Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:20:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Huyền Trân Công chúa  (Đọc 35316 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:45:51 pm »

Nguồn sách: vnthuquan.net

SƠ GIẢN PHẢ HỆ NHÀ TRẦN

Để bạn đọc tiện theo dõi các nhân vật trong truyện, tác giả tạm sắp xếp một giản yếu tới tối giản về phả hệ nhà Trần.

Song có một điều lộn xộn cần nói, đó là việc hôn nhân của họ Trần. Vì muốn giữ gìn sự trường tồn của dòng họ, nhà Trần nghiêm cấm con trai, con gái kết hôn với người ngoại tộc. Cho nên, bạn đọc sẽ thấy anh em con chú bác ruột lấy nhau như cặp Trần Thủ Độ (Thái sư) lấy Trần Thị Dung (Linh từ quốc mẫu)
Cô cháu ruột lấy nhau như cặp Thiên Thành công chúa (em ruột Trần Liễu, Trần Cảnh) lấy Trần Quốc Tuấn (con Trần Liễu).

Chị em con chú con bác trực hệ lấy nhau: Khâm từ, Tuyên từ (con gái Trần Hưng Đạo) lấy Trần Nhân tông
(con trai Trần Thánh tông). Vân vân và v.v…

Tuy nhiên, việc cấm kết hôn với người ngoại tộc chỉ có hiệu lực trong một hai triều đại đầu của nhà Trần, tới các triều sau, việc đó nhạt dần đi.

Và chưa nghe có vụ nào làm nghiêm (tức trị tội) đối với các cuộc hôn nhân dị tộc. Ngay Trần Minh tông cũng lấy hai người cô ruột của Hồ Quý Ly về làm phi.

Dẫu sao, đây cũng là một cuộc đại loạn luân mà lịch sử từng biết đến và không có gì có thể biện minh
được.

Trong phả hệ này, tôi sẽ không thống kê đầy đủ mỗi đời vua sinh được mấy hoàng tử, mấy công chúa, mà chỉ đề cập tới những người nổi tiếng trong lịch sử và là nhân vật của tiểu thuyết. Ví như Trần Thái tông riêng con trai sinh được 6 người. Trong phả hệ này tôi chỉ kể có 5. Các vị khác cũng vậy.

Và sau rốt, phả hệ tối giản này dùng cho cả 4 tập: Bão táp cung đình; Thăng Long nổi giận; Huyền Trân công chúa; Vương triều sụp đổ.

Coi như ta chấp nhận gia hệ nhà Trần bắt đầu từ cụ Trần Hấp.

TRẦN HẤP sinh TRẦN LÝ.

TRẦN LÝ sinh TRẦN THỪA.

TRẦN THỪA sinh TRẦN LIỄU và TRẦN CẢNH


Do sự tế vi của thời thế khi nhà Trần làm cuộc đảo chính, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nên Trần Cảnh là em lên ngôi vua, còn Trần Liễu lúc ấy đã trưởng thành mà không được tức vị, từ đó nảy sinh mâu thuẫn khá sâu sắc trong hai dòng trưởng và thứ âm ỉ lâu dài.

Chi trưởng:

TRẦN LIỄU sinh:

- TRẦN QUỐC TRUNG còn gọi là TRẦN TUNG có pháp danh TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ.

- TRẦN QUỐC TUẤN tức HƯNG ĐẠO VƯƠNG.

- TRẦN VŨ THÀNH tức VƯƠNG DOÃN
. Trần Quốc Tuấn sau làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân sự, tương đương với chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh quân đội ngày nay. Trần Quốc Tuấn sinh được bốn người con trai, đồng thời là bốn danh tướng:

- Hưng Vũ vương TRẦN QUỐC NGHIỄN.

- Hưng Trí vương TRẦN QUỐC HIẾN.

- Hưng Hiếu vương TRẦN QUỐC UẤT.

- Hưng Nhượng vương TRẦN QUỐC TẢNG.


Trong lịch sử đã có một giai đoạn khá dài nhầm lẫn, coi Trần Quốc Tảng là Tuệ Trung Thượng sỹ. Sự thật Thượng sỹ là bác ruột của Quốc Tảng.

Chi thứ:

TRẦN CẢNH lên ngôi vua miếu hiệu là Trần Thái tông.

TRẦN CẢNH (Trần Thái tông) sinh:

- TRẦN QUỐC KHANG.
(Bà Thuận Thiên là vợ thứ của Trần Liễu, khi đã có chửa Quốc Khang được hai tháng, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung ép Trần Cảnh (Thái tôn) phải cướp lấy. Do vậy khi Quốc Khang lớn lên không được truyền ngôi).

- TRẦN HOẢNG (Trần Thánh tông).

- TRẦN QUANG KHẢI.

- TRẦN ÍCH TẮC.

- TRẦN NHẬT DUẬT.


Các con của Trần Thái tông đều là những bậc danh tướng văn võ toàn tài, sử sách không ngớt lời ca ngợi, trừ Trần Ích Tắc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ II (1285 - 1286) đem cả nhà đi đầu hàng quân xâm lược, sau chúng đưa về Yên Kinh rồi chết già ở đó.

Trần Thái tông còn có nàng công chúa út nổi tiếng trong lịch sử là AN TƯ.

TRẦN HOẢNG (Trần Thánh tông) sinh:

- TRẦN KHẨM (Trần Nhân tông).

- TRẦN NHÂN TÔNG sinh:

- TRẦN THUYÊN (Trần Anh tông).


Trần Nhân tông còn có người con gái út là công chúa HUYỀN TRÂN, gả cho vua Champa, mà sính lễ gồm cả hai châu: Ô, Lý (miền đất Trị - Thiên ngày nay).

TRẦN ANH TÔNG sinh

- TRẦN MẠNH (Trần Minh tông có 11 người con trai).

TRẦN MINH TÔNG sinh:

- TRẦN VƯỢNG (Trần Hiến tông).

- TRẦN HẠO (Trần Dụ tông).

- TRẦN PHỦ (Trần Nghệ tông).

- TRẦN KÍNH (Trần Duệ tông).


Trần Minh tông còn có người con nữa là CUNG TÚC ĐẠI VƯƠNG NGUYÊN DỤC, lấy vợ là đào hát chèo đã có mang sẵn. Nguyên người này là vợ của người phường hát chèo Dương Khương. Sau đẻ ra Nhật Lễ. Khi Dụ tông mất, bà thái hậu phò Nhật Lễ lên ngôi. Chưa được một năm thì những người trong tôn thất nổi lên như Trần Phủ, Trần Kính, Trần Nguyên Đán (Nguyên Đán là cháu trực hệ bốn đời của Trần Quang Khải)
và công chúa Thiên Ninh (con Trần Minh tông) diệt Nhật Lễ, lấy lại ngôi vua.

Trần Kính (Trần Duệ tông) còn có người con là Trần Hiện. Duệ tông chết trận tại thành Chà Bàn (Champa).
Trần Nghệ tông cho cháu là Trần Hiện lên ngôi vua.

Sau vì có ý bài xích Hồ Quý Ly, nên Quý Ly xúi Nghệ tông phế truất rồi buộc phải thắt cổ tự tử.

Trần Nghệ tông có người con là Ngự Câu vương Húc theo chú là Trần Duệ tông sang đánh Champa, bị Chế Bồng Nga bắt làm con tin. Một người nữa là thiếu úy (Thiếu úy: thuộc hàng tam công (Thiếu úy - thiếu sư - thiếu bảo) - ba chức quan trong đầu triều.) Trang Định vương Ngạc bị Hồ Quý Ly giết. Và sau rốt người con út là Trần Ngung (con rể của Hồ Quý Ly). Sau khi phế truất Trần Hiện, Ngung được đặt lên ngôi vua, hiệu là Trần Thuận tông.

Hồ Quý Ly ép Trần Thuận tông đi tu rồi bức tử. Đem con của Thuận tông là hoàng tử Án 3 tuổi lên ngôi vua, hiệu là Trần Thiếu đế. Hơn một năm sau (1400), Hồ Quý Ly phế Án (cháu ngoại), tự lập mình lên ngôi vua. Vậy là nhà Trần diệt, nhà Hồ lên.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2021, 01:18:00 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:47:39 pm »

Chương 1

Nhũ mẫu đang loay hoay khíu lại đường chỉ tuột nơi mép chiếc hài nhung, bỗng bà dừng mũi kim ngửng nhìn ngọn bạch lạp. Ngọn sáp chỉ còn một đoạn ngắn chưa đầy gang tay. Bà liếc xéo về góc thư phòng, vẫn thấy Huyền Trân đang mãi mê đọc sách. Bà nhẹ nhàng đến cạnh công chúa vòng tay lễ phép: "Thưa công nương, đã tới giờ, thỉnh công nương về phòng nghỉ".

Công chúa ngước lên nhìn nhũ mẫu, hai bàn tay ngọc với những ngón thon dài vẫn giữ khư khư trên mặt cuốn sách để ngỏ. Đôi mắt tròn với hàng mi xanh đậm nhướng lên nhìn nhũ mẫu với vẻ nài nỉ -"Xin nhũ mẫu thư cho một chút, tôi đang đọc đến chỗ hay".

Nhũ mẫu nhìn cuốn sách dày, chữ nhỏ li ti, bà tự lượng, nếu để cho tiểu chủ đọc qua đêm cũng chưa chắc đã hết. Khẽ nhíu đôi mày, bà đáp lại cái nhìn của Huyền Trân với vẻ cung kính, nhưng không có chút gì tỏ ra bà chịu nhượng bộ - "Xin công nương hiểu cho già này. Nếu công nương cứ ngày đêm đắm chìm vào những cuốn sách như thế kia. Khiến vóc hạc hao gầy, tâm thần mỏi mệt thì kẻ tiện tì này thật vô cùng đắc tội với vong linh hoàng thái hậu, và phụ cả lời ủy thác của thượng hoàng". Nhìn Huyền Trân với vẻ ái ngại, nhũ mẫu lại nói - "Đêm nào cũng tới canh khuya, công nương mới chịu đi nghỉ. Sách nào công nương cũng khen hay".

Đôi má ửng hồng lên như một trái đào khoe mã, khẽ nhếch cặp môi đỏ mọng như tô son, để lộ ra hia hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp. Công chúa nói giọng dịu ngọt tựa lời hát ru - "Lẽ nào nhũ mẫu chẳng thương tôi. Tôi đâu dám sao nhãng đạo nhà để sa vào đám yêu thư. Chẳng qua tôi mê say là mê say với đạo lý của thánh hiền. Bữa trước tôi thức trắng đêm là để nghiền ngẫm cho thấu đáo cuốn "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của đức Quốc công tiết chế, là bậc thượng phụ của tôi. Còn bữa nay, tôi đang đọc khúc Ly tao của Khuất Nguyên, một áng thơ trác việt, xin nhũ mẫu hiểu giùm cho. Tôi đâu có phải là một đứa trẻ không biết vâng lời người trên".

Với vẻ mặt đau khổ, nhũ mẫu hơi cúi thấp đầu xuống như người có lỗi, bà nói:"Xin công nương tha thứ cho sự lỗ mãng của kẻ tôi tớ của người. Song già chỉ lo ngày mai lễ thượng nguyên, công nương đã nhận lời với quan đại an phủ sứ của kinh sư, là người chủ lễ cuộc đua thuyền. Vả lại ngày mai thế nào thượng hoàng cũng về, và quan gia cũng tới. Công nương không thể với vẻ mặt mệt mỏi của người thiếu ngủ tới lễ hội được".

Bất đắc dĩ công chúa phải thuận theo lời khuyên của nhũ mẫu. Nàng với lấy chiếc lông ngỗng cắm trong giá bút, kẹp nơi trang đang đọc giở rồi đặt cuốn sách vào án thư. Đúng lúc ngoài hoàng thành dóng hồi trống sang canh. Nhũ mẫu ngước nhìn Huyền Trân vẻ lo lắng. Bà một hơi thở nhẹ và buột ra hai tiếng:"Khuya rồi!"…

Trống canh năm vừa điểm, cả kinh thành như bừng lên một sức sống khác thường. Từ trong cung cấm, đến các phủ đệ, và cả phố xá, đều rộn lên tiếng người nói í ới, tiếng chó sủa ủng oẳng, tiếng vó ngựa lốp cốp cả tiếng "hò ơ…" từ hồ Thủy quân, hồ Dâm Đàm vẳng tới. Huyền Trân đang mơ màng trong giấc ngủ muộn, bỗng choàng dậy bởi một hồi tù và báo thức của trại cấm binh. Nàng khẽ vén tấm rèm cửa sổ, thấy ngoài đường đã tấp nập ngựa xe. Nhũ mẫu bưng đồ ăn sáng vào, công chúa chỉ dùng qua loa rồi trở về phòng trang điểm.

Bích Huệ, Thúy Quỳnh, hai nàng hầu thân cận nhất của công chúa, đã chực sẵn trong phòng. Khi Huyền Trân vừa tới, hai nàng đon đả bắt tay ngày vào việc trang điểm cho cô chủ. Bích Huệ lấy lược ngà chải tóc. Công chúa có mái tóc dày và đen nhánh như hạt dền. Thúy Quỳnh lo việc thoa phấn, to son. Trước gương, công chúa lộng lẫy như một nàng tiên. Đầu cài trâm ngọc nạm hạt châu. Cổ đeo vòng ngọc bích nạm vàng, trạm hình long vân. Mình mặc áo dài bằng vóc đại hồng thêu mây ngũ sắc, tay viền chỉ kim tuyến, ngoài khoác áo cừu trắng, quần nhiễu màu thiên thanh, chân dận hài tía mũi cong, dát hồng ngọc. Công chúa bước đi uyển chuyển trong dẫy xuyên đường (Xuyên đường: nhà để đi qua, bốn mặt không có tường chắn.). Mỗi bước chân nàng đi, như lóa lên một thứ ánh sáng ảo diễm bởi vàng dát, ngọc đeo. Và một mùi hương dìu dịu như toát ra từ da thịt thơm tho của nàng.

Ngoài cổng, một chiếc kiệu son đã chực sẵn. Kiệu chạm nổi hình đôi chim phượng hoàng đang bay, buông rèm nhiễu tím. Tám người phu lực lưỡng, đầu cạo trọc, trán lộ rõ ba chữ "TỌA THƯỢNG NÔ" màu chàm.(Theo chế độ nhà Trần, phàm các hạng gia nô của vua và các nhà quan đều có thích chữ vào trán. Gia nô của vua thích ba chữ: Tọa thượng nô. Gia nô của các nhà quan thích ba chữ: Quan trung khách. Ngoài ra không thích chữ gì cả.)  Công chúa biết ngay là đám hầu cận của quan gia, theo lệnh của Tuyên từ thái hậu phái tới. Nàng hơi giật mình, sao có sự lạ lùng làm vậy. Bởi từ chiều hôm qua, nàng đã nhờ nhũ mẫu sang cung thái hậu, xin với kế mẫu, cho phép nàng được tự tiện dùng kiệu riêng. Thái hậu đã y lời. Cớ sao đám hầu cận của vương huynh còn đưa kiệu tới rước? Huyền Trân còn đang boăn khoăn, thì một tên trong đám nô bộc đã vòng tay cung kính nói:"Bẩm hoàng cô, chúng con được lệnh của Thái hậu, tới rước hoàng cô đi trảy hội. Thái hậu truyền chúng con thưa lại với hoàng cô rằng, hôm nay là ngày lễ thượng nguyên, dân chúng kinh kỳ và khắp các vùng lân cận đổ về đông đúc. Thái hậu ngại trong lúc xem diễn trò, dân chúng hồ hởi hò reo, xô lấn, mà đám nữ tì của hoàng cô lại chân yếu tay mềm, nên người sai chúng con tới rước hoàng cô".

Huyền Trân mỉm cười:"Mẫu hậu quá thương ta".
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:48:16 pm »

Bước lên kiệu, công chúa còn ngoái lại dặn hai nàng hầu:"Các em theo kiệu đi cùng ta".

Gió xuân hây hẩy, hơi xuân ấm áp, thật là một ngày tốt trời. Công chúa khẽ hé rèm nhìn quang cảnh phố phường. Đúng là từ tết nguyên đán, qua rèm còn thoảng vương mùi mật ngọt. Sức sống mùa xuân ào ạt chảy trong lòng người thiếu hôm nay trời mới hửng nắng. Sóng nắng như còn đang ngập ngừng, như còn e ngại trước uy quyền ngạo nghễ của thần băng giá, nên chưa ào ạt tuôn chảy xuống mặt đất như những ngày cuối xuân đầu hạ. Mới vậy thôi cũng đủ cho muôn vật hồi sinh. Cây cối trong các vườn nhà đã bật nảy những chồi non, lá nõn. Những búp lộc đầu cành nhựa căng ứ mọng. Đâu đây phảng phất mùi hương bưởi, hương chanh. Mấy cánh ong lao vút nữ, khiến đôi má công chúa hây hây đỏ, nom nàng rực rỡ như một đóa phù dung vừa hé nở. Kiệu ra khỏi hoàng thành, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt Huyền Trân là một biển người chen chúc. Dù đã có đội kỵ binh dẹp đường, nhưng kiệu của công chúa cũng chỉ nhích dần từng nửa bước. Đôi khi công chúng hò reo náo nhiệt, tưởng lay động cả kinh thành. Khó khăn lắm tám lực sĩ mới giữ được cho kiệu không nghiêng, đổ. Tới đây công chúa mới chịu sự phòng xa của kế mẫu là có lý. Ít lâu nay nàng vẫn cho rằng, từ khi Khâm từ hoàng thái hậu - mẹ nàng mất đi, nàng phải chịu sự giáo huấn quá nghiêm khắc của Tuyên từ thái hậu, người dì ruột và cũng là mẹ kế của nàng. Nhưng điều đó đã thấm tháp gì so với vị huynh trưởng của nàng - người đang ở ngôi chủ tể, trị vị cả một quốc gia, vẫn một lòng hiếu thuận, thờ mẹ kế như mẹ đẻ; sớm hôm phụng dưỡng không dám sai sót một ly, hơn cả Ngô Tôn Quyền thờ bà Ngô Quốc Thái (Bà Quốc Thái, mẹ kế của Ngô Tôn Quyền, vua xứ Đông Ngô thời Tam quốc phân tranh ở Trung Quốc. Tôn Quyền thờ mẹ kế như mẹ đẻ, nhất nhất vâng lời. Dù những việc quốc gia trọng sự Tôn Quyền đã quyết mà không có lợi cho gia phong, bà Quốc Thái bắt phải bãi bỏ, Tôn Quyền đều không dám trái ý.).

Kiệu của Huyền Trân đến cửa đền Trấn Võ thì dừng lại. Người trên bờ hồ Dâm Đàn ken dầy như kiến. Các phường Thụy Khê, Yên Hoa, Nghi Tàm, Trích Sài, Hồ Khẩu… đều có cử dân trong các hương, ấp đem trầu, nước đặt suốt một dải bờ hồ mời khách thập phương tới dự hội.

Từ hành cung (Nơi chùa Trấn Quốc bây giờ, xưa là hành cung của các vua nhà Trần. Con đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên ngày nay) thu ở đó chưa có, nên hành cung ở vào vị trí như một hòn đảo.) một chiếc thuyền lao vút ra như một con cá kình. Hai chục tay chèo trải nước làm cho mặt hồ xao động. Thuyền vừa áp mạn trước của đền, một viên quan tùy phái từ trong khoang thuyền bước lên bờ. Vừa đặt chân lên mặt đất, ông ta vội sửa khăn áo chỉnh tề, rồi tiến đến trước kiệu của Huyền Trân vòng tay thi lễ. Công chúa bèn vén rèm ngó ra hỏi:

- Ông là người bên phủ Đại an hay phủ Kim ngô?

- Bẩm công nương, tôi được quan Đại an phủ sứ sai tới rước công nương vào dự lễ.

- Bao giờ cuộc lễ bắt đầu?

- Thưa công nương, lễ khai diễn đầu giờ Thìn.

- Phụ hoàng và hoàng huynh ta đã tới chưa?

- Dạ, thưa công nương, thượng hoàng ở phủ Thiên Trường về từ tối hôm qua, nhưng người nghỉ ở chùa
Báo Ân, sáng nay người đã tới; còn quan gia vừa đến lúc cuối giờ Mão. Các quan ở trong kinh như quan
hành khiển, tả, hữu thị lang, ngự sử, phiêu kỵ, kim ngô, điện súy, đô áp, đô thống… các quan ở các lộ kế với kinh thành cũng đã tề tựu đủ cả. Quan đại an và các quan chức sở tại chúng tôi đã sẵn sàng. Xin rước công nương xuống thuyền để vào dự trong lễ đài, kẻo ở đây e bất tiện.

Công chúa xuống kiệu, vẫy hai tì nữ theo mình.

Loáng cái thuyền đã đưa nàng tới hành cung. Một quang cảnh hoành tráng hiện ra trước mắt Huyền Trân.
Ngay xế cửa hành cung là một chiếc lâu thuyền lớn, trang trí cực kỳ lộng lẫy. Xa xa là các đội thuyền đua của các phường, xã. Đội nào đội ấy xếp hàng đều tăm tắp, chờ hiệu lệnh.

Viên quan sở tại mời Huyền Trân vào trà thất.

Nàng không ghé và đòi đến ngay chỗ thượng hoàng.

Một chiếc thuyền nhỏ với bốn tay chèo thiện nghệ. Phải nói là họ chắp cánh cho con thuyền bay là là trên
mặt nước, chứ không phải là họ chèo thuyền nữa. Chừng chưa nhai tàn miếng trầu, công chúa đã leo lên được tầng trên của chiếc lâu thuyền. Vừa nhác thấy thượng hoàng, Huyền Trân vội reo lên như một đứa trẻ.

Vua Nhân tôn xúng xính trong bộ áo cà sa hòa thượng, với niềm sung sướng được gặp lại con gái, nhà vua rời bỏ chiếc ghế đang ngồi cũng dễ dàng như khi ngài rời bỏ ngai vàng để xuất gia. Ngài tiến về phía Huyền Trân, giơ hai tay ra đón như đón một đứa trẻ lẫm chẫm tập đi. Nhà vua dẫn con gái tới ngồi cạnh mình. Một lát sau, quan đại an phủ sứ của kinh sư Đỗ Khắc Chung - người mới được nhà vua ban quốc tính (Người có công lớn với quốc gia, được nhà vua sủng ái cho phép bỏ họ cũ, theo về họ vua. Như Khắc Chung trước họ Đỗ, nay mang họ Trần.), từ sau cuộc đại phá quân Nguyên hồi năm mậu tý (1288), đến xin thượng hoàng cho phép khai diễn cuộc lễ. Thượng hoàng bèn chỉ về phía quan gia ngồi đằng mũi thuyền.
Đúng giờ Thìn, một phát pháo hiệu nổ vang. Lập tức có tới hàng trăm thuyền từ phía gò Phượng Chủy (Đất hình mỏ con chim phượng, nay thuộc địa phận trường Chu Văn An.) dàn hàng ngang lao vút về phía lâu thuyền. Những chiếc thuyền dài thon mình trắm, mũi và lái đều cong lên và có trạm, vẽ hình đầu rồng, đuôi rồng. Mỗi bên mạn thuyền có hai chục tay trải. Mỗi trãi thủ nắm xuôi một chiếc dầm, nom tựa hình mái chèo. Trước mỗi mũi thuyền có một người chỉ huy, mặc quần lụa đỏ, quấn xà cạp đen đến tận đầu gối, áo đỏ nẹp xanh, ngang bụng thắt một dải lụa màu mỡ gà kết múi buông xuôi bên hông trái. Hai tay cầm hai lá cờ đuôi nheo đỏ và vàng phất theo nhịp trống. Người nhấp nhô cùng hai cánh tay dang rộng ra với hai lá cờ như sắp bay lên. Giữa khoang thuyền kê một chiếc trống cái. Người đánh trống vấn chiếc khăn đầu rìu màu đỏ, mình trần, vừa gõ trống vừa múa quanh tang trống, cùng với người phất cờ hòa chung một nhịp đẩy chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt nước. Hàng trăm thuyền đua sức đua tài. Cảnh tượng diễn ra thật là hào hùng, khiến mọi người nhớ lại trận thủy chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng hồi mấy năm trước.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:48:57 pm »

Tất cả các thuyền khi lướt qua thuyền ngự - Các trải thủ đều lấy đà từ xa, để sao cho khi qua lâu thuyền, thuyền đua chỉ lướt đi, mọi người trên thuyền đều trong dáng dấp ngả về phía trước, như đang gắng bơi, kỳ thực tất cả đều bất động, mặt hướng về phía thuyền ngự, tạo ra một không khí tĩnh lặng và trang nghiêm đến kỳ lạ. Bỗng xuất hiện ba chiếc thuyền như từ đáy hồ vọt lên. Những chiếc thuyền này lướt như bay. Mỗi bên mạn thuyền có năm chục tay chèo. Mỗi mái chèo gắn với một cọc chèo cố định. Các thủy thủ cũng bổ chèo theo nhịp trống. Vì là thuyền chiến, nên mạn thuyền cao, chắn lút đầu thủy thủ.Trên mỗi thuyền cũng có người phất cờ, đánh trống như các thuyền dân. Ở thuyền đi trước, thấy có hiệu cờ súy, và có tá thánh thái sư thượng tướng Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đứng sau người phất cờ. Thuyền thứ hai có điện súy thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đeo thanh trường kiếm, dáng dấp uy nghiêm. Thuyền thứ ba có phiêu kỵ thượng tướng quân Trần Khánh Dư. Các thuyền chiến chỉ tham gia diễu hành, cho tăng thêm phần uy nghi thượng võ của ngày hội, chứ không tranh giải. Mỗi thuyền đều phải đua ba vòng hẹp trong lòng hồ, mỗi vòng ước độ mười lý. Thuyền đi theo hàng cọc thưa thớt, trên mỗi cọc đều cắm một lá cờ đỏ chỉ đường.

Khi đoàn thuyền đua vừa đi khỏi, chiếc lâu thuyền to lớn cũng đi theo. Chỉ thấy tiếng nước vỗ ì oạp và con thuyền nhè nhẹ lao đi. Không thấy một tay chèo nào, Huyền Trân lấy làm lạ lắm. Nàng khẽ ngoái đầu cúi nhìn xuống mạn thuyền tầng dưới, thấy các mái chèo hối hả bủa nhanh rầm rập. Có lần công chúa đã nghe nói đến một thứ thuyền lưỡng tính, dùng cho các bậc vua chúa, nửa là chiến thuyền, nửa là du thuyền. Chắc là loại thuyền này đây. Chiếc lâu thuyền lướt qua đầu đường Dụ tượng để tiến về phía Bãi bắn gần giữa hồ. Trần Nhân tông nhìn con gái với vẻ trìu mến. Ông thương con sống trong cảnh mồ côi mẹ. Tiếp đó, ông lại xuất gia (Theo chế độ nhà Trần, con đến tuổi trưởng thành thì vua cha nhường ngôi cho. Tuy nhường ngôi, nhưng mọi việc lớn trong triều đều do vua cha (tức thượng hoàng) quyết định. Nhân tôn nhường ngôi cho con từ năm Quý tị (1293), tới năm Ất mùi (1295) thì xuất gia ở hành cung Vũ Lâm. Đến năm Kỷ hợi (1299) thì vào Yên Tử tu khổ hạnh. Tuy nhiên, ông vẫn giám sát việc triều đình rất chặt chẽ.), thành thử mọi sự đều phó mặc cho con tự lo, phó mặc cho bà Tuyên từ thái hậu coi sóc và điều hành nếp sống của hoàng gia. Nhà vua mỉm cười hỏi công chúa:

- Có vui không con?

- Dạ, vui lắm ạ.

- Con nghĩ gì vậy?

- Thưa phụ hoàng, công chúa vừa nói vừa nhìn ra mặt hồ rợp những thuyền đua, lòng nao nao xúc cảm -
Thưa phụ hoàng - Công chúa nhắc lại, con đang nghĩ về ông ngoại - Đức quốc công tiết chế đã phá giặc Thát trên sông Bạch Đằng, cảnh chiến diễn ra chắc cũng hùng tráng như thế này phải không ạ?

Mặt nhà bỗng rạng rỡ hẳn lên. Ngài nói với con bằng một giọng âu yếm:

- Cảnh diễn ra ở đây dù hùng tráng đến thế nào, cũng chỉ là cảnh vui trong ngày hội. Bì sao được với cảnh khốc liệt trên mặt sông lúc lâm chiến hả con! Con có thể thấy lại được phần nào trong bài "Phú sông Bạch Đằng của Hán Siêu". Ông ta viết bài đó khi còn là môn khách của Quốc công tiết chế. Vậy chớ con đã đọc chưa.

- Dạ, thưa phụ hoàng, con đã đọc và cũng đã thuộc. Đó là một áng văn hay. Có thể xếp vào loại kim cổ hùng văn. Rồi công chúa hạ thấp giọng chỉ còn là tiếng thì thầm: - Ôi, tiếc quá chừng. Ước gì ngày đó mình đã lớn. Đã được chứng kiến tất cả…

Nhân tôn vỗ nhẹ vào vai con gái:

- Không nên ao ước hoặc mơ đến một điều gì, mà con biết chắc chắn là nó sẽ không bao giờ đến với con.
Cả những điều sức con không làm nổi, cũng đừng nên nghĩ tới. Sự viển vông đó, là phần việc của mấy anh hủ nho mặt trắng. Con chỉ nên chăm lo đến các việc dung, công, ngôn, hạnh. Rồi trau dồi thi, thu, lễ, nhạc. Ấy là phúc của nhà ta đó con. Muốn làm được các việc đó, lúc nào con cũng phải giữ cho cái tâm được tĩnh. Tâm có tĩnh, trí mới thông. Trí có thông mới thâu nhận được cái nhẽ hoằng đại mà uẩn ảo thâm sâu trong kinh sách của thánh hiền.

- Thưa phụ hoàng, người có thể rộng phép cho con được giao tiếp với những người là rường cột của nước ta và cả những con dân một lòng, một dạ thờ vua, giữ nước.

Nhà vua nhìn con gái với vẻ cảm thông sâu sắc. Dường như điều đó làm người yên tâm, rằng cô con gái út
tuy không được sự giáo dưỡng nhiều lắm của người, đã sớm tỏ ra một kẻ nhân nhu hiếu thuận. Đã biết yêu quí những gì tốt đẹp do các bậc tiền bối tạo lập. Song cũng chính điều đó làm nhà vua vô cùng kinh ngạc.
Ngài chỉ đáp lại con có có vài lời giản dị:

- Mong muốn của con chẳng có chút chi trở ngại.

Mặt nước hồ bỗng xao động. Sóng vỗ ì oạp bên mạn lâu thuyền. Rồi một đoàn thuyền đua rầm rập kéo nước rút, để về đích ở vòng trót. Bỗng có ba chiếc vượt hẳn lên, và bỏ cả đoàn ở lại phía sau một khoảng cách khá xa. Ba chiếc theo sát nhau thành một hàng ngang. Rồi như có phép lạ, chiếc thuyền bên tả bỗng vọt lên như một con cá măng chạm lưới. Và cứ đà ấy, chiếc thuyền lao thẳng đến nơi cắm ngọn cờ đỏ chói. Người phất cờ lệnh đứng ở đầu mũi thuyền, lao ra khỏi chỗ, nhổ lấy cây cờ giương cao lên. Mặt nước như chùng lại. Không gian im phắc. Sau một thoáng, tiếng hò reo ùa vỡ lênh láng trên mặt hồ. Chiếc thuyền giành giải nhất, quay ngoắt mũi tiến về phía chiếc lâu thuyền, dâng cây cờ lên vái hai vua.

Khi lâu thuyền quay vào bờ, Nhân tôn cúi xuống nói nhỏ với Huyền Trân:

- Đêm nay, cha làm lễ dâng sao giải hạn cho con dân cả nước Đại Việt ta ở chùa Báo Ân. Ngày mai, cha về
cung thăm các con.

Công chúa khẽ "vâng" một tiếng. Dáng mặt đầy vẻ suy tư của Huyền Trân thoáng gợn một nét buồn.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:51:58 pm »

Chương 2

Thấy lá màn the sột soạt, lão bộc biết ngay là nhà vua vừa qua cửa tò vò. Lão quay vào đã thấy Nhân tôn ngồi xếp bằng ở kỷ. Lão cung kính chào. Khuôn mặt lão rạng rỡ hẳn lên. Dường như các nếp nhăn vừa giãn ra cùng với sự hoan hỉ đang bừng tỏa trong lòng lão. Điều đó không giấu nổi nhà vua. Ngài hỏi:

- Lão Dương bữa nay có gì vui mà hớn hở vậy?

- Muôn tâu thượng hoàng, lão vừa nói vừa phải nuốt nước miếng ừng ực để khỏi bật ra tiếng reo vui. - Muôn tâu thượng hoàng, lão nhắc lại - được thấy dung nhan thượng hoàng, con thật mãn nguyện. Người vẫn khang kiện là con vui. Hôm qua, quan đại an ở kinh sư mở hội đua thuyền nhân ngày lễ thượng nguyên, con chắc thế nào thượng hoàng cũng về dự. Con đã định đi để được thấy mặt rồng, ngặt vì cái lưng của con nó yếu quá. -Lão ngồi sụm xuống. Tay ngoái lại phía sau đấm lưng thùm thụp. - Đấy! Đấy… cái bệnh đau lưng nó lại làm tội làm nợ con rồi!.

- Mấy bữa nay trở trời. Ta chắc vết thương cũ lão nó lại tấy lên đấy.

- Dạ. Bẩm thượng hoàng, đúng như thế đấy ạ.

- Ái… Ái… lão nhăn nhó không dằn nổi cơn đau, nước mắt trào ra nhỏ xuống thành hai hạt lăn trên đôi gò
má dăn deo.

Vua Nhân tôn bước xuống thềm vực lão Dương vào sập. Chiếc sập sơn son thếp vàng vẽ chín con rồng đang tranh nhau một viên ngọc. Bốn mặt sập trạm nổi bốn cái đầu hổ. Chiếc sập này trước vốn là giường ngủ của vua, vẫn kê trong nội tẩm.

Từ ngày nhà vua xuất gia, lão Dương xin phép bà Tuyên từ đưa ra kê ngoài nhà bái đường. Bao nhiêu năm hầu hạ nhà vua chưa một lần nào lão dám tự tiện hoặc được phép ngồi ghé vào long sàng. Thế mà giờ đây lão được chính tay thượng hoàng dìu vào. Lão đã toan nhỏm dậy phủ phục xuống mà cảm tạ nhà vua đã biệt đãi lão. Nhưng trong lòng lão lại muốn kéo dài thêm cái giây phút hiếm hoi ấy. Đôi mắt lão nhắm nghiền, làm thượng hoàng có thể tưởng là lão đang đau đớn đến mê man. Thật tình lão đang làm một việc tầy trời. Lão bấm bụng tự nhủ: "Ừ thì hãy cứ thử nán lại một tí xem sao. Xem nằm trên giường của vua nó sướng hơn nằm trên giường của nhà lão ở chỗ nào". Và cứ theo cái nhịp phiêu bồng đó, lão nghĩ: "Suốt cuộc đời ta từ lúc sức lực sung mãn tràn trề, cắp dáo theo hầu thái thượng hoàng, rồi thượng hoàng và cả quan gia bây giờ. Kế tiếp ba đời vua, lúc nào ta cũng chỉ được phép cầm ngang ngọn dáo hoặc chắp tay cung kính. Chưa bao giờ ta dám có ước vọng ngông cuồng là được ngồi vào long sàng, chứ còn nói gì đến chuyện ngả người xuống giường vua. Vì nếu điều đó xảy ra thì thật là một tai họa lớn. Một trọng tội - Tội khi quân".

Trong lúc lão Dương mải say sưa đuổi bắt những ý nghĩ miên man của lão, thì Nhân tôn nhìn lão với vẻ cảm thông có pha phần ân hận. Nhà vua dường như thấy lại đầy đủ hình ảnh người nô bộc của mình thời trai trẻ: một đô vật lừng danh, một võ sĩ thượng thặng, một cung thủ có tài bách bộ xuyên dương (Xa trăm bước bắn mũi tên xuyên qua lá liễu.). Nhà vua tự hỏi:"Có phải chính con người lúc nào cũng rên rẩm về bệnh tật này đã cứu cơ nghiệp nhà Trần, cứu sơn hà xã tắc chăng?"- "Phải". Nhà vua tự trả lời - "Chính y. Chính trong lúc giặc Thát đuổi gấp, ta và phụ hoàng trên đường rút vào châu Hoan, thì Đặng Dương khuyên phụ hoàng ta nên bỏ đường thủy đi đường bộ. Nhưng là ngược lại để về châu An Bang. Chính lúc đó Thoát-hoan lớn tiếng đe dọa cha con ta: "Lên trời" thì y "cầm cẳng kéo xuống"; "xuống đất" thì y "nắm tóc lôi lên". Ta nghe kế của Đặng Dương, nên bỏ mặc Thoát-hoan đuổi theo một cái bóng vô hình. Ta quên sao được trong tình thế gấp gáp, thuyền còn cách quá xa bờ, y đã cõng phụ hoàng ta phi thân lên bờ. Ta phải nhắm mắt lại, sợ nhìn thấy cảnh đau thương. Nhưng y đã bay, phải nói là y cõng phụ hoàng ta bay vào bờ. Ta cho rằng trên đời này khó kén được tướng khỏe như Đặng Dương. Nhưng do y đã gồng người lên quá sức, nên xương sống của y bị chấn thương tức khắc. Lòng trung dũng của Đặng Dương có được triều đình xét đến ban khen. Song chẳng có gì đền bù xứng đáng được cho y. Y đã bị tuyệt được sinh đẻ, lại suốt đời mang bệnh tật yếu đau".

Người lão bộc từ từ hé mắt vừa bắt gặp cái nhìn độ lượng của nhà vua. Lão vội nói với giọng yếu ớt:

- Xin thượng hoàng đại xá cho con. Tội con đáng muôn chết.- Vừa nói lão bộc vừa nhìn vua Nhân tôn, vừa nhìn xuống chiếc giường ông đang nằm.

Nhà vua vuốt nhẹ bàn tay lên lưng người lão bộc và nói:

- Ta thật có lỗi với lão. Ta mải mê lo chuyện trăm họ, nhưng lại bỏ mặc lão sống cô đơn. Mà thật ra không
có sự tận tâm báo quốc, không có sự xả thân cứu chủ của lão thì cả tấm thân ta chắc đã còn tới ngày nay. Ta đền đáp được gì cho lão đâu. Ta nhớ, chưa một lần nào lão hé răng xin ban ân tứ. Duy chỉ có lần này và cũng chỉ có một thoáng mới đây, lão như có ý hờn dỗi với ta về thân phận nô bộc của lão. Ta đánh giá cao nhân cách của lão. Tuy lão vẫn còn ở trong hàng nô bộc, nhưng lão có phong độ người quân tử hơn chán vạn kẻ ở lầu son gác tía.

Lão Dương lạnh toát người, lão có cảm giác như đức vua nhìn thấu suốt cả tâm can lão. Và những lời nhà vua nói thật chí nghĩa chí tình, khiến lão xúc động và khóc như một đứa trẻ.

Nhà vua vẫn an nhiên ngồi nhìn lão khóc với nỗi cảm thương sâu sắc. Ngài không quở trách, cũng không dỗ dành an ủi. Bởi ngài cho rằng người dễ xúc động là người có được cái tâm tốt. Và mỗi khi khóc được, nó sẽ làm cho vơi vợi nỗi buồn đau. Con người lập tức thấy dễ chịu ngay.

Lão Dương nín bặt, nhỏm dậy và thoăn thoắt đi như lão chưa hề biết đến có sự đau lưng ở trong đời. Lão bê tới sập một bộ đồ pha trà, cung kính đặt trước thượng hoàng rồi vòng tay thưa:

- Bẩm thượng hoàng, chẳng hay người vẫn ưa dùng trà sen để con pha?.

- Từ độ xuất gia, ta thôi không dùng trà nữa, mà chỉ quen uống một thứ nước hãm bằng gỗ cây mai già.

Bọn ta thường gọi nó là "Lão mai trà". Ta có đem theo vài thanh. Để ta cho lão một thanh uống thử. Khi hãm, lão phải chẽ nhỏ ra. Loại nước này uống mát, nhuận gan.

Một thoáng băn khoăn hiện lên mặt. Lão Dương ngập ngừng định nói, lại thôi.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:52:45 pm »

Được cái nhìn của nhà vua cổ súy, lão mạnh dạn lên tiếng:

- Bẩm thượng hoàng, còn chỉ xin hỏi một điều, có gì tò mò mạo muội, con xin thượng hoàng đại xá cho. Dạ bẩm thượng hoàng, có đúng là người xuất gia phải kiêng khem đủ mọi thứ không ạ?.

- Không, không phải thế đâu. Phật không bắt người tu hành phải kiêng khem gì hết.

- Tâu thượng hoàng, thế còn ngũ giới thì sao ạ?

(Ngũ giới : Năm điều răn của đạo Phật. Theo Thích lão chí, ngũ giới là: 1- Không giết sinh vật. 2- Không trộm cắp. 3- Không gian dâm. 4- Không nói càn. 5- Không uống rượu, ăn thịt.)

- Ngũ giới là luật lệ do tăng chúng đặt ra, để giám sát đệ tử hướng trọn việc làm cũng như tâm thức mình vào cái thiện. Bởi chưng cái thiện nào cũng đều có tính Phật. Đặt ra ngũ giới và trụ trì tại chùa, chẳng qua là bọn nhà chùa muốn tu theo đường tắt để mau thành Phật. Nhưng có phải muốn mà được đâu. Nếu chỉ kiêng năm điều răn ấy mà thành Phật, thì bọn sư sãi thành Phật hết. Phật ở đâu mà nhiều thế?

- Tâu thượng hoàng, nếu đúng như ngài nói thì việc kiêng khem ngũ giới đó, không dính dáng gì đến việc tu Phật. Thế tại sao thượng hoàng lại kiêng không ăn thịt, không cả uống trà nữa.

- Ta không dùng những cái đó là vì ta thấy chúng sinh còn thiếu thốn khổ đau quá đỗi. Ta muốn chia sẻ
lòng mình với họ, chớ đâu có phải ta mong chóng trở thành Phật. Vả lại mong cũng không được. Ai chỉ muốn được, chắc là sẽ bị mất thôi.

- Tâu thượng hoàng. Suốt cuộc đời con theo đòi hầu hạ trong cung cấm, con cảm mến cái đức của thượng hoàng. Nay thượng hoàng xuất gia, con xin người gia ân cho con lại được theo hầu. Nếu hồng phúc lớn, bệ hạ thành Phật, con sẽ là một đứa tiểu tăng mãi mãi làm nô bộc cho người. - Lão Dương vừa nói vừa khép nép nhìn xem đức vua có chấp thuận lời cầu xin của lão không. Lời lão nói là thành thực. Bởi chốn cung cấm lạnh tẻ này có cái gì hấp dẫn với lão đâu. Dù lão là kẻ nô bộc có công lớn đối với tiên đế. Không một ai dám đụng đến lão, cắt bỏ phần bổng lộc của lão, thì lão vẫn cứ là một tên "tọa thượng nô". Ba chữ đó không chỉ hằn trên trán, mà còn hằn trong tâm can tì phế của lão. Lão sẽ suốt đời giam thân trong cung cấm với cảnh cô đơn không vợ, không con, không một ai thân thích.

- Này, lão Dương! Việc đạo không hẳn như việc đời. Không phải ta là vua ta sẽ thành Phật, còn lão là nô, lão sẽ là tiểu tăng đâu. Có thể lão có duyên nghiệp từ kiếp trước, lão lại ngộ đạo trước ta thì sao? Việc tu đạo, là cốt ở tu tâm. Tâm lớn, ắt sẽ thành quả phúc. Phật là đạo. Đạo cao như nước, dung dị như nước, nhuần thấm như nước, công bằng như nước, không phân chia thứ bậc trên dưới, thấp cao, ấy là đạo. Cho nên ai tu cũng được. Ngay cả các loại vật, hễ đã có cửu khiếu (Cửu khiếu là kể các loài có chín lỗ: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, mồm; đại tiện, tiểu tiện. Đó là những động vật đã tiến hóa, theo thuyết nhà Phật, có thể tu đạo được.), đều có thể tu tạo được. Ta không ngại gì không cho lão theo. Nhưng ngặt vì ta phải đi khắp cõi để giảng kinh, thuyết pháp, mà lão thì yếu đau, bệnh tật, theo ta sao được? Vả lại, ta còn có việc phải nhờ cậy lão. Chẳng hay lão có chịu giúp ta không?.

Đức vua nói vừa bình dị, vừa đức độ, vừa cao siêu, nhưng lão Dương hiểu được. Khi nghe nhà vua nói:"Có việc phải nhờ cậy" thì tai lão đỏ lên, máu rần rật chuyển, làm cả khuôn mặt tai tái của lão cũng đỏ tía lên. Lão tự nhủ:" Tấm thân tàn như ta, còn có ích gì nữa mà nhà vua nhắc tới. Nhà vua có hảo ý giao cho ta việc gì, hay cũng chỉ là một lời an ủi thay vì giễu cợt". Lão vẫn lặng thinh.

Một lát, nhà vua lại hỏi:

- Vậy chớ lão có chịu ở lại kinh thành để giúp ta vài việc lớn không?

- Tâu thượng hoàng, người sai bảo điều gì, dù chết con cũng không từ nan. Con chỉ mong sao tấm thân
tàn này, vẫn chưa phải là tấm thân vô dụng.

- Ôi, nếu một quốc gia nào mà có được những con dân như ngươi, ta chắc quốc gia đó sẽ vô địch. Tiếc thay có những kẻ mũ, đai, áo rộng, quyền cao, chức trọng, mà ta nhìn họ chẳng khác gì nhìn một cái thây ma đang rữa!.

- Ngài nói những điều cao xa quá, con không hiểu. Thân phận nô bộc, chúng con chỉ phân biệt đúng sai là ở chỗ việc làm thiện hay ác.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:53:25 pm »

- Vậy là nhà ngươi đã nắm được căn cốt của đạo pháp rồi đó. Trong cõi u mê này, lòng tham cao như núi, mấy ai đã phân biệt được ác với thiện. Thôi, để ta nói thẳng vào việc. Chắc lão còn nhớ những năm giặc Thát giầy xéo non sông đất nước, dân ta trăm bề điêu háo như thế nào rồi chứ? Đấy, cho nên tất cả các việc làm của ta, đều chỉ mong sao cho nước Đại Việt ta giàu mạnh. Con dân trong nước từ nơi phường phố đô hội đông vui, đến các thôn cùng xóm vắng, đâu đâu cũng được hưởng thái bình. Từ thôn ấp đến các trấn, các lộ, các quận, các châu, con dân không bị bọn quan lại tham nhũng, cướp bóc, áp bức. Ta chỉ muốn đi tới đâu cũng chỉ nghe tiếng trẻ ê a học bài, tiếng trai gái đùa bỡn, hát ca, chứ không phải là tiếng rủa nguyền hờn oán. Muốn có cảnh ấy, thì ngay trong triều đình, các hàng quan văn võ từ chánh nhất phẩm tới thất bát phẩm phải trong sạch, tận tụy, liêm chính. Ta không muốn có một con sâu, con mọt nào lẩn chúi trong hàng quan lại của ta. Rồi ta còn phải bưng tai, bịt mắt, chặt vây cánh của đám sứ thần nhà Nguyên ở đất Thăng Long ngày nữa chứ. Ta trông cậy nơi nhà ngươi sẽ nhận ra ngay các điều phải quấy hàng ngày ở trong cung cấm, trong triều nội, trong phố phường của đất Thăng Long. Thu thập lại, rồi ngươi báo cho ta hoặc cho quan gia được biết. Việc đó, ta tưởng chẳng khó khăn gì. Ngươi cũng chẳng cần phải táy máy dò xét như một tên do thám. Chỉ cần ngươi qua lại nghe ngóng nơi chợ búa, hàng quán, là ngươi có thể biết hết các công việc triều đình, và tư cách quan lại. Là vì các việc làm của triều đình, và tư cách quan lại, có như thế nào, dân chúng biết hết. Nhất là những việc quan hệ đến vận mệnh của họ, ắt họ phải xôn xao bàn tán. Ta đã vi hành (Để nắm được thực chất tình hình trong dân chúng, và trong đám quan lại, ngày xưa những bậc vua chúa trị nước giỏi thường cải dạng làm người thường sống chung lẫn trong dân để nghe ngóng) nhiều bận, nên ta biết. Ta quả quyết rằng, dân chúng là tấm gương phản chiếu các chính sách cai trị của triều đình. Ra đường trông thấy sắc mặt người dân đói, phải nghĩ ngay đến chính sách tô thuế của triều đình hà khắc. Hoặc là do bọn quan lại địa phương bóc lột tàn nhẫn. Ra đường trông thấy người dân béo tốt, lành lặn, nhưng sắc mặt lấm lét đề phòng, hỏi điều gì cũng không nói, không biết. Ấy là trong vùng có chuyện quan lại chuyên quyền, tàn bạo. Ngươi thử ngẫm những điều ta nói có đúng không?.

- Tâu thượng hoàng, người sáng suốt lắm ạ!.

- Ta không sáng suốt, cũng không ngu tối. Những điều ta biết được, là bởi ta tìm được cách gần dân, sát dân, chứ ta không để cho bọn cận thần bịp bợm, dối lừa ta. Vậy chớ lão Dương, ngươi có giúp ta được những việc như ta nói không?.

- Muôn tâu thượng hoàng, việc đó thì con làm được ạ. Nếu thượng hoàng muốn nghe, ngay bây giờ con có thể hầu thượng hoàng vô khối chuyện. Mà chính con cũng ấm ức, bất bình.

- Nào lão kể đi. Bắt đầu từ chuyện nhà ta. Quan gia trị nước có nghiêm không? Đối với việc nhà có hiếu thuận không? Thái hậu thế nào, người có phàn nàn gì không? Công chúa út của ta có siêng năng học hành, dung công ngôn hạnh, hay chỉ chăm ngắm vuốt, chải chuốt thôi? Ừ, biết bao nhiêu là chuyện trong kinh sư, có tới nghìn mắt, nghìn tai cũng không nghe, không nhìn thấu.

Được nhà vua cổ vũ, lão Dương phấn chấn hẳn lên. Lão nhìn đức vua với ánh mắt trong sáng lạ thường.

Lão nói:

- Trình thượng hoàng, từ khi đức Khâm từ thái hậu mất đi, lại tiếp đến việc thượng hoàng xuất gia, con thấy mọi việc trong cung cấm do một mình đức Tuyên từ cai quản. Người coi sóc công việc cực kỳ cần mẫn, công minh, chính trực. Người thực sự coi quan gia và công chúa như là con ruột của mình vậy. Ngay với quan gia, người còn nghiêm khắc hơn cả sinh thời đức Khâm từ. Với công chúa, người còn răn dạy đến nơi đến chốn.Vả lại, công chúa tuy còn nhỏ tuổi, đã sớm tỏ ra là người hiếu thuận. Con chưa nghe thấy ai phàn nàn gì về công chúa. Chỉ thấy các quan khen chữ công chúa viết tốt, thơ hay, đọc nhiều, hiểu rộng. Nếu có điều gì đáng ngại, ấy là công chúa ham mải đọc sách quá. Có lần con bắt gặp mấy ả thị tì, xe ở nhà tàng thư về cho công chúa hàng xe sách. Chẳng biết đầu óc công chúa thế nào, chứ đầu con thì một chữ không nhét vào được.

- Dạ, dạ. Còn việc quan gia trị nước thế nào thì phận con sao biết được. Con cứ nghĩ đã làm vua thì phải
anh minh lắm. Còn có điều gì mà xét nét nữa.

- Ngươi nói có đúng không. Giọng đức vua đanh lại với vẻ nghiêm khắc - Thiếu gì những kẻ làm vua ngu tối, tàn bạo khiến trăm họ lầm than. Kiệt, Trụ đó, Lê ngọa triều đó!.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:53:51 pm »

Lão Dương có phần bối rối. Lão biết nhà vua cần lời nói thẳng. Nhưng lão cũng còn biết con vua rồi lại làm vua; xấu, tốt, ngu đần gì rồi cũng cứ là làm vua. Ba tuổi đã lên ngôi vua. Đúng ra, làm vua có cần gì học rộng, tài cao, trải gió sương trận mạc. Ôi, cáo lời nói thẳng, tức là cái sự thật sờ sờ ra đó, ai cũng biết, nhưng phải nói ra, gọi đúng tên của nó, sao khó đến rợn tóc gáy. Lão Dương tự nhủ: "Nếu ta không nói hết sự thật cho thượng hoàng biết, tức là ta đã làm mếch lòng ngài. Còn nếu ta nói hết mọi điều như ta thấy và ta nghĩ, hẳn có ngày quan gia sẽ lấy đầu ta. Cũng một lời nói như nhau, với người này ta chỉ được lòng, còn với người kia ta phải mất đầu.Thế là cái quái gì? Đời sao éo le quá đỗi! Nhưng ta tiếc cái đầu để làm gì, một khi cái đầu đó đã hèn nhát không dám nói ra sự thật hiển nhiên. Dẫu có còn sống thì ta cũng tự khinh bỉ mình, vì chính lương tâm ta sẽ giết chết ta thôi. Bởi không gì tồi tệ xấu xa hơn là những kẻ còn sống sờ sờ nhưng lương tâm đã chết. Thượng hoàng cần lời nói thẳng, là cốt để biết mọi việc còn tính toan lo liệu cho trăm họ, chứ có phải lo tính chuyện riêng tư đâu mà sợ". Nghĩ vậy, lão Dương mạnh dạn lên tiếng:

- Tâu thượng hoàng, con sợ những lời con nói sau đây sẽ không làm đẹp ý người. Nhưng nếu không nói được với người, thì con cũng uất lên mà chết. Từ ngày đánh tan giặc Thát tới nay, kể đã dư mười năm. Song dân tình nhiều nơi vẫn còn nghèo xác lắm. Điều đó cũng tức là trong chiến tranh, giặc tàn phá nặng nề, mà dân cũng phải đóng góp nuôi quân đến kiệt sức. Mới năm ngoái đây mất mùa, một số vùng đã có người chết đói. Nhưng ở kinh sư, nhà vua mở hết cung này đến viện khác. Cung nào, viện nào cũng xây cất nguy nga, thành lũy vòng trong vòng ngoài.

Còn các quan cũng lần lượt xây dinh, lập phủ. Thử hỏi các quan lớn quan bé, tước ấy, bổng ấy, lộc ấy bất quá chỉ đủ nuôi thân và báo hiếu phụ mẫu, chứ lấy đâu ra tiền của để xây cất lâu đài? Một hai nhà xây là các nhà đua nhau. Nhà này một, nhà kia phải hai, ba, năm, bẩy lần sang đẹp hơn. Con thiển nghĩ, các quan chẳng tự mình làm nổi lấy một viên gạch. Nhưng lại xây cất, chi tiêu như nước. Vậy tiền ấy lấy ở đâu ra? Ai cũng bảo, các quan móc của kho nhà nước với móc túi dân. Thượng hoàng cứ phải tốn công sức đi vi hành ở đâu đâu để xem xét lòng dân. Sao thượng hoàng không lưu tâm ở ngay kinh sư này. Con thấy lòng dân náo động lắm. Mà các quan thì đã bắt đầu một cuộc sống xa xỉ. Ra đường thì võng lọng nghênh ngang, kiệu xe cờ xí, quân lính tiền hô hậu ủng, ngay đến đức vua cũng chưa có làm thế bao giờ. Mới năm ngoái đây trước lúc lâm chung, đức Quốc công tiết chế còn dặn lại quan gia: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước". Nhưng cũng mới gần đây con về quê, thấy dân tình xơ xác. Hỏi ra mọi người đều nói bọn xã quan nhũng nhiễu quá. Tô thuế chúng thu cao quá. Đến lúc hỏi bọn xã quan thì chúng lại nói, mức thuế hàng năm đều tăng, nếu không bổ vào đầu dân thì lấy đâu ra nộp cho quan trên. Nếu hỏi lên một vài cấp quan quận, quan châu chẳng hạn, hẳn họ phải nói là do chính sách của triều đình. Vậy có đúng là triều đình đã cố kết lòng dân như thế chăng? Muôn tâu thượng hoàng, đã trải qua hai lần đánh giặc Thát, sinh tử không nề, nhưng tới bây giờ thì con nản quá. Nhiều điều bất như ý quá. Tâu thượng hoàng, giặc Thát là chuyện ở xa, chứ giặc quan nha là chuyện… Nói đến đây, lão Dương ngừng lời đột ngột. Mồ hôi hột toát ra, chảy ròng ròng hai bên thái dương. Mặt lão đỏ tía rồi tái dần đi. Không biết là lão sợ vì chợt thấy quá lời, hay bởi lão trút được nỗi hờn giận bấy lâu chất chứa.

- Ôi lão Dương, ta biết nói như thế nào về tấm lòng kiên trung của lão, vẫn vằng vặc như trăng sao tỏa sáng. Đến bây giờ ta mới thấm thía lời dạy của đức Quốc công tiết chế rằng: "Giang san là của chung, từ vua quan đến thứ dân, ai ai cũng có quyền yêu mến và có bổn phận gìn giữ như nhau". Ta sẽ lưu tâm quan gia về tất cả những điều lão nói. Vả lại, ta cũng đang có kế sách cùng với muôn dân, bồi đắp cho quốc gia
Đại Việt của ta hùng cường.

Xúc động quá, nhà vua không giấu nổi, ngấn lệ đã tràn mi.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 07:59:49 pm »

Chương 3

Từ bữa theo vua cha về thiên trường, Huyền Trân cứ tung tăng như một con bướm. Nàng mải mê xem ngắm cảnh ly cung ngoạn mục. Cung Trùng Quang (Các vua đã nhường ngôi cho con, ở cung Trùng Quang.) với cung Trùng Hoa (Cung Trùng Hoa dành cho các tự quân ngự trong khi đến chầu thượng hoàng) cao chất ngất, tường xây bằng đá cẩm thạch, nền dát đá ngũ sắc, mái lợp ngói màu thiên thanh nguy nga soi bóng xuống mặt hồ, nom như hai viên ngọc bích khổng lồ. Hai cung cách nhau chừng nửa dặm đường và cùng nằm trong một vuông đất dài, rộng gần hút tầm nhìn. Những cây tùng, cây bách nhấp nhô như hàng trăm ngọn tháp xanh chen chúc cạnh lâu đài. Xung quanh có sông nhỏ bao bọc. Thuyền của các cung nhân du ngoạn giữa hai bờ đầy hoa thơm, cỏ mật. Đứng ngồi ở bất cứ chỗ nào cũng sực nức mùi hương. Xa xa những bãi quất bạt ngàn, hoa nở trắng xóa. Huyền Trân mường tượng ra mùa quả chín, cánh đồng kia sẽ nhuốm vàng cả bầu trời. Hèn chi có danh sĩ đã gọi vùng này là "kim quất quốc". Ngay cả vua cha cũng từng viết:

…Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,

Thiên đàng nô bộc, quất thiên đầu…

(Dịch thơ Trần Nhân tông. Bài Chơi hành cung Thiên Trường.

Dịch nghĩa:

… Trăm tiếng chim thành trăm giọng đàn hát,

Nghìn ngọn quýt thành nghìn đội quân hầu…)

Thật là một cảnh thần tiên nơi hạ giới. Nàng bắt Thúy Quỳnh, Bích Huệ cùng mình đi dạo khắp các vườn
hoa, lầu các trong cung. Chỗ nào đẹp thì dừng lại xem ngắm mãi không thôi. Có chỗ nàng còn vịnh thơ tức cảnh. Công chúa đang say sưa ngắm một cây quất có hình thù là lạ. Dáng cây khác thường, tán lá to hơn cả một chiếc lọng xòe của hàng quan chánh nhất phẩm của triều đình. Đầu tháng hai, chanh, bưởi, quất đều đã khai hoa. Riêng có cây quất này nửa phần còn trĩu trịt quả chín vàng ươm, nửa phần hoa trắng ngát thơm, ong bướm qua lại nườm nượp. Hoa quất có một vị thơm riêng không thể lẫn với mùi thơm hắc của hoa chanh, cũng không ngào ngạt như hoa bưởi, mà nó có mùi thơm ngọt, mát tinh tế. Giữa lúc công chúa đang xem hoa thì Thúy Quỳnh đã tìm được Bích Huệ và dẫn tới trước Huyền Trân, Bích Huệ vừa đi vừa lẩm nhẩm mấy câu vừa mới học:

Khoan khoan thư kiu

Tại hà đi đâu…

Vừa trông thấy công chúa, Bích Huệ đã nhăn mặt, chun mũi:

- Bẩm công nương, con giả hết chữ nghĩa cho công nương đó. Con không học được đâu. Khó lắm!.

- Các em ngồi xuống đây ta bảo. – Công chúa bá vai cả hai nữ tì cùng ngồi xuống thảm cỏ. Rồi nhẹ nhàng
khuyên bảo:

- Bích Huệ nói đúng đấy. Ở đời khó nhất là sự học. Đời phân biệt người trí với người ngu cũng là bởi sự học.
Ta nhỏ tuổi hơn các em, nhưng ta biết được nhiều điều hơn các em, là bởi ta có học. Thánh nhân đã dạy:"Nhân bất học bất tri lý". Tức là người không có học, không biết nghĩa lý ở đời. Nghe ta, chịu khó học đi rồi sẽ có danh, có phận. Sao Thúy Quỳnh học được, còn em cứ giẫy nẩy lên làm vậy. Ta nghĩ là tại em chưa thích học đấy thôi. Hễ em thích đọc, chữ tự nó sẽ vào nằm trong đầu em. Vừa rồi ta nghe em đọc mấy câu, ta không thể nén cười được. Nào Bích Huệ, em đọc lại ta nghe, rồi ta sửa cho, để em nhớ.

- Bẩm công nương, con để ý nghe công nương răn dạy. Con quên hết bài học rồi ạ.

Không nhịn được, công chúa cũng phì cười:

- Vừa rồi ta nghe em đọc:"Khoan khoan thư kiu. Tại hà đi đâu". Công chúa cười rũ rượi. Thúy Quỳnh cũng
cười theo. Chỉ có Bích Huệ là ngơ ngác không biết hai người cười cái gì. Trận cười dịu xuống, Huyền Trân khẽ vén mấy sợi tóc mai dánh vào khóe mắt, ôn tồn nói:

- Ta đã giảng cho các em rồi. Bây giờ ta nói lại, phải nhớ lấy. Có nhớ nghĩa mới thuộc chữ. Đây là một bài thơ trong Kinh thi của Trung Quốc:

Quan quan thư cưu

Tại hà chi châu

Yểu điệu thục nữ

Quân tử hảo cầu.

Nghĩa là con chim thư, chim cưu nó kêu "quan quan" ở ngoài bãi sông. Cũng như con chim cuốc của ta nó
kêu "cuốc cuốc". Thế mà Bích Huệ lại đọc là: "Tại hà đi đâu". Học thế thì ai mà nín cười được. Còn hai câu dưới có nghĩa là:"Người con gái xinh đẹp dịu dàng, xứng đôi với chàng trai quân tử". Đại ý đây là bài thơ nói về một cuộc nhân duyên tốt đẹp qua tiếng kêu của con chim thư, chim cưu.

Đang bàn chuyện học hành nghiêm túc, Bích Huệ vụt đứng lên nói.

- Bẩm công nương, ngoài kia chợ họp đông vui lắm. Có một bà xẩm hát rất hay, người xem xúm xít như ruồi. Công nương có muốn ra đó chơi, con dẫn đi.

Thúy Quỳnh bĩu môi gièm:

- Chợ thì có gì mà xem. Học chẳng hơn à?

- Chị Thúy Quỳnh nói hay thật đấy. Chợ người ta họp một tháng có sáu phiên, không đi thì hết người, tan
chợ. Còn học thì lúc nào học chả được.

Thấy Bích Huệ nói hay quá, Huyền Trân bèn hỏi:

- Chợ là cái gì?
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 08:00:39 pm »

Bích Huệ đã toan trả lời, nhưng không ghìm nổi tiếng cười. Cô cười phì phì. Rồi như chột dạ. Bích Huệ vòng tay vái công chúa ba vái:

- Xin công nương tha tội cho con.

- Em có tội gì đâu. Chắc là lời ta hỏi ngô nghê quá, làm em buồn cười. Cũng như em học Khoan khoan thư kiu chứ có khác gì đâu. Vậy em nói cho ta rõ, vì ta ở trong cung cấm chứ có được ra ngoài như các em đâu mà biết.

- Dạ thưa công nương, chợ là nơi mọi người có gì cần bán thì đem tới đó, cũng như ai cần mua cái gì thì cũng tới đó. Chợ họp năm ngày một phiên chính, ba ngày một phiên xép. Phiên chính đông vui, người tứ xứ kéo về mua bán. Còn phiên xép, chỉ có người quanh quanh trong một vài làng.

- Vậy thế họ bán những thứ gì ở chợ?

- Thưa công nương, họ bán đủ các thứ. Từ vàng đến cám, thứ gì cũng có.

- Vàng thì ta đã biết, còn cám như em nói, nó là cái gì vậy?

Suýt nữa thì Bích Huệ lại cười phá lên.Nhưng cô đã kìm được bằng cách giả vờ cúi xuống lấy tay véo thật đau vào bụng. Ngửng lên, Huệ nói:

- Bẩm công nương, cám là vỏ gạo. Khi người ta xay lúa để bỏ vỏ trấu đi, cũng giống như người ta giã gạo, là cốt để bỏ vỏ gạo. Vỏ gạo đó gọi là cám. Cám thường dùng để chăn lợn, chăn gà, vịt. Gặp những năm mất mùa đói kém, người ta phải ăn cám.

- Em nói người ta phải ăn cám là người nào?.

- Bẩm công nương, đó là những nông phu, những người chuyên trồng lúa ấy. Ngay đến cám, họ cũng
không có mà ăn nữa, nhiều khi phải chết đói cả nhà. Thảm lắm.

- Ôi, sao lại có chuyện lạ vậy? Người trồng lúa lại chết đói vì không có lúa gạo ăn. Ai đã lấy mất lúa của họ? Bất công quá đáng! Vừa mới ló ra ngoài cung cấm thôi mà đã có bao nhiêu điều không lý giải được. Công nương buồn rười rượi.

- Thưa công nương, lúa gạo người nông phu trồng cấy được, phải nộp cho quan trên gần hết. Để quan trên còn phải nộp cho quan trên nữa. Quan trên nữa, nộp về đâu, con không được biết. Còn chuyện bất công, thưa công nương, con lớn lên đã thấy như thế rồi. Ví như ở làng con, nhà xã quan, nhà phú hộ, thóc lúa để hôi để mục, tiền của giàu có không kể xiết. Còn nhà chúng con, ngay ngày mùa, cơm cũng chẳng có ăn đủ no. Mùa đông chỉ co ro một manh áo mỏng. Con hỏi bố con:"Bao giờ mới hết cảnh bất công này?" Bố con bảo:" Bao giờ trên mặt đất này tận diệt thì sẽ có sự công bằng". Nhưng thôi, công nương biết đến những thứ đó làm gì cho chóng già. Nếu công nương có muốn đi chơi chợ thì phải cải dạng mau mau.

- Tại sao phải cải dạng? Ta cứ đi như thế này có được không?

- Dạ được, nhưng công nương sẽ chẳng biết được điều gì. Vả lại, nếu không cải dạng, đi đến đâu, dân
chúng sẽ bu lại xem công nương, chứ họ chẳng để cho công nương đi xem chợ đâu.

Thế là Bích Huệ bèn khoác ra ngoài cho Huyền Trân một bộ đồ nâu, người hầu vẫn mặc. Ba thầy trò chủ tớ
kéo nhau ra chợ.

Chợ quả là hấp dẫn với công chúa. Vì đây là lần đầu tiên nàng được đi xem chợ. Từ những con giống bằng đất nung đến những ông phỗng sành. Từ những chiếc bùa túi bằng vải màu, chỉ màu đến các con giống phòng phành làm bằng bột nhuộm màu, vừa làm đồ chơi, vừa làm đồ ăn cho trẻ. Thật là lạ mắt và ưa nhìn. Rồi các hàng mã với những tay thợ hoa man vừa trổ, vừa cắt dán làm thành những mũ, lọng, voi, ngựa, khiến công chúa vô cùng kinh ngạc. Nàng nhích sát tới gần, nhìn chăm chú vào hai bàn tay người thợ với con dao trổ, nàng cố kiếm tìm xem họ có dùng âm binh phù phép gì không mà họ biến ảo từ giấy thành đủ các thứ mà họ muốn.

Chợt ngẩng lên, công chúa thấy người xem chen chúc vòng trong vòng ngoài. Huyền Trân tưởng dân chúng cũng tò mò, xem tài nghệ mấy bác thợ hoa man như mình. Nàng vội quay phải, quay trái tìm Thúy Quỳnh, Bích Huệ. Hai cô nữ tì bị chen bật ra xa, kêu oai oái. Lạ thay, đám đông vẫn chừa ra một khoảng cách. Họ không sấn sổ đến sát công nương một cách thô bạo. Khi Bích Huệ luồn qua được đám đông, bèn quay trở lại chỗ Huyền Trân, cũng vừa lúc Thúy Quỳnh khăn áo xộc xệch chạy bổ lại phía công chúa. Hai cô nữ tì lo lắng dìu công chúa đi ra. Huyền Trân cưỡng lại:

- Các em làm gì thế, để ta xem mấy bác này làm các thứ kia kìa, đẹp lắm. Vừa nói, công chúa vừa chỉ vào mấy thằng đánh gậy trổ bằng giấy bồi gắn vào hai đầu que với một khúc chỉ. Và biết bao nhiêu thứ khác, nom đến hoa cả mắt.

Bích Huệ ghé tai công chúa nói thầm một điều gì đấy, làm nàng đỏ mặt, rồi đứng dậy đi theo hai cô nữ tì. Đám đông giãn ra. Họ thì thầm chỉ trỏ. Họ đoán già đoán non, nghĩ là con quan phủ, quan châu, hoặc con nhà quyền quý đi du ngoạn ghé qua đây. Không một ai có thể ngờ đó lại là con vua.

Tới chỗ quang, Huyền Trân hỏi nhỏ Bích Huệ:

- Em bảo có người hát xẩm, họ đâu rồi?

- Thưa công nương, chắc là bà lão đi kiếm ăn ở chỗ khác. Vì chợ đã vãn người.

Bích Huệ cứ dẫn công chúa đi dạo khắp các hàng quán trong chợ. Bất cứ một thứ gì đối với công chúa
cũng đều lạ lẫm, thích thú. Có điều hơi lạ, là công chúa quen sống nơi cung cấm, đài các, cái gì cũng sạch, đẹp, sang quý và tiếp xúc với thuần một loại người hào hoa phong nhã. Nay ở nơi chợ búa, sang hèn lẫn lộn, mọi thứ đều ô hợp, vậy mà nàng không hề tỏ ra trái ý. Không thấy tởm lợm bởi những người dân quê chất phác, rách rưới. Nhiều người đến chợ bán, mua chỉ có một manh khố che nơi hạ bộ. Nhiều người đói khát, mù lòa kêu xin đến thảm thiết. Khi ba người tới gần cuối chợ, có một bà lão tóc bạc trắng như cước, da đen sạm, mặt mày hốc hác, dúm dó bởi hàng ngàn vết dăn ngang dọc.

Bà chắp hai cánh tay cụt gần đến khuỷu vái ba cô gái và nói:

- Già chúc ba cô một đời may mắn. Chúc ba cô phú quí vinh hoa. Xin ba cô mở lòng cứu giúp. Nói xong bà lão chắp hai cánh tay cụt vào nhau chìa ra phía trước, kiểu như người lành ngửa hai bàn tay. Mắt bà lão nhoèn rử, màng, mộng phủ gần kín nửa con ngươi mở trừng trừng nhìn thẳng vào mặt các cô. Dường như đây là một cuộc thách thức lòng từ thiện của mấy cô gái trẻ.

Xúc động, Huyền Trân bước tới sát bên bà lão hỏi:

- Thưa lão bà, chẳng hay tai họa nào đã đến, khiến lão bà mất cả hai bàn tay? Vả chăng con cái của lão bà đâu mà để lão bà phải đi kiếm ăn độ nhật thế này?
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM