ý chí của người nhân dân cách mạng sẵn sàng đánh địch trong bất kì tình huống nào.

Cuối tháng 3 năm 1947, quân Pháp ở Đà Nẵng đưa quân đánh chiếm Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, chiếm đường 100 (609) đi Ái Nghĩa. Đại đội Phạm Uyển cắt hai trung đội phối hợp với dân quân du kích các xã ven đường 100 bám đánh địch để rút kinh nghiệm thực tế.

Sau thời gian củng cố đồn trại, ngày 16 tháng 6 quân Pháp vượt sông Thu Bồn đánh chiếm Duy Xuyên. Cánh quân thứ hai của địch theo sông Câu Lâu đánh chiếm Bàn Thạch, Triều Châu, Long Châu. Cánh quân thứ ba của địch từ Vĩnh Điện theo quốc lộ số 1 vào chiếm Câu Lâu, Nam Phước, Bà Rén, bị trung đoàn 93 và quân du kích các xã Dưỡng Xuyên, Phú Mĩ, Xuân Trà, Tam Hiệp, Liên Hoan… tổ chức phòng thủ phía nam sông Bà Rén, chiến đấu ngăn chặn âm mưu mở rộng địa bàn chiếm đóng của địch, buộc chúng phải dừng chân và đóng đồn tại phía nam đầu cầu Bà Rén nằm trên quốc lộ 1.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:24:23 pm »

Đến ngày 26 tháng 6 năm 1947, quân Pháp tiến hành một cuộc tiến công càn quét vào vùng tự do của Quế Sơn, chúng tiến quân qua các xã Dưỡng Xuân, Xuân Trà, Tam Hiệp, Phú Mĩ… sau một mũi quân gồm một đại đội lê dương và một đại đội “Việt binh đoàn” tiến từ đồn Bà Rén đi theo đường số 1 đến mộc Bài rồi dừng lại, chúng cho bọn pháo binh kéo pháo đi theo cuộc càn này, trận địa pháo đứng lại Bà Rén bắn dọc đường từ Mộc Bài đến Hươngg An, dọn đường cho mũi quân lê dương tiến vào Hương An. Bộ binh đi đến Mộc Bài dừng lại, chúng đốt nhà cướp của, bắn giết trâu bò tại khu vực này. Trong khi đó một mũi quân lê dương thứ ba, gồm hai đại đội và một trung đội quân ngụy từ Núi Đất,  làng Mậu Hòa huyện Duy Xuyên, theo đường xe lửa tiến vào An Lộc, đến ngã tư Phước Chỉ thì dừng lại, không đi xuống đường 105 mà chúng đi băng qua núi Cây Da Dù rồi bí mật men theo rìa núi Quế cắt đường đi xuống Gò Rang.

Về phía bộ đội địa phương Quế Sơn lúc này, có đại đội Phạm Uyển quân số 120 chia thành 3 trung đội. Ban chỉ huy đại đội nhận định, địch từ Mộc Bài có thể vào Hương An, đến ngã ba Hương An chúng sẽ tiến theo đường 105 để đánh chiếm Gò Rang, cho nên Ban chỉ huy cho ba trung đội giăng phòng tuyến. Trung đội 1 do đại đội trưởng Nguyễn Tấn Châu chỉ huy, bố trí trận địa tại Gò Rang, trung đội 2 do tôi chỉ huy bố trí tại ngã ba Hương An, cách quốc lộ I 300m để đón cánh quân từ Mộc Bài vào, trung đội 3 do đại đội phó Võ Thanh Bình chỉ huy, bố trí phía Bắc bờ sông Li Li, giáp với trung đội 2 của tôi với ý định ba trung đội đón đánh địch từ hướng đông lên, không chú ý cánh quân địch từ trên đường xe lửa vào ngã ba Phước Chỉ đánh xuống, tiểu đội 1 không đề phòng địch phía sau lưng. Khi bọn địch đã phát hiện vị trí chiến đấu của trung đội 1, húng hô: “Calculer Mortier” (Chọn phần tử xạ kích để bắn)

- A-la-xô! A-la-xô! (Xung phong, xung phong)

Đại đội trưởng Nguyễn Tấn Châu quay lại đối phó, anh hô:

- Địch bọc phía sau các đồng chí ơi! Chờ nó đến, bình tĩnh mà chiến đấu!

Tiếng của anh vừa dứt, bọn lê dương đã xả súng đại liên, trung liên, súng cối vào đội hình quân ta. Khẩu tiểu liên tôm xông duy nhất từ tay đại đội trưởng Châu và 10 họng súng Mút-cờ-tông của trung đội 1 quay lại bắn tới tấp vào quân địch chặn bước tiến của chúng, kịp thời cho 20 chiến sĩ trang bị gươm, mẫ tấu sẵn sàng quyết tử. Bọn lê dương ập đến, cả hai bên xáp lá cà. Đồng chí Nguyễn Cầm - tiểu đội trưởng bắn hết đạn, liền lấy quả lựu đạn, một tay đưa lên miệng cắn chốt, tay kia ghì chặt một tên địch. Lựu đạn nổ, anh đã giết được tên địch và hí sinh anh dũng. Thấy đồng đội hi sinh, đại đội trrưởng Nguyễn Tấn Châu gồng tay bắn hết băng đạn cuối cùng vào bọn địch và nhảy lên khỏi công sự dùng “xác” khẩu tiểu liên đánh nhau với 3 tên lê dương to sầm. Chúng tóm được anh, anh bình tĩnh thò tay lấy lựu đạn, một tên địch dang ra, định bắn nhưng không kịp, quả lựu đan trong tay người đại đội trưởng phát hỏa, cả 3 tên địch ngã gục. Lựu đạn nổ tại chỗ, anh không thể nào tránh kịp. Anh Châu đã hi sinh như một người anh hùng. Bọn lê dương đông hơn quân ta gấp bôi, nhưng 6 tên bị thương đang la khóc, 10 tên nằm quay đơ, màu vàng quân phục bằng vải ka ki của nó phưoi xác tên cánh rừng Gò Rang khiến tên chỉ huy hốt hoảng kéo đồng bọn chạy ngược trở lại con đường đã đột kích vào sau lưng trung đội 1. Trận đánh kết thúc, 12 cán bộ, chiến sĩ của đại đội Phạm Uyển đã hi sinh, 2 chiến sĩ bị thương, trong số đó có 1 cán bộ đại đội - đồng chí Nguyên Tấn Châu, một cán bộ trung đội và 3 cán bộ tiểu đội. Đây là trận đánh tập trung đầu tiên của đại đội, nhưng ta bị tổn thất. Có thể nói chiến công của trung đội 1 được làm nên bằng ý chí kiên cường của những cán bộ chiến sĩ trận đầu đánh Pháp, sự hi sinh anh dũng của anh em đã để lại sự cảm phục và yêu thương của đồng đội, đồng bào. Riêng tôi đã xúc động ghi lại mấy dòng tình cảm đến bây giờ tôi ẫn còn nhớ:

Thương anh em một thời gian khổ
Từ quê nghèo giác ngộ ra đi
Quê hương sử sách đã ghi
Những người biệt động ra đi diệt thù.


Lịch sử truyền thống cách mạng, trong đó lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quế Sơn sẽ không bao giờ quên các anh. Những người con trung hiếu của đất Quế đã ngã xuống vì quê hương, vì niềm tự hào của anh bộ đội Cụ Hồ, làm nên chiến công trong những ngày đầu đánh giặc Pháp xâm lược, sẽ còn nhắc mãi trong kí ức mọi người.

Trận Gò Rang là trận đánh tập trung đầu tiên của bộ đội địa phương Quế Sơn đánh quân Pháp vào lấn chiếm vùng đất tự do này. Đây cũng là trận đánh gây cho địch thiệt hại và bất ngờ trước sự xuất hiện của lực lượng vũ trang cách mạng. Hơn một năm rưỡi sau trận đánh diễn ra, vào tháng 12 năm 1948, quân Phap mới huy động một tiểu đoàn Âu Phi có một đại đội “Việt binh đoàn” lò dò mở cuộc càn vào vùng tự do Quế Sơn một lần nữa. Trận này bộ đội chủ lực ra quân do đồng chí Đàm Quang Trung, tư lệnh mặt trận Đà Nẵng trực tiếp chỉ huy, phối hợp với bội đội địa phương và dân quân du kích xã Liên Hoan, Xuân Trà bám sát đội hình địch, liên tục bắn tỉa tiêu hao sinh lực địch buộc chúng phải lui quân. Trong trận này, bộ đội Quế Sơn diệt 15 tên, du kích các xã Liên Hoan, Dưỡng Xuân diệt 5 tên. Có thể nói từ trận đánh Gò Rang đến trận đánh tháng 12 năm 1948, quân địch đều chuốc lấy thất bại, và cũng từ đó chúng luôn gờm sợ trước cửa ngõ vùng đất tuyến đầu của huyện Quế Sơn, mà phía sau là cả một vùng tự do Nam, Ngãi, Bình. Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) rộng mênh mông, dồi dào tiềm năng sức người, sức của cho cuộc chiến đấu lâu dài.

Bọn địch ra sức củng cố cứ điểm núi Đất, vùng hai bên bờ sông Bà Rén để kiểm soát, lập tề, phát thẻ gia đình cho dân ở đây, tung gián điệp vào vùng tự do nắm tin tức, chỉ điểm cho máy bay thả bom và bắn pháo 105 gây khó khăn đời sống và sinh hoạt cho đồng bào ta. Gần 7 năm xa quê, dù không được trực tiếp cùng bà con quê hương chiến đấu đánh địch, nhưng tôi luôn hỏi thăm tình hình cách mạng ở nơi quê hương và tôi tự hào vì suốt 9 năm trường kì kháng chiến quê tôi vẫn giữ vững phòng tuyến của một vùng tự do cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:25:58 pm »

CHỈ MỘT CON ĐƯỜNG

Từ khi dấn thân đi theo con đường của Đảng, tôi luôn tự nhủ, nguyện hi sinh cống hiến sức mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, nên trước gian khổ không hề nản chí, trước ác liệt khó khăn không hề lùi bước. Những anh em còn sống, ai cũng rơi lệ trước linh cữu 12 đồng đội hi sinh, lòng tôi đau như ai cầm dao cắt ruột. tôi tự nhận thấy nhiệm vụ của Đảng giao chưa hoàn thành, ra quân lần đầu bị thương vong lớn. Đồng chí Bí thư huyện ủy Vũ Trọng Hoàng và Huyện đội trưởng Nguyễn Xuân Hùng vỗ vai tôi nói:

- Làm người Cộng sản phải biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Đồng chí hãy bình tĩnh nén đau thương, sớm đưa đơn vị về Quế Châu để củng cố và xây dựng rồi tiếp tục chiến đấu để trả thù cho anh em, cho bà con.

Trận Gò Rang trở thành bài học kinh nghiệm về chiến thuật phục kích đánh địch đi càn của bộ đội địa phương Quế Sơn. Ưu điểm dễ nhận thấy của bộ đội ta trong trân đánh này là công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ, chiến sĩ, xác định ý chí tiến công trước quân địch, gặp ác liệt vẫn giữ tinh thần, không rời trận địa, quyết chiến đến giọt máu cuối cùng để giành chiến thắng. Tấm gương  của đồng chí Nguyễn Tấn Châu đại đội trưởng, Nguyễn Cầm tiểu đội trưởng giúp cho các chiến sĩ giữ vững quyết tâm, chuyển thế bị động sang chủ động, làm cho địch khiếp sợ buộc phải tháo chạy. Nếu đem  ra so sánh thì quân địch đông hơn ta gắp năm lần, vũ khí hiện đại gấp 100 lần, nhưng rồi kết quả của trận đánh vừa qua thì xác định được quyết tâm của bộ đội ta trước một kẻ thù hung hăng nhưng bạc nhược về tinh thần. Mặt khác, trận phục kích này đã đánh bại cuộc càn quét dài ngày của quân địch và phá được ý định hợp điểm hai cánh quân địch tại Gò Rang.

Biên chế của đơn vị ổn định công tác tư tưởng đã xác định, toàn đơn vị bước vào giai đoạn huấn luyện mới đáp ứng tình hình cách mạng phát triển. Đến tháng 11 năm 1947 đại đội mới được trang bị 30% vũ khi, còn lại dùng vũ khí thô sơ nhưng được huấn luyện thuần thục về võ thuật và các động tác kĩ thuật chiến thuật đánh địch. Đại đội được lệnh ra quân bao vây cứ điểm Núi Đất. Núi Đất là một ngọn đồi trọc đá sỏi, giữa đồng bằng phái tây nam sông Bà Rén cao 65 mét. Từ đỉnh cao này địch có thể quan sát một vùng rộng lớn từ dưới đường sắt Quế Sơn đến các làng Mậu Hòa, Kiệu Trung, Cầu Chìm (Duy Xuên). Đợt bao vây cứ điểm Núi Đất của  bộ đội địa phương Quế Sơn, nhằm cầm chân bọn địch trong đồn, tạo điều kiện cho lực lượng dân quân du kích của các xã đánh bọn “nghĩa dũng”“Việt binh đoàn”, bảo vệ cho dân Dưỡng Xuân thu hoạch vụ mùa. Từ thắng lợi của đợt hoạt động này gây niềm phấn khởi tin tưởng trong đơn vị. Đại đội tổ chức sinh hoạt chính trị xây dựng tinh thần chiến đấu, bồi dưỡng dũng khí cách mạng cho cộng sản. Sau đợt học tập, tôi được học văn hóa theo sự điều động của cáp trên, đồng chí Văn Hiếu (trong kháng chiến đánh Mĩ đồng chí là Thường vụ tỉnh ủy Quảng Nam, hi sinh năm 1969) thay tôi về làm chính trị viên đại đội. Cho đến  sau này, trận Gò Rang vẫn còn ám ảnh trong tôi, vì vậy trên bước đường công tác tôi có dịp suy nghiệm từ thực tiễn để có những ý tưởng tốt góp phần làm nên chiến thắng.

Sau 6 tháng học ở trường văn hóa, tôi nhận quyết định của tỉnh Quảng Nam đi động về phòng chính trị Liên khu 5 để theo học lớp đào tạo cán bộ gây cơ sở vùng địch hâu. Từ Quế Sơn, vai ba lô chân dép lốp đi bộ vào Tam Kì, rồi theo đò dọc Sông Trường vào An Tân tiếp tục đáp xe lửa đến Hòa Vinh Tây ở Quảng Ngãi. Từ đây, tôi đi bộ về phòng chính trị Liên khu lúc đó đóng ở Nghĩa Hành. Đến đây tôi mừng vì tưởng đã đến lớp học, nào ngờ lóp học này lại ở gần trường lục quân. Thế là tôi lại phải khăn gói hành quân trở ra dự lớp tại Sơn Tịnh. Do đặc điểm của trường, anh Tôn Thất Hoàng là giám đốc nhà trường, nhưng chưa phải là đảng viên, anh Hùng Cường làm chính trị viên nhà trường mới là đảng viên dự bị. tôi tuy là học viên, lại là đảng viên chinh thức đã qua Bí thư chi bộ, nên được phòng chính trị Liên khu chỉ định làm Bí thư chi bộ Đảng. Như vậy, tôi vừa là học viên vừa là cán bộ làm công tác Đang của nhà trường trong suốt 8 tháng học tập.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 10:01:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:10:35 am »

Lần đầu tiên được học tập nội dung công tác gây dựng cở ở vùng địch hậu tôi thấy nhiều điều mới mẻ quá. Muốn tiếp thu được bài tốt, tôi phải chuyên tâm nghiên cứu sâu các vấn đề về âm mưu thủ đoạn của địch trên cả 3 vùng, ở mỗi thời điểm khác nhau. Học tập xây dựng cơ sở vùng địch hậu là địa bàn các tỉnh thuộc Liên khu 5 như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa… Đặc biệt là ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Khi học tập tình hình vùng địch hậu các tỉnh này cấp trên đã liên hệ vùng địch hậu các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn có những đặc thù riêng để chúng tôi liên hệ thực tế, vì ở đây tập trung hơn mười dân tộc anh em sinh sống. Về bản chất của quân địch thì vùng bị chiếm nào dưới sự kiểm soát của chúng, đều thực hiện cai trị giống nhau như lập tề xây dựng bộ máy kìm kẹp nhân dân từ làng đến tổng, huyện, tỉnh; lực lượng vũ trang của chúng tổ chức trên cơ sở lôi kéo những người nhẹ dạ, ham danh vọng, hám tiền, chúng cài đặt những tên có nợ máu với nhân dân dưới thời Nhật, Pháp vào bộ máy tay sai. Khi lập điểm kiểm soát, chúng thường chiếm những vùng đông dân có vị trí chiến lược như thị trấn, thị xã, thành phố để từ đây mở rộng vùng kiểm soát ra chung quanh. Ở những vùng không kiểm soát được thì chúng dùng biện pháp khủng bố, đốt nhà, cướp của, cướp trâu bò, hãm hiếp phụ nữ gây hoang mang trong dân chúng. Tôi còn được học tập các nguyên tắc: Giữ bí mật, tạo bất ngờ; các phương châm kiên trì bám dân, thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, dựa vào dân xây dựng nòng cốt thành công các đoàn thể; phương thức sử dụng đội vũ trang tuyên truyền đi trước xây dựng cơ sở, đến khi có hành lang và bàn đạp, làm chỗ dựa cho các đại đội độc lập tiểu đoàn tập trung đánh địch mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch. Từ các nội dung nghiên cứu đó, tôi biết việc xây dựng cơ sở vùng địch hậu ở Tây Nguyên là vô cùng cần thiết cho một chiến lược lâu dài để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Tôi còn nhớ như in các bài “Các nguyên tắc, phương châm, phương thức” do đồng chí Trần Lương - Phó chỉ huy Liên khu 5 giảng (Đồng chí Trần Lương sau là Trần Nam Trung - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam); bài “Nội dung các vấn đề chính sách dân tộc của Đảng” do đồng chí Phó bí thư Liên Khu ủy Bùi San trực tiếp truyên đạt; bài “Âm mưu thủ đoạn của địch ở chiến trường Liên khu” do đồng chí Lê Cầu - Trưởng ban quân báo giảng (Sau này anh Cầu công tác ở phòng quân báo Bộ Tư lệnh miền và bị địch bắt giam tại Côn Đảo đến năm 1975 anh mới trở về). Đó cũng là lần đầu tiên tôi được dự một lớp học về công tác vận động cách mạng cơ bản như vậy. Từ sau khi dự lớp, tình độ chính trị quân sự bản thân tôi được nâng lên một bước, như mở ra tầm nhìn kiến thức khoa học cả về lí luận và thực tiễn rộng lớn sâu sắc. Tôi nhìn sự vật trong sự cảm nhận của lí trí, biết được sự vật đó phát triển có nguyên nhân và có kết quả (nguyên nhân nào thì kết quả đó). Bây giờ lớn lên tham gia công tác cách mạng, được Đảng cho ăn học tôi mới thấy thấm thía lời nói mộc mạc của cha tôi ngày trước “Người có học thì gié lúa cũng biết chọn hướng gió”, không thấy thì khó làm việc nhỏ đến việc lớn có hiệu quả. Việc học luôn luôn cần thiết với nhiều thế hệ.

Lớp học kết thúc, tôi được cấp trên quyết định làm Bí thư chi bộ, trưởng đoàn học viên lớp xây dựng cơ sở vùng địch hậu về công tác ở trung đoàn 120 bắc Tây Nguyên. Tuổi trẻ trong tôi lúc đó phơi phới, tình yêu đất nước quê hương, tình yêu Đảng lúc nào cũng chất chứa niềm vui khó tả. Tôi ý thức, người cách mạng không chỉ biết hoàn thành công tác được giao mà phải làm cho người khác tin yêu, mến phục mới là người cán bộ tốt. Tôi xác định con đường của tôi là đi theo Đảng làm cách mạng đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng tự do và hạnh phúc như anh chị em, đồng chí khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM