Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:12:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72599 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:55:35 pm »

Anh Nguyễn vừa làm nghề ảnh vừa chăm chỉ học thêm ông Trường tiếng Pháp. Anh mở rộng mọi tiếp xúc với bà con kiều bào. Anh nói về Tổ quốc, về sự tàn ác của bọn thực dân xâm lược và nỗi khổ của nhân dân. Anh tâm sự và khêu gợi mọi người cần làm một cái gì cho việc giải phóng đất nước. Sống giản dị và trong sạch giữa Pa-ri, hàng ngày anh đi bộ từ đường Gô-bơ-lanh lên phố Mông-giơ và nhiều nơi trong khu La-tinh đông người Việt Nam ở, tìm gặp bà con kiều bào để tuyên truyền tinh thần yêu nước. Anh thường xuyên đến những quán báo đường Xanh Mi-sen đọc nhờ mấy tờ báo từ Đông Dương gửi sang để theo dõi tình hình nước nhà, lui tới thư viện Xanh-tơ Giơ-nơ-vi-e-vơ ở đường Păng-tê-ông để đọc sách. Anh niềm nở đón tiếp những thủy thủ Việt Nam về Pa-ri chơi vả hỏi chuyện công việc làm ăn của họ. Anh dành chủ nhật vào bệnh viện Cô-sanh thăm kiều bào ta nằm chữa bệnh.

Những người Việt Nam tại Pháp lúc đó thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo và thiếu lý tưởng. Trong giới kiều bào thanh niên, phần lớn là học sinh đại học sống bằng học bổng của chính phủ Pháp hoặc bằng tiền của gia đình ở trong nước gửi sang. Ỷ lại vào những nguồn tài chính đó, nhiều người học thì ít, dành nhiều thời giờ vào việc chơi bi-anh hoặc những thú vui khác nhằm thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ. Anh Nguyễn bằng kinh nghiệm của mình thuyết phục các bạn thanh niên cố học một nghề, tự lao động để sinh sống, coi việc không dựa vào tiền của chính phủ Pháp, không xin tiền của gia đình là một vấn đề danh dự của người thanh niên. Cùng nhau lập quỹ tương trợ ra báo, tạp chí để thông báo tin tức, kinh nghiệm cho nhau, kết đoàn, dùm bọc nhau để trở thành một sức mạnh. Và nhất là định cho mình một mục đích sống và làm việc : giúp ích Tổ quốc, đồng bào. Sự lười biếng cũng tệ hại như sự bàng quan đối với vận mệnh của đất nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:56:02 pm »

Anh Nguyễn tích cực hoạt động để thu hút kiều bào vào Hôi những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Anh trở thành linh hồn của hôi với tất cả nhiệt tình sôi nổi, đức tình kiên trì và nhãn quan sáng suốt của anh. Người thanh niên ấy cống hiến tất cả cho tập thể và cho hoài bão lớn của mình. Và so với mọi thanh niên lúc bấy giờ, anh có một sự nhạy cảm đặt biệt về chính trị và tính sáng tạo thiên tài. Anh từng sống với nỗi khổ của nhân dân lao động cho nên anh hiểu hơn ai hết nguyện vọng của họ.

Phải nói rằng trong nhà anh ở, mỗi người một tính nết và một tác phong, một lối sống và một quan điểm. Cụ Phan ít chịu học tập và nghiên cứu. Cụ hay đi chơi đánh bi-anh ở nhà Lu-đô, số nhà 14 phố Xoóc-bon. Cụ luôn luôn cho rằng nguyên nhân mọi sự đau khổ của nhân dân ta là bọn quan lại phong kiên sâu dân mọt nước, chứ không phải bọn thực dân xâm lược Pháp. Dân ta có thể dựa vào Pháp để cầu tiến bộ, dân chủ và cụ tin ở chính phủ Pháp sẽ mang lại một số cải cách cho nhân dân Việt Nam. Cụ phản đối bạo lực cách mạng, sợ những cuộc đảo lộn lớn. Cụ thường nói : « Bất bạo động, bạo động đắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu » (Đừng bạo động, bạo động là chết, đừng trông ngoài, trông ngoài là ngu).
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:56:34 pm »

Còn ông Trường thì không muốn hoạt động với quần chúng, tự phụ, nông nổi, nhút nhát, hay sợ liên lụy đến bản thân. Anh Nguyễn không tán thành quan điểm của cụ Phan và ông Trường. Còn cụ Phan và ông Trường thì cho rằng hoạt động của anh Nguyễn và Hội những người Việt Nam yêu nước là quá khích và trẻ con. Nhiều cuộc tranh luận chính trị giữa ba người đã diễn ra. Hai viên mật thám Đơ-ve-dơ và Đê-dia-rê chuyên theo dõi nhà số 6 báo cáo lên cấp trên : « gần đây, cứ tối đến thường có những cuộc tranh luận to tiếng trong nhà số 6, phố Vi-la đề Gô-bơ-lanh. Có dấu hiệu cho thấy tư tưởng của Phan Chu Trinh khác xa tư tưởng Nguyễn Ái Quốc ». Một báo cáo của Bộ thuộc địa Pháp lúc đó nhận xét : « Nguyễn Ái Quốc nổi lên là một người lãnh đạo có uy tín đối với người Việt tại Pháp trong khi vai trò của Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường lu mờ dần ».

Các nhà cách mạng dân tộc tư sản lớp trước anh Nguyễn mang theo những màu sắc của chủ nghĩa cải lương vào chủ nghĩa yêu nước. Còn anh Nguyễn đã đem đến cho kiều bào ta lòng hăng hái của tuổi trẻ và chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:57:03 pm »

Anh Nguyễn khám phá dần cái thế giới mới đối với anh là Pa-ri. Nhiều khu trong thành phố chưa có điện, những tàu thủy chở củi rúc tàu chạy nối đuôi nhau trên sông Xen nước trong vào lúc xuân sang ; những bà nội trợ đứng chờ lấy nước ở những vòi nước ngoài đường, những quán cà phê nhan nhản lúc nào cũng đông khách ; những cổ xe ngựa chạy lóc cóc trên đường phố lớn ; những quầy bán sách cũ trên bờ sông Xen ; tiến rao của hàng nghìn thứ quà rong và của thợ chữa rong. Và như người ta nói : « Tất cả mọi tiếng động của Pa-ri là một bài thơ ». Mỗi quận, mỗi khu phố của nó có lịch sự riêng, có màu sắc độc đáo, có đặc điểm xã hội và chính trị không gì lẫn được.

Pa-ri bắt đầu có những cơ sở công nghiệp lớn, nhiều nhất là thuộc ngành cơ khí, chế tạo xe hơi, hóa chất. Bộ mặt xã hội và chính trị còn thay đổi nhanh hơn bộ mặt kinh tế của nó. Trong lòng nó, một đội ngũ công nhân ngày càng phát triển đông, hăng hái và mạnh mẽ với những buổi mít tinh, luận chiến, những cuộc bãi công và biểu tình, với cả một truyền thống đấu tranh của nhiều thế kỷ.

Là người yêu nước, anh Nguyễn ham mê tìm hiểu lịch sử cách mạng của nhân dân Pháp và Pa-ri. Anh như được thấy những hình ảnh và nghe rõ hơi thở của nó trong các bảo tàng và khu di tích. Kể từ năm 1880, đã trở thành tục lệ, cứ vào hạ tuần tháng 5, nhân dân Pa-ri đến nghĩa trang Pe La-se-dơ mít tinh tưởng nhớ các chiến sĩ công xã. Anh Nguyễn cũng đến đây viếng những người anh hùng của chính quyền vô sản đầu tiên trên đất Pháp. Anh sống với nhửng cuộc vùng lên của công nhân chống giai cấp tư sản trong Viện bảo tàng cách mạng 1848 ở phố Coóc-đơ-li-e. Anh gặp lại những nhân vật và sự kiện lịch sử dựng bằng sáp tại Viện bảo tàng Grê-vin.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:57:32 pm »

Là công nhân, anh quan sát với mối cảm tình lớn lao những công nhân Pháp nghèo khổ và đói rét mà anh thường gặp ở ngoại ô, đi bộ rất xa từ nhà máy về nhà, vai đeo túi vải, mệt mỏi và buồn nản. Anh Nguyễn từng sống với giai cấp công nhân nhiều nước khác nhau không thể không đến với giai cấp công nhân Pháp. Và anh đã đến một cách giản dị, tự nhiên và chân thành. Nhiều người Pháp quen anh lúc đó đến ngày nay vẫn còn nhớ mãi đôi lòng bàn chai của anh lúc mới đến Pa-ri.

Anh thông thường nhanh chóng với giai cấp vô sản trên đất Pháp và anh thấy ngay những chổ giống nhau giữa giai cấp ấy và nhân dân anh : cả hai cùng một nổi khổ, cùng một kẻ thù và cùng một lợi ích. Điều phát hiện ấy là bướt ngoặc lớn trong quá trình phát triển tư tưởng cách mạng của anh và trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, khác xa và tiến bộ rất xa so với những nhận thức của các nhà yêu nước đi trước anh. Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa gắn bó với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc. Tư tưởng ấy đưa anh Nguyễn đi với bộ phận cách mạng của giai cấp công nhân.

Đảng xã hội Pháp, tổ chức duy nhất lúc đó ở Pháp bênh vực quyền lợi của nhân dân thuộc địa, có sức thu hút anh. Anh Nguyễn tìm đến các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết do Đảng xã hôi tổ chức. Anh nghe một cách hứng thú những diễn giả người Pháp lên án thực dân Pháp ở các thuộc địa và cả những lời công kích các ông chủ tư bản. Đảng xã hội Pháp dạo ấy có một bộ phận chuyên tuyên truyền tổ chức những người thuộc địa sống ở Pháp. Những lần đi nghe nói chuyện, anh Nguyễn có dịp làm quen với những cán bộ Đảng xã hội, trong số đó có Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê. Pôn hỏi thăm anh Nguyễn, đời sống và đất nước của anh, làm cho anh có nhiều cảm tình ngay từ đầu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:58:12 pm »


Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê kém anh Nguyễn hai tuổi. Pôn là một nhà văn, nhà báo hiểu biết rộng, đồng thời là một họa sĩ và nhạc sĩ, trong chiến tranh đã từng chỉ huy một đơn vị xe thiết giáp. Pôn thuộc cánh tả Đảng xã hội, là một nghị sĩ trẻ trong quốc hội Pháp, có đức tính hồn hậu, khiêm tốn và một lối nói hấp dẫn. Pôn giới thiệu anh Nguyễn làm quen với Mác-sen Ca-sanh, một nhà cách mạng nổi tiếng, và nhà văn hào Hăng-ri Bác-buýt. Anh Nguyễn còn quen với nhiều nhà hoạt động công đoàn cách mạng như Ga-xtông Mông-mút-xơ, chủ bút báo. Đời sống công nhân, Mô-nát và Buốt-đơ-rông, với nhiều nhà báo như Giăng Lông-ghê, cháu ngoại Các-mác, chủ nhiệm báo Dân chúng. Tất cả những người bạn mới ấy đều quan tâm hỏi thăm anh tình hình đời sống khổ cực của nhân dân Việt Nam, đồng tình với nguyện vọng chính đáng của đồng bào anh và đã giúp cho anh rất  nhiều lời khuyên, kinh nghiệm…, bài học và tin tức bổ ích.

Những mối quan hệ xã hội mới ấy đưa dần anh Nguyễn vào một môi trường hoạt động chính trị sôi động. Nhưng, đối với anh, niềm phấn khởi duy nhất trong những sự quen biết ấy là anh đã thấy trên đất Pháp rất nhiều người Pháp và một chính đảng Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào anh để giành độc lập, tự do.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #36 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:59:15 pm »

 Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê cùng Ma-ri-anh Lê-ô-ni, một cán bộ của Đảng xã hội, thường rủ anh Nguyễn đi dự những buổi nói chuyện về chính trị. Một đêm tan buổi họp chính trị ở hội trường Muy-chuy-a-li-tê, cả ba người đi trên hè phố Pa-ri khuya vắng, chỉ còn tiếng vó ngựa thong thả kéo xe chở hàng đến chợ Han-lơ, Ma-ri-anh bảo Pôn : « Nguyễn đúng là Phéc-đi-năng… » không ai trả lời. Ma-ri-anh nói thẳng điều thắt mắt của chị với anh Nguyễn : chị đọc một cuốn chuyện trinh thám tả một người châu Á bị cảnh sát lùng bắt ráo riết. Anh ta liền cải trang thành một người châu Âu lấy tên là Phéc-đi-năng, giống đến nỗi hoạt động ngay trước mặt cảnh sát mà cảnh sát không biết. Và chị Ma-ri-anh bị cuốn tiểu thuyết ám ảnh, không biết  anh Nguyễn có phải là Phéc-đi-năng thật không. Pôn liền bảo : « Cô muốn yên tâm thì cứ gọi Nguyễn là Phéc-đi-năng để đừng thắc mắc nữa ». Từ đó, Ma-ri-anh gọi anh Nguyễn là Phéc-đi-năng.

Cả Ma-ri-anh và Pôn đều mừng rỡ khi biết tin anh Nguyễn được kết nạp vào Đảng xã hội Pháp. Đấy là người Việt Nam đầu tiên vào một chính đảng Pháp. Khóa đảng viên Đảng xã hội năm 1918 anh Nguyễn vừa gia nhập đưa tổng số đảng viên trong toàn Đảng thành 11.970 người so với 100.000 người trước năm 1914. Cả một lớp đảng viên đông đảo chết trong số gần hai triệu người Pháp chết vì chiến tranh. Khóa đảng viên vào cuối năm 1918 ấy, lịch sử Đảng xã hội Pháp gọi là « Thế hệ lửa đạn ». Một thế hệ trẻ, trong đó có anh Nguyễn, lớn lên trong chiến tranh thế giới, với những suy nghĩ mới và sự hăng say mới, sẽ tác động sâu sắc đến chiều hướng chuyển biến về sau trong nội bộ Đảng xã hội Pháp.

*****
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 04:50:26 pm »

IV. PHÁO HIỆU



Mùa đông đầu tiên sau chiến tranh ở Pa-ri hết sức khắc nghiệt. Nhân dân thiếu than để sưởi và nạn đầu cơ than hoành hành làm cho đời sống người lao động them khổ cực. Than ở vùng mỏ Pa đờ-ca-le - miền Bắc nước Pháp – không đưa về được do thiếu phương tiện vận chuyển và đường xá bị bom đạn chưa sửa xong. Người ta phải lấy hàng vạn tấn than của vùng Pháp chiếm đóng bên Đức chở bằng đường thủy về Pa-ri. Ban đêm vẩn thi hành lệnh giới nghiêm và sáng ra, người xếp hàng đông trước các cửa hang bánh mì và thực phẩm. Bọn chủ ra sức bóc lột công nhân. Hàng vạn người thất nghiệp, người ăn xin lang thang trên các vỉa hè. Một làng sóng bãi công lang khắp nước Pháp. Công nhân ở hầu khắp các ngành công nghiệp ngừng việc đòi tăng lương và ngày làm không quá 8 giờ. lần đầu tiên trong đời, anh Nguyễn hòa mình vào cuộc đấu tranh rộng lớn ấy của Đảng xã hội và các công đoàn Pháp, thấy được phần nào tính gây gắt của cuộc xung đột giai cấp.

Nhưng đối với anh Nguyễn, số phận của đồng bào và Tổ quốc anh sau chiến tranh vẫn là mối quan tâm hàng đầu của anh. Bọn thực dân quên ngay hàng vạn người Việt Nam đã bỏ mình trên đất Pháp, đất Đức và ở vùng Ban-căng. Anh Nguyễn còn thấy ở phía bắc Pa-ri còn hàng vạn người Việt Nam khác đào đắp đất từ tháng nay sang tháng khác, ăn ở tồi tệ, sống như tù khổ sai, duy chỉ không có cùm ở chân vì họ không biết chạy đi đâu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 04:53:49 pm »

Khi đại bác của đế quốc đã ngấy thịt người da đen, da vàng thì những lời hứa hẹn bay bướm của thực dân tan biến ngay và người Việt Nam trở thành “giống người hèn hạ”. Anh Nguyễn căm giận khi đọc thấy trên báo chí của bọn thực dân những đoạn viết như sau: “Đối với cái giống An Nam, chỉ có một cách cai trị tốt nhất là thống trị bằng vũ lực… Dạy học cho người An-nam hoặc cho phép họ tự học là một mặt cấp cho họ những súng bắn nhanh để chống lại chúng ta, mặt khác đào tạo nên những con chó có kiến thức chỉ tổ làm rầy rà hơn là có ích đối với chúng ta”. Ở Việt Nam, người Pháp là chúa tể được tự do bóc lột, đánh đập, bắt giết người bản sứ. Còn người Việt Nam nếu lên tiếng kêu ca, phàn nàn thì lập tức bị bỏ tù. Người Pháp nắm độc quyền buôn bán, ngoại thương chiếm ruộng đất, đi lại tự do, còn người Việt Nam là đối tượng của một chính sách ngu dân, bần cùng hóa, không có quyền tự do đi lại trên đất nước cùa mình. Sau chiến tranh số người bị đưa đi giam ở Côn Đảo, Sơn La, đưa đi đày ở Guy-an và Tân Thế Giới lại tăng lên.

Anh Nguyễn muốn tố cáo với mọi người ở khắp mọi nơi tôi ác của chủ nghĩa thực dân và những bất công tày trời ở Việt Nam. Giăng Lông-ghê thông cảm với anh, khuyến khích anh viết tin, viết bài đăng báo Dân chúng. Là một trạng sư, Giăng Lông-ghê lấy vợ là Gien-ni Mác, con gái Các Mác, chuyên nghiên cứu phong trào công nhân thế giới và cũng như người cha, Sác-lơ Lông-ghê, một chiến sĩ Công xã Pa-ri, Giăng rất nhiệt tình với những người bị áp bức. Giăng Lông-ghê gọi anh Nguyễn là “đồng chí thân ái”, giúp anh Nguyễn hiểu biết một số vấn đề chính trị, đồng thời cũng được anh Nguyễn giúp hiểu được tình cảnh của nhân dân thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 07:31:44 pm »

Nhờ Lông-ghê, anh Nguyễn biết được một vũ khí mới để chống thực dân và làm cho thế giới biết đến đồng bào của anh. Vũ khí ấy là ngòi bút. Nhưng anh viết bằng tiếng Pháp chưa thạo. Anh tự bảo mình phải học viết cho kỳ được. Chính Ga-xtông Mông-mút-xô, chủ bút báo đời sống công nhân đã tận tình dạy anh viết báo.
Ga-xtông bảo anh Nguyễn :
-Có tài liệu gì, anh cứ viết rồi tôi đăng cho.
Anh Nguyễn đáp :
-Tài liệu thì có, chỉ tội tôi không viết được.
Ga-xtông động viên :
-Anh cứ viết ba dòng, năm dòng cũng được. Có thế nào thì viết thế ấy. Nếu viết có sai mẹo mực thì tôi sửa cho.
Anh Nguyễn viết ba, bốn dòng, chép ra hai mảnh giấy, một gửi cho Ga-xtông, một anh giữ lại. Anh sung sướng thấy bài được đăng báo, đem so bài báo đã đăng với bào báo giữ lại xem sai, dở chỗ nào để rút kinh nghiệm. Ít lâu sau, Ga-xtông nói :
-Anh viết được ba dòng rồi, bây giờ thử kéo dài ra.
Anh Nguyễn cố gắng kéo dài mãi cho đến lúc viết được mười dòng. Lúc này, Ga-xtông lại khuyến khích :
-Anh kéo dài nữa đi cho tài liệu thành một bài nhỏ.
Thế là anh Nguyễn cố viết được một cột báo, rồi một cột rưỡi. Nhưng Ga-xtông lại dặn :
-À bây giờ anh viết được rồi thì nên làm một cách khác, rút ngắn bài lại. Từ một cột rưỡi, nay chỉ viết một cột thôi. Viết cho thật chặt chẽ, xem đi xem lại, những cái gì lôi thôi, dài dòng không cần thiết thì bỏ đi.
Anh Nguyễn đếm một dòng có bao nhiêu chữ, một cột có bao nhiêu dòng để rút ngắn cho đến lúc còn một cột và còn mười dòng. Ga-xtông vui vẻ nói :
-Được rồi đấy, viết dài được, viết ngắn được, bây giờ có vấn đề gì thì viết dài hay viết ngắn, tùy ý anh. Câu chữ viết cho rõ ràng, không lủng củng. Chữ nào không hiểu mà muốn dùng thì hỏi anh em, chớ có dùng ẩu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM