Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:14:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghĩa Tình Đồng Đội  (Đọc 37895 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #50 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2011, 12:55:48 pm »

NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI

Cũng như biết bao số phận của người lính sau chiến tranh, Phan Thế Liễn, một cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 15, Sư đoàn 5, chiến đấu tại chiến trường Miền Đông “Gian lao mà anh dũng”, vì lý do sức khỏe được trở về địa phương và xây dựng gia đình.

Năm 1978, anh cưới vợ. Vợ anh là chị Nguyễn Thị Hảo. Những tưởng anh sẽ được bù đắp xứng đáng những năm tháng cống hiến tuổi xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; hạnh phúc của người lính sẽ đơm hoa kết trái dưới mái nhà tranh ở một vùng quê yên tĩnh, và đó cũng là nguyện vọng duy nhất của người thương binh 81% Phan Thế Liễn. Ngờ đâu, không lâu sau đó, nỗi bất hạnh đè lên vợ chồng anh khi đứa con đầu lòng của anh chị bị dị tật bởi ảnh hưởng chất độc da cam, anh mang về từ chiến trường, thảm họa chiến tranh mà hàng triệu người đang phải gánh chịu. Cái giá phải trả cho ngày hôm nay quá lớn, quá sức chịu đựng của anh. Kinh tế gia đình đã kiệt quệ lại càng bi đát hơn, khi những đồng tiền chính sách của một thiếu tá, thương binh như gió vào nhà trống. Anh chị đã tập trung mọi khả năng để mong sao cho đứa con được tồn tại, qua khỏi cơn hiểm nghèo.
   
Có nỗi bất hạnh nào lớn hơn? Khi đứa con thứ hai được sinh ra cũng trong trường hợp tương tự… Đến đây thì anh hoàn toàn bị gục ngã, mọi hy vọng về tương lai cuộc đời người cựu chiến binh coi như đã tiêu tan trong anh.

- Tại sao mình không là liệt sỹ, mà lại là thương binh? – nhiều đêm nằm vắt tay qua trán anh suy nghĩ như vậy. Được vậy thì bây giờ mình đã “sống” với đồng đội ở một nơi nào đó trên chiến trường hay tại nghĩa trang ở quê nhà, để vợ, con khỏi phải chịu nhiều bất hạnh như hôm nay. Đúng là trời không có mắt như anh tưởng...
   
Nhìn xung quanh, những bạn bè cùng trang lứa, những người đã nằm xuống chẳng nói la làm gì? Những người đang sống, phần nhiều đã lên chức ông chức bà, có “của ăn, của để”. Tại sao họ may mắn thế? Anh cũng biết, có được cuộc sống như vậy, nhiều người trong họ cũng đã phải lao động cật lực, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cũng phải chịu những đắng cay, tủi nhục; Nhiều người cũng phải đứng trên đôi chân, đội lên từ bùn lầy. Để có được cuộc sống dễ chịu, đối với người cựu chiến binh, đâu phải chuyện dễ. Rồi anh nhìn lại mình, vợ chồng anh đâu phải là người “nông dân cày đường nhựa”, đâu phải là người “công thần” chỉ biết hưởng thụ… Thế thì vì sao? So sánh với những người xung quanh, anh có phân “mắc cỡ”, tự trách mình không biết xoay xở, là người bất lực… và những suy nghĩ cứ lùi dần về quá khứ! Những lúc trong bước đường cùng người ta cho là do số phận. Ông bà, cha mẹ cũng quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tuy ở cái xứ sở của “quê hương năm tấn” song vẫn cứ thiếu trước hụt sau. Đến đời anh, đất nước đã được thanh bình trên ba mươi năm, nhưng chiến tranh vẫn còn đeo bám: vết thương luôn hành hạ, các con anh bị bệnh hiểm nghèo, người vợ đáng thương chân yếu tay mềm đã nai lưng ra gánh vác công việc nặng nhọc để phụ với chồng, nuôi con bệnh hoạn… Đến đây, anh tin là con người ta cũng có số. Số anh lận đạn từ nhỏ. Dò mãi không tìm được lối ra.
   
Trong cơn tuyệt vọng, đáng quý biết bao những tấm lòng hảo tâm. Đồng đội đã kịp thời dang rộng vòng tay nhân ái, đón anh.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2011, 12:57:00 pm »

Trong những năm gần đây, Hội cựu chiến binh tại Phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điển hình hoạt động từ thiện có hiệu quả thiết thực, trước hết đối với những mảnh đời bất hạnh trong đội ngũ những cựu chiến binh. Ở đây, dù anh thuộc quân, binh chủng nào, đơn vị thuộc quân khu hay quân đoàn, ở miền Bắc hay miền Nam… khi đến định cư tại đây, đều được coi là “tứ hải giai huynh đệ”. Đội ngũ cựu chiến binh ngày càng đông, sức mạnh khối đoàn kết ngày càng được tăng cường. Tuy hoạt động mang tính tự giác, song mọi người đều thực hiện theo một quy chế được thiết lập hết sức dân chủ và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường. Trong năm qua, Hội cựu chiến binh đã có những hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc và nghĩa tình đồng đội. Mỗi một hội viên hay gia đình họ khi đau ốm nằm viện, Ban liên lạc Hội cử đại diện đến thăm (tất nhiên có quà theo một định mức đã thống nhất); Những hội viên hoặc gia đình của họ có người qua đời, hội cử đoàn đại biểu đến thăm viếng; Những hội viên cao tuổi, hàng năm đều được tổ chức mừng thọ; Con cháu hội viên học giỏi, hiếu thảo đều được tặng quà; giúp vốn làm ăn cho những gia đình hội viên gặp khó khăn… đã trở thành nề nếp sinh hoạt bình thường.
   
Đặc biệt trong năm rồi, các chi Hội Cựu chiến binh trên địa bàn phường 13 đã làm được hai việc, mà trong hoàn cảnh hiện nay không phải dễ dàng. Đó là giúp đỡ hai đồng chí đặc biệt khó khăn. Trong bài viết trước, chúng tôi đã phản ánh trường hợp đồng chí Nguyễn Văn Hóa, người thương binh mù hai mắt, cụt một tay trong khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.
   
Trường hợp thứ hai, trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến những tấm lòng hảo tâm của những Cựu chiến binh, những người vừa qua khỏi hai cuộc chiến tranh, nhiều người cuộc sống còn chật vật, song đã mở rộng vòng tay giúp đỡ Phan Thế Liễn đang trong cơn tuyệt vọng.
   
Nhiều người đến phường 13, Quận Tân Bình nghe cái danh từ là lạ “Q16”? Người viết bài này xin được nói ngay: đó là “cuộc vận động của Hội Cựu chiến binh, giúp đỡ Phan Thế Liễn, cựu chiến binh, thương binh thuộc trung đoàn 16, sư đoàn 5 đang gặp nhiều khó khăn.
   
Việc tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa trong những năm gần đây, đã trở thành lương tâm và trách nhiệm của toàn dân, một hoạt động  “đền ơn đáp nghĩa” mang nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, ở đây những Cựu chiến binh làm từ thiện còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Các hội viên ở đây, tuy vẫn còn nghèo nhưng trong lòng họ luôn thôi thúc làm một việc gì đó để xoa dịu bớt những đau thương, mất mát của đồng đội, những người đã cùng chia ngọt, sẻ bùi, trên cùng một chiến hào năm xưa, đang gặp nhiều khó khăn, thậm trí là bất hạnh cần sự giúp đỡ, sẻ chia. Một trong những tấm gương đáng trân trọng về nghĩa tình đối với đồng đội là trung tá Hoàng Văn Đông, người cựu chiến binh sư đoàn 309. Hiện anh và gia đình đang sống tại số nhà 98/18 Đường Cộng Hòa, Phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08).2938.566.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2011, 12:58:38 pm »

Trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Hoàng Văn Đông là một cán bộ hậu cần. Bộ ba: Hoàng Văn Đông – Lê Văn Duyệt – Chu Đình Lịch luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bảo đảm cho bộ đội những nhu cầu cần thiết trên một địa bàn hết sức phức tạp, tỉnh Bát Tam Băng, Campuchia. Các anh thường xuyên có mặt trên các cung đường vận chuyển từ hậu phương sang tận biên giới Campuchia – Thái Lan. Đã có mấy ai biết được trên những nẻo đường ra mặt trận đầy chông gai, cái chết luôn cận kề bởi địch phục kích, bởi mìn đủ loại, bởi đường sá lầy lội… Khó khăn là thế, song yêu cầu chiến đấu của bộ đội không thể thiếu đạn, thiếu gạo, và các nhu yếu phẩm khác…
   
                                 “Xưa kia tôi cũng là người nông dân,
                                  Ra đoàn quân đánh tây, bây giờ thành
                                                                  vệ quốc đoàn…”
   
Hoàng Văn Đông cũng như nhân vật trong bài hát của một nhạc sỹ nào đó. Từ một nông dân chân chất, anh trở thành một sỹ quan hậu cần. Nhờ thế mà trong chiến đấu, anh là một trong những cán bộ xông xáo, sáng tạo, miệng nói tay làm. Cái gì chưa biết, chưa thạo, cứ làm rồi sẽ biết, sẽ thạo, sẽ thành bài học. Anh có cái đức tính mà không phải ai cũng có một cách dễ dàng: dễ nhất trí mỗi khi có những chủ trương của trên đề ra về công tác đảm bảo hậu cần, nuôi quân, phòng bệnh. Không những thế, anh còn đề xuất nhiều biện pháp khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi những chủ trương đó. Nhờ có cái khướu “ăn nói” mà ta thường dùng cái danh từ mỹ miều mang tính văn hóa là “Nghệ thuật giao tiếp”, những việc cần đến công tác quan hệ, xã giao mới đạt được những điều mong nuốn, chúng tôi đều giao cho anh, ủy quyền cho anh. Và hầu như tất cả những lần đó anh đều thành công. Có người nói: “Anh quan hệ theo cách có đi có lại(!)”. Riêng tôi, không nghĩ như vậy. Vì đã qua kiểm chứng một số việc quan trọng cần đến “tài ăn nói” của anh.
   
Còn nhớ, đầu năm 1979, Sư đoàn 309 chuyển hướng tiến công từ mặt trận Đông Bắc Miên thuộc địa bàn quân khu 5, sang phía tây tỉnh Bát Tam Băng. Lần đầu tiên, sau năm1975, cả đội hình một sư đoàn, hành quân thần tốc từ tỉnh Natakiri về Đức Cơ, Gia Lai vào thành phố Hồ Chí Minh sang tỉnh Bát Tam Băng, với cung đường trên 2 ngàn km, để lại sau lưng biết bao công việc phải giải quyết.
   
Không hiểu bằng cách nào đó mà trong một thời gian ngắn, Sư đoàn đã có được một khu hậu cứ tại chung cư Phường 18, Quận Tân Bình với sự thỏa thuận của địa phương đại thể là “Quận đồng ý cho Sư đoàn sử dụng khu này đến khi nào xét thấy không cần thiết nữa thì thôi (!)”. Thật là một câu thỏa thuận rất giá trị cả lý và tình… Có được một cơ sở như vậy giữa một thành phố đô hội, trong lúc bế tắc của Sư đoàn, lúc bấy giờ đâu phải chuyện dễ. Sư đoàn yên tâm, rảnh tay phía sau để tập trung lo chiến đấu phía trước. Ở đây, trước hết chúng tôi cảm nhận sự quan tâm đáng trân trọng của Quận Tân Bình, Phường 18, tuy nhiên phải thấy rằng sự quan tâm đó đến được với Sư đoàn thông qua mối quan hệ nhanh, nhạy của Hoàng Văn Đông và những cộng sự của anh.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2011, 06:56:55 pm gửi bởi macbupda » Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2011, 06:08:24 pm »

Từ sau ngày quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, rút quân về nước, lớp cán bộ như Hoàng Văn Đông, người thì về nghỉ hưu, người chuyển tới đơn vị khác; cũng có người đã qua đời. Cuộc sống của những người sau chiến tranh có một nghìn lẻ một khó khăn. Sau bao năm chiến tranh, bây giờ họ mới có thời gian ngồi lại để tìm bước đi thích hợp cho hoàn cảnh và điều kiện của mình. Trong dòng chảy của nền kinh tế thị trường, nhiều người may mắn nắm bắt được cơ hội, không ít người bươn trải ngược xuôi mà cuộc sống vẫn cứ thiếu trước hụt sau. Hoàng Văn Đông cởi bộ đồ lính ra, trở về nguyên mẫu của một nông dân cần cù, chất phác, hay lam hay làm. Đức tính chịu khó “cóp nhặt chặt bị” vẫn còn giá trị trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.
   
- Con người ta ăn thua ở cái tính kiên trì, chịu khó! – Anh nói với đoàn cán bộ Cựu chiến binh và đại diện UBND Phường khi lên tham quan mô hình trang trại của anh ở tỉnh Bình Phước.
   
Anh tập trung mọi vốn liếng của một người lính sau chiến tranh, cùng với vợ con, bỏ lại sau lưng thành phố hoa lệ, đi thực hiện ước mơ làm giàu từ bàn tay khối óc của mình.
   
- Thật là điên rồ, bỏ cái thành phố này mà lên rừng ẩn dật – Không biết đùa hay thật có người đã thốt lên như vậy.
   
Bây giờ nhìn vào cơ ngơi của anh, đã có mấy “người điên” được như vậy. mỗi năm anh chị kiếm được không dưới một trăm triệu đồng được chắt ra từ những giọt mồ hôi, nước mắt của vợ chồng anh. Thật là “có công mài sắt, có ngày nên kim” quả không sai.
   
Có tiền rồi, anh bắt đầu tham gia hoạt động từ thiện. Trước hết với đồng đội, những người đang cần đến lòng hảo tâm, như Phan Thế Liễn, Nguyễn Văn Hóa và nhiều trường hợp khác. Đồng tiền làm ra từ sức lao động của gia đình anh lại càng có ý nghĩa.
   
Trong một lần về quê, thấy hoàn cảnh gia đình anh Liễn quá khó khăn: chồng thương binh 81%, con bị bệnh hiểm nghèo, vợ đau yếu, căn nhà đơn sơ trống trơn, trống hoác; Hoàng Văn Đông đã vận động vợ chồng anh Liễn vào nơi anh đang sinh sống. Ngoài việc giúp đỡ bạn có một ít cơ sở ban đầu, anh đã tích cực cùng hội Cựu chiến binh và những nhà hảo tâm giúp đỡ người thương binh Phan Thế Liễn đang sống với hai bàn tay trắng. Trong một thời gian ngắn, với sự quan tâm của lãnh đạo Phường 13 và những tấm lòng của đồng đội, Phan Thế Liễn và gia đình anh đã có được căn nhà khang trang, trị giá 35 triệu đồng. Đây là tấm lòng cao cả của tập thể Cựu chiến binh, của các cơ quan ban ngành ở Phường 13, của các Mạnh Thường Quân, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của Hoàng Văn Đông.

Gặp Hoàng Văn Đông, tôi có ý định hỏi anh chuyện này Anh nói:
   
- Có thực mới vực được đạo. Nhiều lúc biết đồng đội khó khăn, muốn giúp nhau trong cuộc sống, không có tiền thì không thể làmgì được!
   
Hôm họp Hội Cựu chiến binh sư 309, anh tuyên bố:
   
- Từ nay các đồng chí đi thăm anh em ở các bệnh viện, nếu nhà không có phương tiện, cứ bắt taxi mà đi tôi sẽ thanh toán hết!
   
Việc xây nhà tình nghĩa tặng gia đình đồng chí Liễn và một số việc làm khác, là kết quả bước đầu còn khiêm tốn. Song, đây là tấm lòng của những Cựu chiến binh tại Phường 13, và trên hết một ước mơ bao năm nay đã trở thành hiện thực với người thương binh, Cựu chiến binh Phan Thế Liễn và gia đình anh.
   
Qua bài viết này, gia đình anh Liễn muốn gửi vào đây lời cảm ơn sâu sắc những tấm lòng hảo tâm, đã khơi dậy trong anh niềm hy vọng về tương lai của cuộc sống.
   
Mọi thông tin xin liên hệ: Hoàng Văn Đông điện thoại (08).2938.566. Hoặc tác giả bài viết này: Nguyễn Văn Hồng, điện thoại: 0913.957.777.

TP.HCM 07 -2007

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM