Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:40:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72610 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #90 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 03:59:29 pm »

Xa-rô nhìn anh Nguyễn chằm chằm, vừa lấy tay vẽ trên bàn vừa nói hùng hổ :

-   Hiện nay có những kẻ ngông cuồng ở Pháp. Họ liên lạc với bọn bôn-sê-vích ở Nga. Từ Nga họ liên lạc với Quảng Đông. Và từ Quảng Đông họ liên lạc với Việt Nam. Chính phủ Pháp biết rõ hết những dây liên lạc đó. Họ âm mưu phá rối trật tự an ở Đông Dương và chống đối lại nước bảo hộ. Nước Mẹ Đại Pháp rất khoan hồng, nhưng sẽ không tha thứ những kẻ gây rối loạn… Chúng tôi đủ sức để bẻ gẫy họ, như thế này…

Nói đến đó, Xa-rô nét mặt hầm hầm, hai tay nắm lại và làm như đang bẻ một vật gì rất cứng rắn. Anh Nguyễn bình tĩnh, ung dung, mỉm cười để mặc y nói. Cái mỉm cười ấy làm cho Xa-rô vừa bực vừa sợ. Khi y dứt lời, anh Nguyễn hỏi :

-   Ông nói xong rồi chứ ?

Thấy dọa nạt không được, Xa-rô liền đổi giọng và nói ôn tồn :

-    Tôi rất thích những thanh niên có chí khí như ông. Có chí khí là tốt nhưng, còn phải « thức thời » mới được. Ồ này ! Khi nào ông cần gì, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ ông. Từ nay, chúng ta đã quen biết nhau, ông không nên khách sáo…

Anh Nguyễn nói :
-   Cảm ơn ông ! Cái mà tôi cần nhất trên đời là : Đồng bào tôi được tự do. Tổ quốc tôi được độc lập. Ông ở lại, tôi xin phép về.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #91 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 03:59:56 pm »

Anh ra khỏi Bộ thuộc địa, xuống ga xe điện ngầm Đuya-rốc ở ngay cạnh đó hơn trăm mét, cuời trong bụng thủ đoạn của tên cáo già thực dân.

Anh Nguyễn đến quận cảnh sát 17, Pa-ri, xin giấy căn cước mới. Người ta đòi anh nộp nhiều thứ giấy tờ phức tạp và khai đầy đủ lý lịch cùng mọi hoạt động của anh từ khi rời Tổ quốc. Đây chì là âm mưu không cấp cho anh giấy căn cước để anh sẽ không thể đi lại dễ dàng trên đất Pháp. Viện lý anh không đủ giấy tờ hợp lệ và anh mắc bệnh đau phổi, chủ hiệu Le-nê không thuê anh làm nữa.

Sẵn nghề trong tay anh mở hiệu ảnh tư. Gọi là cửa hiệu, thật ra vẫn là căn buồng trọ tồi tàn của anh trong nhà số 9, ngõ Công-poanh, sắm thêm ít đồ chụp ảnh và rửa ảnh. Người ta đọc nhiều loại quảng cáo của anh đăng trên một số báo của Pa-ri hồi đó, như : « Ảnh chân dung nghệ thuật, từ 20 phrăng trở lên, có khung từ 40 phrăng, Nguyễn Ái Quốc,  nhà số 9, ngõ Công-poanh, quận 17, Pa-ri. Đối với các tỉnh và thuộc địa : khách hàng chịu tiền đóng gói và cước gửi bưu kiện ». Hoặc : «  Nếu bạn muốn giữ kỉ niệm sinh động về người thân và bạn bè của mình, hãy phóng đại ảnh tại nhà Nguyễn Ái Quốc, số 9, ngõ Công-poanh, quận 17. Ảnh chân dung tốt khung ảnh đẹp từ 45 phrăng trở lên ».

45 phrăng cả khung, theo thời giá, là quá rẻ, và người thợ ảnh phải lao động vất vả, tự làm lấy  cả khung, cưa, bào, ghép lấy gổ mới giữ được giá đó.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #92 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 04:00:26 pm »

Nghề ảnh không đủ sống, anh Nguyễn phải làm thêm nghề vẻ thuê trên quạt giấy, chụp đèn, vẻ giả đồ cổ Trung Quốc hoặc kẻ chử biển hàng cho những nhà bán than trong quận, một loại cửa hàng khá phát triển sau chiến tranh. Mật thám Pháp theo dõi anh, báo cáo cấp trên và thông báo cho mật thám Đông Dương như sau : « Làm những nghề nói trên, Nguyễn Ái Quốc được trả tiền công rất tồi. Nguyễn sống cực khổ ». Mùa rét anh vẫn chỉ có viên gạch nung để sưởi. Nhiều ngày, anh tự kho cá để ăn dần. Anh còn hăng hái giúp đở một số kiều bào ta không có chổ ăn đến ở chung tạm với anh ít ngày tại nhà số 9. Nhường giường, nhường cơm cho đồng bào, đồng chí, anh luôn vui vẻ, với tình thuơng yêu, đùm bọc chân thành, no đói, vui buồn có nhau. Những người ở nhờ anh thời gian tuơng đối lâu có : Trần Xuân Hộ, Tạ Đình Cao. Và anh lại dắt cả một lớp người mới theo anh đi hoạt động cách mạng, vào hội Hội những Việt Nam yêu nước và một số được anh tuyên truyền, tổ chức đưa vào Đảng cộng sản Pháp. Có cả những kiều bào ở tình xa đến thăm anh, hỏi ý kiến anh như Nguyễn Văn Gị, tức đồng chí Bùi Lâm, ở nhà số 35 phố Ét-xti-man-vin, thành phố Lơ Ha-vrơ : Nguyễn Văn Liên, nấu bếp cho viên quan Ba Ru ở thành phố Tua ; Nguyễn Duyên, thợ ảnh ở Ca-xtơ-rơ, những nguời sau này về nước truyền bá rộng rãi tư tưởng và lời kêu gọi đấu tranh của anh Nguyễn, kể lại cho đồng bào trong nước nghe những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của anh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #93 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 04:00:50 pm »

Ở Pa-ri xuất hiện một số tổ chức Việt kiều được thực dân Pháp nuôi duỡng hòng chia rẽ phong trào Việt kiều yêu nước và tranh giành quần chúng với  Hội những Việt Nam yêu nước của anh Nguyễn. Đấy là « Hội tuơng tế những người Đông Dương » ở phố Xom-mơ-ra và hội « Ái hữu những nguời lao động chân tay Đông Dương » ở phố Phơ-dăng-đơ-ri. Anh Nguyễn cùng anh em đồng chí dành thời giờ đi tuyên truyền, chỉ ra cho những kiều bào trong hai tổ chức nói trên thấy rỏ âm mưu thâm độc của thực dân và vận động họ gia nhập tổ chức chân chính của những kiều bào yêu nước tại Pháp.

Ngày nào cũng thế, từ sáng đến trưa anh Nguyễn làm nghề ảnh, từ chiều đến tối đêm đi thư viện đọc sách, đi hoạt động cách mạng, đi họp, đi dự mít tinh và đến dự các buổi nói chuyện chính trị, hoạt đến các tòa báo cách mạng. Người thanh niên ấy, khi giác ngộ chủ nghĩa Lê-nin hăm hở lao vào quần chúng, vào cuộc đấu tranh, đem đường lối mà mình tin là tuyệt đối truyền tới quần chúng và nhẫn nại từng ngày xây dựng lực lượng cách mạng. Những ngày tháng này rất quý giá đối với anh, giúp anh học được cách tổ chức một Đảng và một phong trào tổ chức cho những nguời cùng chí hướng đấu tranh cho một mục đích chung. Ở con người anh toát lên sự say mê lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giải phóng nhân dân, cùng với hòa bão nồng cháy được thực hiện cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Từ lời nói đến việc làm, từ đời sống riêng đến công việc chung, từ tình bạn đến quan hệ đồng chí, tất cả ở anh là tinh thần quên mình cống hiến tất cả cho lý tưởng và niềm tin lạc quan phơi phới ở thắng lợi cuối cùng, gạt sang bên mọi ham muốn vật chất và mọi tính toán cá nhân.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #94 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:10:46 am »

Buổi nói chuyện của anh ở Hội bác học nhà số 8, phố Đăng-tông, nơi Lê-nin từng năm lần đến diễn thuyết, đã thu hút hàng trăm người nghe. Anh nói về sự tàn ác của bọn thực dân ở Đông Dương, giới thiệu cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, tả tỉ mỉ những hành động khát máu của tên công sứ Đác-lơ và anh kết luận : “Tình hình này đã quá kéo dài và nó phải chấm dứt. Chúng ta có đủ cách để chấm dứt nó và chúng ta tin tưởng sẽ chấm dứt được nó bằng cuộc cách mạng của chúng ta”.

Cách mạng, đó là điều nhân dân đang mong chờ, nhưng phải làm rất nhiều việc để mọi người hiểu được, như anh đã trình bày tại Đại hội Đảng ở Mác-xây, rằng muốn giải phóng mình, mỗi dân tộc phải trông vào sức mình là chính và tự mình tổ chức lấy cuộc vùng lên. Công cuộc này vô cùng khó khăn và hơn bất cứ ai, bằng cuộc khảo sát rộng lớn và những kinh nghiệm phong phú của mình, anh thấy được tất cả những trở ngại. Bọn thực dân Pháp là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và tạo ra môt chế độ kìm kẹp rất tinh vi đối với dân thuộc địa. Một câu nói cách mạng, một tờ báo cách mạng đều là cái cớ để chúng tống giam. Một chiến sĩ cách mạng nào định giáo dục đồng bào mình cũng dễ sa vào nanh vuốt quân thù. Nhân dân bị kìm hãm bởi chính sách ngu dân, tuy có tinh thần bất khuất, muốn độc lập, tự do, nhưng chưa hiểu biết nhiều. Diện tích các thuộc địa rất rộng, giữa xứ này với xứ khác trình độ văn hóa, kinh tế và chính trị khác nhau, trừ sự cùng khổ. Giai cấp vô sản ở chính quốc nói chung còn thờ ơ đối với vấn đề thuộc địa là gì và mọi khía cạnh của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa đế quốc tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau giữa giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân cùng vô sản ở thuộc địa.

Anh Nguyễn đến làm việc ở ban nghiên cứu thuộc địa cùng nhóm phụ trách hoàn thành lời kêu gọi tháng 1-1922 gửi nhân dân thuộc địa :

“Chúng tôi hiểu nỗi đau khổ của các bạn, nhưng các bạn chưa hiểu nổi đau khổ của chúng tôi. Có lẽ các bạn cho rằng tất cả mọi người ở Pháp đều có quyền hành và ai cũng muốn giữ các bạn trong vòng nô lệ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #95 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:11:47 am »

Thật ra những người gây ra sự lầm than cho các bạn và giữ các bạn trong cảnh khổ đó để lợi dụng chỉ là một số ít, chúng có quyền hành vì chúng giàu. Chúng tôi là số đông và đang đấu tranh chống lại chúng vì chúng tôi cũng như các bạn là nạn nhân sự tàn bạo của chúng. Các anh em người bản xứ thấy rõ chúng tôi cùng với anh em có chung một kẻ thù là bọn chủ của chúng toi. Chúng tôi thanh lập ở đây một chính đảng lớn đấu tranh để giải phóng những người bản xứ ở thuộc địa bị bắt làm nô lệ.

Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi trong nhiệm vụ đó, vì, các bạn và chúng tôi, chúng ta cùng chung một lợi ích. Chúng tôi yêu cầu các bạn coi chúng tôi như bạn và anh em của các bạn. Chúng tôi sát cánh với các bạn trong cuộc kháng chiến và đấu tranh của các bạn chống sự tham tàn của bọn thực dân, sự hung bạo của bọn cai trị và binh lính, bọn này có những tên đồng lõa là bọn quan lại bản xứ.

Ngày mà chúng ta sẽ được tự do nhờ ở thành công của sự thay đổi mà chúng ta đang chuẩn bị đây, sự lầm than khổ cực của các bạn sẽ chấm dứt. Lúc đó các bạn sẽ có thể tự điều khiến lấy công việc của mình và kết quả lao động của các bạn sẽ thuộc về các bạn. Mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh”.

Anh Nguyễn đã làm việc nhiều cho sự hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và vô sản thuộc địa và nhân dân cùng vô sản chính quốc. Chính anh là người đã tạo ra trong Đảng cộng sản Pháp những nhận thức đúng đắn và mối quan tâm sâu sắc hơn đối với vấn đề thuộc địa.

Trong phiên họp của Ban thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa gồm Nguyễn Ái Quốc, phụ trách Đông Dương, luật sư Bác-kít-xô, phụ trách đảo Rê-uy-ni-ông, luật sư Blông-cua, phụ trách Đa-hô-mây, Giăng Báp-ti-xtơ, phụ trách Gu-a-đơ-lúp, Mô-ranh-đơ, phụ trách quần đảo Ăng-ti, Ô-nô-ri-ơ, phụ trách Guy-an, Môn-nec-vin, phụ trách Mác-ti-ních, mọi người sung sướng vỗ tay nghe Blông-cua báo cáo :

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #96 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:12:17 am »

– Ở tất cả các thuộc địa Pháp đều đã có cơ sở của Hội liên hiệp thuộc địa.

Anh Nguyễn đi với các đồng chí của mình trên hè phố Pa-ri với niềm vui mới nhưng anh đã nghĩ đến những công việc tiếp theo của tư tưởng cách mạng thấm sâu hơn vào quần chúng. Pa-ri với nét đặc biệt lâu đời là có nhiều quán cà phê, mọc lên ở bất cứ ngõ phố nào. Từ thời Von-te và cách mạng phá ngục Ba-xti, quán cà phê Pa-ri không chỉ là cái quày hàng cao cao, khách hàng ngồi trên những cái ghế lênh khênh để nhấp tách cà phê đặc sánh hoặc ly rượu mạnh. Nhiều khi những quán cà phê Pa-ri ấy còn đón khách là những nhà tư tưởng, nghị sĩ, văn hào và những nhà cách mạng. Và ở đây đã diễn ra những cuộc họp đã đi tới những quyết định làm đảo lộn và thúc đẩy sự tiến lên của thế giới. Lê-nin những năm sống ở Pa-ri hầu như ngày nào cũng ra quán cà phê, ở đấy Người gặp những đồng chí của mình ở Pháp hoặc từ nước Nga tới để bàn về cách mạng Nga. Đi trên phố A-ra-gô rộng và yên tĩnh, có hàng cây dẻ cao to um tùm, có bờ tường chạy dài của nhà tù La Xăng-tê, người ta thấy bên dãy nhà số chẵn một quán cà phê nhỏ. Đấy là quán cà phê “Hợp tác” mang biển số nhà 28. Ở đây, ngày 19-1-1922, anh Nguyễn Ái Quốc và Ban thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa họp quyết định lập ra Hội hợp tác Người cùng khổ nhằm mục đích xuất bản tờ báo Người cùng khổ. Anh Nguyễn học được ở Lê-nin cách sử dụng một vũ khí vô cùng sắc bén và quan trọng là báo chí và anh thấy đã đến lúc phải ra báo để làm công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tập thể trong nhân dân các thuộc địa.

Với thói quen làm việc gì đều có chuẩn bị, có nguyên tắc, chế độ, kỷ luật rõ ràng, tiếp thụ được từ nền sản xuất đại công nghiệp, anh Nguyễn trình bày Điều lệ của hội hợp tác Người cùng khổ, được Ban thường vụ thông qua. Bản điều lệ gồm 25 điều khoản nêu rõ Hội hợp tác này là hội kinh doanh sản xuấ, mỗi cổ phần đóng 100 phrăng, hùn vốn 15.000 phrăng để ra tờ báo Người cùng khổ, cơ quan bảo vệ các dận tộc thuộc địa Pháp, trụ sở đóng ở Pa-ri. Bản điều lệ còn định rõ tổ chức, quyền hạn, lề lối làm việc của ban nghị sự, ban kiểm soát, đại hội đồng, việc phân bố tiền lãi kinh doanh.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #97 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:14:00 am »

Anh Nguyễn cùng Xtéc-pha-ni, hội viên Hội liên hiệp thuộc địa, viết bản kêu gọi sau đây::

“Pa-ri, ngày 1-12-1922.
Đồng chí thân mến
Đồng chí đã hoặc sẽ nhận được một bản điều lệ của Hội hợp tác Người cùng khổ, Hội này đang được thành lập và sẽ xuất bản một tờ báo cùng tên.
. . . Các bạn ở chính quốc ! Các đồng chí ở thuộc địa !

Vì lợi ích của công lý, sự thật và tiến bộ, cần xóa bỏ khoảng cách giả tạo chia rẽ các bạn. Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ không dễ dàng đó. Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tình của các đồng chí mà chúng tôi biết là luôn luộn vượt lên trên mọi thử thách.

Hãy gia nhập Hội hợp tác Người cùng khổ của chúng tôi hoặc ngay từ hôm nay gửi mua dài hạn báo Người cùng khổ của chúng tôi, hoặc tốt hơn, nếu có thể, đồng chí làm cả hai việc một lúc.

Thành công của chúng tôi tùy thuộc ở sự tận tình của đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành công đó, chúng tôi không ngần ngại mà khẳng định như thế.

Cố gắng lên một chút để giúp chúng tôi, các bạn và các đồng chí sẽ đi theo sự nghiệp hòa bình của nhân loại”.

Tiếc rằng số người đóng cổ phần không đủ và cuối cùng Hội hợp tác Người cùng khổ không thành lập được. Anh Nguyễn quyết định vẫn cứ ra báo Người cùng khổ  bằng cáh quyên góp tiền trong số các hội viên Hội liên hiệp thuộc địa. Công việc chuẩn bị hết sức khẩn trương. Luật sư Blông-cua lo các vấn đề pháp lý của  tờ báo, Xtê-pha-ni đi khảo giá các nhà in và cuối cùng nhà in Lê-măng-xi-pa-tơ-ri-xơ có giá rẻ hơn cả. Anh Nguyễn lo tổ chức bộ biên tập, tòa soạn và anh mời được đại văn hào Hăng-ri Bác-buýt đỡ đầu cho báo Người cùng khổ. Lúc đó Bác-buýt phụ trách hội Clác-tê, một hội quốc tế các nhà văn tiến bộ mà có lần Lê-nin gửi thư chào mừng. Bác-buýt là bạn thân của anh Nguyễn đã hăng hái nhường anh đóng trụ sở báo Người cùng khổ ngay trong cơ quan của hội Clác-tê, số nhà 16 Giắc-cơ Ca-lô.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #98 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:14:23 am »

Đúng ngày 1-4-1922, số đầu tiên báo Người cùng khổ ra mắt bạn đọc với lời chào như sau :
“Thật vậy, trong lịch sử của quần chúng bản xứ các thuộc địa Pháp chưa có một tờ báo nào lập ra để kêu tôi sự thống khổ và sự nghèo nàn chung của họ, không phân biệt xứ sở và chủng tộc. Báo Người cùng khổ ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí Bắc Phi, Trung phi và Tây phi thuộc Pháp, ở Ma-đa-ga-xca, ở Đông Dương, Ăng-ti và Guy-an.
Báo Người cùng khổ tố cáo sự lạm quyền về chính trị, độc đoán về hành chính, bóc lột về kinh tế mà nhân dân trên các lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thầnchính họ, hô hào họ tổ chức lại nhắm mục đích đòi giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu nghị.
Báo Người cùng khổ là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: giải phóng con người”.
5.000 tờ báo đầu tiên được đưa về tòa soạn và anh Nguyễn tự tay gấp báo, dán băng, đề địa chỉ lên 200 số gửi về Việt Nam.
Đấy là tờ báo đầu tiên tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa yêu nước chân chính ở nước ta và các thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:23:35 am »

VIII. CÁCH MẠNG

Tên báo Người cùng khổ in bằng ba thứ tiếng : Pháp, A-rập và Trung Hoa do chính tay anh Nguyễn dùng bút lông viết. Chỉ điều ấy cũng đã nói lên tính quốc tế của tờ báo. Lần đầu tiên ở Pháp và trên thế giới, nhân dân nhiều nước thuộc địa khác nhau có một tổ chức và một tiếng nói đấu tranh chung. Là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo, anh Nguyễn Ái Quốc gieo hạt giống cách mạng khắp bốn phương và anh lĩnh trách nhiệm bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa không chỉ riêng của nhân dân Việt Nam mà của nhân dân các thuộc địa.

Số 1 báo Người cùng khổ ra được nhờ quyết tâm của anh Nguyễn và nhờ tiền đóng góp của tám người : Nguyễn Ái Quốc cho 25 phrăng, Blông-cua : 100, Hát-gia-li : 50, Môn-véc-vin : 50, Xtê-pha-ni : 25, Ô-nô-ri-ơ : 10, Ra-lai-mông-gô : 10, Phuốc-ni-rê : 10. Anh Nguyễn tự nguyện ủng hộ báo đều đặn mỗi tháng 25 phrăng, mặc dù anh rất nghèo. Và anh đã giữ đúng lời hứa như thế.

Lúc đầu báo Người cùng khổ ra mỗi tháng một kỳ, một năm báo giá ba phrăng. Mỗi lần báo ra, ngoài 200 tờ anh Nguyễn lấy gửi về Việt Nam, tòa soạn còn gửi 500 tờ đi Ma-đa-gát-xca, 400 tờ đi Đa-hô-mây, 200 tờ đi Bắc Phi, 100 tờ đi châu Đại Dương. Nghị sĩ trùm thực dân U-tơ-rây, “đại biểu” của Nam Kỳ, nói ở hạ viện Pháp rằng mỗi tờ báo Người cùng khổ có hàng trăm tờ truyền tay nhau trong nhân dân Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định. Lúc ấy có người mua tới mười đồng Đông Dương một tờ Người cùng khổ để xem.
Ban nghiên cứu thuộc địa của Trung ương Đảng cộng sản Pháp cử Ca-mi La-ri-be, đến giúp anh Nguyễn phát hành báo Người cùng khổ. La-ri-be, người An-giê-ri, mới từ An-giê đến Pa-ri học Đại học Y khoa. La-ri – anh Nguyễn thường gọi La-ri-be một cách thân mật như thế - kém anh Nguyễn năm tuổi, thường theo anh Nguyễn đi dự sinh hoạt Câu lạc bộ Phô-bua và được anh Nguyễn chỉ cho biết các diễn giả cùng quan điểm của họ. La-ri thấy nhiều diễn giả là bạn quen của anh Nguyễn. Đây là nhà thơ, nhà báo Gioóc-giơ Pi-ô-sơ, người tôi béo, có tính thương người, một thời gian ngắn làm bí thư Đảng bộ tỉnh Xen và có thời kỳ bị anh em đồng chí phê phán cái quan niệm cho rằng Đảng là “tổ chức của tình hữu nghị vĩ đại”. Đấy là nhà thơ vô chính phủ Han Ri-ne. Đấy là Ra-pô-po, người bảo vệ chủ nghĩa mác-xít khoa học.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM