Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:44:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #20 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:43:41 pm »

Ít lâu sau, anh Thành chuyển đến làm phụ bếp cho một khách sạn lớn và nổi tiếng hơn là khách sạn Các-tơn ở phố Hay-ma-két. Khách sạn chiếm một tòa nhà 6 tầng chạy hai mặt phố. Nhà bếp ở dưới tầng hầm với những lối đi chật hẹp, những ngách lò xây vòm cuốn, những đường ống kẽm dẫn khói lên trên. Ở đây, anh Thành làm việc dưới sự điều khiển của đầu bếp người Pháp E-xcô-phi-ê mà tài nấu bếp của ông cả thế giới phương Tây ngày trước đều biết, tặng ông cái tên gọi :  « vua đầu bếp ». Anh làm những công việc rửa bát và anh chịu khó nhặt ra những thức ăn thừa của khách giao cho nhà bếp để cho người nghèo chứ không đổ tuột vào thùng rác. Lời nói hòa nhã, đức tính giản dị, thương người, lối sống đứng đắn, tác phong cần cù của anh được mọi người trong nhà bếp quý mến và người đầu bếp có cảm tình đặc biệt với anh, đưa anh từ nghề rửa bát sang nghề làm bánh ngọt. Và cái món bánh kem va-ni nhân đào sở trường nổi tiếng của ông, E-xcô-phi-ê đã dạy lại cho anh Nguyễn Tất Thành.

Trong khu nhà bếp này anh Thành lao động và giữ thói quen đọc báo hằng ngày. Bên lò bếp than anh đã khóc khi đọc tin cái chết dũng cảm của một nhà yêu nước Ai-rơ-len và anh nhắc đến khí tiết anh hùng của Tống Duy Tân mà anh tôn kính.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #21 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:44:22 pm »

Anh là một thanh niên không sống bàng quan và ích kỳ, mà sống có sự suy xét trước thời cuộc. Tầm mắt đại dương của anh giúp anh hiểu nhanh mọi sự kiện và đưa anh đến gần những quan điềm tiến bộ nhất của thời đại. Tháng 8-1914, giữa Luân Đôn, anh biết tin chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Anh viết thư cho ông Phan Chu Trinh :
« Bác kính mến,
Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu  bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu có nói với Bác về cơn dông sấm động. Số mệnh sẽ còn dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước được ai sẽ thắng. Các nước trung lập còn đang lưỡng lự và các nước tham chiến không thể đoán biết được ý đồ của họ. Tình hình diễn ra là ai thò mũi vào thì chỉ có thể  đứng về phe của địch thủ bên này hoặc địch thủ bên kia. Người Nhật Bản hình như có ý định nhúng tay vào. Cháu nghĩ trong ba hoặc bốn tháng tình hình châu Á sẽ có nhiều chuyển biến.
Xin gời lời hỏi thăm Bác và em Dật. Mong Bác trả  lời sớm về địa chỉ sau đây :
Gửi Nguyễn Tất Thành số nhà 8, phố Xtê-phen, Tốt-ten-ham Luân Đôn ».
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:44:53 pm »

Nghĩ về châu Á, anh Thành nóng ruột nghĩ đến Tổ quốc. Đất nước sẽ ra sau trong chiến tranh ? Làm gì được cho đồng bào lúc này ? Anh chỉ là một thanh niên chưa đủ hiểu biết và kinh nghiệm, một thanh niên đang tìm đường. Anh mong đợi ở các vị tiền bối cách mạng làm một cái gì thức tỉnh nhân dân. Anh gửi cho ông Phan Chu Trinh một bưu thiếp  trong có mấy vần thơ :
« Chọc giời quấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng…
…Ba hột đạn thầm hai tất lưỡi
Sao cho ích giống mới cam lòng
                  Hy Mã nghi bá đại nhơn thấu
                  Cuồng Điệt Nguyễn Tất Thành ».

Một gợi ý, một kiến nghị hay một lời kêu gọi bóng bẩy mà tha thiết từ đáy lòng một thanh niên gửi tới nhà yêu nước đàn anh ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:47:11 pm »

Chiến tranh ngày càng ác liệt. Tháng 4-1917, Mỹ mới nhảy vào vòng chiến đứng về phe đồng minh. Quân Đức chiếm toàn bộ nước Bỉ, Ba Lan, Xéc-bi, Ru-ma-ni, vùng đất gần biển Ban-tích, Lít-va, một phần nước Bạch Nga và một phần quan trọng của nước Pháp.

Thực dân Pháp vét ở Việt Nam đưa sang Pháp gần 10 vạn người làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhân dân Việt Nam bị bóc lột đến cùng cực để nuôi chiến tranh. Cách mạng sôi sục ở nhiều nước, ngay trong lòng nước Đức và mạnh nhất ở nước Nga của Sa hoàng. Vua Duy Tân nổi dậy ở Huế. Nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghĩa. Mọi vùng đất của đế quốc Pháp đều có chuyển biến, báo hiệu cơn giông. Anh Nguyễn Tất Thành muốn đến gần những trung tâm nóng bỏng. Anh bỏ nghề phụ bếp ở Luân Đôn, sang Pháp. Đấy là vào cuối năm 1917.

*****
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:47:58 pm »

III. LỬA ĐẠN


Chiến tranh đang bước vào thời kỳ ác liệt nhất. Quân Đức dùng đến những loại đại bác cỡ lớn. Chúng thả trên biển rất nhiều thủy lôi, một trong những thứ vũ khí khủng khiếp lúc đó. Bất chấp nguy hiểm, anh Thành vượt biển Măng-sơ đến Pháp và đến tuyến lửa. Anh quyết tâm đến đất nước này vì nhiều lẽ. Không như bên Anh, ở đây có hàng vạn người Việt Nam , phần lớn là công nhân và binh lính, một môi trường hoạt động thích hợp với anh. Và cũng không ở đâu thuận lợi bằng ở Pháp để anh vừa nghiên cứu kẻ thù từ trong sào huyệt của nó, vừa có những tin tức nhanh nhạy và thường xuyên về Tổ quốc của anh. Từ lâu anh muốn tìm hiểu về nền văn minh nước Pháp và nhân dân Pháp với truyền thống cách mạng cùng những tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ. Sau khi qua các đại dương và các lục địa, sống và làm thuê ở hai nước tư bản hùng mạnh là Anh và Mỹ, anh Thành muốn dừng chân trên đất Pháp, hoàn thành đợt khảo sát và rèn luyện đầu tiên của mình. Những kinh nghiệm và hiểu biết mà anh tích lũy được trong cuộc hành trình 6 năm ròng sẽ giúp anh so sánh, phân tích chính xác trong khi sống trên đất Pháp và cũng giúp anh tìm thấy  nhanh chân lý.

Những cuộc báo động liên tiếp, những thị trấn, làng mạc bị tàn phá, những cán thương binh từ mặt trận đưa về Pa-ri, những đồng bào của anh lìa vợ con, quê hương phơi xác trên chiến trường châu Âu…, tất cả đã làm anh hiểu rỏ bản chất của chiến tranh đế quốc. Những người lính Việt Nam bị cưỡng ép sang Pháp dưới roi vọt, dùi cui của bọn thực dân. Và khi anh Thành thấy trên lưng hay cổ tay họ một con số do bọn thực dân thích vào da họ bằng chất ni-tơ-rát bạc thì anh lại nhờ đến cảnh tương tự trong những chợ buôn nô lệ ở châu Phi. Thời chiến ũng như thời bình, sự khốn khổ của người dân thuộc địa là nguồn lợi của bọn thực dân. Chỉ có điều khác là khi có chiến tranh, bị đẩy ra trận, những người da đen, da vàng hèn hạ ấy được các quan toàn phong cho cái danh hiệu là « chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do ».
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:48:34 pm »

Lúc anh Thành tới Pháp chính là lúc nhân dân biết rõ sự lừa bịp của bọn tư bản và nhiều cuộc phản chiến đã xảy ra trong quân đội Pháp. Có những đại đội không tuân lệnh chỉ huy, vứt súng và không chiến đấu. Có những đơn vị khi có lệnh xung phong đã phản đối :  « Không đến lượt chúng tôi mà đến lượt  các chủ nhà băng ». Lính phản chiến đông, bọn chỉ huy bốc thăm lấy ra một số người đem đi bắn. Năm 1917, trong quân đôi Pháp có 554 án tử hình vì phản chiến.

Hăng-ri Bác-buýt cũng đã cất cao tiếng nói phản chiến. Là một nhà văn, cũng bị tuyên truyền của giai cấp tư bản lừa bịp, khi chiến tranh nổ ra, Bác-buýt xung phong ra trận, mặc dù lúc đó ông đã 41 tuổi và người gầy yếu. Ông làm lính thường và ông chiến đấu ngoài mặt trận cùng các đồng đội là công nhân, nông dân, trí thức. Gần hai năm sống ở tuyền tuyến, trải qua nhiều thử thách và gian khổ, chứng kiến nhiều cảnh bất công đau lòng, nghe được nhiều nỗi tâm sự nhói trong tim, ông nhận ra không phải ông đang « bảo vệ Tổ quốc » như người ta nói mà chính đang bảo vệ két bạc cho bọn tư bản. Giác ngộ và phẫn nộ, ông viết tiểu thuyết « Lửa » đăng trên một tờ báo Pa-ri mà anh Thành rất chú ý đọc. Tiểu thuyết ấy miêu tả sinh động nổi khổ và tâm hồn của những người lính ngoài mặt trận. Và Bác-buýt đã kết luận : « Không thể thoát khỏi chiến tranh bằng cách thụ động buông súng xuống. Chỉ có thể thủ tiêu chiến tranh bằng cách quay súng lại bắn vào giai cấp tư sản thống trị của chính nước mình ». Anh Thành hiểu thêm một điều : trong chiến tranh của bọn đế quốc, nhân dân lao động ờ chính quốc và nhân dân ở thuộc địa đều khổ như nhau, xương máu hi sinh chỉ phục vụ cho lợi ích của bọn cá mập tư bản thực dân. Gần một vạn đồng bào anh đi lính sang Pháp không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:49:25 pm »

Thành phố Pa-ri mà anh đến lần đầu tiên năm 1917 ấy vẫn giữ được trong chiến tranh vẻ đẹp và những nét đáng yêu của nó. Pa-ri không phải là của riêng giai cấp tư bản tham tàn và ích kỷ. Pa-ri còn là của nhân dân lao động yêu đời và hồn hậu, cởi mở và phóng khoán, tha thiết với tự do, dân chủ, mang trong mình truyền thống cách mạng vẻ vang và những di sản văn hóa, tư tưởng tiến bộ.

Phố Ăng-xiên Cô-mê-đi vẫn còn quán cà phê Prô-cốp mở từ năm 1686, một trung tâm hoạt động chính trị, văn học và triết học, nơi thường lui tới ngày trước của La Phông-ten, Băng-gia-manh, Phrăng-clanh, Đăng-tông, Ma-ra, Rô-be-pi-e, Na-pô-lê-ông, Vích-to Huy-gô, Muýt-xê, La-mác-tin, Ban-dắc, Bô-đơ-le… Phố Pa-le Roay-an, nơi lập đại bản doanh Cách mạng 1789, ở đây nhà báo Ca-mii Đề-mu-lanh đã đứng trên bàn giữa phố kêu gọi nhân dân cầm súng nổi dậy kéo đi phá ngục La Ba-xti xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế. Quảng trường La Công-coóc như còn âm vang tiếng trống của hàng vạn nhân dân rầm rập xuống đường năm 1793 chặt đầu vua Lu-i 16. Những dãy phố cổ kính ồn ào của khu Ma-re từng chứng kiến năm 1832 cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân trên các chiến lũy. Bức tường rêu phủ trong nghĩa trang Pe La-xe-dơ còn ghi sự tích cảm động của người chiến sĩ công nhân năm 1871 lập công xã Pa-ri, lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố thủ tiêu chế độ người bóc lột người, chính quyền thuộc về giai cấp vô sản, cuối cùng dũng cảm hy sinh trước mũi súng quân thù.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:50:26 pm »

Bên dưới lớp vỏ của một Pa-ri nhộn nhịp, đông đúc, hoa lệ và có vẻ tự do ấy là sự bất công, sự bóc lột, sự nhơ bẩn và sự tàn nhẫn của xã hội tư bản. Pa-ri, thành phố của những mâu thuẫn, của những nhà triệu phú kếch xù và những người nghèo xác xơ ; của những người ăn bám và những người lao động cực nhọc ; của những biệt thự tráng lệ và những nhà ổ chuột ẩm thấp ; của những mụ chủ người cuốn đầy vàng và những người thất nghiệp nằm co quắp trên sàn chợ Mô-be ; của những cửa hàng lộng lẫy và những cổ xe  khấp khểnh đẩy bán hạt dẻ rang ; của những khóm hồng vườn Ba-ga-ten và những đống giẻ rách hôi hám trong khu chợ Rận…

Nhiều nhà cách mạng từ khắp nơi trên thế giới đến Pa-ri lắng nghe ở đấy tiếng rì rào của những bài học lịch sử, nhìn thấy ở xã hội ấy một vài tia sáng cho tư duy và phương thức hoạt động của mình, rút ra từ thành phố ấy những tinh hoa trí tuệ cần cho cuộc đấu tranh ngày mai. Các-mác đến Pa-ri tháng 11-1843 giữa lúc giai cấp tư sản Pháp đang giàu lên, xây nhà cao cửa rộng và những khu phố sang trọng trong khi quần chúng lao động đói rét, thất nghiệp, bệnh tật sống chui rúc ở những căn nhà chật hẹp. Nước Đức nửa phong kiến, lạc hậu về kinh tế so với nước Pháp, không có sự tập trung to lớn người lao động như ở Pháp, những con người buột phải bán sức lao động để sống. Học thuyết của Mác về đấu tranh giai cấp hình thành chủ yếu do kinh nghiệm Pháp. Các cuộc cách mạng đánh đổ chế độ nô lệ và chế đô phong kiến ở Pháp đã chứng minh rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử. Các Mác dựa trên kinh nghiệm của Công xã Pa-ri để sửa lại một điểm trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản theo ý mới là : giai cấp công nhân phải phá hủy, phải đập tan bộ máy nhà nước phản động sẵn có và không thể chỉ giản đơn chiếm lấy bộ máy ấy.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:52:04 pm »

Sau Các Mác, Ăng-ghen đến ở Pa-ri nghiên cứu phong trào công nhân Pháp đi tới những nhận xét tài tình : « Ở đây, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cách mạng chống giai cấp tư sản thống trị mang hình thức gây gắt chưa từng thấy ở một nước nào » và « giai cấp vô sản không phải là một vết thương nhơ bẩn của xã hôi như cách nhìn của một nhà triết học mà chính là giai cấp cách mạng nhất sẽ đem lại chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cho loài người ». 

Sau Mác và Ăng-ghen, Lê-nin đến ở Pa-ri nhìn thấy qua phong trào công nhân Pháp đà tiến mới của cách mạng vô sản. Và từ Pa-ri, Người viết bài cho báo chí cách mạng Nga ca ngơi Công xã Pa-ri, coi Công xã Pa-ri là hành động đầu tiên của cách mạng vô sản để đập tan bô máy nhà nước tư sản, là hình thức chính đã được tìm ra mà người ta có thể và phải dùng để thay thế bộ máy đã bị đập tan.

Sau Mác, Ăng-ghen và Lê-nin, anh Thành đến với Pa-ri với tên gọi mới : Nguyễn Ái Quốc, với chí lớn tìm ra con đường đạp đổ cả một chế độ áp bức nhân dân. Nguyễn Ái Quốc – một bí danh mới, một thời kì mới và cũng là lời công khai tuyên chiến của anh với chủ nghĩa thực dân. Khác với điều kiện hoạt động của  Mác, Ăng-ghen và Lê-nin, anh là một người dân mất nước, sống cuộc sống của người lao động giữa Pa-ri, làm việc ngay dưới nanh vuốt của chính kẻ thù.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:52:43 pm »

Vừa tới Pa-ri, anh Nguyễn Ái Quốc đến ở nhà số 6 phố Vi-la đề Gô-bơ-lanh, một phố yên tĩnh của quận 13. Đây là nhà luật sư Phan Văn Trường, cùng ở có cụ Phan Chu Trinh mà anh Nguyễn Ái Quốc có thư từ thăm hỏi luôn khi anh còn ở Luân Đôn. Ông Trường nhường cho anh ở nhờ một buồng con trên gác ba, vừa đủ kê một cái bàn, một cái giường và một cái tủ con.

Dạo ấy,  nhà số 6 phố Vi-la đề Gô-bơ-lanh là một trung tâm gặp gỡ của nhiều Việt kiều ở Pa-ri. Có khi bà con đến chơi, ăn ngủ liền mấy ngày. Trong số đó có ông Khánh Ký mở hiệu ảnh dưới tỉnh thường hay về Pa-ri. Ông Khánh Ký tên thật là Nguyễn Văn Xuân, quê ở Nam Định, sang Pháp đã lâu, buôn bán lúc thì ở Tác-bơ – miền Nam nước Pháp, lúc thì ở Gơ-răng Công-bơ. Ông đi lại nhà số 6 như người nhà và truyền lại nghề ảnh cho cụ Phan Chu Trinh. Gần 10 năm ở Pháp, đời sống eo hẹp dần, cụ Phan phải kiếm thêm một nghề để có đồng ra đồng vào. Cụ làm nghề ảnh tư ngay tại nhà số 6. Để sống, anh Nguyễn – cả người Việt lẫn người Pháp quen gọi anh Nguyễn Ái Quốc như thế - cùng với một kiều bào khác tên là Tuyết giúp việc cho cụ Phan đồng thời học nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh.

Cụ Phan là một nhà yêu nước chân thành, nổi tiếng ở Việt Nam và nước ngoài. Cụ hơn anh Nguyễn 19 tuổi. Còn ông Trường vốn là thông ngôn, học đến tiến sĩ luật học, làm nghề luật sư ở Pa-ri. Ông giỏi tiếng Pháp, vào quốc tịch Pháp, có nghiên cứu chủ nghĩa Mác, quen biết nhiều nhà trí thức và chính trị Pháp. Điều mà anh Nguyễn băn khoăn hỏi hai người lúc đó là làm gì cho đất nước khi đồng bào khao khát cách mạng thì không được trả lời thỏa đáng, rõ ràng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM