Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:34:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72605 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:25:20 pm »

Tiếng gọi của lý tưởng không cho anh Thành học hết ba năm ở trường dạy nghề. Mới học ba tháng, anh bỏ học. Trưa ngày 2-6-1911, anh ra bến Nhà Rồng (Sài Gòn). Vừa lúc một chiếc tàu của hãng Năm Sao từ Tua-ran (tức Đà Nẵng) cặp bến. Đấy là tàu “Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin”. Anh Thành lên thẳng tàu xin việc làm. Lúc đầu, chủ tàu ngần ngại vì thấy anh gầy gò, có vẻ một anh học trò hơn là một người lao động. Sau người đó cũng nhận và hẹn anh hôm sau đến. Anh Thành xuống tàu làm bắt đầu từ ngày 3-6-1911 với một tên mới : Văn Ba. Cùng xuống làm tàu hôm đó với anh còn có 4 thanh niên Việt Nam, nhũng nông dân nghèo khổ, mù chữ, bỏ làng và gia đình đi kiếm ăn : Lê Quang Chi, Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Tuân và Đặng Quan Rao. Trên tàu có ba người Việt Nam làm cho hãng tàu từ trước. Đấy là các bác Nguyễn Văn Hùm, Bùi Văn Viên, Nguyễn Văn Ba, những người hôm trước đã đưa anh Thành đến gặp chủ tàu.

« Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin » là một trong những tàu lớn đầu thế kỷ, vừa chở hàng, vừa chở khách, dài 124 mét 10, rộng 15 mét 20, chạy máy hơi nước có 2800 sức ngựa, trọng tài 5572 tấn. Đáy tàu có hầm chứa 900 tấn nước ngọt và 15 tấn than để có thể chạy một mạch 12000 hải lý không phải ghé bến. Ở boong trên cùng có buồng sĩ quan, thủy thủ người Pháp, phòng ăn, phòng hút thuốc lá và một dãy buồng cho 40 khách đi vế hạng nhất. Khoang cuối cùng phía giữa tàu là nơi đặt các thứ náy móc, ba nồi hới lớn và chỗ ngủ cho các bồi tàu như anh Thành. Ở đây không khí ngột ngạt, tranh tối tranh sáng, suốt ngày đêm tiến máy chạy sình sịch rung chuyển vách hầm, nhứt tai nhứt óc, người không quen  rất khó ngủ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:26:13 pm »

Viên thuyền trưởng Lu-i Ê-đu-a Mai-sen, 38 tuổi, quê ờ Đoong-kéc, miền Bắc nước Pháp, giao anh Ba làm phụ bếp : nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than, dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn… Làm việc quần quật suốt từ  sáng tinh mơ đến đêm,anh Ba mình đầy bụi than và mồ hôi. Có khi hai, ba giờ sáng, cai nhà bếp còn đến gọi dậy đi khuân thực phẩm  dự trữ ướp lạnh ở kho đưa lên bếp. Lương anh Thành ghi trên sổ tàu là 45 phrăng một tháng ( tức 4 đồng 5 hào tiền Đông Dương). Nhưng sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ người Pháp, trừ đầu trừ đuôi mọi khoản, thực tế anh chỉ còn được lĩnh 10 phrăng. Trong khi đó, viên thuyền trưởng Mai-sen lĩnh lương chính mỗi tháng 300 phrăng, chưa kể phụ cấp, và lớp « gác-xông » trên tàu, tức bồi người Pháp, làm cùng thứ việc như anh Thành thì hưởng lương nhiều gấp ba lương anh. Trong bộ quần áo xanh của bồi tàu, anh Thành khuân vác lên thang, xuống thang, khi xách nước, xúc than, lúc dọn chảo, gọt măng, anh phải đem hết sức ra mới làm xong hết việc. Bùi Quang Chiêu kỹ sư canh nông người Việt vào quốc tịch Pháp, đi vé tàu hạng nhất cùng với gia đình sang Pháp du lịch, trông thấy anh Thành liền gọi anh lại bảo : « Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này ? Bỏ nghề này đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn ».

Không, anh Thành đã chọn cách đi riêng của anh. Lao động đối với anh là phương tiện để đi tìm chân lý. Sự nghiệp của anh bắt đầu bằng đôi bàn tay trắng. Nhưng đôi tay sẽ làm nên tất cả, bất chấp gian nguy và khổ cực, bất chấp sóng dữ và những chân trời xa lạ không có người quen. Người thanh niên có chí lớn và sự táo bạo ấy cũng là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tự dấn mình vào con đường « vô sản hóa ». Tuổi trẻ, khi tình yêu Tổ quốc đã bùng lên, bao giờ cũng đẹp, đầy dũng khí và niềm tin. Anh Thành lăn mình vào cuộc sống của quần chúng vô sản chính là đang tạo ra cho lòng anh mảnh đất thuận lợi cho giác ngộ giai cấp nẩy mầm.

Tàu « Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin » điểm danh chuẩn bị nhổ neo rời Sài Gòn. Tổng số thủy thủ, nhân viên có mặt trên tàu là 72 người. Viên chánh sở đăng ký hảng hải Sài Gòn đóng dấu chứng nhận vào sổ tàu và cho phép chạy. Anh Văn Ba cùng con tàu rời bến Nhà Rồng đi Xin-ga-po trên đường sang Pháp. Sài Gòn thay mặt tổ quốc lưu luyến tiễn anh ra đi. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng 6 năm 1911.

                                                                                      *****
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:30:40 pm »

Đây là nơi đã tiễn đưa người con yêu dấu của dân tộc đi xa, đi một con đường mà chưa ai từng đi và chưa ai dám đi trên tổ quốc thân thương này - nơi đó là bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), nay là bảo tàng Hồ Chí Minh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:32:17 pm »

Và đây là bến cảng này ngày hôm nay.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:39:02 pm »

Đây là con tàu đã đưa người đi xa. Trên con tàu này người đã chịu nhiều cực nhọc. Nhưng người vẫn rất cố gắng làm việc không kể gian nguy cực nhọc. Để ngày sau quay lại cứu lại tổ quốc thân thương của mình.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:40:22 pm »

II.BỐN BIỂN


Anh Văn Ba từ sông Lam của quê hương, từ Tiền Giang và Hậu Giang đi ra đại dương nuôi ước mong một ngày trở về giải phóng những dòng sông của Tổ quốc. Tàu « Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin » chạy vói tốc đô 13 hải lý/giờ. Ấn Độ Dương đang mùa bão. Có lần sóng to chồm lên sàn tàu cuốn anh xô vào đống dây xích, nhờ vậy anh không bị rơi xuống biển. Anh say sóng và mệt lữ vì công việc vất vả, nhưng đêm đến vẫn chịu khó ngồi giúp những bạn mù chữ viết thư về gia đình. Anh  Ba nhìn thấy biển cả hùng vĩ và, trong hành trình đầu tiên, anh nhìn thấy vết thương của nhân loại : những thuộc địa của bọn thực dân.

Ngày 8-6, tàu tới Xin-ga-po thuộc địa Anh. Ngày 14-6, tàu tới Cô-lôm-bô, lại thuộc địa Anh. Ngày 30-6, tàu tới Po Xa-ít, vẫn thuộc địa Anh. Thời ấy mặt trời không bao giờ lặng trên đế quốc Anh. Ngày 6-7, tàu cập bến Đa-răng trong cảng Mác-xây. Đây là đất Pháp đầu tiên mà anh trông thấy và đặt chân lên, nơi đầu tiên trông đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng «ông ». Một ngày ở lại Mác-xây, đi thăm phố xá, anh Ba nhận xét : Thì ra, người Pháp ở bên Pháp không ác như thực dân Pháp ờ Việt Nam. Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèo như bên ta.

Ngày 15-7, tàu anh  Ba tới Lơ Ha-vrơ, một cảng ờ miền Bắc nước Pháp. Làm dưới tàu cực khổ 14 thủy thủ, nhân viên bỏ nghề tàu lên các bến dọc đường. Khi tàu đến Lơ Ha-vrơ, tổng số người làm trên tàu chỉ còn có 58 người, trong đó có anh  Ba. Anh đã thắng sóng gió và điều kiện làm việc cực nhọc dưới tàu biển.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:40:59 pm »

Kể từ khi hạ thủy, tàu thủy tàu « Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin » đã chạy được 8 năm. Hãng Năm Sao cho tàu vào đà ở Lơ Ha-vrơ để sửa chữa, đưa tất cả thủy thủ, nhân viên sang làm ở một  tàu khác của hãng để trở lại Đông Dương. Anh  Ba không theo, bèn lên bộ đi làm thuê. Cách bến Lơ Ha-vrơ khoảng hai ki-lô-mét ngay bên cạnh biển, có một thị trấn xinh đẹp xây trên một ngọn đồi nhìn thẳng xuống cảng La Ha-vrơ. Đấy là thị trấn Xanh-tơ An-đrét-xơ. Dọc những con đường yên tĩnh đầy bóng râm uốn khúc lưng đồi là những biệt thự nhiều cây và vườn hoa trồng tỉa tỉ mỉ, phần lớn là của gia đình những chủ tàu, nhà buôn giàu có và công chức cấp cao. Anh  Ba cho gia đình viên chủ tàu của anh có một biệt thự đẹp ở đây. Lúc ấy, cách chỗ anh ở vừa đúng 200 ki-lô-mét, cũng có một người Nga yêu nước đến ở Pháp. Đấy là Lê-nin, lãnh tụ của phong trào cách mạng Nga, ngụ tại nhà số 4, phố Ma-ri Rô-dơ, quận 14, Pa-ri.

Sự nhàn hạ tương đối của nghề làm vườn so với nghề làm tàu không quyến rủ được anh  Ba và cũng không làm anh rời bỏ được mục tiêu của anh. Ngày ấy anh thích xem mặt trời mọc trên biển. Phía chói lọi ấy là Tổ quốc mến yêu. Hai tiếng thiêng liêng ấy lại gọi anh lên đường. Anh bỏ nghề làm vuờn ở Xanh-tơ An-drét-xơ, trở lại làm nghề thủy thủ trên một tàu chở hàng của hãng Năm Sao chạy vòng quanh châu Phi. Người ta cho anh biết : khí hậu châu Phi rất khắc nghiệt, tàu chở hàng chạy không êm như tàu chờ khách, đi rất mệt, hành trình lại dài mà anh  Ba một thân một mình, không có bầu bạn. Anh Ba hăng hài ra đi và anh nói : « Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được. Tôi chỉ muốn đi xem các nước ».

Đi và quan sát, sống với những người cùng khổ ở các chân trời khác nhau, từ Địa Trung Hải, qua kênh Xu-ê, biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương, anh  Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:41:35 pm »

Anh còn vượt Đại Tây Dương đến nước Mỹ, nơi sinh ra bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 với những lời bất hủ : « Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ».

Nhưng anh nhanh chóng nhìn thấy phía sau tượng thần Tự Do ở lối vào cảng Niu-oóc là tôi ác man rợ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Anh đi làm thuê ở Brúc-clin và anh thường xuyên đến thăm khu người da đen ở Hác-lem. Anh vô cùng xúc động trước điều kiện sống của người da đen và anh phẫn nộ đến cùng cực trước hành động hung ác của bọn phân biệt chủng tộc Mỹ. Chủ nghĩa tư bản đã làm sống lại chế độ nô lệ ngay trên nước Mỹ, và người da đen mà  anh được tận mắt thấy phải chịu những nổi thống khổ ghê gớm về tinh thần và vật chất. Anh quan tâm đến số phận của màu da có nhiều đau khổ ấy. Hình ảnh bọn đế quốc tra tấn, hành hạ người da đen làm anh không bao giờ nguôi căm giận : một đám đông người da trắng lôi ra một người da den, xô đẩy, đấm đá, giày xéo, đánh đập, chửa rủa, trói người da den vào gốc cây, tưới dầu xăng vào người, bẻ dần từng chiếc răng và móc mắt người đó, gí miếng sắt nung đỏ vào lưỡi rồi châm lửa đốt. Người da đen bị nướng chín, thui vàng, cháy thành than trong tiếng vỗ tay reo hò của bọn giết người. Những người da trắng nào dám bên vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn như thế. Anh  Ba phải thốt lên : « Văn minh là như vậy đó sao ! ». Anh thông cảm vô cùng với những người da đen, giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất. Anh đi đến kết luận : tất cả bọn đế quốc đều phản đông và tàn ác. Anh đi với một tư duy sâu sắc và cuộc khảo sát phong phú ấy vào buổi đầu thế kỷ là vốn quý của anh và cũng là của cách mạng Việt Nam. Anh đã nhìn thấy biết bao nhiêu đất nước và cuộc sống khác nhau, biết bao nhiêu màu da và nỗi khổ khác nhau. Vào tuồi 25, anh đã là người đi nhiều nhất trong những người Việt Nam ở bất cứ thời nào. Anh đi cho Dân tộc và Dân tộc qua anh nhích gần đến thế giới và loài người. Những chặng đường anh đi vào thời điểm ấy là lịch sử cả một thế giới đang chuyển động mạnh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:42:10 pm »

Anh đến nước Anh vào lúc nước này đang ở thời cường thịnh nhất. Anh lên bộ đi tìm việc làm ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Thành phố nhiều sương mù ấy không ưu đãi anh. Để sống, giữa những ngày đông buốt rét nhất, không đủ quần áo ấm, anh vẫn phải đi cào tuyết cho một trường học. Hai ngày sau, anh phải chuyển sang một nghề khác : đổ than xúc than dưới hầm tối cho một chủ nhà người Anh. Cả ngày không nhìn thấy mặt trời và lửa lò nóng hầm hập. Tiền công thì rẻ mạt nhưng anh vẫn dành dụm để có tiền đi học tiếng Anh. Người thanh niên ấy có chí lớn và có nghị lực lớn để rèn luyện mình và vươn tới. Từ những lúc lên đênh trên biển hàng tháng trời hoặc lao động trên đất Mỹ, anh bao giờ cũng giữ phong cách một  người Việt Nam chân chất, hồn hậu, không nói tục, không say rượu, không đánh bạc và bao giờ cũng  dành thời gian đọc sách báo, học hỏi thêm. Anh biết hòa trong quần chúng và trong cuộc sống xã hội, nhưng anh biết gạn lọc tiếp thụ cái hay, loại ra cái xấu.

Cung vua ở Luân Đôn nguy nga, lộng lẫy hơn rất nhiều các cung vua ở Huế mà anh đã thấy, phản ảnh sự mâu thuẫn rõ nét giữa cuộc sống xa hoa, ăn bám, lãng phí của triều đình và cuộc sống lao động, cực khổ, tối tăm của lớp người vô sản. Những cung điện vàng son ấy, những tốp lính cận vệ đội mũ đồng vàng chéo và đội kỵ binh đính rua nhung đỏ hô tống xe vua ấy, Lê-nin khi ở Luân Đôn cũng từng thấy và từng phê phán. Anh hay ra vườn Hay-đơ tòa hơi sương, ngồi giở sách tiếng Anh ra học hoặc dự những diễn dàn ngoài trời, ở đấy nhiều nhà chính trị và nhà triết học đứng trên ghế cao diễn thuyết thao thao bất tuyệt.

« Các nhà triết học mới chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, điều quan trọng là phải biến đổi nó ». Dòng chữ vàng ghi lời nói bất hủ ấy của Các Mác trên mộ của Người ngay giữa Luân Đôn thật sự là một lời kêu gọi hành động.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 01:43:05 pm »

Anh thủy thủ Văn Ba còn trong quá trình đi tìm cơ sở lý luận cho hành động cách mạng của mình : Anh đến làm thuê ở khách sạn Đray-tơn Cơớc với tên chính của anh : Nguyễn Tất Thành. Khách sạn này ở phố Đi A-vơ-niu, khu Oét I-linh, về phía Tây của Luân Đôn, với mặt tường ngoài xây bằng gạch mộc màu đỏ nâu. Nhà bếp chỗ anh Thành làm ở dưới tầng hầm, thùng rửa bát và thùng gỗ giặt khăn ăn ở ngách trong cùng. Từ đây anh Thành viết bức thư cho nhà yêu nước Phan Chu Trinh lúc đó đang ở Pa-ri, nhà số 6, phố A-bê đờ lê-pê. Ông Phan Chu Trinh, người tỉnh Quảng Nam, nhận thấy quan trường thối nát, từ quan ờ bộ Lễ đi hoạt động chính trị. Ông sang Nhật Bản rồi Trung Quốc gặp ông Phan Bội Châu, khi trờ về nước bị thực dân ở Đông Dương bắt và kết án tử hình. Nhờ Hội nhân quyền và Giăng Giô-rét, một lãnh tụ Đảng xã hội Pháp, can thiệp ông được tha và sang Pháp. Thư cùa anh Nguyễn Tất Thành viết :
« Hy mã(1) nghi bá đại nhơn.
Cháu kính chúc Bác, em Dật(2) và ông Trạng mấy các anh em ta ờ Pa-ri đều mạnh giỏi. Nay cháu đã tìm được nơi dễ học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh xong chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu. Và cháu ước ao rằng 4, 5 tháng nữa lúc gặp Bác thì sẽ nói và hiểu được tiếng Anh nhiều nhiều.
Bên ta có việc gì mới ? Và nếu Bác dịch mấy hồi sau xong rồi xin Bác gửi cho cháu.
Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu ?
                        Nay kính,
                  Cuồng Điệt(3) Nguyễn Tất Thành ».

Đối với nhà yêu nước tiền bối đã lừng danh, anh tỏ lòng kính trọng và cũng muốn báo tin rằng ngọn lữa yêu nước trong trái tim anh vẫn sục sôi giữa thủ đô nước Anh. Và chính anh đã tham gia Công đoàn lao động hải ngoại, thu hút nhiều kiều bào yêu nước ở Anh, chính anh đã cùng công nhân Anh đi biểu tình bên bờ sông Têm-đơ đòi tự do, dân chủ và quyền lợi chính đáng của người lao động. Ở anh, sự hăng say theo đuổi lý tưởng như dòng thác mạnh đẩy anh đi tới, vượt qua đói rét khổ cực và mọi khó khăn.

(1)   Hy mã : biệt hiệu của ông Phan Chu Trinh.
(2)   Con trai ông Phan Chu Trinh
(3)   Cuồng điệt : người cháu hăng say.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM