Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:05:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21336 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 06:55:35 am »

- Nhưng cũng có thể tôi buộc phải thi hành một mệnh lệnh mà theo đó mọi đau khổ của anh chấm dứt từ bảy tiếng đồng hồ trước đây rồi, - Muyn-lơ nói.

- Nếu điều đó xảy ra, thưa ngài thượng tướng, thì ngài sẽ phải đơn thương độc mã chống chọi với rất nhiều kẻ thù ngay ở đây, trong tòa nhà này, và tôi không tin rằng, ngài sẽ là người chiến thắng.

Ra đến gần cửa, Sơ-tiếc-lít mới hỏi:

- Nhân tiện, xin nói rằng, trong kế hoạch này của tôi, tôi rất cần mụ nhân viên điện đài người Nga. Tại sao ngài không chở cô ta đến đây? Và tại sao lại có cái trò ảo thuật trơ trẽn với cái thứ mật mã gửi từ Béc-nơ về như vậy?

- Tất cả không ngây ngô như anh tưởng đâu. Chúng ta sẽ trao đổi cảm tưởng kỹ hơn ở nhà anh tại Ba-ben-xơ-béc, sau khi anh nói chuyện với Boóc-man trở về.

- Hai-lơ Hít-le! - Sơ-tiếc-lít chào to.

- Thôi, đủ rồi, - Muyn-lơ nói, - tai tôi ù cả lên đây này...

- Tôi không hiểu... - dường như vấp phải một vật gì, Sơ-tiếc-lít dừng bước, tay không rời quả đấm cửa bằng đồng được gắn chặt vào tầm gỗ đen.

- Thôi xin anh. Tất cả các anh đều thừa hiểu cả rồi. Quốc trường không còn khả năng quyết định việc gì nữa, cho nên đừng lẫn lộn quyền lợi của nước Đức với cá nhân A-đôn-phơ Hít-le.

- Ngài hiểu rõ rằng...

- Vâng, vâng, vâng! Tôi hiểu rõ! Ở đây không có máy nghe trộm, và sẽ không ai tin anh, nếu anh nói lại lời lẽ của tôi, vả lại anh cũng chả dám nói lại với bất cứ ai. Nhưng nếu anh không chơi một ván bài tinh vi hơn ván bài mà anh trói buộc tôi phải chơi, thì anh nên hiểu rằng, Hít-le đã đưa nước Đức tới thảm họa. Và tôi không thấy có cách nào thoát khỏi tình thế hiện nay cả. Anh hiểu chưa? Không có cách nào hết. Anh hãy ngồi xuống đây đã nào? Còn những hai mươi phút nữa, mà anh chỉ cần năm phút là đến chỗ hẹn, nhiều lắm thì cũng chỉ bảy phút thôi. Sao, anh tưởng Boóc-man có kế hoạch cứu vãn tình thế à? Một kế hoạch khác với kế hoạch của ngài thống chế Him-le? Anh hãy suy nghĩ kỹ thêm về điều đó! Người của Him-le ở ngoại quốc bị theo rõi riết, ông ta chỉ đòi hỏi họ làm việc mà không bảo vệ họ. Nhưng chưa có một nhân vật nào trong các học viện Đức - Mỹ, Đức - Anh và Đức - Bra-xin bị bắt cả. Him-le không thể biến mất trong thế giới này. Còn Boóc-man thì có thể. Đó là điều anh nên nghĩ đến. Và anh hãy bảo Boóc-man - anh cố nghĩ cách nói thế nào cho thật khéo léo - rằng ông ấy sẽ không làm nổi việc lớn, nếu không sử dụng các nhà tình báo chuyên nghiệp, một khi tất cả sắp sửa đến chỗ đổ vỡ hoàn toàn. Phần lớn số tiền Him-le gửi ở các nhà băng nước ngoài đều bị phe đồng minh nắm được. Còn tiền bạc của Boóc-man nhiều gấp hàng trăm lần của Him-le, nhưng có ai biết đâu. Bằng cách giúp Boóc-man đánh gục các kẻ thù của ông ấy, tương lai anh sẽ được bảo đảm, Sơ-tiếc-lít ạ. Vàng bạc của Him-le chỉ là thứ đồ chơi nhỏ mọn, làm bình phong che đỡ cho vàng bạc của Boóc-man. Hít-le thừa hiểu rằng, vàng bạc của Him-le là thứ không cần kiểm tra, vì nó chỉ phục vụ những mục đích chiến thuật trước mắt, còn vàng bạc của đảng Quốc xã, vàng bạc của Boóc-man, đấy mới là thứ không phải để chi cho những tên điệp viên chấy rận và bọn lái xe của các vị tai to mặt lớn - bọn này đã bị mua chuộc, chỉ chuyên đi chở gái cho họ theo lệnh của Sê-len-béc, - mà là để nuôi dưỡng hàng trăm ngàn người có trí tuệ. Cùng với thời gian, rồi những người ấy sẽ hiểu rằng, trên thế giới không có con đường nào khác, ngoài con đường của chủ nghĩa quốc xã. Vàng của đảng là chiếc cầu dẫn tới tương lai, là lời kêu gọi con cái chúng ta, cái thế hệ bây giờ mới được một tháng, một tuổi, ba tuổi. Những đứa bây giờ mười tuổi không cần đến chúng ta, không cần đến tư tưởng của chúng ta. Chúng sẽ không tha thứ cho chúng ta về sự đói khát và cảnh bom đạn. Nhưng còn những đứa bây giờ chưa biết gì, sau này sẽ nói về chúng ta như một huyền thoại. Cần phải nuôi dưỡng huyền thoại ấy. Cần phải tạo ra những con người biết kể câu chuyện huyền thoại ấy, những người nhắc lại lời lẽ của chúng ta theo một kiểu khác, phù hợp với không khí của nhân loại hai chục năm sau. Chỉ cần ở nơi nào đó người ta thay chữ "Dơ-đrát-xơ-vui-che"* (Lời chào của người Nga) bằng chữ "Hai-lơ" để chào một nhân vật nào đó, thì anh nên hiểu rằng, ở đấy người ta đang chờ đợi chúng ta, và chúng ta sẽ bắt đầu sự phục sinh vĩ đại của mình từ nơi ấy! Đến năm 1965 anh sẽ bao nhiêu tuổi? Gần bảy mươi à? Anh là một người thật hạnh phúc, anh sẽ sống đến ngày đó và sẽ chơi nốt ván cờ. Bảy mươi tuổi là tuổi hoàng kim của các nhà chính trị. Còn tôi lúc ấy đã suýt soát tám mươi rồi... Bởi vậy, tôi quan tâm đến mười năm sắp tới, và nếu như anh có muốn gây dựng cơ nghiệp, thì anh đừng ngại tôi, ngược lại, anh hãy nhớ đến tôi với ý nghĩ rằng Muyn-lơ là một lão già mệt mỏi, nhưng tượng trưng cho ghét-xta-pô. Lão ta không bòn mót tiền của trong lúc giữ chiếc ghế này. Lão ta muốn sống nốt quãng đời còn lại một cách bình yên trong một trang trại nhỏ bé nào đó có bể bơi màu xanh, bởi vậy bây giờ tôi sẵn sàng tham gia một hoạt động tích cực... Và dĩ nhiên, anh không nên nói điều này với Boóc-man, nhưng anh hãy nhớ rằng: để có thể rời Béc Lanh đến một trang trại nhỏ ở xứ nhiệt đới, không nên vội vàng. Nhiều con chó ghẻ của Quốc trường sắp bỏ chạy khỏi đây, và chúng sẽ bị sa lưới... Còn đến khi đại bác Nga đã gầm rít trong thành phố Béc Lanh và quân lính đang chiến đấu giành giật từng ngôi nhà, thì lúc ấy ta có thể yên tâm rời bỏ nơi này ra đi, không cần khép cửa lại sau lưng... Ra đi và mang theo bí mật kho vàng của đảng mà chỉ có Boóc-man với Quốc trưởng được biết. Khi Quốc trưởng mất đi, ta cần phải trở thành người tối cần thiết đối với Boóc-man. Lúc ấy, ông ta sẽ trở thành Mông-tơ Cờ-ri-xtô của thế kỷ hai mươi. Nghĩa là lúc này đang diễn ra cuộc đua tranh về lòng kiên nhẫn, anh Sơ-tiếc-lít ạ, mà nguyên nhân thật sự của nó chỉ có một, có một thôi... Đó là bản chất đơn giản và đẹp đẽ của con người... còn bây giờ thì anh đi đi. Sôn-xơ sẽ trao máy ghi âm cho anh ở cạnh xe... Thế nào? Anh bảo sao? Tôi không tin việc anh sẽ nói rằng, anh tin tường ở thẳng lợi của Hít-le. Thôi, anh đừng trả lời tôi nữa. Khi ngồi trên xe, mong anh hãy suy nghĩ về những điều tôi vừa nói và hãy nhớ tôi đã mời anh cộng tác với tôi như thế nào: trong vòng năm phút và không màu mè gì cả. Về Sê-len-béc thì chúng ta sẽ nói chuyện tối nay, khi đã rỗi rãi. Nhưng anh phải nói với Boóc-man rằng, thiếu sự giúp đỡ trực tiếp của tôi thì anh và ông ấy không làm nổi việc gì ở Thụy Sĩ đâu.

- Trong trường hợp đó, - Sơ-tiếc-lít chậm rãi trả lời, - người ông ấy sẽ cần đến là ngài, chứ không phải tôi. Tôi sẽ trở thành người thừa...

- Boóc-man hiểu rằng, thiếu anh thì một mình tôi sẽ không làm nên sự nghiệp gì. Tôi có ít người của mình nằm trong cơ quan của ông sếp của anh lắm.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #91 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 06:56:47 am »

Sơ-tiếc-lít đi rồi, Muyn-lơ còn ngồi một mình khá lâu trong phòng làm việc của Khôn-tốp. Y ngồi, đầu cúi gục xuống ngực, lưng còng lại, hai tay buông thõng. Sau đó, y nặng nề đứng dậy và đi về phòng mình. Qua chỗ Sôn-xơ, y hỏi:

- Thế nào?

- Thưa ngài, đã lùng sục khắp khu vực quanh trại trẻ, nhưng không sao tìm ra mụ ta...

- Những người bố trí ở nhà Sơ-tiếc-lít có báo tin gì về không?

- Không thấy ai gọi điện thoại, không thấy ai về cả...

- Cứ để họ ngồi chờ thêm một thời gian nữa. Khi nào xe của Boóc-man chạy gần đến Ba-ben-xơ-béc, thì anh báo cho họ rút lui. Bảo họ khi ngồi trong phòng đừng có hút thuốc lá và gạt tàn xuống thảm. Và lệnh cho tất cả các bến xe bắt giữ tất cả những người phụ nữ trẻ có bế con nhỏ đang bú đưa về đồn cảnh sát. Đã có ảnh mụ ta chưa?

- Thưa ngài, đã phân phát rối ạ!

Muyn-lơ gật đầu, đi về phòng mình, mở tù sắt lấy ra một chai rượu trắng cất tại vùng quê Ba-va-ri-a và đưa cả chai lên tu hai ngụm thật to.


Kết cảm thấy hai chân chị tê dại hẳn đi. Cháu gái đã thức dậy, và bây giờ cả hai đứa cùng thi nhau khóc. Chị đã hiểu rằng, đứng ở phía trên không thể nghe thấy tiếng khóc được: chị nhớ rằng, tiếng nước chảy mạnh là thế mà mãi đến khi chị ngã xuống chiếc nắp sắt này mới nghe thấy được. Nhưng nỗi hoảng sợ khiến chị không dám đẩy chiếc nắp ra để bò lên. Chị hình dung tỉ mỉ mình sẽ lấy đầu đội chiếc nắp sắt ra sao, đặt hai đứa bé lên như thế nào, chị sẽ duỗi thẳng tay nghỉ ngơi một phút trước khi leo lên, chị kéo dài thời gian thêm từng phút bằng cách bắt mình phải đếm từ một đến sáu mươi. Khi cảm thấy mình bắt đầu vội vàng đếm cho nhanh, Kềt liền dừng lại và đếm từ đầu. Hồi học năm thứ nhất Đại học Tổng hợp, chị có tham gia một buổi thảo luận đặc biệt : "Cách điều tra nơi xảy ra sự việc". Chị còn nhớ các vị dự thẩm ở Pê-tơ-rốp-ca đã hướng dẫn bài học thực hành và dạy mọi người chú ý đến từng chi tiết nhỏ như thế nào. Chắc vì lý do đó mà trước khi chui xuống đây và kéo chiếc nắp đậy lại bằng tay trái, vì tay phải ẵm con, chị đã khôn ngoan rải một vốc đá vụn lên trên chiếc nắp.


"Mình đứng thế này bao nhiêu lâu rồi nhỉ? - Kết nghĩ - Một giờ? Không, lâu hơn. Hay là chóng hơn? Mình không còn biết ra sao nữa, mình phải mở nắp chui lên thôi, nếu chúng nó còn bao vây ở đây, mình sẽ bước xuống phía dưới, thế là xong".


Bỗng nhiên chị nhìn thấy rõ như trong ảnh - căn phòng, vũng máu chảy từ cổ Rôn-phơ ra, những ngón tay của hắn chậm chạp dò dẫm như cố sờ soạng tấm ván lát, và bên cạnh mấy ngón tay đang chuyển động chậm rãi kỳ quặc ấy là cái bao súng màu đen... Lúc đó chị chẳng còn bụng dạ nào nghĩ đèn cái bao súng màu đen ấy, chị chỉ nghĩ đến đứa con đang nằm khóc trên bàn gần chiếc cửa sổ mở toang.


"Mình cần gì đến khẩu súng nhỉ? Nếu bước xuống dưới kia thì tất cả sẽ chấm dứt rất nhanh thôi, - Kết nghĩ. - Bây giờ chẳng cần đến súng".

Chị tì đầu trên chiếc nắp sắt đẩy mạnh, nhưng nó không động đậy, Kết bám chân thật chắc và lại đẩy lần nữa.

"Chúng nó đã đứng ở bên trên, - chị nghĩ, - cho nên mới khó mở đến thế. Không sợ, cái nắp sắt này đã cũ và gỉ rối, mình sẽ đội lên được, nếu nó không chuyển, mình sẽ giải phóng tay trái, cho nó nghỉ một lát, dùng tay phải bế cả hai đứa và lấy tay trái mở nắp. Tất nhiên mình sẽ mở được. Có lẽ bây giờ mình nên chuyển cháu gái sang bên tay phải. Dĩ nhiên mình sẽ không đánh rơi nó xuống dưới kia, làm sao mình có thể đánh rơi được. Đề phòng bất trắc, mình sẽ dùng răng cắn chỗ buộc tã - đề phòng thế thôi. Tay trái sẽ được nghỉ".


Chị thận trọng chuyền cháu gái đang khóc sang nửa ngực bên phải và định giơ tay trái lên, nhưng chị hiểu rằng, không thể làm như vậy được: tay chị cứng đờ và không chịu nghe lời chị.

"Không sao, - Kết tự nhủ. - Điều đó chẳng có gì đáng sợ. Bây giờ tay mình như đang bị trăm nghìn mũi kim châm vào, nhưng sau nó sẽ ấm dần lên và chịu nghe lời mình. Tay phải sẽ giữ chắc hai đứa bé: cũng nhẹ thôi. Chỉ mong cháu gái đừng giãy giụa mạnh. Nó nặng hơn con giai mình. Nhiều tháng hơn và nặng hơn..."


Kết bắt đầu thận trọng nắm tay lại và xòe tay ra. Chị nhớ đến ông lão láng giềng của gia đình chị ở nhà nghỉ ngoại ô. Người cao, gầy, cặp mắt xanh sáng lên lạ lùng, ông già bước sang hàng hiên nhà chị và khinh bỉ nhìn gia đình chị ăn bánh mì với bơ. "Thật là điên rồ, - ông già nói. - Ăn giò và phó-mát thì chẳng khác gì uống thuốc độc. Đó chỉ là những chất thải độc hại của cơ thể! Còn bánh mì? Đó là chất mát-tít! Chỉ nên ăn thịt nấu bằng sương gỗ! Ăn ớt! Bắp cải! Củ cải vàng! Như thế sẽ sống đến muôn đời! Tôi có thể sống một triệu năm! Đúng, đúng thế, tôi biết anh chị cho tôi là tay nói khoác! Không đâu, chằng qua là tôi cho phép mình suy nghĩ táo bạo hơn các thầy thuốc bảo thủ của chúng ta đấy thôi! Không có bệnh tật! Chữa bệnh viêm loét hay bệnh lao là chuyện nực cười! Phải chữa chạy tế bào kia! Cơ sở tạo nên tuổi thanh xuân vĩnh viễn là chế độ ăn uống, tập thở và liệu pháp tâm thần! Anh chị hãy nuôi dưỡng tế bào, nền tảng của sự sống, một cách thông minh, hãy sáng suốt cung cấp dưỡng khí cho nó, và hãy nâng đỡ nó bằng tập luyện, anh chị hãy biến nó thành đồng minh của mình trong lúc trò chuyện với nó và với hàng tỉ tế bào còn lại quyết định thực thể anh chị. Anh chị nên hiểu rằng, mỗi người chúng ta không phải là một con người yếu ớt sống dưới quyền lực của những hoàn cảnh và trường hợp ngẫu nhiên, mà là lãnh tụ của một quốc gia bao gồm hàng triệu tế bào, một quốc gia thông thái nhất trong số tất cả những quốc gia tồn tại dưới ánh mặt trời, trong số tất cả các hệ thống Thiên hà! Trong số tất cả các Thiên hà! Cuối cùng, anh chị nên hiểu rằng, anh chị là ai! Hãy mở mắt ra mà nhìn chính mình! Hãy học cách tôn trọng bản thân và đừng sợ gì hết. Mọi nỗi sợ hãi trên thế giới này đều phóng đại và tức cười, nếu ta hiểu được sứ mệnh của con người là làm một con người!"


Kết thử cố gắng nói chuyện với các ngón tay của mình. Nhưng hai đứa trẻ khóc mỗi lúc một to, và chị hiểu rằng, mình chẳng còn thời giờ đâu mà trò chuyện với đạo quân tế bào của mình nữa. Chị giơ cánh tay trái lúc này vẫn còn tê dại, vô tri, vô giác lên để lay chiếc nắp sắt. Nó đã hơi xê dịch, Kết dùng đầu trợ lực, thế là chiếc nắp nhích hẳn sang một bên. Chẳng buồn nhìn xem có ai đứng trong tầng hầm hay không, Kết đặt hai đứa trẻ lên mặt đất, leo lên và nằm ngay xuống bên cạnh: người chị rã rời và tâm trí không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa, sự truy nã đã đẩy chị tới giới hạn cuối cùng ngăn cách con người và loài vật...
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #92 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 06:58:06 am »

- Cái chết chỉ khác sự sống ở hai nhân tố: khối lượng và vận động. Người sống thì ở trong một nơi trú ngụ khép kín lớn hơn hẳn chiếc quan tài. Cái nơí trú ngụ ấy gọi là ngôi nhà, là tổ ấm gia đình, là bệnh viện dành cho những người bị rối loạn thần kinh, là nhà thổ, là nghị viện. Thỉnh thoảng có thể tạm biệt hoặc ngược lại, đến thăm cái nơi đó. Toàn bộ sự khác nhau là ở đấy, - người tiếp chuyện giám mục Sơ-lắc nói. Đó là một người Ý cao và gầy, hiển nhiên đã già nhưng vẫn tỏ ra mình còn trẻ. - Tôi không sợ, nếu mình trở thành một kẻ vô liêm sỉ. Tôi mời ngài đi tới một sự thành thật mà sự thành thật đó phải mang tính chất vô liêm sỉ. Sự thành thật chính là thực thể tối thượng, khôn ngoan và có chủ đích của thái độ vô liêm sỉ. Hoặc ngược lại, tôi chưa bao giờ suy nghĩ đến các hình thức diễn đạt vì tin vào các xung động cảm giác.

- Tôi rất đau lòng khi nghe ông, - giám mục nói, - bởi vì giờ đây, từng phút một, ở nước Đức những người phụ nữ đói khát và những trẻ em vô tội đang bị chết vì bom đạn. Có thể đi tới những kết luận phi lô-gích trong thời bình, còn giữa những ngày chiến tranh ác liệt điều đó thật là tàn nhẫn.

- Tôi lại không thể đồng ý với ngài được rồi: mỗi ngày hòa bình đều bao trùm không khí chiến tranh, và ngược lại - những giờ phút đáng sợ của chiến tranh chứng tỏ những ngày hòa bình đang tiến đến gần. Chúng ta sống trong một pa-ra-bôn bí ẩn. Nguyên nhân thực sự của lịch sử là tính không nhận thức được của các dạng hình học, và thậm chí ngay cả cái nghề giả dối là công tác ngoại giao cũng lôi cuốn tôi bằng cái đẹp của những mô hình toán học mỹ miều của nó, nếu ta nhìn nó từ một khoảng cách nhất định!

- Tôi thật khó nói chuyện công việc nghiêm túc với ông, - giám mục nói, - mà tranh cãi về các vấn đề thì không có thời gian. Những vị hứa hẹn giúp đỡ tôi đều đặn rằng, ông có khả năng giới thiệu tôi với những người đang quyết định số phận hàng triệu người ở Đức. Nếu chúng ta có thể đem lại nền hòa bình cao quý sớm hơn, dù chỉ một ngày, chúng ta cũng sẽ được tha thứ nhiều điều trong tương lai.

- Xin ngài cứ nói. Tôi sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của ngài.

- Không cần ông phải trả lời mọi câu hỏi. Tôi sẽ không tin ông nữa, nếu ông đồng ý trả lời mọi câu hỏi.

- Tôi không phải là nhà ngoại giao. Tôi đến đây vì được giao phó...

- Vâng, vâng, tôi hiểu... Người ta đã thông báo với tôi ít nhiều về ngài. Câu hỏi thứ nhất: ngài đại điện cho ai?

- Xin lỗi, nhưng trước hết tôi phải được nghe ông trả lời đã: ông là ai? Tôi sẽ nói đến những người còn ở trong tay Hít- le. Cái chết đang đe dọa họ và cả những người thân của họ. Chẳng có gì đe dọa ông, vì ông đang ở một nước trung lập.

- Ngài tưởng rằng ở một nước trung lập không có các nhân viên của ghét-xta-pô hoạt động chăng? Nhưng đó là chuyện riêng, không liên quan gì tới cuộc trao đổi giữa chúng ta. Tôi không phải là người Mỹ và cũng không phải là người Anh...

- Tôi biết điều đó qua giọng nói tiếng Anh của ông. Hẳn ông là người Ý?

- Vâng. Tôi sinh ra ở Ý. Nhưng tôi là công dân Hoa Kỳ, và bởi thế ngài có thể nói chuyện với tôi một cách hoàn toàn thành thật, nếu như ngài tin lời những vị đã giúp chúng ta gặp nhau.

Giám mục nhớ lại băng ghi âm một buổi trò chuyện mà Bơ-ruy-ninh cho ông nghe. Bởi vậy, ông nói:

- Những người bạn của tôi ở tổ quốc cho rằng, và tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của họ, việc đầu hàng của tất cả các đơn vị quân đội Đức và việc tiêu diệt toàn bộ lực lượng SS trong thời gian gần nhất sẽ cứu sống hàng triệu sinh mệnh. Các bạn tôi muốn biết rằng, chúng tôi cần phải tiếp xúc với ai trong số các đại diện của phe đồng minh?

- Ngài muốn nói đến sự đầu hàng cùng một lúc của tất cả các đạo quân Đế chế ở phía tây, phía đông, phía nam và phía bắc?

- Ông định đề nghị một phương án khác hay sao?

- Câu chuyện giữa chúng ta có sắc thái lạ lùng: phía tha thiết được thương lượng là người Đức, chứ không phải chúng tôi, bởi vậy, người đặt điều kiện là chúng tôi, có đúng thế không, thưa ngài? Để các bạn tôi có thể tiến hành trao đổi với ngài về những vấn đề cụ thể, chúng tôi cần biết - như cổ nhân đã dạy chúng ta: - ai? bao giờ? bao nhiêu? với sự giúp đỡ của ai? Nếu không, chúng tôi có thể coi ngài chẳng qua chỉ là một điệp viên ghét-xta-pô đã bị kẻ khác mua chuộc, hoặc là một người đã mất những bảo đảm cần thiết, hoặc là một nhân vật đã bị một kẻ khác lợi đựng làm thông tin giả.

- Tôi không phải là nhà chính trị. Có thể, ông nói đúng... Nhưng tôi mong ông tin vào lòng thành thực của tôi. Tôi không biết hết tất cả những nhân vật đứng sau nhóm người đã cử tôi sang đây, nhưng tôi biết rằng, người đại điện cho nhóm đó là nhân vật có đủ ảnh hưởng.

- Đó là trò chơi mèo vờn chuột! Trong hoạt động chính trị, tất cả phải sáng tỏ ngay từ đầu. Chỉ có những người đọc tin tức thời sự trên báo mới tưởng rằng, các nhà chính trị ranh ma, khôn ngoan giấu giếm điểm chủ yếu và lừa dối nhau. Các nhà chính trị mà cả với nhau, bởi vì không có gì bí mật đối với họ. Họ cân nhắc giá cả từng thứ. Khi họ không biết mà cả, họ sẽ bị các chiến hữu lật đổ họ, nếu họ đại diện cho một nhà nước tổng lực, hoặc sẽ bị thất bại trong cuộc tuyển cử sau, nếu họ đại diện cho chế độ dân chủ nghị viện. Tôi khuyên ngài hãy nói với các bạn của ngài rằng, chúng tôi sẽ không nói chuyện với họ, khi chưa biết họ đại diện cho ai, chưa biết cương lĩnh, mà trước hết là cương lĩnh tư tưởng, của họ cùng những kế hoạch mà họ định thực hiện ở Đức nếu họ nhận được viện trợ của chúng tôi.

- Cương lĩnh tư tưởng đã rõ ràng: nó dựa trên quan điểm chống chế độ quốc xã.

- Đó là cấp độ đầu tiên của hệ tư tưởng. Nhưng các bạn của ngài nhìn nhận tương lai của nước Đức ra sao? Nước Đức sẽ đi theo hướng nào? Các ngài định đưa ra khẩu hiệu gì cho người Đức? Nếu ngài không thể trả lời thay cho các bạn của ngài, thì tôi muốn biết quan điểm của ngài ra sao?

- Quan điểm của tôi sẽ mang tính chất chủ quan, - giám mục trả lời. - Kể ra, nếu ông lo sợ khuynh hướng cộng sản, thì ông lầm. Nhưng tôi cho rằng, thật là quái dị nếu định giữ lại - dù đưới hình thức biến dạng - bộ máy đàn áp nhân dân Đức đang tồn tại ở Đức hiện giờ.

- Xin hỏi: ai sẽ có thể giữ nhân dân Đức trong khuôn khổ trật tự, nếu Hít-le bị lật đổ? Các nhà tôn giáo ư? Những người bị giam giữ trong các trại tập trung chăng? Hay là những người đang cầm đầu các đơn vị cảnh sát và mật thám đã quyết định tuyệt giao với chế độ Hít-le?

- Lực lượng cảnh sát và mật thám ở Đức nằm trong tay thống chế SS Him-le...

- Tôi có nghe nói như thế...

- Nghĩa là phải làm sao duy trì quyền lực của bọn SS, bọn người mà các ông cho rằng, có khả năng giữ nhân dân Đức trong khuôn khổ trật tự để họ khỏi trở thành một dân tộc vô chính phủ, có phải thế hay không?

- Nhưng ai đề nghị như thế mới được chứ? Theo tôi, vấn đề ấy chưa hề được thỏa thuận ở bất cứ đâu, - gã người Ý nói, chằm chằm nhìn giám mục và lần đầu tiên trong suốt buổi nói chuyện, lần này gã không cười.

Giám mục đâm hoảng; vì ông hiểu rằng, ông đã lỡ lời. Cái thằng cha Ý khôn ngoan này sẽ bám chặt lấy câu nói vừa rồi để khai thác ở ông tất cả những điều gì ông được biết qua băng ghi âm về các cuộc thương lượng giữa bọn Mỹ với lực lượng SS mà Bơ-ruy-ninh đã cho ông nghe. Giám mục hiểu rằng, ông không biết nói dối: nét mặt ông bao giờ cũng biểu lộ mọi ý nghĩ của ông.


Nhân vật người Ý - một trong những cộng sự viên, làm việc tại văn phòng của Đa-lét ấy - sau khi trở về nhà, đã suy nghĩ rất lâu trước khi ngồi vào bàn viết bản báo cáo về buổi gặp gỡ vừa rồi.

"Hoặc ông ta là một con số không tròn trĩnh, - gã nghĩ, - chẳng đại điện cho ai ở Đức, hoặc ông ta là một tình báo viên lão luyện. Ông ta không biết mà cả, nhưng ông ta không nói gì với tôi. Thậm chí có lẽ ông ta biết rõ ý định của chúng ta hơn là mình biết rõ khả năng của bạn bè ông ta. Nhưng câu nói cuối cùng của ông ta chứng tỏ rằng, họ đã biết ít nhiều về việc chúng ta thương lượng với Các-lơ Vôn-phơ".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 06:59:39 am »

Kết không có tiền để đi tàu điện ngầm. Thế mà chị lại phải đi đến một nơi nào đó có chỗ sưởi ấm để có thể cho hai đứa bé bú và thay tã lót cho chúng. Nếu không, chúng sẽ chết vì đã ở nhiều giờ ngoài trời lạnh.

"Nếu vậy thì thà chết ngay từ sáng hoặc từ lúc đứng dưới chiếc nắp sắt còn hơn", - Kết nghĩ thầm, ý nghĩ đến với chị dường như từ một nơi rất xa.

Khái niệm nguy hiểm đã trở nên nhàm đối với chị: chị bước ra khỏi tầng hầm và đi thẳng tới bến xe buýt mà không buồn nhìn trước ngó sau. Chị không hiểu rõ là mình sẽ đi đâu, làm sao lấy được vé, đặt hai đứa trẻ - dù chỉ một phút - ở chỗ nào. Chị nói với người bán vé rằng, chị không có tiền, vì toàn bộ tiền nong đã bị chôn vùi trong ngôi nhà trúng bom. Người bán vé lẩm bẩm điều gì đó rồi khuyên chị nên đến trạm đón tiếp những người chạy loạn. Kểt ngồi xuồng cạnh cửa sổ và cảm thấy cơn buồn ngủ không sao cưỡng lại được, vì ở đây không đến nỗi lạnh cóng như ở ngoài trời. "Mình không nên ngủ, - chị tự nhủ, - mình không có quyền ngủ".


Và ngay lập tức chị thiếp đi.

Kết cảm thấy người ta xô đẩy chị và nắm hai vai chị mà lắc như thế nào, song chị không thể mở mắt ra được. Chị thấy ấm áp, dễ chịu quá, và tiếng trẻ khóc cũng như vọng lại từ xa.

Chị mơ một giấc mơ với những màu sắc lạ lùng, từ trong tiềm thức chị thấy lúng túng trước tính đa cảm vô vị của những giấc mơ ấy - kìa, chị cùng với cậu con trai đi trên một tấm thảm xanh, dày và êm dịu để bước vào một ngôi nhà nào đó, con trai chị đã biết đi, tay nó cầm một con búp-bê mặc váy trắng, áo đỏ. Ra đón mẹ con chị có Ê-rơ-vin, mẹ chị và ông lão láng giềng, người đã hứa hẹn sẽ sống một triệu năm...

- Dậy, dậy, chị ơi! - Có ai đó lay chị rất mạnh, khiến thái dương chị chạm vào kính cửa sổ lạnh buốt. - Dậy, đậy đi!

Kết mở mắt ra. Người bán vé và một viên cảnh sát đứng bên chị trong chiếc xe buýt tranh tối tranh sáng.

- Cái gì? - Kết ôm chặt hai đứa trẻ vào lòng, hỏi nhỏ. - Cái gì thế?

- Báo động, - người bán vé trả lời, giọng cũng rất thấp. - Ta đi thôi...

- Đi đâu?

- Xuống hầm trú ẩn, - viên cảnh sát nói, - Chị đưa cháu chúng tôi bế giúp cho.

-  Không, - Kết ôm chặt hai đứa trẻ hơn và nói. - Tôi tự bế được.

Người bán vé nhún vai, nhưng không nói gì thêm. Viên cảnh sát đỡ tay dìu chị ra hầm trú ẩn. Ở đây ấm áp và tối mò mò. Đâu đó có tiếng khóc trẻ em. Kết lánh vào một góc - hai cậu bé đứng dậy khỏi ghế nhường chỗ cho chị.

- Cám ơn các cậu.

Chị đặt hai đứa bé bên cạnh mình và nói với cô gái trong Hội thanh niên Hít-le làm nhiệm vụ trực nhật dưới hầm trú ẩn:

- Nhà tôi bị trúng bom, bây giờ đến một cái tã tôi cũng chẳng còn. Cô hãy giúp tôi! Tôi không biết làm thế nào bây giờ...

Cô gái gật đầu và đi sâu vào trong một góc tối, chỗ ngồi của chị em phụ nữ có con mọn: chắc đấy là nơi an toàn nhất. Lát sau, cô gái quay lại với mấy chiếc tã.

- Đây có bốn chiếc, - cô gái nói, - đủ cho chị dùng một ngày đầu. Tôi khuyên chị sáng mai, nên đến "Trạm cứu giúp nạn nhân" gần nhất - chỉ cần có giấy chứng nhận của đồn cảnh sát gần nơi chị ở và thẻ căn cước của chị là được.

- Vâng, dĩ nhiên, cảm ơn cô, - Kết trả lời và bắt đầu thay tã lót cho hai đứa trẻ. - Cô ơi, ở đây có nước không? Có nước và bếp lò không? Tôi muốn giặt mấy chiếc tã ướt này đi, như thế tôi sẽ có tám chiẽc, đủ dùng cho cả ngày mai...

- Nước lạnh thì có, còn xà-phòng thì tôi nghĩ rằng, người ta sẽ cấp cho chị. Lát nữa chị lại gặp tôi, tôi sẽ lo liệu giúp chị.

- Cám ơn cô nhiều lắm.

- Đó là nhiệm vụ của tôi.

Khi hai đứa bé được bú no đã thiếp đi, Kết cũng dựa lưng vào tường và quyết định ngủ một giấc, dù chỉ nửa tiếng đồng hồ. "Bây giờ mình chả nghĩ được gì nữa, - chị tự nhủ, - người mình nóng hầm hập, có lẽ mình bị cảm lạnh lúc đứng dưới chiếc nắp sắt... Hai đứa nhỏ sẽ không thể cảm lạnh được, bởi vì chúng đã được ủ ấm và lúc này chân tay chúng rất ấm. Mình phải ngủ một chút, sau đó sẽ nghĩ cách đối phó tiếp".


Và những giấc mơ lằng nhằng lại kéo đến với chị. Những mầu sắc khác nhau: xanh, trắng, đồ, đen, thay đổi xoành xoạch làm mắt chị nhức nhối. Chị chăm chú theo dõi sự thay đổi màu sắc cực nhanh ấy. "Có lẽ đồng tử mắt của mình đang chạy qua chạy lại, - bỗng Kết hiểu ra, - điều đó rõ rệt như đại tá Xu-dơ-đan-xép từng nói ở trường đào tạo". Và chị sợ hãi đứng bật dậy. Tất cả mọi người đang ngủ gà ngủ gật, tiếng bom nổ xa xa, tiếng cao xạ xen lẫn tiếng bom vọng lại như qua một tấm chăn bông.


"Mình phải đến nhà anh Sơ-tiếc-lít", - Kết tự nhủ và ngạc nhiên về việc lúc này chị lại suy nghĩ một cách bình tĩnh, rõ ràng và hợp lô-gích như thế. "Không được, - một người nào đó phản đối trong con người chị, - cô không được đến nhà anh ấy. Chúng nó chẳng tra hỏi cô về anh ấy đấy thôi". "Vâng, nhưng bây giờ tôi biết chui rúc vào đâu? Có lẽ tôi nên tự mình dẫn xác đến cơ quan ghét-xta-pô vậy. Tôi còn biết làm việc gì ở Béc Lanh, nếu không tìm được anh ấy". "Cô sẽ làm hại anh ấy và hại mình. Cô sẽ giết cả mình lẫn anh ấy".


Kết lại thiếp đi và chị ngủ thêm nửa tiếng đồng hồ nữa. Khi mở mắt ra, chị cảm thấy trong người dễ chịu hơn. Chị sờ trán: trán nóng rực. "Dĩ nhiên, mình bị cảm lạnh rồi. Người nóng thế này kia mà. Vì thế mình mới mơ thấy những cơn ác mộng. Nhưng điều đó không đáng sợ. Chả ai chết vì cảm lạnh đâu mà lo."


Bỗng nhiên mặc dù Kết đã quên rằng, chị đang nghĩ về Sơ-tiếc-lít, trước mắt chị hiện lên chữ số 42.75.41.

- Chú ơi, - Kết lấy khuỷu tay hích khẽ người thanh niên đang ngồi ngủ gật bên cạnh chị, - ở gần đây có chỗ nào gọi điện thoại được không?

- Cái gì thế?! - người thanh niên hoảng hốt choàng dậy, hỏi.

- Khẽ chứ, khẽ chứ, - Kết nói để anh ta yên tâm. - Tôi hỏi: gần đây có chỗ gọi điện thoại không?

Chắc cô gái hội viên Hội thanh niên Hít-le đã nghe thấy tiếng hai người. Cô ta bước lại bên Kểt và hỏi:

- Chị có cần tôi giúp gì không?

- Không, không, - Kết trả lời, - Cám ơn cô. Không có việc gì cả.

Lúc ấy, còi báo an rúc lên.

- Chị ấy hỏi có thể gọi điện thoại ở chỗ nào? - người thanh niên nói.

- Ở ga tàu điện ngầm, - cô gái đáp. - Gần đây thôi. Chị muốn gọi điện thoại cho người quen hay bà con họ hàng à?

- Vâng.

- Tôi có thể trông hai cháu nhỏ để chị đi gọi điện.

- Nhưng tôi chẳng có xu nào để trả tiền gọi điện.

- Tôi xin giúp chị. Đây, chị cầm lấy.

- Cám ơn cô... Có phải đi xa không?

- Hai phút thôi.

- Nếu các cháu khóc...

- Tôi sẽ bế chúng nó, - cô gái mỉm cười, - chị đừng lo.

Kết bước ra khỏi hầm trú ẩn. Đường tàu điện ngầm ở ngay bên cạnh. Mấy vũng nước cạnh trạm điện thoại tự động lấp lánh lớp băng trên mặt. Trăng tròn và xanh như màu xanh của sắc cầu vồng.

- Điện thoại tự động không làm việc, - viên cảnh sát nói. - Nó đấ bị sóng nổ làm hỏng.

- Thế tôi có thể gọi điện thoại ở đâu được?
   
- Phái đến ga sau... Sao, bà cần gọi lắm à?

- Vâng, cần lắm.

- Đi theo tôi.

Viên cảnh sát dẫn Kết đi xuống một ngôi nhà bỏ trống dưới ga tàu điện ngầm, mở cửa trạm cảnh sát, bật đèn và hất hàm về phía chiếc máy điện thoại để trên bàn.

- Bà gọi đi, có điều là nhanh lên.

Kết đi vòng lại bàn, ngồi xuống chiếc ghế cao dành cho phụ nữ và quay số 42.75.41. Đó là số điện thoại của Sơ-tiếc-lít. Mải nghe những tiếng chuông dài ngắn xen nhau, chị không nhìn thấy ngay bức ảnh rất to của mình đặt dưới tấm kính, canh bảng danh bạ điện thoại in ốp-xét. Viên cảnh sát đứng sau lưng chị và chậm rãi hút thuốc.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 07:01:58 am »

Muyn-lơ ngồi trong chiếc ghế bành yêu thích của Sơ-tiếc-lít cạnh bếp lò, và hỏi:

- Đoạn nói về tên lái xe đâu?

- Không đủ băng để ghi lại. Tôi không thể nói với Boóc-man: "Xin ngài chờ một chút để tôi thay băng, thưa ngài Boóc-man!" Tôi có nói với ông ta rằng, tôi xác định chắc chắn rằng, dường như ngài, chính ngài, đã hết sức cố gắng cứu sống gã lái xe.

- Boóc-man trả lời ra sao?

- Ông ta nói rằng, chắc hẳn gã lái xe đã khai hết sau khi bị tra tấn trong các hầm ngầm và ông ta không thể tin cậy vào gã được nữa. Ông ta không để ý đến vấn đề này lắm. Nghĩa là ngài có thể rảnh tay, ngài thượng tướng ạ. Đề phòng bất trắc, ngài hãy giữ gã lái xe ớ chỗ mình và cho gã ăn uống tử tế. Rồi sau sẽ rõ.

- Anh cho rằng, người ta sẽ không quan tâm đến hắn nữa à?

- Ai không quan tâm?

- Boóc-man.

- Quan tâm gì nữa? Gã lái xe đã bị khai thác. Nhưng để đề phòng bất trắc, tôi thì tôi sẽ giữ gã lại. Còn mụ đàn bà Nga đâu rồi? Chúng ta rất cần đến mụ lúc này. Thưa ngài, việc hỏi cung mụ ta đến đâu rồi? Đã đưa mụ ta ra khỏi bệnh viện chưa ạ?

- Chúng ta cần đến mụ làm gì? Mụ sẽ phải làm cái việc thông tin mật mã của mụ, nhưng...

- Đúng thế, - Sơ-tiếc-lít tán thành. - Đúng là như vậy. Nhưng ngài thử nghĩ xem, chúng ta có thể để mụ ta liên hệ với ông Vôn-phơ ở bên Thụy Sĩ được không?

- Không tưởng.

- Có thể là như vậy. Chẳng qua tôi cho phép mình mơ tưởng một chút.

- Hơn nữa, nói chung mụ ta...

- Ngài bảo sao?

- Không sao, - Muyn-lơ ngăn mình lại, - tôi muốn phân tích đề nghị của anh đó thôi. Tôi đã đưa mụ ta đến một nơi khác để Rôn-phơ khai thác mụ. Tôi nghĩ rằng, bây giờ anh không cần dùng mụ ta nữa.

- Rôn-phơ đã quá tay phải không?

- Phải... Hơi quá tay...

- Và vì thế mà anh ta đã bị bắn chết? - Sơ-tiếc-lít hỏi nhỏ.

Anh đã biêt điều đó, khi anh đi dọc hành lang của cơ quan ghét-xta-pô để ra xe tới chỗ hẹn với Boóc-man.

- Đó là việc của tôi, Sơ-tiếc-lít ạ. Chúng ta hãy thỏa thuận với nhau: những gì anh cần biết ở tôi, thì tôi sẽ cho anh biết. Tôi không ưa người khác nhòm trộm vào phòng tôi qua lỗ khóa.

- Từ phía nào? - Sơ-tiếc-lít gay gắt hỏi. - Tôi không thích người ta tưởng tôi là thằng ngốc trong kiểu chơi bài pơ-rê-phơ-răng cũ của người Ba Lan. Tôi là tay chơi cừ khôi, chứ không phải là thằng ngốc.

- Bao giờ cũng thế à? - Muyn-lơ mỉm cười.

- Gần như thế.

- Thôi được. Chúng ta sẽ đề cập chuyện đó sau. Bây giờ tôi với anh hãy nghe lại đoạn vừa rồi...

Muyn-lơ ấn nút máy ghi âm, cho chạy đoạn Boóc-man đang nói, và đề nghị:

- Anh cho chạy ngược lại độ hai chục mét nữa.

- Xong. Tôi đi pha cà-phê nhé?

- Anh pha đi.

- Ngài dùng cô-nhắc?

- Tôi không thích cô-nhắc. Kể ra có lần tôi được uống ở chỗ Can-ten-bơ-ru-ne một loại cô-nhắc không đến nỗi tồi. Nhưng nói chung tôi thích vốt-ca hơn. Cô-nhắc có chất thuộc da, không lợi cho thành mạch máu. Còn vốt-ca chỉ sưởi ấm cho cơ thể thôi, nhất là loại rượu trắng chính cống của nông dân.

- Ngài có muốn ghi lại lời nói không?

- Không cần. Tôi nhớ được. Đoạn này hấp dẫn lắm...

"Boóc-man. Đa-lét có biết rằng, Vôn-phơ đại diện cho Him-le không?

Sơ-tiếc-lít. Tôi thiết tưởng hắn biết.

Boóc-man. "Thiết tưởng" trong trường hợp này không phải là một câu trả lời. Nếu tôi nhận được bằng chứng chính xác rằng, Đa-lét coi Vôn-phơ là một kẻ đại diện của Him-le, thì có thể thực sự nói đến sự tan vỡ sắp tới của phe đồng minh. Nếu họ đồng ý thương lượng với thống chế SS thì tôi cần có băng ghi âm các buổi trao đồi giữa đôi bên. Nếu sau đó chuyển băng ghi âm sang chỗ Gơ-ben và công bố trên đài phát thanh, thì tôi không biết các sự kiện sẽ phát triển ra sao tại điện Cờ-rem-li, Luân-đôn và Nhà trắng.

Sơ-tiếc-lít. Còn ở đây? Ở Béc Lanh?

Boóc-man. Đó là chuyện tất nhiên. Hiện giờ tôi không quan tâm đến điểm ấy. Nói đúng hơn, tôi không chỉ quan tâm đến điểm ấy. Anh có thể kiếm được băng ghi âm đó không?

Sơ-tiếc-lít: Trước hết, phải nhận được lời khẳng định của Vôn-phơ rằng, hắn thương lượng dưới danh nghĩa đặc phái viên của Him-le.

Boóc-man. Tại sao anh lại nghĩ rằng, hắn không chịu khẳng định như thế với Đa-lét?

Sơ-tiếc-lít. Tôi không biết. Tôi chỉ nêu lên một giả thuyết. Bộ máy tuyên truyền của kẻ thù xem thường thống chế SS, coi ông ta như một con rắn độc... Chắc rằng, họ sẽ cố tránh không nêu câu hỏi Vôn-phơ đại diện cho ai. Điểm quan tâm chủ yếu của họ là Vôn-phơ mạnh đến mức nào và đại diện cho ai về mặt quân sự.

Boóc-man. Tôi cần để mọi người biết rằng, Vôn-phơ đại diện cho ai từ chính miệng hắn... Từ chính miệng Vôn-phơ... Hay là, ít ra từ miệng anh...

Sơ-tiếc-lít. Điều đó có ý nghĩa gì?

Boóc-man: Có ý nghĩa rất to lớn, Sơ-tiếc-lít ạ... Anh hãy tin tôi, điều đó có ý nghĩa rất to lớn...

Sơ-tiếc-lít. Để tiến hành chiến dịch, tôi cần hiểu tư tưởng xuất phát của nó. Có thể bỏ qua điều đó, nếu như tôi làm việc với cả một nhóm, khi mỗi người đem đến cho nhóm trưởng các tài liệu của mình và từ đám tài liệu phong phú đó rút ra được một bức tranh đúng đắn. Khi đó, tôi sẽ không cần phải nắm được nhiệm vụ tổng quát, mà chỉ lo thi hành nhiệm vụ của mình, nắm vững đầu mối của mình. Tiếc rằng, chúng ta không có khả năng đó...

Boóc-man: Anh nghĩ thế nào, Xta-lin có vui mừng hay không, khi người ta cho ông ta biết rằng, các nước đồng minh phương Tây tiến hành đàm phán không phải với ai khác, mà với chính lãnh tụ SS Him-le? Không phải với một nhóm tướng lĩnh muốn đầu hàng, không phải với tên mạt hạ Ríp-ben-tơ-rốp, một kẻ đã hoàn toàn đồi bại và mất tinh thần, mà là vớí một kẻ có thể biến nước Đức thành bức tường thép ngăn chặn chủ nghĩa bôn-sê-vích...

Sơ-tiếc-lít. Tôi nghĩ rằng, Xta-lin sẽ không mừng rỡ khi biết tin đó...

Boóc-man. Xta-lin sẽ không tin nếu người báo tin đó cho ông ta là tôi. Nhưng nếu người báo tin cho ông ta là một kẻ thù của chế độ quốc xã thì sao? Vị giám mục của anh chẳng hạn? Hoặc là một người nào đấy...

Sơ-tiếc-lít. Rõ ràng phải hỏi ý kiến ông Muyn-lơ trong việc lựa chọn người đưa tin: ông ấy có thể lựa chọn và tổ chức cho một người đáng giá chạy sang phía bên kía.

Boóc-man. Muyn-lơ cố gắng trợ giúp tôi quá mức.

Sơ-tiếc-lít. Theo chỗ tôi biết, tình thế của ông ấy rất phức tạp: ông ấy không thể chơi va banque như tôi, vì ông ấy là một nhân vật được quá nhiều người biết. Sau nữa, ông ấy trực thuộc dưới quyền Him-le. Nếu hiểu tình thế phức tạp đó, tôi nghĩ rằng, ngài sẽ đồng ý rằng: ngoài Muyn-lơ ra, không ai có thể làm nổi nhiệm vụ này trong trường hợp ông ấy cảm thấy được ngài ủng hộ.

Boóc-man. Đúng, đúng... Chuyện ấy ta sẽ nói sau. Đó là chi tiết. Bây giờ ta nói đến điều chủ yếu: nhiệm vụ của anh không phải là phá hoại, mà là giúp đỡ các cuộc thương lượng. Nhiệm vụ của anh không phải là che mờ, mà phải làm sáng tỏ mối liên quan giữa bọn âm mưu phản nghịch ở Béc-nơ với Him-le. Làm sáng tỏ tới mức có thể vạch mặt Him-le trước mắt Quốc trưởng, Đa- lét trước mắt Xta-lin và Vôn-phơ trước mắt Him-le.

Sơ-tiếc-lít. Thưa ngài, nếu tôi cần một sự giúp đỡ thực tế, tôi có thể tiếp xúc với ai được?

Boóc-man. Anh hãy thi hành mọi mệnh lệnh của Sê-len-béc. Đó là bảo đảm của thắng lợi. Đừng bỏ qua sứ quán, điều đó sẽ khiến họ tức giận: tham tán về công tác đảng sẽ biết anh...

Sơ-tiếc-lít: Tôi hiểu. Nhưng có thể tôi cần được giúp đỡ để chống lại Sê-len-béc? Chỉ một người có thể giúp tôi trong việc đó là ông Muyn-lơ. Tôi có thể dựa vào ông ấy tới mức độ nào?

Boóc-man. Tôi không tin những người quá ư trung thành cho lắm... Tôi thích những tay ít nói...".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2022, 07:02:31 am »

Đúng lúc ấy, chuông điện thoại reo vang. Sơ-tiếc-lít thấy Muyn-lơ giật mình.

- Xin lỗi ngài thượng tướng, - anh nói, - có lẽ đó là...

- Vâng, vâng... mời anh cứ tự nhiên.   '

Sơ-tiếc-lít nhắc ống nói lên:

- Sơ-tiếc-lít đây...

Bỗng trong ống nói anh nghe thấy giọng Kết...

- Em đây, - chị nói, - Em...

- Vâng ạ! - Sơ-tiếc-lít trả lời, - Tôi sẽ đến ngay, thưa ngài chủ tịch đảng. Tôi sẽ đợi ngài ở đâu ạ?

- Em đây mà, - Kết nhắc lại.

- Đến chỗ ấy bằng cách nào thì tốt nhất? - Sơ-tiếc-lít lại nói để giúp đỡ Kết, vừa nói anh vừa chỉ ngón tay về phía máy ghi âm, nghĩa là anh đang trao đổi với Boóc-man.

- Em ở bến tàu điện ngầm... Em đang đứng trong trạm cảnh sát...

- Sao ạ?

- Em ghé vào đây đề gọi điện tới chỗ anh...

- Ở chỗ nào ạ?

Anh nghe rõ địa chi Kết vừa nói, rồi một lần nữa anh nhắc lại: "vâng, thưa ngài chủ tịch đảng". Và đặt ống nói xuống. Không còn thời gian để suy nghĩ nữa. Nếu chúng vẫn tiếp tục nghe trộm điện thoại của anh, thì phải đến gần sáng mai Muyn-lơ mới biết được nội dung câu chuyện này. Lúc ấy, ta sẽ biết cách đối phó tiếp. Cái chính là phải cứu Kết. Anh đã biết nhiều điều. Có thể nghĩ nốt sau này. Bây giờ phải cứu Kết đã.


Chị thận trọng đặt ống nghe xuống và cầm chiếc mũ be-rê của mình lên. Chiếc mũ ấy đã được chị che lên chỗ đặt bức ảnh của chị, viên cảnh sát vẫn không nhìn chị như cũ. Chị bước ra cửa như một người mất hồn, chị sợ tiếng quát sẽ vang lên sau lưng. Nhưng bọn ghét-xta-pô chỉ báo cho bọn cảnh sát biết rằng, cần bẳt giữ một người phụ nữ, một là, phải còn trẻ, chừng hai mươi lăm luổi, và hai là phải bế con nhỏ trên tay. Đằng này là một mụ già tóc bạc, tuổi ngoài bốn mươi và có thấy bế con trên tay đâu, còn chuyện cặp mẳt giống như trong ảnh, thì trên đời này thiếu gì người có cặp mắt như thế?

- Có lẽ ngài đợi tôi một lúc chăng, thưa ngài thượng tướng?

- Để Sôn-xơ sẽ chạy đến báo cáo với Him-le rằng, tôi bỏ đi đâu không rõ hơn ba tièng đồng hồ liền à? Tại sao lại có cú điện thoại vừa rồi? Anh có nói với tôi rằng, ông ấy sẽ gọi điện cho anh đâu...

- Ngài nghe thấy đấy - ông ấy yêu cầu tôi đến gấp...

- Lúc nào gặp ông ấy xong, anh hãy về thẳng chỗ tôi nhé. Tôi sẽ ngủ đêm tại phòng làm việc.

- Ngài cho rằng, Sôn-xơ trực tiếp phục vụ thống chế hay sao?

- Tôi sợ rằng, hắn đã bắt đầu làm việc đó. Hắn ngốc lắm, bao giờ tôi cũng dùng những tên thư ký ngu ngốc và chăm chỉ. Nhưng thì ra chúng chỉ phục vụ tốt trong những ngày chiến thắng thôi, chứ khi sẳp đến lúc đổ vỡ, thì chúng bắt đầu cuồng quýt sợ hãi, chỉ cố tìm cách cứu lấy mình... Đồ ngốc, hắn tưởng rằng, tôi muốn chết như một người anh hùng... còn ngài thống chế thì đẹp mặt quá: ông ta giữ bí mật các cuộc thương lượng hòa bình của ông ta cừ đến nỗi, ngay thằng cha Sôn-xơ của tôi cũng biết tỏng cả rồi... Sôn-xơ vắng mặt, một thằng nhóc đang trực nhật, anh ta đã cuồng tín lại còn làm thơ nữa kia chứ...
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2022, 07:00:12 am »

Chương 17


Nửa giờ sau Sơ-tiếc-lít đưa Kết ra xe. Thêm nửa giờ nữa anh cho xe chạy loanh quanh trong thành phố để xem có chiếc đuôi nào bám theo hay không. Kết vừa khóc vừa kể lại tất cả những gì đã xảy ra với chị từ sáng sớm đến giờ. Nghe chị kể, anh cố đoán xem việc giải thoát chị một cách lạ lùng có phải nằm trong kế hoạch quỷ quyệt của Muyn-lơ không, hay đây là trường hợp ngẫu nhiên, thường chỉ xảy ra một lần trong đời, mà người tình báo viên nào cũng biết.


Anh đi loanh quanh trong thành phố, rồi cho xe chạy ra những con đường vòng quanh Béc Lanh. Trong xe ấm áp, Kết ngồi bên cạnh, hai đứa trẻ thì ngù trên đùi chị. Sơ-tiếc-lít tiếp tục lập luận: "Nếu khi Muyn-lơ biết nội dung câu chuyện điện thoại giữa mình với Kết, chứ không phải với Boóc-man, mà mình bị bắt, thì toàn bộ kế hoạch lớn sẽ đổ vỡ. Lúc ấy mình sẽ không còn khả năng đập tan trò đàm phán của Him-le tại Béc-nơ".


Sơ-tiếc-lít phanh xe cạnh biển chỉ đường: từ đây đến Ru-bi-ne-ca-nan chỉ ba cây số. Từ đây có thể qua Pốt-xđam trở về Ba-ben-xơ-béc.

"Không được, - Sơ-tiếc-lít quyết định. - Căn cứ vào việc mấy chiếc bát ở dưới bếp bị đổi chỗ, thì ngày hôm nay bọn tay chân của Muyn-lơ đã ngồi rình ở nhà mình. Có trời biết để làm gì, có thể là để "bảo đảm an toàn cho mình" mà Muyn-lơ sẽ ra lệnh cho chúng quay lại ngồi ở đó, nhất là sau câu chuyện điện thoại bất ngờ ấy".

- Này cô bé, - anh phanh xe gấp và nói, - ngồi sát ra phía sau kia!

- Có chuyện gì thế, anh?
   
- Không có chuyện gì đâu. Tất cả vẫn yên ổn, cô bé ạ. Bây giờ mọi chuyện đều hoàn toàn yên ổn. Bây giờ tôi với cô là người chiến thắng rồi. Không đúng à? Cô hãy che cửa sổ bằng tấm rèm xanh và ngủ đi. Tôi sẽ để nguyên lò sưởi cho cô. Tôi sẽ khóa cửa xe lại; ngồi trong xe của tôi thì không kẻ nào dám động đến cô đâu.

- Chúng ta sẽ đi đến đâu?

- Gần thôi, - Sơ-tiếc-lít nói, - không xa lắm. Cô cứ yên tâm mà ngủ. Cô phải ngủ đẫy giấc - ngày mai sẽ có nhiều việc phải lo đấy...

- Nhiều việc phải lo là việc gì ạ? - Kết sửa tư thế ngồi cho thoải mái hơn trên ghế sau, hỏi.

- Việc vui cả thôi, - Sơ-tiếc-lít trả lời và nghĩ bụng: "Sẽ gay go lắm đây. Cô ấy bị sốc. Đó không phải là lỗi của cô ấy".


Anh dừng xe cách biệt thự của Van-te Sê-len-béc ba nhà.

"Chỉ mong sao hắn có mặt ở nhà, - Sơ-tiếc-lít nhắc đi nhắc lại như một lời cầu nguyện, - chỉ mong sao hắn không đến nhà Him-le ở Nâu-ên, hoặc đến nhà bác sĩ Ghép-hác-tơ ở Khô-khen-li-khen, chỉ mong sao hắn có mặt ở nhà".

Sê-len-béc có nhà.

- Thưa ngài thiếu tướng, - Sơ-tiếc-lít nói luôn, không cởi áo khoác. Anh ngồi xuống mép chiếc ghế đối diện với Sê-len-béc.

Sê-len-béc mặc chiếc áo ấm, chân đi giày vải không có tất, Sơ-tiếc-lít để ý thấy lớp da ở chỗ mắt cá chân của y rất mịn. - Muyn-lơ đã biết ít nhiều về sứ mệnh của Vôn-phơ ở Thụy Sĩ.

- Anh điên à, - Sê-len-béc nói, - không thể có chuyện đó...

- Thế thì tại sao tôi lại biết đã nào?

Sê-len-béc khép vạt áo, trấn tĩnh lại và hỏi:

- Thế tại sao anh lại biết điều đó?

- Tôi biết điều đó bởi vì Muyn-lơ đề nghị tôi cộng tác với ông ta.

- Tại sao Muyn-lơ lại đề nghị chính anh công tác với hắn ta?

- Chắc người của ông ta đã bám được lão giám mục; đó là cái cứu thoát chúng ta, cho nên tôi phải đi sang Béc-nơ. Tôi sẽ chỉ đạo lão giám mục, còn ngài thì sau khi nhận được tín hiệu của tôi từ bên ấy gửi về sẽ phải lột mặt nạ Vôn-phơ.

Sơ-tiếc-lít bao giờ cũng vươn tới thực chất vấn đề. Sê-len-béc thì có thể chỉ nghe thoáng qua cũng hiểu.

- Anh hãy sang Béc-nơ ngay đi...

- Nhưng tôi nên dùng hộ chiếu? Hay vượt qua "cửa sổ"?

- Không được. Cơ quan phản gián Thụy Sĩ sẽ tóm cổ anh, chúng muốn phục vụ bọn Mỹ vào lúc trò đánh nhau sắp kết thúc... Không, anh hãy đến chỗ làm việc của tôi để lấy các thứ giấy tờ cho chắc chắn. Tôi sẽ gọi điện cho họ.

- Không nên thế. Ngài hãy viết mấy chữ cho tôi.

- Anh có bút không đấy?

- Ngài dùng bút của mình thì tốt hơn.

Sê-len-béc lấy tay lau mặt và cố nặn ra tiếng cười, Y nói:

- Tôi vẫn chưa tỉnh ngủ hoàn toàn, thế đấy.

... Khi Sơ-tiếc-lít đi khỏi, Sê-len-béc lập tức gọi xe và bảo tên tài xế:

- Đến nhà an dưỡng của bác sĩ Ghép-hác-tơ!

Trụ sở Ban tham mưu của Him-le đặt tại đó.



Sơ-tiếc-lít phóng xe về phía biên giới. Trong túi anh có hai tấm hộ chiếu đề tên anh và "vợ" anh, phu nhân In-gơ-rít phôn Kiếc-sơ-tanh".

Khi chiếc ba-ri-e chắn đường biên giới đã lùi về phía sau, anh quay lại phía Kết và nói:

- Cô bé ơi! Thế là bây giờ mọi tai họa đã chấm dứt rồi.

Ở đây, trên đất Thụy Sĩ này, bầu trời sáng rực và cao xa. Ở mấy chục mét sau lưng anh, bầu trời cũng sâu thăm thẳm, cũng thấy vầng trăng vàng ệnh được ánh sáng ban mai rửa sạch như thế, cũng có những cánh chim son ca trên bầu trời xanh nhạt như thế và nó đẹp như thế, nhưng đó là bầu trời của nước Đức, nơi từng phút có thể xuất hiện những chiếc máy bay trắng toát, hết sức đẹp đẽ của các nước đồng minh, và từng giây chúng có thể nhả ra hàng chùm bom, và những chùm bom gieo chết chóc ấy trong khoảnh khắc đầu tiên trông trắng như nhôm dưới ánh mặt trời và những người ngồi nín thở trên mặt đất nhìn thấy chúng cứ tướng như chúng rơi thẳng xuống đầu mình, chúng chỉ biến đi khi từng khối đất lầy bùn mùa xuân đen ngòm tung lên, che lấp tầm nhìn của cặp mắt con người - lúc ấy tuy còn sống, nhưng con người đã bất lực và kiệt quệ...


Sơ-tiếc-lít phóng xe đến Béc-nơ. Khi qua một thị trấn nhỏ, anh dừng xe một lát bên cột đèn hiệu: phía trước, một tốp trẻ em đang vượt sang bên kia đường, các em vừa đi vừa ăn bánh mì cặp giò. Kết khóc nấc lên.

- Gì thế, Kết? - Sơ-tiếc-lít hỏi.

- Không, - chị đáp, - chỉ vì em được thấy cảnh hòa bình, còn anh ấy không bao giờ được thấy nữa...

- Nhưng đối với cháu bé thì từ nay mọi tai họa đã chấm dứt, - Sơ-tiếc-lít nhắc lại câu nói lúc nãy, - và đối với cháu gái kia cũng vậy...

Anh muốn nói với Kết một điều gì thật dịu dàng và âu yếm, anh không biết diễn tả bằng lời cái tình cảm đang dào dạt trong lòng anh. Đã bao nhiêu lần anh khe khẽ thì thầm một mình mấy tiếng thật dịu dàng, tha thiết với Xa-sen-ca yêu quý... Lời lẽ yêu thương không được nói ra, chỉ thầm nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhất định phải thốt lên thành một tiếng thơ hoặc đọng lại trong đáy lòng như một sức nặng buộc ta phải luôn luôn nghĩ đến.

- Chỉ nên nghĩ đến tương lai, - Sơ-tiếc-lít nói và lập tức hiểu rằng, anh đã nói một câu hết sức vụng về, không cần thiết.

- Không có quá khứ thì chẳng có tương lai, - Kết trả lời anh và lau nước mắt, - xin lỗi anh... Em biết rằng, an ủi một người đàn bà đang khóc là một việc làm khó chịu...


... Sau khi gặp giám mục Sơ-lắc và được ông giao cho các tài liệu về cuộc thương lượng giữa Đa-lét với tướng Các-lơ Vôn-phơ, Sơ-tiếc-lít nghĩ rằng, anh đã sai lầm nghiêm trọng khi anh bảo Kết rằng, bây giờ mọi tai họa đã chấm dứt rồi. Chưa có tai họa nào chấm dứt cả. Ngược lại, anh hiểu rằng, tất cả mọi chuyện có lẽ bây giờ mới bắt đầu...
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #97 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2022, 07:01:09 am »

"Uy-xơ-tác gửi Trung tâm.

Kèm với các tài liệu về cuộc trao đổi giữa Đa-lét và Vôn-phơ, tôi thấy cần phát biểu mấy suy nghĩ dưới đây:

1. Tôi thiết nghĩ Đa-lét không thông báo đầy đủ cho chính phủ của ông ta về các cuộc thương lượng với lực lượng SS. Chắc chằn ông ta nói với chính phủ của mình rằng, ông ta đang thương lượng với các "phần từ chống đối Hít-le. Vôn-phơ không thuộc vào loại đó.


2. Ru-dơ-ven nhiều lần tuyên bố rằng, mục đích của Mỹ, cũng như của tất cả các nước tham gia khối đồng minh chống Hít-le, là sự đầu hàng vô điều kiện của nước Đức. Tuy nhiên, Đa-lét lại nói đến sự thỏa hiệp, thậm chí đến việc duy trì một số chế định của chủ nghĩa Hít-le.


3. Mọi khối liên minh đều đòi hỏi các phía tham gia phải thành thật đối với nhau. Chỉ thoáng nghĩ rằng, Đa-lét đang thăm dò bọn Đức qua việc tiến hành thương lượng như trên, tôi đã buộc phải bác bỏ lập luận của mình, bởi vì, bất cứ nhà tình báo nào cãng sẽ thấy rõ mối lợi của bọn Đức và thất bại của Đa-lét.


4. Tôi cũng từng nghĩ rằng, tên tình báo Đa-lét đã bắt đầu hoạt động phá hoại ngầm đối với bọn Đức. Nhưng báo chí Thụy Sĩ công khai gọi ông ta là đặc phái viên của tổng thống Ru-dơ-ven. Một người đại diện cho tổng thống Ru-dơ-ven có thể tổ chức phá hoại ngầm hay không?


Kết luận: hoặc giả một số giới phương Tây bắt đầu trò chơi hai mặt, hoặc giả Đa-lét đang phản bội quyền lợi Hoa Kỳ, một thành viên của khối đồng minh chống Hít-le. 

Đề nghị: cần phải báo ngay cho các nước đồng minh biết rằng, phía chúng ta đã biết các cuộc thương lượng đang diễn ra tại Thụy Sĩ. Tôi hy vọng rằng trong thời gian sắp tới, tôi sẽ có thể gửi về qua đường dây liên lạc vừa được chắp nối - mọi chi tiết về các buổi trò chuyện giữa Vôn-phơ với Đa-lét. Cần nói thêm rằng, tôi không coi đó là những buổi trò chuyện về phương diện ngoại giao. Tôi muốn gọi đó là những cuộc đàm phán riêng rẽ. Tôi đã phá cái lệ của tôi không bao giờ đưa ra các lời đề nghị - chỉ vì tình hình biến chuyển hết sức mau lẹ và cần có những biện pháp cấp bách, cho phép cứu khối liên minh chống Hít-le khỏi bị phá hoại, một sự phá hoại rốt cuộc có thể  xảy ra cả hai phía.
Uy-xơ-tác".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #98 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2022, 07:01:59 am »

Sơ-tiếc-lít đến nhà trọ "Viếc-gi-ni-a", nơi dừng chân của giáo sư Pờ-lây-sơ-ne. Giáo sư có viết về điều đó trong tấm bưu thiếp - "thuốc lá Viếc-gi-ni-a ở đây ngon lắm". Anh và giáo sư đã thỏa thuận với nhau, giáo sư sẽ, bằng cách này hay cách khác, gắn tất cả những cái gì liên quan tới chỗ ở với tên gọi các loại thuốc lá. Ví dụ, nếu giáo sư dừng chân ở khách sạn "Gờ-răng ô-tên", thì ông sẽ viết cho Sơ-téc-lít như sau: "Ngay ở "Gờ-răng ô-ten" tôi cũng không sao tìm được loại thuốc lá mà ông đang cần: tất cả các loại thuốc đều từ nơi khác đưa đến đây, chứ không phải "Am-pho-ra" chính cống".


Nhà trọ "Viếc-gi-ni-a" - Sơ-tiếc-lít ít có thể dễ dàng biết vị trí nơi đó - vắng vẻ, vì hầu hết các khách trọ đề đã đi lên vùng núi. Mùa trượt tuyết đã hết. Ánh mặt trời trong mấy tuần vừa qua làm cho người ta rám nắng theo một kiểu đặc biệt: đỏ như đồng và được giữ lâu, bởi vậy tất cả những ai ít nhiều có khả năng đều lên vùng núi: ở đấy tuyết vẫn chưa tan.

- Tôi có thể chuyển cho vị giáo sư Thụy Điển - tôi quên mất tên ông ta, - mấy quyển sách được không? - Sơ-tiếc-lít hỏi người quản trị.

- Vị giáo sư Thụy Điển không còn nữa. Ông ấy nhảy qua cửa sổ xuống đường nên bị chết rồi.

- Chết bao giờ?

- Sáng ngày thứ ba sau hôm đến đây. Ngài biết không, lúc ông ấy bước ra vui vẻ là thế, mà rồi không thấy quay lại nữa.

- Tiếc quá! Thế nhưng ông bạn của tôi là một nhà bác học có đề nghị tôi chuyển cho giáo sư mấy quyển sách và xin lại những quyển giáo mượn từ trước...

- Xin ngài hãy gọi điện tới sở cảnh sát... Họ đã đến đây lấy đi mọi đồ đạc của ông ấy. Họ sẽ trả lại tất cả mọi thứ cho ngài, nếu ngài chứng minh rằng, trong sổ hành lý có sách của ngài.

- Cám ơn ông, - Sơ-tiếc-lít đáp, tôi sẽ làm như vậy.

Anh bảo lái xe chạy qua phố có phòng bí mật. Trên cửa sổ có một bông hoa lớn - tín hiệu báo động, - Sơ-tiếc-lít đã hiểu ra tất cả. "Thế mà mình tưởng ông ấy là một thằng hèn, - anh nhớ lại. - Giáo sư Pờ-lây-sơ-ne là một người đáng thương, tốt bụng và có sức mạnh... xin giáo sư hãy tha lỗi cho tôi".


Bỗng nhiên anh tưởng tượng cái cảnh vị giáo sư gày gò, yếu đuối đang lặng lẽ nhảy vọt qua cửa sổ. Anh nghĩ: hẳn là ông già đã cảm thấy một nỗi khủng khiếp ghê gớm, vào giây phút cuối cùng của đời mình, khi ông dám quyết định tự vẫn ở đây, giữa lúc ông đã thoát khỏi nước Đức và được hưởng tự do... Tất nhiên, bọn ghét-xta-pô bám riết ông già. Hoặc chính là bọn chúng đã bố trí buộc ông phải tự vẫn, vì hiểu rằng, ông sẽ im lặng...

- Cho tôi đến trung tâm thành phố, - Sơ-tiếc-lít đề nghị người chủ xe tắc-xi. Nếu đến chỗ nào có thể thuê một chiếc tắc-xi trong vài ngày thì càng tốt...

Tại khách sạn, khi Kết và hai đứa trẻ vừa đi ngủ, Sơ-tiếc-lít liền uống hai viên cô-phê-in liều lượng cao - mấy ngày nay hầu như anh không được chợp mắt một phút nào, - rồi anh gọi điện thoại cho giám mục Sơ-lắc và ra xe đi gặp ông lần thứ hai.

Giám mục hỏi:

- Sáng nay tôi không dám hỏi chuyện ông về cô em gái và các cháu của tôi. Bây giờ thì tôi xin phép được biết về họ.

- Ngài có nhớ nét chữ của cô em gái chứ?

- Dĩ nhiên.

Sơ-tiếc-lít chìa cho ông một chiếc phong bì màu xanh. Sơ-lắc đọc bức thư ngắn gọn: "Anh yêu quý, cám ơn sự quan tâm đặc biệt chu đáo đã dành cho mấy mẹ con em. Hiện nay mấy mẹ con em đang sống ở một vùng núi, rất xa các cuộc ném bom đáng sợ. Em sống trong một gia đình nông dân, các cháu giúp chủ nhà chăn bò, mẹ con em được ăn uống đầy đủ và cảm thấy hết sức an toàn, cầu Chúa xua tan mọi tai họa đã giáng xuống đầu anh. Em An-na của anh".

- Tôi bị tai họa gì vậy? - giám mục hỏi. - Cô ấy muốn nói đến chuyện nào thế?

- Tôi phải nói với chị ấy rằng, ngài đã bị bắt... Tôi gặp chị ấy không phải với tư cách Sơ-tiếc-lít, mà như một con chiên của ngài. Địa chỉ của chị ấy đây - khi nào chiến tranh kết thúc, ngài sẽ tìm thấy họ. Còn đây là mấy bức ảnh có thể khiến ngài tin tôi hoàn toàn.

Sơ-tiếc-lít chìa cho giám mục mấy bức ảnh cận cảnh. Anh chụp ở trong núi, nhưng vì trời u ám nên hình ảnh không được rõ lắm. Giám mục ngắm nghía hồi lâu, sau đó ông nói:

- Dù không có mấy bức ảnh này, tôi cũng vẫn tin ông... Sao ông gầy hẳn đi thế?

- Có trời biết! Tôi hơi mệt. Thế nào, có tin gì mới không, ngài?

- Có nhiều tin mới, nhưng tôi không tài nào phân tích nổi. Hoặc là tôi mất niềm tin vào toàn bộ thế giới này, hoặc là phải trở thành một kẻ vô liêm sỉ. Người Mỹ đã bắt đầu thương lượng với lực lượng SS. Người Mỹ tin vào Him-le.

- Tài liệu đâu?

- Cái gì kia ạ?

- Ngài có những tài liệu nào xác nhận điều đó? Ngài lấy được các tài liệu ấy từ tay ai? Nếu không có tài liệu, nếu ngài chỉ nghe lời đồn đại, thì chúng ta có thể là vật hy sinh của một sự dối trá được bố trí một cách khôn khéo.

- Than ôi, tôi rất muốn tin rằng, người Mỹ không thương lượng với bọn tay chân của Him-le, - giám mục trả lời. - Nhưng ông đã đọc những gì tôi đã đưa ông sáng nay rồi đấy... Và bây giờ thì đây... - Giám mục chìa cho Sơ-tiếc-lít mấy tờ giấy mỏng viết bằng nét chữ tròn trĩnh, hơi nghiêng về bên trải, dày chi chít.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #99 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2022, 07:03:15 am »

"Vôn-phơ. Chào các vị!

Nhiều giọng đáp lại. Chào ngài. Chúc ngài một buổi sáng tốt lành.

Đa-lét. Các bạn đồng nghiệp của tôi đã đến đây để điều khiển cuộc hội đàm.

Vôn-phơ. Tôi rất vui mừng thấy cuộc thương lượng của chúng ta tiến triển ở cấp độ đại diện cao như thế này.

Hê-vec-nít. Rất khó dịch thành ngữ "cấp độ đại diện" sang tiếng Anh,..

Vôn-phơ (cười). Chẳng hạn, tôi có thể biết được rằng, ông Hê-vec-nít sắm vai thông dịch trong cuộc gặp gỡ này...

Đa-lét. Tôi có thể nói rằng: việc một quan chức cao cấp của lực lượng SS bắt đầu thương lượng với đối phương mà không đưa ra bất cứ yêu cầu riêng tư nào đã gây cho tôi và các bạn tôi một ấn tượng tốt đẹp nhất.

Vôn-phơ. Yêu cầu riêng tư của tôi là hòa bình cho người Đức.

Giọng người lạ. Hay lắm! Đó là câu trả lời của một người lính chân chính.
Đa-lét. Có chuyện gì mới xảy ra trong thời gian vừa qua hay không?

Vôn-phơ. Két-xen-rinh bị gọi vể Tổng hành dinh của Quốc trưởng. Đó là tin đáng buồn nhất.

Đa-lét. Ngài nghĩ rằng...

Vôn-phơ. Tôi không chờ đợi bất cứ điều gì tốt đẹp qua việc một người nào đó bị triệu hồi cấp tốc về Tổng hành dinh của Quốc trưởng.

Đa-lét. Nhưng theo tin của chúng tôi, thì Két-xen-rinh được gọi về Béc Lanh là để nhận chức vụ mới: tư lệnh mặt trận phía Tây.

Vôn-phơ. Tôi cũng nghe nói như thế, nhưng hiện thời chưa có bằng chứng xác nhận.

Đa-lét. Vâng. Sẽ có bằng chứng xác nhận. Chỉ một, hai ngày nữa thôi.

Vôn-phơ. Trong trường hợp đó, có lẽ ông sẽ nói cho tôi biết người thay thế Két-xen-rinh là ai?

Đa-lét. Vâng. Tôi có thể nói tên người ấy. Đó là thượng tướng Vít-tinh-hốp.

Vôn-phơ. Tôi biết người ấy.

Đa-lét: Ý kiến của ngài về ông ta?

Vôn-phơ. Đó là một người biết thừa hành mệnh lệnh.

Đa-lét. Theo tôi, có thể nói như vậy về tuyệt đại đa số tướng lĩnh của Đế chế thứ ba.

Vôn-phơ. Kể cả Bếch và Rôm-men?

Đa-lét. Đó là những nhà ái quốc chân chính của nước Đức.

Vôn-phơ. Phải nói rằng, trước đây tôi chưa có sự tiếp xúc trực tiếp và đáng tin cậy với thượng tướng Vít-tinh-hốp.

Đa-lét. Thế Két-xen-rinh có quen biết ông ta hay không?

Vôn-phơ. Là phó tư lệnh không quân của Gơ-rinh, thống chế Két-xen-rinh đã trực tiếp tiếp xúc với hầu hết các tướng lĩnh có cấp bậc ngang với thượng tướng Vít-tinh-hốp.

Đa-lét: Ngài sẽ có ý kiến như thế nào, nếu chúng tôi đề nghị ngài đến gặp Két-xen-rinh và đề nghị ông ấy đầu hàng ở mặt trận phía Tây, sau khi ông ấy được Vít-tinh-hốp đồng ý sẽ cùng đầu hàng ở Ý?

Vôn-phơ. Đó là một biện pháp liều lĩnh.

Đa-lét. Chẳng phải tất cả chúng ta đều đang liều lĩnh đấy sao?

Giọng người lạ. Ít ra, việc ngài tiếp xúc với Két-xen-rinh ở mặt trận phía Tây cũng sẽ giúp chúng ta nắm được tình hình một cách rõ ràng và cụ thể: liệu ông ta có chịu đầu hàng ờ mặt trận phía Tây hay không...

Vôn-phơ. Căn cứ vào việc Két-xen-rinh đồng ý đầu hàng ở Ý, có thể nghĩ rằng, ông ta sẽ không thay đổi ý định đó ở Xơ-tơ-rát-xơ-bua.

Đa-lét. Bao giờ ngài có thể đến gặp ông ta ở mặt trận phía Tây?

Vôn-phơ. Can-ten-bơ-ru-ne có gọi tôi về Béc Lanh, nhưng tôi hoãn lại, vì chúng ta đã hẹn gặp nhau ở đây...

Đa-lét. Nghĩa là ngài có thể bay đến Béc Lanh ngay sau khi trở về Ý?

Vôn-phơ. Vâng, về nguyên tắc có thể như vậy. Nhưng...

Đa-lét. Tôi hiểu ý ngài. Có lẽ quả là ngài phải liều lĩnh hơn tất cả chúng tôi. Song tôi không thấy có lối thoát nào khác trong tình hình hiện nay.

Giọng người lạ. Có lối thoát chứ.

Hê-vec-nít. Ngài là người có sáng kiến tổ chức cuộc thương lượng, nhưng hiển nhiên là ngài được sự ủng hộ nhất định tại Béc Lanh. Điều đó cho phép ngài tìm ra lý do để đến thăm Két-xen-rinh.

Đa-lét. Nếu ngài quan tâm trước hết tới số phận của nước Đức, thì trong trường hợp này, ở mức độ nhất định, nó đang nằm trong tay ngài.

Vôn-phơ. Tất nhiên, lý lẽ đó không thể khiến tôi hờ hững.

Đa-lét. Có thể cho rằng, ngài nhất định đến thăm Két-xen-rinh ở mặt trận phía Tây?

Vôn-phơ. Vâng.

Đa-lét. Và ngài thấy có thể thuyết phục Két-xen-rinh đầu hàng?

Vôn-phơ. Tôi tin như vậy.

Đa-lét. Và thượng tướng Vít-tinh-hốp sẽ theo gương ông ta?

Vôn-phơ. Tôi sẽ quay về Ý.

Hê-vec-nít. Và nếu Vít-tinh-hốp lưỡng lự, thì ngài có thể tác động đến các sự kiện ở đấy?

Vôn-phơ. Vâng, dĩ nhiên, nếu như các ông cần gặp tướng Vít-tinh-hốp ở đây hoặc ở Ý.

Đa-lét. Nếu ngài thấy làm như thế là hợp lý, thì chúng tôi sẽ sẵn sàng tiếp xúc với Vít-tinh-hốp. Khi nào ngài có thể từ chỗ Két-xen-rinh trở về?

Vôn-phơ. Nếu tất cả đều trôi chảy, một tuần nữa tôi sẽ quay về và mang đến cho các ông, cũng như cho Vít-tinh-hốp, ngày tháng đầu hàng chính xác của toàn bộ quân đội Đức ở mặt trận phía Tây, Tập đoàn quân của chúng tôi tại Ý cũng sẽ đầu hàng đúng vào giờ ấy.

Hê-vec-nít. Xin ngài cho biết có bao nhiêu người bị giam giữ trong các trại tập trung?

Vôn-phơ. Tại các trại tập trung của Đế chế ở Ý hiện có vài chục nghìn người.

Đa-lét. Điều gì sẽ xảy ra với họ trong thời gian sắp tới?

Vôn-phơ. Đã có lệnh thủ tiêu họ.
   
Hê-vec-nít. Mệnh lệnh ấy có thể được thi hành trong lúc ngài đi vắng hay không?

Vôn-phơ. Có thể lắm.

Đa-lét. Có thể thi hành biện pháp gì đó để ngăn cản việc thi hành mệnh lệnh ấy chứ?

Vôn-phơ. Đại tá Đô-nen-ni ở lại chỉ huy thay tôi. Tôi tin ông ta như tin chính mình. Với tư cách một người đứng đắn, xin hứa với các ông rằng, mệnh lệnh ấy sẽ không được thi hành.

Hê-vec-nít. Xin mời các vị đi ra ngoài thềm. Tôi thấy bàn tiệc đã bày xong. Tiếp tục nói chuyện ở ngoài ấy sẽ thú vị hơn, ở đây nóng quá..."
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM