Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:00:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21339 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2022, 09:40:27 pm »

Sơ-tiếc-lít đứng dậy, rút chiếc mở nút chai ra và chậm rãi bước lại bên Khôn-tốp. Tên kia chìa cốc ra. Và đúng vào khoảnh khắc ấy, Sơ-tiếc-lít lấy hềt đà giáng cả chai rượu nặng có nhiều cạnh xuống đầu Khôn-tốp. Chiếc chai vỡ tan và rượu cô-nhắc mầu nâu tràn xuống mặt Khôn-tốp, hòa lẫn với máu của hẳn.


"Mình đã hành động đúng, - Sơ-tiếc-lít lập luận, khi anh dấn ga chiếc xe "Khô-rếch". - Mình không thể hành động khác được. Trong trò chơi "fifty - fifty", không nên đặt cọc một nửa số vốn. Cho dù hắn có thành tâm đến với mình, thì mình cũng vẫn hành động đúng. Mức độ quan trọng của các mục đích trong trường hợp này đã chỉ ra cho mình lối thoát đúng đắn - bằng cách vứt bỏ cái nhỏ, mình đã thu được cái lớn hơn: đó là sự tin cậy hoàn toàn của Muyn-lơ".


Khôn-tốp nửa nằm nửa ngồi ở bên cạnh anh, đầu sát cửa xe. Hắn vẫn bất tỉnh nhân sự. Sơ-tiếc-lít đã dùng khóa còng tay hắn lại.

Khôn-tốp nói rằng Muyn-lơ lúc này đã đi ngủ là hắn nói láo. Muyn-lơ không ngủ. Y vừa nhận được từ Trung tâm giải mã bản tin về các sự kiện xảy ra ở phòng hẹn bí mật của ghét-xta-pô ở Bẻc-nơ. Mật mã của cô nhân viên điện đài người Nga trùng với mật mã của bức thư được gửi sang Béc-nơ. Muyn-lơ giả thiết rằng cấp chỉ huy tình báo của Nga ở Béc Lanh đã bắt đầu tìm đường dây liên lạc mới, vì cho rằng, các nhân viên điện đài của mình đã bị chết bom, hoặc vì cảm thấy có chuyện không hay đã xảy ra với họ. Y luôn luôn cố gắng không nghĩ đến những dấu tay tai ác in trên bộ điện đài Nga và trên chiếc máy điện thoại ở phòng thông tin liên lạc đặc biệt với Boóc-man. Nhưng càng cố quên nó đi, thì nó lại càng ám ảnh và cản trở suy nghĩ của y. Sau hai mươi năm làm mật thám, y đã luyện được một thói quen đặc biệt: trước hết y dựa vào cảm tính, vào trực giác của mình, rồi sau đó mới kiểm tra lại nhận thức cảm tính đầu tiên đó của mình bằng cách phân tích tỉ mỉ sự kiện hoặc nhân vật mà y chú ý. Ít khi y phạm sai lầm: cảm giác thính nhậy chưa bao giờ làm hại y, cả khi y còn phục vụ nước Cộng hòa Vây-ma trong việc đàn áp các cuộc biểu tình của bọn đảng viên Quốc xã, lẫn khi y chuyển sang phục vụ đảng Quốc xã và bắt các lãnh tụ nước Cộng hòa Vây-ma nhốt vào trại tập trung, cả khi y thi hành mọi nhiệm vụ do Him-le giao phó, lẫn khi y bắt đầu ngả sang phía Can-ten-bơ-ru-ne. Y hiểu rằng, vị tất Can-ten-bơ-ru-ne đã quên nhiệm vụ giám sát Sơ-tiếc-lít mà hắn giao cho y. Nghĩa là đã có một chuyện gì đó xảy ra, và rõ ràng là xảy ra ở cấp cao. Nhưng Muyn-lơ không biết đó là chuyện gì, xảy ra bao giờ và càng không thể hiểu thấu đáo những nguyên nhân thầm kín dẫn đến việc ấy. Chính vì vậy, y đã sai Khôn-tốp đến đóng kịch ở nhà Sơ-tiếc-lít; nếu ngày mai Sơ-tiếc-lít tới gặp y kể lại thái độ của Khôn-tốp, thì y có thể yên tâm nhét hồ sơ về anh vào tủ sắt, coi như cuộc điều tra đến đây chấm dứt. Nếu như Sơ-tiếc-lít đồng ý với đề nghị của Khôn-tốp, thì y có thể đến gặp Can-ten-bơ-ru-ne để báo cáo sự việc, căn cứ vào kết quả thăm dò của tên cộng sự viên của y. Và đó sẽ không phải là một cái gì hão huyền chứa đầy những công thức vật lý khó có ai hiểu nổi, mà là một thực tế hiển nhiên không có và không thể có lý đo nào phản bác được.


"Được rồi, - y nghĩ tiếp. - Cứ chờ Khôn-tốp về sẽ rõ. Bây giờ đến chuyện cô ả nghệ sĩ dương cầm người Nga. Hiển nhiên là sau khi cấp chỉ huy của nó bắt đầu tìm cách liên lạc qua Thụy Sĩ, chúng ta đã có thể áp dụng phương pháp của chúng ta, chứ không dùng lối tâm sự thân thiện* (Nguyên văn: cứu vớt linh hồn) của Sơ-tiếc-lít nữa. Làm gì có chuyện nó chỉ là công cụ đơn giản trong tay cấp chỉ huy của nó. Nó phải biết ít nhiều. Thực tế là nó chưa trả lời được một câu hỏi nào cả. Trong khi ta không có thời gian. Có lẽ nó biết cả chìa khóa để giải loại mật mã từ Béc-nơ gửi về. Như thế là, bằng cách đối chiếu cái mà cấp chỉ huy giao cho nó ở đây với cái mà cấp chỉ huy của nó chuyển sang Béc-nơ, chúng ta sẽ thu được nhiều điều. Chúng ta sẽ có thể bắt đầu một trò chơi vừa chống lại phương Tây, vừa chống lại bọn Nga. Bắt đầu trò chơi ấy vào lúc này là điều quan trọng, hết sức quan trọng. Đó là khả năng thành công cuối cùng của chúng ta".


Y chưa kịp nghĩ hết ý đó thì cửa mở ra và Sơ-tiếc-lít bước vào. Tay anh túm cổ tên Khôn-tốp mặt bê bết máu. Hai tay tên này bị xích chéo ra sau lưng bằng một chiếc khóa tay nhỏ mạ cơ-rôm.

Muyn-lơ nhìn thấy bộ mặt lúng túng của Sôn-xơ, tên trợ lý của y. Y nói:

- Anh điên rồi à, Sơ-tiếc-lít...

- Tôi rất minh mẫn, - Sơ-tiếc-lít đáp và khinh bỉ đẩy Khôn-tốp ngã giúi xuống ghế bành. - Đây mới là thằng điên, hoặc tên phản bội.

- Nước! - Khôn-tốp liếm môi. - Cho tôi xin cốc nước...

- Anh hãy đưa cốc nước cho Khôn-tốp, - Muyn-lơ nói,

- Có chuyện gì vậy? Anh giải thích cho tôi nghe xem nào.

- Trước hết hãy để hẳn giải thích rõ mọi chuyện, - Sơ-tiếc-lít nói. - Còn tôi thì tốt nhất là tôi sẽ viết một bản bảo cáo tỉ mỉ...

Anh đưa nước cho Khôn-tốp uống, rồi đặt cốc lên chiếc khay để bên cạnh bình nước.

- Anh hãy trở về nhà và hãy viết những gì mà anh cho rằng cần phải viết, - Muyn-lơ nói. - Bao giờ anh có viết xong?

- Nếu viết ngắn thì mười phút là xong. Viết tỉ mỉ thì đến mai.

- Tại sao lại đến ngày mai?

- Bởi vì hôm nay tôi còn mấy việc phải làm gấp cho xong. Vả lại, thằng cha này cũng chưa hoàn hồn sớm hơn được đâu. Ngài cho phép tôi về chứ ạ?

- Vâng, mời anh về, - Muyn-lơ đáp.

Sơ-tiếc-lít bước ra. Muyn-lơ tháo khóa tay cho Khôn-tốp trầm ngâm xoa bên má đẫm máu của hắn, rồi đi lại chỗ chiếc bàn trên có để cốc nước, Muyn-lơ thận trọng dùng hai ngón tay cầm chiếc cốc soi ra chỗ sáng. Dấu tay của Sơ-tiếc-lít hiện lên rõ rệt. Anh nằm trong số nhân viên mà người ta chưa kịp lấy dấu tay. Vì thói quen làm việc đến nơi đến chốn thì đúng hơn là vì nghi ngờ chính Sơ-tiếc-lít, Muyn-lơ gọi Sơn-xơ vào và nói:

- Hãy đưa đi kiểm tra dấu tay trên chiếc cốc này. Nếu tôi ngủ rồi thì đừng gọi. Tôi nghĩ, việc này không cấp bách lắm đâu.

Sau khi giao cho Sôn-xơ bản báo cáo ngắn gọn gửi Muyn-lơ, Sơ-tiếc-lít vội vã phóng xe đến nhà vị giám mục: ngay bây giờ, anh phải lập tức đưa giám mục sang Thụy Sĩ. Ở đó, tất cả đều đã chuẩn bị xong. Pờ-lây-sơ-ne không thể không làm tất cả những gì anh đã dặn. Giám mục Sơ-lắc sẽ là một tờ giấy quỳ* (Giấy quỳ là loại giấy nhuộm có thể thay đổi màu sắc. Khi gặp a-xít, nó biến thành màu đỏ, gặp dung dịch kiềm, nó chuyển thành màu xanh. Ở đây, nghĩa bóng là một phương pháp kiểm tra đúng đắn). Dù ý chí và nguyện vọng của ông già thế nào chăng nữa, ông già cũng sẽ giúp anh phá vỡ cuộc đàm phán giữa Him-le với những kẻ ở phương Tây coi nhân dân Nga, một dân tộc đã giải phóng châu Âu, là bọn người châu Á man rợ đang đe dọa nền văn minh thế giới...


Nhưng trái với lời Muyn-lơ, bọn tay chân vẫn đánh thức y dậy. Đích thân Sôn-xơ làm việc đó. Dấu tay mà Sơ-tiếc-lít để lại trên cốc nước giống hệt dấu tay in trên ống nghe điện thoại và đây là điều đáng sợ nhất - trùng với dấu tay tìm thấy trên chiếc máy thu phát vô tuyến của bọn Nga.".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2022, 09:42:08 pm »

"Gửi riêng Thống chế SS
Hen-rích Him-le.
Chỉ đánh máy một bản.


Ngài Thống chế yêu quý của tôi!

Tôi đã từ Thụy Sĩ về đến hành dinh của mình. Và tôi muốn miêu tả các sự kiện vừa theo trình tự thời gian từng giờ vừa cố gắng phân tích một cách khách quan tình hình sắp tới, một tình hình có thể nói là đã chuyển biến theo hướng rất tốt dưới ánh sáng các cuộc thương lượng giữa tôi và Đa-lét.


Ngày hôm qua, tôi và Đôn-man đã mang theo hai lãnh tụ phong trào dân tộc Ý là Pa-ra và U-xơ-mi-a-ni đi sang Thụy Sĩ. Một người giúp việc của thiếu tá tình báo Thụy Sĩ Vai-ben đã thực hiện việc đưa chúng tôi bí mật vượt qua biên giới. Việc vượt biên giớỉ được tổ chức hết sức cẩn thận, nhờ đó chúng tôi đã kịp đáp chuyến tàu đi Duy-rích. Đến đây, Pa-ra và U-xơ-mi-a-ni được đưa vào bệnh viện thực hành Ghi-xơ-lan-đen, một trong những bệnh viện sang trọng nhất ở vùng ngoại ô. Sau đó, tôi được biết là Đa-lét đã tới thăm họ ngay lập tức. Thì ra, Đa-lét và Pa-ra vốn quen biết nhau từ lâu: rõ ràng người Mỹ đang chuẩn bị thành phần cho chính phủ Ý tương lai theo ý muốn của họ, một chính phủ dựa vào danh tiếng của những người du kích không phải là đảng viên cộng sản mà là các lãnh tụ theo đường lối quân chủ, những nhà dân tộc chủ nghĩa cuồng tín chỉ chống lại Mút-xô-li-ni trong thời gian vừa qua, khi chúng ta buộc phải tiến quân sang đất Ý.


Uýt-man đã tới đón chúng tôi và đưa đến gặp Đa-lét tại một căn phòng bí mặt của ông ta. Chúng tôi đến nơi thì đã thấy Đa-lét ngồi chờ ở đó. Ông ta ít nói, nhưng tỏ ra niềm nở. Đôi bên bắt tay nhau và cuộc thương lượng bắt đầu. Nói đúng ra thì Đa-lét ngồi cạnh cửa sổ, đối diện với phía ánh sáng và chỉ im lặng, Hê-vec-nít lên tiếng trước.


Hê-vec-nít hỏi tôi:

- Có phải ngài đã giúp đỡ việc trả lại tự do cho một người Ý tên là Rô-ma-nô Gu-ác-đi-ni theo đề nghị của Ma-tin-đa Ghê-đê-vin-xơ phải không?

Tôi không trả lời dứt khoát, bởi vì tôi không nhớ tên họ người ấy là ai. Tôi nghĩ có lẽ đây là một hình thức kiểm tra.

- Một nhà triết học Thiên chúa giáo nổi tiếng, - Hê-vec-nít nói tiếp, - bất kỳ một người châu Âu nào biết suy nghĩ cũng đều quý trọng ông ấy.

Tôi mỉm cười khó hiểu vì nhớ đến kinh nghiệm của người diễn viên vĩ đại của chúng ta là Sê-len-béc.

- Thưa tướng quân, - Uýt-man hỏi tôi, - ngài có hiểu rõ rằng nước Đức đã bại trận trong cuộc chiến tranh này hay không?

Tôi hiểu, rằng mấy người này bắt tôi phải bước qua đống lửa thiêu người thời Trung cổ, một việc rõ ràng ngụ ý làm bẽ mặt tôi. Có thời tôi cũng đã xử sự như thế, khi muốn làm cho một nhà chính trị nào đó thuộc phe đối lập với chế độ trở thành người của mình. Thành ngươi của mình đến mức sau đó giao cho người ấy một chức vụ hành chính quan trọng. Kiểm tra bằng cách làm cho ai bẽ mặt tức là một bảo đảm chắc chắn của thái độ trung thực trong tương lai.

- Có, - tôi trả lời.

- Ngài có hiểu rằng cơ sở thực tế của các cuộc thương lượng có thể xảy ra nhất thiết phải là sự đầu hàng vô điều kiện và chỉ một điều ấy thôỉ, hay không?

- Có, - tôi trả lời vì hiểu rằng bản thân sự kiện thương lượng quan trọng hơn đề tài thương lượng. Trong trường hợp này, dù một vị tướng SS và một đảng viên Quốc xã như tôi có phải chịu thiệt thòi như thế nào, cũng phải đặt mục đích cao nhất là mở ra các cuộc thương lượng.

- Nhưng nếu như ngài vẫn còn muốn thay mặt cho thống chế SS Him-le để nói chuyện, - Uýt-man nói tiếp, - thì cuộc thương lượng giữa chúng ta đến đây chấm dứt; vì mi-xtơ Đa-lét sẽ buộc phải cáo lui.

Tôi nhìn Đa-lét. Tôi không thể nhìn rõ nét mặt ông ta vì ánh sáng rọi thẳng vào mắt tôi, nhưng tôi thấy ông ta gật đầu xác nhận, mặc dù ông ta vẫn hoàn toàn im lặng như trước. Tôi hiểu rằng thực ra đây chỉ là vấn đề hình thức, bởi vì họ thừa hiểu một sĩ quan SS cao cấp chỉ có thể thay mặt ai mới nói chuyện được thôi. Khi đưa ra một vấn đề như thế, họ đã tự đặt họ vào một tình thế nực cười và thấp kém. Dĩ nhiên, tôi có thể trả lời họ rằng, tôi có thể sẵn sàng chỉ nói chuyện với mi-xtơ Đa-lét, và nếu tôi biết rằng ông ta đại diện cho bọn tư bản độc quyền Do Thái, thì tôi sẽ lập tức ngừng mọi hình thức tiếp xúc với ông ấy. Tôi hiểu rằng, họ chờ đợi câu trả lời của tôi. Và tôi đã trả lời:

- Tôi coi việc tiếp tục chiến tranh vào lúc này, đặc biệt vào lúc chúng ta đã có thể ngồi chung một bàn - bàn thương lượng là một tội ác chống lại dân tộc Đức vĩ đại và quốc gia Đức vĩ đạ, tiền đồn của nền văn minh ở châu Âu. Tôi sẵng sàng đặt toàn bộ tổ chức của tôi - mà lực lượng SS và cảnh sát là tổ chức mạnh nhất ở Ý - vào dưới quyền chỉ huy của phe đồng minh, để làm cho cuộc chiến tranh chấm dứt và để không cho phép thành lập một chính phủ cộng sản.

- Điều đó có nghĩa là lực lượng SS của ngài, - cuối cùng Đa-lét hỏi, - sẽ chiến đấu chống lại quân đội của thống chế Két-sen-rinh hay không?

Tôi hiểu rằng nhân vật này thích thái độ nghiêm túc trong mọi vấn đề. Mà đó chính là bảo đảm chắc chắn cho cuộc nói chuyện thực tế về triển vọng.

- Tôi cần nhận được sự bảo đảm của ông, - tôi trả lời - để về trao đổi với thống chế Két-sen-rinh một cách cụ thể và có đầy đủ bằng chứng.

- Dĩ nhiên, - Đa-lét đồng ý với tôi.

Tôi nói tiếp:

- Các ông cần hiểu rằng, một khi Két-sen-rinh ra lệnh đầu hàng ở nước Ý, nơi dưới quyền chỉ huy của ông ta có hơn một triệu rưởi quân, thì lập tức phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra ở cả các mặt trận còn lại - tôi muốn nói đến mặt trận phía Tây và mặt trận Xơ-căng-đi-na-vơ - ở Na Uy và Đan Mạch.

Tôi cũng hiểu rằng trong buổi nói chuyện đầu tiên quan trọng này, tôi cần chìa con bài tẩy của mình ra.

- Nếu tôi được các ông bảo đảm rằng chúng ta sẽ tiếp tục thương lượng, thì tôi xin nhận trách nhiệm không cho hủy diệt nước Ý như kế hoạch đã chuẩn bị theo lệnh của Hít-le. Chúng tôi đã nhận được lệnh thủ tiêu tất cả các bức tranh trưng bày trong các viện bảo taàng và tất cả các di tích cổ đại, tóm lại là san bằng tất cả những gì thuộc về lịch sử loài người. Mặc dù rất nguy hiểm cho bản thân, song tôi cũng đã cứu được và cất giấu vào chỗ kín các bức tranh ở hai viện bào tàng U-phi-xi và Pát-ti, càng với bộ sưu tập các đồng tiền của vua Vích-to Em-ma-nu-in.

Rồi tôi đặt lên bàn bản danh sách liệt kê các bức tranh mà tôi đã cất giấu. Trong đó có các tên Ti-xi-an, Bô-ti-se-li, En Gơ-rê-cô. Mấy người Mỹ ngừng trao đổi để nghiên cứu bản danh sách đó.

- Các bức tranh này đáng giá bao nhiêu đô-la? - họ hỏi tôi.

- Chúng là loại vô giá, - tôi trả lời, nhưng nói thêm: - Theo tôi, phải hơn một trăm triệu...

Hê-vec-nít nói chừng mười phút về các bức tranh của thời đại Phục hưng và về ảnh hường của thời đại ấy đối với sự phát triển của kỹ thuật và triết học châu Âu. Sau đó, Đa-lét tham gia câu chuyện. Ông ta tham gia câu chuyện một cách bất ngờ, không mẩu mè gì cả. Ông ta nói:

- Tôi sẵn sàng làm việc với ngài, tướng quân Vôn-phơ ạ. Nhưng ngài phải bảo đảm với tôi rằng, ngài sẽ không tiếp xúc với bất cứ nước đồng minh nào khác. Đó là điều kiện thứ nhất. Tôi hy vọng ngài hiểu rằng, ngoài những người có mặt ở đây, sẽ không một ai được biết đến việc thương lượng của chúng ta.

- Nếu vậy thì chúng ta sẽ không thể nào ký kết hòa ước được, bởi vì ông không phải là tổng thống, còn tôi không phải là thủ tướng. Đôi bên im lặng mỉm cười, và tôi hiểu rằng như thế là tôi được phía bên kia đồng ý để tôi báo tin cho Ngài biết về cuộc thương lượng và xin các chỉ thị của Ngài. Tôi gửi bức thư này theo viên sĩ quan tày tùng của thống chế Két-xen-rinh. Anh ta hộ vệ cấp chỉ huy của mình trên chuyến bay trở về Béc Lanh. Anh ta là người đã được tôi kiểm tra hết sức kỹ lưỡng, không chỉ với tư cách là điệp viên của tôi, mà còn với tư cách là mội nhân vật trung thành với chúng ta và có suy nghĩ giống như chúng ta. Ngài sẽ nhớ lại anh ta, bởi vì chính Ngài đã quyết định lựa chọn anh ta và phái anh ta đến chỗ Két-sen-rinh làm nhiệm vụ thông tin cho chúng ta biết tất cả những mối quan hệ giữa Két-sen-rinh với thống chế Gơ-rinh.

Nếu như Ngài mời Két-sen-rinh tới trao đổi thì thật là một việc làm cực kỳ hữu ích. Lần gặp sau giữa tôi với phía Mỹ sẽ xảy ra trong một ngày gần đây.

Hai-lơ Hít-le!
CÁC-LƠ VÔN-PHƠ của Ngài".



Vôn-phơ đã viết đúng sự thật. Buổi thương lượng đã diễn ra chính theo tinh thần đó hoặc gần đúng theo tinh thần đó. Hắn chỉ lờ đi một chuyện: trên đường quay về Ý, trong cu-pê tàu hỏa, hắn đã trao đổi rất lâu, mặt đối mặt với Uýt-man và Vai-ben. Ba tên thảo luận về thành phần nội các tương lai của nước Đức. Theo chúng, thủ tướng sẽ là Két-sen-rinh, Bộ trưởng ngoại giao - phôn Nây-rát, cựu toàn quyền ở Tiệp và Mô-ra-vi-a, Bộ trướng tài chính - An-ma Sa-khơ, đảng viên danh dự Đảng Quốc xã, còn bộ trưởng Nội vụ sẽ là thượng tướng SS Các-lơ Vôn-phơ. Không có chức vụ nào dành cho Him-le trong chính phủ ấy cả.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:45:43 pm »

Chương 13


Lúc ấy, Sơ-tiếc-lít đang cho chiếc "Khô-rếch" của mình phóng hết tốc lực về phía biên giới Thụy Sĩ. Ngồi cạnh anh là vị giám mục, mặt tái xanh, trầm lặng. Sơ-tiếc-lít mở ra-đi-ô tìm đài phát thanh Pháp - Pa-ri đang truyền đi buổi ca nhạc của nữ danh ca trẻ tuổi E-đít Pi-áp. Cô ta có giọng hát trầm, nhưng khỏe, còn lời ca thì rất giản dị và dễ hiểu.

- Một sự suy đồi hoàn toàn về đạo đức, - giám mục nói, - không phải là tôi phê phán đâu, nhưng tôi nghe cô ta hát và luôn luôn nhớ đến Ghen-đen và Bắc. Rõ ràng, trước kia các nhà hoạt động nghệ thuật biết tỏ ra nghiêm khắc với mình hơn: họ mang theo một niềm tin và đặt cho mình những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn... Họ giống như những ngọn hải đăng... Còn bây giờ? Cứ y như tiếng ồn ào ngoài chợ vậy...

- Cô danh ca này sẽ còn lên giọng nữa, - Sơ-tiếc-lít nhận xét, - Ngài hãy tin tôi - người ta sẽ còn nhớ đến cô ta sau khi cô ta chết.

- Ông độ lượng quá đấy.

- Tôi rất yêu Pa-ri... Thôi, sau chiến tranh chúng ta sẽ nói đến chuyện ấy, ngài giám mục ạ! Bây giờ xin ngài hãy nhắc lại cho tôi nghe một lần nữa tất cả những gì ngài sẽ làm ở Béc-nơ...

- Trí nhớ của tôi tốt lắm. Kinh thánh không chỉ dạy người ta thiện, mà còn dạy cách tổ chức trí nhớ chính xác nữa...

- Dù sao cũng xin ngài cứ nhắc lại từ đầu đến cuối một lần nữa.

Giám mục bắt đầu kể với Sơ-tiếc-lít tất cả những điều mà anh vừa giải thích, dặn dò ông ba tiếng đồng hồ qua. Trong lúc nghe giám mục nói, Sơ-tiếc-lít tiếp tục lập luận: "Phải, Kết ở lại với chúng nó. Nhưng nếu mình đem Kết đi, bọn chúng sẽ bắt giám mục: rõ ràng bên cơ quan ghét-xta-pô cũng có kẻ theo dõi ông ta. Lúc ấy, toàn bộ chiến dịch nhất định sẽ thất bại và Him-le sẽ có thể bắt tay với bọn đồng minh ở Béc-nơ... Nếu xảy ra điều gì ngoài dự kiến, - điều đó có thể xảy ra lắm, tuy rằng không nhất thiết phải như vậy, - Kết sẽ khai về mình để cứu đứa con. Nhưng lúc ấy giám mục đã bắt đầu công việc của ông ta, còn Pờ-lây-sơ-ne thì phải thực hiện nhiệm vụ do mình giao phó. Trong hai người ấy, không ai biết vai trò của họ trong chiến dịch của mình. Nhận được tín hiệu của Pờ-lây-sơ-ne, người của ta sẽ theo dõi giám mục. Và tất cả sẽ trót lọt. Mình sẽ không để cho Him-le liên lạc với Béc-nơ... Bây giờ hắn không thể làm được việc đó. Về "chiếc cửa sổ" của mình ở biên giới thì Muyn-lơ không hề hay biết, và bọn lính biên phòng sẽ không dám hé răng với người của Muyn-lơ bởi vì mình hành động theo chỉ thị của ngài thống chế SS. Do đó, hôm nay giám mục sẽ đến Thụy Sĩ. Ngày mai ông ấy đã có thể bắt đầu làm công việc của mình. Phải nói là của chúng ta thì đúng hơn".

- Không phải thế, - Sơ-tiếc-lít dứt khỏi dòng suy nghĩ của anh và nói. - Ngài phải hẹn gặp họ ở phòng khách màu hồng, chứ không phải ở phòng khách màu xanh. Ngài thấy chưa, trí nhớ là một chuyện, nhắc lại không bao giờ thừa cả.

- Tôi có cảm giác là ông hoàn toàn không nghe tôi nói.

- Tôi nghe ngài hết sức chăm chú đấy chứ. Xin ngài cứ tiếp tục...

"Nếu vị giám mục đi thoát và tất cả đều trót lọt, mình sẽ cứu Kết ra khỏi chỗ đó. Lúc ấy thì có thể chơi va banque được rồi. Bọn chúng sẽ khép chặt vòng vây lại. Lúc đó ngay đến Boóc-man cũng chẳng giúp gì được mình... Có quỷ sứ biết chúng nó là bọn người như thế nào. Mình sẽ đưa Kết đi qua "cửa sổ" của mình, nếu thấy rằng trò chơi sắp kết thúc. Nếu còn có thể chơi tiếp - chúng không có và không thể có chứng cớ gì để bắt mình, - thì mình sẽ phải dùng đến súng đạn để cứu thoát cô ấy bằng cách dựa vào Sê-len-béc chạy tội cho mình. Mình sẽ đến báo cáo với hắn ở nhà riêng của hắn hoặc ở Khô-khen-li-khen. Tại đó, lúc nào hắn cũng ở bên cạnh Him-le. Mình sẽ tính toán thời gian, giải tỏa đơn vị bảo vệ căn phòng bí mật, phá tan điện đài, rồi đưa Kết trốn đi. Cái chính là phải tính toán thời gian và tốc độ. Cứ để cho chúng nó đi lùng. Chúng chẳng còn mấy thời gian để mà lùng sục. Cứ nhìn nét mặt hoảng hốt của Muyn-lơ khi trông thấy tên Khôn-tốp xuất hiện với cái sọ giập vỡ, cũng đủ hiểu tên kia đã chơi cái trò phá hoại hết sức trẻ con. Tất nhiên, Khôn-tốp làm việc theo lệnh của Muyn-lơ. Nhưng hắn không thể chơi một cách khôn khéo, nếu như hắn không tự đóng kịch với chính hắn, nếu vai kịch không phải là ý nghĩ thành thực của hắn. Chẳng hiểu hắn sẽ xử trí ra sao, nếu mình đồng ý bỏ trốn cùng với hắn và Run-gơ. Có lẽ hắn sẽ cùng vượt biên giới cũng nên. Có thể như vậy lắm. Mình còn nhớ hắn đã nhìn mình và nói như thế nào hôm hỏi cung nhà thiên văn học... Mình đã đóng vai chính xác với hắn. Mình sẽ viện cớ được phép, một mặt của Sê-len-béc và mặt khác, của Boóc-man, để bất ngờ ra đi. Ở đây có cái để chơi được rồi. Bây giờ vấn đề chủ yếu là Kết. Trưa mai, mình sẽ không về nhà mà đến thẳng chỗ Kết. Nhưng không được rồ." Không bao giờ được chơi một cách mò mẫm. Nhất là trong công tác của mình. Nếu thua cuộc thì phải trả một cái giá không phải bằng tiền, mà bằng sự nghiệp. Tóm lại là bằng sinh mệnh".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:46:17 pm »

- Đúng, - Sơ-tiếc-lít nói, - rất tốt là ngài đã chú ý đến điểm ấy: phải lên chiếc tắc-xi thứ hai, bỏ qua chiếc thứ nhất, và nhất thiết, dù có thế nào, cũng không được leo lên những chiếc xe tình cờ chạy qua. Nói chung, tôi hy vọng rằng, những người bạn của ngài ở tu viện, mà tôi đã nói tên cho ngài biết, sẽ giúp đỡ ngài. Và tôi muốn nhắc lại một lần nữa: tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra với ngài. Tất cả mọi chuyện. Nếu ngài tỏ ra thiếu thận trọng, dù ở mức thấp nhất, thì ngài chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao, ngài đã lại có mặt trong hầm giam của Muyn-lơ. Nhưng giả sử điều ấy có xảy ra, thì ngài nên nhớ rằng, nếu như ngài nhắc đến tên dù chỉ một lần trong cơn mê hoảng, hay giữa lúc bị tra tần, thì điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải chết, và tiếp ngay theo đó là cái chết của em gái ngài và của các cháu ngài. Đối với những người cho phép tôi đưa ngài vượt biên giới, thì em gái và các cháu của ngài đang là gánh nặng* (Nguyên văn: đang đeo trên cổ tôi) của tôi. Nếu ngài khai tên tôi ra, thì không gì có thể cứu những người thân của ngài được nữa. Tôi không dọa ngài đâu, mong ngài hãy hiểu tôi cho đúng: đó là một thực tế mà chúng ta cần biết và luôn luôn nhớ đến nó.

- Tôi hiểu ý ông.

- Thế thì tốt. Tôi không muốn để ngài hiểu lầm tôi trong chính vấn đề này...

Còn một trăm mét nữa thì tới sân ga, Sơ-tiẽc-lít bỏ chiếc xe của mình lại. Chiếc xe của đồn biên phòng đã chờ anh ở chỗ quy ước. Chìa khóa được cắm vào công-tắc đánh lửa. Cửa kính xe được bôi bẩn để không nhìn rõ mặt những người ngồi bên trong. Ở vị trí đã hẹn trong núi, một bộ dụng cụ trượt tuyết và đôi giầy đã được chuẩn bị sẵn.

- Ngài hãy thay quần áo đi, - Sơ-tiếc-lít nói.

- Tôi làm ngay đây, - giám mục thì thào, - tay tôi cứ run bắn lên, tôi phải cố gắng cho tĩnh trí lại đã.

- Ngài cứ nói năng bình thường, ở đây không ai nghe thấy chúng ta đâu.

Trăng trung tuần làm cho tuyết trong thung lũng trắng như bạc, còn trong khe núi thì lại có màu đen điểm lẫn vài ánh trắng như màu băng phiến. Các chỏm tuyết trên các cây thông trông như một con thú dữ đang nhún mình lấy đà trước khi nhảy. Xa xa, văng vẳng tiếng động cơ của nhà máy điện; chỉ thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng động cơ đó, mỗi khi có làn gió hây hây thổi tới.

- Thôi, chúc ngài lên đường may mắn, - Sơ-tiếc-lít nói.

- Cầu chúa phù hộ cho ông, - giám mục trả lời và vụng về trượt tuyết đi theo hướng Sơ-tiếc-lít đã chỉ. Ông bị ngã hai lần đúng ở chỗ đường biên giới chạy qua. Sơ-tiếc-lít đứng bên cạnh xe mãi đến khi giám mục gọi to hai lần từ trong cảnh rừng đen thẫm ở phía bên kia khe núi. Từ chỗ đó đến khách sạn chẳng còn bao xa. Bây giờ thì trót lọt rồi. Bây giờ chỉ còn phải làm một việc cuối cùng là đưa Kết đi trốn nữa thôi.

Sơ-tiếc-lít chuyển sang xe mình, đi được chừng hai mươi cây số thì cảm thấy mắt díp lại. Anh nhìn đồng hồ. Suốt hai ngày đêm liền anh chưa được ngủ một phút nào.

"Mình sẽ ngủ nửa giờ, - anh tự nhủ. - Nếu không thì khó trở về Béc Lanh được".

Anh ngủ đúng hai mươi phút. Sau đó, anh chui ra ngoài xe, lấy tuyết xoa mặt. Anh lấy chai cô-nhắc uống một ngụm rồi ngả người về phía tay lái và cho xe chạy hết tốc lực. Chiếc "Khô-rếch" được lắp thêm động cơ chạy rất khỏe và đều. Kim đồng hồ chỉ tốc độ chạy dần dần đến con số "150 km". Trên đường hoàn toàn vắng vẻ. Trời sắp rạng. Để khỏi buồn ngù, Sơ-tiếc-lít hát rất to mấy bài hát Pháp tinh nghịch.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:47:34 pm »

Rôn-phơ đến căn phòng Kết ở vào lúc tám giờ sáng. Khi đó trời còn tối.

- Hai-lơ Hít-le! - Bác-ba-ra đang ngồi liền đứng dậy chào.

Rôn-phơ ngắt lời ả:

- Cô để hai người chúng tôi nói chuyện với nhau.

Nét mặt Bác-ba-ra trước lúc đó đang tươi cười bỗng đanh lại, nghiêm trang và ả bước sang phòng khác. Khi ả mở cửa, Kết nghe thấy tiếng con khóc - chắc là thằng bé vừa ngủ dậy và đang đòi ăn.

- Ông hãy cho phép tôi cho cháu bú, kẻo nó không để chúng ta làm việc đâu, - Kết nói.

- Nó sẽ chờ.

- Không nên như vậy... Cần phải cho cháu ăn đúng giờ giấc...

- Được. Cô sẽ cho nó bú, sau khi trả lời câu hỏi của tôi...

Có tiếng gõ cửa.

- Chúng tôi đang bận! - Rôn-phơ nói to.

Cửa mở: Ghen-mút xuất hiện, tay bế cháu bé.

- Đã đến giờ ăn, - Ghen-mút nói, - thằng bé đòi bú ghê lắm...

- Chờ đấy! - Rôn-phơ quát, - Đóng cửa lại!

- Vâng, nhưng... - Ghen-mút định nói, song Rôn-phơ đã đứng dậy đi ra đóng sập cửa lại ngay trước mặt người lính thọt.

- Thế đấy... Tôi cần hỏi cô một việc. Chúng tôi biết rằng cô có biết cấp chỉ huy của cô ở đây.

- Tôi đã giải thích...

- Tôi còn lạ gì lối giải thích của cô. Tôi đã đọc và nghe qua băng ghi âm. Tôi bằng lòng với nó cho đến sáng sớm hôm nay. Nhưng từ sáng hôm nay trở đi, nó không làm cho tôi bằng lòng nữa.

- Có chuyện gì xảy ra sáng hôm nay vậy?

- Có chuyện. Chúng tôi chờ đợi chuyện đó mãi, chúng tôi đã biết tất cả mọi chuyện từ đầu đến cuối... có điều là chúng tôi cần đến chứng cớ cụ thể thôi. Và chúng tôi đã thu được các chứng cớ ấy. Chúng tôi không thể bắt một người, nếu như không có chứng cớ hoặc ít ra là hai nhân chứng. Vậy là chúng tôi đã có chứng cớ cụ thể.

- Thì ngay từ đầu tôi đã không từ chối làm việc cho các ông kia mà...

- Đừng có đóng kịch, đừng có vờ vịt...  Không nói đến cô đâu! Và cô cũng thừa biết tôi muốn nói đến ai...

- Tôi không biết ông muốn nói đến ai. Và tôi rất mong ông để tôi cho cháu bé bú...

- Trước hết, cô hãy nói cho tôi biết cô đã gặp cấp chỉ huy của cô ở đâu và bao giờ, sau đó cô sẽ được cho con bú.

- Tôi đã giải thích với cái nhà ông bắt giam tôi rằng tôi không hề biết tên tuổi, địa chỉ cũng như chính mặt mũi cấp chỉ huy ấy là ai.

- Cô nghe đây, - Rôn-phơ nói, - đừng có ngu ngốc như vậy. Nhân vật quan trọng nhất đã lộ mặt rồi.

Hắn rất mỏi mệt, bởi vì tất cả những cộng sự viên thân cận của Muyn-lơ đều bị đánh thức dậy từ ba giờ sáng đề tổ chức việc giám sát chặt chẽ chiếc xe của Sơ-tiếc-lít. Chúng bao vây cả ngôi nhà của anh, cả phòng vô tuyến bí mật, nhưng Sơ-tiếc-lít đột nhiên mất hút* (Nguyên văn: như chui xuống nước). Muyn-lơ cấm không được báo tin về việc truy lùng Sơ-tiếc-lít cho Can-ten-bơ-ru-ne cũng như Sê-len-béc biết. Muyn-lơ quyết định đích thân chơi ván cờ này. Y hiểu rằng đây là một ván cờ hết sức phức tạp và chỉ có hai lối thoát hoặc dẫn tới thành công lớn, hoặc dẫn tới thất bại thảm hại. Y biết rằng chính Boóc-man là ông chù toàn quyền của những món tiền khổng lồ gửi ở các nhà băng Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bra-xin và cả ở Mỹ - qua các nhân vật trung gian. Boóc-man không quên người nào phục vụ hắn. Boóc-man không quên trò chơi độc ác. Hắn ghi lại ngay cả trên khăn lau mũi tất cả những gì liên quan tới Hít-le. Nhưng hắn không ghi lại tất cả những gì liên quan đến chính bản thân hắn: hắn nhớ mãi điều đó trong óc hắn. Bởi vậy, Muyn-lơ sẽ một mình đánh ván cờ này với Sơ-tiếc-lít, người đã gọi điện thoại và gặp gỡ với Boóc-man. Đây là ván cờ của riêng y, và y không được phép phạm sai lầm. Câu chuyện Sơ-tiếc-lít sẽ rất đơn giản và chẳng có gì lý thú, nếu anh ta không gọi điện và không đi gặp Boóc-man. Vòng tròn đã khép kín: Sơ-tiếc-lít - mật mã ở Béc-nơ - cô nhân viên điện đài Nga. Và vòng tròn ấy dựa trên một cơ sở cực kỳ chắc chắn là Boóc-man. Nghĩa là, hoặc bằng cách quật đổ Boóc-man, Muyn-lơ sẽ được quyền đi sâu vào mọi bí mật thiêng liêng của hắn để điều tra: y thấy ván cờ đó mở ra triển vọng này, - hoặc nếu điều kiện cho phép, y sẽ trở thành một nhân vật cần thiết đối với Boóc-man, vì đã vạch trần mưu đồ đen tối của Sơ-tiếc-lít, một kẻ liên lạc với bọn tình báo Nga. Cả hai lối thoát ấy đều hoặc là sự may mắn tột bực, hoặc là sự suy sụp thảm hại. Bởi thế, y cùng với bọn tay chân thân tín nhất thức trắng đêm và làm việc cật lực để bố trí hệ thống cạm bẫy, chuẩn bị cho trận quyết đấu cuối cùng.

- Tôi sẽ không nói thêm nữa đâu, - Kết đáp, - Tôi sẽ im lặng cho đến khi ông để tôi cho con tôi bú.

Lô-gích của tên đao phủ hoàn toàn trái ngược với lô-gích của người mẹ. Giá như Kết không nhắc đến đứa bẻ, hẳn là chính chị đã phải chịu một trận đòn tra tấn khủng khiếp. Nhưng bản tính tự nhiên của chị đã gợi Rôn-phơ đi tới một quyết định mà hắn chưa nghĩ ra trên đường tới đây. Hắn biết rõ thái độ kiên cường của các chiến sĩ tình báo Nga. Hắn biết rằng họ thường chọn cái chết hơn là sự phản bội, và nếu người ta có tìm cách mua chuộc, mời họ "cộng tác", thì họ khôn khéo tiếp tục công việc cũ của mình, nhưng bằng những phương pháp tinh vi và ranh mãnh hơn.

Lúc này, Rôn-phơ đột nhiên nảy ra một ý:

- Thế này nhé, chúng ta sẽ không phí thời gian vô ích làm gì. Tôi biết cái mà cô biết và cô không nói. Rồi chúng tôi sẽ bố trí để cô giáp mặt với cấp chỉ huy của cô: vì cảm thấy bị vỡ lở, hắn đã quyết định chạy trốn ra nước ngoài, nhưng không trót lọt. Hắn hy vọng vào chiếc xe của hắn, - Rôn-phơ nhìn xoáy vào khuôn mặt tái nhợt của Kết, - xe của hắn rất tốt, có phải thế không? Nhưng hắn đã lầm: xe của chúng tôi còn tốt hơn xe của hắn. Trong tình hình hỗn loạn hiện nay, chúng tôi chả buồn chú ý đến cô đâu. Người chúng tôi chú ý đến là hắn kia. Cho nên cô phải khai tất cả mọi chuyện về hắn cho chúng tôi biết. Tất cả mọi chuyện, - Rôn-phơ nhắc lại, - từ đầu đến cuối.

- Tôi chẳng có gì để khai cả.

Rôn-phơ đứng dậy, đi ra cửa số, mớ cánh cửa và co ro vì lạnh.

- Lại một đợt rét nữa, - hẳn nói. - Bao giờ mới sang xuân không biết? Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì mùa xuân đến chậm.

Hắn khép cánh cửa sổ vào, bước lại bên Kết và yêu cầu:

- Cô đưa tay đây.

Kết giơ hai tay ra. Rôn-phơ dùng khóa xích còng tay chị lại.

- Hai chân nữa.

- Ông muốn làm gì vậy? - Kết hỏi. - Ông nghĩ ra cái trò gì thế?

Hắn dùng khóa xiềng chân chị và gọi to:

- Ghen-mút! Bác-ba-ra!

Không ai trả lời hắn. Hắn mở toang cửa và gọi to:

- Bác-ba-ra! Ghen-mút!

Hai người kia vội chạy vào phòng vì đã quen với giọng nói của Rôn-phơ - lúc này giọng hẳn the thé đầy giận dữ. Rôn-phơ có đầy đủ lý do để thét gọi giật giọng như vậy: Muyn-lơ giao cho hắn, trong ngày hôm nay, đúng là trong ngày hôm nay, phải bắt cô nhân viên điện đài Nga khai hết sự thật, để đến lúc Sơ-tiếc-lít sa lưới thì con bài tẩy đã ở trong tay Muyn-lơ rồi.

- Mang thằng bé con lại đây, - Rôn-phơ ra lệnh.

Ghen-mút đi bế cháu bé đến, còn Rôn-phơ thì kéo chiếc bàn con lại sát cửa sổ. Trên bàn có một chiếc lọ cắm những bông hoa giả. Rồi hắn mở cửa sổ ra và nói:

- Không phải bỗng dưng vô cớ tôi nhắc cô nhớ đến đợt rét mới đâu. Chỉ cần đặt thằng con của cô nằm trên chiếc bàn này dăm, ba phút, trần truồng, không bọc tã lót, thì nó sẽ đi đời nhà ma. Hoặc thế này, hoặc thế kia. Cô hãy quyết định đi.

- Ông sẽ không làm như thế! - Kết thét lên và giẫy giụa trên ghế. - Ông không được làm như thế! Hãy giết tôi đi! Giết đi! Giết tôi đi! Ông không được phép làm như thế!

- Đúng, tôi rất sợ phải làm như thế! - Rôn-phơ đáp. - Đúng, tôi cũng là một con người chứ không phải con vật, và tôi cũng do một người mẹ sinh ra! Nhưng nhân danh tất cả những bà mẹ của Đế chế, tôi sẽ làm việc đó! Nhân danh tất cả những đứa trẻ của Đế chế bị chết trong các trận ném bom, tôi sẽ làm như thế!

Kết ngã từ trên ghế xuống đất, chị nhoài người tới bên đôi ủng của Rôn-phơ và van nài:

- Ông còn có một trái tim đấy chứ? Ông làm gì vậy? Tôi không tin rằng ông sẽ làm như thế!

- Thằng bé con đâu?! - Rôn-phơ hét. - Đồ con khỉ! Mang nó lại đây!

- Chị là một người mẹ kia mà! - Bác-ba-ra nói, - Chị hãy tỏ ra khôn ngoan một chút...

Ghen-mút bế cháu bé vào. Rôn-phơ giằng lấy cháu bé trong tay Ghen-mút, đặt cháu lên bàn và bắt đầu cởi tã lót ra. Kết thét lên khủng khiếp - đó không phái là tiếng thét của cô người nữa.

- Nào! - Rôn-phơ gầm lên. - Cô không phải là một người mẹ! Cô là một mụ sát nhân ngu ngốc! Nói đi!

Cháu bé kêu lên bằng cái giọng i i trè con của cháu, cái miệng tí hon của cháu méo xệch* (Nguyên văn: trở thành vuông góc) đi vì hờn dỗi do đã quá giờ ăn một lúc rồi mà người ta vẫn chẳng cho cháu được ăn...
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:48:26 pm »

"Kính gửi Cha Ca-đi-se-li, Va-ti-căng.
   Bạn thân mến!

Trong những ngày đấu tranh chống bọn quốc xã, Tòa thánh đã thể hiện một khí phách hào hùng. Giờ đây, Tòa thánh lại đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm mọi khả năng có thể giúp nhân loại hưởng một nền hòa bình cần thiết cho hết thảy mọi người trên trái đất này... Tôi hiểu rõ và vô cùng trân trọng sự quan tâm đó.

Tôi hiểu rõ tại sao Va-ti-căng lại tình nguyện nhận trách nhiệm tổ chức sự tiếp xúc giữa Muyn-lơ, người đại diện cho đô đốc Ca-na-ri-xơ bất hạnh và cho các tướng lĩnh anh dũng khác đã hy sinh thân mình trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dã man của bọn Hít-le, với các đại diện chính thức của nội các Anh.

Những người đứng sau lưng tiến sĩ triết học Muyn-lơ có đã những phẩm chất cho phép Bạn dùng ảnh hưởng của mình tác động đến nội các Anh trong việc tìm kiếm một nền hòa bình hợp lý và cao quý. Tuy nhiên, sau cái chết của các nhà ái quốc vào mùa hè năm ngoái, việc tìm kiếm hòa bình đã bị đứt đoạn một cách đáng lo ngại.

Tôi cũng hiểu rõ những lý do đã khiến Bạn tỏ thái độ ngờ vực trước những đề nghị đè dặt mà viên tướng Các-lơ Vôn-phơ đệ trình để Bạn xem xét. Bạn đã trải qua ách xâm lược của bọn quốc xã, Bạn đã tận mắt chứng kiến những hành động phi pháp trắng trợn do bọn SS gây ra, thế mà bọn này vốn nằm dưới quyền điều khiến trực tiếp của kẻ đang tìm kiềm hòa bình là tướng Các-lơ Vôn-phơ. Bởi vậy, tôi đánh giá lập trường của Bạn mang tính chất chờ đợi thì ít, mà phủ nhận thì nhiều: làm sao có thể tin tường một ngươi mà tay này của hắn làm điều thiện, còn tay kia toàn làm điều ác. Trong mỗi con người - con của Chúa trời, đều có tính chất phân nửa, tách đôi như thế. Đó là điều dễ hiểu. Nhưng không thể nào bào chữa cho tính chất ấy, nều như nó lại hiện diện trong một chính khách, một thủ lĩnh quốc gia hay một viên tướng đầy quyền lực.

Tuy bị Tòa thánh Va-ti-căng từ chối, song tướng Các-lơ Vôn-phơ vẫn đẩy mạnh hoạt động của mình. Tại thành phố Béc-nơ này, Vôn-phơ đã gặp ngài Đa-lét, đặc phái viên của tổng thống Ru-dơ-ven đáng kính. Các tin tức mà chúng tôi nhận được cho phép rút ra kết luận: các cuộc thương lượng giữa Vôn-phơ và Đa-lét đang tiến triển vô cùng mau lẹ.

Bạn nên hiểu lập trường của tôi: nếu một lần nữa tôi lại can ngăn ngài Đa-lét đừng tiếp tục thương lượng với tướng Vôn-phơ, thì những bạn Mỹ của chúng ta có thể đi đến chỗ hiểu lầm các động cơ đã thúc đẩy chúng ta hành động: không phải bao giờ các nhà chính trị cũng hiểu quan điểm chính trị của chúng ta, những bầy tôi của Chúa.

Kể cho ngài Đa-lét biết thái độ xảo quyệt của tướng Vôn-phơ và những tội ác dã man mà bọn quốc xã theo lệnh viên tướng đó đã gây ra trên đất nước Ý tươi đẹp của chúng ta, rõ ràng là không có tác dụng gì. Một là, người có mắt không thể không nhìn thấy điều đó, hai là, chúng ta, những bầy tôi của Chúa, không tiện phô bày trước hết mọi nỗi đau khổ của mình ra. Chúng ta đã biết cái gì sẽ đến với chúng ta, khi chúng ta lựa chọn con đường của mình rồi.

Tôi cảm thấy tình trạng hết sức nặng nề và không lối thoát cho đến khi đức giám mục Sơ-lắc đến Béc-nơ. Chắc là Bạn phải nhớ con người cao quý luôn luôn đấu tranh cho hòa bình ấy, người đã nhiều lần đi thăm Thụy Sĩ, Va-ti-căng và Anh quốc trước năm 1933, khi việc xuất dương từ Đức ra nước ngoài không bị bọn cảnh sát gây khó dễ như sau khi Hít-le lên cầm quyền.

Đức giám mục Sơ-lắc đến đây - theo lời ông ấy - để nghiên cứu mọi khả năng thực tế cho phép ký kết một hòa ước nhanh chóng và công bằng. Như đức giám mục nói, những người lo lắng trước sự xích lại gần nhau giữa hai quan điểm về nền hòa bình trong tương lai của hai nhân vật hết sức trái ngược nhau là Các-lơ Vôn-phơ và A-len Đa-lét đã cử ông ấy sang đây.

Đức giám mục thấy sứ mệnh của ông ấy là ngăn chặn khả năng tiếp tục thương lượng giữa Vôn-phơ và Đa-lét, bởi ông ấy tin chắc rằng Vôn-phơ hoàn toàn không lo tìm kiềm hòa bình, mà chỉ tìm cách bảo vệ chế độ quốc xã bằng một số nhượng bộ từ phía những kẻ hiện nay đang nắm quyền hành thực tế ở Đức, tức là bọn chỉ huy SS.

Đức giám mục cũng thấy sứ mệnh của ông ấy là tổ chức việc tiếp xúc giữa những người đã liều mình giúp ông ấy vượt biên giới, với các đại diện của phe Đồng minh. Những người, theo lời ông, mà ông là đại diện, đang coi việc thủ tiêu tất cả những gì từng gắn bó - và có thể sẽ còn gắn bó với bọn S và đảng Quốc xã trong tương lai - là nghĩa vụ cấp bách của mình.

Tôi thiết tha mong Bạn hãy mời đức giám mục Sơ-lắc tới nói chuyện một cách thành thực cởi mở hơn. Rõ ràng là ta nên thông báo cho ông ấy biết nhiều hơn về tình hình đang diễn ra hiện nay ở Béc-nơ.

Cho đến giờ, tôi vẫn chưa thể đưa ra những bằng chứng thực tế để đức giám mục thấy rõ sự thành thực của chúng ta. Thật khó mong chờ ở đức giám mục một buổi trao đổi thực lòng, trong đó ông ấy cung cấp cho ta các tư liệu đầy đủ và những người đồng tư tưởng với ông ấy ở Đức đang chờ đợi tin tức do ông ấy báo về.

Tôi nghĩ rằng những người đồng tư tưởng với ông ấy ở Đức hoàn toàn không có thế lực mạnh mẽ như chúng ta mong muốn. Đức giám mạc Sơ-lắc chưa bao giờ là một nhà chính trị, ông ấy chỉ là một đức cha chân thành của các con chiên của mình. Tuy nhiên, khi nhìn về tương lai, tôi thấy một lợi ích lớn lao qua việc đức giám mục, và chính đức giám mục, bầy tôi của Chúa, một người trong sạch và cao quý, đã liều mình tìm kiếm hòa bình và không chịu thỏa hiệp với chủ nghĩa quốc xã.

Rõ ràng, tấm gương cao quý về lòng dũng cảm của người bầy tôi và đầy tớ của Chúa ấy sẽ giúp chúng ta cứu nhân dân Đức khỏi chủ nghĩa bôn-sê-vích, khi mà dân tộc Đức đầy đau khổ cần phải lựa chọn tương lai cho mình. Tuy vị Hít-le bắt phải lìa bỏ Tòa thánh Va-ti-căng, nhưng rồi đây, bằng cách này hay cách khác, nhân dân Đức sẽ quay về với Thiên chúa giáo, và đức giám mục Sơ-lắc - hoặc hình ảnh trong sáng cảa ông - sẽ giúp các linh mục của chúng ta sau này đem ánh sáng của mình tới vương quốc của đêm đen quốc xã.

Tôi chờ Bạn trà lời trong thời gian gần nhất.

Giám mạc Pô-ren-li của Bạn..."
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:49:24 pm »

Đa-lét nhận được chỉ thị của Cục trưởng Cục tình báo chiến lươc Đô-nô-va: từ nay, các cuộc thương lượng với Vôn-phơ sẽ dùng ký hiệu mật mã chiến dịch "Trò xếp ô chữ". Để đẩy mạnh công cuộc thương lượng, thêm hai viên tướng được cử đến Béc-nơ là phó tổng tham mưu trướng quân đội đồng minh ở Ý - tướng Anh Ay-ri, - và tướng Mỹ Lêm-nít-xe.


Từ Nê-a-pôn, hai viên tướng mặc giả binh phục lính trơn của quân đội Mỹ được đưa tới biên giới Thụy Sĩ. Hai kẻ đó phải vượt biên giới với giấy tờ giả. Theo huyền thoại mà người của Đa-lét xếp đặt cho họ, thì họ đi du lịch châu Âu để tìm người thân.


Tướng Lêm-nít-xe trả lời trôi chảy hàng loạt câu hỏi về nước Mỹ mà Sở thuế quan Thụy Sĩ đặt ra cho ông ta. Còn viên tướng Anh Ay-ri chưa từng đi thăm Mỹ lần nào nên trả lời lúng ta lúng túng. Chiến dịch "Trò xếp ô chữ" có nguy cơ thất bại ngay từ đầu. Thiếu tá Vai-ben có mặt ở biên giới liền chỉ thị cho các nhân viên biên phòng của mình cho phép Ay-ri đi qua biên giới, không cần biết ông ta trả lời các câu hỏi thẩm tra của Sở thuế quan ra sao.


Khi Ay-ri run rẩy đưa tay lau mồ hôi lạnh vã ra trên trán, thì Vai-ben, lúc ấy bận thường phục, bước lại đưa cho ông ta hai chiếc vé tàu đi Béc-nơ. Đến đó đã có một chiếc xe đợi sẵn đưa Vai-ben và hai viên tướng đến một phố yên tĩnh. Ở đó người ta đã thuê cho họ một căn phòng qua mấy nhân vật trung gian. A-len Đa-lét đợi họ ớ đó. Chính tại đây, suốt hai ngày liền, cả ba tên đã họp bàn những nét đại thể về việc tiếp tục thương lượng với viên tướng SS Các-lơ Vôn-phơ.


- Chúng ta có ít thời gian, - Đa-lét nói, - mà việc phải làm thì lại nhiều. Lập trường của các nước đồng minh phải được cân nhắc cẩn thận và chính xác cả về cái chung lẫn từng điểm riêng.

- Lập trường của hai nước đồng minh Anh - tướng Ay-ri nói, không ra hỏi mà cũng không ra khẳng định.

Đồng minh Anh - Mỹ hay đồng minh Mỹ - Anh trong trường hợp này chỉ là một thuật ngữ có tính chất hình thức, không thay đổi thực chất vấn đề, - Đa-lét trả lời.

Như vậy là, lần đầu tiên trong suốt thời gian chiến tranh, hai chữ "Liên Xô" đã bị gạt ra khỏi khái niệm "đồng minh". Và tại Béc-nơ, thuật ngữ "khối đồng minh Anh - Xô - Mỹ" đã bị thay bằng thuật ngữ mới: "khối đồng minh Anh - Mỹ..."


Ai-xơ-man để nguyên quần áo đến gặp Muyn-lơ, mặc dù rất bẩn: đôi ùng bê bết bùn, áo va-rơi ướt sũng - y lặn lội khá lâu dưới trời mưa ở khu vực Nôi-stát để tìm người em gái của giám mục Sơ-lắc. Tại địa chỉ ghi trong hồ sơ, y không tìm thấy chị ta đâu. Y đến đồn cảnh sát khu vực, nhưng ở đó cũng không ai hay biết gì về những người ruột thịt thân cận nhất của Sơ-lắc.


Mấy người láng giềng kể với y rằng, vào một đêm cách đây ít lâu, họ nghe có tiếng động cơ ô tô. Nhưng người đến là ai, đến bằng xe ô tô nào và chuyện gì xảy ra sau đó với bà An-na và các con của bà, thì không ai hay biết.


Bà An-na đã biến đi một cách đầy bí ẩn, hệt như vị giám mục. Đã hai ngày nay, theo lệnh của Ai-xơ-man, bọn cảnh sát hình sự ra sức tìm kiếm hoặc vị giám mục, hoặc người em gái của ông ta cùng với mấy đứa con, song hiện thời chúng vẫn chưa phát hiện được dấu vết gì.


Muyn-lơ mỉm cười tiếp Ai-xơ-man. Nghe xong lời viên trung tá, Muyn-lơ không nói gì. Y lấy từ trong tủ sẳt ra một chiếc cặp và rút từ trong cặp ra một tờ giấy.

- Món này bây giờ ra sao đây? - Muyn-lơ hỏi và chìa tờ giấy cho Ai-xơ-man.

Đó là bản báo cáo của Ai-xơ-man, trong đó y viết rằng y tin tưởng hoàn toàn vào đại tá Sơ-tiếc-lít.

Ai-xơ-man im lặng hồi lâu, rồi y thở dài nặng nề và nói một câu đáng sợ:

- Tất cả chúng ta đều đáng phải nguyền rủa tới ba lần!

- Như thế mới đúng hơn đấy! - Muyn-lơ đồng ý và cất tờ giấy vào cặp. - Đó là một bài học đích đáng cho anh, anh bạn ạ.

- Tôi làm thế nào bây giờ, phải viết bản báo cáo khác gửi ngài chăng?

- Không cần...

- Nhưng tôi thấy tôi có nghĩa vụ rút lui ý kiến cũ của mình. 

- Như vậy có tốt hay không đã chứ? - Muyn-lơ hỏi. - Rút lui ý kiến cũ chẳng phải chuyện hay ho đâu.

- Vậy thì trong trường hợp này tôi phải làm gì?

- Phải tin tưởng rằng tôi sẽ không để ý đến báo cáo cũ của anh. Chỉ cần thế thôi. Và hãy tiếp tục làm việc. Và anh cần biết rằng anh sắp phải đi Pra-ha. Từ bên ấy, rất có thể đột nhiên anh sẽ quay về đây gặp lão giám mục và người bạn trung thành của anh, người đã cùng anh xông pha dưới làn bom đạn ở Xơ-mô-len-xcơ. Còn bây giờ thì anh đi đi. Và chớ có thất vọng. Người hoạt động phản gián phải biết rằng, hơn ai hết, lúc này không được tin bất cứ ai, đôi khi thậm chí không được tin chính bản thân mình.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:50:44 pm »

"Kính gửi ngài Cục trưởng Cục an ninh đế chế
   Thượng tướng SS Can-ten-bơ-ru-ne.
   Pra-ha.
   Đánh máy hai bản.

Thưa ngài thượng tướng kính mến của tôi!

Sau khi nhận được lệnh của Quốc trưởng phải biến từng thành phố và mỗi ngôi nhà thành một pháo đài bất khả xâm phạm, tôi đã nghiên cứu lại tình hình Pra-ha, một thành phố phải trở thành trung tâm quyết chiến với bọn bôn-sê-vích như thủ đô Viên và pháo đài An-pơ, hoặc là thành phố này sẽ bị san bằng nếu cuộc chiến đi tới kết cục thảm hại.

Sau khi nhận được chỉ thị của Ngài về việc lựa chọn những người sẵn sàng hủy diệt Pra-ha, không những trong số những người A-ri-ăng, mà cả trong số những người thuộc các dân tộc khác đã cùng cộng tác mấy năm với chúng ta trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bôn-sê-vích, tôi đã chuẩn bị xong một bản danh sách. Tôi không muốn kể tên tất cả những người ấy ra đây, sợ rằng những điều, vụn vặt đó sẽ làm Ngài phải bận tâm, không tập trung vào những việc cực kỳ quan trọng đang chờ các giải pháp khôn khéo của Ngài. Tôi xin gửi đến Ban thư ký của Ngài danh sách bốn trăm hai mươi mốt người, bao gồm những người thuộc nhiều dân tộc khác nhau.

Trong việc này, tôi đã sử dạng đại tá quân báo Béc-gơ. Theo chỗ tôi được biết thì từ hồi ở Cờ-ra-cốp, Béc-gữ đã là người quen biết riêng của Ngài trong vụ điều tra tên Ca-na-ri-xơ, kẻ thù của chế độ quốc xã. Ông ta đã thực sự giúp đỡ tôi còn vì lẽ sau đây: ông ta có một trợ thủ đắc lực là Gờ-ri-san-tri-cốp, một người Nga đã được ta tuyển mộ. Cần nói thêm rằng, Gờ-ri-san-tri-cốp đã được đại tá Sư-tiếc-lít đánh giá là một người thợ cắt tóc và xoa bóp kỳ tài hồi đại tá tới thăm Cờ-ra-cồp. Thực ra, anh ta là một cán bộ phản gián tương đối có khả năng và đã giúp tôi trong việc lựa chọn những người Nga đang phục vụ trong tập đoàn quân của tướng Vla-xốp.

Vì tất cả những người được lựa chọn cho việc chuẩn bị hủy diệt các di tích lớn nhất của nền văn hóa Xla-vơ đều phải qua giai đoạn thẩm tra đặc biệt của Cơ quan ghét-xta-pô, cho nên tôi đề nghị Ngài chỉ thị cho thượng tướng Muyn-lơ tổ chức thẩm tra thêm về đại tá Béc-gơ và, nếu có thể, cả nhân vật Gờ-ri-san-tri-cốp người Nga nữa.

Tôi xin phép đề nghị Ngài báo cho tôi biết tất càả những gì liên quan đến công việc của tôi, mặc dù tôi hiểu rằng nhiệm vụ của tôi ở đây không thể nào sánh được với công việc vô cùng to lớn mà Ngài đang lo liệu nhằm chuẩn bị cho thắng lợi cuối cùng của chúng ta.

Hai-lơ Hít-le!
Cờ-ruy-ghe của Ngài,"



Xem xong bức thư ấy, Can-ten-bơ-ru-ne phê vào đó: "Gửi ông Muyn-lơ. Tôi không quen biết bất cứ đại tá Béc-gơ nào, chứ đừng nói đến Gờ-ri-san-tri-cốp. Ông hãy tổ chức việc thẩm tra và đừng quấy rầy tôi bằng những chi tiết như thế này nữa. Can-ten-bơ-ru-ne."


Vì lúc này Muyn-lơ cần có ngay người liên lạc đã mang mật mã của cấp chỉ huy tình báo Liên Xô ở Béc Lanh sang Béc-nơ, cho nên y quyết định phá vỡ kế hoạch của các nhân viên của hắn đang tổ chức bao vây địa điểm liên lạc đã vỡ lở của tổ chức tình báo Liên Xô. Không phải theo dõi người liên lạc làm gì nữa, cái cần có ngay lúc này là bằng chứng kia. Còn chiến dịch cất có toàn bộ hệ thống là việc của Sê-len-béc, kệ cho hắn tổ chức công việc của hắn. Theo tin từ Béc-nơ báo về, người liên lạc kia là một gã lớ ngớ, một phần tử trí thức rất dễ "khai thác", gã không phải loại điêp viên cứng đầu cứng cổ, gã sẽ khai ngay kẻ nào giao mật mã cho hắn. Khi đó, Muyn-lơ sẽ nắm trong tay những bằng chứng không thể chối cãi, khi đó hẳn sẽ ung dung trên mình ngựa.


Thế là mệnh lệnh được gửi sang Béc-nơ: "Ngừng ngay việc theo dõi tên liên lạc. Tổ chức bắt cóc hắn và nhét vào hòm xe sứ quán chở về Đức qua biên giới. Giao hắn cho đích danh thượng tướng Muyn-lơ".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:52:04 pm »

Trên đường tới căn phòng bí mật theo thời gian đã hẹn, Pờ-lây-sơ-ne ở trong tâm trạng phấn chấn không khác gì hai hôm trước. Giáo sư làm việc rất say sưa. Ông chỉ bước ra khỏi căn phòng mình thuê ở khách sạn để ăn uống. Ông sung sướng và hy vọng vào ngày tận số sắp tới của Hít-le. Ông mua tất cả các loại báo, và một nhà phân tích, am hiểu lịch sử như ông có thể dễ dàng hình dung rõ tương lai. Hồi còn ở bên Đức, ông không dám nghe đài Anh mà chỉ cố gắng hiểu sự thật giữa những dòng báo tuyên truyền rùm beng của Gơ-ben. Nhìn chung, giáo sư đã thông thạo nghệ thuật đó. Ông đọc các bài báo và bản tin trên tờ "Phôn-ki-se bê-ô-bác-te", ông đưa mắt lướt nhanh các bản tin thắng trận ồn ào, ông vứt bỏ cái vỏ hào nhoáng giả dối bên ngoài và đánh dấu, tất nhiên trong ý nghĩ, trên bản đồ bằng các lá cờ đỏ, cờ sao và cờ nâu. Ông chỉ cần một chiếc bản đồ ghi tên các thành phố và một chiếc thước kẻ là đủ. Ba thành tố ấy cho phép Pờ-lây-sơ-ne nhìn rõ sự thật. Ở đây, tại Thụy Sĩ, ông tin chắc rằng ông đã suy nghĩ đúng đắn từ hồi ở Béc Lanh quê nhà. Ông luôn luôn cho rằng thắng lợi của chủ nghĩa phát xít sẽ là ngày tận số của nền văn minh và rốt cuộc sẽ làm cho dân tộc suy đồi. Khi con người trên trái đất vừa bắt đầu chia ra hai loại, người nô lệ và bọn thống trị, lập tức trong nội bộ dân tộc của bọn thống trị phát sinh mọi thứ bệnh hoạn và sâu mọt. Đế quốc La Mã đã diệt vong, chỉ vì nó muốn đặt mình lên trên thế giới, - và nó đã sụp đổ dưới đòn tấn công khủng khiếp của các bộ lạc dã man. Pờ-lây-sơ-ne cho rằng, nhìn chung, mọi nhà nước cổ đại đều phải dẫy chết ngay vào lúc tưởng như nó đang ở tột đỉnh vinh quang, chỉ vì nó muốn làm chúa tể hoàn cầu. Điều đó xảy ra, bởi vì sức mạnh thường đi liền với sự ngạo mạn - sự ngạo mạn biến thành thái độ hám danh, mà ai cũng biết rằng không có gì mù quáng và bất lực trong thời kỳ đầy thử thách bằng thái độ hám danh hão huyền. Các thủ lĩnh Hy Lạp, La Mã, và trước nữa là các thù lĩnh Ai Cập và Va-vi-lon, vì say sưa với thắng lợi, đã không còn coi nhà nước như công cụ kết liên những con người có khuynh hướng khác nhau nữa. Chiến thắng ở bên ngoài biên cương của tổ quốc làm cho các thủ lĩnh thời cổ say sưa đến mức quên mất sự bất mãn của những người nô lệ ở nước họ, quên mất những lời xì xào khó chịu của những cận thần không được ban thưởng, quên mất thái độ không bao giờ hài lòng về thế giới này của các nhà tư tưởng và các triết gia, những người luôn luôn sống bằng mơ ước về tương lai diệu huyền. Việc chiến thắng các kẻ thù hiển diện khiến cho các bậc vương giả, vua chúa, pha-ra-ông, bạo chúa, các vị toàn quyền, tưởng rằng một khi các nước ngoại bang đã sụp đổ trước miềng đòn trời giáng của họ, thì muốn trừng trị những người dân thuộc quốc của họ dám biểu lộ thái độ bất bình cũng chẳng khó khăn gì. Khi đó họ quên rằng, trong cái đội quân dĩ nhiên phải trở thành lực lượng đàn áp chủ yếu - khi cần thiết - có anh em, con cháu, hoặc những người thân quen của những người mà - với thời gian - họ sẽ phải cầm súng đàn áp. Trong sự bất đồng giữa các nhà cầm quyền với người dân thuộc quốc ấy, có những yếu tố tiến bộ mà Pờ-lây-sơ-ne thầm xác định bằng thuật ngữ "các chất men văn minh". Ông hiểu rằng Hít-le đã nghĩ ra một trò thí nghiệm độc ác: chiến thắng của Đế chế thứ ba trước thế giới phải thể hiện bằng các phúc lợi vật chất rõ rệt cho tất cả mọi người Đức, không phân biệt địa vị xã hội của mỗi người. Hít-le muốn biến tất cả mọi người Đức thành các vị chúa tể hoàn cầu, còn tất cả những người còn lại trên trái đất thì phải trở thành dân thuộc quốc của người Đức. Nghĩa là hắn muốn loại bỏ khả năng xuất hiện các "chất men văn minh" - ít ra là trong một tương lai không xa. Nếu Hít-le chiến thắng, người Đức sẽ trở thành một dân tộc quân sự hóa hoàn toàn, Hít-le sẽ tước bỏ khí giới của tất cả các dân tộc khác, thủ tiêu mọi tổ chức nhà nước của họ, và lúc ấy mọi mưu toan dấy loạn của các dân tộc bị chinh phục sẽ thất bại hoàn toàn, vì chỉ có một tổ chức dân tộc hùng mạnh hệt như nước Đức mới dám đương đầu với tổ chức quân sự của người Đức mà thôi. Chờ đến khi trong tầng lớp dân tộc thống trị chín muồi các "xung đột phục hưng" thì còn lâu - hàng năm, vài chục năm, vả lại, cũng chẳng có gì bảo đảm là nói chung sẽ xảy ra các xung đột đó.    ... Pờ-lây-sơ-ne xem đồng hồ: ông vẫn còn nhiều thời gian. Cạnh đây có một quán cà-phê nhỏ: bên trong cửa kính lấm tấm các giọt nước mưa, Pờ-lây-sơ-ne thấy có một đám học trò ngồi ăn kem - hẳn là các em được cô giáo dẫn tới đây.


"Mình đang suy nghĩ bằng các phạm trù của Đế chế thứ ba, - Pờ-lây-sơ-ne chợt hiểu, khi ông nhìn thấy người đàn ông ngồi đầu bàn; người ấy còn trẻ và đang vui cười với đám trẻ. - Chỉ có ở bên Đức các nhà giáo mới toàn là phụ nữ, bởi vì mọi người đàn ông ở tuổi nhập ngũ đều phải ra trận. Nói chung, dạy phổ thông phải là các thầy giáo mới tốt. Như ở xứ Xpác-ta vậy. Phụ nữ chỉ có thể làm người an ủi, chứ không làm nhà giáo được. Đào tạo thế hệ tương lai phải là đàn ông, điều đó sẽ loại trừ những ảo tưởng không cần thiết ở trẻ em, mà không có gì nhẫn tâm hơn sự va chạm giữa các mơ tưởng của trẻ em với thực tại của người lớn. Nói chung, vẫn chưa có ai nhìn thế giới từ góc độ phân chia ở mức toàn thế giới của nó... Không phải là phân chia thành phương đông và phương tây, không phải phân chia thành người nô lệ và bọn thống trị, mà là phân chia thành người lớn và trẻ em. Trong sự tách biệt khó phân chia ấy chín muồi dần những quá trình vĩ đại. Nhiệm vụ chính của loài người sau khi chiến tranh kết thúc là tìm cách tác động đến sự chín muồi ấy, đề trẻ em khỏi phải lắp lại những sai lầm của người lớn."


Ông ghé vào quán cà-phê, ngồi ở một góc và mua một suất kem hoa quả. Tốp học sinh cười nói vui vẻ trước mấy câu pha trò của thầy giáo các em. Người thầy giáo trẻ trò chuyện với các em như với những người ngang hàng, không chút cầu kỳ, gò ép, mà rất khéo lẻo và có sức lôi cuốn học sinh đến với mình.


"Giả dụ Hít-le đến đây, hẳn là các em sẽ ngồi câm lặng bên bàn và đưa mắt hầm hầm nhìn thầy giáo, có lẽ cô giáo thì đúng hơn, của mình, và ở ngoài phố các em sẽ xếp thành hàng mà đi chứ đâu dám tung tăng vui vầy. Các em sẽ phải chào nhau bằng tiếng kêu ngu xuẩn "Hai-lơ Hít-le"! Thật là đáng sợ khi phải mong tổ quốc mình bại trận, nhưng mình chỉ muốn nước Đức bại trận càng nhanh càng tốt..."
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2022, 07:53:33 pm »

Pờ-lây-sơ-ne ăn từ từ cho hết món kem. Ông mỉm cười nghe giọng nói lao xao của đám học trò nhỏ. Người thầy giáo nói:

- Chúng ta hãy cảm ơn bác chủ quán tuyệt diệu, người đã dành cho thầy trò ta chỗ ngồi ấm và món kem
ạnh bằng cách hát tặng bác ấy một bài. Các em có đồng ý không nào?

- Đồng ý ạ! - tốp học sinh hưởng ứng.

- Chúng ta biểu quyết nhé! Ai không đồng ý?

- Em, - một em gái tóc hung, mặt đầy tàn nhang, có đôi mắt xanh rất to, nói. - Em không đồng ý ạ.

- Tại sao?

Lúc ấy, cánh cửa mở ra và người đàn ông mắt xanh cao lớn, chủ nhân căn phòng bí mật, rũ mưa bụi bám trên áo khoác, bước vào. Cùng đi với hẳn là một gã vạm vỡ, da ngăm ngăm đen, dáng nhanh nhẹn, mắt to, gò má cao, rất dễ nhớ. Chút nữa thì Pờ-lây-sơ-ne đứng bật dậy, nhưng ông nhớ đến lời dặn của người đàn ông cao lớn - "tự tôi sẽ nhận ra ông". Pờ-lây-sơ-ne lại chúi đầu vào tờ báo, tai vẫn lẳng nghe câu chuyện giữa người thầy giáo với tốp học sinh.

- Em hãy cho biết vì sao em không đồng ý? - thầy giáo hỏi cô bé. - Phải biết bảo vệ quan điểm của mình. Rất có thể em nói đúng, còn thầy và các bạn khác nghĩ sai... Em hãy giúp đỡ thầy và các bạn hiểu ra...

- Mẹ em bảo, sau khi ăn kem không nên hát, vì có thể làm cho cổ họng bị đau, - cô bé đáp.

- Mẹ em nói đúng. Tất nhiên, nếu chúng ta hát to hoặc kêu gào ngoài phố thì cổ họng sẽ bị đau... Nhưng ở đây... Không, thầy nghĩ rằng ta hát ở đây không việc gì cả. Riêng em có thể không hát cũng được: thầy và các bạn khác sẽ không giận em đâu.


Rồi thầy giáo là người đầu tiên cất tiếng hát một bài hát vui của xứ Ti-rôn* (Ti-rôn - một xứ ở nước Áo). Người chủ quán từ sau quầy bước ra vỗ tay hoan hô các em. Cả tốp ồn ào rời quán cà-phe và Pờ-lây-sơ-ne trầm ngâm nhìn theo các em. 


"Mình đã có lần nhìn thấy thằng cha da ngăm ngăm đen này ở đâu rồi, - ông sực nhớ. - Loại người có bộ mặt tầm thường như hắn dễ được người ta nhớ lâu lắm. Hình như mình đã ngồi ở trại tập trung với hắn chăng? Không... Mình không gặp hắn ở đó. Nhưng mình nhớ. Mình nhớ mặt thằng cha này lắm."


Chắc ông nhìn mặt gã da ngăm ngăm đen chăm chú quá, cho nên gã kia nhận thấy vậy liền vội vàng mỉm cười; nhưng chính nụ cười đó giúp ông nhớ lại rõ rành rành. Thậm chí ông còn nghe thấy giọng nói của gã: "Bảo lão ta phải viết giấy cam đoan đi theo Quốc trưởng trong tất cả mọi việc làm! Trong tất cả mọi việc làm! Để sau này lão ta không thể hất hàm về phía chúng ta mà bảo - bọn ấy có lỗi, còn tôi chỉ đứng ngoài cuộc. Bây giờ không ai được phep đứng ngoài cuộc! Trung thành hay là chết - một người Đức ở trại tập trung ra chỉ được phép lựa chọn như thế thôi." Đấy là vào năm thứ hai của cuộc chiến tranh: giao sư bị gọi đến Sở ghét-xta-pô để "trò chuyện" - mỗi năm giáo sư bị gọi đến Sở một lần, thường là vào mùa xuân. Thằng cha da ngăm ngăm đen này bước vào phòng làm việc, nơi giáo sư đang nói chuyện với một tên ghét-xta-pô mặc sắc phục. Tên ấy thường làm nhiệm vụ "trò chuyện" theo kiểu đó. Gã đứng nghe một lát rồi hằn học nói những lời dễ nhớ như trên. Sau đó, Pờ-lây-sơ-ne đến gặp em trai ông tên là Gu-gô, - bấy giờ đang làm bác sĩ trưởng, và không ai ngờ rằng một năm sau Gu-gô đã chết. "Đó là thủ đoạn quen thuộc của chúng nó, - Gu-gô nói, - chúng muốn trói buộc anh vào một lũ với chúng"...


Pờ-lây-sơ-ne cảm thấy tay ông run lên. Ông không biết xử trí ra sao: có nên bước lại bên người đồng chí cao lớn, chủ nhân của căn phòng bí mật, máy anh ta ra một chỗ để báo cho anh ta biết, hay là bước ra phố và chờ xem hai người ấy có cùng đi với nhau không, hay là nên đến ngay chỗ hẹn gặp để báo tin cho người còn lại ở đấy biết, - hôm kia ông chẳng nghe thấy tiếng nói của một người thứ hai ở đấy đó thôi, - để đồng chí ấy đặt tín hiệu báo động lên bậu cửa sổ.


"Dừng lại! - đột nhiên Pờ-lây-sơ-ne thấy bổ chửng cả người. - Thế hôm kia mình đến đấy thì có gì trên bậu cửa sổ đấy có bông hoa. Sơ-tiếc-lít đã dặn mình rồi cơ mà. Có bông hoa hay không nhỉ? Không, không thể như vậy được, thế thì tại sao bây giờ cái đồng chí kia lại... Không, mình lại lên cơn thần kinh mất rồi, dừng lại! Trước hết phải tự kiềm chế cho bình tĩnh đã. Dừng lại".


Vẫn không nhìn Pờ-lây-sơ-ne, người cao lớn bước ra khỏi quán cà-phê cùng với người bạn đồng hành da ngăm ngăm đen của hắn. Pờ-lây-sơ-ne đề nghị chủ quán tính tiền và chìa cho ông ta đồng tiền chẵn cuối cùng của mình. Chủ quán không có tiền lẻ trả lại, nên ông ta chạy sang cửa hàng đối diện. Khi ông ta trả tiền thừa cho Pờ-lây-sơ-ne và tiễn giáo sư ra cửa, thì ngoài phố vẳng tanh: không thấy cả chủ nhân căn phòng bí mật lẫn gã da ngăm ngăm đen đâu nữa.


"Có thể anh ta cũng giống Sơ-tiếc-lít thì sao? - Pờ-lây-sơ-ne nghĩ. - Biết đâu anh ta cũng sắm vai kịch như Sơ-tiếc-lít để chiến đấu chống bọn quốc xã từ trong nội bộ của chúng?"


Ý nghĩ ấy khiến ông yên tâm, và mặc dù ông đã nhớ lại bộ mặt của gã da ngăm ngăm đen cùng giọng nói đáng ghét với kiểu cười thâm độc, đột ngột của gã, Pờ-lây-sơ-ne phải cố tự nhủ mình rằng đấy chẳng qua chỉ là do tâm trạng bất thường của ông thôi.


Ông tiến về phía ngôi nhà có căn phòng bí mật, và quan sát cửa sổ căn phòng đó, ông nhìn thấy gã chù nhân cao lớn và gã da ngầm ngăm đen. Hai gã đang đứng nói chuyện gì đấy với nhau, giữa chúng có một bông hoa to - tín hiệu báo động nguy hiểm. Người chiến sĩ tình báo Nga cảm thấy bị theo dõi đã kịp đặt tín hiệu báo động ấy lên cửa sổ, còn bọn ghét-xta-pô thì không hiểu bông hoa ấy có nghĩa "an toàn" hay "nguy hiểm". Nhưng vì chúng tin rằng người chiến sĩ kia không biết anh ta đang bị theo dõi, cho nên chúng cứ để nguyên mọi thứ như cũ. Việc hôm kia Pờ-lây-sơ-ne vì vô ý, không nhìn bông hoa, cứ bước vào phòng, lại càng khiến cho chúng tin rằng mọi thứ trong căn phòng này vẫn đâu vào đó.


Hai người đứng bên cửa sổ đã nhìn thấy Pơ-lây-sơ-ne. Gã cao lớn mỉm cười, gật đầu với ông. Lần đầu tiên Pờ-lây-sơ-ne nhìn thấy nụ cười trên bộ mặt gã, và nụ cười ấy giúp ông hiểu rõ tất cả. Ông cũng mỉm cười và bắt đầu đi qua đường; vì ông nghĩ rằng, sang đến vỉa hè bên kia, bọn chúng đứng ở trên cao sẽ không trông thấy ông và sẽ có thể chạy trốn. Nhưng khi ngoảnh lại, ông nhìn thấy có hai người đàn ông đi cách ông chừng một trăm mét và đang vờ ngó nghiêng các tủ kính bầy hàng.


Pờ-lây-sơ-ne cảm thấy chân ông như muốn khuyu xuống.

"Kêu to lên chăng? Gọi mọi người cứu giúp chăng? Hai tên kia sẽ kịp chạy đến trước tiên. Mình biết bọn chúng sẽ làm gì mình. Sơ-tiếc-lít đã kể bọn chúng có thể đánh thuốc mê hoặc làm cho người khác điên dại như thế nào".


Vào những lúc nguy hiểm nhất, nếu con người chưa mất khả năng đánh nhau, thì sự chú ý trở nên đặc biệt nhậy bén, bộ óc làm việc cực kỳ căng thẳng.

Pờ-lây-sơ-ne nhìn thấy ở cửa chính tòa nhà, nơi hôm kia ông đã bước vào, một mảnh trời thấp xanh lơ.

"Ở đó có sân thoát ra phía sau, - ông chợt hiểu. - Mình phải bước vào lối cửa chính".

Ông bước vào cửa chính với hai đầu gối run run như muốn khuỵu xuống, với nụ cười sững lại trên khuôn mặt tái xanh tái xám. Cửa mớ ra: chúng đang chờ ông ở phía trên, nên sau khi chúng ần nút, cánh cửa đã tự động mở ra.

Pờ-lây-sơ-ne khép cửa lại và chạy vội về phía chiếc cửa đối diện dẫn ra sân. Ở đó còn có một chiếc cửa sổ nhỏ nữa. Ông lấy tay đẩy, nhưng hiểu rằng nó đã bị khóa. Ông lấy vai ẩy mạnh, cửa vẫn đóng im ỉm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM