Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:14:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời Thanh Niên Của Bác Hồ  (Đọc 72602 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:29:19 pm »

Anh Nguyễn bỏ ra nhiều ngày để soạn bản dự thảo báo cáo cho tiểu ban Đông Dương để trình bày trước Đại hội Đảng sắp tới. Anh kết luận bản báo cáo :

« Ban nghiên cứu thuộc địa phân bộ Pháp của quốc tế cộng sản cho rằng việc nghiên cứu các vấn đề thuộc địa từ nay trở về sau phải là bộ phận không tách rời các đề cương đưa lên Quốc tế cộng sản, vì cách mạng cộng sản chủ nghĩa không chỉ có mục đích ở châu Âu mà còn ở toàn thế giới. Vì vậy, không được để một nơi nào trên thế giới, do cẩu thả hoặc không am hiểu vấn đề, lọt ra ngoài những hoạt động có ích cho mục đích cách mạng cộng sản chủ nghĩa ».

Lúc này những bài báo anh Nguyễn viết chống chủ nghĩa thực dân Pháp mang hơi chiến đấu mới và một giọng văn sắc sảo mới. Anh viết trên báo Lơ-bi-béc-tê số ra từ ngày 3-9 đến ngày 7-10-1921 bài « Sự quái đản của nền văn minh » và trong số ra từ ngày 7 đến ngày 14-10-1921 bài « Hãy yêu mến nước Pháp bảo hộ » tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp.

Cuối bài báo, anh Nguyễn viết dòng nhắn tin :
« Muốn biết có đồng chí nào biết đánh máy chữ và ở quận 17. Xin trả lời về tòa soạn ».
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:29:42 pm »

Dạo đó, anh Nguyễn bắt đầu viết cuốn sách lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và một số tài liệu mà anh phải đi rất xa đến tận phố Clốt Béc-na, nhà số 27, để nhờ đánh máy bản thảo.

Anh Nguyễn bắt đầu tổ chức, nói đúng hơn là bắt đầu học tổ chức. Anh gặp giữa Pa-ri rất nhiều người cách mạng của châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Tháng 7-1921, tại nhà số 9, phố Va-léc nơi ở của Môn-néc-vin, người thuộc địa Mác-ti-níc, anh Nguyễn cùng một số người cách mạng của thuộc địa lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. Hội này khác với Ban nghiên cứu thuộc địa ở chổ nó chỉ kết nạp những người gốc các nước thuộc địa học con cái của họ. Lúc đầu Hội có 200 hội viên và hai tổ chức người thuộc địa xin gia nhập toàn bộ vào Hội. Đấy là Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Hội đấu tranh cho quyền công dân của người Ma-đa-gát-xca. Hội Liên hiệp thuộc địa họp đại hội đồng bầu ra ban thường vụ gồm 7 người đứng đầu là anh Nguyễn. Hội có mục đích, theo như Điều lệ Hội do anh Nguyễn tham gia thảo, tập hợp và hướng dẫn những người thuộc địa sống ở Pháp, giải thích những việc xảy ra ở Pháp cho những người thuộc địa biết để tăng cường đoàn kết và giải phóng họ, tranh luận và nguyên cứu mọi vấn đề về chính trị và kinh tế của thuộc địa. Hội phí mỗi người là 3 phrăng một tháng.

Anh Nguyễn tỏ rỏ khả năng tổ chức tài tình của mình, một khả năng được bồi dưỡng qua nhiều năm gian khổ tự rèn luyện trong phong trào công nhân. Và công tác của anh cũng mang tầm vóc lớn : lần đầu tiên trên thế giới, người thanh niên ấy dũng cảm lập ra mặt trận chung đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa nhằm chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, đồng thời xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các thuộc địa Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Anh cũng chính là người đầu tiên thực hiện một cách sáng tạo, cụ thể giáo huấn của Lê-nin về vấn đề thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #82 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:30:05 pm »

Ban nghiên cứu thuộc địa bầu anh Nguyễn làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng cộng sản Pháp họp tại Mác-xây tháng 12-1921. Mác-xây vào tháng chạp vẫn còn nắng đẹp. Ngày khai mạc Đại hội, ở quanh Hội trường Bô-vi đường Sác-tơ-rơ, 500 cảnh sát vây kín theo bản đồ rải quân do chánh sở cảnh sát Ti-rôn vẽ. Bọn cảnh sát chưa quên lần Đại hội Đảng Tua năm trước, chúng bị một vố đau : nữ chiến sĩ Cla-ra Đéc-kin, đại diện Quốc tế cộng sản, bí mật từ Đức tới, bất ngờ xuất hiện giữa đại hội đọc bài diễn văn nổi tiếng rồi ra đi ngay cảnh sát không bắt được. Lần Đại hội này, cảnh sát muốn vây bắt Nguyễn Ái Quốc.

Đại biểu đến dự Đại hội bằng xe lửa. Anh Nguyễn vửa tới cửa Đại hội, sắp bước vào sân thì cảnh sát ập đến. Anh Nguyễn chạy rất nhanh vào hội trường. Bọn cảnh sát tức tối đứng chờ ngoài cửa. Anh được bầu vào đoàn chủ tịch Đại hội và đọc bản tham luận lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và nêu nhiệm vụ của Đảng đối với các thuộc địa. Anh Nguyễn đấu tranh nghiêm khắc chống những tư tưởng thành kiến chủng tộc, tư tưởng sô-vanh đang tồn tại trong một số đảng viên và anh phê bình báo Nhân đạo ít nói đến vấn đề thuộc địa.

Tan phiên họp, một số lớn đồng chí, gồm cả các đồng chí là ủy viên Hội đồng thị xã và đồng chí nghị sĩ Quốc hội Ô-rô-lây phải đi kèm bên bảo vệ anh Nguyễn, chống sự can thiệp của cảnh sát và đưa anh về nhà trọ an toàn. Một số báo ở Pa-ri ngay hôm sau viết bài phản đối hành động thô bạo của cảnh sát Mác-xây. Lê-ô Pôn-đe viết trong « Báo của nhân dân » :
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:31:55 pm »

« Giai cấp công nhân Pháp không tha thứ những việc làm xấu xa và nhất trí đứng lên phản đối kịch liệt nếu bất chấp pháp luật, cảnh sát bắt Nguyễn Ái Quốc. Toàn thể Đảng cộng sản đồng tình với lời tố cáo đau thương nhưng hùng hồn của Nguyễn Ái Quốc để bên vực giai cấp vô sản bản xứ, nạn nhân của đế quốc thực dân. Muốn buột chúng ta phải im tiếng thì không phải bắt giam riêng một đại biểu An-nam mà phải bắt giam toàn thể đại biểu dự Đại hội  và toàn bộ đảng viên Đảng cộng sản ».

Với tính nguyên tắc và sự chu đáo vốn có của mình, trong phiên họp sau, anh Nguyễn trình bày trước Đại hội bản dự thảo nghị quyết về vấn đề « chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa », mở đầu bằng việc nghiêm túc nhắc lại những chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Toàn thể Đại hội tán thành và giơ tay thông qua nghị quyết nói trên và củng là hoan nghênh người học trò tốt của Lê-nin đã góp phần đáng kể vào việc thổi luồng gió tư tưởng cách mạng mới tới khắp các thuộc địa của đế quốc Pháp.

Cùng thời gian đó, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Xa-rô nhận được báo cáo mật của Ghét-xđơ, tổng thanh tra lính Đông Dương tại Pháp, đề ngày 22-12-1921 :

« Tối qua tôi có cuộc nói chuyện với Phan Chu Trinh. Sau cuộc nói chuyện đó, tôi xin báo cáo tình hình hết sức túng bấn của Phan Chu Trinh.Ông ta mệt mỏi, sống thiếu thốn, có ý muốn trở về nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:32:24 pm »

Tình cảm của người An-nam này chắc ông đã biết. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng tôi thấy ông ta không phải là loại làm cho chính quyền của ta lo ngại. Ông ta nuôi hi vọng trông thấy đất nước của ông ta một ngày kia được độc lập nhưng cũng tin ở sự cần thiết phải duy trì nền bảo hộ của chúng ta ở An-nam.

Điều đó chỉ cho chúng ta thấy những tư tưởng mà Phan Chu Trinh truyền bá, được thanh lọc sau 10 năm ở Pháp, rất khác xa tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc mà ông ta không tán thành và chê trách cách hoạt động của Nguyễn.

Tin chắc rằng chính sách tốt nhất lúc này là thỏa mãn yêu cầu của Phan Chu Trinh, tôi hân hạnh đề nghị Ngài cho phép ông ta trở về nước và chỉ thị cho ngân sách Đông Dương phải đài thọ việc hồi hương này.

Bằng cách làm ơn cho Phan Chu Trinh, giải pháp đó có thể sẽ làm giảm bớt, nếu không phải là làm mất hiệu lực mọi hành động sau này của Phan Chu Trinh, một sự khước từ sẽ làm cho ông ta trở thành điên.

Để giúp Phan Chu Trinh sống tạm trong khi chờ đợi quyết định của Ngài tôi đã đưa ông ta vào làm chân sửa anh và rửa ảnh trong Triển lãm thuộc địa Mác-xây ».

Thực dân Pháp không còn lo ngại về Phan Chu Trinh, nhưng chúng càng lo sợ trước ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người thanh niên yêu nước này đã tìm thấy con đường cứu nước, một con đường rất khác xa và cũng tiến vượt xa cả một thế hệ cách mạng đàn anh.

*****
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 05:17:52 pm »

VII. ĐỒNG CHÍ


Anh Nguyễn sống trọn vẹn trong môi trường Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Pháp. Tư tưởng, tình cảm và hạnh động của anh tập trung về một điểm duy nhất : chủ nghĩa Lê-nin. Tình thương yêu giai cấp, tấm lòng quốc tế vô sản cao đẹp và đằm thắm, trong sáng như nước trong nguồn mới chảy ra. Anh nhớ một buổi mít-tinh giữa Pa-ri để quyên tiền ủng hộ cách mạng Nga, những người lên diễn thuyết là Xu-va-rin, các đồng chí Ca-sanh và Cu-tuya-ri-ê. Khi nghe nói đến đóng góp tiền cho cách mạng thì toàn thể hội trường trăm người như một trong túi có bao nhiêu trút ra hết, không ai đến xem mình quyên ít hay nhiều. Một đồng chí công nhân già làm ở nhà máy điện Pa-ri thường cùng anh Nguyễn đi dự các cuộc mít tinh ở Pa-ri và chơi thân với anh. Một hôm khi cùng nhau từ cuộc họp về nhà, đồng chí công nhân ấy thủ thỉ với anh Nguyễn : « Chú này ! mình suốt đời lao động, có dành dụm được chút ít tiền. Mình không vợ không con, bao giờ mình nhắm mắt, mình để lại số tiền đó giúp chú làm cách mạng ».

Anh Nguyễn hoạt động công đoàn với An-phrê Cô-xtơ, thư ký công đoàn kim khí và là Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Pháp.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #86 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 05:18:36 pm »

Cô-xtơ mến đức tính giản dị, trung thực của anh thường đưa anh về nhà chơi. Có khi anh Nguyễn ngủ lại ở nhà Cô-xtơ, hai người nói chuyện với nhau về cách mạng, về phong trào công nhân đến khuya. Anh Nguyễn đem đến cho gia đình Cô-xtơ không khí vui vẻ và thân mật, và anh cũng sắn tay áo làm việc này việc khác như người nhà. Cháu bé Giắc-cơ-lin, con anh chị Cô-xtơ, quấn quýt với chú Nguyễn, còn bà mẹ của Cô-xtơ thì khen anh Nguyễn là hiểu biết nhiều nhưng rất khiêm tốn và lịch sự. Bà cụ ví anh Nguyễn tài giỏi như Mác-sen Ca-sanh vậy.

Lần ấy, Cô-xtơ dẫn anh Nguyễn đến trụ sở công đoàn quận 17, phố La-giăng-đrơ, một phố hẹp nhưng đông vui, ít cửa hiệu lớn nhưng có cái đầm ấm của nhân dân lao động. Cô-xtơ giới thiệu với Hăng-ri Phra-đanh, thư ký công đoàn quận 17, cùng toàn thể cuộc họp hàng tuần vào ngày thứ hai của công đoàn quận :
-   Hôm nay, đồng chí cho phép tôi giới thiệu đây là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đoàn viên công đoàn ngành kim khí từ nay tham gia công việc của Ủy ban liên công đoàn với chúng ta.

Anh Nguyễn tham gia thảo luận mọi vấn đề : Tiền lương, đời sống đắt đỏ, tai nạn lao động và anh giới thiệu phong trào công đoàn của anh: «  cuộc đấu tranh cho 100 xu », nghĩa là đòi bọn chủ trả lương 100 xu một ngày. Anh Nguyễn nói bình tĩnh, rõ ràng, ngắn gọn và khi tranh luận anh dùng một lối phân tích có lý, có lẽ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #87 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 05:19:01 pm »

Dạo này anh ít đi Câu lạc bộ Phô-bua. Anh đến dự buổi nói chuyện của Xê-ma, thư ký công đoàn ngành đường sắt, về đề tài «quyền bãi công của công nhân », và anh gặp tại đây nhiều nhân vật : An-be Lơ-bơ-roong, nhà hoạt động chính trị Pháp ; bá tước Phê-lích Ka-lô-rích, nước Hung-ga-ri ; bác sĩ Bi-tông, nước Cô-lôm-bi ; A-lét-xăng Đờ-ri, nước Chi-lê ; Na-tết, xứ Rê-na-ni ; đại vương Na-ha-ra-gia Đờ Các-pu-ta-la, nước An-ba-ni. Anh Nguyễn không muốn mất nhiều thởi giờ vào những cuộc tranh luận ít thiết thực. Anh muốn hành động và phải có hành động cách mạng cụ thể. Là người cộng sản, một thành viên của quốc tế cộng sản, một người yêu nước, một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nhân dân các thuộc địa, anh cống hiến tất cả sức lực và tâm hồn cho cách mạng. Gánh vác những trách nhiệm ấy không phải là dễ dàng giữa đất Pa-ri.

Lê-nin khi còn ở Pa-ri nhận xét rất đúng : « Đối với người ít tiền thì sống ở Pa-ri rất chật vật và cũng rất mệt. Nhưng nếu đến chơi vài ngày, đi thăm nó một vòng thì không có thành phố nào đẹp hơn và vui hơn ». Anh Nguyễn không phải là người du lịch. Anh là người lao động và người hoạt động cách mạng giữa Pa-ri. Ở đại hội Mác-xây về, anh được chủ hiệu Le-nê cho biết cảnh sát đến cửa hàng làm rầy rà luôn vì đã thuê mướn anh là một người « cộng sản quấy rối ». Le-nê bao3a phải đi xin được giấy căn cước thì cửa hiệu mới dám tiếp tục thuê, và trong khi chờ đợi, hạ lương anh từ 120 phrăng xuống còn 80 phrăng một tháng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 03:58:18 pm »

Đây là thủ đoạn của nhà cầm quyền hòng gây khó khăn cho anh. Chúng thấy anh là cái gai lớn đối với chúng, là sự đe dọa ghê gớm nền thống trị của chúng ở các thuộc địa. Chúng muốn tìm cớ bắt giam anh nhưng chúng còn sợ dư luận. Anh Nguyễn đã trở thành một nhân vật có tên tuổi trong Đảng cộng sản Pháp. Bên cạnh anh là cả một lực luợng công nhân Pháp hùng hậu, là rất nhiều trí thức nghị sĩ nổi tiếng của Pháp, là những tòa soạn báo Pa-ri hết lòng ủng hộ và bên vực anh. Anh còn có một hậu thuẫn rất lớn là Đoàn thanh niên cộng sản Pháp mà anh thường đến thăm, nói chuyện và gửi tới những tình cảm triều mến của nguời cùng lứa tuổi đồng thời là người cán bộ từng trải đã góp phần khai sinh Đảng cộng sản. Lần Trung ương Đoàn họp hội nghị cán bộ toàn quốc mở rộng ở phòng Lơ-gia-ri-te, phố Săm-brơ-ê Mơ-dơ thuộc Pa-ri, cả hội truờng đầy sức trẻ ấy đứng lên vỗ tay hồi lâu chào đón anh Nguyễn Ái Quốc. Bằng lối nói dễ hiểu với những hình ảnh sinh động, thực trạng nhân dân thuộc địa và lịch sử đấu tranh của đồng bào anh.

Vào lúc này, bộ trưởng thuộc địa Pháp gửi điện mật cho toàn quyền Pháp ở Đông Dương cho biết chính phủ Pháp có ý định bắt giữ Nguyễn Ái Quốc rồi đưa về Việt Nam vì Nguyễn còn ở Pháp thì còn ảnh huởng lớn đến tình hình các thuộc địa. Viên toàn quyền Đông Dương giẫy nẩy lên, điện trả lời không đồng ý, cho rằng cứ để Nguyễn Ái Quốc ở Pháp là thượng sách, đưa về Việt Nam thì càng lôi thôi to. Bộ thuộc địa lại gợi ý nên chăng đưa Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Văn, một nhượng địa của Pháp ở Trung Quốc. Toàn quyền Đông Dương cũng không tán thành, sợ Nguyễn Ái Quốc sẽ từ đó càng dễ chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Chính quyền Pháp đau đầu với vấn đề Nguyễn Ái Quốc.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 03:58:56 pm »

Một buổi trưa, đi làm về, bà già giữ nhà đưa cho anh Nguyễn một bức thư. Đấy là thư của bộ trưởng thuộc địa Pháp An-be Xa-rô mời anh đến gặp. Vài hôm sau, anh Nguyễn đến phố U-đi-nô, nơi đóng cơ quan Bộ thuộc địa. Một khu nhà chạy dọc ba mặt phố, tường xám mốc, lính gác oai vệ dưới vòm cửa nặng nề, qua cái sân lát đá thì bước vào phòng khách của Bộ. Anh Nguyễn vửa đến thì một viên tùy phái mặt áo đuôi tôm đen, mang xiềng bạc lủng lẳng trước ngực ra đón mời vào. Trong gian phòng rộng, lộng lẫy, bầy nhiều đồ quý lấy từ các thuộc địa về, Xa-rô đầu hói nhẵn bóng, mang kính trắng một mắt, đang ngồi bên một cái bàn to. Thấy anh Nguyễn vào, y đứng dậy bắt tay và mời ngồi với một sự lễ độ giả dối.

Trước mặt anh Nguyễn là một tên trùm thực dân thét ra lửa, thống trị nhiều thuộc địa gồm bốn triệu ki-lô-mét vuông và 60 triệu dân, nói hơn 20 thứ tiếng khác nhau. Y nắm trong tay tiền của, vàng bạc, binh lính, cảnh sát, mật thám, tòa án, trại giam… ở tất cả những nước đó. Còn anh Nguyễn, anh chỉ là một thanh niên yêu nước, một người trong số hàng chục triệu nguời bị Pháp bắt làm nô lệ. Xa-rô, chúa tể các thuộc địa, có thể bắt giải anh Nguyễn về Việt Nam, gán cho cái tội tuyên truyền cộng sản rồi đưa anh lên máy chém. Anh Nguyễn thì chỉ dựa vào chính nghĩa và cảm tình của giai cấp công nhân  Pa-ri và toàn nước Pháp. Hai giai cấp, hai chế độ, hai thế giới quan ngồi đối diện mặt nhau. Thế nhưng anh Nguyễn cảm thấy Xa-rô sợ anh và sợ cách mạng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM