Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:08:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảng tối trong chiến tranh  (Đọc 45741 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lehuychieu
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 01:13:54 pm »

 Nhân dịp ngày 22/12/2010 tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện cảm động về tình nghĩa quân dân của nhân dân Cam pu chia đối với bộ đội VN .
     Ngày 25/8/1979 SCH trung đoàn 576 nhận được tin báo có một nhóm tàn quân Pôn pốt (khoang 200 tên có nhiều vũ khí ) đang tập trung tại phum Thmây cách thị trấn Xã ang huyện Chi sen    ( nơi E 576 đóng quân ) khoảng 35km về phía tây . Lúc này trên đất Cam pu chia đang giữa mùa mưa , mưa rừng ào ạt như trút nước . Trừ những bộ phận đang tuần tra lùng sục ở bên ngoài ra thì bộ đội đều thu mình trong các lán trại tán gẫu , bình phẩm về các kônsrây Cam pu chia . Anh Thăng E trưởng triệu tập ban tham mưu ,C21,C17,d10 và C13 ( lúc này d11 đang đóng quân ở Xã em dưới chân đền Preahvihia  ) để triển khai tác chiến. Mỗi đơn vị điều 25 chiến sỹ trang bị vũ khí nhẹ cắt rừng theo nhiều hướng khác nhau có 2w đi kèm do một cán bộ đại đội chỉ huy . Anh Thăng trực tiếp tổng chỉ huy tác chiến . C13 ( là C huấn luyện mới thành lập ) do trung úy Kiều đức Vượng chỉ huy . 3 giờ chiều hôm ấy sau khi chuẩn bị ba lô vũ khí mỗi người nhận thêm một vắt cơm , 5 túi gạo sấy rồi lên đường .
     Tổ C13 ban đầu cắt phương vị 40-00 đến ngã ba suối có tọa độ 63-57-5 sau đó cắt PV 46-30 để đến phía nam phum Thmây hợp quân cùng d10 ở phía đông đi đến . Nhiệm vụ 4giờ30 tiền nhập,5giờ nổ súng tấn công . Đang mùa mưa lại ở giữa rừng nên mới 5gờ chiều mà đã thấy tối om , mọi người đi sát vào nhau . Tôi cùng một trinh sát đi trước dẫn đường . Tiêng gió ào ào tiếng mưa xối xả xen lẫn những tiếng thở phì phò của bộ đội . 2 giờ sáng đã đến tọa độ 63-57-5 , tôi thở phào vì đã nhìn thấy ngã ba suối , nước chảy ầm ầm . Trong hành quân tác chiến cắt PV ban ngày đã là khó khăn , nay đi ban đêm khó khăn còn tăng lên gấp bội . Ai nấy mệt bã người . Cả tổ dừng lại nghỉ lao , 2w báo cáo về CHS và nhận nhiệm vụ tiếp theo . Chặng đường còn lại chưa đày 10 km nhưng không ngờ lại khó khăn đến vậy . Suối nhiều nước to , dò dẫm mãi đến đến được rìa phía nam phum Thmây , phát hiện ra phum bởi mùi phân trâu phân bò nồng nặc . Đến đây chúng tôi lại gặp một khó khăn mới . Đúng 5giờ sáng cả tổ đã đến được bìa rừng phía nam phum và  đã cận kề giờ nổ súng , tuy nhiên để tiền nhập vào sát trong phum còn phải vượt qua một cánh đồng lúa đang thì con gái mà trời thì đã sáng rõ . Phía trong phum tàn quân Pôn pốt đã thức đậy đi lại nghênh ngang , D10 lại chưa thấy đâu , anh Vượng lo lắng hỏi tôi : Làm sao bây giờ hả Chiêu . Tôi bảo : Từ từ chờ lệnh của anh Thăng đã . Cùng lúc d10 báo trên 2w là đã đi lạc và đang ở cách phum khoảng 5 km . Anh Thăng ra lệnh cho C13 khẩn trương bám sát vào phum cùng C21 và C17 nổ súng tấn công địch .
     Bỗng xuất hiện một cô gái đang xăng xái đi về hướng của chúng tôi, mọi người nín thở chờ đợi . Nhìn thấy bộ đội VN co gái run rẩy và sợ hãi . Anh Vượng nói với cô gái : Cô đừng sợ,bộ đội VN không làm gì cô đâu . Qua cử chỉ của anh Vượng cô gái có lẽ cũng đã đoán ra ý định của chúng tôi . Cô ta nói một tràng dài mà chả ai hiểu cái gì . Cô gái khoảng 25,26 gì đó mái tóc cắt ngắn ngang vai theo kiểu Trung quốc , bộ váy áo đen xỉn , chân đất , đầu trần , duy có đôi mắt sáng rực lên long lanh khi biết chúng tôi đến để tiêu diệt Pôn pốt . Có lẽ gia đình cô cũng là một nạn nhân của chúng nó . Cô gái nói nhiều và thấy chúng tôi không hiểu ý cô nói , liền nắm tay anh Vượng kéo đi . Cậu Nghiệp thấy thế liền gí súng vào cô gái , anh Vượng xua tay : Đừng vội,biết đâu cô ấy dẫn đường cho ta thật thì sao . Mà quả đúng thế thật , sau mấy bước chân đã thấy một con suối nhỏ , nước chảy nhưng cạn . Chúng tôi dễ dàng vượt qua cánh đồng trống trải áp sát vào trong phum . Đúng 5giờ 15 anh Thăng ra lệnh tấn công .
     Sau 2 giờ chiến đấu chúng tôi đã làm chủ phum Thmây tiêu diệt 5 tên , số thương bị ta bắt 4 tên , thu một số vũ khí . Lực lượng chính còn lại chúng tản ra ngoài rừng . Bộ đội ta chỉ bị thương nhẹ vài đ/c . Mãi đến lúc anh Thăng tập trung dân nói chuyện tôi mới nhớ ra chuyện cô gái dẫn đường liền vội vàng đi tìm . Anh Vượng dẫn tôi đi vòng ra phía hàng cây thốt nốt đầu phum nơi có 3 chiến sỹ ta canh gác. Cô gái nằm yên trên bãi cỏ , máu loang đỏ trên ngực áo . Cô gái ấy đã chết . Trên tay cô là cây lúa đang thời kỳ ra đòng . Tôi ngớ người không nói được câu nào . Anh Vượng nói : Cô ấy đã hy sinh vì chúng ta . Anh nói trong nghẹn ngào . Còn tôi thì nghĩ : Cô ấy đã hy sinh vì Tổ quốc của cô ấy .....
     Tôi không biết nói gì hơn , vì cảm xúc trong tôi đang dâng trào ....
Logged
lehuychieu
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 08:22:06 pm »


      Trận đánh để lại nhiều dấu ấn đau xót nhất là trận đánh vào căn cứ 547 năm 1983 có mật danh là X2-83 của sư đoàn 307 . Do chủ quan nóng vội , trinh sát không kỹ càng , sư đoàn đã điều động toàn đơn vị vào chiến dịch trong điều kiện mùa khô hà khắc mà không có sự chuẩn bị kỹ . Chiến dịch này do đại tá Quang tư lệnh phó QK5 trực tiếp làm tư lệnh chiến dịch . Đại tá Lê An sư trưởng 307 làm tư lệnh phó .
      E95 do cụ Đê chỉ huy được giao đánh chính diện vào cụm căn cứ ( trừ d1 đang bảo vệ chùa Prêahvihia ) , có xe tăng , xe bọc thép và cụm pháo E576 do cụ Trịnh Trung Cầu chỉ huy bắn yểm trợ ,       E94 do cụ Tấn chỉ huy được giao nhiệm vụ đánh vòng ra sau lưng điểm cao 547 đánh chiếm cửa khẩu cắt đường tiếp viện của địch từ bên đất Thái lan .
      E29 đánh giải phóng các hành lang của địch từ An long viêng đến đông bình độ 600 .
      E20 CAVT có nhiệm vụ đánh tạo thế kể từ ngày 7/4/1983 tạo điều kiện cho các đơn vị bí mật tiền nhập .
      Tháng tư là tháng cuối cùng của mùa khô nên thời tiết vô cùng khắc nghiệt , năm giờ sáng mặt trời đã le lói , đến tận bảy giờ tối mới chịu khuất vào sau dãy núi xa xa . Bộ đội hành quân dưới rừng khộp đã trơ trụi lá  nắng nóng như nung , nhiệt độ buổi trưa lên tới 44-45 độ . Trời không một gợn mây không một làn gió , các sông suối cạn kiệt đáy trơ cát trắng , các lùm cây nhỏ cũng đã bị cháy trụi . Bộ đội hành quân dưới nắng nóng , trên vai mang nặng vũ khí , lương thực , đồ dùng cá nhân , đặc biệt mỗi chiến sỹ phải đeo trên mình từ 5 – 10 lít nước uống . Tuy nhiên lượng nước này sử dụng không được bao lâu . Các đơn vị tập kết ở ngầm Xa em rồi mới hành quân vào khu chiến cho nên trong ngày hành quân đầu tiên nhiều chiến sỹ đã hết sạch nước uống . Ban hậu cần của BTL chiến dịch đã chuẩn bị 3 chiếc téc lớn do 3 xe tăng T54 cõng trên lưng để chở nước cho chiến dịch . Tuy nhiên do trinh sát đường đi không cẩn thận nên cả 3 chiếc T54 đều bị dính mìn tăng đứt xích nằm tại chỗ , téc nước bị 12,7 ly bắn lủng chảy hết nước . Xe chở nước phụ không có . Đúng 5 giờ sáng ngày 14/4/1983 cụm pháo 576 bắn vào các cửa mở . Sau các loạt đạn bắn cấp tập cửa mở đã được khai thông , bộ binh E95 xông lên nhưng bị khựng lại bởi các loại hỏa lực của địch , trưa ngày 14/4/1983 chiếm được dải tiền duyên thứ nhất , BTL chiến dịch gửi thư khen ngợi . Khoảng 5 giờ chiều bộ binh chiếm được dải tiền duyên thứ 2 . Lúc này bộ đội đã quá mệt mỏi , không cơm ăn không nước uống . Ban đêm pháo bắn cầm canh . Do mệt mỏi , do đói khát , bộ đội đã vứt hết mọi thứ từ quần áo tăng võng lương khô, gạo sấy , thịt hộp . Sáng ngày 15/4/1983 pháo chuyển làn bắn vào các ổ hỏa lực , khu kho tàng , trận địa pháo địch . Lệnh tổng công kích bộ binh E95 tiếp tục xông lên đánh vào tung thâm , mọi người vô cùng phấn khởi vì từ đàng xa đã trông thấy hồ nước . Báo cáo trên 2w về BTL chiến dịch : Đã phát triển vào tung thâm chuẩn bị đánh chiếm CHS của địch . Tư lệnh chiến dịch ( Chúng tôi thường gọi là tướng du kích ) lệnh cho pháo tạm ngừng để bộ binh xông lên . Cụ Cầu tiếc rẻ  bắn thêm vài quả liền bị cụ Quang xạc cho một trận .
     Khi pháo tạm ngừng để cho bộ binh xung phong thì Pôn pốt liền trỗi đậy . Các loại hỏa lực của chúng nhả đạn không ngừng  về phía bộ đội ta gây thương vong rất lớn cho bộ binh . Lúc này bộ binh E95 đã kiệt sức hoàn toàn , bộ đội khựng lại và bắt đầu tự động rút về phía sau . Lúc này là 12 giờ trưa ngày 15/4/1983 . Tình thế vô cùng nguy cấp . BCH chiến dịch vội vàng hội ý chớp nhoáng , sau đó  lệnh cho các trung đoàn chủ động rút lui chiến thuật bảo toàn lực lượng .
     Nói về E94 do cụ Tấn chỉ huy ( Tổ đài tiền tiến của E576 đi phối hợp với E94 do tôi chỉ huy gồm 7 đ/c ) . E94 có nhiệm vụ băng qua phía sau đỉnh 547 đánh chiếm cửa khẩu cắt đứt đường chi viện của địch từ bên Thái lan . Sau ngày hành quân đầu tiên E94 bắt đầu trèo lên dãy Dăng rêch xù xì lởm chởm đá tai mèo , đơn vị hành quân suốt đêm . Sáng sớm hôm sau 2/3 đơn vị không còn nước uống bộ đội lả đi . Dọc đường hành quân bộ đội vứt đủ thứ , ban đầu là gạo sấy , quần áo tăng võng , thịt hộp , sau là đạn cối 60,61 , sau nữa là đạn AK , lựu đạn . Lính thông tin bỏ dây dọc đường , bỏ nguồn pin dự trữ . Khi E94 gặp địch ( khoảng 1 đại đội chốt giữ sườn phía bắc 547) thì sức chiến đấu của bộ đội đã giảm đi khá nhiều . Đã thế trinh sát dẫn đường đến giai đoạn cuối lại bị nhầm lẫn đi lạc vào sâu trong đất Thái . Cả đêm bộ đội mò mẫm trong rừng không tìm ra cửa khẩu . Mãi 9 giờ sáng 15/4/1983 khi xe địch chở quân tăng viện cho căn cứ thì E94 mới xác định được mục tiêu và khi dàn quân chuẩn bị chiến đấu thì lại có lệnh của CHS chiến dịch cho trung đoàn rút lui chiến thuật .
     Như vậy có thể nói chiến dịch X2-83 đã hoàn toàn thất bại . Riêng E94 chưa kịp tiếp cận và chưa kịp nổ súng vào mục tiêu đã định .
     Một điều đau xót là vũ khí quân dụng bị mất khá nhiều , công tác thương binh tử sỹ chưa được quan tâm đúng mức , còn để lại tại trận địa . Và mãi đến trận M1-84 mới được giải quyết .

     
Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 10:58:34 am »

Trích dẫn
Cháu đọc một số hồi ký chiến truong  K thấy súng chống tăng được sử dụng rất nhiều trong các trận đánh với bộ binh, nhất là bên Polpot. Vậy có phải pot dư quá nhiều súng không? Vì lúc ấy tăng- thiết giáp bên mình đâu nhiều?

Như bác kể, chỉ còn trên dưới 10 tên địch nhưng có tới 3-4 tên bắn B40, B41.

 Đúng vậy đó bác PhiVux ....Tụi pốt trang bị B40 / 41 hơi bị nhiều trong chiến đấu , trong 10 tên đã có 3-4 tên là vác B40/41 rồi ... Khi chạm trán với bộ đội ta , thường thì ta hay bị chúng áp đảo tinh thần với hàng loạt tiếng nổ "bùng binh" dồn dập , mặc dù sức sát thương của B40 không cao , vì thường hay bị "lép" nhất là khi hai bên ngoài ruộng trống . Mình không phải là quân khí nên không rành lắm về tính năng của nó , nhưng theo cảm nhận trong những lần "đụng nhau" , em từng nhìn thấy từ 3 - 4 trái B40 trượt dài trên đất rồi quay tít và nằm bất động ...im ru . Còn đôi với B41 thì cực kỳ lợi hại , hầu như đạt điểm NỔ 10/10 ...Ngựoc lại B40 thì nó rất thích mấy em nào núp sau ụ mối , hay sau cây thốt nốt ...như thế điểm chạm nổ rất lý tưởng cho đạn B40 ...Giống như trong trận KoChamPa mà mình có post trong Topic E55 . Khi toàn bộ đội hình cánh C7 của tụi này phải tràn vào núp trong hàng thốt nốt , để tránh đạn nhọn bắn tỉa . Thì lúc đó là hỏa lực B40 của tụi Pốt tha hồ phát huy tác dụng ....Túm lại , nếu 2 bên , mỗi bên 50 em chỉ toàn là AK , bắn qua bắn lại , nếu như bạn đã quen với khói súng chiến trường thì cảm thấy "chán" lắm , hehe ...Giống như nghe nhạc chỉ toàn tiếng Trebb mà không có tiếng Bass vậy đó , hehe thế thôi
Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 11:29:06 am »

Với chủ đề những mãng tối chiến tranh ...Em cũng muốn đưa lên một mãng tối ( tối lắm và đang rất cần phải cho một nguồn sáng ....) . Tại sao mỗi quân nhân cần phải có 2 tấm thẻ bài đeo ở cổ . Và nội dung khắc trong tấm thẻ bài chắc ae CCB mình ai cũng đều biết . Nhưng Chú Top ta thì không , mà hình như sắp nhỏ bây giờ cũng không thấy trang bị Huh? Và mổ xẻ về chuyện cần có 2 tấm thẻ bài trong những chiến dịch lớn như BanTaTum chẳng hạn ....sẽ dẩn đến nhiều chuyện.....buồn .
Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 11:45:58 am »

Trích dẫn
hehe đi phục mà cách đội hình C có 500 m là nguy hiểm lắm đó . Nội đạn B hết tầm lọt vào đội hình C cũng mệt  Grin Mấy thằng địch đó nhát chứ với quân số đông như vậy nó rướn lên chút nữa xóa sổ luôn cả C 15  Grin
Hehe , chuyện này em nhớ ngày trước ở C7 của em cũng được Sếp C "bố trí công tác" cho anh em dưới B làm rồi đó nghen...Vì thời điểm đó tụi Pốt thình thoảng tập kích vào Dbộ D2 tụi em , có lần chúng muốn đánh bức D bộ D2 ở SànhĐết luôn chứ giởn sao Huh Không tin anh Haanh hỏi A PhumTarop thì rõ ,hehe ... Chắc sếp C7 ngũ không ngon nên cách vài ba đêm lại cho 1 tổ chừng 7 - 8 em ra ngoài trong khoảng chừng ấy mét  nàm phục , chắc mục đích mấy Sếp muốn bố trí một lực lượng Wánh bọc sườn , nếu như tụi nó tập kích , hehe ...Mặc dù là Pết như em vẩn bị phân công đi nằm phục như thường ....hehe
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 02:17:36 pm »

Bác LEHUYCHIEU sao ko viết luôn mảng tối này luôn đi: CHÚ TRÂU ĐIÊN GỤC NGÃ [D5 E94 F307 ] giữa cuối 88?Giai đoạn chuyển giao địa bàn cho contop k.Em đang chờ Bác đây.
Logged
vebinh55xx
Thành viên
*
Bài viết: 36


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 10:39:20 am »


      Trận đánh để lại nhiều dấu ấn đau xót nhất là trận đánh vào căn cứ 547 năm 1983 có mật danh là X2-83 của sư đoàn 307 . Do chủ quan nóng vội , trinh sát không kỹ càng , sư đoàn đã điều động toàn đơn vị vào chiến dịch trong điều kiện mùa khô hà khắc mà không có sự chuẩn bị kỹ . Chiến dịch này do đại tá Quang tư lệnh phó QK5 trực tiếp làm tư lệnh chiến dịch . Đại tá Lê An sư trưởng 307 làm tư lệnh phó .

Em không rành về mấy sư chủ lực của QK5 ( f2-f307-f309-f315-f305) , nhưng với chú Nguyễn Hữu Quang thì em có biết chút đỉnh vì chú ấy gần nhà. Trận đánh lần 2/1983 , chú Quang không phải giữ chức vụ Phó TL QK5 đâu bác ơi.Năm 1989 khi chú ấy mất, mới giữ chức vụ : Phó TM trưởng QK thôi bác à.


( ảnh sưu tầm )



Logged
lehuychieu
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2011, 07:34:53 pm »

    Nhầm rồi bạn ơi , đại tá Nguyễn hữu Quang mà bạn nói nguyên sư trưởng sư 315 sau đó lên làm tham mưu phó QK 5 . Còn cụ Quang mà mình nói nguyên TL phó QK5 sang làm tư lệnh MT579 . Trận X2-83 cụ làm tư lệnh chiến dịch . Cụ được lính F307 đặt cho biệt danh là Tướng du kích . QK5 có 3 sư đoàn là F2 , F307 , F315  còn F309 thành lập tại QK5 nhưng sau này chiến đấu tại MT479 .
Logged
lehuychieu1959
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 10:50:07 pm »

    Gửi đồng hương Lê Quốc Hoàn C21, E576. Trận chiến ở chiến trường cam Pu Chia có muôn vàn chuyện để nói, để kể, để mà nhớ mà thương. Chúng mình hãy kể lại những chuyện có thật đã xẩy ra để cùng nhớ lại một thời hào hùng đã qua.
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 04:04:27 am »

   Chào đồng đội cùng sư đoàn 307 trở lại với chiến trường k. Có nhiều chuyện để kể, nhiều kỷ niệm để nhớ, những vui buồn một thời sẻ chia. Bạn lehuychieu1959 ơi hãy luôn giữ ngôi nhà E576 LUÔN CÓ LỬA nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM