Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:23:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:18:57 pm »

Chỉ một con đường
Trung tướng: Nguyễn Huy Chương
Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001
Số hóa: macbupda

NGUYỄN HUY CHƯƠNG
TRUNG TƯỚNG

- Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1926.

- Xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

- Tham gia cách mạng từ năm 1941.

- Quân hàm Trung tướng năm 1986.

- Ủy viên Trung ương Đảng nhiệm kì VI.

- Bí thư Đảng ủy Quân khu 5.

- Phó Tư lệnh chính trị Quân khu 5.

- Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy QN-ĐN.

- Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh QN-ĐN.

- Báo cáo viên của Tỉnh ủy QN-ĐN và Thành ủy Đà Nẵng.

- Ủy viên BCH Hội khuyến học tỉnh QN-ĐN và Tp Đà Nẵng.

- Huy hiệu 40 năm, 50 năm tuổi Đảng.

- Huân chương Độc lập hạng nhất.

- Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba.

- Huân chương Chiến thắng hạng nhì.

- Hâun chương Chiến công hạng nhất, nhì.

- Huân chương chống Mỹ hạng nhất.

- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì.

- Huân chương Giải phóng hạng nhất, nhì, ba.

- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.

- Huân chương Quân kỳ quyết thắng.

- Huân chương Kháng chiến Lào.

- Huy chương Vì sự nghiệp Tư pháp.

- Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Và nhiều Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Bằng khen khác.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 02:44:58 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:20:09 pm »

LỜI GIỚI THIỆU

Trung tướng Nguyễn Huy Chương, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Bí thư Đảng uiỷ Bộ tư lệnh Quân khu 5, Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 5, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1926 tại làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quê Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 1 năm 1941, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng tại quê nhà, được kết nạp vào Đoàn Thanh niên phản đế. Tháng 2 năm 1942, bị địch bắt vào tù nhưng vì chưa đủ tuổi kết án nên chúng phải thả ông ra khỏi nhà lao để lãnh án treo. Chịu sự quản thúc cỉa chính quyền Nam triều, của bộ máy hội đồng hương chính trong làng, xã lúc bấy giờ nhưng ông vẫn tiếp tục bí mật hoạt động, bắt nối liên lạc và xây dựng cơ sở cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời, đồng thời là một trong số ba người đầu tiên đứng ra thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở làng Hương Quế quê ông.

Năm 1947, ông được điều động vào quân đội, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, giữ chức vụ Chính trị viên đại đội và Bí thư chi bộ của đại đội. Ông liên tục công tác và chiến đấu trên các chiến trường của đồng bằng Khu 5, ở Quảng Nam - Đà nẵng, ở Quảng Ngãi, ở Tây Nguyên, ở Đường 9 - Nam Lào vào những năm tháng gian khổ và ác liệt nhất của cuộc chiến, đã tham gia giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng…

Trải qua chặng đường 60 năm đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc, Trung tướng Nguyễn Huy Chương từ một cán bộ hoạt động ở địa phương, đến khi trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, với các cương vị chỉ huy ở cấp đại đội đến tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn cho đến cấp Quân khu, ở đâu và lúc nào ông cũng “chỉ có một con đường”. Đó là con đường mà Đảng ta, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Đó là lí tưởng Cộng sản cao đẹp, là niềm tin không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi của Cách mạng, vào sức mạnh của nhân dân, vào lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng…” mà ông và đồng đội của ông đã sống và chiến đấu.

Năm nay Trung tướng Nguyễn Huy Chương đã bước vào tuổi 76, ông đã nghỉ công tác và sống với gia đình tại thành phố Đà Nẵng. Lúc này ông mới có điều kiện và thời gian để có thể hồi tưởng lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Những kí ức, những kỉ niệm không thể nào quên, những chiến dịch, những trận chiến đấu sống mái với quân thù, những chiến công, những thành tích mà ông đã tái hiện… “Tôi đã trở về trên mảnh đất quê nhà sau hơn nửa thế kỷ dong ruổi trên con đường chiến trận. Những vùng đất tôi đã qua, những con người tôi đã gặp. Những người cha, người mẹ, người chị, người anh và đồng chí, bạn bè, có người đã ra đi vĩnh viễn, nhưng tất cả đều là hình ảnh và tấm gương tuyệt vời, trong sáng, sống trọn tình trọn nghĩa thủy chung son sắc, cùng chí hướng, cùng lí tưởng, hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu”…

Mong rằng đây sẽ là một Hồi ức được đông đảo bạn đọc quan tâm, một tư liệu quý báu để cho các thế hệ hôm nay và mai sau của quê hương đất Quảng tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của các thế hệ cha anh, qua đó khơi dậy và nuôi dưỡng trong mỗi chúng ta niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp người đi trước, vững vàng tiếp bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp.

Trong lần xuất bản này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, cùng sự cộng tác nhiệt tình của các anh Hoàng Hương Việt, Trần Trúc Tâm trong việc hoàn chỉnh bản thảo.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Hồi ức “Chỉ một con đường” của Trung tướng Nguyễn Huy Chương.


NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:04:52 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:23:00 pm »

CHƯƠNG I

LÀNG HƯƠNG QUẾ

Làng Hương Quế quê tôi, xưa thuộc tổng Xuân Phú(1), nay thuộc xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng Hương Quế trảo dài từ xóm Bến Quan lên Mộc Bài vao giáp làng Hương An dài hơn 5 cây số. Phía nam có sông Hương An, phía bắc có sông Bà Rén, phía tây có sông Mông Nghệ. Trải qua bao biến thiên và sự can thiệp của bàn tay con người, đến nay dù sông Mông Nghệ không còn dòng chảy nhưng vẫn còn lòng sông khúc lở, khúc bồi. Cũng ở phía đông của làng có cánh Đồng Nhứt, mặt ruộng bằng phẳng, đất ruộng màu mỡ, lúa cấy trên Đồng Nhứt vụ nào cũng được mùa, hạt chắc. Có lẽ vì vậy mà người xưa đã có tên gọi là Đồng Nhứt chăng?

Thiên lí lộ xưa, nay là quốc lộ số 1 chạy qua chia làng Hương Quế thành đôi. Đình làng Hương Quế ngó lên núi Quế phía tây nam. Núi Quế có 9 ngọn, người xưa gọi là Cửu Phong Sơn. Cửu Phong Sơn ngày ngày đứng soi mình xuống mặt ba bàu nước nằm phía đông làng. Nước ở ba bàu đầy vơi theo mùa nhưng chưa bao giờ cạn. Đến đời tôi nước ở ba bàu vẫn xanh mát quanh năm. Tuổi thơ tôi đã có những tháng ngày theo cha và các anh chị, nhất là bạn bè bay nhảy, dong chơi trên những thửa ruộng vào màu gặt tháng ba, tháng tám vui như ngày hội trên đồng. Các làng Đồng Tràm, Trà Đình và Hương Quế coi cánh Đồng Nhứt là vựa lúa của vùng đông huyện Quế Sơn. Ruộng lúa tốt tươi, hoa màu phong phú và cá cua cũng nhiều, nên các buổi chợ Mộc Bài, còn gọi là chợ Chiều lúc nào cũng có cá đồng, đánh bắt ngay ở các ao hồ và ruộng rạch quanh làng. Chợ Mộc Bài, bên cạnh nhà tôi. Không kể chợ Bà Rén phía bắc, chợ Hương An, phía nam, chợ Gò Dê phía tây làng Hương Quế, thì chợ Mộc Bài là trung tâm của các làng, nơi đây trong kháng chiến chống Pháp trở thành khu vực sinh sống, buôn bán sầm uất, náo nhiệt của đồng bào vùng bị chiếm Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Hòa Vang, Đà Nẵng, Đại Lộc tản cư vào, đến nay vẫn còn nhiều gia đình sinh cơ, lập nghiệp ở đây. Chợ Mộc Bài nằm ngay hai bên đường quốc lộ Một, bao bọc bởi những lũy tre và đường nhựa quốc lộ Một chưa đầy nửa cây số ngang qua giữa chợ Mộc Bài xóm tôi ấy đã để lại trong tôi những ký ức khó phai mờ. Một lần vào khoảng năm 1940, Bảo Đại, vị vua Nam triều được thực dân Pháp che chở đã có chuyến kinh lí bằng voi ngang qua làng Hương Quế. Đài voi của “quốc trưởng bù nhìn” chưa đến, nhưng các chức sắc tay sai từ phủ, huyện, đến các làng, xã đã tụ tập đợi chờ và quỳ lạy bên đường, mặt cúi xuống đất, không dám và không được phép ngước mắt nhìn lên “long nhan thánh thượng”. còn dân làng, hai bên đường thì phải đóng kín cửa, không được bén mảng, dòm ngó. Lệnh đã ban ai vi phạm cho như tai họa sẽ giáng xuống đầu. Tôi chứng kiến cảnh ấy mà trong lòng cảm thấy xót xa, phẩn uất vô cùng. Và cũng không lâu, cũng tại nơi này, tôi và bạn bè, đồng chí của tôi trong lực lượng dân quân xã, vai mang mã tấu thắt lưng dao dăm lựu đạn; chân không giày dép, xếp hàng tập đi đều một hai… một hai… và nhiều loại hình quân sự khác trong hào khí của những ngày Cách mạng mùa Thu, sau ngày cướp chính quyền về tay nhân dân.

Trải qua bao đời tên làng có lúc đổi thay vì nhiều lí do, nhưng chủ yếu để phù hợp cho việc quản lí địa giới cư dân, canh tân xây dựng của mỗi thời kì. Nhưng có một điều, cái làng quê muôn thuở ấy cứ sống mãi, gắn bó máu thịt trong tâm tưởng, kí ức theo suốt cuộc đời của mỗi người sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê làng. Càng về sau này, tôi mới hiểu hết nguồn cội của làng mình, không chỉ đẹp về phong cảnh hữu tình, mà còn ẩn chứa bao điều kì diệu. bên cạnh đình làng Hương Quế có đền thờ Tam vị Tiền hiền gồm: họ Trần, họ Nguyễn, họ Phạm.

Theo sách sử để lại, mùa hè năm 1036 vua Chiêm Thành Chế Mân dâng Châu Ô và Châu Lí làm vật sính lễ để cưới Huyền Trân Công Chúa (công chúa họ Trần). Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông đổi Châu Thuận và Châu Lí thành Hóa Châu. Hóa Châu kéo dài từ đèo Hải Vân đến bắc sông Câu Lâu, đã đưa quan binh vào đây trấn giữ. Dòng họ Tần có mặt từ đây. Tuy đất đã thuộc về ta, nhưng các thế lực Chiêm bang vẫn gây ra chiến tranh nhiều đời. Đến khi vua Lê Thánh Tông (1460-1490) thân chinh đưa quân bình Chiêm thắng lợi (1471) lập Thừa Tuyên Quảng Nam. Tuân chỉ vua Lê, quan đinh họ Tần có mặt tại đây đã nhanh chóng phát triển vào phía Nam khai khẩn đất hoang lập nên làng mới. Tiền hiền họ Trần làng Hương Li tức Hương Quế ngày nay là cụ Trần Văn Chơn, nguyên quán xã Hưng Bộ, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thanh Hóa. Ông là đô đốc chỉ huy hải quân dưới thời Trần Quý Khoáng. Cuộc kháng chiến hống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, Trần Quý Khoáng và một số thuộc tướng của ông bị quân Minh bắt. Đô đốc Trần Văn Chơn, đưa quân vào phương Nam khai khẩn đất hoang, sản xuất lương thực lo luyện tập quân binh chờ thời cơ đánh trả quân xâm lược, khoảng năm 1414. Những năm sau đó, hưởng ứng lời kêu gọi của nghĩa quân Lam Sơn, nhưng cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đến giai đoạn thành công thì ông từ trần ngày 7 thang 7 năm 1424, nhằm năm Kỉ Hợi. Khi ông chết, mộ ông táng tại núi Quế. Các đời vua Lê kế tiếp nhớ công lao của ông, một vị dũng tướng họ Trần hết lòng vì nước vì dân đã sắc phong ông chức Đặc tấn phụ quốc Đô đốc thượng tướng quân.

Họ Phạm Tiền hiền là Ngài Phạm Nhữ Tăng (1420-1477). Ông là hậu duệ đời thứ 5 của Điện soái thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, danh tướng đời Trần, ông la con trai của Tướng quân Phạm Nhữ Dực tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phò Lê Lợi giải phóng đất nước. Ông nguyên quán ở làng Phù Ửng, huyện Đường Hào, châu Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên. Do ông lập công lớn trong sự nghiệp phạt Chiêm và sau khi thành lập phủ Đô thống, ông được giao trọng trách Quảng lãnh đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Tuân chỉ vua Lê Thánh Tông, danh tướng Phạm Nhữ Tăng đã ở lại Quảng Nam, ra sức chấn hưng vùng đất mới. Ông tuyển mộ nhân lực từ các Thừa tuyên phía Bắc vào Nam khai hoang lập làng, lập địa tịch điền thổ; từ đó ra đời nhiều làng người Việt ở đất này. Trong đó, ông có công khai địa và tịch lập xã Hương Lư, cùng bốn làng mang tên Hương khác (Ngũ Hương): Hương An, Hương Quế, Hương Li, Hương Yên tại vùng đất Quế Sơn. Phạm Nhữ Tăng thọ bệnh qua đời năm 1477, thọ 57 tuổi. Vua Lê Thánh Tông thương tiếc và nhớ công lao của Ngài, đã hạ truy phong ngài tước: Hoàng Túc Trợ Vỏ, Đặc Tấn Phụ Quốc, Quảng Dương Hầu, Phạm Quy Công Đại Phu. Và sáu tháng sau, chính vua Lê Thánh Tông cải táng di hài Phạm Nhữ Tăng về chôn tai vùng đất gần bàu Sanh và núi Quế làng Hương Quế. Nhà thờ họ Phạm rộng ba gian, được xây vào đầu thế kỉ 16. Gian giữa thờ tượng gỗ Phạm Nhữ Tăng, trong khuôn viên có ba miếu dành thờ các vị thần Thánh mẫu Thiên y A na, bò thần Nadin và một bi kí bằng đá viết chữ Chàm có bề ngang 1,6m, bề cao 1,8m. Nơi đây là một trong những di tích hiếm hoi và quý gá, bởi những hiện vật mang tính lịch sử được các thế hệ dân làng và các đời vua chúa trân trọng, luôn tu bổ, thờ phụng.


(1) Dưới thời Pháp thuộc huyện Quế Sơn có 5 tổng: Xuân Phú, Xuân Mĩ, An Mĩ, Thuận An, Trung Lộc gồm 103 xã. Sau Cách mạng tháng 8/1945, Quế Sơn nhập thành 25 xã. Thời kì Mĩ - Diệm (1055-1957), mỗi tổng lại chia ra nhiều xã.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:25:16 pm »

Tiền hiền họ Nguyễn làng hương Quế ngày nay là Ngài Nguyễn Ngọc Thanh, con trai của Ngài Nguyễn Đại Lang, một danh tướng đức độ. Ngài Nguyễn Ngọc Thanh, được học hành đỗ đạt, làm đến chức Đô úy dưới thời Minh Đức.

Đi theo chí hướng của cha, có thời kì Ngài đã đứng ra tập hợp nhân tài, chiêu mộ thêm binh sĩ, đưa quân đến Nghệ An xin vua đi đánh nhà Mạc, theo giặc Minh (bên Tàu) hại dân phản nước. Ngài Nguyễn Ngọc Thanh thống lĩnh đại binh 20 vạn quân, tiến ra đánh Mạc và chiến thắng quân giặc ở cửa Hàm Tử, tiến lên Đông Đô, bao vây Đông Quan…

Ngài được gia tộc phong tiền hiền tộc Nguyễn khi ngài còn đương chức, trong lúc cha Ngài, Ngài Nguyễn Đại Lang đã hồi quan. Ngài Nguyễn Ngọc Thanh được an táng tại làng Hương Quế, sau khi Ngài qua đời.

Về Ngài Nguyễn Đại Lang tức Nguyễn Văn Lang, tự Giàu. Ngài là con của Điện Tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đức Trung, có công cùng với Nguyễn Xí giết ngịch đảng lập nên triều Quang Thuận tức Lê Thánh Tông (1460-1490). Cháu nội của Nguyễn Công Duẫn gọi trung thần Nguyễn Trãi là ông cố. Quê quán Nguyễn Đại Lang ở làng Gia Miêu, ngoại trang Tống Sơn, nay là huyện Gia Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ngài sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh tướng, thông minh, học rộng, tinh thông thao lược về thiên văn, có sức khỏe hơn người. Tương truyền khi còn nhỏ, tay không Ngài vào rừng bắt hổ mang về khao trai làng Dưới thời Hiến Tông, Ngài làm Tuyên úy; đời vua Lê Huy Mục làm Thủy quân vệ chỉ huy sứ đóng giữ thành Tây Đô (Nam Định). Ngài nhận thấy Lê Huy Mục là một vị vua vô đạo đã cho phe cánh đầu độc vua Hiến Tông, cướp ngôi gây ra vụ án Lệ Chi Viên, đổ vạ cho trung thần Nguyễn Trãi phải tru di tam tộc. Nguyễn Đại Lang tập hợp quân lính thành Tây Đô kéo về Đông Quan giết Lê Huy Mục, lập hoàng tử Giảng Tu Công lên làm vua, hiệu là Hồng Thuận (1509-1527). Ngài được phong chức Thái ủy nghĩa quốc công, Bình chưỡng quân quốc trọng sự. Đầu năm Canh Ngọ (1510) hoạn quan Nguyễn Khắc Giai tư thông với giặc Hắc La (Vân Nam, Trung Quốc) dấy loạn biên giới Cao Bằng. Để bảo vệ chủ quyền đất nước, vâng chiếu Hồng Thuận, Ngài cùng Đại học sĩ Lương Bất Bằng cử binh dẹp loạn giữ yên bờ cõi. Vua Hồng Thuận cử hội khải hoàn, phong cho Ngài chức: Thượng tể thướng quân từ thành đề lãnh, tức chức Thừa tướng (năm 1510). Năm đó, trời hạn hán mùa màng thất thu, nhân dân Đông Triều, Lạng Sơn, Sơn Tây nổi lên chống đối, lại có Tư xuyên hầu Mạc Đăng Dung đóng quân ở Hải Hưng âm mưu phế truất Hồng Thuận. Trong lúc Hồng Thuận lại lao vào con đường ăn chơi, xa trung thần, gần gian nịnh. Sau khi dâng sớ điều trần gồm 14 điều khuyên răn vua, để tránh cơn binh lửa nồi da xáo thịt có thể xảy ra, nhưng vua Hồng Thuận không nghe. Ngài xin từ chức rồi chiêu mộ dân đinh, xin vua cùng con cháu họ Phạm còn lại ở trong kinh thành vào Nam khẩn hoang, định cư tại làng Hương Li năm 1511. Về sau làng Hương Li đổi thành Hương Quế. Như vậy từ đời cụ tổ của tôi là Ngài Nguyễn Đại Lang vào ở đây đến đời tôi đã trả qua 11 đời, 489 năm. Về 14 điều trần dâng lên vua của ngài Nguyễn Đại Lang được ghi vào gia phả để thờ tại nhà thờ họ Nguyễn, tôi đã được nghe các bô lão trong làng giảng giải nhiều lần qua chữ nho. Đến năm 1998 được đọc lại bản phiên âm quốc ngữ, tôi mới mới thấy, cách đây 500 năm, một vị quan đã có những tư duy, lời lẽ viết ra, sao mà sâu sắc, đầy thuyết phục đến thế. Những gì của Ngài nói đến nay vẫn còn nguyên giá trị hiện thực, đáng để chúng ta suy ngẫm, về việc dân, việc nước, việc chung, việc riêng, về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, khi đất nước trong thời loạn cũng như thời bình. Mười bốn điều trần ấy là:

1. Tự rèn mình sửa lỗi, để tránh mọi tai hại cho dân.

2. Phát huy lòng hiếu thảo, nhờ ơn của đấng tổ tiên đã dày công xây dựng non sông để tỏ tấm lòng trung hậu.

3. Lánh xa thanh sắc, để chính lòng người.

4. Trừ khử lũ gian nịnh, để muôn điều giáo hóa được trong sạch.

5. Thận trọng trong việc ban phong quan tước để tôn trọng phép tắc của triều đình.

6. Thuyên chuyển phải công bằng, để cho sáng đàng tiến dụng.

7. Sử dụng tài chính không nên lãng phí để nêu gương tiết kiệm cho dân.

8. Khen thưởng người có tiết nghĩa, để trọng đạo can thường.

9. Cấm điều nhũng lạm, để bài trừ thói tham ô.

10. Tu chỉnh võ bị để đủ sức mạnh phòng thủ đất nước.

11. Trọng điều can gián, để bảy tỏ lòng chí khí can trực, cảm ngôn của mình.

12. Khoan dưỡng sức dân, cho thích hợp với lòng dân ngưỡng nguyện.

13. Hiệu lệnh nhà vua ban ra, cần phải giữ đúng để nhân dân yên trí, khỏi lo ngại sự đổi thay.

14. Thiết lập pháp chế triều đình, để mở rộng công cuộc bình trị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:27:14 pm »

Xưa kia danh thắng của làng Hương Quế còn có một ngôi miếu, dân làng Hương Quế gọi là Miếu Đen. Tương truyền khi nhà Nguyễn Tây Sơn đánh quân Nguyễn Ánh qua đây, Nguyễn Ánh cùng đường chạy vào mếu, bỗng nhiên sấm chớp nổi lên, mây đen tối sầm, thấy điềm lạ, tướng Tây Sơn cho rút quân. Nguyễn Ánh thoát nạn, về sau lên ngôi nhớ ơn thân linh cứu mạng nên phong cho miếu 4 chữ: Hắc Y chi thần (Miếu Thần Áo Đen). Cũng gần như câu chuyện truyền thuyết về bò thần Nadi, trong khu đất nhà thờ tộc Phạm. Vào tiết thanh minh hằng năm, trong đêm khuya thanh vắng, bò thần hiện nguyên hình, phát sáng rực rỡ, đi kiếm ăn. Hễ nghe có tiếng động, bóng người thì biến mất. Tôi nghe cha, mẹ tôi thường kể về sự linh thiêng của con bò đá Nađin, lúc còn nhỏ tôi sợ lắm. Nay bò Nađin và tượng nữ thần Y-a-na được ngành văn hóa và bảo tàng bảo vệ và nghiên cứu về niên đại cũng như ý tưởng nghệ thuật của hiện vật, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thời Chămpa tạo nên còn tồn tại nơi đây.

Dưới thời Cần Vương, chủ tướng Nguyễn Duy Hiệu dụng đắt Quế Sơn, ông dựa vào rừng đại ngàn, núi non, đường đi hiểm trở chọn vùng Trung Lộc, nay là xã Quế Lộc lập chiên khu Tân Tỉnh luyện quân đánh giặc. Dân làng Hương Quế hưởng ứng chiếu Cần Vương đóng lương nuôi quân, góp người lo việc. Trong làng tôi có cụ Nguyễn Hoan, cụ Chánh Ta tham gia phong trào Nghĩa hội bị Pháp bắt khép án chém, cụ Chánh Ta bị tù khổ sai. Thế nhưng do nhiêu nguyên nhân của lịch sử, thế và lực còn có những khó khăn hạn chế, chiến khu Tân Tỉnh Quế Sơn và Nghĩa hội Quảng Nam tan rã. Noi theo tấm gương dũng liệt của Nguyễn Duy Hiệu trước lúc đầu rơi và lời ông dặn: “Chí ta còn, tức Đảng ta còn!” các nghĩa sĩ của phong trào như cụ Nguyễn Thành (Thăng Bình), cụ Nguyễn Thụy (Quảng Ngãi), Trần Cao Vân (Điện Bàn), Đỗ Phĩ(1) (Quế Sơn đã tham gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu (1904) phong trào chống thuế của nhân dân 10 tỉnh Trung kì (1908) và khởi nghĩa Duy Tân (1916).. Dù hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, trong thời điểm khác nhau, nhưng cuộc đời và nghĩa khí của các văn thân, nghĩa sĩ vẫn còn sang ngời tấm lòng yêu nước, thương dân, xả thân vì nghĩa lớn.

Làng Hương Quế quê tôi cũng như bao làng quê khác của đất nước đều mang trong mình dấu ấn lịch sử và dòng chảy của truyền thống, không chỉ có sự tích, con người, mà cả đến cảnh vật cũng hài hòa với cuộc đơi, nếp sống, như lời của một vị tướng của quân đội ta đã nói: “Quê là dân nước - Nước là dân, quê”. Nhân dân làng tôi, có lẽ vì sống trên mảnh đất từng thấm máu, mồ hôi nước mắt của cha ông, dù kiếp người còn nô lệ lầm than khi chưa có ánh sáng cách mạng rọi về, vẫn đời đời giữ dạ trung kiên, đoàn kết, thương yêu nhau; dù trong làng có nhiều tộc, họ sinh số, tới lửa tắt đèn vẫn có nhau, chống chọi với thiên tai, địch họa để tồn tại và phát triển cộng đồng dân tộc ngày một bền vững.


(1) Đỗ Phĩ là cha của Đỗ Quang, Đỗ Quỳ - Hai đảng viên Cộng sản đầu tiên của Phong trào cách mạng tỉnh Quảng Nam thời kì năm 1927.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:44:32 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:28:57 pm »

NƠI CHÔN RAU CẮT RỐN

Mười năm sau ngày khởi nghĩa Duy Tân (1916) tôi chào đời ở làng Hương Quế. Cha tôi, ông Nguyễn Giác, không đỗ đạt khoa bảng, không tham gia quan trường nhưng là người có học vấn thâm nho, chuyên nghiệp nông tang, ông sống đức độ nhân từ, thông minh chính trực, trung nghĩa hiền lương. Cha tôi trước sau có ba đời vợ. Bà đích mẫu của tôi sinh được 9 người con gồm 4 trai, 5 gái, bà lâm bệnh qua đời. Kế mẫu của tôi sinh được một nữ, nhưng bà cũng qua đời sớm, sau gần 10 năm sinh sống với cha tôi. Bà thân mẫu của tôi, sinh được ba người con, hai trai một gái, tôi là con út thứ 14. Anh chị em tôi trước sau còn sống được 9 người, gồm 4 trai 5 giá. Ngày xưa ở nông thôn các cụ quan niệm giàu tiền, giàu của không bằng giàu con, mà giàu con tức là giàu của. Đất Hương Quế đa phần thuộc vào loại đất nhất đẳng điền. Gia đình tôi có ruộng đất khá. Hồi đó cây lúa chỉ làm được 2 vụ: vụ đông xuân và vụ hè, nhưng hàng năm nhà tôi thu được cũng phải đến hàng ngàn ang lúa, còn sắn, khoai và các loại đậu… đến mùa thu về cũng khá nhiều. Nhà tôi có chòi ép mía, lò nấu đường, trong năm có cả mấy chục ghè dựng đường. có của ăn, của để trong nhà, trai tráng trong làng giúp cho gia đình tôi ngày có đến hàng chục người. Tôi là con út trong gia đình nên được cha mẹ, anh chị em sớm tối chăm chút, cưng chiều. Có thể nói thời trẻ, tôi được sống trong một gia đình tương đối khá giả ở một vùng chuyên nông. Sau này tôi lớn lên, cha tôi mới kể lại. Hồi đó, bà con nông dân làng tôi con cực khổ lắm. Nhất là những người ngụ cư không có ruộng đất phải đi làm thuê, ở mướn để kiếm cơm ăn, gia đình họ quanh năm tất bật trong cảnh mưu sinh, nhưng cái ăn cái mặc vẫn thiếu thốn mọi bề, không được học hành. Đất nước thời đó ở vào giai đoạn lầm than, vua quan Nam triều và bọn thực dân thì sống xa hoa, Bảo Đại làm vua, thạo nhảy đầm, uống rượu tây, đi săn bắn, chẳng quan tâm đến việc quốc kế dân sinh.

Năm 1927, tình hình đời sống chính trị ở làng Hương Quế quê tôi, cũng như trong huyện Quế Sơn và tỉnh Quảng Nam bước vào giai đoạn “ngặm tăm”. Nguôn tin Chi bô Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội được thành lập ghi dấu ấn lịch sử trong đời sống chính trị các tầng lớp nhân dân yêu nước Quảng Nam. Chi bộ Đảng Cộng sản do đồng chí Đỗ Quang là một trong những cán bộ cốt cán của Đảng làm bí thư(1), vào đầu năm 1928. Những hạt giống đỏ của cách mạng được nhân dân Quảng Nam chăm bón đã sinh sôi nảy nở. Đầu năm 1929, các tổ chức của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Điện Bàn, Duy Xuyên… mỗi nơi đều thành lập một chi bộ. và sau tháng 3/1930 được chuyển thành chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến tháng 4/1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện quế sơn được thành lập. Những người con của Quế Sơn từ đồng ruộng ra đi tìm cách mạng, giờ đây lại tụ tập về trên quê hương xây dựng tổ chức cho huyện nhà. Chỉ một thời gian sau sự kiện trọng đại này, đồng chí Phan Thêm, một cán bộ của tỉnh hoạt động tại đây, đã thành lập thêm một chi bộ ghép ở làng Nghi Hạ - Nghi Lộc có 6 đảng viên và một tổ Đảng ở chợ Trung Phước. Đến cuối tháng 8/1930, toàn huyện Quế Sơn có 2 chi bộ, 1 tổ Đảng với 15 đảng viên. Từ hạt giống đỏ đầu tiên, đội ngũ những người Cộng sản đã từng bước cắm rễ vào lòng dân để rồi sinh sôi, nảy nở trên đất Quế sơn.

Tôi lớn lên trong bối cảnh lịch sử sôi nổi của huyện nhà. Năm lên 8 tuổi, tôi được cha mẹ cho đi học chữ Quốc ngữ ở trường làng. Tôi được thầy khen là sáng dạ. Cha tôi thường động viên:

- Học đi con, ráng mà học kiếm đôi chữ, có giê lúa cũng biết được hướng gió để mà giê

Lời ông ấm áp và trìu mến, sao tôi nghe như một “mệnh lệnh”. Tôi không dám xao lãng việc học bao giờ. Tôi còn nhớ Tết năm 1937, bà con đến chục Tết cha mẹ tôi, ai cũng trầm trồ khen tôi:

- Cậu Út ngoan, học giỏi. Cậu Út không đua đòi!

Mẹ tôi hãnh diện lắm, bà xoa đầu tôi nói:

- Con noi gương các anh, chị, phải cố gắng học hành, mẹ trông mong vào con đó!

Hai năm sau tôi thi đậu yếu lược, cha mẹ tôi vui lắm. Các anh chị tôi thì khỏi phải nói. Anh Sầm, anh Lộc trầm trồ:

- Mi mà đậu được primaire thì phải biết.

Nghe vậy, tôi sướng lắm, trong bụng phơi phới, liền nói với hai anh tôi:

- Nếu được cha mẹ cho đi học tiếp thì em cố gắng thi đậu cho anh coi!


(1) Đỗ Quang, Lê Quang Sung, Thái Thị Bôi, Lê Văn Hiến, Huỳnh Thị Thuyền. Lúc Đảng bộ Quảng Nam được thành lập có thêm đồng chí Phan Thêm, Trần Văn Tăng…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:30:41 pm »

Sau đó cha mẹ tôi bàn định đưa tôi đi học xa, một là vô Thăng Bình, hai là ra phủ Duy Xyên, ba là xuống thị xã Hội An để học. Nhưng ý định đó không thực hiện được. Mẹ tôi lâm trọng bệnh, bà đột ngột qua đời. tôi khóc mẹ nước mắt hầu như khô cạn. Người mẹ đã tảo tần cùng cha tôi gầy dựng cơ nghiệp gia đình và nuôi đàn con 8 đứa trưởng thành. Vào tuân 100 ngày của mẹ tôi, rồi, mà không khí tang tóc vẫn bao trùm trong nhà vốn êm đềm như một tổ ấm. Cha tôi thì như con cuốc lạc đàn, còn anh em tôi như gà con lạc mẹ. Người thân trong gia đình mất đi thì không có gì so sánh được. Cách đấy một trăm ngày, cha mẹ tôi như đũa liền đôi, nay mẹ tôi mất rồi, căn nhà ngói rộng ba gian chừng như hoang vắng. Đến trưa thì đám làm tuần vãng người tới phúng vái, cha tôi gọi tôi lên, ông nói:

- Hồi còn sống, mẹ con khuyên cha phải cho con đi học thành tài, nay mẹ con đột ngột qua đời nên bây chừ không đi xa được, thôi con đến thầy Thân học đôi chữ nho để thành đạt trong làng như các anh con, đọc được gia phả, dẫn giải công lao của các đấng tiền nhân, giúp cho các thế hệ sau này biết mà giữ gìn bẳn sắc của dòng họ, xóm làng chứ không thì mai một hết con ạ! Vả lại con học chữ là học đạo làm người, người mà biết chữ đời nào cũng có ích, con hãy nghe lời cha gắng mà học hành, nghe con.

Tôi không còn cách nào hơn là đồng ý theo ý nghĩ của cha học chữ nho, cũng để vơi đi nỗi buồn mất mẹ. hồi đó, làng Hương Quế có thầy Võ Văn Thân dạy chữ nho. Thầy Thân là một nhà nho đức độ, tinh thông kinh sử nhưng không được chính quyền thực dân cho đi thi cử vi thấy thầy có thái độ, tư tưởng chống chế độ thuộc địa. Thầy phải mở trường dạy tư ở làng để kiếm sống. tôi là một trong tám học trò của lớp. Tất cả đều quý mến thầy. Trong giảng bài thầy thường kết hợp chuyện đông tây, kim cổ để liên hệ thực tại và nhấn mạnh đến tình yêu nước, thương dân của các nhân vật trong truyện. Lời thầy nhẹ nhàng truyền cảm mà sâu lắng. Chúng tôi nghe với lòng kính phục, trân trọng thầy. cũng từ đó, trong tôi như được bồi đắp, hình thành suy nghĩ tốt đẹp về tình yêu quê hương, đất nước và con người. Té ra tình yêu quê hương đất nước, nó không cao xa, đòi hỏi gì nhiều. Quê hương đất nước là cánh cò, đồng lúa, là con đường rợp bóng tre, các câu hò, lời ru ngọt ngào; những người thân quen chơn chất và những bạn bè, kỉ niệm mà mỗi khi nhắc đến, hoặc đi xa luôn nhớ tới, luôn ẩn chứa trong tâm thức mỗi người không thể nào thiếu được.

Trong những giờ giảng dạy, đôi khi thầy trầm ngâm, như nhìn xa xôi, rồi nhẫm đọc đôi câu ca dao, như thể nói với học trò của mình, mà cũng là tấc lòng của thầy.

Người đi ghi khắc một lời
Thương nhau áo rách, nón cời vẫn thương


Đặc biệt, thầy hay đọc bài về Phan Thanh - một trí thức yêu nước, xuất thân ở làng Bảo An, huyện Điện Bàn, vùng đất có nhiều tên tuổi nổi tiếng. Câu vè thầy đọc với tất cả tâm niệm, ai nghe cũng xúc động:

… “Anh Thanh vừa mới lâm chung
Người người rơi lệ vô cùng thảm thương
Than ôi, số kiếp đoạn trường
Tuổi vừa Ba mốt dứt đường trần gian
Anh sanh ngày Một, tháng Juin (tháng Sáu)
Ở Điện Bàn phủ, Bảo An quê nhà
Tình người đậm nghĩa thiết tha
Tuổi xuân anh đã xông pha cho đời…”


Cũng từ đó, tôi nhìn xa hơn và càng hiểu được những người yêu nước là ai, vào do đâu họ dám xả thân hy sinh mà không tiếc tuổi xanh, xương máu của mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:34:03 pm »

Sống ở trong làng, một làng quê, con người, cảnh sắc đều đẹp, đều đáng yêu, nhưng nhiều người còn cơ cực quá. Làm thuê, ở mướn, ăn xin như số phận đeo đẳng suốt đời này, qua đời khác ở một số bà con. Tôi gặp họ, nhìn họ mà lòng dạ cứ xốn xang. Gia đình tôi, nhờ cha tôi tảo tần, tích góp từ đời ông nội đến giờ, nên mới có ruộng đất và cơ ngơi khá hơn, vì thế hằng tháng có đến hàng chục người đến xin việc làm. Ruộng nương phần lớn nhờ nước trời, quanh năm hai vụ bấp bênh. Nhà phải có đông người như nhà tôi thì mới làm nổi công việc đồng áng và mới có dư. Những buổi tôi nghỉ học, cha tôi bảo tôi ra đồng cùng với người làm công như gặt lúa, đốn mía, nhổ đậu, đào khoai… Ý cha tôi là có người để trông chừng vì cũng có khi mất mát. Tôi ra đồng, cầm theo cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, được anh Hoàng làng bên cho mượn, cuốn sách tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, vì lúc bấy giờ rất hiếm sách, báo. Tôi kiếm một bóng cây ngồi đọc, có biết việc mất mát, hễ lơ đễnh, là có người nào đó nhanh tay trút lúa bỏ vào mủng(1), nhưng tôi không để ý, phản ứng gì. Tôi nghĩ: người đi mót, đội một cái mủng đựng chừng một ang lúa, nếu họ trút đầy mủng, thì mất một ang lúa chẳng đáng là bao, trong khi nhà tôi mỗi năm thu hàng ngàn ang lúa…

Một số người làm công, nhất là bà con trong làng, đến xem tôi đọc sách. Có người chân tình bảo tôi:

- Tôi biết cậu Út có lòng thương người. Chứ mấy người con của chủ khác, hễ lượm của nó một gié lúa rơi, nó cũng xô đẩy la mắng, đâu có dễ như cậu. Tôi, cậu ở hiền gặp lành. Biết thương người thì người thương mình. Tôi nhìn cậu biết mai này trưởng thành, thì cậu hiểu biết và sẽ làm nhiều việc có ích cho đời. Cậu Út cứ đọc sách, khi nào có người ôm lúa chạy, thì tôi la giúp cậu. Nói rứa chứ thiếu miếng ăn là khổ nhục lắm cậu ạ!

Lời nói của bà con nhẹ nhàng, nhưng tôi có nhiều suy nghĩ, day dứt. Có năm mùa màng thất bát, hạt cơm trong mùa giáp hạt đối với bà con nghèo đói là quý giá vô cùng.

Năm 1940, tôi quay lại học quốc ngữ tại làng với một cố gắng thi đỗ primaie rồi về làm thầy giáo “gõ đầu trẻ” ở làng. Nhưng dự tính đố của tôi không bao giờ thực hiện được vì chiến tranh thế giới lần thứ hai bung nổ. Trục tam cường phát xít Đức - Ý - Nhật gây chiến phân chia thị trường thế giới. tình hình chiến tranh thế giới phát triển vô cùng mau lẹ. Nước Đức, nước Ý phát xít mở rộng chiến tranh ở Châu Âu đánh chiếm nước Pháp. Ngày 22/6/1940, nước Pháp phải kí hiệp ước đầu hàng nước Đức phát xít. Ở Châu Á phát xít Nhật áp dụng chính sách tiến về phía Nam, tiến công Trung Quốc. tháng 9/1940, thực dân Pháp dâng xứ Đông Dương cho Nhật. Cuối năm 1940, quân Nhật tràn vào miền Bắc, không bao lâu sau quân đội Nhật chiếm đóng thành phố Đà Nẵng, chiếm giữ sân bay, hải cảng và các trục đường chiến lược giao thông quan trọng, chúng xây dựng Đà nẵng thành căn cứ hậu cần lớn gồm các khu kho chứa xăng, gạo, súng, đạn ở núi Đà Sơn và một số vùng lân cận như bãi Xuân Thiều (Hòa Vang), Điện Thắng, Vinh Điện (Điện Bàn), Nam Phước (Duy Xuyên), Bà Rén, Hương An (Quế Sơn)…

Về chính trị, chúng phô trương thanh thế hùng mạnh: rêu rao các thuyết lừa bịp: Đại Đông Á, trật tự mới, khu thịnh vượng chung… để gây ảnh hưởng trong dân chúng còn mờ mit trước tình hình đang diễn ra trên thế giới và trong nước.

Về kinh tế, chúng vơ vét thóc gạo, bông, dầu phụng để phục vụ chiến tranh. Công nhân các ngành hỏa xa, bưu điện phải làm việc thêm giờ mà không được tăng lương. Chúng bắt dân ta lao dịch khổ sai mở rộng sân bay bến cảng… người người bệnh tật đói khát, có người bị chúng đánh chết bỏ xác vào thùng vôi, ai chống đối chúng chặt đầu căm lên cọc tre lớn bên đương có nhiều người qua lại, để răn đe dân chúng… Tôi lớn lên trong bối cảnh lịch sử của đất nước, dân tộc phải chịu cảnh nhà tan cửa nát, xích xiềng nô lệ, nhân dân ta không chịu nổi cảnh một cổ hai tròng, nên trước đó đã nổi dậy khởi nghĩa ở Bắc Sơn (27/9/1940); binh biến Đô lương (13/1/1941). Tất cả những diễn biến đó báo hiệu một thời kì mới - thời kì khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân(2).

Đầu năm 1941, làng Hương Quế quê tôi bỗng sôi nổi về một người vừa quen biết, vừa “lạ lẫm” đó là một thanh niên thông minh, tuấn tú: Anh Phạm Ngọc Trình (anh là con của ông Phạm Thắng, làm hương bộ làng Hương Quế) bạn học của tôi bốn năm về trước. Khi tôi đi học chữ nho, thì anh học tiếp quốc ngữ đỗ primaire rồi thoát li hoạt động cách mạng lúc nào không hay nay đột ngột xuất hiện. Gặp tôi anh hỏi:

- Cậu Út (hồi nhỏ tôi tên là Út) còn đi học kia à!

Tôi không trả lời mà hỏi lại anh;

- Chứ mấy năm qua anh đi mô mà biệt tăm rứa?

Anh cười thân mật rồi vỗ vai tôi:

- Với cậu thì mình không dấu diếm chi mô! Mấy năm qua mình thoát li hoạt động, nay được cử trở về làng phát triển lực lượng.

Tôi nghe anh nói, trống ngực cứ đánh liên hồi. Ý tứ và lời nói của anh mới mẻ quá, tôi thầm kính phục anh. Thấy tôi chăm chú, anh nói tiếp:

- Minh nói thiệt, cậu sắp là một thanh niên rồi, phải lo chọn cho đời mình một hướng đi, chứ cậu cứ bám ruộng, bám vườn làm giàu, như gia đình cậu cả cuộc đời chẳng giải quyết được gì ngoài cái công thức: Giàu sang, lấy vợ, đẻ con, an phận thủ thường thì con đua chí khí của đời trai. Đất nước dân tộc đang chìm đắm trong cảnh can qua mình không góp phần, thì mai sau cuộc sống dẫu có vương giả thế nào cũng hoài tiếc tuổi xuân.


(1) Mủng: vật dụng đan bằng tre để đựng lúa và các đồ vật khác rất thông dụng.
(2) Văn kiện đảng 1930-1945; và báo Đà Nẵng.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:06:37 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:37:35 pm »

Tôi nghe anh Trình nói như rót mật vào lòng. Sự tưởng tượng, niềm vui như chợt le lói, nhóm lên trong tâm thưởng tôi trước bao điều mới mẻ. Nhìn lại gia đình tôi, các chị đã đi lấy chồng, còn lại bốn anh em trai thì mỗi người đều có một dãy nhà ngói, quanh năm lam lũ với ruộng đồng, tầm mắt, cuộc đời không ra khỏi lũy tre làng. Tôi là con út mà cha tôi cũng đã làm sẵn một ngôi nhà mới để chuẩn bị yên bề gia thất. Ruộng đất ngày càng rộng ra, tôi thấy tá điền thỉnh thoảng đem khế ước đế nhà tôi bán đất cho cha tôi. Thời gian qua tôi có dịp đi coi gặt, coi chặt mía, được gặp gỡ bà con lao động, tôi thấm thía cảnh nghèo khổ của đời người ông dân đi làm thuê, lượm mót. Nó giống như cuộc đời của anh tá điền và chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, mà anh Vũ Trọng Hoàng bên làng Phương Trì cho tôi mượn đọc trước đó. Thấy tôi tần ngần, anh Trình ôm vai tôi vừa đi anh vừa nói:

- Đất nước mình bị thực dân Pháp xâm lược 80 năm, nay lại bị giặc Nhật chiếm đóng chúng chia cắt đất nước ta nhượng cho Xiêm tặc, đem lợi quyền hiến cho quân giặc Phù Tang, dân ta phải một cổ hai tròng, nước ta chúng chia xẻ như hàng bán buôn. Nhân dân ta hiện nay vừa bị Pháp áp bức, đất nước ta lại bị phát xít Nhật dày xéo không thể nào chịu nỗi cảnh áp bức, bóc lột, đè nén đó. Vậy thì ta phải làm cách mạng, phải tổ chức lực lượng để đứng lên chống lại đế quốc xâm lược, giải phóng cho dân tộc ta. Làm cách mạng thì có tổ chức, có Đảng, lãnh đạo đưa lối chỉ đường.

Ngay từ ngày gặp anh Trình, tôi như người đang trôi lênh đênh tên biển cả, được lão ngư chỉ cho hướng cập bờ, người cứ lâng lâng khó tả. Tuy nhiên tôi cũng làm một bài toán so sánh thô thiển: Nhật, Pháp đều mạnh, vũ khí tối tân làm gì ta có thể chống lại. Chính những suy nghĩ tư tưởng đó có thể làm chậm lại sự đón nhận luồng sinh khí mới do anh Trình đem đến cho tôi. Mấy lần gặp sau, tôi vẫn được anh Trình thân tình trò chuyện mỗi ngày sâu sắc hơn, thấm thía hơn. Anh viết vào vở tôi hai câu thơ, mà khi vào tù tôi mới biết được, đó là của nhà thơ cách mạng Tố Hữu:

Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi?


Đọc xong hai câu này lòng tôi cứ bời bời khó tả. Mấy lần sau nữa, anh dẫn tôi ra ngoài cánh đồng trống ngồi hóng mát, anh giảng giải đường lối chủ trương của Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Anh Trình chỉ cho tôi âm mưu của thực dân Pháp. Là vơ vét tài nguyên của đất nước ta đưa về Pháp, còn bắt thanh niên ta đi lính phục vụ cho chiến tranh xâm lược của chúng. Chính quyền phú hào tay sai chỉ là thi thể bù nhìn, bám gót thực dân mục ruỗng, làm sao tồn tại được, khi mà cao trào cách mạng có thời cơ bùng lên? Đứng trước tình hình đó, Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đặng đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng”(1). Lời nói của anh Trình như đã thấm vào cơ thể tôi. Tôi quyết định nhân tài liệu của anh giao và theo anh hoạt động. Gia đình tôi, nhất là vợ chồng anh Sâm, anh Lộc để ý thấy tôi có bữa trễ cơm, bữa trễ học, có lúc thẫn thờ, anh chị sinh nghi liền hỏi, tôi không thể dấu diếm được với các anh chị, nên phải nói thật:

- Em theo anh Trình hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc.

Anh Sâm tôi tròn mắt:

- Chú mà gan rứa hả? Coi chừng bọn hắn (chỉ bọn tay sai và thực dân Pháp) bắt được, là hắn đánh chết không tha đâu nghe chú!

Nói vậy, rồi không hiểu sao anh ôm tôi vào lòng, cầm tay tôi, nhìn vào mắt tôi, xúc động. từ đó anh Sâm và Lộc của tôi là người giúp đỡ đắc lực cho công tác của tôi. Anh Sâm thì cất giấu tài liệu trong lư hương, anh Lộc thi đón đưa bảo vệ tôi khi tôi đi đêm, về hôm trên bước đường đầu tiên đầy bỡ ngỡ và mạo hiểm. Tôi còn nhớ bài thơ Trăn trối của Tố Hữu. Họ nói trước khi chết trong tù, Tố Hữu viết bài thơ này từ trong ngục gửi ra, vì vậy từng câu, từng chữ của nó mạnh mẽ lôi cuốn đến mức ai đọc cũng đều thuộc, ai thuộc rồi thì không quên. Đó là những lời trăn trối đầy khí phách, một sự khẳng định không bi lụy:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa…


Tôi không giải thích gì thêm với hai anh tôi, nhưng khi thuộc bài thơ Trăn trối này, cùng với những ngày tiếp xúc các anh chị thầm lặng với công việc trước phong trào cách mạng ngày một sục sôi. Anh Sâm sau là cán bộ Nông hội xã, anh Lộc trở thành đảng viên Cộng sản.

Vào tháng 5/1941, sau 5 tháng tôi nhận công tác đúng vào ngày Premier-Mai (Quốc tế lao động 1 tháng 5) anh Trình hẹn tôi đến một đám mía cách miếu Đen một cây số, bí mật làm lễ kết nạp tôi và bốn người bạn học của tôi vào Đoàn thanh niên phản đế. Tôi còn nhớ lời tuyên thệ khi được kết nạp là:

Trung thành với cách mạng, nếu bị địch bắt
không đầu hàng, không khai báo, không phản bội.

Trong tổ, anh Nguyễn Xuân Vĩnh được phân công làm tổ trưởng, anh Phạm Cai, liên lạc; tôi, Nguyễn Huy Chương phụ trách tài chính; còn hai anh Phạm Phổ và Trần Nghi là tổ viên. Anh Trần Nghi là con của một quản cơ lính Pháp được giác ngộ tham gia hoạt động hăng hái.


(1) Văn kiện Đảng 1939-1945 trang 231.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:06:56 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:39:32 pm »

NHỮNG NGÀY LAO LÍ

Phong trào cách mạng làng Hương Quế và huyện Quế Sơn đang phát triển thuận lợi, thì bất ngờ vào đầu tháng 12/1941, nhiều người có uy tín của phong trào như: Võ Thị Sâm, Trần Viện, Trần Thắng, Phạm Ngọc Trình bị địch theo dõi và bắt cầm tù. Đến đầu tháng 2/1942, tổ Thanh niên phản đế chung tôi cũng bị địch phát hiện và bắt giam. Tại nhà lao Quế Sơn, bị giam tại đây 3 ngày đói cơm, khát nước, nằm đất, ngủ trần muỗi đốt da đỏ như ban. Trong những ngày chờ chúng giải về lao tỉnh, anh Trần Nghi là người lớn tuổi nhất trong tổ (năm đó anh đã 25 tuổi) sợ chúng tôi còn trẻ người non dạ không chịu nổi cực khổ, nhắc khéo bằng đọc bài thơ Trăn trối:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa.


Hiểu lòng anh Trần Nghi, tôi tự làm 4 câu thơ đọc cho cả 5 anh em nghe:

Nếm mùi cùm kẹp tù đày
Vào đời chưa nghĩ đến ngày gian nan
Hứa nhau dạ sắt gan vàng
Vượt qua thử thách muôn ngàn đắng cay


Cho đến bây giờ gần 60 năm “tang bồng hồ thỉ”, tôi vẫn còn nhớ như in cái đêm đầu tiên cay nghiệt trong đời - Cái đêm mà tuổi tẻ của tôi phải chịu cảnh khốn cùng, khát không nước, đói không cơm, phải kiên tâm trước cực hình tra tấn, phải nghiến răng chịu đau vượt qua đòn thù. Mỗi trận đấu tranh trong tù là một đợt địch khủng bố. Bọn thằng Rayneu, thằng Banh (Trần Ngọc Banh), thằng Nho (Phạm Nho) và tên Hoành là những tên mật thám tàn ác nhất, chúng đã dùng chày vồ bổ vào người. Lúc đó anh em khỏe mạnh phải đưa lưng ra để đỡ đòn cho anh em ốm yếu. Tàn ác nhất là mỗi lần tù chính trị đấu tranh, bọn điều hành và cai ngục nhét hết các lỗ cống thoát nước, chúng còn bơm nước vào thùng phân cho phân trào ra chảy khắp sàn nằm, gây nên mùi hôi thối khắm dị, tởm lợm đến kinh người. Từ đó anh em tù bị kiết lị, thương hàn sống chết chỉ tính từng giờ. Nhìn nhau mà lòng quặn thắt, căm thù càng nung nấu, cắn răng giữ tròn khí tiết trước mặt kẻ thù.

Sau gần một năm chịu cực hình tra tấn, lao dịch khổ sai, kẻ thù không khuất phục được chúng tôi. Chúng có biết đâu chúng tôi đã trở thành những thanh niên phản đế của tổ chức cách mạng, đã được thử thách và tự rèn luyện từ những ngày đối mặt với kẻ thù. Bọn mật thám chỉ khép án được một người là anh Trần nghi 3 năm khổ sai (anh là con của Quản Cơ là lính đoan cho Pháp), còn 4 anh em chúng tôi chúng phải thả ra và tuyên án mỗi người phải chịu 5 năm quản thúc tại địa phương. Bốn “chàng trai chính trị phạm” quê tôi, gồm Phạm Cai, Phạm Phổ, Nguyễn Xuân Vĩnh và tôi (Nguyễn Huy Chương) lại tở về đời sống dân sự, nhưng phải chịu sự quản thúc của lí hương(1) trong làng. Mới một năm xa quê, xa người thân, lòng mỗi chúng tôi đều bồi hồi, mong gặp lại anh em đồng chí hướng, đang từng giờ chờ nhau để tiếp tục hàn huyên chuyện cách mạng và chia nhau nhận công tác trên giao.

Bốn anh em chúng tôi đi bộ đã về tới quê. Đến đầu làng, con đường xưa quen thuộc, tôi đã nhìn thấy cha tôi, anh chị tôi chờ tôi trước cổng nhà. Dường như để trấn tỉnh sự xúc động, khi tôi bước qua cổng, ông quay lưng vào trước. Tôi đi theo sè sẹ:

- Thưa cha con đã về.

Cha tôi không nói gì mà quay lại xoa đầu tôi. Tôi hiểu cử chỉ đó của ông đối với tôi là sự âu yếm! Lòng tôi cũng dâng trào tình thương cha.Tôi nhìn thấy tóc ông đã trắng ra nhiều trong bằng ấy ngày nhớ thương, lo lắng, trăn trở vì tôi. Còn tôi, suốt thời gian thân bị giam cầm trong lao lí, đêm về, khi đồng đội yên giấc là lúc lòng tôi thổn thức nỗi nhớ quê hương, gia đình, anh chị. Tình thương cha nhớ mẹ luôn chín chiều trong tôi. Và còn một nỗi thầm kín khác nặng trĩu lòng tôi là “nợ nước, tình nhà”. Làm sao ra được khỏi tù, cùng anh em hoạt động tốt hơn, tổ chức được nhiều người tham gia vào công cuộc cứu nước, trong đó có gia đình bà con tôi. Nhất định tôi sẽ cố gắng vượt qua những thử thách ban đầu này.


(1) Ngũ hương: Hương mục, hương Bộ, Hương bổn, Hương kiểm, Hương dịch, những chức quan trong làng thời phong kiến.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:07:27 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM