Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:49:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21332 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:27:01 pm »

Trong phòng khách, Sơ-tiếc-lít chìa huy hiệu ss của mình ra rồi đi tới phòng bệnh mà Kết đang nằm. Khi trông thấy anh, mắt chị mở to, nước mắt lập tức trào ra, và chị ngả người về phía Sơ-tiếc-lít, nhưng anh sợ ở đây có đặt máy nghe trộm - hai ống thông hơi rất tiện lợi cho việc đặt máy - nên anh nói luôn chứ không để Kết kịp nói một lời nào:

- Cô Kin, chuẩn bị đi. Cô đã thua cuộc rồi, mà người hoạt động tình báo phải biết thua cuộc thế nào cho xứng đáng. Tôi biết là cô sẽ phản đối, nhưng như vậy chỉ là ngu ngốc mà thôi. Chúng tôi đã tóm được bốn mươi bức điện mật của cô. Bây giờ người ta sẽ mang quần áo đến cho cô và cô sẽ đi với tôi, Tôi sẽ bảo đảm cuộc sống cho cô và con trai cô, nếu cô bằng lòng cộng tác với chúng tôi. Tôi không thể bảo đảm gì với cô được, nếu cô khăng khăng bướng bình.

Sơ-tiếc-lít chờ người hộ lý mang quần áo và giày dép đèn cho Kết. Tiếp nhận điều kiện trò chơi của anh, Kết nói:

- Có lẽ ông nên đi ra ngoài để tôi thay quần áo chăng?

- Không, tôi sẽ không bước ra, - Sơ-tiếc-lít đáp, - Tôi sẽ quay mặt đi và sẽ tiếp tục nói, còn cô hãy suy nghĩ đề trả lời tôi.

- Tôi sẽ không trả lời ông, - Kết nói, - tôi chẳng có gì để trả lời ông cả. Tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra, tôi còn yếu lắm. Tôi nghĩ rằng sự hiểu lầm này sẽ mau chóng trở nên sáng tỏ... Nhà tôi là sĩ quan, từng bị thương ngoài mặt trận.

Lúc này, Kết cảm thấy sung sướng lạ lùng. Chị đã gặp được người đằng mình, chị tin rằng từ nay các thử thách dù gay go, phức tạp đến mấy, cái đáng sợ nhằt là sự cô đơn đã qua rồi.

- Thôi đi, - Sơ-tiếc-lít ngắt lời Kết, - máy phát của cô đang ở trong tay chúng tôi, các bức điện vô tuyến cũng vậy, chúng đã được giải mã, đó là những chứng cớ không thể chối cãi được. Chúng tôi chỉ yêu cầu cô một điều: cô hãy đồng ý làm việc cho chúng tôi. Và tôi khuyên cô, - anh nói và quay mặt về phía Kết, cố tìm cách ra hiệu cho chị bằng mắt và bằng nét mặt (mặt anh lúc này vẫn tái nhợt như trước) để chị hiểu rằng anh đang nói với chị một điều rất quan trọng, chị cần chú ý lắng nghe và hiểu, - cô hãy nhận lời đề nghị của tôi và, một là, kể hết tất cả những gì mà cô biết, dù những điều cô biết hết sức ít ỏi, hai là, bắt đầu làm việc ngay cho chúng tôi trong vòng hai, ba ngày sắp tới...

Anh hiểu rằng không thể nói chuyện được khi ngồi trong xe: nếu đã có xe theo dõi - dù Muyn-lơ bảo, đó chỉ là sự trùng hợp - thì bọn chúng hoàn toàn có thể lắp máy ghi âm ở đây lắm. Cho nên anh chỉ có thể nói đến điều chủ yếu nhất ở ngoài hành lang. Nhưng Kết chỉ có thể hiểu được điều chủ yếu nhất ấy sau khi đã nghe anh nói ở đây. Anh chỉ còn chừng hai phút trong lúc đi ngoài hành lang, anh đã nhẩm tính thời gian cho mình khi đi đến phòng bệnh này.

Người hộ lý bế đứa bé đến và nói:

- Đứa bé đã chuẩn bị xong...

Sơ-tiếc-lít thấy lòng anh thẳt lại: và không phải chỉ vì lúc này đứa trẻ tí hon sẽ phải đến chỗ cơ quan ghét-xta-pô, đến nhà tù, đến nơi vô định, mà chính vì người hộ lý này, một con người bằng xương bằng thịt, chắc cũng là một người mẹ, lại lạnh nhạt đến khi nói mấy lời đáng sợ: "Đứa bé đã chuẩn bị xong..."

- Chị bế cháu thì nặng đấy, - người hộ lý nói, - để tôi mang nó ra xe.

- Không cần, - Sơ-tiếc-lít trả lời, - chị cứ đi đi. Bà Kin sẽ tự bế con lấy. Chị chú ý để không cho các bệnh nhân khác lấp ló ngoài hành lang.

Người hộ lý bước ra, Sơ-tiếc-lít mở cửa và để cho Kết đi trước. Anh đỡ tay chị để giúp chị bế con, nhưng sau thấy tay chị run run, anh liền bế lấy đứa bé.

- Nghe đây, Kết, - anh nói nhổ, miệng vẫn ngậm thuốc lá, - chúng nó biết cả rồi...

- Anh vứt thuốc lá đi, kẻo khói làm cho cháu bé cay mẳt, - Kết đề nghị.

- Không được, - anh đáp, - chỉ còn một phút nữa thôi. Đấy không phải là điều đáng sợ nhất trong tình thế này. Kết hãy lắng nghe. Chúng sẽ đưa tin để Kết điện về cho anh em ở nhà. Kết hãy mà cả, đòi được bảo đảm, đòi chúng để Kết ở chung với con... Hãy khuất phục vì cháu bé: bọn chúng có thể nghe trộm chúng ta, cho nên ở phòng làm việc của tôi, Kết cứ đóng vai cho khéo. Kết không biết mật mã, và các bức điện vô tuyến của chúng ta không bị giải mã đâu. Người dịch mật mã là Ê-rơ-vin, Kết chỉ là nhân viên điện đài. Mọi việc còn lại cứ để tôi lo. Kết cứ bảo là Ê-rơ-vin thường đi gặp cấp chỉ huy tình báo ở khu phố Căng-tơ và Răng-xơ-đoóc. Gặp ai thì Kết không biết. Cứ bảo là có một ông ở Bộ Ngoại giao đến gặp Ê-rơ-vin. Ở trong xe, tôi sẽ cho Kết xem ảnh ông ta. Hết. Rõ chưa?
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:32:03 pm »

Người ở Bộ Ngoại giao ấy là cố vấn vụ Đông Âu Hai-nít Coóc-ne. Ông ta đã chết trong một tai nạn ô tô trước đây một tuần lễ. Lần theo các dấu vết giả ấy, bọn ghét-xta-pô sẽ phải mất mươi, mười lăm ngày. Mà bây giờ thì chỉ một ngày cũng quyết định nhiều chuyện lắm...


Năm tiếng đồng hồ sau, Rôn-phơ báo cáo với Muyn-lơ rằng mụ nhân viên điện đài người Nga đã biến mất khỏi bệnh viện "Sa-ri-tê", Muyn-lơ nổi khùng. Hai giờ sau, Sê-len-béc gọi điện tới chỗ y và nói:

- Chào ông bạn... Sơ-tiếc-lít đã chuẩn bị một món quà: anh ấy đã chở về ả nhân viên điện đài người Nga đồng ý làm việc cho chúng ta. Ngài Thống chế đã chúc mừng thành công mới của anh ấy.

Sơ-tiếc-lít biết rằng địch vẫn chưa khám phá được mật mã. Thực ra chúng không thể khám phá được, bởi vì nó là mật mã riêng của anh và bọn Ghét-xta-pô không có chìa khóa để mớ. Những bức điện Trung tâm gửi đến cho Sơ-tiếc-lít có chìa khóa khác mà nhân viên điện đài có thể không biết, còn người giải mã phải biết nó thì lại hoàn toàn im lặng, vì đã bị vùi dưới cả một tòa nhà sụp đổ.


Ngồi ở phòng Sê-len-béc, nghe mấy câu nói dóc của y với Muyn-lơ vừa rồi, Sơ-tiếc-lít tự hỏi có đến lần thứ một trăm: anh có quyền chở người bạn chiến đấu của mình Ca-chi-a Cô-dơ-lô-va, Kết Kin, In-ga, En-ri-ke, về cái nhà tù ở đây không? Đúng, dĩ nhiên anh có thể để chị ngồi trong xe và chìa huy hiệu SĐ của mình ra mà chở chị tới Ba-ben-xơ-béc rồi sau đó tìm cho chị một căn phòng và cấp cho chị các thứ giấy tờ mới. Điều đó có nghĩa là, bằng cách cứu sống Kết, anh đã đặt cái chiến dịch mà Trung tâm khởi thảo, một chiến dịch có tầm quan trọng đối với hàng chục vạn người lính Nga, một chiến dịch có ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác tới tương lai châu Âu, vào tình thế thất bại. Anh hiểu rằng, sau khi anh bắt cóc Kết khỏi bệnh viện toàn bộ lực lượng Ghét-xta-pô sẽ được báo động. Anh cũng hiểu rằng, nếu việc chạy trốn trót lọt, dấu vết nhất định sẽ dẫn đến chỗ anh: nào huy hiệu cảnh sát mật, nào xe ô tô, nào đặc điểm nhận dạng. Nghĩa là anh cũng sẽ phải lui vào hoạt động bí mật. Cái đó không khác gì thất bại. Đối với Kết, ở trong bất cứ một ngôi nhà nào bề ngoài có vẻ đáng tin cậy nhất lại còn nguy hiểm hơn - dù điều này hết sức ngược đời, - là đồng ý làm việc cho bọn ghét-xta-pô và ngồi trong một căn phòng bí mật của chúng. Ở đấy, bọn địch đối xử khá dễ chịu đối với những điệp viên mà chúng mua chuộc được và chịu đồng ý làm việc chống lại ông chủ cũ của mình. Sơ-tiếc-lít hiểu rằng anh đang hết sức liều lĩnh. Anh hiểu rằng công việc đang đi tới chỗ chấm dứt, bởi vậy bọn đao phủ Muyn-lơ sẽ trở nên hung dữ và thủ tiêu tất cả những ai bị chúng giam cầm. Bởi vậy, anh nói với Kết để cho chị trước tiên phải đặt điều kiện: chị không còn gì gắn bó với nước Nga nữa, chồng chị đã chết, và từ nay trong bất cứ hoàn cảnh nào chị cũng không muốn rơi vào tay ông chủ cũ của mình nữa. Đó là phương án dự trữ, đề phòng trường hợp Kết vẫn bị đưa sang chỗ bọn ghét-xta-pô. Giá như Sơ-tiếc-lít biết rằng Kết sẽ luôn luôn do anh nắm thì anh đã chẳng lo sợ và tự hỏi: "Mình có quyền không?" hàng trăm lần như thế. Anh sẽ bố trí cho chị ở một "buồng vô tuyến" bí mật dưới sự bảo vệ của bọn SS và vào lúc cần thiết sẽ bố trí cho hai mẹ con chị trốn thoát mà không kẻ nào có thể tìm ra chị. Hiện nay, khi tình hình ngoài mặt trận cực kỳ bi đát, khi hàng triệu người lánh nạn đổ xô về thủ đô, bộ máy ghét-xta-pô vẫn tiếp tục làm việc một cách ăn ý và nhịp nhàng: cứ hai người lại có một người dò xét người kia, và đến lượt mình, người kia lại dò xét người tố giác mình. Chỉ có ai ngây thơ, không nắm vững cơ cấu tổ chức mật vụ của bọn Đức quốc xã mới có thể nghĩ rằng có thể dễ dàng trốn tránh trong biển nước đục lờ ấy.


Muyn-lơ ngồi nghiên cứu hồ sơ buổi hỏi cung đầu tiên đối với Kết ba tiếng đồng hồ liền. Y đối chiếu bản chép tay mà Sơ-tiếc-lít trao cho y với băng ghi âm lắp ở ổ điện ngay cạnh bàn làm việc của đại tá SS phôn Sơ-tiếc-lít.


Các câu trả lời của Kết trùng nhau hoàn toàn. Các câu hỏi của đại tá được ghi bằng lối tốc ký và hơi khác những điều anh nói với cô nhân viên điện đài người Nga.

- Dầu sao cũng phải thừa nhận rằng cái tay Sơ-tiếc-lít ấy làm việc cừ thật, - Muyn-lơ bảo Rôn-phơ. - Đây, ông hãy nghe xem anh ta chuẩn bị cho con bé ấy khéo đến mức nào.

Rồi Muyn-lơ mở máy ghi âm nghe giọng nói của Sơ-tiếc-lít.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:32:59 pm »

- Tôi sẽ không nhắc lại với cô cái sự thật sơ đẳng là việc bắt giữ cô ở Mát-xcơ-va sẽ là bản án tử hình đối với cô. Người nào đã rơi vào tay ghét-xta-pô, kẻ đó phải chết. Người thoát khỏi bàn tay ghét-xta-pô là kẻ phản bội và chỉ là kẻ phản bội mà thôi. Đúng thế không nào? Đó là điểm thứ nhất. Tôi sẽ không đề nghị cô cho biết tên những điệp viên chưa bị bắt - cái ấy không quan trọng, vì khi cố gắng tìm kiếm cô, bọn họ nhất định sẽ đến chỗ tôi thôi. Đó là điều thứ hai. Cô hiểu rằng, là một người đàn ông, một sĩ quan của nước Đức, tôi không thể không thông cảm với hoàn cảnh của cô: tôi hiểu người mẹ sẽ đau đớn tới mức nào, nếu chúng tôi buộc lòng phải gửi đứa con của cô sang trại tế bần. Đứa bé sẽ vĩnh viễn mất mẹ. Cô hãy hiểu tôi cho đúng, tôi không đe dọa cô đâu, chẳng qua là dù tôi không muốn như thế, thì trên tôi còn có các vị chỉ huy nữa chứ, mà những người không nhìn thấy cháu bé của cô ở trên tay cô thì họ dễ ra cái lệnh ấy lắm. Còn tôi không thể không thi hành mệnh lệnh: tôi là người lính, và Tổ quốc tôi đang đánh nhau với đất nước cô. Cuối cùng, đây là điểm thứ tư. Hồi trước, chúng tôi có nhận được một bộ phim của nước cô do các nhà quay phim Mát-xcơ-va dựng ở An-ma A-ta. Trong phim, người ta miêu tả người Đức là một bọn ngu ngốc, còn tổ chức của chúng tôi là một cái nhà thương điên. Nếu thực tế là như vậy, tại sao chúng tôi lại tiến được đến ngưỡng cửa điện Cơ-rem-li và tới sông Vôn-ga, một khi chúng tôi ngu ngốc như họ nói...


Đến đây, Sơ-tiếc-lít nháy mắt với Kết (dĩ nhiên Muyn-lơ không thể nhìn thấy điều này) và chị lập tức hiểu ý anh. Chị nói:

- Đúng, nhưng hiện giờ các đơn vị Hồng quân Liên Xô đã ớ bên ngưỡng cửa Béc Lanh. 

- Phải. Khi quân đội chúng tôi đứng bên ngưỡng cửa điện Cơ-rem-li, phía các cô tin rằng Hồng quân sẽ tiến tới Béc Lanh. Bây giờ chúng tôi cũng thế, chúng tôi tin rằng quân đội Đức sẽ quay trở lại Cơ-rem-li. Nhưng ta tranh luận với nhau làm gì. Tôi muốn nhắc cô điểm đó, bởi vì các chuyên gia giải mã của chúng tôi chả ngu ngốc tí nào đâu, mà họ đã phát hiện được nhiều ký hiệu trong mật mã của cô, và người của chúng tôi có thể làm được công việc của cô.

Sơ-tiếc-lít lại nháy mắt với Kết, và chị nói:

- Người của ông không biết phong cách ấn nút của tôi. Đã thế, ở Trung tâm người ta lại biết rất rõ phong cách của tôi.

- Đúng thế. Nhưng chúng tôi có ghi lại trên băng ghi âm các báo cáo của cô, chúng tôi có thể dễ dàng dạy cho người của chúng tôi nắm vững phong cách của cô. Và người ấy sẽ làm thay cô. Đó sẽ là bằng chứng tố giác chết người đối với cô. Ở tổ quốc, người ta sẽ không tha thứ cho cô. Cô biết rõ điều đó đúng như tôi, mà có thể còn rõ hơn tôi.

Sơ-tiếc-lít lại gật đầu với Kết, nhưng chị ngồi im, chỉ ôm chặt chú bé đang ngủ vào lòng.

- Nếu cô biết tỏ ra khôn ngoan, tôi hứa sẽ chuẩn bị bằng chứng vô tội hoàn toàn cho cô trước cấp chỉ huy của cô.

- Điều đó không thể làm được, - chưa đợi Sơ-tiếc-lít ra hiệu, Kết đã trả lời.

- Cô nhầm rồi. Điều đó có thể làm được. Việc bắt giữ cô sẽ không được ghi vào bất cứ tài liệu nào của chúng tôi. Cô sẽ đến ở cùng một chỗ với những người bạn của tôi. Ở đó, cháu gái sẽ có đù tiện nghi...

- Con tôi là giai.

- Xin lỗi... Khi nào cô gặp lại người của mình, cô sẽ nói rằng, sau khi chồng cô bị chết, một người đã tìm ra cô. Người ấy đã nói đúng mật khẩu liên lạc với cô.

- Tôi không biết mật khẩu.

- Cô có biết mật khẩu, - Sơ-tiếc-lít khăng khăng nhắc lại, - cô có biết mật khẩu, nhưng tôi không yêu cầu cô phải nói cho tôi biết, nó chỉ là thứ vặt vãnh và là trò chơi lãng mạn. Vậy là cô sẽ bảo rằng cái người nói đúng mật khẩu với cô đã dẫn cô tới căn phòng bí mật ấy và đưa cho cô các bức điện mật mã để   cô truyền về Trung tâm. Đó là bằng chứng vô tội của cô. Trên sân khấu và phim ảnh về giới tình báo, người ta thường dành một thời gian nhất định cho sự suy nghĩ. Tôi không cho cô thời gian để suy nghĩ đâu. Tôi hỏi ngay: cô có đồng ý hay không?

Im lặng.

... Muyn-lơ nhìn Rôn-phơ và nhận xét:

- Chỉ có một thiếu sót là anh ta đã lẫn lộn giới tính của đứa bé. Anh ta gọi nó là cháu gái, còn tất cả những thứ khác là một việc làm cực kỳ điêu luyện.

- ... Có, - Kết đáp nhỏ, gần như thì thầm thì đúng hơn...

- Tôi chưa nghe rõ, - Sơ-tiếc-lít nói.

- Có, - Kết lại, - Có! Có! Có!

- Bây giờ thì rõ rồi, - Sơ-tiếc-lít nói. - Và không nên nổi khùng làm gì. Cô đã biết cô sẵn sàng đón nhận điều gì khi đồng ý làm việc chống lại chúng tôi kia mà.

- Nhưng tôi có một điều kiện, - Kết nói.

- Được, tôi nghe đây...

- Tôi đã cắt đứt mọi liên hệ với Tổ quốc tôi sau khi chồng tôi chết và tôi bị bắt. Tôi sẽ làm việc cho các ông, nếu các ông bảo đảm với tôi rằng, sau này tôi sẽ không bao giờ phải rơi vào tay những người chỉ huy cũ của tôi...

Đột nhiên, mặt Kết trắng bệch ra và thân thể chị từ từ xụp xuống đất. Sơ-tiếc-lít chỉ kịp chạy lại đỡ cháu bé. Anh gọi viên sĩ quan trực và nói:

- Đưa phạm nhân này vào bệnh viện trong nhà tù của chúng ta. Và anh hãy lo sao cho mọi người đối xử với cô ta thật tốt và thận trọng... Đấy là hiện tượng thần kinh của cô ấy bị chấn thương, sẽ qua khỏi thôi...

Sơ-tiếc-lít nói với Sê-len-béc:

- Chúng ta không nên bỏ cô ấy. Đó sẽ là sự hờ hững và ngu ngốc cực độ. Nhất là bây giờ chúng ta lại nghĩ ra trò chơi sử dụng lão giám mục. Giá ngài nói với ngài Thống chế để ngài ấy ủng hộ ta thì hay quá.

- Để thử xem, - Sê-len-béc trả lời. - Nhưng lấy lý do gì?

- Thiếu gì lý do, - Sơ-tiếc-lít nhún vai.

- Bí mật truyền thông tin giả cho bọn Anh qua con đường Bồ Đào Nha và tung sang Mát-xcơ-va những tin có lợi cho ta, để làm cho chúng mụ mẫm đầu óc đi chăng? - Sê-len-béc đăm chiêu hỏi. - Anh thấy thế nào, hả?

- Liều lĩnh quá... Nhưng hay đấy.

- Được rồi, chúng ta sẽ nghĩ thêm. Chúc mừng thành công của anh, Sơ-tiếc-lít ạ. Chúng ta đã bóp mũi Muyn-lơ. Tuyệt, tuyệt lắm.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:33:57 pm »

Mặc dù Sơ-tiếc-lít tự cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của anh là xác định khối lượng công việc trong lĩnh vực nghiên cứu nguyên tử, mặc dù anh cho rằng đầu mối của những vấn đề quan trọng nhất mà anh muốn tìm hiểu tường tận chính là nằm ở đây, song anh vẫn nhận thức hết sức rõ ràng rằng, một người, dù có bảy vết nhăn trên trán* (Lối nói của người Nga, nghĩa bóng: rất thông thái), cũng không thể bao quát được tất cả mọi chuyện.


Chính vì vậy, Sơ-tiếc-lít rất đau khổ về việc đứt liên lạc. Đối phương thường coi tình trạng ấy của người hoạt động tình báo là sự thụ động, sợ trách nhiệm, không biết độc lập suy nghĩ, là nỗi sợ hãi trước các quyết định ý chí. Tuy nhiên, trong thực tế, điều đó chứng tỏ, một mặt, trình độ nghề nghiệp vững vàng và, mặt khác, cốt cách tư tưởng kiên định của người chiến sĩ tình báo. Một người hoạt động bí mật thực thụ hiểu rằng, nếu thiếu sự chỉ đạo từ Trung tâm, anh ta rất có thể tốn thời gian vô ích và liều lĩnh uổng công, bởi vì rất có thể nhiệm vụ mà người chiến sĩ ấy tự xác định cho mình trong khi đứt liên lạc - đã được một người khác giải quyết ở một nơi khác trên quả đất, vào một thời điểm khác. Ở xa tổ quốc, mất liên lạc với Trung tâm, người hoạt động tình bảo không thể đánh giá hoàn toàn chính xác tầm quan trọng và mức độ hiệu quả của công việc mình làm.


Những năm sống ở nước ngoài đã dạy Sơ-tiếc-lít hiểu các sắc thái tinh tế nhất qua những bức điện mật mã mà anh nhận được từ Trung tâm.

Giờ đây, sau khi cuộc tấn công chính diện của anh vào Boóc-man vì những nguyên nhân khó hiểu nào đó đã bị đứt quãng, Sơ-tiếc-lít rất cần liên lạc với Mát-xcơ-va. Anh mong nhận được sự giúp đỡ: một, hai tên người; một, hai địa chỉ của những người dù là không liên hệ trực tiếp hay gián tiềp với Boóc-man, nhưng có mối liên hệ nào đó với cháu gái một ông anh họ lấy em gái của một ông anh chồng người đầu bếp phục vụ Boóc-man chẳng hạn...


Sơ-tiếc-lít cười khấy - anh thấy cái kiểu họ hàng lằng nhằng như thế thật là vui nhộn.

"Chậm trễ lúc này chằng khác gì cái chết, - anh nghĩ. - Mình không thể đưa ông giám mục sang Béc-nơ, khi chưa phái Pơ-lây-sơ-ne đi. Mà việc phái Pơ-lây-sơ-ne đi sẽ không có ý nghĩa gì, nếu mình chưa tìm được cách tiếp cận Boóc-man. Chờ Trung tâm cử một hiệu thính viên tới phải mất ít ra một tháng. Mà bây giờ thì không thể chờ một tháng được - tình hình chung chứng tỏ công việc đang được quyết định từng ngày, hay nhiều nhất là từng tuần."


Sơ-tiếc-lít lập luận: tại sao Boóc-man không đến chỗ anh hẹn gặp? Một là, có thể y không nhận được bức thư. Nó có thể rơi vào tay bọn Him-le, dù rằng vị tất đã như vậy. Anh đã khôn khéo gửi thư đi kèm với bản tin mật dành riêng cho Boóc-man. Đánh cắp bức thư từ đấy ra là chuyện quá ư liều lĩnh, bởi vì anh đút bức thư vào đó sau khi nhân viên bảo mật của Ban thư ký trực thuộc thống chế Him-le đã kiểm tra toàn bộ bưu kiện. Nhưng dẫu sao anh cũng không gạt bỏ khả năng bức thư bị đánh cắp. Hai là, khi phân tích bức thư gửi đi, Sơ-tiếc-lít nhận thấy một vài thiếu sót cơ bản của mình. Nhiều khi cái đặc điểm bẩm sinh sau đây đã cứu anh: anh phân tích lại các hành vi, các buổi trao đổi, các thư từ và không bực bội về những thiếu sót của mình, không "giấu đầu vào dưới cảnh", tức là ngồi bó tay, mà ngay lập tức tìm lối thoát ra khỏi cái tình thế xấu có thể do thiếu sót kia tạo nên. Riêng với anh, bức thư đã gửi đi không có gì đe dọa cả: anh đã dùng máy chữ của trạm bưu điện đánh bức thư ấy giữa lúc máy bay đang ném bom - nghĩa là sẽ không có con đường thẳng nào dẫn đến chỗ anh. Anh nghĩ, chẳng qua là đối với một nhân vật cỡ Boóc-man, bức thư chứa đựng quá nhiều tình cảm trung thành, quá ít sự việc và những đề nghị xây dựng rút ra từ các sự việc đó. Trí tuệ của một nhà hoạt động quốc gia không giống trí tuệ của những người đứng ở bậc thang danh vọng phía dưới của nhà nước chuyên quyền. Trách nhiệm lớn lao trước những quyết định thực ra không được kiểm tra buộc loại nhân vật cỡ Boóc-man chỉ chịu đi trao đổi với người dưới quyền, khi nào những sự việc mà người ấy thông báo chưa một ai biết đến và có nhiều triển vọng về phương diện nhà nước. Nhưng, mặt khác, Sơ-tiếc-lít nghĩ tiếp, ngay những chi tiết nhỏ nhất có thể tố giác Him-le cũng đều trở nên quan trọng đối với Boóc-man. Sơ-tiếc-lít hiểu rõ sự đấu đá giữa Him-le và Boóc-man bắt đầu từ đâu. Anh không thể tìm được cách trả lời cho câu hỏi: vì sao đến lúc này nó vẫn tiếp diễn với mức độ mỗi lúc một thêm hung hăng? Cuối cùng, ba là Sơ-tiếc-lít hiểu rằng, chẳng qua tại vì Boóc-man bận việc nên không ra nơi hẹn được. Qua tài liệu nghe trộm điện thoại, Sơ-tiếc-lít biết rằng chỉ có hai, ba lần Boóc-man chấp nhận kiều đề nghị gặp mặt như thế. Mà mỗi ngày rõ ràng phải có tới hai, ba chục nhân vật cao cấp của đảng Quốc xã và của bộ máy quân sự xin được gặp y.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:34:36 pm »

"Vụ bức thư thật là ngây thơ từ đầu đến cuối, - Sơ-tiếc-lít nghĩ thầm. - Chẳng những mình chơi như một thẳng mù, mà còn chơi không đúng quy luật của hẳn. Ngu ngốc quá! Có sửa chữa được không nhỉ? Về nguyên tắc thì được, nhưng cụ thể phải sửa chữa ra sao đây?"


Còi báo động rú lên, Sơ-tiếc-lít nhìn đồng hồ: 10 giờ tối rồi. Hoàng hôn hôm nay đỏ như máu, lại pha những chấm xanh. Nghĩa là đêm nay trời sẽ lạnh giá. Sơ-tiếc-lít đứng dậy và nghĩ bụng: "Mấy bông hoa hồng của mình đến chết mất thôi. Trồng hoa hồng bây giờ hơi sớm, nhưng ai có thể ngờ rằng năm nay rét lại kéo dài đến thế".


Bom nổ gần ngay bên cạnh nhà.

"Khỉ thật, - Sơ-tiếc-lít quyết định, - mình xuống hầm vậy. Có lẽ họ muốn phá tan cơ quan của mình. Phải mặc áo ván lúc này thì thực là ngu ngốc."

Anh bước ra khỏi phòng làm việc và theo hành lang trống trải đi lại cầu thang dẫn xuống hầm ngầm. Đến cửa phòng đặt điện thoại liên lạc trực tiếp với Tổng hành dinh, anh đừng lại. Ban đầu anh không hiểu tại sao anh dừng lại ở đó, sau anh chợt hiểu vì có chùm chìa khóa lủng lẳng ở cửa.


Sơ-tiếc-lít cau mày, chậm rãi nhìn quanh: hành lang vắng vẻ - tất cả đều đã xuống hầm. Anh lấy vai đẩy cửa. Cửa không mở. Anh xoay chìa khóa. Đèn trong phòng đã bị tắt, mặc dù các cửa sổ đều được ngụy trang kín để che ánh sáng, Sơ-tiếc-lít lấy tay lần tường bật đèn lênl Hai chiếc máy điện thoại màu trắng lập tức nổi bật lên giữa tất cả những chiếc khác: đó là máy liên lạc trực tiếp với hầm ngầm của Hít-le và với các phòng làm việc của Boóc-man, Gơ-ben và Cây-ten.


Sơ-tiếc-lít ngó ra hành lang: vẫn không một bóng người. Cửa kính rung bần bật vì bom nổ rất gần. Anh thoáng nghĩ trong khoảnh khắc xem có nên khóa trái cửa hay không.

Rồi anh bước lại bên máy và quay số 12 00 54.

- Boóc-man đây, - anh nghe thấy một giọng trầm và khỏe trong ống nghe.

- Ngài có nhận được bức thư của tôi không? - Sơ-tiếc-lít thay đổi giọng nói, hỏi:

- Ai đấy?

- Ngài phải nhận được thư vì đó là của một đảng viên trung thành gửi riêng cho ngài.

- Đúng, tôi đã nhận được. Chào anh. Anh ở đâu? À, phải... Rõ rồi. Số xe của tôi là...

- Tôi biết, - Sơ-tiếc-lít ngắt lời y. - Ai sẽ cầm lái?

- Điều đó có ý nghĩa ư?

- Vâng. Một trong những lái xe của ngài...

- Tôi biết, - Boóc-man ngắt lời anh.

Họ đã hiểu nhau: Boóc-man hiểu rằng Sơ-tiếc-lít biết rõ là mọi cuộc nói chuyện điện thoại của y đều bị nghe trộm, - điều này chứng tỏ người đang nói với y biết những bí mật hệ trọng nhất của chế độ quốc xã. Đến lượt mình, Sơ-tiếc-lít kết luận rằng Boóc-man hiểu tất cả những gì anh chưa nói hết với y, bởi vậy anh cảm thấy mình đã thành công.

- Người ta sẽ đợi anh ở chỗ lẽ ra chúng ta đã gặp nhau. Ngày mai, giờ giấc như anh đã hẹn.

- Ngay bây giờ, - Sơ-tiếc-lít nói. - Xin ngài hãy trừ thời gian tôi hẹn đi hai tiếng rưỡi và chuyển nó sang ngày hôm nay.

- Hai-lơ Hít-le! - Boóc-man nói và đặt ống nghe xuống.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2022, 09:26:14 pm »

Chương 11


Nửa giờ sau, cạnh Viện bảo tàng Tự nhiên học, Sơ-tiếc-lít nhìn thấy chiếc ô tô bọc thép "Mai-bắc". Anh đi qua chỗ xe đỗ và thấy Boóc-man ngồi ở ghế sau. Tin chắc rằng không có cái đuôi nào bám theo mình, Sơ-tiếc-lít quay lại mở cửa xe và nói:

- Chào ngài Boóc-man, tôi xin đa tạ lòng tin cậy mà ngài dành cho tôi...

Boóc-man lặng lẽ bắt tay Sơ-tiếc-lít và nhìn chằm chằm vào mặt anh.

- Cho xe chạy về phía Van-dây, - y bảo tên lái xe.

Sau đó, y kéo kính che kín chỗ ngồi tiếp khách với chỗ ngồi của lái xe.

- Tôi đã gặp anh ở đâu rồi nhì? - y chăm chú nhìn Sơ-tiếc-lít và hỏi. - Anh bỏ kính ra xem nào...

Sơ-tiếc-lít bỏ kính xuống đùi và kéo mũ lên một chút.

- Đúng là tôi đã gặp anh ở đâu rồi, - y nhắc lại.

- Vâng, - Sơ-tiếc-lít đáp, - Hôm ngài gắn huy chương Chữ thập cho tôi, ngài nói rằng tôi có bộ mặt của một giáo sư toán học, chứ không phải của một điệp viên...

- Bây giờ thì đúng là anh có bộ mặt của một điệp viên, chứ không phải của một giáo sư toán học nữa. - Boóc-man nói đùa. - Thể nào, có chuyện gì vậy, anh kể đi...



Chiếc máy điện thoại liên lạc giữa Boóc-man với Cục an ninh im lặng suốt đêm. Bởi thế, sáng hôm sau, khi băng ghi âm nghe trộm được đặt lên bàn Him-le, thì hẳn đùng đùng nồi giận. Nhưng rồi cơn giận qua đi, hắn cảm thấy run sợ, bèn gọi Muyn-lơ đến và ra lệnh cho tên kia cố điều tra - một cách hết sức thận trọng - xem đêm qua ai đã từ phòng thông tin liên lạc trực tiếp, đặc biệt, nói chuyện điện thoại với Tổng hành dinh của đảng Quốc xã.


Suốt ngày hôm ấy, Muyn-lơ không nhận được tài liệu rõ rệt nào cả. Đến tối, người ta đệ lên bàn y cái dấu tay mà người lạ mặt nói chuyện với Boóc-man đã để lại trên ống nghe điện thoại. Điều khiến Muyn-lơ sửng sốt là, theo kẽt quả xét nghiệm và phân tích, dấu tay ấy đã xuất hiện mấy ngày trước đây ở sở ghét-xta-pô và còn trùng với cả đấu tay phát hiện được trên máy phát của cô hiệu thính viên người Nga.


Tên lái xe của Boóc-man, kẻ trước đây từ chối - theo lệnh của Boóc-man - cung cấp tin tức cho SS, đã bị bắt ngay trên đường về nhà sau phiên trực. Suốt ba tiếng đồng hồ hắn im lặng và đòi được nói chuyện với Boóc-man. Sau khi người ta áp dụng một kiểu hỏi cung đáng sợ, hắn thú nhận rằng đêm qua có một ngươi lạ mặt đã lên xe gặp Boóc-man. Người ấy nói gì với Boóc-man thì lái xe không thể biết, bới vì hẳn bị ngăn cách với hai người kia bởi một tấm kính che đạn rất dày. Hắn miêu tả hình dáng người lạ mặt đó. Hẳn nói rằng người ấy đội một chiếc mũ sụp xuống đến trán, đeo kính gọng sừng rất dày và có hàng ria bạc. Người ta đưa cho hẳn xem hơn hai trăm bức ảnh. Trong số đó, có ảnh Sơ-tiếc-lít. Nhưng, một là, trên ảnh anh không đeo kính và không để ria - hai thứ này khi cần có thể đeo lên hoặc tháo ra dễ dàng, hai là, các bức ảnh ấy chụp từ năm năm về trước, mà sau năm năm chiến tranh người ta thường thay đổi rất nhiều, có khi đến mức không nhận ra được nữa.


Nhận được báo cáo của Muyn-lơ về kết quả điều tra sơ bộ, Him-le tán thành đề nghị của Muyn-lơ là bí mật lấy dấu tay của tất cả các nhân viên trong bộ máy an ninh.

Muyn-lơ còn đề nghị tổ chức việc thủ tiêu tên lái xe của Boóc-man thế nào đề gây ấn tượng là tên ấy tình cờ bị ô-tô cán chết ngoài phố, gần nhà mình. Lúc đầu, Him-le định ký lệnh thi hành biện pháp đó, một biện pháp rõ ràng là cần thiết, nhưng sau hắn nghĩ lại. Hắn không còn tin vào tất cả mọi người nữa, kể cả Muyn-lơ.


- Anh hãy tự lo việc ấy, - hắn nói. - Có lẽ nên thả nó ra chăng? - Him-le nói tránh và biết Muyn-lơ sẽ trả lời hắn như thế nào.

- Không thể được ! Người của ta đã nắn bóp hắn quá nhiều.

Him-le chờ đợi chính câu trả lời đó.

- Thế thì tôi không biết, - hắn nhăn mặt. - Lái xe là người thật thà, mà chúng ta không bao giờ trừng trị những người thật thà cả... Anh hãy tự nghĩ xem có cách gì không...

Từ chỗ Him-le ra, Muyn-lơ hầm hầm tức giận: y hiểu rằng thống chế sợ Boóc-man, nên đưa y, Muyn-lơ, ra hứng đòn. Đừng hòng, y quyết định, đã thế thì mình cũng phải tìm cách chơi của mình chứ. Cứ để cho thằng lái xe sống. Nó sẽ là con bài tẩy của mình.

Him-le cho gọi Ốt-tô Coóc-xê-ni tới.

- Tôi cần đến kho lưu trữ của Boóc-man, - hắn nói, - Ông Coóc-xê-ni, ông hiểu tôi cần gì chứ?

- Thưa, tôi hiểu ạ.

- Cái đó khó hơn bẳt cóc đu-tre* (Đu-tre, tức là Mút-xô-li-ni, quốc trưởng Ý).

- Tôi hiểu.

- Nhưng liệu có thể làm được không?

- Tôi không rõ ạ.

- Ông Coóc-xê-ni, câu trả lời ấy không làm tôi vừa lòng đâu. Gần đây, Boóc-man bắt đầu di chuyền hồ sơ lưu trữ, ông cần điều tra xem là nó được chuyển đến đâu và do ai bảo vệ. Sê-len-béc sẽ giúp đỡ ông - không phải dưới danh nghĩa chính thức, mà làm cố vấn thôi.

- Thưa ngài thống chế, tôi hiểu ạ.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2022, 09:38:20 pm »

Sau khi báo cáo với Sê-len-béc ý kiến của mình về việc đưa giám mục Sơ-lắc vượt biên giới, phôn Sơ-tiếc-lít đi gấp chuyến tàu đêm tốc hành tới biên giới Thụy Sĩ để "chuẩn bị cửa sổ". Cũng như Sê-len-béc, anh cho rằng việc công khai đưa giám mục vượt qua biên giới có thể gây nên chuyện ồn ào trái ý muốn. Toàn bộ chiến dịch này được tiến hành bí mật, không cho bên ghét-xta-pô biết. Nếu như bọn ghét-xta-pô biết chuyện vượt biên giới của một người bị nhiều hồ sơ tố giác, một người đã được trả lại tự do theo chỉ thị riêng của Sê-len-béc một cách bất hợp pháp, thì có thể đoán chắc rằng, chúng sẽ để người ấy đi qua biên giới sang Thụy Sĩ, nhưng ngay từ đầu sẽ bố trí việc theo dõi, mà ý đồ của "chiến địch che đỡ" đã phác thảo xong thì không tính đến chuyện đó. Còn việc vạch mặt Sơ-lắc sau khi ông ta làm xong việc của ông ta, thì theo ý đồ của Sê-len-béc, sẽ phải do chính Sơ-tiếc-lít tiến hành kia.


Trong những ngày vừa qua, được lệnh của Sê-len-béc, Sơ-tiếc-lít đã chuẩn bị cho giám mục "những kẻ đồng mưu dự bị". Anh cho rằng, bọn này phải là các quan chức ở Bộ Ngoại giao và ở Bộ tham mưu không quân của Gơ-rinh. Tại hai cơ quan ấy, anh đã để ý đến những kẻ cúc cung tận tụy phục vụ chế độ quốc xã, những kẻ mà anh biết đúng là người của ghét-xta-pô. Sê-len-béc đặc biệt thích thú về việc tất cả những kẻ ấy đều do bọn ghét-xta-pô tuyển mộ.

- Hay lắm, - y nói, - cái đó có rất nhiều triển vọng.

Sơ-tiếc-lít nhìn y dò hỏi.

- Nghĩa là, - Sê-len-béc giải thích, - bằng cách đó, ở phương Tây chúng ta sẽ tố giác tất cả những kẻ nào tìm cách đàm phán hòa bình mà lờ chúng ta đi. Chẳng là ở bên ấy người ta phân biệt rất rành rọt tổ chức ghét-xta-pô với cơ quan tình báo của chúng ta.

"Điều ấy mình không nghĩ đến, - Sơ-tiếc-lít thú nhận với chính mình. - Hắn cừ thật, hắn hiểu rõ công việc và biết nhìn xa trông rộng. Cảm ơn mi, Sê-len-béc, về nghệ thuật tình báo. Mặc dù cần phải suy nghĩ thêm: nếu quả thực chúng có người nào ở bên phương Tây, thì chúng có thể bắt tay cả với quỷ Sa tăng, chứ không phải chỉ với Muyn-lơ thôi đâu."


Chuyến tàu đêm tốc hành này khác với tất cả các chuyến tàu khác ở chỗ nó vẫn có đủ tiện nghi như trước chiến tranh. Trong các cu-pê nhỏ, vẫn có những chiếc đai bằng da thật chứ không phải giả da, các bình đựng tàn thuốc lá bằng đồng và các chân cắm đèn điện bóng loáng. Các nhân viên phục vụ bưng cà-phê đặc tới cho khách. Thực ra, hiện nay đi trên chuyến tàu này toàn là dân ngoại giao: theo hành lang Sơ-can-đi-na-vơ - Thụy Sĩ.


Chỗ ngồi của Sơ-tiếc-lít mang số 74. Số 56 toa sau là của một giáo sư Thụy Điển có một cái họ Sơ-can-đi-na-vơ rất dài và lủng củng. Mặt giáo sư tái xanh. Họ là hai hành khách độc nhất trong hai toa quốc tế, nếu không kể viên tướng trở về mặt trận Ý sau khi bị thương. Viên tướng ngó vào cu-pê của Sơ-tiếc-lít và hỏi anh:

- Ông là người Đức hả?

- Than ôi, - Sơ-tiếc-lít trả lời.

Anh có thể pha trò, cấp chỉ huy cho phép anh làm như vậy. Hoạt động phá hoại ngầm dự tính khả năng pha trò với ý đồ độc địa. Nếu một trong hai kẻ nói chuyện với nhau đi tố giác kẻ kia, thì kẻ kia đã có bảo hiểm là hắn được phép của cấp chỉ huy. Nếu kẻ kia không tố giác, thì như vậy là có thể tính đến triển vọng làm việc với kẻ đó. Có thời kỳ vấn đề ấy đã được đem ra tranh luận ở Sở ghét-xta-pô: nên cắt đứt ngay tại chỗ những câu chuyện không xứng đáng, hay là tìm cho chúng một lối thoát? Một số nhân viên SĐ cho rằng nên cắt đứt ngay - sự sợ hãi là thứ thuốc phòng bệnh tốt nhất. Nhưng một số khác, trong đó có Sơ-tiếc-lít, khẳng định rằng cần phải gợí chuyện về những đề tài nóng bỏng nhất ở tất cả những nơi nào có thể gợi được.

- Tại sao lại "than ôi"? - viên tướng ra vẻ quan tâm.

- Tại vì người ta không mang đến cho tôi suất cà-phê thứ hai. Người ta chỉ đem cà-phê ngon đến cho những ai có hộ chiếu ngoại quốc theo yêu cầu đầu tiên của họ mà thôi.

- Thật à! Thế mà người ta đã mang cho tôi suất thứ hai rồi đấy. Tôi có rượu cô-nhắc đây! Ông có muốn uống không?

- Cảm ơn. Tôi cũng có cô-nhắc.

- Nhưng chắc là ông không có mỡ muối.

- Tôi có mỡ muối.

- Nghĩa là tôi với ông ăn chung một đĩa cả thôi, - viên tướng nói, trong khi nhìn những thứ Sơ-tiếc-lít lấy từ trong cặp ra. - Ông giữ chức vụ gì vậy?   

- Tôi làm công tác ngoại giao. Cố vấn của Vụ III Bộ Ngoại giao.

- Nghĩa là tất cả mọi người đều nguyền rủa các ông, - viên tướng nói và ngồi xuống chiếc ghế mềm cạnh chỗ đặt la-va-bô. - Chính các ông là những người có lỗi trong tất cả mọi chuyện.

- Tại sao thế hở ngài?

- Tại vì các ông quyết định chính sách đối ngoại, bởi vì các ông đã dẫn đến chỗ gây ra chiến tranh trên hai mặt trận. Xin mờ!

- Xin mời! Ngài là người Mê-cơ-len-bua phải không?

- Vâng. Sao ông biết?

- Qua hai tiếng "xin mờ" của ngài đấy. Tất cả những người miền Bắc đều tiết kiệm nguyên âm.

Viên tướng cười.

- Đúng thế - ông ta nói. - Ông nghe đây, hình như hôm qua tôi nhìn thấy ông ở Bộ Hàng không thì phải.

Sơ-tiếc-lít co người lại: hôm qua anh có chở giám mục Sơ-lắc đến Bộ Hàng không để "bắt liên lạc" với những người thân cận của Gơ-rinh. Trong trường hợp toàn bộ chiến dịch thành công, khi ghét-xta-pô được tiếp cận vào vụ này, - nhưng là theo đề nghị của Sê-len-béc nhằm phát hiện thêm chi tiết về "âm mưu phản nghịch", - thì phải làm sao cho giám mục để lại dấu vết cả ở Bộ Hàng không, trong không quân lẫn trong Bộ Ngoại giao. Trong Bộ Hàng không, sau khi đưa căn cước của mình vào chỗ đăng ký, giám mục đề nghị cho biết tin tức về cố vấn Van-te Smi-đê-cơ-rốp; ở Bộ Ngoại giao, Sơ-lắc gửi lại một bức thư nhờ chuyển cho tiến sĩ Cờ-lai-xtơ, người đầu tiên tìm cách tiếp xúc với phương Tây ở Xtốc-khôm.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2022, 09:40:53 pm »

"Không, - Sơ-tiếc-lít thầm nghĩ, trong khi rót cô-nhắc, - viên tướng này không thể nhìn thấy mình. Lúc mình ngồi trong xe, có ai đi ngang qua chỗ mình đâu. Và vị tất Muyn-lơ lại để viên tướng này theo dõi mình. Hắn không quen làm như thế, óc tướng tượng của hắn tồi lắm".

- Hôm qua tôi không đến đấy, - anh trả lời. - Khuôn mặt của tôi có cái lạ là ai cũng cứ tưởng vừa mới gặp tôi ớ đâu vậy.

- Khuôn mặt ông cũng giống khuôn mặt nhiều người khác.

- Cái đó tốt hay xấu?

- Đối với nghề gián điệp thì chắc là tốt, còn đối với nhà ngoại giao thì xấu. Các ông cần đến những khuôn mặt dễ nhớ kia.

- Thế còn giới quân nhân các ngài thì cần cái gì nào?

- Giới quân nhân bây giờ cần có cặp giò khỏe mạnh.

- Còn về đầu tóc mặt mũi thì sao?

- Đầu tóc chúng tôi thì ai cần? Người ta suy nghĩ thay chúng tôi, chúng tôi chỉ việc thi hành thôi. Cặp giò mới quan trọng. Để bỏ chạy cho kịp thời.

- Ngài không sợ nói điều đó với người lạ hay sao?

- Nhưng ông có biết tên tôi đâu mà lo...

- Cái đó dễ biết thôi, vì ngài có khuôn mặt rất dễ nhớ.

- Thế à? Khỉ thật, vậy mà tôi cứ tưởng mặt mũi tôi mẫu mực lắm. Dầu sao thì trong lúc ông viết đơn tố giác tôi và người ta lo tìm nhân chứng thứ hai, cũng còn khối thời gian, đến lúc ấy thì tất cả đi đời nhà ma rồi. Không phải người Đức, mà là những người khác sẽ đặt chúng ta vào ghế bị cáo. Và người bị đưa ra tòa trước hết là các ông, những nhà ngoại giao.

- Các ngài đốt phá, các ngài hủy diệt, các ngài giết chóc, cớ sao lại đưa chúng tôi ra tòa?

- Chúng tôi thi hành mệnh lệnh. Những kẻ đốt phá là lực lượng SS. Chúng tôi chỉ đánh nhau thôi.

- Sao, các ngài mới phát minh ra một kiểu mới: đánh nhau mà không đốt phá và giết chóc ư?

- Chiến tranh là cần thiết vì những lý do nhất định. Dĩ nhiên, chiến tranh không phải là chuyện ngu ngốc. Đây là cuộc chiến tranh của một nhà quân sự nghiệp dư. Người ấy nghĩ rằng có thể đánh nhau một cách mò mẫm, không cần qua đào tạo chính quy ở học viện. Người ấy cho rằng chỉ có một mình người ấy biết tất cả chúng ta cần điều gì. Người ấy cho rằng chỉ có một mình người ấy yêu nước Đức vĩ đại, còn tất cả chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện tìm cách bán rẻ nước Đức cho bọn cô-dắc bôn-sê-vích mọi rợ...

Sơ-tiếc-lít cười to:

- Hiện thời vẫn chưa thấy bọn cô-dắc mọi rợ đâu cả.

- Ồ, bọn Đỏ có thể làm đủ mọi chuyện. Bọn Mỹ cũng thế. Tôi đã đánh nhau với bọn Mỹ một năm. Chính kỹ thuật của bọn ngu ngốc ấy sẽ giết chết chúng: chúng cứ tưởng rằng chỉ cần ném bom là sẽ chiến thắng. Xin mờ!

- Xin mời...

- Chúng sẽ triển khai sức mạnh kỹ thuật của chúng và sẽ chết sặc gạch vì kỹ thuật. Kỹ thuật sẽ gậm nhấm chúng như gỉ sắt. Chúng tưởng rằng chúng có thể làm được tất cả mọi chuyện. Bọn Đỏ nghĩ như thế, bởi vì chúng là những kẻ đói khát, man rợ. Bọn Mỹ nghĩ như thế, bởi vì chúng quá giàu. Bởi vậy, cần có những cuộc chiến tranh...

- Ý kiến của ngài không ăn khớp với nhau, - Sơ-tiếc-lít nhận xét. - Luận điểm của ngài có cái gì không ổn.

- Chả có gì là không ổn cả. Các quốc gia cũng giống như mọi con người. Họ căm ghét trạng thái yên tĩnh. Các đường biên giới thít cổ họ. Họ cần vận động. Đó là tiền đề. Vận động - đó là chiến tranh. Nhưng nếu các ông, những nhà ngoại giao đáng nguyền rùa, lại lầm lẫn một lần nữa, người ta sẽ tiêu diệt các ông sạch sành sanh.

- Chúng tôi thi hành mệnh lệnh. Chúng tôi cũng là những người lính như các ngài... Những người lính của Quốc trưởng.

- Ông hãy bỏ cái trò vờ vịt ấy đi. Những người lính của Quốc trường, - viên tướng nhại lại. - Một sĩ quan quèn ăn cắp ủng của cấp tướng...

- Thưa tướng quân, tôi rất sợ nói chuyện với ngài...

- Ông đừng nói dối. Bây giờ cả nước Đức đều nói như tôi... Hay nghĩ như tôi - ít ra là như thế.

- Thế các đội thanh niên Hít-le thì sao? Khi họ xông vào đám xe tăng Nga, họ cũng nghĩ như thế ư? Họ ngã xuống vẫn còn hô vang: "Hai-lơ Hít-le" kia mà...

- Thái độ cuồng tín không bao giờ dẫn đến thẳng lợi cuối cùng, vì nó làm cho mọi người chán ngấy. Thái độ cuồng tín ấy sẽ tan biến đi trong suy nghĩ và trong phong thái cư xử của những kẻ chiến bại. Những người cuồng tín có thể chiến thắng trong giai đoạn đầu. Họ không bao giờ giữ vững được thẳng lợi, bởi lẽ họ sẽ bị mệt mỏi vì chính bản thân họ. Xin mờ!

- Xin mời... Thế thì tại sao ngài không động viên sư đoàn của mình...

- Quân đoàn...

- Càng tốt. Thế thì tại sao khi đó ngài không đầu hàng cùng với toàn bộ quân đoàn của mình?

- Thế còn gia đình? Còn bọn cuồng tín ở Bộ tham mưu? Còn những kẻ hèn nhát cứ thấy đánh nhau với niềm tin vào thắng lợi tưởng tượng còn dễ chịu hơn là ngồi trong trại giam của phe Đồng minh...

- Ngài có thể ra lệnh...

- Người ta ra lệnh phải chết... Chưa bao giờ có cái lệnh đầu hàng kẻ thù để sống. Người ta không biết cách viết cái lệnh đó... Trong mọi quân đội trên thế giới.

- Thế nếu như ngài nhận được một mệnh lệnh như vậy?

- Lệnh của ai? Của cái lão mắc bệnh suy nhược thần kinh ấy ư? Lão ta đang kéo tất cả chúng ta đi theo lão xuống mồ: chết một mình chả là điều rất đáng sợ, còn chết cả lũ là chuyện vặt, thậm chí có thể pha trò cho vui nữa kia.

- Nếu người ra lệnh là Cây-ten?

- Ở chỗ cái đầu của ông ta chỉ có một cái mông đít. Ông ta làm thư ký, chứ không phải là nhà quân sự.

- Được rồi... Thế còn ông tổng tư lệnh của ngài ở Ý?

- Két-xen-rinh? Ông ấy không đời nào ra lệnh như thế.

- Tại sao?

- Ông ấy được giáo dục trong bộ tham mưu của Gơ-rinh. Mà những người làm việc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của một lãnh tụ nào đó thì thế nào cũng mất hết sáng kiến. Có khôn khéo hơn, giỏi phân tích hơn thật đấy, nhưng mất khả năng đi tới những quyết định độc lập. Trước khi ra một cái lệnh như thế, thế nào ông ta cũng phải bay về gặp con lợn đực.

- Gặp ai?

- Gặp con lợn đực, - viên tướng bướng bỉnh nhắc lại. - Gặp Gơ-rinh.

- Ngài tin rằng không thể thuyết phục Két-xen-rinh làm việc đó nếu ông ta chưa được Gơ-rinh cho phép à?

- Nếu tôi không tin, tôi đã chẳng nói.

- Ngài không tin vào triển vọng của tình hình ư?

- Tôi tin vào triển vọng... Triển vọng một cái chết sắp tới với cả lũ chúng ta... Ông hãy tin tôi, khi chết cả lũ với nhau thì không có gì đáng sợ đâu. Và cái chết của chúng ta sẽ thảm hại đến mức nó sẽ đâm nhói vào trái tim nhiều thế hệ người Đức bất hạnh, mỗi khi họ nhớ đến nó...

Rồi đột nhiên viên tướng khóc òa lên... Mặt ông ta lì ra, không một bắp thịt nào rung động, chỉ có những giọt nước mắt lăn trên má. Ông ta khóc, nhưng giọng ông ta vẫn rắn rỏi, khi ông ta kết thúc câu chuyện:

- Tôi đã dặn dò các con tôi: hãy nguyền rùa mọi thứ dân chủ ở nước Đức. Mọi thứ dân chủ ở nước ta chỉ dẫn đến một tai họa là nền chuyên chính của bọn tiểu thương. Chúng ta càng có nhiều quyền tự do, chúng ta lại càng muốn xây dựng thêm lực lượng SS, lính kín, trại tập trung và các tổ chức đe dọa mọi người. Chỉ khi đó chúng ta mới cảm thấy yên tâm. Không nên bảo vệ quan điểm của mình về số phận của tổ quốc, không cần chịu trách nhiệm gì hết - chỉ việc giơ tay lên chào cái con người đang lo nghĩ chuyện đó thay cho mình, chỉ cần hô "Hai-lơ Hít-le" là tất cả sẽ lập tức trở nên dễ hiểu và chẳng phải lo lắng gì nữa"..
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2022, 09:41:48 pm »

Suốt đêm, vị giáo sư Thụy Điển có cái họ Xơ-căng-đi-na-vơ dài dòng và lủng củng chỉ ngồi cắm cúi viết trong cu-pê của mình. Người ấy cố tìm cách kê lót để ngòi bút khỏi làm rách giấy, vì qua mỗi chỗ nối đường ray, đoàn tàu lại lắc lư rất mạnh...

Đến ga biên giới, Sơ-tiếc-lít xuống tàu. Viên tướng đi qua chỗ anh thì cúp mắt xuống và giơ tay lên chào theo quy định của đảng Quốc xã.

- Hai-lơ Hít-le! - ông ta nói thật to.

- Hai-lơ Hít-le! - Sơ-tiếc-lít đáp lại. - Chúc ngài đánh tan các kẻ thù của ngài!

Viên tướng sợ hãi nhìn Sơ-tiếc-lít: rõ ràng đêm qua ông ta đã quá say rượu khi bước sang cu-pê của anh.

- Cảm ơn ông, - viên tướng trả lời rất to, chắc là ông ta muốn để cho gã nhân viên phục vụ nghe thấy. - Chúng tôi sẽ cứa cổ chúng nó.

- Tôi tin là như thế, - Sơ-tiếc-lít nói và chậm rãi đi trên sân ga.

Trong hai toa tàu chỉ còn lại một mình vị giáo sư người Thụy Điển. Người ấy sẽ vượt biên giới đi vào chốn bình an, yên tĩnh của nước Thụy Sĩ tự do, trung lập. Chắc là không có ai ra đón Sơ-tiếc-lít, cho nên anh cứ đi đi lại lại trên sân ga cho đến lúc việc kiểm tra của bọn nhân viên quan thuế và cảnh sát biên phòng kết thúc. Sau đó, khi đoàn tàu từ từ chuyển bánh, Sơ-tiếc-lít đưa mắt nhìn theo vị giáo sư Thụy Điển hồi lâu. Người ấy ngồi sát bên cửa sổ và cũng ngoái lại nhìn anh...


Vị giáo sư Thụy Điển ấy là Pờ-lây-sơ-ne, anh ruột của một người bạn chiến đấu của anh, anh ruột của Gu-gô Pờ-lây-sơ-ne, một người Đức, một chiến sĩ anh dũng chống phát xít. Pờ-lây-sơ-ne sang Béc-nơ để đem bản báo cáo gửi về Mát-xcơ-va. Đó là bản báo cáo về công việc Sơ-tiếc-lít đã làm, về nhiệm vụ của Sê-len-béc, về mối liên hệ giữa anh với Boóc-man, về việc Kết bị sa lưới. Trong báo cáo đó, Sơ-tiếc-lít đề nghị Trung tâm cử liên lạc tới và nói rõ thời gian, địa điểm, cách thức mà anh có thể tới để bắt liên lạc.


Sơ-tiếc-lít thở dài nhẹ nhõm, khi đoàn tàu đi khỏi, rồi anh đi đến đồn cảnh sát biên phòng để lấy xe tới một đồn khác ở xa hơn trong vùng núi. Đó là nơi vị giám mục sắp phải "bí mật" vươt qua để chạy sang Thụy Sĩ!



"Kính gửi ngài thống chế SS Hen-rích Him-le,
   Tối mật. Chỉ trao tận tay.
   Một bản.

   Thưa ngài Thống chế!

Đêm hôm qua tôi đã thực sự bắt tay thực hiện chiến dịch "Chân lý", Trước đó, tôi đã sơ bộ tìm hiểu cảnh quan, đường sá, địa hình của khu vực. Tôi cho rằng việc lấy tin tức cụ thể về những người lái xe sẽ chở hồ sơ lưu trữ của ngài Boóc-man, hoặc về hành trình dự tính, có thể sẽ làm cho cơ quan bảo vệ lưu ý cảnh giác.

Tôi định tiến hành chiến dịch một cách lặng lẽ, nhưng các sự kiện đêm qua đã không cho phép tôi thực hiện phương án đó. Sau khi người của tôi ăn mặc thương phục quay ngang một chiếc xe vận tải ở giữa đường, đoàn xe chở hồ sơ lưu trữ của ngài Boóc-man đã không dừng lại mà còn bắn như mưa vào chiếc xe vận tải và ba người của tôi. Không hỏi ba người ấy là ai, không kiểm tra giấy tờ, chiếc xe đầu tiên của đội bảo vệ hồ sơ lưu trữ của đảng Quốc xã đã lao thẳng vào chiếc xe vận tải của chúng tôi, làm cho nó đổ chổng kềnh xuống rãnh. Thế là đường đã thông. Năm người từ trên chiếc xe bảo vệ thứ nhất nhẩy sang chiếc xe ô tô sau và đoàn xe tiếp tục lao đi. Tôi hiểu rằng, trong mỗi xe phải có ít nhất năm, sáu người được vũ trang bằng súng tiểu liên tự động. Sau đó tôi được biết rằng đấy không phải là binh lính hay sĩ quan, mà là các cán bộ của tổ chức Quốc xã ở địa phương đêm qua được điều động ngay trước khi di chuyển hồ sơ lưu trữ. Họ nhận lệnh riêng của ngài Boóc-man - bắn thẳng cánh tất cả những ai, bất kể chức vụ gì, đến gần đoàn xe trong khoảng hai mươi mét.

Tôi hiểu rằng cần phải thay đổi chiến thuật. Tôi ra lệnh cho một bộ phận của tôi tiến theo con đường song song đến chỗ giao nhau giữa đường cái và đường xe lửa: tên gác đường ở đây bị bắt và thay vào chỗ hắn là người của tôi. Người này có nhiệm vụ hạ ba-ri-e xuống chắn đường. Sau khi cắt đôi đoàn xe chở hồ sơ lưu trữ - để làm việc này, chúng tôi đành phải bắn đạn lửa vào chiếc ô tô thứ mười ba, tính từ chiếc đi đầu, - tôi và những người khác ở lại tại chỗ. Tiếc rằng chúng tôi phải dùng đến súng đạn: mỗi chiếc xe trong đoàn xe chở hồ sơ lưa trữ đều bắn đến viên đạn cuối cùng, mặc dù tôi đã đề nghị thưưng lượng. Mười ba chiếc xe đầu chạy đến chỗ đường giao nhau cùng lúc với tốp xe của chúng tôi, nhưng ở đó đã có mười chiếc xe tăng của quân đoàn bộ binh thứ hai mươi bốn đứng chờ làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn xe của ngài Boóc-man. Người của tôi đành phải rút lui, để khỏi tiết lộ tung tích, nếu nhỡ ra có ai bị giết trong lúc đôi bên bắn nhau. Những chiếc xe bị chúng tôi chặn lại đã được đốt cháy, còn tất cả các bao túi và hòm kẽm đều đã được chúng tôi chất lên các xe bọc thép và chở ra sân bay. Tất cả những kẻ lái xe bọc thép ra đến sân bay đều được nhóm xung kích của tôi thủ tiêu.

Hai-lơ Hít-le!
Coóc-xê-ni của ngài".
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2022, 09:43:22 pm »

Nữ điệp viên của Sê-len-béc làm việc ở nhà A-len Đa-lét báo tin: có một linh mục - chưa biết rõ tên họ - đến gặp "ông chủ" được cô ta "đỡ đầu", và hai nhà thông thái ấy đã nói chuyện với nhau. Câu chuyện được ghi lại gần như nguyên văn dưới đây.

- Thế giới nguyền rủa Hít-le, - Đa-lét vừa nhồi thuốc vào tẩu vừa nói, - không chỉ vì các lò thiêu xác Mai-đa-nếch và Au-sơ-vít. Sự xâm lược của Đức đã làm cho nước Nga phát triển với quy mô chưa từng thấy, dù rằng điều đó có vẻ hết sức trái ngược. Nó đã mở ra những khả năng tiềm tàng to lớn của chế độ xô-viết. Trong lịch sử của mình, kể cả vào thời kỳ cải cách dân chủ tuyệt diệu đi nữa, nước Nga cũng chưa bao giờ nhảy vọt về phía trước như trong mấy năm chiến tranh này. Họ đã khai thác những sức mạnh ghê gớm ở vùng U-ran và Xi-bi-ri - nhờ viện trợ của chúng tôi về máy móc, nguyên liệu chiến lược và tài liệu kỹ thuật. Sau khi nhận viện trợ kỹ thuật của chúng tôi, họ đã bỏ những cách rập khuôn bảo thủ của họ đi. Hít-le đã đẩy nước Nga và nước Mỹ đến chỗ ôm hôn nhau. Người Nga sẽ khôi phục đất nước bằng việc bồi thường chiến tranh của Đức - Xta-lin dự tính nhận của Đức hai mươi tỷ đô-la bù vào việc nền công nghiệp ở phía tây đất nước ông ta bị tàn phá, và bằng cách đó họ sẽ nhân đôi sức mạnh tiềm lực kinh tế của họ.

- Các bạn tôi ở Va-ti-căng, - vị linh mục nói, - cho rằng, trong mấy năm chiến tranh, người Nga đã học được sự linh hoạt trong hành động và tư duy.

- Ngài biết không, - Đa-lét vừa hút thuốc vừa nói, - hiện giờ tôi đang đọc lại các nhà văn Nga như Pu-sơ-kin, Xan-tư-cốp - Sê-đơ-rin, Đốt-xtôi-ép-xki... Tôi tự nguyền rủa mình là không biết tiếng của họ - nền văn học Nga có lẽ là nền văn học kỳ lạ nhất: tôi muốn nói đến nền văn học thế kỷ thứ mười chín của họ. Ở nửa sau thế kỷ thứ mười chín, các nhà văn ấy đã được phép nói lên mọi ý kiến của họ. Cần phải nghiên cứu kỹ thời kỳ đó, bởi vì bấy giờ họ không chỉ nói về quá khứ, mà còn chủ yếu là nói đến tương lai... Tôi tự rút ra kết luận cho mình rằng bản tính của người Nga là thích ngoảnh lại các mẫu mực lý tưởng trong quá khứ hơn là táo bạo xây dựng mẫu mực trong tương lai. Tôi nghĩ rằng thế nào họ cũng sẽ trông chờ vào giai cấp nông dân của nước Nga, vì họ say sưa với ý nghĩ rằng ruộng đất sẽ chữa khỏi mọi căn bệnh và hợp nhất tất cả mọi thứ. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ đi đến chỗ xung đột với thời đại, một sự xung đột không có lối thoát. Trình độ phát triển kỹ thuật sẽ không cho phép trông chờ vào ruộng đầt...

- Cái đó thú vị đấy, - vị linh mục nói. - Nhưng tôi chỉ ngại rằng, trong khi lập luận, ngài đã đặt mình cao hơn họ, chứ không phải ở bên cạnh họ...

- Ngài kêu gọi tôi gia nhập hàng ngũ Đảng cộng sản Nga (b) chăng? - Đa-lét mỉm cười. - Họ không kết nạp tôi vào Đảng của họ đâu.

Vì mấy lời đầu tiên của Đa-lét mà Him-le không dám gửi lên Quốc trưởng bản báo cáo đó. Nhưng ngay ngày hôm ấy, hắn ra lệnh tăng cường công tác ở các binh đoàn của người dân tộc: Tuốc-kê-xtăng, U-cra-i-na, vùng ven biển Ban-tích. Hắn cũng yêu cầu chú ý đến những người tài năng và có học vấn hơn cả tại các binh đoàn ấy để có thể tuyển mộ họ vào làm việc ở cơ quan SĐ ngay lúc này, nhưng chủ yếu là để họ làm việc trong tương lai...


Ngày hôm sau, Ca-ten-bơ-ru-ne gửi cho trung tướng Cờ-ruy-ghe, phó giám đốc Sở ghét-xta-pô ở Pra-ha, một bức điện mật, yêu cầu chọn người làm nhiệm vụ hủy diệt Pra-ha: không chỉ lấy các nhân viên trong bộ máy SS và SĐ, mà còn tìm cả những kẻ tay sai đắc lực là người Tiệp cam tâm bán rẻ tổ quốc của họ nữa...


Ở đồn biên phòng, Sơ-tiếc-lít giải quyết nhanh chóng tất cả mọi vấn đề: viên thượng úy chỉ huy đồn, một tay thợ săn chuyên nghiệp, hóa ra là một thanh niên dễ chịu, biết chiều lòng khách. Ban đầu, Sơ-tiếc-lít thậm chí ngạc nhiên về thái độ dễ dãi ấy - bọn lính biên phòng vốn nổi tiếng là những kẻ ngạo mạn, hệt như bọn sinh viên của thế kỷ trước. Nhưng rồi anh hiểu ra lý do của nó: dĩ nhiên, được sống ớ vùng núi giáp giới với nước Thụy Sĩ trung lập, trong một thế giới đặc biệt của băng tuyết, xa hẳn các trận ném bom, cảnh tàn phá và đói khát, viên thượng úy chỉ huy khu vực này cũng như tất cả bọn chỉ huy khác ở địa phương phải tìm cách lấy lòng những người do Trung ương phái xuống. Bởi thế, không một ai căn vặn Sơ-tiếc-lít về các chi tiết, chưa nói gì đến mục đích, của việc tổ chức cho một người vượt biên giới. Tất nhiên, nếu chúng có hỏi, anh cũng chẳng trả lời, song cách cư xử của bọn lính biên phòng, thái độ lấy lòng khách của chúng, khiến anh rút ra một kết luận quan trọng: hiện nay việc vượt biên giới không khó như trước nữa. Nếu như anh cần đưa qua biên giới không phải một mình giám mục, mà mấy người liền một lúc, dù không đươc phép của cấp chỉ huy, thì anh cũng có thể làm được việc đó mà chẳng cần tốn công sức gì lắm.


Anh nghĩ, thật là lý tưởng, nếu từ đây gọi điện về Béc Lanh cho Sê-len-béc, đề nghị y chỉ thị cho một nhân viên tình báo đáng tin cậy nào đó đưa vị giám mục đến thẳng đồn này. Nhưng anh hiểu rằng mọi cú điện thoại gọi về Béc Lanh đều bị cơ quan của Muyn-lơ nghe trộm, và điều đó có nghĩa là đưa toàn bộ chiến dịch của Sê-len-béc ra hứng đòn. Một mặt, cái đó có lợi cho Sơ-tiếc-lít; nguyên tắc thông thường của anh là: bọn quốc xã đầu sỏ càng đấu đá nhau mạnh chừng nào thì càng tốt. Nhưng, mặt khác, thất bại của Sê-len-béc trong sứ mệnh mà y đặt lên vai vị giám mục phải trở thành con bài tẩy của chính anh, Sơ-tiếc-lít, khi anh báo cáo chuyện đó với Boóc-man: không phải báo cáo suông, mà là có đầy đủ dẫn chứng, ảnh chụp, băng ghi âm, địa chỉ, nơi gặp mặt và báo cáo của Sơ-lắc. Chỉ khi nào anh, Sơ-tiếc-lít này, đưa ra những bằng chứng có trọng lượng với Boóc-man, anh mới có thể bí mật phá vỡ những cuộc đàm phán thật sự, chứ không phải đàm phán giả, mà tướng Các-lơ Vôn-phơ phải tiến hành ở Thụy Sĩ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM