Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:35:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những bức tường lửa  (Đọc 103175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:27:55 pm »

- Nó đi tìm thằng Ban đấy!

- Mặc kệ nó... Can hệ gì đến mày nhỉ?

Thanh từ nãy đến giờ vẫn cắm cúi chép thơ, ngẩng lên nói:

- Ê chúng mày... Tao thấy hai đứa ấy nó hôn nhau rồi đấy!

- Điêu?

- Thật không Thanh?

Thanh chậm rãi kể - Thì hôm trước máy bay Mỹ ném bom ngoài thị xã, trường báo động. Tao là đứa nhát nhất nên chui vào tít tận ngách trong của hầm trú ẩn... Khi báo yên rồi, cả lớp ra hết tao mới lò mò chui ra... Ai ngờ, tao thấy ở ngách bên vẫn còn có người... Nhìn kỹ thì ra chàng và nàng đang ôm ghì lấy nhau.... Thế này này!

Thanh nói rồi choàng tay ôm lấy Gấm khiến cô này ré lên:

- Khiếp... Kể thì cứ kể... Lại còn phải minh hoạ?

Thoa tò mò hỏi:

- Nhưng ôm nhau khác với... chuyện kia chứ?

- Thì tao cũng nhìn thấy cả... chuyện ấy nữa... bảo đảm là chúng nó hôn nhau thật rồi!

Gấm lè lưỡi:

- Thế thì kinh nhỉ?

- Gì mà kinh? - Thanh cong cớn nói - Tao hứa rằng nếu lần này Lân mà đi... tao sẽ tặng chàng một nụ hôn trước lúc lên đường.

Thoa nói rồi đứng dậy vén cao mái tóc dày và mượt ra sau gáy.

- Thôi tào lao chi khươn như vậy đủ rồi... đứa nào ra chỗ tuyển quân thì đi với tao?

Thế là cả bọn ào ào đứng dậy ra khỏi lớp. Nùng thập thễnh chạy ra hiên gọi với theo:

Này, đi một lúc rồi về học toán đấy nhé! Ban đạp xe thẳng ra xóm Soi, nơi Huyện đội đang sơ tán. Anh định đạp thẳng về nhà cự nự với bố một trận nhưng chợt nhớ ra bố vừa lên chỉnh huấn trên tỉnh sáng sớm nay, một tuần nữa mới về. Đã thế thì được, anh sẽ có cách giải quyết vấn đề.

Đại uý Thân, Huyện đội trưởng làm việc tại ngôi chùa ở đầu xóm. Mỗi khi vào văn phòng, mọi người đều phải đi qua cái cổng tam quan hai bên có hình đắp nổi hai ông tướng mặt đỏ như gà chọi cắp gươm đứng gác. Khi Ban tới, huyện đội trưởng vừa nhấc cái xe đạp Phượng Hoàng ra sân chùa, có lẽ anh chuẩn bị ra nơi khám tuyển hoặc đi kiểm tra các trận địa của dân quân.

Thấy Ban vào, anh ngạc nhiên hỏi:

- Kìa Ban... Có việc gì mà đến sớm thế cháu?

Đã tính toán trước nên Ban làm ra bộ mừng rỡ - May quá... Cháu mà đến muộn tý nữa, chú đi mất thì lỡ hết việc!

Đại uý Thân cười:

- Cháu không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đâu. Yên tâm mà học cho xong cấp ba rồi bố cháu xin cho đi học nước ngoài.

Ban dựng xe đi tới bên huyện đội trưởng nói nhỏ - Chuyện đã khác rồi chú ơi... Sáng nay bố cháu đi vội quá nên không kịp ra gặp chú. Bố cháu bảo cháu trực tiếp trao đổi, nhờ chú giúp đỡ cho.

Huyện đội trưởng nhìn Ban vẻ nghi hoặc:

- Nhưng... có việc gì mà gấp thế?

- Thế này chú ạ... - Ban gãi đầu - Chiều qua bố cháu mới biết rằng lần này có một ông bạn của bố cháu ở trung đoàn tên lửa về... ông ấy nói nhỏ với bố cháu rằng sẽ có mấy xuất được gửi đi học nước ngoài... Bố cháu đã ghi tên cho cháu rồi... Chỉ cần cháu có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này là được. Bố cháu bảo cháu ra nói với chú làm thủ tục gọi đi khám tuyển cho cháu.

Anh huyện đội trưởng băn khoăn:

- Sao chú không biết chuyện này nhỉ?

Ban cười:

- Chú biết làm sao được? Bí mật quân sự mà... là chỗ thân tình ông trung đoàn trưởng ấy mới rỉ tai với bố cháu đấy!

Anh huyện đội trưởng vẫn chưa hết nghi ngại:

- Nhưng... đáng ra nếu có vội thì bố mày cũng nên viết cho chú vài chữ!

- Chú này rõ thật - Ban nháy mắt cười - Chuyện này tế nhị lắm... Bố cháu đâu có dại gì để lại bút tích?

Đại uý Thân suy nghĩ giây lát rồi tặc lưỡi:

- Thôi được... Để chú lo cho. Cháu cứ ra nơi khám tuyển đi. Lát nữa chú sẽ qua đó đưa cho cháu giấy gọi và bảo bộ phận quân lực họ đưa tên cháu vào danh sách. Hồ sơ lý lịch làm sau một tý vậy!

- Cám ơn chú nhé... Bố cháu sẽ mừng lắm đấy!

Ban nói vậy rồi chào huyện đội trưởng và phóng xe đi ngay. Cậu phải cố nhịn để không bật cười. Không ngờ cái ông đại uý này cũng dễ bị lừa đến thế?

Ban đạp xe ra đến nơi tuyển quân thấy các bạn cùng lớp đã khám xong gần hết, đang túm năm tụm ba tán chuyện. Đào cũng ở đó, thấy Ban tới cô liền chạy lại - Anh Ban... cũng ra đấy à?

Ban gật đầu, vẻ mặt đã không còn cau có nữa khiến Đào mừng thầm.

- Mình ở nhà học tập cho thật tốt cũng là... góp phần đánh Mỹ rồi, phải không anh Ban?

- Phải rồi... Nhưng đằng ấy đừng có gọi tớ là anh, chúng nó lại cười cho đấy!

- Thì... chả lẽ cứ cậu cậu tớ tớ mãi... chúng mình...

cũng lớn rồi! Ban định nói “Cậu thì vẫn còn con nít lắm” nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Vừa lúc đó Lân và Hướng là những người cuối cùng của lớp rời khỏi phòng khám tuyển. Hướng chạy ào về phía nhóm bạn cùng lớp đang đứng chờ, hét tướng lên - Tớ trúng rồi... Này, các cô em lớp 10 B thân yêu...

hãy chào người chiến sỹ giải phóng quân này đi nào!

Gấm chao chát:

- Này... chú nhóc... Chắc lại ăn gian cân rồi phải không? Theo chị biết thì chú em có cân cả dép cũng thưa chắc đã đủ bốn thục kí lô!
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:30:56 pm »

Kể ra Gấm cũng đã đoán đúng sự tình. Nếu không láu cá một tý thì có lẽ Nguyễn Đình Hướng đã trượt rồi.

Thực ra số người bị trượt thì ít thôi, nhà nước đã ra lệnh tổng động viên nên số quân cần tuyển kì này rất nhiều. Người ta cũng chỉ khám qua loa, chỉ những người có bệnh kinh niên hay có dị tật thì mới cầm chắc là trượt. Hướng cũng có thể bị trượt vì quá nhẹ cân, mặc dù đã bỏ trong túi mấy cục đá to tổ bố, khoác thêm một cái áo dạ to xù của ông nội, nhưng cũng chỉ được vỏn vẻn có ba mươi chín kí. Anh y sỹ ngồi ở bàn cân đo đã lắc đầu nhưng Hướng nhanh trí nói luôn “Mấy hôm nay em bị xuống cân là do bị một trận đi ngoài đấy anh ạ. Anh cứ ghi cho em bốn mươi hai kí đi.

Rồi vài hôm là em bù đủ thôi mà”. Anh y sỹ mỉm cười, hỏi “Cậu thích đi bộ đội lắm à?” “Vâng, bạn em đi đợt này cả, em mà phải ở lại thì buồn lắm”. Vậy là anh y sỹ ghi cho bốn mươi hai kí. Đến phòng kết luận, ông bác sỹ cũng hồ nghi, hỏi đủ chuyện về đường bệnh tật, đường ăn ngủ của Hướng. Cậu ta lại một lần nữa phải khẳng định rằng, mặc dù trông anh ta nhỏ thó như thế nhưng khoẻ ra phết, bé nhưng bé hạt tiêu, ở nhà anh ta vẫn đi cày cho bố đấy.

cuối cùng thì ông bác sỹ ở phòng kết luận cũng ghi vào phiếu khám sức khoẻ của Hướng dòng chữ “Đủ sức khoẻ phục vụ quân đội”.

Khi các bạn đã ra hết, Lân hỏi các bạn:

- Chúng ta trở lại lớp chứ!

Thoa nhanh nhảu nói ngay:

- Trở lại chứ... Còn hai tiết toán nữa kia mà... Học xong, ta họp lớp một tý Lân nhé!

Cả lớp lại ào ào từng đôi một lên xe đạp. Riêng Ban vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy Đào giục:

- Về lớp thôi anh Ban!

Ban khoát tay - Cậu về đi... Tớ đợi một thằng bạn trong xóm khám xong rồi về luôn, không về lớp nữa đâu.

- Ban còn giận các bạn à?

- Không giận... thôi, cậu về với chúng nó đi!

- Mình... ở lại đây với Ban được không?

Ban bực mình gắt:

- Về đi... đừng có lằng nhằng!

Đào giận dỗi, nhảy lên xe của Côn phóng vù đi khiến Côn ngớ người ra một lát rồi hớt hải vừa chạy theo vừa gọi “Này, ăn cướp xe của người ta thì cũng phải đèo người ta về với chứ!” Đào dừng xe, không ngoảnh lại quát:

- Nhảy lên đi... Nhanh lên không thì đi bộ đấy!

Bạn bè trong lớp ồ lên cười rồi ríu rít đạp xe theo họ.

Ban chờ thêm một lát nữa thì chú Tân ra, thấy Ban còn đứng đó anh ngạc nhiên hỏi:

- Kìa, sao cháu không vào khám đi? Chú đưa hồ sơ của cháu cho ban tuyển quân rồi đấy!

Ban cám ơn chú Tân rồi chạy ào vào phòng khám tuyển lúc này đã vãn người. 3

Lân là cháu đích tôn của cụ cử Hạt, họ Trương Đình người làng Vân Hương. Sở dĩ người dân làng Vân Hương vẫn gọi cụ là cụ cử không phải vì làng này có ít bậc khoa bảng, mà vì cụ là người cuối cùng của làng đỗ cử nhân trong khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn được tổ chức ở Nam Định. Cụ từng là bạn đồng khoa với cụ Tú Xương và đã từng quen biết cụ Tản Đà.

Trong nhà cụ còn giữ được bút tích của cả hai bậc thi sĩ nổi tiếng nảy cùng nhiều bức hoành phi câu đối, thơ đề tặng của nhiều bậc nho sĩ trong vùng. Cái di sản chữ nghĩa rậm rịt ấy đáng lẽ đã tiêu ma cả vào thời cải cách ruộng đất khi nhà cụ cử bị qui là địa chủ. Cũng may, dân làng Vân Hương lại đều là những người trọng chữ nghĩa, nhất là chữ thánh hiền nên ông bà nông dân nào khi được chia của đấu tranh bằng các bức hoành phi câu đối thơ từ mang về đều đem cất kĩ ở những nơi sạch sẽ chứ không có hiện tượng mang hoành phi câu đối ra làm cửa chuồng lợn, làm cầu ao hay chỉ đơn giản là cho vào bếp như ở một vài làng khác. Đến khi nhà cụ cử được xuống thành phần, do từng có công với kháng chiến, từng là cơ sở của tỉnh uỷ Sơn Tây, thì hầu hết các ông bà bần cố nông đều tự giác mang trả lại chủ cũ những thứ chữ nghĩa thiêng liêng ấy cùng với những đồ văn phòng tứ bảo của cụ cử. Vì thế mà đến tận hôm nay ngôi nhà gỗ năm gian của nhà cụ cử vẫn treo đầy những chữ là chữ. Về cái chuyện bị qui oan là địa chủ, cụ cử không coi là điều gì ghê gớm lắm. Cụ vẫn nói với con cháu, làm cải cách ruộng đất là phải rồi, nông thôn muốn tiến lên thì người cày phải có ruộng. Chính sách của Cụ Hồ không sai. Những chuyện oan trái xảy ra là do trong Đảng còn có nhiều kẻ ngu dốt, cơ hội, muốn đục nước béo cò, thậm chí có kẻ còn lợi dụng chính sách để trả thù cá nhân nên mới gây ra những nỗi đau khổ cho không ít người vô tội. Vì thế cụ thường nhắc con cháu không được oán Đảng - chính phủ. Nhưng, có một số người thì cụ không thể nào tha thứ. Ông Phạm Xuân Biên, bố của Ban, cậu bạn cùng lớp với Lân, hiện đang là phó chủ tịch huyện là một trong số những người như vậy. Cụ thân sinh ra ông Biên là người làng Võng Ngoại, một làng vùng bãi ven sông Hồng, cụ đã từng là học trò của cụ cử Vân Hương mặc dù hai cụ chỉ hơn nhau có bảy tám tuổi gì đó. Đến khi có con trai đến tuổi đi học, cụ mang vào gửi trọ nhà bà con tại làng Vân Hương để vừa đi học chữ quốc ngữ ở trường làng vừa theo học chữ nho với cụ cử. Cậu Biên làm học trò cụ cử được ba năm, đã học hết sách Tam tự kinh. Đến khi chuyển trường học quốc ngữ lên thị trấn thì cậu cũng bỏ học luôn. Sau này không hiểu vì nguyên tớ gì mà Biên trốn theo bộ đội khi họ vượt sông Đà về mở chiến dịch Sơn Tây. Kháng chiến thắng lợi, ông Biên trở trưởng đội cải cách liên xã vùng Đông của huyện, trong đó có Vân Hương. Cụ cử trở thành “đối tượng đấu tranh” của chính cậu học trò năm xưa. Chuyện đó thì cũng không có gì là lạ lùng trong thời buổi đảo điên ấy.

Nhưng đến khi cậu học trò ấy tập hợp các bạn đồng môn ở Vân Hương lại để vận động họ tố thầy là có chủ trương truyền bá tư tưởng phong kiến lạc hậu và mê tín dị đoan rồi bóc lột học trò đến tận xương tuỷ. Nhất là khi đích thân ông đội Phạm Xuân Biên, trong vai khổ chủ đứng lên kể tội thầy là đã cưỡng bức cậu trò Biên hàng ngày phải đến sớm quét nhà, cho lợn cho gà nhà thầy ăn, tưới vườn rau cho thầy thậm chí cả gánh nước cho bà vợ bé của thầy tắm nữa thì cụ cử không thể nào chịu nổi... Đến khi ông đội hỏi “Tên địa chủ cường hào ngoan cố kia, mày có còn gì để nói nữa không? “ Thì cụ cử ngửa mặt lên trời cười nấc lên và nói “Đến vậy thì tôi còn biết nói gì hơn là tự thấy mình thật vô phúc khi đã nhận một người như ông đội đây làm học trò!”.
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:34:10 pm »

Chuyện ấy Lân chỉ được nghe ông nội kể lại sau cái lần Lân đưa Ban về nhà chơi. Khi biết Ban là con ông Biên phó chủ tịch huyện, ông nội lắc đầu thở dài rồi khuyên cháu “Chọn bạn sai là nguy hiểm lắm đấy cháu ạ. Thằng này trông mặt mũi thì cũng sáng sủa đấy nhưng nó lại là con của một thằng phản phúc.

Cháu phải cẩn thận đấy”. Và để dạy cháu một bài học về cái sự nhìn nhận con người, cụ cử đã kể cho Lân nghe câu chuyện buồn ấy. Lân nghe, nhưng chưa bao giờ kể lại chuyện ấy với Ban vì cho rằng Ban không phải chịu trách nhiệm gì vì những hành vi của cha mình. Nhưng từ đó mỗi khi nhìn thấy Ban phát biểu gì trên lớp, hay trong những lần họp chi đoàn, Lân vẫn cứ thấy chờn chợn.

Ngay từ khi còn nhỏ Lân đã được ông nội dạy đọc và tập viết bằng hết những chữ trên những bức hoành phi, câu đối treo trong nhà của các bậc tiền nhân. Đến khi lên học cấp ba, Lân lại được phân vào lớp học môn Trung văn, vì thế anh nhanh chóng trở thành học sinh giỏi môn này, cũng như anh đã là học sinh giỏi của nhiều môn học khác.

Tuy chữ Trung Quốc hiện đại so với chữ Nho của các cụ ngày xưa có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng cụ cử cũng rất lấy làm vui mừng khi thằng cháu đích tôn của mình cũng đã học chữ thánh hiền!? Tuy vậy cụ cũng hơi buồn lòng vì thằng cháu cụ nhất định không chịu tập viết chữ bằng bút lông. Chữ thánh hiền mà viết bằng bút sắt, thậm chí bằng cả bút chì thì còn ra làm sao?

Ông nội Lân mất khi Lân vừa học xong lớp tám. Vào đúng cái năm mà máy bay Mỹ ném bom tràn lan ra khắp miền Bắc. Tuy vậy, đám ma cụ cử Hạt vẫn là đám ma to nhất vùng hồi bấy giờ. Ông phó chủ tịch huyện không đến viếng nhưng Ban đích thân thửa một vòng hoa to mang tới và xin phép tang chủ cho mình được thay cha khấu lạy thầy lần cuối. Có lẽ chính hành vi ấy của Ban đã khiến Lân cảm động, và từ đó họ trở thành bạn thân.

Lân là người đầu tiên được Ban thông báo cho biết là cậu ta cũng nhập ngũ đợt này. Vào giờ ra chơi hôm sau, Ban kéo Lân ra góc vườn trường rồi thì thầm kể cho Lân nghe về cú lừa ngoạn mục của mình đối với anh huyện đội trưởng. Nghe xong Lân sửng sốt hỏi lại:

- Thế ra bố mẹ cậu vẫn chưa biết cậu trúng tuyển à?

- Bố tớ đầu tuần sau mới về. Lúc đó, chúng ta đã mặc áo lính rồi. Đố ông ấy cởi ra được?

- Thế... cậu đã nói với cái Đào chưa?

Ban phẩy tay:

- Kệ nó... biết, nó lại làm ầm lên thì rầy rà to. Để nay mai có giấy gọi rồi sẽ cho nó biết!

Lân vỗ vai bạn khen:

- Cậu giỏi lắm!

Trước khi quay vào lớp Ban còn níu Lân lại tiết lộ thêm một bí mật nữa:

- Này, tớ đã ghi trong lí lịch cả bí danh nữa đấy. Từ nay, cậu có thể gọi tớ là Hùng Phong!

Nhưng phải hơn một tháng sau cái tên đồng chí Hùng Phong mới trở nên nổi tiếng. Hôm đó đại đội tân binh được nghỉ tập một buổi chiều. Nghỉ ra thao trường nhưng toàn đại đội lại phải tập trung trong đình làng để nghe đọc báo. Chính trị viên Lương Xuân Báo trình độ văn hoá mới hết lớp năm nhưng diễn thuyết rất hay. Hôm đó, anh giới thiệu với toàn đại đội tấm gương của một thanh niên học sinh đã tình nguyện nhập ngũ đi đánh Mỹ mặc dù thuộc diện miễn hoãn và mặc dù ông bố là một đồng chí phó chủ tịch huyện có thể xin cho cậu ta đi học nước ngoài nhưng cậu ta đã từ chối để vào bộ đội. Nhân đó chính trị viên diễn thuyết về lí tưởng của thanh niên thời nay là phải xả thân vì sự nghiệp đánh giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, phải hi sinh mọi quyền lợi cá nhân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vân vân... Sau đó chính trị viên phát động phong trào học tập đồng chí Hùng Phong, người thanh niên tình nguyện đã được báo Quân đội nhân dân giới thiệu trong mục “Thanh niên Ba sẵn sàng”. Toàn đại đội nghe đọc bài báo, hô khẩu hiệu học tập đồng chí Hùng Phong xong thì bỗng cậu y tá đại đội, bí thư chi đoàn đang cầm tờ báo trên tay chợt kêu thất thanh:

- Trời ơi... các đồng chí ơi.... Báo cáo chính trị viên...

đồng chí Hùng Phong là... là...

Thấy cậu bí thư chi đoàn mặt xám ngoét, miệng méo xẹo, lắp ba lắp bắp, chính trị viên Lương Xuân Báo vội xô lại:

- Có chuyện gì? Đồng chí Hùng Phong làm sao?

Cậu bí thư vừa run lập cập vừa chỉ tấm ảnh “đồng chí Hùng Phong” in bên cạnh bài báo:

- Đồng chí Hùng Phong... là... là chiến... chiến sỹ của đơn vị ta!

Thật là một sự kiện động trời khi người ta xác định đồng chí Hùng Phong trong bài báo chính là chiến sỹ Phạm Xuân Ban ở trung đội một của đại đội 9. Sau khi tra hỏi một hồi, Phạm Xuân Ban cũng đành phải thừa nhận đó chính là câu chuyện về mình. Anh đứng trước đại đội ấp úng kể lại rằng, sau khi ông bố phát hiện ra câu chuyện cậu ta mạo danh bố để ép đồng chí huyện đội trưởng cho mình đi bộ đội thì đã là ngày cậu lên đường rồi. Không cản ngăn được nữa nên ông già đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Đúng ngày đó lại có một phóng viên báo Quân đội nhân dân về huyện viết về tuyển quân. Ông bố mới nảy ra sáng kiến gọi anh phóng viên tới kể cho anh ra nghe câu chuyện này và gợi ý anh ta nên phỏng vấn người thanh niên ấy. Ông muốn tặng cho anh con trai một chút vốn liếng chính trị để vào đời. Anh phóng viên đã tìm gặp Phạm Xuân Ban để phỏng vấn. Ban đành phải thừa nhận câu chuyện, nhưng vì sợ bạn bè cười nên thay vì nói tên thật của mình, cậu ta lại dùng “bí danh” là Phạm Hùng Phong để trả lời phỏng vấn nhà báo. Cậu ta không ngờ mình lại được đăng cả ảnh lên báo.

Ban kể chuyện này một cách hết sức thành thật và mong chính trị viên thôi đừng phát động “Học tập đồng chí Hùng Phong nữa” vì tình thực, Ban không được xuất sắc lắm trong huấn luyện. Môn xạ kích lại hơi yếu, cậu ta đang lo tới đây bắn đạn thật sẽ không đạt yêu cầu thì xấu hổ lắm.

Chính trị viên Lương Xuân Báo lại diễn thuyết, anh nói rằng đồng chí Hùng Phong không những có tinh thần rất cao mà lại còn rất khiêm tốn nữa. Đó là cái đức rất quí của người quân nhân cách mạng. Vì thế, chúng ta lại càng phải lấy đồng chí Hùng Phong làm tấm gương để học tập. Để đồng chí Hùng Phong thực sự trở thành ngọn cờ toàn diện, từ nay, tiểu đội, trung đội và toàn đại đội 9 phải giúp đỡ đồng chí Hùng Phong trong luyện tập, rèn luyện. Thế là phong trào “Học tập đồng chí Hùng Phong” của đại đội 9 vẫn được phát động, tháng sau thì nó đã lan thành phong trào của toàn tiểu đoàn. Các cán bộ tiểu đội, trung đội đã tích cực giúp đỡ đồng chí Hùng Phong, vì thế môn học nào đồng chí Hùng Phong cũng đạt loại giỏi, kể cả môn bắn đạn thật đồng chí Hùng Phong cũng được 30 điểm.

Mặc dù có người nói rằng thật khó tin cậu Ban lại bắn trúng cả ba điểm mười vì cậu không thể nào nheo được mắt khi bắn và trong những lần kiểm tra đường ngắm cơ bản trên thao trường, tiểu đội trưởng Khoái đều lắc đầu. Nghi ngờ thế thôi, chứ ngày đó bố thằng nào dám nghĩ rằng ban chỉ huy đại đội đã đi ngầm với cánh báo bia để không làm ảnh hưởng đến uy tín của “ngọn cờ”.

Có một điều lạ là từ đó ban chỉ huy đại đội chín, ngay cả khi điểm danh, cũng không ai nhắc tới Phạm Xuân Ban nữa mà nhất loạt đều gọi là đồng chí Hùng Phong, hoặc trang trọng hơn là Phạm Hùng Phong.

Nghe nói chính trị viên Lương Xuân Báo đã kể rằng, từ ngày ông đi bộ đội tới nay chưa hề được biết mặt một điển hình nào đã từng được đăng trên báo, vậy mà nay lại được sống với “một điển hình” bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Vì thế, với ông cái tên Phạm Hùng Phong là thiêng liêng và nghe rất khí phách. Từ đó cả đại đội đều quên béng cái tên Phạm Xuân Ban mà chỉ biết tới đồng chí Hùng Phong. Ngay cả đám bạn học cũ, đôi lúc có lỡ miệng gọi cái tục danh kia ra, cũng cảm thấy hình như không phải cho lắm.

Ngay cuối năm sáu bảy trước khi vào chiến trường, đồng chí Hùng Phong đã được kết nạp vào Đảng. Một vinh dự lớn đến mức, khi nhận được tin, ông Phạm Xuân Biên phó chủ tịch huyện đã khóc rưng rức. Chút vốn liếng mà ông dành cho con trai đã phát huy tác dụng. Con đường tiến thân của con ông thế là đã có được bước khởi đầu thuận lợi. Ngược lại vợ ông thì lại bĩu môi chì chiết “Được tiếng khen ho hen chả còn! Nó mà có mệnh hệ nào thì ông chết với tôi!”. Đúng là đàn bà!
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:38:14 pm »


4

Mặc dù đã biết ngày ra đi nhưng số học sinh trúng tuyển vào bộ đội vẫn cứ đến lớp. Các lớp vẫn giữ vững sĩ số. Nhưng hầu như chuyện học hành đã trở nên chểnh mảng, lễnh loãng lắm. Các cô các cậu học trò, kể cả người đi lẫn người còn ở lại đến lớp là để gặp nhau, viết lưu bút, rồi kéo nhau đi chụp ảnh kỉ niệm chứ chẳng còn bụng dạ nào tưởng gì đến chuyện học hành.

Các thầy vẫn lên lớp đúng giờ nhưng vào lớp rồi thì chẳng thầy cô nào còn tâm trí mà dạy dỗ. Thậm chí thầy Tâm, ông thầy dạy toán nổi tiếng là nghiêm khắc, sau khi vẽ được cái đường tròn lên bảng, cũng vứt luôn cục phấn xuống bàn rồi nói “Tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà ngồi đây dạy học nữa. Ngày mai tôi sẽ lên huyện đội ghi tên tình nguyện vào bộ đội. Nếu bộ đội họ chê thì tôi sẽ đi thanh niên xung phong”. Tưởng thầy nói chơi, ai ngờ đợt tuyển quân sau thầy đi. Thật tội nghiệp thầy giáo, vừa vào tới chiến trường Quảng Trị chưa đánh đấm được trận nào bị đã bị pháo hạm nó tiện luôn một chân. Sau này, Lân có được nghe các bạn kể rằng thầy đã trở lại trường dạy học, nhưng không còn sắc sảo, mẫn tiệp được như xưa, lại còn mắc thêm cái bệnh nghiện rượu nữa. Mỗi lần uống rượu say thầy lại réo tên tổng thống Mỹ mà chửi “Mẹ cha thằng Giôn Xơn, mày là đồ hèn... sao không đám dương mặt đánh nhau với tao mà lại chơi cái trò tiểu nhân dùng ám khí để hại nhau thế hả?”. Thầy cũng không thèm nhận sổ thương binh, sau này cái Luận, học sinh lớp 10 A quyết tâm lấy thầy làm chồng mới lặng lẽ ra phòng thương binh xã hội nhận thẻ thương binh và hàng tháng vẫn dấu thầy nhận tiền trợ cấp của nhà nước. Mãi sau này thầy mới biết chuyện đó, giận lắm, nhưng thầy cũng chẳng nỡ mắng Luận mà chỉ thở dài bảo “Em làm thế thì anh xấu hổ với đời lắm. Mình vừa mới vào chiến trường đã nhìn thấy mặt thằng Mỹ nào đâu mà đã trở thành gánh nặng của xã hội rồi”.

Vào những ngày đó các thầy cô khác dường như cũng chẳng thiết tha gì đến việc dạy dỗ mà họ cũng tìm được cách nhanh chóng hoà nhập vào không khí của “cuộc chia ly vĩ đại “ (là chữ của một cậu nào đó ghi trên bảng đen - Các bạn, chúng ta sắp có một cuộc chia ly vĩ đại.Làm ơn đừng nói với tôi về kì thi học kì một!).

Người duy nhất cố duy trì không khí học tập là bí thư Bùi Hữu Nùng. Anh chàng chân khô chân héo ấy không hề nao núng trước không khí chia ly mà hàng ngày vẫn cố gắng duy trì nề nếp của lớp. Trước hết, anh ta yêu cầu họp lớp để bầu lớp trưởng mới thay cho Lân và một lớp phó phụ trách lao động thay cho cậu Côn. Rồi anh ta triệu tập họp chi đoàn để nhắc nhở các đoàn viên sắp nhập ngũ nếu còn tới lớp thì không được làm ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp. Côn là đứa ngứa miệng, nói oang oang trong cuộc họp “Này ông bí thư, nay mai còn lại đám con gái tha hồ ông dạy dỗ. Còn mấy ngày nữa, ông để cho chúng tôi thở với chứ!”. Nùng không nao núng, nghiêm mặt nhắc “Đồng chí Côn nên xác định lập trường cho rõ. Cả nước đánh Mỹ thứ không phải chỉ có một mình đồng chí đâu nhé.

Nếu đồng chí có thái độ không đúng, đoàn trường sẽ có ý kiến với hội đồng tuyển quân để họ cho đồng chí ở lại. Chưa ra trận mà đã có tư tưởng công thần như thế thì chỉ làm hại sự nghiệp chung thôi, đồng chí hiểu chưa?”. Nghe những lời búa bổ như vậy, mọi người đều tái mặt, im lặng. Côn cũng không dám cãi lại câu nào.

Nhưng không phải vì thế mà không khí học tập trở lại bình thường được. Đến buổi sáng thứ tư kể từ hôm cánh con trai ào ào kéo nhau đi khám tuyển thì lớp 10B tuyên bố - “Nghỉ không học hành gì nữa cho đến ngày tiễn đám con trai lên đường!” Học sinh hai lớp 10 A và 10 C cũng theo gương đó. Thầy Hác hiệu trưởng nghe thầy phụ trách giáo vụ báo cáo tình hình học hành của ba lớp cuối cấp cũng chỉ im lặng rồi bảo “Để cho bọn chúng nó thoải mái vài ngày đi”.

Thực ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chuyện này cũng tại lũ máy bay Mỹ. Lớp vừa tụ tập đông đủ, thầy Trác vừa vác cặp vào lớp thì chúng nó ầm ầm bay qua. Kẻng báo động vang lên. Tiếng bác bảo vệ hò hét học sinh đội mũ rơm ra hầm trú ẩn. Trong lớp một vài người đã định chạy ra hầm, nhưng rồi bỗng cậu Côn hét lên:

- Đám học trò các cậu ra hầm đi kẻo không trúng bom thì cũng bị ghi tên vào sổ của ông bảo vệ đấy. Còn bọn lính tráng chúng tớ thì ngồi tại đây thôi!

Bí thư Nùng đã thập thễnh ra đến cửa nghe thấy Côn nói thế liền quay lại trừng mắt:

- Không được... ngày nào các cậu còn ở trong cái lớp này thì phải tuân thủ kỉ luật của lớp chứ! Tất cả đứng dậy, ra hầm mau!

Đáp lại lời hiệu triệu của bí thư Nùng là những tiếng vỗ bàn, tiếng hò hét rầm rầm. Ông bảo vệ hớt hải chạy tới chõ cái loa pin vào lớp hét oang oang:

- Lớp 10B... ra hầm trú ẩn ngay!

Ban liền đứng lên nói với mọi người:

- Không thể ngồi yên trong này được đâu, ta ra thôi các cậu!

Côn liền sấn lại lớn tiếng quát:

- Ê thằng con quan huyện... mày sợ thì ra hầm đi, kẻo lại vãi đái ra quần bây giờ!

Ban giận tím mặt, phóc một cái nhảy qua bàn, vung nắm đấm thoi thẳng vào mặt Côn. Cậu chàng bị bất ngờ trước hành động khác thường của Ban, không kịp đỡ nên trúng ngay một chưởng giữa mặt, máu mũi trào ngay ra. Cả lớp xô lại, ồn ào như cái chợ vỡ. Kẻ can ngăn, người hò hét xúi giục, ông bảo vệ chạy vào chết lặng trước cảnh xô xát đang diễn ra trước mặt không biết phải làm gì. Lân nhanh tay giật phắt cái loa pin trên tay ông ta rồi nhảy lên bàn thầy giáo, hét vào loa:

- Tất cả dừng lại! Yên lặng, nghe tôi nói đây!

Mọi người dừng sững cả lại như một đoạn phim hoạt náo bỗng bị dừng hình. Lân dõng dạc nói:

- Các bạn... Thằng Mỹ thì đang gầm rú ở trên kia.

Còn các bạn thì đang làm trò gì thế này? Các bạn nữ, hãy bình tĩnh lại đi. Những bạn nào sắp trở thành bộ đội hãy đứng qua bên phải tôi... được rồi, đúng là như vậy...

Côn chỉ Ban, giọng lạc đi:

- Kìa... nó... nó không được đứng vào đây với chúng tôi!

- Sao lại không? Thế bạn tưởng rằng chỉ có mình bạn có quyền đi đánh giặc thôi à? Vì sắp ra trận đánh Mỹ mà các bạn tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm à? Bí thư Nùng nói đúng, chưa ra trận mà đã công thần rồi. Côn, cậu phải xin lỗi cậu Ban đi, vì cậu đã sai rồi. Cậu Ban là con ông phó chủ tịch huyện, nhưng cậu ấy không định nấp sau cái lưng cha mình để trốn tránh nghĩa vụ của một người thanh niên đâu. Các bạn không biết rằng Ban đã phải dùng mưu mẹo mới được tham gia dự tuyển để nhập ngũ đợt này. Bây giờ thì cậu ấy cũng đang chờ ngày ra đi như cậu thôi, Côn ạ!

Mọi người bông ồ lên sửng sốt. Côn ngượng ngùng bước tới chìa tay ra cho Ban:

- Xin lỗi cậu... mình...

Bỗng từ phía sau nghe huỵch một cái rồi có ai đó hét lên:

- Trời ơi... cái Đào nó ngất xỉu rồi này!

Mọi người xô lại, Thanh và Thoa đang cố đỡ Đào dậy, vừa lay gọi vừa mếu máo:

- Nó... nó chết rồi hay sao ấy?

Bí thư Nùng khoát tay hét lên:

- Tránh ra... xúm cả lại thì nó thở thế nào được. Cô Gấm cứu thương đâu rồi?

Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 04:43:37 pm »

Mọi người nhìn quanh rồi ai đó nói:

- Hình như nó chạy ra hầm rồi!

Lân cố gắng lách vào, cầm tay xem mạch của Đào rồi ngẩng lên nói với mọi người:

- Nó không sao đâu... Nhưng các cậu phải giãn ra cho nó có không khí mà thở chứ.

Nùng bảo:

- Tốt nhất là khiêng nó ra hè.

Mọi người giãn ra để Lân và mấy bạn nam khiêng Đào ra thềm hè. Vừa lúc đó kẻng báo yên vang lên.

Gấm tất tả khoác cái túi cứu thương vào. Ai đó nói đùa - Trong này mới có người trúng mũi tên của thần ái tình bác sỹ Gấm ơi!

Gấm luống cuống mở cái túi cứu thương, nhưng trong túi chỉ toàn bông băng và mấy lọ thuốc đỏ. Cô ta mếu máo:

- Không có thuốc gì đâu, anh Lân ạ. Phải đưa nó ra trạm xá thôi!

Lân bực mình gắt:

- Vớ vẩn... Nó tỉnh lại bây giờ đấy. Lấy cho tôi cái khăn mặt ướt!

Côn hớt hải chạy đi một lát rồi lấy được cái khăn mặt nhúng nước ướt sũng. Đã vội, lại còn nói thêm - Khăn của thầy Trác mới được phân phối đấy, sạch lắm!

Lân vừa áp cái khăn ướt vào mặt Đào thì cô ta mở bừng mắt ra, nháo nhác nhìn quanh. Chợt thấy đầu mình đang nằm trong tay Lân, cô giãy nảy ngồi phắt dậy:

- Cậu làm cái gì thế hả? Ban đâu?

Mọi người nhìn quanh nhưng không thấy Ban đâu, liền ồ lên cười. Đào đứng phắt dậy, rẽ qua đám đông, nhớn nhác tìm Ban. Thấy vậy Thoa thương hại bảo - Nó vừa chạy ra ngoài kia, có lẽ nó bỏ về rồi!

Nghe vậy Đào lại chới với rồi ngồi thụp xuống, ôm mặt khóc hu hu. Côn cáu tiết chửi vung lên:

- Mẹ cha cái thằng kênh kiệu... đi bộ đội chứ đi đâu mà phải giấu như mèo giấu cứt ấy. Ra cái điều...!

Vừa lúc đó Ban gò lưng đạp xe thẳng vào sân trường, lai theo sau lưng bà y sĩ của trạm xá xã. Thấy vậy mọi người lại ồ lên cười. Bà y sĩ nhớn nhác nhìn đám học trò:

- Sao bảo có cô cậu nào bị thương? Các cậu định đùa với tôi đấy à?

Bộ dạng của bà ta nghiêm trọng tới mức mọi người đang cười bỗng ngừng bặt. Lân đành bước tới xoa dịu cơn thịnh nộ của bà y sĩ:

- Có một cô nữ sinh bị ngất khi nghe kẻng báo động… nhưng bây giờ thì ổn rồi cô ạ!

Bà y sĩ vẫn không lơi lỏng tinh thần trách nhiệm liền tiến lại, hạ cái túi cứu thương trên vai xuống - Cô nào... để tôi kiểm tra lại xem sao?

Thoa chỉ vào Đào, lúc đó vẫn đang gục mặt khóc ở thềm hè. Bà y sỹ tiến lại, gần như túm lấy tóc của Đào mà kéo ngược lên cho đến khi nhìn thấy gương mặt ràn rụa nước mắt của Đào. Bà thận trọng nắn bóp, nghe mạch rồi vỗ nhẹ vào lưng Đào, an ủi:

- Không việc gì phải sợ, em ạ. Thằng Mỹ nó không dám ném bom vào đây đâu!

Bà nói như thể bà đang chỉ huy cả một dàn tên lửa Sam sẵn sàng bắn tan xác bất kì cái máy bay nào dám bén mảng đến đây vậy. Rồi bà kết luận:

- Các cô các cậu phải động viên nhau giữ vững tinh thần chứ, mới có như thế mà đã...

Côn bực mình sấn lại, định cãi, hoặc chí ít là cải chính một câu nhưng Lân vội ngăn cậu ta lại:

- Cám ơn cô... sự việc không nghiêm trọng lắm đâu ạ. Cậu nào lấy xe đưa cô ấy về trạm xá đi, ở đó còn bao nhiêu người đợi cô ấy đấy! Khi bà y sỹ đi rồi Côn lại nổi cáu với Lân:

- Đấy rồi các cậu xem, nay mai người ta sẽ đồn ầm lên rằng học sinh của cái trường này mới chỉ nghe máy bay Mỹ gầm rú trên đầu đã sợ mất mật rồi. Sao ông không để tôi giải thích rõ đầu đuôi câu chuyện cho cái bà y sỹ ấy hiểu hả?

Lân tủm tỉm cười:

- Thế... cậu định giải thích thế nào, hả?

Côn đớ ra không biết trả lời sao, mọi người lại ồ lên cười. Bí thư Nùng xưa nay vốn rất kị chuyện con trai con gái cũng phải cười bảo:

- Thôi, giải tán đi. Bây giờ là việc của thằng Ban, hãy để nó giải thích rõ cái chuyện đi bộ đội với con Đào.

Ban giãy nảy lên:

- Tại sao lại là tớ... tớ. Việc gì phải...

Lân vỗ vai Ban cười:

- Chả cậu thì ai... cậu làm cho người ra đứng tim...

bây giờ cậu phải giúp cho tim của người ta phục hồi lại đi chứ!

Rồi anh khoát tay:

- Thôi giải tán. Hôm nay không học hành gì nữa!

Bí thư Nùng cũng nói:

- Phải đấy, chủ nhật bọn bay đi rồi. Từ nay tới hôm đó chẳng học hành gì được đâu. Nghỉ luôn, đi chơi với nhau cho đã đi rồi mỗi đứa mỗi phương trời!

Mọi người hò reo ầm ầm hưởng ứng, khiến học trò mấy lớp đàn em tưởng có chuyện gì nhao cả ra hiên nhìn sang. Một ông giáo đang dạy đám học sinh lớp tám ở dãy nhà bên bực mình bước ra hiên chỉ tay sang quát:

Này... cái đám giặc non kia. Không học thì biến đi cho con người ta còn học nhé! 5

Lân vừa dắt cái xe đạp lùn kiểu thiếu niên Liên Xô ra đến cổng trường thì thấy Thanh đang chờ ở đó.

- Chưa về hả Thanh? Lân hỏi.

Thanh cười bẽn lẽn rồi bảo:

- Bọn mình... nghĩa là mấy đứa học sinh Hà Nội bọn mình ấy... định mời... anh Lân và mấy người bạn đi bộ đội đợt này tới ăn một bữa cơm cho vui...

Lân ngạc nhiên hỏi:

- Các cậu... định mở tiệc tiễn bọn mình à?

- Không... - Thanh vội cải chính - không phải là tiệc tùng gì đâu... mà chỉ là ăn bữa cơm chia tay cho vui thôi mà... bọn mình sẽ làm món bún ốc kiểu Hà Nội để đãi các anh... Lân ngạc nhiên vì thấy hôm nay Thanh gọi mình bằng anh một cách ngọt ngào đến thế, không cậu cậu tớ tớ như mọi khi nữa.

- Nhưng... các bạn định... mời cả bọn sao...?

Thanh lại khẽ lắc đầu:

- Không... chỉ mời mấy người bạn thân thôi, có anh Lân, anh Bào, anh Côn với cả cậu Hướng hạt tiêu nữa...

Với lại hôm nay có cả gia đình cậu Cung, cậu ấy cũng đi bộ đội với các anh đợt này đấy!

Lân ngạc nhiên hỏi:

- Ông Cung súng máy, chủ nhà của các bạn ấy à?

Ông ấy... già thế rồi mà còn đi lính à?

- Vâng, nghe thấy bảo cậu ấy tình nguyện đi đợt này vì nhà chưa có ai cống hiến... Nếu không đi bộ đội đợt này, nay mai thống nhất rồi thì khó ăn nói với cơ quan với làng xóm lắm!

Lân cười:

- Cũng chả sao... ông ấy còn vác được súng máy chạy ầm ầm trên đê kia mà... Thôi được rồi, mình sẽ đến. Nhưng vào lúc nào đây?

Thanh vội nói ngay:

- Chiều nay, khoảng bốn giờ chiều anh Lân và các bạn đến thì vừa. Chúng mình... còn có thời gian tâm sự.

Trong giọng nói ngọt ngào của Thanh ẩn chứa một điều gì đó rất lạ khiến Lân cảm thấy trái tim mình như nghẹn lại. Anh không dám nghĩ rằng Thanh, một cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp, có bố là một nhà ngoại giao lại có cảm tình đặc biệt gì
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:40:18 pm »

Trong lớp, đôi khi bạn bè vẫn đùa vui gán ghép anh với Thanh, nhưng chưa bao giờ anh cho đó là một chuyện nghiêm tức. Giữa hai người có một sở thích chung đó là văn thơ, cả hai đểu là học sinh giỏi văn của nhà trường. Thanh có nguồn mượn được nhiều sách hay, Lân vẫn thường tới chỗ Thanh ở trọ để mượn sách. Hai người cũng có nhiều dịp ngồi riêng với nhau nhưng thường chỉ là để đàm đạo chuyện văn chương mà thôi. Mỗi khi nghe các bạn đùa vui gán ghép anh với Thanh, anh thường thản nhiên bảo Thanh:

- Cậu thấy bọn nó có vô lí không? Mình với cậu thì có gì đâu cơ chứ?

Nhiều lần Thanh lặng im, nhưng cũng có lần Thanh làm ra vẻ đanh đá cự lại:

- Có gì thì có gì, sợ gì cơ chứ?

Lân rất thích được nghe lại cái giọng rắn giỏi, hơi pha chút chua ngoa đó của Thanh.

- Anh Lân nhận lời chứ?

Lân giật mình như sực tỉnh lại. Anh vội vã gật đầu:

- Được rồi... chiều nay nhất định bọn mình sẽ đến! 6

Đó là lần đầu tiên Lân được ăn món bún ốc theo kiểu Hà Nội. Cho mãi tới tận ngày hôm nay đó vẫn là món ăn mà giáo sư Lân ưa thích nhất. Khi về làm vợ ông được tròn năm bà Thảo mới biết được sở thích này của chồng. Nhưng bản thân bà thì lại không biết nấu món bún ốc. Chiều chồng, bà phải đến một nhà bà bạn giỏi nấu ăn để học nấu món này theo đúng kiểu Hà Nội. Bà đã thành công, thậm chí có lần bà đã thay mặt cho ban nữ công của cơ quan bộ đi dự thi nấu ăn bằng món này và đã giật được giải nhất của hội thi. Nhưng có điều lạ là ông Lân vẫn thấy món bún ốc vợ mình nấu hình như vẫn còn thiêu thiếu một chút gì đó, không ngon như lần đầu ông được ăn ở nhà cậu Cung.

Có điều ông không bao giờ nói ra điều ấy với vợ. Sau này, ông đành bằng lòng với cách lí giải rằng có lẽ cái phần mà ông thấy đặc biệt hơn trong món bún ốc mà Thanh nấu ở nhà cậu Cung là phần tâm lí, cũng có thể là do ấn tượng đặc biệt khi lần đầu tiên ông được tiếp xúc với món ăn này.

Một năm sau vào tháng ba năm sáu tám, ở trong cái căn hầm bếp chật chội và nóng như thiêu của cậu Cung trên chốt Động Mã - Bắc đường số chín, sau khi nhá hết mấy miếng cháy nồi do cậu Cung ưu ái dành cho, Lân bỗng nghệt mặt ra nghĩ ngợi một lát rồi kêu lên:

- Trời ơi... hôm nay là ngày 18 tháng ba, đúng là “ngày ấy”!

Cậu Cung ngạc nhiên hỏi lại:

- Ngày gì?

- Ngày mà... bọn tôi... được đãi món bún ốc ở nhà cậu ấy!

Cậu Cung phá lên cười:

- Cái thằng... nhớ gì không nhớ... lại nhớ món bún ốc. Nhưng mà, nói gì thì nói, mấy đứa con gái Hà Nội nó nấu món ấy ngon thật đấy. Ốc thì quê mình thiếu gì, bà xã nhà tớ vén váy xuống đầm một tiếng là mang về hàng xảo, ấy vậy mà chưa bao giờ bà ấy biết nấu món ốc cho ra hồn. Cậu không biết chứ, mấy đứa con gái Hà Nội ấy nó còn biết nấu món ốc với chuối xanh, đậu phụ tuyệt ngon. Bà xã tớ học mãi mà chả được. Sau này mấy đứa con gái tớ lớn lên, nhất định phải cho một đứa đi học trung cấp nấu ăn!

Nói về nghệ thuật nấu ăn thì cậu Cung thật... kinh khủng. Có lẽ vì cậu là người nhiều tuổi nhất nên đại đội mới phân cho cậu cái vai anh nuôi trưởng. Chứ, cậu quả thật không có một tẹo năng khiếu nào về mặt ẩm thực. Nhưng bù lại, cậu rất nhanh nhẹn và lắm sáng kiến. Ngoài ra, cậu cũng có được một món tủ mà lính đại đội bảy rất thích, đó là món cơm nắm! Cậu nắm cơm rất dẻo và mịn, thái lát cơm ra, cứ như lát bánh ấy.

Mà lạ, cơm của cậu nắm đưa lên chốt để hai ba ngày vẫn không bị thiu, chỉ cần gọt cái vỏ ngoài ra là bên trong vẫn còn thơm ngon. Cái hôm nhóm trinh sát sư đoàn của thằng Côn bắt được một thằng Mỹ khênh về qua chốt, cậu Cung cũng thưởng cho mấy nắm cơm nắm ăn với muối lạc. Thằng Mỹ cũng được đãi, hắn ăn ngốn ngấu, rồi chìa tay ra xin thêm. Miệng ồm oàm:

“Xen đuých... Xen đuých... đì-lít-xựt”. Cậu Cung điên tiết chửi toáng lên. “Đuých đoác cái mả mẹ mày ấy...! Mày ăn hết hai nắm của tao rồi đấy!”.

Thằng Mỹ hốt hoảng la lên ú ớ vài tiếng rồi vươn cái cổ đỏ au ra mà ngắc, ngắc. Thì ra, nó bị nghẹn.

Thằng Côn vội chồm tới đấm thùm thụp vào cái lưng to bè của nó cho đến khi nó oẹ ra cả một đống cơm nắm cùng mới nước mũi nước dãi nhoe nhoét. Côn cũng sợ tứa cả mồ hôi, ngồi bệt xuống thở rồi quay lại trách:

- Cậu làm tôi hết hồn... Nó mà có làm sao thì bọn tôi bị trung đoàn trưởng nghiền ra bã!

Nhưng đó là chuyện về sau. Còn vào cái buổi chiều ngày 18-3 hôm ấy thì chính Côn cũng mắc họa ẩm thực, không phải vì nghẹn bún ốc mà vì bị sặc ớt bột. Đây cũng là một thứ sản phẩm của văn minh đô thị do bọn con Thanh mang về chứ người nhà quê thì có mấy ai dùng ớt bột. Côn thường ăn rất nhiều ớt, nhưng hôm đó cu cậu bị sặc ớt bột không phải do không có ý tứ trong việc ăn uống mà vì một nguyên nhân hoàn toàn chẳng liên quan gì đến các loại thực phẩm. Lúc đó cái Thoa vừa chiêu cho Côn một bát bún khá đầy, cậu ta cười tít mắt rồi cầm muổng xúc một thìa ớt bột lên, chưa kịp rắc ớt bột lên bát bún thì Phạm Xuân Ban vừa bấm chuông xe đạp bính boong ầm ĩ lao thẳng vào sân nhà cậu Cung. Chiết xe vừa phanh kít lại thì lại nghe huỵch, một cái bị thịt nặng hơn năm mươi kí lô có tên là Lê thị Đào từ phía sau xe của Ban nhảy xuống. Chỉ kịp nghe thấy Côn kêu ở lên một tiếng rồi buông vội bát bún, ôm mặt ho sặc sụa... Không hiểu bằng cách nào mà cậu ta đưa luôn cả thìa ớt bột vào mũi... Cả hội nhao nhác lên, Thoa vội ra bể nước múc một chậu thau nước mưa vào rồi dúi đầu Côn xuống đó. Mười lăm phút sau Côn mới thoát nạn nhưng mắt mũi thì vẫn cay xè, bỏng rát khiến cậu ta đành lắc đầu đứng dậy chứ không ăn được nữa. Trong khi ấy Đào vẫn bô la bô lô:
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:45:02 pm »

- Bọn bay tệ thật đấy. Mở tiệc mà sao không ới bọn này một tiếng, hả? Tớ với anh Ban vừa đi thị xã may áo về chỉ tình cờ ghé qua đây, không ngờ lại có lộc ăn!

Nói rồi cô ta ào vào mâm, múc cho Ban một bát, mình một bát rồi vừa ăn rào rào vừa trò chuyện ầm ĩ.

- Bọn mày biết không? Thì ra sáng nay bọn giặc lái Mỹ nó đánh bom trong suối Hai đấy. Mình bắn rụng hai chiếc. Nghe nói trong Ba Trại người ta kéo cả làng đi bắt phi công, vui lắm. Mà hình như bom nó ném trúng một khu chợ ở đâu đó bên Việt Trì, chết ối người ra đấy!

Thanh hỏi:

- Mấy hôm nay máy bay nó quần dữ thế, nghe nói ngoài thị xã người ta đi sơ tán hết, chúng bay lại còn mò ra đó may áo may sống làm gì?

- Ôi dào... nghe hơi nồi chõ hết. Dân thị xã họ có đi sơ tán đâu.... Chợ Nghệ vẫn đông như kiến ấy. Bọn tao chọn mãi mới được một cửa hàng họ nhận may lấy nhanh đấy. Chiến tranh mà người ta vẫn may mặc ầm ầm ra ấy chứ. Toàn pôpơlin trắng, phin nõn hồng với lại tuýt xi pha lon nhé!

Cậu Cung vừa nhâm nhi chén rượu vừa đủng đỉnh góp chuyện:

- Thế mới ra cái tư thế người Việt Nam mình chứ.

Đánh Mỹ thì vưỡn cứ phải ung dung...

Lân tư lự nói:

- Dân mình không sợ chết... nhưng lại sợ đói đấy, cậu ạ!

- Đói khổ một tý thì đã sao - cậu Cung khảng khái tiếp - nay mai thống nhất rồi, nước mình chẳng lại có cả tàu vũ trụ như Liên Xô ấy à? Lúc ấy mà còn sống á? Tớ nhất định đăng kí với nhà nước một xuất lên khai hoang trên mặt trăng.

Mợ Cung vừa từ trong bếp ra nghe thấy cậu Cung nói vậy liền cười khúc khích:

- Bố nó lên mặt giăng mà ở với chú cuội thì hợp cảnh đấy!

Con bé Cún vội buông đũa chạy lại ôm lấy cổ bố - Bố...! Con có được lên chơi trên ông giăng không hả bố?

Cậu Cung xoa đầu con:

- Sao lại không? Con chó Lai Ka của Liên Xô nó còn lên được nữa là con gái yêu của bố, nhể!

Con Cún vỗ tay cười khanh khách chạy vội vào bếp khoe với các chị: - Chi Cải ơi... bố cho em lên chơi trên ông giăng đấy!...

Bữa ăn trở nên sôi nổi hơn khi mọi người xoay sang nói chuyện Liên Xô đang đua tài với người Mỹ chinh phục mặt trăng. Côn vừa dứt cơn ho vì sặc ớt nghe thấy mọi người tranh nhau nói về khoa học vũ trụ liền điên tiết bảo:

- Các ông dở hơi bỏ mẹ. Sắp đi đánh nhau rồi, biết còn mang được cái gáo dừa về hay không mà lại cứ nói những chuyện hão huyền!

Ban gân cổ cãi:

- Sao lại hão huyền. Đó là lạc quan cách mạng, cậu hiểu không? Ai lại như cậu, chưa ra trận mà đã bi quan rồi thì còn đánh đấm cái nỗi gì?

Côn nhếch mép cười:

- Xin lỗi chính uỷ nhé... Tớ không thích nghe lên lớp vội đâu. Mẹ, cái thứ ớt bột này ghê thật đấy. Không khéo mình phải nhờ Thoa mua cho một ít ớt bột mang theo để làm bom ớt cũng nên. Thủ thứ này trong tay, khi nào giáp lá cà với thằng Mỹ, cứ tung cho nó một nắm vào mắt là nó mù ngay. Tha hồ mà bắt sống!

Thoa khúc khích cười hỏi:

- Thế có ăn được nữa không? Còn phần cậu một ít bún đây này!

Côn xán lại ngồi cạnh Đào:

- Ăn chứ... Quanh năm ăn cơm độn sắn, nay được đãi một bữa bún ngon thế này mà không biết tận hưởng thì phí quá! - Rồi cậu ta liếc nhìn sang Đào- nhưng nếu Đào còn ăn được thì mình xin nhường luôn đấy!

Đào bĩu môi:

- Cám ơn ông nhé... Nhưng mình béo quá rồi, phải giữ eo một tý kẻo anh Ban anh ấy chê chứ!

Ban bỗng đỏ bừng mặt gắt:

- Cái cô này ăn nói hay nhỉ!

Thanh và Thoa nháy nhau cười. Họ đều biết rằng Đào không hề che giấu tình cảm mà cô ta dành cho Ban. Cô rất thích nghe bạn bè gán ghép mình với Ban và coi những lời gán ghép đó là một chuyện gì đương nhiên rồi. Nhưng họ cũng biết một điều khác nữa, đó là việc Côn cũng có cảm tình đặc biệt với Đào. Hai đứa là người cùng làng, học với nhau từ lớp vỡ lòng cho đến bây giờ. Hai năm đầu lên Huyện học cấp ba, ngày nào Côn cũng lai Đào đến lớp, lúc nào cũng cúc cung tận tuỵ như một tay vệ sỹ riêng của Đào vậy. Mà cái con bé đáo để ấy thì lại chúa hay sai vặt, hay sách nhiễu Côn.

Hễ có đứa nào định bắt nạt Đào là Đào lại mách với Côn ngay. Không biết bao lần Côn đã phải đánh nhau với đám trẻ con trong làng ngoài xóm vì Đào rồi. Nổi tiếng là đứa ngang tàng ngỗ ngược nhất trong lớp, nhưng Côn lại luôn phải chịu lép trước Đào. Ngay cái chuyện Đào ra mặt thích Ban, Côn thấy chướng mắt nhưng cũng cứ phải im lặng mà chịu đựng. Đâu như cũng có lần Côn lên tiếng rèm pha rằng cái thằng con quan huyện ấy chỉ là đồ công tử bột, Đào lập tức nghiêm mặt bảo “Nếu tớ mà còn nghe cậu nói xấu Ban một lần nữa thì tớ sẽ không khiến cậu lai đi học nữa đâu!”. Hôm vừa rồi, thấy Đào xỉu ở trước lớp khi đột ngột nghe tin Ban đi bộ đội thì Côn biết rằng quả thực trong trái tim Đào, Ban là người có vị trí hết sức quan trọng. Côn buồn, nhưng cũng cố gắng không thể hiện ra mặt.

Tối hôm trước, Côn tới nhà Đào thì thấy cô đang khóc tức tưởi. Hỏi ra mới biết rằng nhà Đào có một mảnh vải áo màu xanh sỹ lâm, là vải được phân phối vì bố mẹ Đào đã vượt mức kế hoạch bán lợn nghĩa vụ cho nhà nước. Vượt chỉ tiêu những bốn mươi lăm cân lợn hơi nên được phân phối một mảnh vải áo, hai lạng len, nửa bánh xà phòng. Có lẽ vì mảnh vải màu xanh không hợp lắm với con gái nên tuần trước bố Đào quyết định đem cho chú Thảo, đang học đại học Lâm nghiệp dưới Quảng Ninh. Hôm nay tự dưng Đào hỏi đến mới biết mảnh vải áo ấy không còn nữa. Biết đầu đuôi câu chuyện rồi, Côn lẳng lặng về nhà lấy mảnh vải Pôpơlin màu xanh trứng sáo bà chị dâu cho từ hồi đầu năm nhưng Côn vẫn để dành mang sang đưa cho Đào rồi nói:

- Màu này có khi cậu mặc thì hợp hơn là màu xanh sỹ lâm đấy!

Đào vồ vội lấy mảnh vải mở tung ra xem rồi cười khanh khách:

- Đẹp quá...! Anh Ban da trắng, mặc màu này có khi còn hợp hơn cả màu xanh sỹ lâm ấy chứ! Cám ơn cậu nhé, khi nào có miếng khác, mình sẽ đền cho cậu!

Côn chết lặng cả người khi nghe Đào nói một cách hồn nhiên như vậy. Thì ra Đào làm tình làm tội bố mẹ là vì muốn có một miếng vải may áo cho cái thằng trời đánh ấy. Chả lẽ lại đòi lại, Côn đành thở dài rồi lặng lẽ ra về. Có lẽ hôm nay Đào đưa Côn đi may cái áo ấy về cũng nên?

Câu chuyện về cái áo màu trứng sáo ấy Côn đã định giữ mãi trong lòng không nói với ai. Nhưng đến hôm giao quân, khi nhìn thấy Ban diện cái áo ấy đến nơi tập trung và đôi mắt rực lửa của Đào cứ dán vào người Ban thì Côn không chịu được nữa. Anh hầm hầm tiến lại trước mặt Ban hất hàm hỏi:

- Này... Mày diện cái áo ấy để đi đầu quân mà không biết ngượng à?

Ban ngạc nhiên hỏi lại:

- Việc gì mà tao phải ngượng? Trông nó sang quá!

- Sang cái con khỉ! Mày biết bòn của của bọn con gái từ bao giờ thế hả?

Ban giận tím mặt bước xấn lại định vung nắm đấm đấm lên nhưng Côn nhanh tay hơn đã vươn người tới khoá chặt tay cậu ta và rít lên:

- Mày định dở trò du côn ra với tao hả? Có thách tao lột áo của mày ra ngay bây giờ không?

Đào lập tức xô lại ôm lấy người Côn hét lên:

- Cậu làm trò gì thế, hả Côn? Buông ngay anh ấy ra không thì mình không thèm nhìn mặt cậu nữa đâu?

Côn sững lại vài giây rồi nới lỏng tay thả Ban ra.

Lúc ấy đám bạn bè cùng lớp mới kịp chạy tới hỏi dồn - Có chuyện gì thế hả các cậu?

Côn vừa lặng lẽ bỏ đi vừa xua tay nói với mọi người - Không có chuyện gì... không có chuyện gì đâu!

Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:53:30 pm »

Tiếng còi tập trung cũng vừa vang lên. Mọi người không ai hỏi thêm câu nào nữa nhưng một vài người còn kịp nhìn thấy Ban giận giữ lột cái áo trứng sáo ra vo tròn quẳng lại cho Đào rồi cứ ở trần trùng trục như vậy mà chạy ra nơi tập trung.

Không ngờ, cái áo màu trứng sáo ấy Đào đã giữ được cho đến tận ngày nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về. Khi nhận được thư của Ban báo tin sư đoàn trưởng Côn hi sinh và nhờ Lân tìm đến nhà để an ủi mẹ con Đào thì mới được nghe Đào kể sự tích tấm áo ấy và câu chuyện về mối tình đầy sóng gió của họ.

Nhưng vào cái buổi sáng hôm ấy ở nơi tập trung tân binh, khi thấy mấy đứa cùng lớp xì xào về chuyện Côn và Ban vừa xô sát nhau không hiểu vì chuyện gì, hình như thằng Côn đã chỉ trích cậu Ban rằng sắp ra trận đến nơi rồi mà còn ăn diện, rõ ra cái tư cách tiểu tư sản, công tử phố huyện, Ban giận quá nhưng hình như cũng thấy ăn mặc như thế thật không hợp cảnh nên đã lột cái áo màu trứng sáo ấy ra vứt lại rồi. Nghe các bạn nói vậy Lân chỉ cười, bình luận thêm:

- Thằng Côn như thế là hơi lỗ mãng rồi!... Góp ý với bạn thì cũng phải tế nhị chứ! Ai lại đi bóc mẽ nhau ngay trước đông đảo công chúng thế này bao giờ?
7

Sau bữa bún ốc chiều hôm ấy, trước khi chia tay, Thanh ngượng ngập trao cho Lân một cuốn sổ khá dày và đóng bìa cứng rất đẹp.

- Mình tự đóng lấy đấy... Lân cầm đi mà ghi nhật kí mặt trận. Khi nào gặp lại, cho bọn mình đọc với cho vui.

Lân nhận quà, hứa sẽ cố gắng ghi chép. Khi tiễn Lân ra cổng, Thanh nói thêm:

- Lân đừng bỏ làm thơ nhé. Thơ của Lân cũng hay lắm đấy!

Lân cười:

- Đi đánh giặc... còn thơ với thẩn làm gì?

- Lân cứ nói vậy... đường ra trận là nên thơ lắm đấy. Lân xem, Phạm Tiến Duật đấy, nhà thơ ấy chỉ làm thơ về Trường Sơn thôi, mà rõ là hay!

Lân cười phá lên:

- Nhưng... ông ta là một nhà thơ có tài... Còn mình thì chỉ là một cậu học trò đang tập tọng làm thơ thôi.

Thanh đứng lại nhìn sâu vào mắt Lân một cách bạo dạn rồi nói khẽ:

- Nhưng... mình tin rằng rồi Lân cũng sẽ thành tài...

Chính vì lời nói ấy, ánh mắt tin cậy ấy mà sau này Lân không thể bỏ được nghiệp văn chương. Năm tháng và sự từng trải đã dần dần giúp anh hiểu được rằng có được một sự tin cậy, dù chỉ là niềm tin thơ ngây của một người bạn là một điều hết sức quan trọng. Chính ánh mắt tin cậy của Thanh đã khiến Lân không còn do dự nữa. Anh biết mình có một chút khả năng về văn chương và mình sẽ phải dùng khả năng đó để ít nhất là ghi chép lại về cuộc ra trận hùng vĩ này của thế hệ mình, của bạn bè mình và của chính mình. Chỉ nửa năm sau, cuốn sổ của Thanh tặng đã được viết kín đặc những chữ là chữ. Sau này Thanh còn tìm cách gửi cho Lân thêm mấy cuốn sổ nữa và rồi chẳng bao lâu nó cũng được viết hết. Sau này, những cuốn tiểu thuyết của Lân cũng được viết ra từ những trang ghi chép ấy.

Tuy vậy, không phải ngay từ ngày đầu mặc áo lính Lân đã mang cuốn sổ đó ra ghi chép. Phải một tháng sau, ở nơi đóng quân, sau cái hôm chính trị viên Lương Xuân Báo phát hiện ra đồng chí Hùng Phong chính là chiến sỹ Phạm Xuân Ban của đại đội mình, anh mới chợt nghĩ ra rằng có lẽ mình cần phải ghi chép lại những câu chuyện liên quan đến bạn bè đồng đội của mình. Để làm gì thì chưa biết, nhưng hãy cứ ghi lại cái đã. Và câu chuyện đầu tiên mà anh ghi lại chính là câu chuyện về “đồng chí Hùng Phong”. Hồi ấy cuộc phát hiện ra đồng chí Hùng Phong đã khiến anh xúc động thật sự. Anh nhận thấy rằng trong câu chuyện này Ban quả là người có tinh thần cách mạng cao, lại vô tư trong sáng. Cậu ấy cũng không hề có ý định đầu cơ cái vụ trốn bố đi bộ đội. Việc cậu ta được lăng xê cũng chỉ là một sự tình cờ mà thôi. Vì thế, tại sao lại không thấy tự hào khi mình có một người bạn như vậy nhỉ? Vì thế, sau khi viết xong những trang ghi chép rất xúc động về đồng chí Hùng Phong, anh đã thành thật mang tới đọc cho một vài người bạn cùng lớp còn được may mắn biên chế vào một đại đội nghe. Nghe anh đọc xong cậu Hướng nhí khen “Anh viết hay thật đấy. Giá đem bài này in lên báo thì còn hay hơn cái bài của phóng viên nhiều”. Đến lượt Côn, nghe xong hắn nhăn mặt bảo “Thối hết sức” rồi bỏ đi luôn khiến Lân tưng hửng. Còn Ban nghe đọc xong, chỉ cười tảng lờ và khen “Quyển sổ đẹp quá nhỉ?”, rồi cầm lấy cuốn sổ lên xăm xoi. Bất ngờ cậu ta phát hiện ra một điều thú vị.

- Lân... cậu xem này... mặt trong của trang bìa, hình như có một tấm ảnh!

Lân vội lật bìa sau của cuốn sổ ra xem, thấy sau lần giấy bóng lót có một cái gì đó cồm cộm, đưa lên soi trước ánh sáng thì quả nhìn thấy một tấm ảnh. Ảnh ai thế nhỉ, sốt ruột, Lân vội lấy con đao nhíp trong túi ra tách một đầu tờ giấy lót và nhẹ nhàng lôi ra một tấm ảnh cỡ 9 x 6. Đó là một tấm ảnh của Trần Huyền Thanh, cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp, kiêu kì, học cùng lớp với Lân và Ban. Lật phía sau tấm ảnh thấy có dòng đề tặng được viết nắn nót “ Tặng bạn, đừng bao giờ quên những ngày tươi đẹp bên nhau, bạn nhé”.

Bên dưới là chữ kí và dòng địa chỉ nhà Thanh ở phố Lý Thường Kiệt Hà Nội.

Ban bần thần nhìn tấm ảnh một lúc lâu mới thốt lên được một câu “Con bé này... xinh chết người đi được!”.

Tấm ảnh ấy Lân giữ mãi cho tới năm 1971, rồi anh bị thương trong một trận đánh dữ dội trên điểm cao 456 với bọn lính sư đoàn dù của quân đội Sài Gòn. Khi anh tỉnh lại trong bệnh viện dã chiến thì tấm ảnh không cờn nữa, mặc dù tư trang của anh không mất thứ gì kể cả cuốn sổ ghi chép. Anh cho rằng có lẽ cậu thương binh nào đó đã thấy tấm ảnh một cô gái đẹp thì lấy ra chơi, rồi truyền tay nhau nên bị thất lạc. Anh càng không ngờ, chính tấm ảnh mà Thanh tặng cho Lân lại là nguyên cớ đầu tiên dẫn đến những bi kịch của cuộc đời Thanh. Anh đã sửng sốt biết bao khi sau ngày giải phớng miền Nam trở về, anh tìm đến cái địa chỉ mà ngày nào Thanh ghi sau tấm ảnh tặng mình thì đã gặp lại một cô Thanh hoàn toàn khác với một đứa con trai chừng bốn tuổi. Người thiếu phụ ấy tuy vẫn rất đẹp nhưng không còn giữ được những nét hồn nhiên tươi vui của cô nữ sinh Hà Nội năm nào. Chị dắt đứa con trai đến trước mặt anh và rưng rưng nói với con “Bảo, con khoanh tay chào bác Lân đi con”. Chẳng khó khăn gì anh cũng nhìn ra cái bóng của Ban trong thằng bé. Nhưng lạ thay, thằng bé này dường như cùng tuổi với đứa con gái đầu lòng của Ban. Chẳng lẽ...? Vào nhà ngồi được một lát, Lân chợt nhìn thấy trên giá sách có một khung ảnh nhỏ lồng tấm hình của Thanh, đó chẳng phải chính là tấm hình cô đã tặng anh trước ngày lên đường sao? Thấy Lân chăm chú nhìn tấm hình đó, Thanh cười buồn rồi kể - “Ban mang tấm hình đó về cho mình đấy. Buồn cười nhỉ, ngày ấy, mình để nó trong cuốn sổ tặng Lân mà run rủi thế nào anh Ban lại là người phát hiện ra. Anh ấy nói rằng Lân đã cho rằng hình như mình không có duyên với người trong ảnh nên đã tặng lại cho Ban, phải không?” Lân đớ họng, không biết trả lời Thanh ra sao? Thanh kể tiếp “Anh Ban nói rằng anh ấy giữ tấm ảnh của mình suốt mấy năm đi đánh giặc, cứ mỗi khi sắp bước vào một trận đánh lại mang ra ngắm. Rồi, đến khi anh ấy bị thương, Lân không biết chứ, máu anh ấy còn thấm cả vào tấm hình của mình đấy!”. Mẹ kiếp, thằng Ban xạo đến thế là cùng! Đó chính là máu của mình chứ? Cái thằng điêu toa đến vậy là cùng! Anh rủa thầm trong bụng. Nhưng Lân biết mình cũng chẳng nên cải chính làm gì? Bây giờ thì anh hiểu những lời đồn rằng Thanh đã có một đứa con với Ban chẳng có gì phải nghi ngờ nữa. Mẹ kiếp, một người anh hùng đã mang cả tấm hình của người con gái mơ mộng như Thanh vào trận rồi nhuộm cả máu vào đó nữa, thì muốn làm gì mà chả được. Mệt mỏi và buồn phiển, Lân không muốn nghe thêm chuyện gì nữa. Sau một vài câu chuyện vu vơ, đứt nối, anh đành chào hai mẹ con Thanh rồi khoác ba lô về quê mà không đám cất lời hỏi Thanh một câu về thằng bé. Những tưởng, điểu bí ẩn ấy sẽ còn lâu mới có người nhắc tới, nhưng ai ngờ vừa về tới quê hưdng, còn chưa kịp đi thăm ai thì Đào đã xồng xộc đạp xe tới và hỏi luôn:

- Này, anh Lân có gặp lão Ban không? Nghe nói bây giờ hắn ta làm to lắm phải không? Thể nào em cũng phảỉ cho thằng Sở Khanh ấy một trận nhớ đời. Nó đoạn tình với em thì còn có thể tha thứ được, vì dẫu sao em cũng chỉ là con bé nhà quê dại dột, khờ khạo, chứ cái việc nó bạc tình với con Thanh thì em không thể tha thứ được. Con bé vừa đẹp, vừa thông minh lại là con cái nhà tử tế ở thủ đô. Vậy mà nó dám làm cho con người ta có chửa rồi bỏ đi lấy người khác thì có khốn nạn hay không? Lúc nào anh đến nhìn thằng bé mà xem, giống cái thằng chó ấy như lột. Mà lạ, bị nó lừa tình như vậy mà cái con Thanh cũng cắn răng mà nhịn thì em cũng chẳng hiểu ra làm sao? Anh chưa kịp phản ứng thì Đào bồi tiếp một câu nghe ghê cả người:

- Đúng là mả nhà nó táng hàm rồng. Chứ... ngày ấy em mà có chửa thì nó có chạy đằng trời em cũng lôi cổ trở lại chứ em chẳng nhẫn nhịn được như con Thanh đâu?

Dường như biết mình đã lỡ lời, Đào đỏ bừng mặt cúi đầu cười:

- Anh Lân thông cảm... tính em vẫn lốp bốp thế đấy. Nhưng quả thực, ngày ấy... em dại ơi là dại...!
8

Tuy đã là nữ sinh cấp 3 nhưng Đào vẫn nguyên vẹn là một cô gái quê sôi nổi, chất phác và bộc trực. Cô học toán rất giỏi, nhưng các môn còn lại thì đều thuộc diện kém. Và dĩ nhiên, môn văn luôn là nỗi kinh hoàng đối với cô. Bữa nào trả bài tập làm văn mà cô được điểm năm thì có thể coi như một sự kiện của lớp. Có lẽ vì sùng kính môn văn như vậy nên Đào coi Lân và Thanh như hai vị thánh sống của lớp vậy. Với Lân thì cô luôn giữ thái độ “kính nhi viễn chi”, không dám tự cho phép mình tới gần, còn với Thanh, cô coi như một người ở thế giới khác, hoặc thuộc một chủng tộc có đẳng cấp hơn hẳn với mình. Cô không có thói quen giữ điều gì trong bụng, kể cả những điều sâu kín nhất. Ngay từ năm mới vào lớp chín, cô đã nói thẳng với đám bạn gái trong lớp:

- Các cậu nhăm nhe anh nào trong cái lớp này tớ cũng mặc, trừ Phạm Xuân Ban ra. Tớ xí cậu ấy rồi đấy!

Bọn con gái Hà Nội không hiểu được từ Xí, tiếng của người nhà quê là thế nào? Thanh thì bảo hình như đó là sự lựa chọn, Thoa lại cho rằng Xí với Si là một.

Mai không tin chỉ có vậy bèn hỏi thẳng Đào, xí nghĩa là thế nào? Cô ta giải thích một cách rất hình tượng “Bọn tớ ở nhà đi chăn trâu ngoài đê, hễ thấy bãi phân trâu, phân bò nào liền cắm lên đấy một cái que và nói- Tao xí bãi này rồi nhé! Thế là không đứa nào còn dám tơ hào đến nữa!”. Bọn con gáị trong lớp phá lên cười. Từ đó, bọn chúng gọi Ban bằng mật danh mới đó là Ban “xí que”... Đám con trai trong lớp không tài nào hiểu được cái bí danh lạ lùng ấy, nhưng cứ gọi mãi thành quen.

Ban cũng đành phải chấp nhận, cũng như cậu ta dần dần phải chấp nhận một thực tế là Đào đã yêu mình ra mặt. Lúc đầu cậu ta cũng tỏ ra khó chịu, vì thực tình Ban thích mấy cô gái Hà Nội hơn. Nhưng hình như vì Đào đã tuyên bố là Xí cậu ta rồi nên đám con gái trong lớp nhất là cánh Hà Nội, rất ngại tiếp xúc riêng với Ban. Bọn con trai thì đứa nào cũng ủng hộ cuộc tiến công không khoan nhượng của Đào và thấy cái trò săn đuổi ái tình một cách táo bạo, công khai, vừa đùa vừa thật ấy cũng có cái gì đó hay hay nên ai cũng ra sức vun vào - Dĩ nhiên, phải trừ ra một người đó là Nguyễn Danh Côn. Biết Côn cũng thích Đào nhưng con bé ấy lại không thèm để ý gì đến nên Ban cũng lấy làm thú vị. Vì thế mà dần dần Ban cũng thấy rằng chấp nhận tình cảm của Đào cũng có cái gì đó hay hay. Ít nhất anh ta cũng có được niềm tự hào là người thắng cuộc trước một thằng con trai mạnh mẽ, rắn giỏi như Côn!

Có lẽ chính vì cái vụ xô sát ở bãi giao quân hôm ấy mà Côn hiểu ra rằng mình không còn cơ hội nào nữa.

Đào đã yêu Ban quá rồi. Vốn là người độ lượng, chân thành nên cũng không vì thế mà Côn giận Đào và Ban.

Cũng may là trước lúc lên xe, Đào cũng còn kịp nhớ đến anh mà len đến bên cạnh rồi nói như thổi lửa vào tai anh “Đào xin lỗi anh Côn vì chuyện cái áo nhé...!

Sau này, khi nào có điều kiện, nhất định Đào sẽ may đền cho anh Côn một cái thật đẹp” Côn đành nhệch miệng cười “Liệu còn sống được mà về mặc áo của Đào không đây?” Đào đấm vào lưng anh một cái mà mắng rằng “Phỉ phui cái mồm ăn mắm ăn muối nhà anh, chưa ra trận mà đã nói gở rồi”. Nhưng cô vẫn cẩn thận dặn thêm “Anh Côn là người nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khi nào vào trận anh nhớ che chở cho Ban với nhé!” Côn đành phải gật đầu rồi leo vội lên xe. Tình cờ, anh lại đứng ngay bên cạnh Ban. Từ trên thùng xe, nhìn Đào nước mắt giàn rụa, rối rít vừa vẫy tay vừa gọi tên Ban, anh bèn vỗ vai Ban mà nói” Cái Đào nó yêu cậu quá đấy. Tớ đành phải nhường bước thôi. Nhưng nếu có lúc nào đó cậu có điều gì không phải với Đào thì tớ sẽ đấm vỡ mặt cậu ra đấy!”.

Không ngờ, đến cuối năm 1971, trên đường hành quân vào chiến trường Tây Nguyên, Côn đã buộc phải thực hiện lời cảnh cáo ấy thật. Hồi ấy, sau chiến dịch Đường Chín - Nam Lào, Hùng Phong được cử ra Bắc báo cáo thành tích, dự đại hội tuyên dương Anh hùng, rồi được gửi đi đào tạo cấp tốc sáu tháng tại học viện quân sự cấp cao. Khi trở về sư đoàn Hùng Phong đã được thăng quân hàm đại uý và được bổ nhiệm chức trung đoàn phó. Sự thành đạt đến chóng mặt của Hùng Phong khiến bạn bè cùng lứa vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng chẳng ai ghen tỵ. Công bằng mà nói thì hắn cũng là người có chiến công, nhưng thiếu gì người có chiến công mà không có được cơ hội để thành đạt?

Kể từ khi chính trị viên Lương Xuân Báo phát hiện ra “đồng chí Hùng Phong” cho đến thời điểm này, lúc nào Hùng Phong cũng trở thành trung tâm chú ý của cấp trên và của các cơ quan tuyên truyền từ đại đội cho tới toàn quân, toàn quốc. Được kết nạp Đảng ngay trước khi đi B, trở thành một Đảng viên trẻ nhất tiểu đoàn, thành “tấm gương rèn luyện phấn đấu” của đơn vị, rồi được đề bạt làm tiểu đội trưởng. Đến hết chiến dịch mùa xuân năm sáu tám anh đã trở thành một đại đội trưởng trẻ nhất trung đoàn. Không những vậy, với tài “xây dựng điển hình” chính trị viên Lương Xuân Báo, lúc này là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, đã biến đại đội 9 trở thành đại đội Hùng Phong! Một tập thể nức tiếng trong toàn sư đoàn. Đến chiến dịch Đường Chín- Nam Lào năm 1971 thì chỉ qua hai trận đánh, đại đội 9 đã trở thành đại đội Anh Hùng và dĩ nhiên đồng chí Hùng Phong, con chim đầu đàn trong phong trào thi đua “Giết giặc lập công” cũng trở thành Anh hùng quân đội.

Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:56:14 pm »

Tất cả những chuyện thăng quan, hến chức vù vù của Hùng Phong có lẽ cũng không khiến trung đội trưởng trinh sát Nguyễn Danh Côn bận tâm. Nhưng, có một chuyện mà anh nhất định phải thanh toán sòng phẳng với vị phó chỉ huy mới của trung đoàn. Việc đó nằm trong lá thư đẫm nước mắt của Đào gửi vào cho anh trước khi sư đoàn lên đường hành quân vào chiến trường Tây Nguyên, thực hiện khẩu hiệu Đi lâu - Đi sâu - Đi xa - Đánh to thắng lớn - Đánh đến thắng lợi hoàn toàn”. Trong thư, Đào tức tưởi kể lại rằng hoá ra Ban lại là một thằng Sở Khanh. Mặc dù đã thề non hẹn biển với Đào, mặc dù Đào đã trao cho anh ta cả “sự trong trắng của người con gái” trong cái lần Đào bò vào tận đơn vị thăm “mọi người” trước khi đi B, nhưng vừa rồi khi ra Bắc đi báo cáo thành tích, được phong là Anh hùng rồi thì “cái thằng mất dậy ấy” đã trở mặt. Hắn đã phụ bạc một cô gái nhà quê thật thà chất phác như Đào để cưới con một ông tướng gì to lắm. Vợ nó, cũng chẳng phải đẹp đẽ mĩ miều gì, hôm chúng nó đưa nhau về quê ra mắt họ hàng nhà ông phó chủ tịch tỉnh (Đến năm đó, ông Biên cũng đã thăng tiến được mấy bậc rồi), Đào cũng đã lén đến để xem mặt mũi nó ra làm sao?

“... Người gì mà gầy khẳng gầy khiu, mặt thì gãy, mũi to vồ? Thì ra, cũng thường thôi. Vậy mà sao anh Ban lại có thể lấy nó được nhỉ? Hay là vì bố nó là ông tướng to, có thể che chở cho anh Ban trên con đường thăng quan tiến chức. Mà anh ấy đã là anh hùng rồi, cả nước biết tiếng rồi, cần gì phải dựa vào ai? Hay là con mụ ấy nó có bùa ngải gì? Hả anh Côn? Em đã định cho nó một trận giữa bàn dân thiên hạ, nhưng nghĩ lại, làm thế chỉ khổ cho anh Ban thôi, nên em cố nhịn. Nhưng khi chúng nó kéo nhau đi rồi thì em thấy buồn quá. Buồn muốn chết đi được! Giá như cái hồi vào Lương Sơn thăm các anh mà em có con với anh ấy thì có lẽ anh ấy đã chẳng bỏ em được? Có lẽ, số em chẳng ra gì nên mới không thể lâý được người anh hùng lừng lẫy đến thế.

Em đau lắm, anh Côn ạ. Nhưng em không tự tử đâu. Phụ nữ thời Ba đảm đang này mà chết vì tình thì chỉ tổ người ta cười cho thôi. Mà biết đâu, làm thế lại liên lụy tới anh Ban thì khổ cho anh ấy?...”.

Đọc đến những dòng này trung đội trưởng Nguyễn Danh Côn nổi điên, anh vác súng chạy vào rừng nhằm vào một cây khộp mà xả hết cả một băng đạn. Nghe tiếng súng nổ, anh em trong đơn vị tưởng địch tập kích liền lập tức triển khai đội hình chiến đấu. Khi mọi người xông tới thì chỉ thấy trung đội trưởng Côn ngồi bệt bên gốc cây lỗ chỗ vết đạn, mặt đằng đằng sát khí. Không ai dám hỏi anh đã có chuyện gì xảy ra? Nửa tháng sau, trên đường hành quân vào Nam thì được nghe chủ nhiệm chính trị trung đoàn Lương Xuân Báo thông báo một tin vui lớn - Đồng chí Hùng Phong, Anh Hùng quân đội sẽ trở về trung đoàn và được bổ nhiệm làm trung đoàn phó. Hiện đồng chí Hùng Phong đang trên đường đuổi theo đơn vị, chỉ ngày một ngày hai là sẽ theo kịp đội hình của trung đoàn. Nghe xong tin ấy, trung đội trưởng Côn nghiến răng ken két và văng tục “Đồ chó chết!”.

Ba ngày sau, khi trung đoàn dừng chân nghỉ hai ngày ở một binh trạm thì Hùng Phong đuổi kịp trung đoàn. Chiều hôm đó, Côn nhận được thông báo sáng hôm sau, tất cả cán bộ từ đại đội và các trung đội trực thuộc trung đoàn phải có mặt ở khu trú quân của Ban chỉ huy trung đoàn để dự buổi ra mắt của trung đoàn phó mới. Nghe thông bao xong, anh nở một nụ cười lạnh như băng rồi bảo với trung đội phó Vinh “Có lẽ tôi sẽ phải trình diện ông trung đoàn phó này ngay chiều nay thôi!”. Nói xong, anh vắt áo lên vai rồi đi ngay!

Hùng Phong cũng vừa tắm ở dưới suối lên, trên người mặc bộ quân phục may đo mới cứng, là nếp thẳng tưng. Dưới suối cậu công vụ đang giặt quần áo cho thủ trưởng. Nhìn thấy Côn từ trên đồi đi xuống, trung đoàn phó Hùng Phong hơi biến sắc mặt, nhưng vốn là người biết cách làm chủ tình thế, anh ta liền ra vẻ mừng rỡ reo lên:

- A... xin chào người bạn học! Không ngờ, người đầu tiên trong “nhóm 10B” mình gặp lại khi về trung đoàn lại là cậu!
Logged
hoanhe
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:59:37 pm »

Côn đứng chống nẹ nhìn anh ta khẽ cười:

- Điềm gở rồi, phải không ông Ban?

Ban cũng hiểu ngay rằng Côn đang muốn gây sự với mình và cũng biết vì chuyện gì nên nói ngay:

- Chúng mình nên tìm chỗ nào yên tĩnh mà nói chuyện. - Rồi bả lả nói thêm - Đào, gửi lời thăm cậu đấy!

Cái câu nói thêm ấy thật là tai hại. Vừa nghe thấy cái tên Đào, Côn liền gầm lên một tiếng “Thằng khốn nạn?”. Rồi, nhanh như chớp phóng tới tung một nắm đấm như trời giáng vào giữa mặt Ban. Đồng chí Hùng Phong chỉ kịp kêu ối một tiếng rồi loạng chạng ngã vật ngay xuống. Côn lao tới bồi tiếp một loạt “liên hoàn cước” khiến Hùng Phong ngã chúi đầu xuống suối.

Chưa hả cơn giận, Côn nhảy theo, túm lấy đầu kẻ tình thù định dúi xuống nước. Nhưng đúng vào giây khắc đó, anh nghe tiếng lên qui lát AK đánh roác một cái và tiếp theo là tiếng thét đanh gọn:

- Dừng ngay lại!? Nhúc nhích là tôi bắn bỏ đấy!

Côn quay lại và nhìn thấy cậu công vụ đang chĩa thẳng nòng súng vào mình, mặt bừng bừng nộ khí. Anh vội buông Hùng Phong ra rồi định lội lên bờ.

Cậu công vụ rê nòng súng theo anh, quát:

- Giơ tay lên!

Anh đang còn do dự thì cậu ta sán tới lên giọng đanh thép:

- Giơ tay lên! Anh bị bắt vì đã hành hung chỉ huy!

Sự thể chưa biết sẽ đi đến đâu nếu lúc đó Hùng Phong không gắng gượng đứng dậy dưới lòng suối và quát khẽ:

- Tơn! Bỏ súng xuống ngay!

Tơn ngạc nhiên hết nhìn vị chỉ huy của mình lại nhìn sang Côn với ánh mắt căm thù sôi sục:

- Bỏ súng xuống!

Hùng Phong vừa quát vừa gắng gượng bò lên bờ.

Cậu công vụ vội vàng khoác súng ra sau lưng rồi chạy lại giúp thủ trưởng. Hùng Phong leo lên bờ, người ướt rượt, máu mũi trào ra lênh loáng trên mặt.

- Thủ trưởng có sao không ạ?

Hùng Phong xua tay:

- Không sao... Cậu chạy về lán lấy cho mình bộ quân phục khác. Mang theo cả lọ thuốc xoa bóp ở trong cái hộp thiếc bên túi cóc phải ấy ra đây nữa.

Cậu công vụ vừa định đi thì Hùng Phong gọi giật lại:

- Này Tôn! Cậu tuyệt đối không được nói với ai chuyện này. Tuyệt đối không được hở với ai, hiểu không?

Cậu công vụ tỏ vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn đáp:

- Rõ... Tôi sẽ không nói gì hết!

Hùng Phong phẩy tay:

- Được rồi... Cậu đi đi...

Khi cậu công vụ đã leo lên dốc, Côn mới uể oải leo lên bờ suối rồi bò tới, ngồi vật xuống bên cạnh Hùng Phong. Ông trung đoàn phó mới bỗng gục mặt xuống khóc hu hu khiến Côn cũng trở nên lúng túng. Anh nhìn xuống cái vẻ mặt thảm hại của Ban quát khẽ:

- Ông... ông... không ra... thể thống gì hết!... ít ra... ông cũng phải choảng lại tôi chứ...!

Hùng Phong nói trong tiếng nấc:

- Sao mà cậu... cậu... đánh người ta đau thế! Không khéo... vỡ cả xương hàm đây này...

Xương hàm của Hùng Phong không bị vỡ, nhưng cái mặt của anh ta thì sưng lệch một bên. Côn chợt nhớ ra mình còn giữ được một cái túi mật gấu, vội chạy một hơi về nhà đem ra. Sáng hôm sau, mặt của Hùng Phong đã hết sưng, nhưng cái vết tím bầm bên mắt phải thì phải mấy ngày sau mới tan hết. Chủ nhiệm chính trị Lương Xuân Báo không hề tin rằng Hùng Phong bị sưng vù cả mặt mũi lên như vây là do bị ngã khi đi tắm dưới suối. Ông ta âm thầm tiến hành
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM