Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:20:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #120 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:48:12 am »

Nghĩ đến đồng bào ruột thịt của mình và công tác đầu tiên để thức tỉnh họ là tuyên truyền, giáo dục, anh Nguyễn quyết định ra một tờ báo tiếng Việt lấy tên là Việt Nam Hồn. Anh cũng tự tay viết tờ truyền đơn cổ động mua báo và cũng chính tay anh đi phát ở nhiều nơi trong các giới kiều bào ở Pa-ri. Lời văn của truyền đơn mộc mạc và dễ hiểu, thể viết cũng rất thích hợp với người Việt Nam thới bấy giờ :

“Ở trong thế giới, ống nói tàu bay, việc lạ tin hay, ngày ngày thường có. Nào ai muốn rõ, phải có nhật trình. Mình ở gia đình, mắt soi vạn lý. Á, Âu, Úc, Mỹ, rút lại một tờ. con trẻ đàn bà, ai ai cũng biết.

Mình người nước Việt, khách địa làm ăn. Chẳng đọc Hán văn, không xem Pháp tự. Việc đời hay dở, lành dữ mặc ai, tuy có mắt tai, cũng không nghe thấy, vận nước thế nào, anh chị đồng bào, có hay chăng nhẽ. Cũng vì nghĩ thế, tôi muốn làm ra, một báo tiếng ta, cho đồng bòa đọc. Chẳng nài khó nhọc, giám kể công trình. Mong mỗi người mình, mở mày mở mặt.

Báo này sẽ đặt tên Việt Nam Hồn. Một tháng hai lần, mỗi lần trăm bản. Xin anh em bạn, ai có muốn coi, cắt gửi cho tôi, cái toa mãi chỉ.

Mấy lời chung thủy, thư bất tận ngôn.
Chúc Việt Nam Hồn.
Vạn tuế, vạn tuế.

Cắt gửi toa này cho ộng Nguyễn Ái Quốc số nhà 3, phố Mác-sê-đề Pa-tơ-ri-ác-sơ, Pa-ri, quận 5 :
Tôi tên là:   .   .   .   .
Ở số nhà:   .   .   .   .
Tỉnh:   .   .   .   .
Gửi lại 12 quan để mua báo Việt Nam Hồn 6 tháng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #121 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:49:03 am »

Anh Nguyễn đi khảo giá nhiều nhà in để tìm nơi cho thuê in rẻ nhất. Một nhà in viết thư trả lời anh :

“Thành phố tua, ngày 22-5-1923.
Nhà in Hội hợp tác công nhân số 10, phố Mét gửi đồng chí Nguyễn Ái Quốc số 3, phố Mác-se-đề Pa-tơ-ri-ác-sơ, Pa-ri.

Đồng chí thân mến,
Tiếp theo yêu cầu của đồng chí, chúng tôi xin báo để đồng chí rõ : in một tờ báo xuất bản tháng một lần trên giấy báo nhẵn, với khoảng 45 – 50.000 tờ, kiểu báo Người cùng khổ thì giá một nghìn tờ đầu là 280 phrăng, nghì thứ hai : 50 phrăng. Chúng tôi có thể giúp cho đồng chí một người quản lý. Để làm tờ báo, chúng tôi phải có bản thảo bài tám ngày trước khi ra báo. Về các bản kẽm thì giá tùy theo kích thước và loại hình (bản kẽm hai cột giá 40 phrăng). Giá các thứ nói trên sẽ lên xuống tùy theo giá nguyên liệu và lương công nhân viên chức.

Tôi xin sẵn sàng trả lời những điều đồng chí cần biết rõ thêm và xin gửi lời chào đồng chí.
                                                                                                   Giám đốc
                                                                                                   Bê-ti-nát”

Giữa lúc ấy, ở báo Người cùng khổ xảy ra vụ Xtê-pha-ni tham ô 1.500 phrăng, tiền các nơi thuê đăng quảng cáo. Ban biên tập báo họp quyết định không nhận đăng quảng cáo nữa, cách chúc Xtê-pha-ni và buộc trao trả toàn bộ sổ sách, tiền nong lại cho anh Nguyễn Ái Quốc. Giấy chuyển giao viết như sau :
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #122 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:50:56 am »

“Sở bưu điện, giấy số 776.

Giấy cho phép nhận hoặc rút những thư bảo đảm và lĩnh thư chuyển tiền.
Tôi là Xa-mu-en Xtê-pha-ni hiện ở Pa-ri, số nhà 9, phố Clốt Bác-na và sẽ dọn đến ở Cla-ma, cho phép ông Nguyễn Ái Quốc ngụ tại Pa-ri, quận 5, số nhà 3, phố Mác-se-đề Pa-tơ-ri-ác-sơ , được nhận tại nhà tôi hoặc lấy ra ở hòm thư bưu điện số 29, Pa-ri, tất cả những thư bảo đảm đề gửi tên tôi, đồng thời được lĩnh những thư và điện chuyển tiền các mơi gửi cho tôi, do đó được ký mọi sổ sách và giấy tờ, và nói chung được là mọi việc cần thiết

                                                                                       Làm tại Pa-ri ngày 28-3-1923
                                                                                        Người có thẩm quyền ký :
                                                                                              NGUYỄN ÁI QUỐC
                                                                                         Giám đốc sở bưu điện ký
                                                                                      Người giao lại trách nhiệm ký :
                                                                                                  XTÊ-PHA-NI
                                                                                           Chứng nhận chữ ký của
                                                                                                     Xtê-pha-ni
                                                                                          Giám đốc sở cảnh sát ký”

Dù sao báo Người cùng khổ cũng đã trưởng thành và bước sang năm hoạt động thứ hai, còn Hội liên hiệp thuộc địa thì sắp bước sang năm thứ ba. Trong một phiên hop, Ban thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa tán thành sáng kiến do anh Nguyễn đề ra : để đánh dấu bước phát triển của Hội, tuyên truyền ảnh hưởng của Hội và có thêm tiền giúp báo Người cùng khổ, sẽ có một buổi tối biểu diễn nghệ thuật ở Pa-ri lấy danh nghĩ Hội liên hiệp thuộc địa đứng ra làm. Cuộc họp giao trách nhiệm cho anh Nguyễn tổ chức tối liên hoan ấy vì anh quen nhiều nghệ sĩ có thể đến giúp biểu diễn.

Dao ấy ở Pa-ri có một nhóm nghệ sĩ cách mạng ở phố Brơ-ta-nhơ lấy tên là Nàng thơ đỏ. Nhiều báo chí Pa-ri lúc đó thường xuyên quảng cáo :
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #123 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:51:59 am »

“Mỗi chủ nhật, vào 20 giờ 30 Nàng thơ đỏ phân phát tiếng hát và tiếng cười”

“Nàng thơ đỏ sẵn sàng phục vụ các tổ chức tiến bộ bằng cách tham gia toàn bộ hoặc từng phần vào các cuộc vui của họ. Liên hệ tại trụ sở : 49, phố Brơ-ta-nhơ. Thường trực vào các buổi tối, lúc 18 giờ 30”.

Khi sống ở Pa-ri, Lê-nin có vài lần nhờ đến sự cộng tác của nhóm này. Anh Nguyễn cũng quen thân với nhóm nghệ sĩ này và họ sốt sắng đáp lại lời mời của anh trong bức thư sau đây :

“Nàng thơ đỏ
Nhóm nhà thơ, ca sĩ và nghệ sĩ cách mạng thành lập từ năm 1901.
Tạp chí tuyên truyền cách mạng bằng nghệ thuât.
Trụ sở số nhà 49, phố Bra-ta-nhơ.
Pa-ri, ngày 15-5-1923
Gửi đồng chí Nguyễn Ái Quốc thân mến,

Tôi đã nhận được thư của Hội liên hiệp thuộc địa đề ngày 10-5 vừa rồi.
Tôi  đã ghi nhận buổi tối liên hoan của đồng chí sẽ tổ chức vào thứ bảy 26-5 tới, tại hội trường Thanh niên cộng hòa, số nhà 10, phố Pơ-ti Tu-a. Ba nghệ sĩ của Nàng thơ đỏ sẽ đến giúp đồng chí và không lấy tiền. Nhân dịp này, tôi nói để đồng chí rõ là chúng tôi không muốn quảng cáo tên từng người và nếu thông báo cho đồng chí thì chỉ nên nói : có sự tham gia của đồng chí ca sĩ và nghệ sĩ nhóm Nàng thơ đỏ.

Chúc đồng chí thành công và xin gửi đồng chí những tình cảm anh em”.
Anh Nguyễn cho in thiếp mời gửi đến nhiều người ở các nước thuộc địa và anh lo mọi công việc chuẩn bị. Tối 26-5, ở hội trường Thanh niên cộng hòa thật là một buổi hội lớn, một buổi hội cách mạng và kêu gọi đấu tranh.

Rất đông Việt kiều ở nội, ngoại thành Pa-ri tới dự và đông nhất là những kiều bào ở Bô-bi-nhi và Bu-lô-nhơ. Anh Nguyễn khai mạc đêm văn nghệ bằng những lời lên án chủ nghĩa thực dân và ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân các thuộc địa cùng thành tích của Hội liên hiệp thuộc địa. Câu chuyện của anh được minh họa bằng một số bộ phim quay về đời sống nhân dân thuộc địa. Anh công nhân người da đen Ma-rơ-pô lên đọc bài thơ ngụ ngôn “Con quạ và con cáo” của La Phông-ten rồi anh lại đọc một bài thơ dân gian của đất nước anh. Các nghệ sĩ Nàng thơ đỏ lên hát nhiều bài ca cách mạng trong tiếng nhạc sôi nổi ý chí đấu tranh. Cả phòng họp vui nhộn lên khi anh Nguyễn mang lên sân khấu một đồ gốm Việt Nam, những cái quạt giấy Việt Nam và mấy quyển sách để quay xổ số lấy thưởng. Trước khi kết thúc đêm liên hoan, Anh Nguyễn đứng dậy thay mặt Hội liên hiệp thuộc địa cảm ơn các nghệ sĩ đã đến giúp vui và anh chúc mọi người hăng hái ủng hộ Hội và báo Người cùng khổ để năm tới sẽ có những tối liên hoan đông vui hơn.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #124 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:52:36 am »

Nhưng ngày hẹn ấy có bao giờ đến với anh Nguyễn ? Ngày 20-6-1923, một ngày đáng ghi nhớ đối với anh Nguyễn, trong phiên họp Ban biên tập báo Người cùng khổ, anh báo cáo xin nghỉ việc một thời gian để đi dưỡng bệnh ở một nơi xa Pa-ri. Người duy nhất biết lý do thực sự anh Nguyễn nghỉ là Blông-cua. Và Blông-cua người đồng chí cộng sản thân tín của anh, lúc đó điều khiển buổi họp, thay mặt Ban biên tập chúc anh đi may mắn và giao lại công việc của anh cho Môn-néc-vin tiếp tục.

Tháng 7-1923, mật thám Pháp mất hút anh Nguyễn, liền báo cáo với bộ thuộc địa :

“Nguyễn Ái Quốc tuyên bố đi nghỉ hè chừng 10 ngày mà đến cuối tháng 7 vẫn chưa thấy về. Người bản xứ An Nam ấy giữ vai trò chủ chốt của phong trào cộng sản ở thuộc địa cho nên khi Nguyễn không có nhà thì các đồng chí của Nguyễn hình như lúng túng.

Nguyễn đi vắng lâu, cuối cùng Hội liên hiệp thuộc địa và báo Người cùng khổ quyết định báo lại tiếp tục ra ngày 20-7 không có Nguyễn phụ trách và ngày 29-7, Hội liên hiệp thuộc địa lại tiếp tục họp không có Nguyễn”.

Công văn mật số 3.555 của sở mật thám Pháp viết như sau :
“Pa-ri, ngày 8-10-1923.
Kính gửi ông bộ trưởng thuộc địa.
Trong điện số 832 ngày 30-8 vừa qua, ông có báo cho chúng tôi biết về việc mất tích Nguyễn Ái Quốc, người cách mạng An Nam có chân trong tổ chức cộng sản và là chủ bút báo Người cùng khổ, ngụ tại số nhà 3, phố Mác-sê đề Pa-tơ-ri-ác-sơ.
Tôi hân hạnh báo để ông biết là Nguyễn Tất Thành, quen biết dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc, cho đến nay được lung tìm ráo riết nhưng không có kết quả.
Hơn nữa, không có nguồn tin nào trong các giới cộng sản mà Nguyễn Ái Quốc thường lui tới, nhất là ở Câu lạc bộ Phô-bua, cho phép các cuộc tìm hiểu được dễ dàng.
Các nhân viên của tôi đang ra sức dò tìm Nguyễn Ái Quốc và nếu Nguyễn bị phát hiện thì tôi sẽ báo ngay lập tức để ông biết.
                                                                                              Thay mặt bộ trưởng nội vụ
                                                                                               Giám đốc sở an ninh Pháp
                                                                                                   L. Ma-sanh”
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2011, 09:32:17 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #125 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:56:34 am »

Tháng sau lại thêm một công văn mật khác số 4.116, đề ngày 24-11-1923 :

“Tiếp theo điện số 822 ngày 30-8 của ông về việc mất tích Nguyễn Ái Quốc, người cách mạng An Nam, có chân trong các tổ chức cộng sản, chủ bút báo Người cùng khổ, ngụ tại số nhà 3, phố Mác-sê đề Pa-tơ-ri-ác-sơ, tôi hân hạnh báo để ông rõ là chúng tôi đang lung tìm Nguyễn Ái Quốc ở Hốt Xa-voa (Miền núi phía Đông nước Pháp), có thể là nơi Nguyễn nghỉ dưỡng sức, nhưng cho đến nay, chưa có kết quã.

                                                                                             Thay mặt bộ trưởng nội vụ
                                                                                              Giám đốc sở an ninh Pháp
                                                                                                  L. Ma-sanh”

Toàn bộ mạng lưới mật thám Pháp đã thua anh Nguyễn. Sự thật là, sau đêm liên hoan ở hội trường Thanh niên cộng hòa, anh Nguyễn đến nhà Blông-cua tâm sự với bạn nguyện vọng thiết tha của anh trở về nước, huấn luyện và tổ chức nhân dân, tổ chức cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do ngay trên mảnh đất của Tổ quốc mình.

Từ cách đấy hai năm anh đã viết trên Tạp chí cộng sản ở Pa-ri : “Người Đông Dương che giấu một cái gì đang sôi sục, đang gầm thét và khi thời cơ đến nó sẽ bùng nổ mãnh liệt. Những người tiên phong phải thúc đẩy cho thời cơ mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất, chủ nghĩa xã hội chỉ việc gieo hạt giống giải phóng”.

Ngày đêm anh nghĩ về Tổ quốc và lúc này, sau hơn mười năm lao động, học tập, rèn luyện và đấu tranh, xuất phát từ lòng yêu nước nồng cháy và lòng giác ngộ triệt để chủ nghĩa Mác – Lê-nin, anh đã tìm ra một con đường cách mạng cho nhân dân anh, một con đường tuyệt đối đúng mà anh tin tưởng sẽ giải phóng đồng bào anh. Giữa lúc anh mong muốn trở về nước và đã nói điều đó với Đảng Pháp thì một hôm Trung Ương Đảng mời anh đến và báo tin anh được cử đi dự Đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản với danh nghĩa là “đại biểu nhân dân thuộc địa”. Ma-nuyn-xki, trong Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, người sẽ đọc báo cáo chính về vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ năm, người đã thấy sự hoạt động xuất sắc của anh Nguyễn tại Đại hội Đảng Pháp năm 1922, Ma-nuyn-xki đề nghị Quốc tế cộng sản mời đích danh anh Nguyễn Ái Quốc.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2011, 09:33:01 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #126 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:57:23 am »

Buổi anh Nguyễn chia tay gia đình Blông-cua trên gác nhà số 10B, phố Po Roay-an cảm động không nói lên lời, chỉ có tiếng khóc của chị An-béc-tin. Ví phải giữ bí mật, anh gửi lại Blông-cua tất cả giấy tờ, sổ sách, hồ sơ và quỹ báo của cơ quan và anh nhờ Blông-cua chuyển lại lời chào anh em đồng chí trong Hội liên hiệp thuộc địa và báo Người cùng khổ, những người cùng hội, cùng thuyền và cùng cảnh ngộ với anh mà trong buổi gặp mặt cuối cùng ngày 20-6 anh không được phép nói rõ mục đích anh đi và anh cũng không có điều kiện để ôm hôn từng người.

Sa-rốt cùng làm ở báo, còn gửi thư cho anh giữa lúc anh chuẩn bị cuộc ra đi :

“Đồng chí Nguyễn Ái Quốc thân mến,

Blông-cua báo tôi biết anh sẽ đi về nông thôn nghỉ vài tuần vì sức khỏe,
Nếu anh chưa đi ngay, tôi muốn nhờ anh phóng đại hộ tôi một tấm ảnh. Xin gửi kèm đây bản gốc. Tôi muốn phóng ra khổ 40 x 30 cen-ti-mét. Nếu anh làm xong thì gửi trả ngay lại cho tôi bản gốc mà anh rất cần vì tôi đã bóc tấm ảnh ấy ra ở sổ lương hưu và tôi phải dán lại ngay”.

Anh Nguyễn vẫn dành thời giờ phóng đại ảnh giúp cho Sa-rốt và trả lại đầy đủ bản gốc.
Hồi đó từ Pháp đi Nga là một việc rất khó khăn và nguy hiểm, nhất là đối với một người dân thuộc địa của Pháp. Anh Nguyễn đã từng dự nhiều cuộc mít tinh ở Pa-ri phản đối bọn đế quốc giết đồng chí Ray-mông Lơ-phe-vrơ  và nhiều đảng viên cộng sản Pháp khác trên đường đi Nga hoặc từ Nga về. Nhiều người bị chúng bắt hoặc thủ tiêu một cách dã man vì chúng quá khiếp sợ ảnh hưởng tôi lớn của cách mạng Nga. Tất cả những nguy hiểm ấy và sự canh gác ráo riết của bọn mật thám Pháp không làm anh Nguyễn chùn bước. Anh đi tìm kiếm trong anh em công nhân Pa-ri một đồng chí làm ở đầu máy xe lửa nhận giúp đưa anh từ Pa-ri đến Bá-linh và sẽ nói với anh em công nhân xe lửa Đức giúp anh Nguyễn đi tiếp.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #127 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 11:00:41 am »

Để che mắt bọn mật thám, anh Nguyễn làm ra vẻ không còn hoạt động chính trị nữa. Suốt mấy ngày liền, cứ sáng đi làm, chiều vào thư viện, tối đi xem chiếu bóng, anh lừa được bọn mật thám và dần dần chúng không kiểm soát anh chặt chẽ như trước nữa. Một buổi tối đầu tháng bảy, anh đi xem chiếu bóng và giữa chừng anh ra khỏi rạp bằng một cửa khác, rồi anh đi nhanh thẳng đến ga Đuy No. Một đồng chí công nhân chờ sẵn đưa cho anh một cái va-li con và một cái vé hạng nhất. Ga Đuy No với vòm mái rất cao và rất rộng, ở đó một đồng chí người Pháp đã đón sẵn đưa anh lên tàu. Đúng 12 năm sau ngày rời Tổ quốc và gần sáu năm sau ngày đến Pa-ri, anh Nguyễn từ giã nước Pháp, nơi anh gửi lại nhiều kỷ niệm thân thiết và là nơi chứng kiến cả một thời thanh niên sôi nổi mà cũng là một thời hoạt động oanh liệt của anh. Nhiệm vụ lịch sử của anh trên đất Pháp đã hoàn thành và lúc này những nhiệm vụ mới của Tổ quốc đặt ra đang chờ đợi anh.

Đến tận tháng 10-1924, chính phủ Pháp mới nhận được bức điện sau đây gửi từ Mát-xcơ-va về của đại sứ quán Pháp mới lập tại Liên Xô :

“Mật điện. Xin báo : từ tháng 1-1924, xuất hiện tại tại Mát-xcơ-va người cộng sản gây rối Nguyễn Ái Quốc”.

Anh Nguyễn an toàn đặt chân lên đất nước của Lê-nin trên chặng đường vạn dặm trở về Tổ quốc ! Một thời kỳ hoạt động mới đến với anh và cùng với anh, cách mạng Việt Nam cũng sang trang mới.

HẾT
Nếu các bác vẫn còn hứng thú với loạt truyền này thì sang đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,20827.0.html
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM