Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:37:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21567 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 11:04:17 am »

Ai-xơ-man lại mở băng ghi âm. Y chậm rãi hút thuốc và lắng nghe giọng nói hơi khàn khàn của Sơ-tiếc-lít.

“- Tại sao ngài lại không áp dụng các hành động bạo lực để chống chúng tôi? Ngài hãy trả lời cho thật thành thực. Tôi xin hứa với ngài rằng câu chuyện giữa tôi với ngài sẽ không lọt ra ngoài căn phòng này.

- Rõ ràng đó là vì riêng tôi cố tránh sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, cũng có lúc con người không thể chịu đựng thêm được nữa. Nếu ông đe dọa rằng ông sẽ thủ tiêu tôi, thì như thế là ông đẩy tôi tới chỗ đối phó lại đúng như vậy. Nhưng trong trường hợp này, dù có phải làm điều ác đó, tôi vẫn không muốn gọi nó là điều thiện. Sự khác nhau giữa tôi và ông là ở chỗ, khi làm điều ác, ông gọi nó là điều thiện, còn tôi, khi làm điều ác để trả đũa, tôi vẫn luôn luôn nhớ rằng tôi đang làm điều ác.

- Xin ngài cho biết, ngài có sợ thời gian hai tháng ngài bị giam giữ trong nhà tù của chúng tôi hay không?

- Tôi sợ tất cả mười một năm cầm quyền vừa qua của các ông.

- Mị dân. Ngài có sợ cái thời kỳ ngài ngồi trong xà-lim của nhà tù chúng tôi hay không?

- Tất nhiên là có.

- Tất nhiên. Ngài không muốn phải rơi vào đó một lần nữa, nếu giả thiết có một điều kỳ diệu xảy ra chứ? Nếu chúng tôi thả ngài ra thì sao?

- Không. Nói chung tôi không muốn dính dáng với các ông.

- Được lắm. Nhưng nếu như tôi trả lại tự do cho ngài và yêu cầu ngài giữ quan hệ tốt đẹp, thuần túy con người với tôi?

- Tất nhiên. Đối với tôi, những quan hệ tốt đẹp, thuần túy con người, giữa tôi với ông sẽ chẳng qua chỉ là một biểu hiện tự nhiên của mối quan hệ giữa tôi với mọi người. Đối với tôi, ông sẽ là một con người tới mức nào thì còn tùy ở chỗ ông đến với tôi như một con người, hay như một đảng viên quốc xã.

- Tôi sẽ đến với ngài như một người đã cứu sống ngài.

- Tất nhiên.

- Ngài sẽ nhớ công lao của tôi chứ?

- Đương nhiên.

- Dĩ nhiên, ngài sẽ không được quay về nhà thở. Ngài sẽ sống cách biệt với mọi người, Ngài có thể hứa với tôi là ngài sẽ không truyền đạo nữa, được không?

- Thế thì tôi sẽ làm gì?

- Ngài sẽ phải biết ơn tôi, nếu tôi có thể trả lại tự do cho ngài.

- Ông giúp đỡ tôi như giúp một cá nhân, xuất phát từ sở thích bên trong của ông, hay là vì ông có tính toán lợi hại gì đó đối với tôi?

- Tôi có tính toán lợi hại đối với ngài.

- Trong trường hợp đó, tôi phải tin chắc rằng mục đích mà ông theo đuổi là một mục đích tốt đẹp; nếu trái lại, tôi khó có thể trả lời ông một cách tích cực được.

- Ngài hãy coi các mục đích của tôi là hết sức thành thật.

- Ông sẽ đề nghị tôi làm gì?

- Tôi có nhiều bạn bè trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Họ là các nhà khoa học, các nhà hoạt động của đảng Quốc xã, các nhà quân sự, nhà báo - tóm lại là những người có thế lực. Tôi sẽ rất thú vị nếu như ngài nói chuyện với những con người đó, dĩ nhiên nếu tôi có thể thuyết phục được cấp trên trả lại tự do cho ngài. Tôi sẽ không yêu cầu ngài báo cáo với tôi về những buổi nói chuyện đó. Thực tình, tôi không dám bảo đảm là người ta sẽ không đặt máy ghi âm nghe trộm ở phòng bên cạnh, nhưng ngài có thể vào rừng nói chuyện với họ. Sau đó, tôi chỉ muốn ngài cho tôi biết ý kiến của ngài về mức độ độc ác hay mức độ nhân đức mà ngài có thể nhận thấy, dưới con mắt của ngài, trong những con người ấy. Ngài có thể giúp tôi trên tình bạn bè như thế được hay không?

- Được… Tất nhiên là được... Nhưng tôi nảy ra hàng loạt câu hỏi về việc tại sao tôi lại nghe thấy một đề nghị như vậy?

- Thì ngài cứ việc hỏi.

- Hoặc là ông quá tin cậy tôi và yêu cầu tôi ủng hộ một việc mà ông không thể tìm được sự ủng hộ ở bất cứ ai khác, hoặc là ông đóng vai kẻ hại ngầm tôi. Nếu ông muốn hại ngầm tôi, thì cuộc nói chuyện giữa tôi với ông sẽ là một cái vòng luẩn quẩn.

- Nghĩa là thế nào?

- Nghĩa là chúng ta sẽ lại không tìm được tiếng nói chung. Ông vẫn cứ là một đảng viên Quốc xã, còn tôi là người chọn cho mình một con đường vừa sức để khỏi trở thành một kẻ như ông.

- Cái gì có thể khiến ngài tin chắc rằng tôi không định hại ngầm ngài?

- Chỉ cần ông nhìn thẳng vào mắt tôi.

- Tôi với ngài hãy coi rằng chúng ta đã trao đổi thư ủy nhiệm với nhau”.



- Hãy cho tôi tài liệu nói về tư cách của giám mục Sơ-lắc trong thời gian ở tù, - Ai-xơ-man đề nghị, khi nghe xong băng ghi âm. - Hãy cho biết mọi điều về phong thái, về những cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa ông ta với các tù nhân khác, về ham thích của ông ta... Tóm lại là những chi tiết tối đa.

... Câu trả lời mà y nhận được một tiếng đồng hồ sau, thật là hết sức bất ngờ. Thì ra, vào tháng giêng năm 1945 giám mục Sơ-lắc đã được trả lại tự do. Qua hồ sơ, không thể hiểu ông ta có đồng ý làm việc cho cơ quan SĐ không, hay việc thả ông ta ra là hậu quả của những nguyên nhân khó hiểu nào khác. Sê-len-béc chỉ ra lệnh bằng miệng là hãy phóng thích Sơ-lắc dưới sự giám sát của Sơ-tiếc-lít. Và tất cả chỉ có thế, Ai-xơ-man đứng dậy, bắt đầu đi lại trong phòng và y cảm thấy lo ngại, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm lòng y: cảm giác về sự bất lực và tầm thường của mình.

Nửa giờ sau, y lại nhận được một tài liệu cuối cùng sau khi Sơ-lắc được phóng thích, có một điệp viên ở Vụ VI đặc trách theo dõi ông ta.

- Báo cáo của điệp viên ấy đâu? - Ai-xơ-man hỏi.

- Anh ta liên lạc trực tiếp với đại tá Sơ-tiếc-lít.

- Thế nào, không có băng ghi âm hay sao?

- Không có, - từ phòng hồ sơ trả lời cho y biết, - vì lợi ích của chiến dịch, được lệnh không ghi âm các cuộc trao đổi giữa anh ta với viên giám mục...

- Hãy tìm cho tôi điệp viên đó, - Ai-xơ-man đề nghị, - Nhưng phải tiến hành thế nào để chỉ có ba người: anh, tôi và điệp viên ấy được biết...



Can-ten-bơ-ruy-ne gọi điện cho Muyn-lơ đề nghị gửi bản mật lệnh của Quốc trưởng đến Pra-ha cho tướng ghét-xta-pô Cờ-ruy-ghe.

- Kẻo không ông ta lại để cho Pra-ha nguyên lành như trường hợp Cờ-ra-cốp. Và chính ông cũng nên đọc bản mật lệnh ấy, vì đó là một mẫu mực về lòng dũng cảm và thiên tài của đức Quốc trưởng.


“Đức Quốc trưởng ra lệnh như sau:

Nội dung: về việc hủy diệt các khu vực thuộc lãnh thổ nước Đức,

Cuộc chiến tranh để bảo vệ sự tồn tại của dân tộc ta buộc chúng ta phải sử dụng - ngay trên lãnh thổ nước Đức - tất cả những phương tiện có thể làm yếu khả năng chiến đấu của đối phương và cầm chân chúng lại. Cần phải sử dụng mọi khả năng để trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại tối đa cho sức mạnh chiến đấu của đối phương. Thật sai lầm, nếu cho rằng, sau khi lấy lại những lãnh thổ đã bị mất, sẽ có thể sử dụng các đường giao thông, các phương tiện liên lạc, các xí nghiệp công nghiệp và các công trình phục vụ công cộng mà chúng ta chưa phá hủy trước khi rút lui, hoặc đã loại ra khỏi phạm vi sử dụng trong một thời gian ngắn. Khi rút đi, đối phương sẽ chỉ để lại cho chúng ta những vùng đất đai đã bị đốt phá trơ trụi mà không thèm đếm xỉa đến cảnh đói khổ của nhân dân địa phương.

Bởi vậy, nay ra lệnh:

1. Tất cả các công trình nằm trên lãnh thổ Đức, như đường giao thông, phương tiện liên lạc, xí nghiệp công nghiệp, công trình phục vụ công cộng, cũng như các nguồn dự trữ vật chất mà đối phương có thể sử dụng nhiều hay ít, đều phải được hủy diệt ngay lập tức hoặc trong một thời gian không đáng kể.

2. Những người chịu trách nhiệm về việc hủy diệt đó là: các cấp chỉ huy quân đội - đối với mọi công trình quân sự (kể cả các đường giao thông và các phương tiện liên lạc), các gau-lây-te và các ủy viên Quốc phòng - đối với mọi xí nghiệp công nghiệp, công trình phục vụ công cộng, cũng như mọi nguồn dự trữ vật chất. Quân đội cần phải giúp đỡ các gau-lây-te và các Ủy viên quốc phòng trong việc thi hành các nhiệm vụ trước mắt đó.

3. Lệnh này phải được thông báo tức khắc cho mọi cấp chỉ huy. Tất cả các mệnh lệnh trái với lệnh này đều không còn hiệu lực.

HÍT-LE”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2020, 10:14:37 am »

Chương 8

Trên đường tới chỗ gặp Boóc-man - Sơ-tiếc-lít rất hy vọng rằng anh sẽ gặp y, bởi vì miếng mồi mắc vào lưỡi câu hết sức ngon lành - anh cho xe chạy chậm, vòng vèo qua các phố để kiểm tra cẩn thận, xem có cái đuôi nào bám theo anh hay không. Việc kiểm tra này được anh tiến hành một cách máy móc, bởi vì anh không thấy có điều gì đáng lo ngại trong những ngày vừa qua, và anh cũng không lần nào bị giật mình tỉnh giấc giữa lúc nửa đêm như mỗi lần trước kia, khi toàn bộ cơ thể anh, từ sợi tóc đến đầu ngón chân, đều có cảm giác lo sợ. Những lúc ấy, anh không bật đèn, chỉ mở mắt nằm im một hồi lâu, và phân tích kỹ lưỡng từng giờ phút, từng lời nói của anh trong lúc trao đổi với hết thảy mọi người, bất kỳ người ấy là ai, dù đó là cô bán sữa hay một hành khách tình cờ trên tàu điện ngầm. Lỡ người ấy đang bị theo dõi mà anh không biết, đem giơ đầu ra hứng đòn thì phiền. Nhân tiện nói thêm rằng chính vì lẽ đó mà anh thích đi xe ô tô hơn để tránh những sự tiếp xúc ngẫu nhiên, không cần thiết. Nhưng anh cho rằng, nói chung, tách biệt mình khỏi thế giới cũng là một điều ngu ngốc. Thiếu gì nhiệm vụ có thể được giao cho anh. Khi đó, một sự thay đổi hành vi đột ngột nhất định sẽ làm cho những kẻ theo dõi anh cảnh giác. Ở nước Đức quốc xã này, ai mà chẳng bị theo dõi. Đối với Sơ-tiếc-lít, điều đó đâu phải là bí mật.

Anh cho phép mình thường xuyên có mặt ở các viện bảo tàng. Một là, ở đấy thường vắng người, các gian phòng cao rộng và dễ lan truyền tiếng ồn. Bởi vậy, đứng ở phòng này có thể nghe rõ tiếng bước chân mà biết có kẻ nào bám đuôi mình hay không. Hai là, ở viện bảo tàng có nhiều nhân viên là người báo tin của Sở ghét-xta-pô khu phố, và nếu anh đến thăm viện bảo tàng - mà anh thường đến đó trong bộ sắc phục đại tá SS - thì các nhân viên kia có thể xác nhận anh đã đứng bên cạnh ai, vào thời gian nào và trong bao nhiêu lâu. Anh mặc sắc phục vì hiểu rằng bọn sĩ quan SS ít đi tham quan viện bảo tàng, cho nên bọn nhân viên làm điệp ngầm ở đây không thể không nhớ bộ sắc phục đại tá lộng lẫy của anh.

Anh suy tính, cân nhắc mọi chi tiết nhỏ nhặt: những người làm cái nghề của anh thường sa lưới trong những sự việc hết sức vặt vãnh. Chính việc cân nhắc cẩn thận mọi chi tiết thường giúp người ta tránh khỏi thất bại. Bởi vì trong giới tình báo không có những điều nhỏ nhặt, chỉ có những người biết chú ý cẩn thận và những người vụng về lơ đãng mà thôi.

... Sơ-tiếc-lít bất giác ngó vào chiếc gương nhìn sau và ngạc nhiên huýt sáo: chiếc xe “Van-đê-rê” bám đuôi anh ớ phố Cuốc- phua vẫn tiếp tục theo sát xe anh. Sơ-tiếc-lít đạp mạnh đột ngột vào bàn đạp tăng tốc, chiếc “Khô-rếch” vọt lên. Anh phóng đến quảng trường A-lếch-xăng-đe, sau đó quặt sang phố Béc-gơ, qua nghĩa trang thì rẽ vào phố Vê-tê-ran. Anh ngoảnh lại và hiểu rằng cái đuôi - nếu đó là cái đuôi - đã bị tụt hậu, Sơ-tiếc-lít cho xe chạy vòng kiểm tra một lần nữa, rồi anh dừng xe cạnh quán rượu “Gốt-líp thô lỗ” mà anh ưa thích, vì thấy vẫn còn sớm.

“Nếu chúng nó lại bám đuôi mình, - anh nghĩ, - thì như thế là đã có chuyện gì đó xảy ra. Nhưng điều gì có thể xảy ra nhỉ! Hãy cứ ngồi làm một cốc cô-nhắc để suy nghĩ xem chuyện gì có thể xảy ra nào…”

Anh rất thích cái quán rượu cổ lỗ sĩ này. Nó mang tên “Gốt-líp thô lỗ”, bởi vì mỗi khi đón khách - bất kể đó là ai, cấp bậc gì, có địa vị nào trong xã hội - chủ quán đều nói:

- À, ông lợn đực mò đến đấy hả? Mang theo cả bà xã xệ à... không sao... Một thùng bia, một súc thịt bò già, một cái vú của con hươu cao cổ có bệnh!

Dần dần Sơ-tiếc-lít nhận thấy rằng, đối với những khách hàng đáng kính nhất, Gốt-líp thường dùng những câu thô tục có lựa chọn riêng: rõ ràng điều đó cũng thể hiện thái độ tôn trọng - một sự tôn trọng trái ngược.

Gốt-líp lơ đãng đón Sơ-tiếc-lít.

- Hay lắm, chào lão ngốc! Vào bàn ngồi mà hốc đi!

Sơ-tiếc-lít bắt tay ông ta, giúi vào tay ông ta hai mác và ngồi xuống chiếc bàn nhỏ làm bằng gỗ sồi ở sát cửa, lấp sau chiếc cột, trên đó có viết những lời chửi rủa hết sức tục tĩu, thô bỉ của đám dân chài vùng Mếch-len-bua. Cái đó khiến cho các mụ vợ già của bọn tư bản công nghiệp đặc biệt thích thú.

“Chuyện gì có thể xảy ra? - Sơ-tiếc-lít vừa tiếp tục suy nghĩ, vừa nhấp từng ngụm cô-nhắc. - Mình có chở người liên lạc đến đâu - thất bại không thể đến từ phía này. Những việc cũ ư? Bọn chúng làm gì có thời gian đối phó với những việc mới. Việc phá hoại ngầm đang lan tràn ghê gớm, chưa từng thấy ở nước Đức. Ê-rơ-vin... Đúng vậy. Điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng tìm thấy được điện đài nhỉ?”

Sơ-tiếc-lít rút thuốc lá ra, nhưng chính vì anh rất muốn rít một hơi thật say mà anh chưa vội châm lửa ngay.

Lúc này, anh muốn phóng xe đến ngay ngôi nhà đổ của Ê-rơ-vin và Kết.

“Mình đã phạm sai lầm chủ yếu, - anh chợt hiểu. - Lẽ ra, mình phải đích thân thăm dò tất cả các bệnh viện - lỡ hai người bị thương thì sao? Mình đã tin vào các máy điện thoại một cách vô ích... Mình phải lo việc này mới được - ngay sau khi nói chuyện với Boóc-man, mình sẽ làm việc đó... Hắn phải đến gặp mình - khi chúng bị dồn ép, chúng hay tỏ ra ta đây dân chủ lắm. Khi công việc của chúng trôi chảy, không đời nào chúng chịu hạ mình đi gặp bất cứ ai, nhưng nếu chúng cảm thấy sắp đến ngày tận số, chúng sẽ trở nên hèn nhát, hiền lành và ra vẻ dân chủ. Bây giờ mình phải gác tất cả mọi chuyện lại kể cả Ê-rơ-vin và Kết. Trước hết, mình phải thỏa thuận với tên đao phủ Boóc-man này đã. Mà cũng có thể là mình tưởng lầm chiếc xe “Van-đê-rê” bám đuôi mình chăng?”    Anh bước ra, ngồi vào xe và cho nó chạy từ từ đến viện bảo tàng Tự nhiên học ở phố In-va-lít. Một giờ đồng hồ nữa, Boóc- man sẽ phải đợi anh ở đó, cạnh ô-ten “Nôi-e Tô”. Hãy còn thời gian để chặt đứt những chiếc đuôi bám theo mình, nếu có.

Anh cho xe chạy rất chậm, thỉnh thoảng lại ngó vào gương: không thấy bóng chiếc xe “Van-đê-rê” màu đen ở phía sau.

“Có lẽ, đó là Sê-len-béc muốn thăm dò mình trước khi tiến hành chiến dịch sử dụng Sơ-lắc chăng? - anh nghĩ. - Cách giải thích ấy cũng có lý đấy chứ. Mà cũng có thể là thần kinh mình quá căng thẳng”.

Anh lại ngó vào gương - không, dưới lòng đường vẫn vắng tanh. Chỉ có bọn trẻ con lợi dụng lúc yên tĩnh đang vui vẻ cười đùa, đuổi bắt nhau trên vỉa hè. Mấy đoàn người đứng nép mình vào các bức tường sần sùi: chắc họ đang xếp hàng chờ đến lượt mua thịt.

Sơ-tiếc-lít quẳng xe cạnh bệnh viện “Sa-ri-tê” và đi qua khu vườn hoa rộng lớn của bệnh viện để tới viện bảo tàng nằm trên phố In-va-lít. Ở đây rất vắng vẻ và yên tĩnh, không một bóng người trên đường phố. Anh lựa chọn đúng chỗ này, vì ở đây có thế thấy rõ tất cả mọi phía như trên lòng bàn tay.

“Kể ra, chúng có thể bố trí tay chân ngồi trong ô-ten “Nôi-ê Tô”. Nếu Boóc-man báo cho Him-le biết, thì sự việc sẽ dẫn đến chỗ như vậy. Nếu không, người của Boóc-man sẽ láng cháng ở đây, cạnh cửa ra vào, ở phía đối diện, đóng vai các nhà khoa học làm việc trong viện bảo tàng, chứ không thể khác được...”

Hôm nay Sơ-tiếc-lít bận thường phục lại đeo một chiếc kính gọng sừng to tướng và kéo chiếc mũ bê-rê sụp xuống tận giữa trán, khiến cho người ta khó lòng nhận ra anh từ xa. Bên lối vào và ở tiền sảnh của viện bảo tàng có một tảng ma-la-chít khổng lồ đem từ U-ran về và một tảng thạch anh tím của Bra-xin. Sơ- tiếc-lít bao giờ cũng dừng chân bên cạnh tảng thạch anh Bra- xin, nhưng lại ngắm màu xanh biêng biếc của tảng ma-la-chít U-ran.

Sau đó, anh chậm rãi đi qua một phòng lớn mà cửa kính đã vỡ nát: ở đó có hình mẫu một con khủng long. Từ đây có thể quan sát rõ khu vực phía trước viện bảo tàng và ô-ten. Không, tất cả đều yên tĩnh và lặng lẽ. Chỉ có một mình Sơ-tiếc-lít ở trong viện bảo tàng - lúc này điều đó không có lợi cho anh.

Anh dừng chân cạnh một vật trưng bày thú vị. Mười ba giai đoạn phát triển của xương sọ. Xương sọ số tám là khỉ pa-vi-an, số chín - vượn Hy-bôn, số mười - đười ươi, số mười một - vượn Gô-ri-la, số mười hai: con tinh tinh, số mười ba - con người.

“Tại sao số thứ mười ba lại là con người? Tất cả đều chống lại con người, kể cả các chữ số, - anh cười thầm. - Sao không là số thứ mười hai hay số thứ mười bốn? Đằng này lại choảng ngay cho cái số mười ba. Xung quanh toàn là khỉ, - anh nhìn mẫu nhồi con vượn Bô-bi và tiếp tục nghĩ. - Tại sao lũ khỉ lại được quan tâm đến thế nhỉ?”

Trên bảng gỗ có đề “Vượn Bô-bi này được mang về Béc Lanh ngày 39 tháng 3 năm 1928 lúc mới ba tuổi. Chết ngày 1 tháng 8 năm 1935. Cao 1 m 73 can-ti-mét, nặng 366 ki-lô-gam”.

Sơ-tiếc-lít nhìn cái mẫu nhồi này không biết đã đến lần thứ bao nhiêu. Anh nghĩ: “Con vượn này cũng chưa to béo lắm. Mình cao hơn nó nhưng chỉ nặng có 72 ki-lô-gam”.

Anh lùi xa hơn như để nhìn nó từ xa, thế là anh đã đến bên chiếc cửa sổ lớn, từ đó có thể nhìn rõ hè phố bên kia. Anh liếc đồng hồ. Từ giờ đến lúc gặp mặt vẫn còn hai mươi phút nữa.

Điệp viên Cờ-lao-xơ phải đến đây gặp anh ngay bây giờ. Sáng nay, anh đã gửi qua văn phòng theo địa chỉ của hắn một bức thư mật mã. Tất cả đều biết anh thường gặp gỡ bọn điệp viên ở các viện bảo tàng. Đó sẽ là lý do biện bạch, nếu có kẻ nào để ý đến sự có mặt của anh ở đây. Bằng cách gọi Cờ-lao-xơ tới đây, anh nhằm hai mục đích: chủ yếu là cái cớ vô tội, nếu Boóc- man báo cho Him-le biết về lá thư, mà tên kia chắc chắn là sẽ ra lệnh giám sát chặt chẽ toàn bộ khu vực và tất cả các ngồi nhà quanh đây, thứ đến là xác định thêm một lần nữa, dù gián tiếp, cái cớ vô tội của mình trong việc Cờ-lao-xơ mất tích.

Sơ-tiếc-lít đi sang gian bên. Trên phố In-va-lít vẫn trống trải như cũ. Đến đây, anh dừng lại bên cạnh một vật trưng bày hiếm có, tìm được từ thế kỷ mười tám ở khu rừng Vê-đen-sơ-lốt. Từ một mẩu gỗ lủng lẳng, thò ra hai chiếc gạc hươu và một phần xương sọ bị bóp méo: chắc là khi mùa xuân đến, trong lúc đánh nhau để giành giật con hươu cái, con vật to lớn này đã lao quá mạnh, nhưng miếng đòn ác hiểm không giáng vào đối thủ, mà lại đâm thẳng vào thân cây...

Sơ-tiếc-lít nghe thấy nhiều giọng nói và tiếng chân bước - rất nhiều tiếng chân bước. Lúc đầu anh nghĩ rất nhanh: “Bị vây rồi”. Nhưng sau đó, thấy vang lên giọng nói trẻ em, anh liền quay lại: một cô giáo đi đôi giầy đàn ông đánh xi bóng lộn dẫn một đám học trò, có lẽ lớp sáu, đến đây học bài thực vật. Các em say sưa ngắm nghía các vật trưng bày và không ồn ào nữa, mà chỉ thầm thì trao đổi với nhau ra vẻ lo lắng.

Sơ-tiếc-lít nhìn các em học sinh. Mặt các em màu tro, mũi nhọn, cặp mắt mất vẻ ngây thơ, tinh nghịch rất đẹp của trẻ con. Các em lắng nghe cô giáo nói như những người lớn.

“Bọn phát xít đáng nguyền rủa dày xéo lên dân tộc Đức, - Sơ-tiếc-lít nghĩ. - Làm sao mà những tư tưởng u mê lại có thể dẫn trẻ em đến chỗ đói khát và già nua đáng sợ đến thế này? Tại sao ý thức hệ ngu ngốc của bọn quốc xã, bọn người náu mình trong các hầm ngầm bọc sắt, nơi có hàng kho sô-cô-la, cá hộp và pho-mát, lại đẩy những tấm thân mảnh khảnh của các em nhỏ này ra làm bia che đỡ? Và - điều đáng sợ nhất - kẻ nào đã giáo đục cho những đứa bé này một niềm tin mù quáng, rằng ý nghĩa cao cả nhất của cuộc sống là hy sinh cho lý tưởng của Quốc trưởng ?”

Anh bước ra khỏi Viện bảo tàng, qua cửa phụ, vào lúc một giờ năm phút. Cạnh ô-ten không có một ai. Sơ-tiếc-lít, quay lui về đường bờ sông Sơ-pơ-re, vòng lại chỗ để xe và lái xe về cơ quan SĐ của mình. Trên đường trở về, anh cũng không nhìn thấy có kẻ nào bám đuôi anh.

“Câu chuyện này không như mình nghĩ, - anh tự nhủ. - Lạ thật! Nếu Boóc-man đợi chờ thì mình không thể không nhìn thấy hắn. Và dĩ nhiên cũng chẳng có cái đuôi nào, chẳng qua mình bị thần hồn nát thần tính đó thôi”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2020, 10:20:32 am »

... Trong khi đó, Boóc-man không thể bước ra khỏi hầm bọc sắt của Quốc trưởng: Hít-le đang đọc diễn văn: trong hầm rất đông người, mà y thì lại đứng ở phía sau, hơi nghiêng về phía bên trái Quốc trưởng. Y không thể bỏ đi giữa lúc Hít-le đang nói. Như thế là điên rồ. Y muốn bỏ về, y đã quyết định đi gặp người viết thư cho y. Nhưng mãi đến ba giờ chiều y mới được ra khói hầm bọc sắt.

“Làm thế nào tìm được người ấy bây giờ? - Boóc-man nghĩ bụng, trên đường trở về văn phòng đảng Quốc xã, - Mình không có gì liều lĩnh nếu đi gặp hắn, nhưng mình đã liều lĩnh khi bỏ lỡ cuộc gặp gỡ này”.

“D-8 gửi ngài Muyn-lơ.
“Tuyệt mật. Chỉ có một bản.

Chiêc ô tô nhãn hiệu “Khô-rếch”, số xe BKP 821 bứt khỏi việc theo dõi ở khu vực phố Vê-tê-ran. Mọi dấu hiệu đều chứng tỏ người lái xe đã nhận ra chiếc xe theo dõi… Theo lời dặn của ngài, chúng tôi không bám theo chiếc “Khô-rếch” nữa, mặc dù động cơ được tăng cường của chiếc xe chúng tôi cho phép chúng tôi làm như vậy. Sau khi thông báo cho Cục H-2 về hướng đi của chiếc “Khô-rếch” BKP 821, chúng tôi trở về căn cứ xuất phát. D-8.


“B-192 gửi ngài Muyn-lơ.
Tuyệt mật. Chỉ có một bản.

Tiếp nhận lệnh theo dõi chiếc xe nhãn hiệu “Khô-rếch”, số xe BKP 821, các nhân viên của tôi đã xác định được rằng, vào hồi 13 giờ 21 phút, chủ chiếc xe đó đã bước vào Viện bảo tàng Tự nhiên học. Vì được ngài dặn trước về trình độ nghề nghiệp thành thạo của đối tượng được theo dõi, tôi đã quyết định không đưa một, hai khách tham quan vào Viện bảo tàng để bám đuôi hắn. Điệp viên In-de của tôi được lệnh dẫn một tốp học trò lớp sáu vào học bài sinh vật trong Viện bảo tàng. Kết quả quan sát của In-de cho phép xác định chắc chằn rằng đối tượng kia không tiếp xúc với bất cứ ngườ lạ mặt nào. Tôi xin gửi kèm theo đây bản biều đồ những vật trưng bày mà đối tượng dừng lại xem lâu hơn những vật khác. Đối tượng rời Viện bảo tàng qua cửa phụ dành riêng cho các nhân viên Viện bảo tàng vào hồi 13 giờ 04 phút.

B-192.”



Muyn-lơ giấu báo cáo vào trong cặp rồi nhấc ống nghe lên.

- Muyn-lơ, - y trả lời. - Tôi nghe đây.

- Đồng chí Sê-len-béc xin gửi lời chào đồng chí Muyn-lơ, - Cục trưởng Cục tình báo chính trị nói đùa. - Hay là ông bạn thích tôi gọi ông bạn là “mi-xtơ” hơn?

- Tôi thích người ta gọi tôi là “Muyn-lơ” hơn cả, - kẻ cầm đầu ghét-xta-pô đáp. - Nghe có vẻ kiên quyết, khiêm tốn và ý nhị... Tôi nghe anh bạn nói đây.

Sê-len-béc lấy bàn tay che ống nghe và nhìn Sơ-tiếc-lít. Anh nói:

- Vâng, cứ hỏi thẳng. Nếu không, ông ta sẽ chuồn đi như một con cáo...

- Ông bạn ơi, - Sê-len-béc nói, - Sơ-tiếc-lít có đến chỗ tôi, ông bạn có lẽ còn nhớ anh ấy chứ? Nhất định rồi. Anh ấy đang bối rối, không rõ bọn tội phạm nào theo sát anh ấy, mà anh ấy chỉ sống có một mình ở giữa rừng, hay là anh ấy bị người của ông bạn bám đuôi. Ông bạn có thể giúp chúng tôi xác định việc đó hay không?

- Anh ấy đi xe gì? - Muyn-lơ hỏi và lấy hai bản báo cáo từ trong cặp ra.

- Xe anh nhãn hiệu gì? - Sê-len-béc lại lấy tay che ống nghe, hỏi.

- “Khô-rếch”.

- Anh đừng có che ống nghe lại đi, - Muyn-lơ nói, - Hãy đưa ống nghe cho Sơ-tiếc-lít xem nào.

- Sao vậy, ông bạn nhìn thấy mọi chuyện ư? Mắt ông là mắt thần chắc? - Sê-len-béc hỏi.

- Đương nhiên.

Sơ-tiếc-lít cầm lấy ống nghe và nói:

- Hai-lơ Hít-le!

- Chào anh bạn, - Muyn-lơ đáp, - Có phải xe anh mang biển số BKP 821 không?

- Đúng thế, thưa ngài thượng tướng.

- Họ bám đuôi anh từ chỗ nào? Phố Cuốc-phua phải không?

- Không phải, phố Phơ-ri-đơ-rích ạ.

- Anh bít đuôi ở phố Vê-tê-ran chứ gì?

- Thưa đúng là như vậy.

- Anh nhìn thấy họ à?

- Dĩ nhiên.

Muyn-lơ cười phá lên:

- Tôi sẽ vặn cổ chúng nó đi, thế mà cũng đòi làm ăn. Đừng lo, Sơ-tiếc-lít ạ, không phải bọn tội phạm bám đuôi anh đâu. Anh cứ bình tĩnh mà sống trong khu rừng của anh. Đó là người của chúng tôi đấy. Họ theo dõi một chiếc xe “Khô-rếch” của… một gã người châu Nam Mỹ... giống chiếc xe của anh. Anh hãy tiếp tục sống như anh đã sống, nhưng nếu như, trái với sự mong đợi, người ta lại lẫn anh với gã người Nam Mỹ mà báo cáo với tôi rằng anh đến uống rượu ở quán “Xư-gôi-na-ken-le” trên phố Cu-đam, thì tôi sẽ không che chở cho anh nữa đâu…
“Xư-gôi-na-ken-le” (“Nhà hầm Di-gan”) là một quán rượu nhỏ, nơi có lệnh cấm các quân nhân và đảng viên quốc xã lui tới.

- Nhưng nếu như tôi có việc phải tới đó thì sao ạ? - Sơ- tiếc-lít hỏi.

- Cũng vậy thôi, - Muyn-lơ cười khẩy, - nếu anh muốn hẹn hò với người của anh tại các cống ngầm, thì tốt hơn cả là anh nên đến quán rượu “Mê-hi-cô”.

Đó là quán rượu “khôn ngoan” của Muyn-lơ, nơi hoạt động của tổ chức phản gián. Sơ-tiếc-lít được biết điều đó qua Sê-len-béc. Dĩ nhiên, Sê-len-béc không có quyền tiết lộ điều đó: đã có mật lệnh cấm các quân nhân và đảng viên quốc xã lui tới quán rượu này, bởi vậy, những tay bẻm mép cứ tưởng là ở đó hoàn toàn vô sự, không ngờ mỗi chiếc bàn đều có gắn máy nghe trộm của ghét-xta-pô.

- Vậy thì xin cảm ơn ngài, - Sơ-tiếc-lít đáp. - Nếu ngài cho phép, tôi sẽ ấn định cho người của tôi gặp tôi ở đúng quán rượu “Mê-hi-cô”. Nhưng nếu họ định tóm cổ tôi, tôi sẽ đến nhờ ngài giúp đỡ.

- Mời anh cứ đến. Tôi rất vui mừng đón tiếp anh, anh bạn ạ. Hai-lơ Hít-le!

Sơ-tiếc-lít trở về nhà với cảm giác lẫn lộn: nói chung, anh tin lời Muyn-lơ, bởi vì y chơi trò này không chút úp mở. Nhưng y có chơi quá công khai không nhỉ? Giữ sao cho đúng mức là vấn đề của mọi vấn đề trong bầt kỳ công việc gì. Đặc biệt trong công tác tình báo. Đôi khi, ngay một sự nghi ngờ quá mức lại khiến cho Sơ-tiếc-lít thấy ít nguy hiểm hơn là sự thành thực có thừa. Đề phòng bất trắc, tối nay anh sẽ dùng chiếc xe công đi làm một việc hệ trọng.

“Véc-ne gửi ngài Muyn-lơ.
Tuyệt mật. Chỉ có một bản.

Hôm may, hồi 19 giờ 42 phút, đồi tượng cho gọi chiếc xe công mang biển BKH 441 đến và đề nghị người lái xe đưa ông ta tới bến xe treo1  “Mít-li-pơ-lát”, Đến đó, ông ta xuống xe. Mọi cố gắng phát hiện ra đối tượng ở các bến xe khác đều không có kết quả.

Véc-ne”.


Muyn-lơ cất báo cáo ấy vào chiếc cặp nhàu rách, đựng những hồ sơ bí mật và quan trọng nhất của mình, rồi y lại tiếp tục nghiên cứu các tài liệu về Sơ-tiếc-lít. Y dùng bút chì đỏ đánh dấu doạn nói rằng, những lúc rỗi rãi, đối tượng thích đến xem các viện bảo tàng. Đoạn ấy cũng nói rằng thỉnh thoảng Sơ-tiếc- lít có ấn định cho các điệp viên của mình tới gặp mình ở đó.

“Một nhân vật đáng chú ý, thông minh và hết sức lý thú, - Muyn-lơ nhận xét về Sơ-tiếc-lít, - Mình không ngờ người của Can-ten-bơ-ru-ne lại thông thái đến như vậy. Anh ta làm việc đó dăm năm nữa sẽ thành một Phu-sê2  chính cống chứ không phải loại thường.”




-----------------------------------------------------------------
1. Loại bến xe nằm trên đường chạy ở phía trên mặt đất.

2. Giô-dép Phu-sê (1759 - 1820), Bộ trưởng cảnh sát Pháp trong các thời kỳ 1799 - 1802, 1804 - 1810, 1815. Kẻ xây dựng hệ thống mật vụ tình báo, chỉ điểm rộng lớn. Một kẻ hám danh vô nguyên tắc, phục vụ khi thì chế độ cộng hòa, khi thì Na-pô-lê-ông I, khi thì dòng Buốc-bông. Khi phục vụ chế độ này, Phu-sê bán rẻ chế độ kia.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2020, 03:08:18 pm »

Chương 9

Thượng tướng SS Các-lơ Vôn-phơ trao bức thư cho viên phi công riêng của Him-le.

- Nếu máy bay của anh bị đối phương bắn rơi, - hắn nói bằng giọng nói mềm mỏng của mình, - trong chiến tranh, mọi việc đều có thể xảy ra, - thì anh phải đốt bức thư này, trước khi tháo dù trên mặt đất.

- Tôi không thể đốt thư trước khi tháo dù, - viên phi công có tính cầu toàn trả lời, - bởi vì tôi sẽ bị kéo lê trên mặt đất. Nhưng việc làm trước tiên của tôi sau khi tháo dù sẽ là đốt bức thư này.

- Được, - Vôn-phơ mỉm cười, - ta hãy thỏa thuận với nhau về phương án đó. Tôi cần nói thêm rằng anh có nhiệm vụ đốt nó đi ngay cả khi máy bay của anh bị bắn rơi trên đất Đức.

Các-lơ Vôn-phơ có đủ mọi cơ sở để lo lắng, nếu bức thư này rơi vào tay bất cứ người nào khác, ngoài Him-le, thì số phận hắn coi như đến đó là chấm dứt.

Bây giờ sau, bức thư được trao đến tay Him-le,

“Thưa ngài Thống chế!

Ngay khi vừa quay về Ý, tôi đã lập tức phác thảo một kế hoạch gặp gỡ Đa-lét: không phải về phương diện tổ chức, mà về mặt chiến lược thì đúng hơn. Những tư liệu mà tôi nắm được ở đây cho phép tôi rút ra kết luận chủ yếu như sau: các nước Đồng minh cũng lo ngại không kém gì chúng ta về triển vọng thực tế của việc thành lập một chính phủ cộng sản ở Bắc Ý. Ngay cả khi chính phủ này chỉ được thành lập một cách tượng trưng, Mát-xcơ-va cũng sẽ có được một con đường chạy thẳng tới eo biển La Măng-sơ qua bọn cộng sản Ti-tô, với sự giúp đỡ của các lãnh tụ cộng sản Ý và của Mô-ri-xơ Tô-rê. Như vậy là xuất hiện một nguy cơ rất gần về việc thành lập một “vành đai bôn-sê-vích” chạy từ Ben-gơ-rát; qua Giên tới Can và Pa-ri.

Người giúp việc tôi trong chiến dịch này là Ê-u-ghen Đôn-man. Mẹ anh ta là một người Ý có những mối quen biết hết sức sâu rộng trong tầng lớp quý tộc thượng lưu, tầng lớp này thân Đức, nhưng chống chế độ quốc xã. Tuy nhiên, đối với tôi, hai khái niệm “nước Đức” và “chế độ quốc xã” không tách rời nhau, và bởi vì sùng bái nước Đức là thái độ chủ yếu của bà Đôn-man, cho nên tôi thấy nên dùng Ê-u-ghen vào việc hoạch định các chi tiết của chiến dịch, bởi lẽ chúng ta có thể cần đến các mối quen biết của mẹ anh ta trong kế hoạch tác động tương ứng tới phe Đồng minh.

Tôi quyết định và Đôn-man đã bắt đầu tiến hành, thông báo cho Đa-lét biết, qua đường dây liên lạc ở Ý, rằng ý nghĩa của cuộc đàm phán có thể xảy ra là ở chỗ:  để cho phương Tây có thể kiểm tra toàn bộ miền Bắc nước Ý trước khi bọn cộng sản làm chủ tình thế. Thêm vào đó, chúng tôi cho rằng cần làm sao để sáng kiến không phải là của chúng ta: tôi cảm thấy sẽ hợp lý hơn, nếu phe Đồng minh có thể “dò biết” các ý định của tôi qua các nguồn điệp viên của họ. Bởi vậy, tôi đã ra lệnh cho Đôn-man tiến hành chiến dịch sau đây: theo hồ sơ của ghét-xta-pô chuẩn úy bộ đội xe tăng SS Ghi-đô Xim-le bị ghi vào sổ đen vì đã nhiều lần trò chuyện với những người dân Ý rằng chiến tranh đã thất bại và tình thế đã tuyệt vọng. Tại một bữa tiệc thân mật, nơi Đôn-man “tình cờ” tới dự, mãi đến gần sáng, khi mọi người đã nốc rượu say mềm, Đôn-man mới bảo Xim-le rằng anh ta đã kiệt sức vì cuộc chiến tranh vô nghĩa, đáng nguyền rủa này. Tin tức các điệp viên báo về cho phép tôi xác định rằng, ngay ngày hôm sau, trong lúc trao đổi với nam tước Lu-ít-gi Pa-rin-li, Xim-le đã nói rằng, một khi Đôn-man nói tới tính chất đáng nguyền rủa của chiến tranh, thì như thế nghĩa là Các-lơ Vôn-phơ cũng nghĩ như vậy, mà trong tay Vôn-phơ là số phận của toàn bộ miền Bắc nước Ý và toàn bộ quân đội Đức đóng tại đây. Lu-ít-gi Pa-rin-li trước đây là đại điện của công ty Mỹ “Ken-vi-lây-sơn Coóc-pô-rây-sơn”, và những sự tiếp xúc giữa ông ta với Mỹ ở đây ai cũng biết, mặc dù bao giờ ông ta cũng ủng hộ chế độ của Mút-xô-li-ni. Thêm nữa, bố vợ ông ta là một chủ nhà băng lớn ở Li-băng có quan hệ gắn bó cả với tư bản Anh lẫn tư bản Pháp. Buổi trao đổi giữa Xim-le với Pa-rin-li là lý do đủ để cho Đôn-man, sau khi mời Ghi-đô Xim-le tới một căn phòng bí mật, chìa cho anh ta xem tất cả những tài liệu tố giác anh ta. “Những cái này đủ để ngay bây giờ đưa anh lên giá treo cổ, - Đôn-man nói với Xim-le - điều duy nhất có thể cứu anh là anh phải thành thật chiến đấu cho nước Đức. Mà trong cuộc chiến đấu đó, các đòn ngoại giao thầm lặng cũng rất quan trọng.” Tóm lại, Xim-le đã đồng ý làm việc cho chúng ta.

Hôm sau, khi gặp nam tước Pa-rin-li, Xim-le nói với ông ta rằng, chỉ có thủ lĩnh SS ở nước Ý là Các-lơ Vôn-phơ mới có thể cứu miền Bắc nước Ý khỏi sự đe dọa của bọn cộng sản, - sự đe đọa này do bọn du kích hoạt động ở vùng rừng núi và ở khắp các thành thị trong nước gây ra, nhưng dĩ nhiên, Các-lơ Vôn-phơ chỉ có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng và chắc chắn, nếu như ông ta cùng hành động với phe Đồng minh. Nam tước Pa-rin-li, người có những quyền lợi tài chính khổng lồ ở Tu-rin, Giên và Mi-lăng, đã chăm chú nghe Xim-le nói và đã đồng ý giúp chúng ta bố trí các cuộc tiếp xúc với các đồng minh phương Tây. Dĩ nhiên, Xim-le đã viết báo cáo về buổi trao đổi đó gửi cho tôi, và như vậy là toàn bộ chiến dịch từ giờ phút ấy đã được bảo hiểm - nó sẽ giống như một trò chơi được tiến hành với phe Đồng minh dưới sự kiểm soát của cơ quan SS, vì quyền lợi của Đức Quốc trưởng và của nước Đức.

Ngày 21 tháng hai, nam tước Pa-rin-li đáp máy bay sang Duy- rích. Ở đó, ông ta bắt đầu liên lạc với một người quen của ông ta tên là Mắc Uýt-man, Uýt-man đã giúp ông ta tiếp xúc với thiếu tá Vai-ben, một sĩ quan tình báo của Thụy Sĩ. Vai-ben đồng ý giúp việc bố trí các cuộc tiếp xúc giữa lực lượng SS với người Mỹ, lấy cớ là anh ta xuất phát từ lợi ích cá nhân của một người dân Thụy Sĩ. Vấn đề là ở chỗ Giên là một hải cảng chủ yếu do các hãng sản xuất Thụy Sĩ sử dụng. Nếu nước Ý rơi vào ách thống trị của bọn cộng sản, thì các hãng sản xuất của Thụy Sĩ cũng sẽ bị thiệt hại. Cần nói thêm rằng tôi đã điều tra và được biết thiếu tá Vai-ben từng tốt nghiệp hai trường đại học Ba-đen và Phờ-răng-phua ở Đức.

Trong câu chuyện với nam tước Pa-rin-li, Vai-ben nói rằng cần phải thận trọng đến mức tối đa, bởi vì anh ta đã liều mạng khi nhận giúp ta bố trí các cuộc tiếp xúc. Điều đó, theo lời anh ta, vi phạm sự trung lập của Thụy Sĩ, mà hiện nay vị trí của bọn Nga mạnh đến mức việc tiết lộ bí mật sẽ buộc chính phủ của anh ta loại bỏ anh ta và dồn toàn bộ tội lỗi lên đầu một mình anh ta. Pa-rin-li thuyết phục thiếu tá Vai-ben rằng, ngoài bọn Nga và bọn cộng sản ra, thì không một ai muốn điều bí mật này bị tiết lộ cả, “Bởi vì, - Pa-rin-li nói tiếp, - trong số chúng ta, tôi hy vọng không có bất cứ tên cộng sản nào, nói gì đến một tên Nga. Bởi vậy, ông khỏi phải lo tin tức bị rơi rụng”.

Theo tin báo của Vai-ben, một ngày sau khi nói chuyện với Pa-rin-li, anh ta đã mời A-len Đa-lét và người giúp việc của Đa-lét là Hê-véc-nít tới dự tiệc. “Tôi có hai người bạn muốn đề xuất một ý kiến hay, - Vai-ben nói, - nếu ngài muốn, tôi có thể giúp các ngài làm quen với nhau”. Song A-len Đa-lét trả lời rằng ông ta muốn gặp hai người bạn của Vai-ben muộn hơn một chút, nghĩa là sau khi người giúp việc của ông ta trao đổi với họ.

Vậy là Pa-rin-li đã gặp và trao đổi với Hê-véc-nít. Như tôi đã báo tin để Ngài rõ, tay Hê-véc-nít này không phải là con trai của Ê-gôn Hê-véc-nít, mà là con của Éc-hác phôn Sun-sơ Hê-véc- nít, giáo sư kinh tế học trường đại học Tổng hợp Béc Lanh. Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ ở Phờ-răng-phua (nhân tiện nói thêm rằng, tôi nghĩ không biết có phải Vai-ben và Hê-véc-nít lần đầu tiên gặp nhau ở Đức hay không, bởi vì cả hai đều tốt nghiệp cùng một trường đại học), Hê-véc-nít liền sang Mỹ và bắt đầu làm việc trong các công-xéc ngân hàng quốc tế tại Niu Y-oóc, nơi chính A-len Đa-lét từng hoạt động.

Trong lúc nói chuyện, Pa-rin-li nêu câu hỏi: “Ngài có muốn gặp đại tá SS Đôn-man để thảo luận cụ thể hơn về vấn đề này và hàng loạt vấn đề khác hay không?”. Hê-véc-nít đã đồng ý với lời đề nghị đó, tuy rằng, theo ý Pa-rin-li, ông ta tỏ ra có phần nào nghi ngờ và thiếu tin cậy - một thái độ cơ hữu của những tay trí thức đi vào nghề tình báo - trước đề nghị đó.

Tôi đã ra lệnh cho Đôn-man sang Thụy Sĩ. Tại đó, bên hồ Tri-a-xô, Đôn-man đã được Uýt-man và Pa-rin-li đón tiếp. Khi họ tới Lu-ga-nô, và bước vào khách sạn nhỏ “Bi-an-ki”, như đã dặn ở nhà, Đôn-man tuyên bố: “Chúng tôi muốn thương lượng với các nước Đồng minh phương Tây để phá tan kế hoạch của Mát- xcơ-va định thành lập chính phủ cộng sản ở Bắc Ý. Nhiệm vụ ấy buộc chúng tôi vứt bỏ những sự khó chịu trước đây để nghĩ đến ngày mai, sau khi xóa sạch toàn bộ nỗi đau của ngày hôm qua đối với cả hai bên. Hòa bình phải công bằng và xứng đáng”.

Uýt-man trả lời rằng những cuộc thương lượng duy nhất có thể có là những cuộc thương lượng về sự đầu hàng vô điều kiện.

“Tôi không bao giờ chịu phản bội, - Đôn-man nói, - và lại, cũng không một ai ở Đức chịu như thế cả”.

Tuy Uýt-man khăng khăng giữ quan điểm “đầu hàng vô điều kiện”, song ông ta vẫn tiếp tục trao đổi, mặc dù bắt gặp thái độ phản đối cứng rắn của Đôn-man. Thái độ này đã được tôi và Đôn-man chuẩn bị sẵn ở nhà.

Kế đó, người giúp việc của A-leni Đa-lét là Pôn Bờ-lum đã ngắt lời Uýt-man và tham gia cuộc trao đổi. Chính Pôn Bờ-lum đã nói tên họ hai nhà lãnh đạo phong trào kháng chiến Ý là Phéc-ru-tri Pác-ri và U-xơ-mi-a-ni với Đôn-man. Hai người này đang bị chúng ta giam giữ. Họ không phải là cộng sản, và điều đó cho phép chúng ta kết luận rằng, cũng như chúng ta, người Mỹ rất lo ngại về hiểm họa cộng sản ở Ý. Phía Mỹ cần đến những anh hùng của Phong trào kháng chiến không phải là cộng sản, những người khi cần có thế cầm đầu một chính phủ trung thành với các lý tưởng của phương Tây.

“Nếu hai người ấy được trả lại tự do và được đưa sang Thụy Sĩ, - đại diện của Đa-lét nói, - thì chúng ta có thể tiếp tục gặp nhau”.

Khi Đôn-man trở về gặp tôi, tôi hiểu rằng những cuộc đàm phán đã bắt đầu, bởi vì không thể giải thích yêu cầu trả lại tự do cho hai người Ý kia theo bất cứ cách nào khác. Đôn-man đưa ra giả thuyết rằng Đa-lét đang chờ sự có mặt của tôi tại Thụy Sĩ. Tôi đã tới gặp Thống chế Két-xen-rinh. Sau năm tiếng đồng hồ trao đổi, tôi rút ra kết luận rằng thống chế đồng ý một sự đầu hàng trong danh dự, mặc dù Két-xen-rinh không trực tiếp hứa hẹn điều gì, có lẽ vì xưa nay người ta vẫn ngại nói chuyện thành thật với đại diện của cơ quan an ninh.

Hôm sau, Pa-rin-li đến thăm tôi tại một căn phòng bí mật bên hồ Gác-đa và đã thay mặt Đa-lét chuyển lời ông ta mời tôi sang Dny-rích họp bàn. Như vậy là ngày kia tôi sẽ sang Thụy Sĩ. Nếu đó là một cái bẫy, tôi sẽ đưa ra một lời tuyên bố chính thức về sự bắt cóc. Còn nếu như đó là buổi đầu đàm phán, thì tôi sẽ báo tin để Ngài rõ trong bức thư sau mà tôi sẽ gửi đi, ngay khi về đến hành dinh của tôi.

CÁC-LƠ VÔN-PHƠ của Ngài”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2020, 04:11:55 pm »

Bác sĩ trưởng của bệnh viện mang tên Cốc 1  bị chết vì bệnh liệt não. Anh ruột ông này là giáo sư Pơ-lây-sơ-ne, nguyên phó giám đốc trường đại học Tổng hợp Kin-lơ, sau khi bị giam giữ ở trại tập trung Đa-khao, đã trở về nhà với thái độ lặng lẽ, với nụ cười gượng gạo, vâng chịu trên môi. Vợ ông đã bỏ ông ngay sau khi ông bị bắt được ít lâu. Họ hàng của chị ta đòi phải như vậy, bởi vì Gu-gô phôn En-xơ, em trai của bà vợ Pơ-lây-sơ-ne, mới được bổ nhiệm làm cố vấn cho Nây-rát về các vấn đề kinh tế ở sứ quán Đức tại Tây Ban Nha. Con người trẻ tuổi này được xem là có nhiều triển vọng, ngay các nhân viên trong bộ máy của đảng Quốc xã ở địa phương cũng muốn làm thân với gã, bởi vậy hội nghị gia đình đặt ra trước bà vợ Pơ-lây-sơ-ne một sự lựa chọn: hoặc từ bỏ kẻ thù của quốc gia, tức chồng chị ta; hoặc nếu như chị ta coi trọng toàn bộ quyền lợi ích kỳ của mình hơn, thì chị ta sẽ bị toàn bộ gia đình ruồng bỏ, và tất cả bà con họ hàng ruột thịt - anh chị em, chú bác, cô dì - sẽ công khai đăng báo tuyên bố từ bỏ hoàn toàn chị ta.

Bà vợ Pơ-lây-sơ-ne trẻ hơn ông mười tuổi - chị ta bốn mươi hai. Chị ta rất yêu chồng. Hai người đã cùng nhau đi du lịch châu Phi và châu Á. Tại đó, giáo sư tiến hành công tác khai quật và tham gia đoàn khảo cổ do Viện bảo tàng Béc Lanh “Péc-ga-mông” tổ chức vào mùa hè. Lúc đầu, chị ta không chịu bỏ chồng, và nhiều người trong họ hàng của chị ta, một dòng họ trong vòng một trăm năm gần đây có nhiều quyền lợi gắn liền với việc buôn bán vải sợi, đã đòi phải đăng báo tuyên bố từ bỏ chị ta. Các ông già bà cả trong dòng họ đòi phải làm như vậy, lấy cớ là chế độ mới và đảng Quốc xã không muốn cho những người xuất thân từ các dòng họ tư sản và thương gia làm ăn tấn tới cho lắm. Mà việc buôn bán không thể tách khỏi chế độ mới được. Trong khi đó một cương vị ở Bộ Ngoại giao của Chính phủ mới, hơn nữa lại là chức cố vấn kinh tế ở Tây Ban Nha, rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho công ty triển khai việc buôn bán tới vùng Pi-rê-nê. Tuy nhiên, Gu-gô phôn En-xơ đã can ngăn họ hàng đừng làm cái việc rắc rối đó một cách công khai. Gã giải thích: “Việc đó sẽ bị kẻ thù của chúng ta lợi dụng ngay. Lòng ghen tức của người đời ghê gớm lắm. Câu chuyện tai tiếng ấy chỉ bất lợi cho tôi. Tốt nhất là chúng ta hãy tiến hành mọi việc một cách lặng lẽ và thận trọng.”

Gã dẫn một anh bạn của gã ở câu lạc bộ vận động viên thuyền buồm đến chơi nhà bà vợ Pơ-lây-sơ-ne. Tay thanh niên ba mươi tuổi điển trai ấy tên là Ghết. Người ta vẫn đùa hắn: “Ghết này không phải là Béc-li-khin-ghen” 2.  Hắn đẹp trai bao nhiêu thì cũng ngu ngốc bấy nhiêu. Gu-gô biết rằng hắn sống bằng tiền bạc của các bà phụ nữ luống tuổi. Ba người ngồi trong một tiệm ăn nhỏ và quan sát thái độ cư xử của Ghết, Gu-gô phôn En-xơ cảm thấy yên tâm. Hắn ngu ngốc thật đấy, nhưng tài tán gái thì vào loại mẫu mực, đúng bài bản, mà Ghết đã định bập vào ai thì ả đó đừng hòng thoát. Hắn lặng thinh, cau có và rất đường hoàng, chững chạc. Hắn kể một, hai chuyện tiếu lâm. Rồi hắn nhã nhặn mời bà vợ Pơ-lây-sơ-ne ra nhảy. Quan sát họ, Gu-gô thấy yên tâm: chị gã mỉm cười, còn Ghết thì cứ ôm riết chị hắn mỗi lúc một chặt hơn và thỉnh thoàng lại thì thầm nhỏ to bên tai chị ta.

Hai ngày sau, Ghết đến ở nhà giáo sư. Hắn sống ở đó một tuần lễ, cho đến lúc bọn cảnh sát sắp đi kiểm tra hộ khẩu. Bà vợ Pơ-lây-sơ-ne tới gặp Gu-gô khóc lóc: “Cậu hãy trả anh ấy về cho chị. Không sống với anh ấy, chị không chịu nổi đâu”. Hôm sau, chị ta nộp đơn xin ly dị chồng. Đó là một đòn nặng giáng vào giáo sư, vì ông vẫn tưởng rằng vợ ông là người ý hợp tâm đầu với ông. Ông không chia sẻ lòng căm thù của mình đối với chế độ quốc xã của bọn bạo chúa ngu ngốc với bất cứ ai, ngoài vợ ông ra. Tuy bị đau đớn trong tù, ông vẫn cho rằng lòng căm thù đó sẽ bảo vệ sự thành thật của vợ ông và cho phép vợ ông tự do suy nghĩ theo ý muốn.

Một đêm, Ghết hỏi chị ta: “Chắc chồng em làm cho em thích hơn phải không?”. Chị ta khẽ cười và ôm chặt lấy hắn, trả lời: “Ồ, anh yêu quý... Lão ta chỉ biết nói là giỏi thôi...”

Sau khi được trả lại tự do, Pơ-lây-sơ-ne không trở về Kin-lơ, mà đến Béc Lanh. Người em của ông có liên lạc với Sơ-tiếc-lít đã giúp ông vào làm việc ở viện bảo tàng “Péc-ga-mông”. Tại đây, ông làm việc ở Ban Cổ Hy Lạp. Chính đó là nơi Sơ-tiếc-lít thường hẹn các điệp viên của, anh tới gặp, bởi vậy, anh hay ghé vào thăm Pơ-lây-sơ-ne, và cùng ông dạo bước hồi lâu qua các phòng lớn trống trải của Viện bảo tàng “Péc-ga-mông”kỳ diệu. Pơ-lây-sơ-ne biết rằng thế nào Sơ-tiếc-lít cũng sẽ đứng ngắm thật lâu bức tượng “Cậu bé nhổ dằm”, ông biết rằng Sơ-tiếc-lít sẽ đi quanh bức tượng Xê-da mấy lần, bức tượng này làm bằng đá đen, đôi mắt trắng dã và điên dại của Xê-da thì làm bằng một chất khoáng trong suốt lạ lùng. Giáo sư tổ chức buổi đi dạo đó thế nào để Sơ-tiếc-lít có thể dừng chân lại lâu hơn bên các bức tượng cổ đại tạc hình người có nét mặt sầu thảm, vui cười hoặc thông thái. Giáo sư không biết rằng khi về đến nhà, Sơ-tiếc-lít thường đứng soi gương khá lâu trong buồng tắm để tập thể hiện nét mặt như một diễn viên, Sơ-tiếc-lít cho rằng một người tình báo nên học cách thể hiện nét mặt. Người cổ đại nắm rất vững nghệ thuật đó.

Một hôm, Sơ-tiếc-lít đề nghị giáo sư cho mượn chiếc chìa khóa mở hòm kính đựng các bức tượng đồng đen mang từ đảo Xa-mốt về.

- Tôi có cảm giác rằng, - lúc ấy anh nói, - nếu tôi chạm tay vào báu vật linh thiêng đó, một điều kỳ diệu sẽ lập tức xảy ra và tôi trở thành một con người khác hẳn, một phần sự thông thái điềm tĩnh của người xưa sẽ nhập vào hồn tôi.

Giáo sư đem chìa khóa lại cho Sơ-tiếc-lít, và anh in dấu chiếc chìa khóa để làm một chiếc thứ hai. Ở đây anh đặt hộp thư  bí mật bên dưới bức tượng một nữ thần.

Anh thích trò chuyện với giáo sư. Anh bảo ông ta:

- Nghệ thuật của người Hy Lạp với tất cả sự tài tình của nó quá ư mềm mại và phần nào ẻo lả. Người La Mã cứng rắn hơn nhiều. Có lẽ vì thế mà họ gần người Đức hơn. Người Hy Lạp quan tâm đến nét đại thể, đến tư tưởng, người La Mã rất chú trọng tính trọn vẹn về mặt lô-gích, do đó họ say sưa khai thác các chi tiết. Chẳng hạn, giáo sư hãy thử nhìn bức chân dung Mác-cơ A-vơ-rê-li mà xem. Ông ta là người anh hùng, là đối tượng cho người ta bắt chước, cho trẻ con noi theo.

- Các chi tiết về quần áo và cách xử lý chính xác phần nửa thân người phía trên quả có tài tình thật. Song ngài hãy nhìn kỹ nét mặt A-vơ-rê-li mà xem, - Pơ-lây-sơ-ne thận trọng phản đối. Từ ngày ở trại tập trung ra, giáo sư không còn thiết tranh luận nữa, lúc nào ông cũng mang trong lòng một sự phản đối thận trọng - tất cả chỉ có thế. Trước kia, ông hăng hái và say sưa đánh gục người nào phản bác ý kiến ông. Còn bây giờ ông chỉ đưa ra những lý do phản đối thận trọng. - A-vơ-rê-li có suy nghĩ gì đâu? Ông ta chỉ là bức tượng kỷ niệm sự vĩ đại của chính mình. Nếu ngài để ý theo dõi nền nghệ thuật Pháp cuối thế kỷ mười tám, ngài sẽ tin rằng chính Hy Lạp đã chuyển sang Pa-ri, En-la-đa vĩ đại đã tới với những người Gia-cô-banh thích tự do...

Một bận, Pơ-lây-sơ-ne níu anh lại bên các bức tranh tường vẽ hình nửa người nửa vật: đầu người, mình lợn lòi hung dữ.

- Ngài thấy thế nào ? - Pơ-lây-sơ-ne hỏi.

Sơ-tiếc-lít không trả lời Pơ-lây-sơ-ne mà chỉ ậm à ậm ừ cho qua chuyện, vì anh thấy im lặng thì không nên, mà trả lời thẳng lại càng không ổn.

Một lần, Sơ-tiếc-lít bảo giáo sư, khi hai người dạo bước trong phòng Tơ-roa cổ đại:

- Các ổ cắm điện trên những bức tường này thật là trơ trẽn. Lẽ ra, ở đây phải thắp nến hay đèn chùm mới đúng. Như thế này là để cho cái xấu xa của thế kỷ hai mươi chen vào bi kịch cao cả của thời cổ đại…

Khi đi qua các phòng lớn trống trải của viện bảo tàng “Péc- ga-mông”, Sơ-tiếc-lít thường tự hỏi: “Tại sao những con người sáng tạo ra nền nghệ thuật vĩ đại nảy lại đối xử dã man với các thiên tài của mình đến thế nhỉ? Tại sao họ lại phá hủy, đốt cháy và quẳng xuống đất các tranh tượng ? Tại sao họ lại lạnh lùng và tàn ác đối với tài năng của người nghệ sĩ và nhà nặn tượng như vậy? Tại sao chúng ta lại thu nhặt những mảnh vụn ngu ngốc, tội lỗi và dã man của họ còn để lại và đem dạy cho con cái chúng ta hiểu thế nào là cái đẹp qua những mảnh vụn ấy? Tại sao chính những người cổ đại lại dại dột trao các thần tượng sinh động của mình vào tay bọn dã man?”

...Sau khi Viện bảo tàng “Péc-ga-mông” bị không quân Anh ném bom hủy diệt, giáo sư Pơ-lây-sơ-ne không đi tản cư với tất cả các cán bộ khoa học. Ông đề nghị được ở lại Béc Lanh trông nom cái phần tài sản còn lại, dù là ít ỏi, của Viện bảo tàng.

Lúc này Sơ-tiếc-lít tới gặp giáo sư. Vì mất liên lạc, anh rất khổ tâm, phải cố tìm lối thoát. Bắt liên lạc qua một người hoạt động mò mẫm, kiểu như một “hòm thư”, người ấy không rõ mình đang làm gì, làm cho ai và vì mục đích gì, thì Sơ-tiếc-lít cho là việc làm thiếu khôn ngoan trong hoàn cảnh hiện nay.

Sơ-tiếc-lít nghĩ nhiều đến việc liên lạc với người đằng mình ở Thụy Sĩ - tất nhiên là nếu Sê-len-béc cử anh sang đó để tổ chức chiến dịch “che đỡ”“ tại chỗ với giám mục Sơ-lắc. Nhưng rất có thể là sau khi chuẩn bị toàn bộ chiến dịch, Sơ-tiếc-lít vẫn phải nằm ở Đức, còn vị giám mục thì sẽ do những người khác “điều khiển” tại Béc-nơ. Cũng có thể như vậy lắm, Sơ-tiếc-lít vẫn tiếp tục tìm cách gặp Boóc-man, vì hiểu rằng, nếu được Boóc- man ủng hộ, vấn đề anh sang Thụy Sĩ để “đích thân theo dõi cuộc đàm phán” coi như đã được giải quyết. Tuy nhiên, bất kỳ sự tiếp xúc nào với các công dân Liên Xô tại Béc-nơ cũng sẽ đưa toàn bộ chiến dịch đến thất bại hoàn toàn và không sao cứu vãn nổi, bởi vì mọi công dân Liên Xô tại đó đều bị tất cả các cơ quan tình báo của thế giới giám sát chặt chẽ.

Bởi vậy, anh cần đến một người mà anh có thể hoàn toàn tin cậy vào lòng thành thực của người đó. Anh tin vào sự thành thực của Pơ-lây-sơ-ne. Anh chỉ khống tin vào khả năng chịu đựng của vị giáo sư trong trường hợp ông bị bắt và bị bọn ghét-xta-pô hỏi cung thôi.

Thấy anh đến, Pơ-lay-sơ-ne vui mừng kéo anh vào tầng hầm của mình, đặt ấm đun cà-phê lên bếp điện và nói:

- Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng, vắng ngài, tôi lại buồn đến thế. Tôi không biết nghề nghiệp của ngài, tôi chỉ biết ngài là bạn của cậu em quá cố của tôi, nhưng tôi rất thích khi ở bên cạnh ngài, ngài Sơ-tiếc-lít ạ.

- Cảm ơn giáo sư. Tôi còn thích ở bên giáo sư hơn kia. Giáo sư ở chỗ này có lạnh lắm không?

- Lạnh cứng cả chân tay lại. Nhưng ngài bảo còn biết làm gì được? Thử hỏi ai là người không bị lạnh lúc này?

- Ở hầm bọc sắt của Quốc trưởng ấm lắm, giáo sư ạ,

- Ồ, cái đó dễ hiểu thôi. Vị lãnh tụ phải sống ở nơi ấm áp chứ chẳng lẽ có thể so sánh nỗi lo lắng của chúng ta với những nỗi lo lắng, quan tâm của Người hay sao? Chúng ta là chúng ta, chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân, còn Quốc trưởng nghĩ đến mọi người Đức!

Sơ-tiếc-lít đưa mắt nhìn khắp gian hầm một cách chăm chú. Ở đây không có một lỗ thông hơi, không thể đặt máy nghe trộm tiếng nói trong hầm này được. Bởi vậy, sau khi rít một hơi thuốc thật dài, anh nói:

- Thôi đủ rồi, giáo sư ạ... Một thằng điên đẩy hàng triệu người ra hứng bom đạn, còn chính hắn thì chui vào chỗ an toàn như một con chuột để ngồi xem chiếu bóng với phe lũ của hắn.

Mặt Pơ-lây-sơ-ne trắng bệch ra, đau đớn và Sơ-tiếc-lít lấy làm tiếc rằng anh đã nói câu ấy, rằng anh đã tới gặp ông già bất hạnh này để lo việc của anh.

“Tuy rằng việc này đâu phải là việc của mình? - anh nghĩ. - Đúng ra, đây là việc của họ, của những người Đức, do đó đây là việc của ông ta chứ. Mình làm thay họ cái việc mà lẽ ra chính họ phải làm mới đúng.”

- Thế nào, - Sơ-tiếc-lít giục, - giáo sư trả lời đi chứ… Giáo sư không đồng ý với tôi phải không?

Pơ-lây-sơ-ne vẫn im lặng,

- Thế này nhé, - Sơ-tiếc-lít nói, - người em của giáo sư và bạn của tôi là một chiến sĩ chống phát-xít... Một cán bộ hoạt động bí mật... Anh ấy đã giúp tôi. Giáo sư chưa bao giờ quan tâm đến nghề nghiệp của tôi: tôi là đại tá SS và tôi là người làm công tác tình báo.

Giáo sư vung tay như muốn che mặt đỡ đòn.

- Không, - ông nói. - Không và quyết là không! Em tôi không đời nào lại có thể làm một tên phá hoại! Không đời nào! - ông nhắc lại to hơn: - Không! Tôi không tin ngài.

- Anh ấy không phải là một tên phá hoại, - Sơ-tiếc-lít nói, - còn tôi thì đúng là đang làm công tác tình báo. Nhưng là tình báo Liên Xô...

Và anh chìa cho Pơ-lây-sơ-ne một bức thư. Bức thư ấy do người em giáo sư viết trước khi chết.

“Bạn. Cảm ơn tình cảm của bạn. Tôi đã học tập được ở bạn nhiều điều. Tôi học ở bạn cách yêu và vì tình yêu đó mà biết căm thù những kẻ buộc dân tộc Đức phải làm nô lệ. Pơ-lây-sơ-ne.”

- Anh ấy viết thế vì ngại bọn ghét-xta-pô, - Sơ-tiếc-lit giải thích khi lấy lại bức thư. - Chính giáo sư cũng hiểu đấy, chả lẽ những người bôn-sê-vích và quân Đồng minh lại muốn bắt dân tộc Đức làm nô lệ hay sao? Và như em giáo sư đã nói: chúng ta có nghĩa vụ phải căm thù chúng. Nhưng cũng có thể, chính Hít-le và bọn quốc xã đã đem lại ách nô lệ cho người Đức, có phải như vậy không, thưa giáo sư?

Pơ-lây-sơ-ne ngồi im lặng hồi lâu trong chiếc ghế bành to tướng kiểu cổ.

- Tôi ủng hộ anh, - cuối cùng giáo sư nói, - tôi hiểu... Anh có thế nhờ tôi làm tất cả mọi việc. Nhưng tôi có thể nói ngay với anh rằng; hễ bọn chúng lấy roi quật vào sườn tôi, thì tôi sẽ khai ra hết đấy.

- Tôi biết, - Sơ-tiếc-lít đáp. - Giáo sư muốn chết ngay bằng cách uống thuốc độc hay thích để bọn ghét-xta-pô tra tấn ?

- Nếu không có cách thứ ba, - Pơ-lây-sơ-ne nở một nụ cười yếu ớt, - dĩ nhiên, tôi thích dùng thuốc độc hơn.

- Giáo sư cảm thấy thế nào, khi tôi nói cho giáo sư biết về tôi ?

- Tôi cảm thấy nhẹ nhàng, dễ thở hơn, - Pơ-lây-sơ-ne trả lời. - Dễ thở hẳn lên. Lòng căm thù và sự bất lực trước đây khiến tôi bị ngạt thở.

- Vậy thì ta hãy cùng nấu cháo, - Sơ-tiếc-lít mỉm cười, -  nấu một nồi cháo thật ngon.

- Tôi phải làm gì, hở anh?

- Không làm gì cả, cần phải sống. Và sẵn sàng làm những việc cần thiết vào bất cứ lúc nào.

- Vì ai?

- Vì nước Đức,...

- Vì ai kia?!

- Vì nước Đức, Tôi muốn nói đến nước Đức của dân tộc Đức, chứ không phải nước Đức của bọn quốc xã. Giáo sư đồng ý với tôi rằng hai khái niệm ấy hoàn toàn khác nhau chứ?




------------------------------------------------------------------
1. Rô-béc Cốc (1843 - 1910), nhà bác học Đức, một trong những người sáng lập môn vi sinh học. Ông đã tìm ra vi trùng lao, dịch tả. Được giải thưởng Nô-ben năm 1905.

2. Ghết phôn Béc-li-khin-ghen - nhân vật trong một tác phẩm thơ sử thi của Đức thế kỷ XIX.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:07:36 pm »

Chương 10


- Chào giám mục, - Sơ-tiếc-lít nói và nhanh chóng khép cửa lại. - Xin giám mục tha lỗi về việc tôi đến muộn. Ngài đã ngủ chưa ạ?

- Chào ông. Tôi ngủ rồi, nhưng mong rằng ông đừng ngại chuyện đó.

- Một lần nữa xin giám mục tha lỗi cho tôi.

- Ông cứ cho rằng tôi đã tha lỗi cho ông rồi đi. Mời ông vào trong này. Tôi thắp nến ngay đây.

- Vâng, thế thì tốt quá.

- Có chuyện gì chăng?

- Có.

- Mời ông ngồi.

- Cảm ơn. Ngài để tôi ngồi ở đâu đây?

- Đâu cũng được. Ở đây, gần bếp, ấm hơn... Hay là ở chỗ kia... tùy ông.

- Hễ từ chỗ ấm ra ngoài lạnh là tôi bị cảm ngay. Tốt nhất là lúc nào cũng ở một chỗ nhiệt độ không thay đổi.   Thưa   giám mục, có ai sống ở nhà ngài bảy ngày vừa qua thế?

- Ông hỏi cung tôi chăng?

- Không phải thế.

- Nghĩa là tôi có thể không trả lời?

- Ngài phải trả lời.

- Nếu tôi từ chối? 

- Ngài sẽ không từ chối.

- Tại sao?

Sau khi ngài trả lời tôi, tôi sẽ giải thích cho ngài rõ tại sao.

- Có một người đã đến sống với tôi.

- Ai vậy?

- Tôi không biết.

- Người ấy không nói với ngài mình là ai hay sao?

- Không nói.

- Ngài cũng không cần biết người ấy là ai à?

- Không cần. Anh ấy xin một chỗ trú chân, anh ấy đang mệt, cho nên tôi không thể chối từ.

- Ngài nói dối với tôi một cách hết sức tự tin. Như thế là tốt. Người ấy bảo ngài rằng hẳn là một nhà mác-xít. Ngài đã tranh luận với hắn như với một người cộng sản. Hắn không phải là đảng viên cộng sản đâu, ngài giám mục ạ. Hắn không bao giờ là đảng viên cộng sản cả. Hắn là điệp viên của tôi, hắn là tên phá hoại làm việc cho bọn ghét-xta-pô.

- À, ra thế... Tôi đã nói chuyện với anh ta như với một con người. Anh ta là ai, đảng viên cộng sản hay nhân viên ghét-xta-pô, đối với tôi, điều ấy không quan trọng... Anh ta xin được cứu giúp... Tôi không thể từ chối anh ta...

- Ngài không thể từ chối anh ta, - Sơ-tiếc-lít nhắc lại, - và anh ta là ai, đảng viên cộng sản hay nhân viên ghét-xta-pô, đối với ngài điều ấy không quan trọng...

Nét mặt Sơ-tiếc-lít hầm hầm tức giận.

- Thế nếu như, vì cái việc ngài chỉ chú ý đến con người chung chung, con người trừu tượng, mà những con người cụ thể bị đưa lên giá treo cổ, thì điều đó có quan trọng đối với ngài hay không?!

- Vâng, nếu vậy thì điều đó quan trọng đối với tôi...

- Nếu như, nói thế này cho cụ thể hơn, em gái của ngài và các con của chị ấy bị đưa lên giá treo cổ đầu tiên, thì điều đó có quan trọng với ngài hay không?!

Giám mục đang ngồi trên ghế bỗng đứng dậy, xua tay và bước về phía Sơ-tiếc-lít.

- Đó là tội ác dã man.

- Ngài còn mắc tội nặng hơn, khi nói rằng trước mắt ngài là ai đảng viên cộng sản hay điệp viên ghét-xta-pô, đều không quan trọng, - Sơ-tiếc-lít nói và ngồi xuống. - Hơn nữa, tội ác của ngài có tính chất giáo điều, cho nên lại càng nghiêm trọng. Mời ngài ngồi xuống và hãy nghe tôi nói. Câu chuyện giữa ngài với điệp viên của tôi đã được ghi âm. Không phải tôi mà là hắn làm việc đó. Tôi không biết rõ có chuyện gì đã xảy ra với hắn: hắn có gửi cho tôi một bức thư lạ lùng... Hơn nữa, người ta sẽ không tin lời hắn, nếu không có đoạn băng ghi âm mà tôi đã hủy. Nói chung, người ta sẽ không trao đổi với hắn nữa, vì hắn là tay chân của tôi. Còn về phía em gái của ngài thì chị ấy sẽ bị bắt ngay khi ngài vừa vượt qua biên giới Thụy Sĩ.

- Nhưng tôi có định vượt qua biên giới Thụy Sĩ đâu.

- Ngài sẽ sang bên đó, và tôi sẽ lo sao cho em gái của ngài được an toàn.

- Ông cứ làm như ông có phép thần thông biền hóa ấy... Làm sao tôi có thể tin ông, khi mỗi lúc ông lại đóng một vai khác nhau?

- Ngài không thể làm gì khác, ngoài việc tin tôi, giám mục ạ. Và ngài sẽ phải sang Thụy Sĩ, dù chỉ là đề cứu sống những người ruột thịt của mình. Ngài có đi hay không nào?

- Vâng, tôi sẽ đi. Để cứu sống họ.

- Tại sao ngài không hỏi xem ngài sẽ phải làm gì ở Thụy Sĩ? Ngài sẽ từ chối không sang đó, nếu tôi giao cho ngài việc đánh mìn phá nhà thờ, có phải thế không?

- Ông là người thông minh, chắc ông biết rõ việc gì vừa sức, việc gì quá sức tôi...

- Đúng thế. Ngài thương tiếc nước Đức chăng?

- Tôi thương những người Đức.

- Được rồi. Ngài có cảm thấy rằng hòa bình tức khắc là lối thoát đối với những người Đức không?

- Đó là lối thoát đối với nước Đức...

- Ngụy biện, ngụy biện ngài giám mục ạ. Đó là lối thoát cho người Đức, cho nước Đức, cho nhân loại. Chúng ta không sợ chết - chúng ta đã sống gần hết đời rồi, hơn nữa, chúng ta là những ông già cô đơn... Nhưng còn trẻ em!

- Tôi đang nghe ông đấy.

- Ở Thụy Sĩ, ngài có thể tìm gặp được ai trong số những người cùng hoạt động với ngài trước đây trong phong trào hòa bình?

- Nền độc tài lại cần đến các chiến sĩ hòa bình?

- Không, nền độc tài đâu cần đến các chiến sĩ hòa bình. Các chiến sĩ hòa bình cần cho những ai biết đánh giá tình hình một cách tỉnh táo và hiểu rằng mỗi ngày tiếp tục chiến tranh là lại thêm những hy sinh vô ích.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:09:13 pm »

- Hít-le chịu đàm phán hay sao?

- Hít-le sẽ không chịu đàm phán. Những người khác sẽ làm việc ấy. Nhưng nói chuyện đó lúc này hơi sớm. Trước hết, tôi cần được bảo đảm rằng, ở Thụy Sĩ, ngài sẽ liên lạc với những người có đủ uy tín. Cần đến những người có thể giúp ngài tiến hành đàm phán với đại diện các cường quốc phương Tây. Ai có thể giúp ngài làm việc đó?

Giám mục nhún vai:

- Nếu là tổng thống nước Cộng hòa Thụy Sĩ thì ông vừa lòng không?

- Không, không phải thế. Đó là con đường chính thức. Cách đó không ăn thua. Tôi muốn nói đến những nhà hoạt động Thiên chúa giáo có uy tín trên thế giới kia.

- Tất cả các nhà hoạt động Thiên chúa giáo đều có uy tín trên thế giới này, - giám mục nói, nhưng thấy nét mặt Sơ-tiếc-lít lại đột ngột thay đổi một lần nữa, ông vội nói thêm: - Ở bên ấy tôi có nhiều bạn. Thật là ngây thơ nếu tôi hứa hẹn với ngài điều gì, nhưng tôi nghĩ rằng tôi có thể thảo luận vấn đề đó với các nhân vật quan trọng. Chẳng hạn với Bơ-ruy-ninh... Phương Tây rất kính trọng ông ta. Nhưng người ta sẽ hỏi tôi đại diện cho ai.

- Cho những người Đức, - Sơ-tiếc-lít trả lời gọn lỏn. - Nếu người ta hỏi ngài rằng cụ thể ai là người muốn tiến hành đàm phán, thì ngài hãy hỏi họ: "Thế cụ thể ai là người đại diện cho phương Tây trong cuộc đàm phán đó". Nhưng việc đó sẽ thông qua đường dây liên lạc mà tôi sẽ cho ngài biết...

- Thông qua cái gì? - Giám mục không hiểu.

Sơ-tiếc-lít mìm cười giải thích:

- Mọi chi tiết chúng ta sẽ bàn sau. Điều quan trọng bây giờ là chúng ta thỏa thuận với nhau về nguyên tắc.

- Nhưng lấy gì để bảo đảm rằng em gái tôi và các con của cô ấy sẽ không bị đưa lên giá treo cổ?

- Có phải tôi đã trả lại tự do cho ngài hay không?

- Đúng.

- Ngài tưởng làm việc đó dễ lắm hay sao?

- Tôi không nghĩ thế.

- Ngài có nghĩ rằng, với việc nắm trong tay băng ghi âm câu chuyện giữa ngài với tên điệp viên của tôi, trong đó ngài chửi rủa Quốc trưởng, tôi có thể đưa ngài vào lò thiêu xác được chứ?

- Dĩ nhiên.

- Vậy thì tôi đã trả lời ngài rồi đấy. Em gái của ngài sẽ được an toàn. Tất nhiên, cho tới khi ngài vẫn làm tất cả những gì mà nghĩa vụ của một con người nặng lòng thương yêu nhân dân Đức - thương yêu những cụ già và trẻ em phải làm.

- Ông dọa tôi đấy à?

- Tôi căn dặn ngài đấy thôi. Nếu ngài làm khác đi, thì tôi không thể làm bất cứ việc gì để cứu ngài và em gái ngài được...

- Khi nào tất cả những chuyện đó phải xảy ra?

- Ngay khi nào cần.

- Vậy khi nào mới cần?

- Sắp rồi. Điều cuối cùng là, dù bất cứ ai hỏi ngài về câu chuyện giữa chúng ta, thì...

- Tôi sẽ im lặng.

- Tôi muốn tin ngài...

- Trong số hai người chúng ta bây giờ, ai là người liều lĩnh hơn?

- Theo ý ngài?

- Theo tôi, ngài liều lĩnh hơn.

- Đúng thế.

- Ông thành thực mong muốn tìm hòa bình cho người Đức, hay sao?

- Đúng.

- Ông nảy ra ý nghĩ đem lại hòa bình cho mọi người đã lâu chưa?

- Biết nói thế nào với ngài bây giờ, - Sơ-tiếc-lít đáp, - tôi khó trả lời thành thật đến cùng, ngài giám mục ạ. Và tôi càng trả lời thành thực với ngài bao nhiêu, ngài lại càng có thể nghĩ rằng tôi muốn nói dối ngài bấy nhiêu.

- Nhiệm vụ cụ thể hơn của tôi sẽ là gì? Tôi có biết đánh cắp tài liệu và bắn lén đâu...

- Một là, - Sơ-tiếc-lít cười khẩy, - học cái đó cũng chóng thôi. Hai là, tôi không yêu cầu ngài biết bắn lén. Chẳng qua có thể tôi sẽ cần đến những sự quen biết của ngài mà thôi. Ngài sẽ nói với các bạn của mình rằng, qua các đại diện này nọ của hắn, - tôi sẽ nói tên họ cho ngài biết sau - Him-le chỉ muốn ngầm hại phương Tây. Ngài sẽ giải thích rằng đại điện này hay đại điện nọ của Him-le đều không thể mong muốn hòa bình, ngài sẽ chứng minh cho các bạn của mình thấy rằng kẻ đó là tên phá hoại đã mất hết uy tín ngay trong hàng ngũ SS. Ngài hãy nói rằng đàm phán với kẻ đó không những là chuyện ngu ngốc, mà còn tức cười... Ngài hãy một lần nữa nói với họ rằng đàm phán với lực lượng SS, với Him-le, là điên rồ. Ngài hãy nói với họ rằng, nên tiến hành đàm phán với những người khác, ngài sẽ nói với họ tên những người thông minh hơn và có sức mạnh hơn... Nhưng chuyện đó cứ để lại, rồi chúng ta sẽ lo sau...

Trước khi ra về, Sơ-tiếc-lít hỏi:

- Ngoài người hầu của ngài ra, trong nhà không còn ai chứ?

- Người hầu cũng không có nhà, chị ta đã về quê thăm bà con họ hàng rồi.

- Tôi có thể xem xét ngôi nhà được không?

- Xin mời ông...

Sơ-tiếc-lít đi lên tầng hai và đứng sau rèm nhìn ra phố: từ đây có thể nhìn suốt từ đầu đến cuối con đường chính của thị trấn này. Trên đường không một bóng người.

Bốn mươi phút sau, anh đã tới quán rượu "Mê-hi-cô": ở đó, anh hẹn gặp tên điệp viên của mình chuyên nghiên cứu vấn đề giữ gìn bí mật của "vũ khí trừng phạt". Sơ-tiếc-lít muốn làm vui lòng tên chỉ huy ghét-xta-pô để cho ngày mai hắn được nghe một câu chuyện thú vị giữa một tình báo viên quốc xã thông minh với một nhà bác học quốc xã thông thái: sau khi bọn ghét-xta-pô bắt giữ chuyên gia vật lý nguyên tử Run-gơ, Sơ-tiếc-lít không quên giữ mình một cách chu đáo từ tất cả mọi phía.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:14:02 pm »

- Chào chị Kin... Công việc của chúng ta ra sao? Cháu bé thế nào?

- Cảm ơn ông... Bây giờ cháu nó biết khóc rồi, nên tôi cũng yên tâm. Tôi cứ sợ vết thương của tôi làm cho cháu mất giọng chăng. Các bác sĩ đã khám cho cháu: hình như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy thì phải.

- Lạy chúa. Con cái chúng ta thật là bất hạnh... Vừa mới đẻ ra đã gặp những chuyện đau lòng... Thế giới này đáng sợ quá... Mà này, tôi mang tin mới đến cho chị đây.

- Tin tốt lành chứ?

- Thời buổi này, mọi tin tức đều chẳng lành, nhưng đối với chị thì tin này lành nhiều hơn dữ.

- Cảm ơn ông, - Kết nói, - Tôi sẽ không bao giờ quên lòng tốt của ông.

- Xin chị cho biết chị còn đau đầu nữa hay không?

- Đã đỡ hơn. Ít nhất thì tôi cũng đã khỏi chóng mặt và thoát những cơn buồn nôn đáng sợ.

- Đó là những triệu chứng của chấn thương sọ não.

- Vâng. Nếu tóc tôi không dày, thì cũng chẳng còn thằng cháu này nữa. Mái tóc đã đỡ đòn cho tôi.

- Chị có mái tóc đẹp quá... Lần trước đến thăm chị, tôi ngắm mãi cũng không biết chán... Chị có dùng loại thuốc gội đầu đặc biệt nào không?

- Có. Ông cậu nhà tôi bên Thụy Điển có gửi cho loại bột khơ-na của I-răng và loại thuốc gội đầu rất tốt của Mỹ.

Đêm qua Kết đã hiểu rõ mọi điều. Chị điểm lại trong trí nhớ tất cả những câu hỏi mà "người đại diện của Công ty bảo hiểm" đặt ra cho chị. Chị quyết định chìa cái chỗ được bảo vệ tốt nhất ra để đỡ đòn. Giả thuyết về ông cậu ở Xtốc-khôm vững chắc và đáng tin cậy hơn cả. Chị đã nghĩ ra mấy giả thuyết về chuyện chiếc va-li. Chị biết rằng đó là vấn đề gay go nhất. Kết cảm thầy nhức buốt hai bên thái dương, khi chị cố nghĩ xem giả thuyết của chị có sức thuyết phục hay không. Chị quyết định lảng tránh vấn đề đó bằng cách nêu lý do ốm đau, nếu hôm nay gã đàn ông kia đề cập đến nó. Chị định bụng xem xét gã đại diện "Công ty bảo hiểm" xử trí ra sao. Ông cậu ở Thụy Điển là vấn đề dễ nhất trong vụ này. Cứ để cho cả hai bên cùng trải qua một kỳ thi. Cái chủ yếu là chị phải nói trước...

- Nhân tiện chị nhắc đến ông cậu ở Thụy Điển... Ông ấy có số điện thoại ở Stốc-khôm không hở chị?

- Quả thực tôi không biết. Chưa thấy nhà tôi gọi điện thoại sang bên đó bao giờ...

Chị vẫn chưa tin rằng Ê-rơ-vin đã chết. Chị không thể tin điều đó được. Sau cơn đau đớn khủng khiếp đầu tiên, khi chị vật vã, quằn quại, nức nở, thì người hộ lý già nói với chị:

- Không nên thế, em ạ... Con trai tôi cũng thế đấy. Người ta cứ tưởng nó chết, thế nhưng nó lại đang nằm viện. Bây giờ thì tuy nó bị khập khiễng đấy, nhưng nó được ở nhà chứ không phải đi lính, nghĩa là nó sẽ sống...

Kết muốn lập tức gửi một mẩu giấy cho Sơ-tiếc-lít, nhờ anh tìm kiếm E-rơ-vin, nhưng chị hiểu rằng chị tuyệt đối không được phép làm như vậy. Chị cũng hiểu rằng chị không biết xoay sở ra sao, nếu mất liên lạc với Sơ-tiếc-lít. Bởi vậy, chị bắt mình không được nghĩ đến tình huống xấu nhất, chị ra lệnh cho mình phải nghĩ cách liên lạc với Sơ-tiếc-lít để anh tìm kiếm Ê-rơ-vin trong các bệnh viện. Và tất cả sẽ tốt đẹp, và chú bé con sẽ được dạo chơi với Ê-rơ-vin trên đường phố Mát-xcơ-va, khi cơn ác mộng này qua đi, và mùa xuân sẽ lại tới, mãi mãi sẽ là mùa xuân hay trời ấm đầu thu với những cái mạng nhện vàng lơ lửng trong không trung, và hàng bạch dương sẽ vàng rượi, thanh cao, trong trắng...

- Công ty chúng tôi, - người đàn ông nói tiếp, - có thể giúp chị nói chuyện điện thoại với ông cậu, khi nào các bác sĩ cho phép chị đi lại. Chị biết đấy, dân Thụy Điển trung lập giàu lắm, nghĩa vụ của ông cậu là phải giúp đỡ chị. Chị cứ để cho ông ấy nghe qua ống nói tiếng kêu khóc của cháu bé là ông ấy sẽ xúc động ngay... Bây giờ thế này, chị Kin ạ... Tôi đã thỏa thuận với ban giám đốc Công ty bảo hiểm rằng, vài ngày nữa chúng tôi sẽ trao cho chị một số tiền đầu tiên, mà không chờ đền lúc kiểm tra lại số tiền bảo hiểm của chị. Nhưng chúng tôi cần biết tên hai người bảo đảm cho chị.

- Tên ai?

- Tên hai người có thể bảo đảm... Xin chị tha lỗi, tôi chỉ là nhân viên thi hành công vụ thôi, chị đừng giận - có thể bảo đảm sự thành thực của chị... Một lần nữa xin chị hiểu cho tôi...

- Nhưng ai người ta chịu bảo đảm như vậy?

- Chẳng lẽ chị không có bạn bè hay sao?

- Tôi không có những người bạn như thế...

- Thôi được... Thế chị có người quen chứ? Chị cần những người quen xác nhận rằng trước đây họ có biết chồng chị...

- Hiện hay họ vẫn biết chứ, - Kết chữa lại.

- Anh ấy còn sống à?!

- Còn sống,

- Anh ấy đâu? Anh ấy đã đến đấy ư?

Kết lắc đầu.

- Không, anh ấy đang nằm ở một bệnh viện nào đó. Tôi tin rằng anh ấy còn sống.

- Tôi đã tìm kiếm...

- Ở tất cả câc bệnh viện?

- Vâng.

- Cả các quân y viện?

- Tại sao chị lại nghĩ rằng anh ấy có thể nằm ở quân y viện?

- Nhà tôi là thương binh... Có hàm sĩ quan... Anh ấy bị ngất, người ta có thể chở anh ấy đến chỗ quân y viện...

- Bây giờ thì tôi yên tâm về chị rồi, - gã đàn ông mỉm cười.

- Đầu óc chị minh mẫn lắm, và công việc rõ ràng đang tiến triển tốt. Càng mau bình phục chừng nào càng tốt chừng ấy: cần đưa cháu bé đi chơi. Bây giờ không khí thoáng đãng là liều thuốc hiệu nghiệm nhất. Còn tạm thời xin chị cho tôi biết tên một vài người quen nào đó của chồng chị, ngay ngày mai tôi sẽ thuyết phục họ bảo đảm cho chị.

Kết cảm thầy thái dương mình rần rật, tai ù đi. Cứ mỗi câu hỏi mới, thái dương lại nhức buốt thêm, thậm chí không phải chỉ nhức buốt, mà như bị một chiếc búa thép gõ vào vậy. Nhưng chị hiểu rằng im lặng, không trả lời lúc này - sau khi đã tránh né mọi câu hỏi cụ thể - tức là thất bại. Chị nhớ đến những ngôi nhà trên phố chị ở, nhất là những ngôi nhà bị phá hủy. Dừng lại. Một lần, ông tướng về hưu tên là Nu-sơ có mang máy thu thanh quay đĩa đến nhờ Ê-rơ-vin chữa. Ông ta sống ở Răng-xơ-đoóc. Đúng rồi. Nhà ông ta ở gần hồ. Cứ đề cho tên này đến hỏi ông ta.

- Xin, nhờ ông nói với vị tướng về hưu Phơ-rít Nu-sơ. Ông ấy sống ở khu phố Răng-xơ-đoóc, gần một cái hồ. Ông ấy là người quen cũ của nhà tôi. Lạy trời phù hộ để bây giờ ông ấy vẫn còn đối xử tốt với chúng tôi.

- Phơ-rít Nu-sơ, - gã đàn ông nhắc lại và ghi tên đó vào cuồn sổ của mình, - ở Răng-xơ-đoóc. Thế chị có nhớ tên phố không?

- Tôi không nhớ...

- Ở sở chỉ dẫn người ta có thể không cho địa chỉ của vị tướng ấy.

- Nhưng ông ấy già lắm rồi... Ông ấy có đánh nhau nữa đâu... Ông ấy đã ngoài tám mươi tuổi rồi.

- Ông ấy vẫn còn minh mẫn chứ?

- Ông bảo sao kia?

- Không, không... Chẳng qua tôi sợ ông già lầm cẩm rối... Giá tôi có quyền, thì tôi sẽ buộc tất cả những người trên bảy mươi tuổi thôi làm việc và đến ở một khu dành riêng cho các cụ già. Mọi điều độc ác trên đời này đều là từ các lão già mà ra.

- Ồ, sao ông nói thế... Vị tướng này hiền lành lắm...

- Thôi được, còn ai nữa?

"Kể tên mụ Coóc-nơ chăng? - Kết nghĩ, - Nguy mất. Tuy vợ chồng chị có đến nghỉ đông ở nhà mụ, nhưng lại đem theo chiếc va-li. Mụ ta có thể nhìn ảnh mà nhớ ra. Chứ không mình kể tên mụ ta ra thì tốt quá, chồng mụ là thiếu tá SS kia mà..."

- Ông hãy thử liên hệ với bà Ai-khen-bơ-ren-ne xem. Bà ấy sống ở Pốt-xơ-đam. Phố "Cối xay gió". Nhà riêng.

- Cảm ơn. Như thế cũng tàm tạm. Tôi sẽ cố gắng thuyết phục họ nhận bảo đảm cho chị, chị Kin ạ. Bây giờ còn một chuyện này nữa... Viên quản trị ở chỗ nhà chị có nhận ra, trong số những chiếc va-li tìm được, có hai chiếc của chị. Sáng mai, tôi với anh ấy sẽ đến đây, rồi trước mặt anh ấy và bác sĩ chúng ta sẽ mở hai chiếc va-li đó ra, có lẽ chị sẽ thấy một vài đồ dùng không cần thiết, tôi sẽ mang chúng đi đổi lấy quần áo lót cho cậu công tử nhà ta.

"Thế là rõ, - Kết tự nhủ. - Hắn đến đây chính là vì việc đó. Hắn muốn hôm nay mình có tìm cách liên lạc với một người nào đó trong số bạn bè đây."

- Xin đa tạ ông, - chị nói. - Thượng đế sẽ đền ơn cho lòng tốt của ông. Thượng đế không bao giờ quên những người làm điều thiện...

- Chị theo đạo Lu-te?

- Không, gia đình tôi chỉ theo đạo Tin lành thôi.

- Còn tôi thì theo đạo Lu-te... Kể ra, điều đó không quan trọng, vì mỗi người phải mang hình ảnh thượng đế trong lòng. Và đây là điều cuối cùng... - Gã đàn ông chìa tờ giấy cho Kết.

- Chị hãy ký vào lá đơn đề nghị Công ty trả ngay cho chị một số tiền. Đây, chị ký vào chỗ này. Cảm ơn. Chúc chị mau bình phục và chị hôn cháu hộ tôi...

Gã gọi người hộ lý vào phòng bác sĩ trực và dặn chị ta:

- Nếu cô ta nhờ chị gọi điện đi đâu hoặc nhờ chị chuyển lá thư cho ai, chị hãy gọi điện ngay lập tức cho tôi, đến cơ quan hay về nhà, lúc nào cũng được. Bất cứ lúc nào, - gã nhắc lại. - Còn nếu như có ai đến thăm cô ta, thì chị gọi số này nhé, - gã đưa số điện thoại cho chị, - họ chỉ ở cách chỗ chị vài chục mét thôi. Chị hãy cố giữ người khách đến thăm ấy bằng mọi cách. Bằng mọi cách, chị nhớ chưa?
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:15:35 pm »

Từ trong phòng làm việc bước ra, Sơ-tiếc-lít nhìn thầy người ta khiêng chiếc va-li của Ê-rơ-vin đi ngoài hành lang. Dù có hàng ngàn chiếc va-li bên cạnh, anh vẫn nhận ra nó, vì nó có đựng điện đài.

Sơ-tiếc-lít lơ đãng và chậm rãi đi theo hai gã đàn ông đang khiêng chiếc va-li. Họ vừa vui vẻ nói chuyện với nhau, vừa đưa chiếc va-li vào phòng làm việc của thiếu tá dự thẩm Rôn-phơ.

Dĩ nhiên, Sơ-tiếc-lít không thể ngờ rằng ở phòng xét nghiệm người ta đã phát hiện vết tay của Kết chẳng những ở mặt ngoài của chiếc va-li, mà ở cả thang điều hướng và hai ống nghe ê-bô-nít màu đen của điện đài...

Theo hai người kia đến cửa phòng làm việc của viên dự thẩm Rôn-phơ, Sơ-tiếc-lít thoáng nghĩ: có nên vào phòng viên thiếu tá ngay, hay chờ một lát đã. Toàn bộ cơ thể anh căng lên, và chưa kịp nghĩ thật kỹ cách xử sự, chỉ dựa vào cảm tính thì đúng hơn, anh lấy ngón tay trỏ xương xẩu gõ vài tiếng ngắn vào cửa và bước ngay vào, không đợi Rôn-phơ trả lời.

- Anh định đi tản cư đấy à? - Sơ-tiếc-lít vừa cười vừa hỏi. Anh không chuẩn bị trước câu hỏi ấy, nó tự nảy ra trong óc anh và rõ ràng trong tình huống này nó là câu nói đúng đắn nhất trong tất cả những câu mà người ta phải ngẫm nghĩ hàng giờ mới ra.

- Không, đây là một chiếc máy phát.

- A... Anh sưu tầm đồ chơi đấy à? Thế ông chủ của nó đâu?

- Bà chủ thôi. Theo tôi nghĩ, ông chủ ngòm mất rồi. Còn bà chủ thì đang nằm ở buồng cách ly của bệnh viện với một đứa con vừa đẻ.

- Với một đứa con vừa đẻ?

- Vâng. Và mụ ta bị mấy vết thương vào đầu.

- Anh định làm gì với một con mụ ốm đau như vậy? Làm sao có thể hỏi cung mụ ta trong tình trạng ấy...

- Theo tôi, chính phải hỏi cung mụ ta trong tình trạng ấy mới tốt. Nếu không, ta còn dằng dai, chờ đợi đến bao giờ. Điều chủ yếu là cái thằng ngốc ở Vụ tôi đã chìa cho mụ ta xem bức ảnh chụp mấy chiếc va-li, trong số đó có chiếc này - và hỏi mụ ta có nhận ra đồ dùng của mình hay không... May thay, mụ ta không thể chạy trốn đi đâu được; còn đứa con của mụ ở đây nữa, vả chăng cũng chẳng ai được bước vào chỗ khoa nhi... Tôi không nghĩ rằng mụ ta có thể bỏ con ở đây mà chạy trốn... Mà có quỷ sứ biết được chúng nó... Tôi đã quyết định đưa mụ ta đến đây trong ngày hôm nay.

- Khôn ngoan lắm, - Sơ-tiếc-lít tán thành. - Anh đã bố trí canh gác chưa? Cần phải theo dõi xem mụ ta có thể tiếp xúc với ai..,

- Có, chúng tôi đã gài hộ lý của mình vào đó và thay lão gác cổng bằng người của chúng tôi.

- Nếu vậy thì có nên đưa mụ ta về đây nữa hay không? Khéo lại làm hỏng toàn bộ trò chơi. Lỡ bỗng nhiên mụ ta tìm cách liên lạc với ai đó thì sao?

- Chính tôi cũng đang phân vân. Tôi sợ mụ ta chợt hiểu ra. Anh biết bọn Nga rồi đầy. Phải tóm lấy chúng giữa lúc chúng đang ấm áp và yếu đuối kia...

- Tại sao anh nghĩ rằng mụ ta là người Nga?

- Vấn đề chính là từ đó mà ra. Mụ ta đã kêu rên bằng tiềng Nga trong lúc đẻ.

- Hiện giờ mụ ấy ở đâu?

- Ở bệnh viện "Sa-ri-tê". Nghĩa là, muốn đưa mụ đến đây thì chỉ mất mươi phút thôi.

Sơ-tiếc-lít vươn vai vừa đi ra cửa vừa nói:

- Nên mang mụ ta về đây ngay... Mặc dù việc ấy có thể làm hỏng toàn bộ chiến dịch... Vì nếu mụ ta tìm cách liên lạc với bọn ở ngoài, thì trò chơi sẽ rất thú vị. Anh tưởng lúc này người của mụ ta không đi tìm mụ ở khắp các bệnh viện hay sao?

- Chúng tôi chưa tính hết giả thuyết ấy...

- Vậy thì hôm nay suy xét khả năng ấy cũng chưa muộn. Chúc anh mạnh khỏe và thành công... - Ra đến cửa, Sơ-tiếc-lít quay lại nói thêm: - Vụ này rất hay! Hay lắm đấy! Cái chính là không nên vội vàng. Và tôi khuyên anh chưa nên báo cáo với cấp trên: các vị ấy mà thúc anh làm việc khẩn trương thì khốn.

Đến lúc đã mở cửa đi ra, Sơ-tiếc-lít mới vỗ tay lên trán và cười to:

- Tôi trở thành một thằng ngốc lẩm cẩm mất rồi... Tôi đến anh để xin mấy viên thuốc ngủ, thế mà lại quên bỗng đi mất. Người ta bảo anh có loại thuốc ngù của Thụy Điển tốt lắm...

Sơ-tiếc-lít biết rằng người ta thường nhớ câu cuối cùng hơn cả, anh tự rút ra điều đó tựa như một cách chứng minh toán học. Điều quan trọng là biết bắt đầu một câu chuyện cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải khôn khéo rút lui khỏi câu chuyện đó. Bây giờ, Sơ-tiếc-lít nghĩ, nếu người ta hỏi Rôn-phơ - có ai đến gặp hắn và gặp để làm gì - chắc hắn sẽ trả lời rằng Sơ-tiếc-lít đã ghé vào chỗ hắn xin thuốc ngủ Thụy Điển. Rôn-phơ cho đến một nửa số nhân viên ở Vụ này thuốc ngủ - ông cậu hắn chả là chủ hiệu thuốc.
Logged
Stirlitz
Thành viên
*
Bài viết: 77



« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2022, 01:16:28 pm »

... Lúc này, ở chỗ Rôn-phơ ra, Sơ-tiếc-lít giả bộ hầm hầm tức giận. Anh lên tầng trên gặp Sê-len-béc và nói:

- Thưa ngài thiếu tướng, tốt nhất là tôi báo cáo rằng mình bị ốm - mà tôi đang ốm thật đây - để xin đi an dưỡng mười ngày, nếu không tôi đến gục mất...

Giờ đây, khi anh nói như thế với kẻ cầm đầu Cục tình báo chính trị, mặt anh tái nhợt hẳn đi. Và không phải chỉ vì số phận của Kết, và do đó, của cả anh nữa đang được quyết định. Anh hiểu rằng cái gì sẽ đến với chị ở đây: chỉ sau mấy giờ hỏi cung, bọn chúng sẽ kề súng lục vào gáy cháu bé mới sinh và dọa sẽ bắn chết em trước mặt người mẹ, nếu như người mẹ không chịu khai. Đó là thủ đoạn quen thuộc, cũ rích của Muyn-lơ. Chúng chưa bắn vào gáy em bé nào cả. Đâu phải vì tình thương - bọn tay chân của Muyn-lơ còn làm những chuyện độc ác hơn thế nhiều. Chẳng qua là vì chúng thừa hiểu rằng, nếu bắn chết đứa bé, người mẹ sẽ phát điên và toàn bộ trò chơi của chúng sẽ đi đời nhà ma. Thế nhưng, tác dụng của thủ đoạn đe dọa ấy lại không chê vào đâu được.


Mặt anh lúc này tái nhợt hẳn đi, không phải vì anh hiểu rõ những cực hình nào đang chờ đợi anh, nếu Kết khai ra anh. Thật đơn giản: anh đang đóng vai kẻ giận dữ, và tinh thần anh bắt thể xác anh phải tuân theo một cách chính xác, trọn vẹn, đến mức đạt tới một sự hài hòa mà chỉ các diễn viên bậc thầy mới tạo nên được. Một chiến sĩ tình báo thực thụ cũng gần giống một diễn viên hay một nhà văn. Anh ta sống theo các quy luật của họ: quy luật sáng tạo cái thật của mình. Có khác chăng là, nếu sự giả dối trong diễn xuất đe dọa người diễn viên bằng những quả cà chua thối, sự giả dối và phi lô-gích sẽ trả thù nhà văn qua những lời châm biếm, khinh miệt của các nhà phê bình, thì người hoạt động tình báo phải trả bằng cái chết.

- Có chuyện gì vậy? Anh làm sao thế? - Sê-len-béc ngạc nhiên.

- Chưa đến nỗi chết ngất đi, nhưng theo tôi nghĩ, tất cả chúng ta đều sa vào nanh vuốt của Muyn-lơ. Hôm qua thì tôi được hưởng cái trò bám đuôi ngu ngốc ấy ở phố Phơ-ri-đơ-rích, hôm nay lại bị một vố cay hơn: họ tìm thấy một mụ đàn bà Nga với toàn bộ điện đài. Nhân vật này rõ ràng đã hoạt động rất tích cực. Tôi săn tìm cái đài phát ấy đã tám tháng ròng, thế mà không hiểu sao việc này lại rơi vào tay Rôn-phơ, một gã mù tịt về cái trò chơi điện đài cũng như tôi mù tịt về trò thông dâm giữa nữ giới với nhau vậy!

Sê-len-béc lập tức nhoài người cầm lấy ống nghe.

- Không nên, - Sơ-tiếc-lít nói. - Chả ăn thua gì đâu. Chỉ tổ gây ra tranh chấp giữa ngành tình báo và phản gián. Xưa nay vẫn thế. Xin ngài hãy ký lệnh cho tôi đến gặp mụ đàn bà Nga ấy ngay bây giờ, tôi sẽ đem mụ ấy về chỗ chúng ta và tiến hành hỏi cung, ít ra là lần đầu tiên. Có thể tôi hơi khoe khoang, nhưng chắc chắn tôi hỏi cung khá hơn Rôn-phơ. Rồi sau họ muốn quẳng mụ ấy cho anh ta thì quẳng - đối với tôi, cái quan trọng là công việc, chứ không phải lòng tự ái.

- Anh đi đi, - Sê-len-béc nói, - còn tôi thì dầu sao cũng phải gọi điện cho ngài Thống chế.

- Ngài nên đến gặp Thống chế thì hơn, - Sơ-tiếc-lít nói:

- Tôi không thích chuyện ầm ĩ này chút nào.

- Anh đi đi, - Sê-len-béc nhắc lại, - và cứ làm công việc của mình. Sau đó, chúng ta sẽ bàn đến chuyện lão giám mục. Chỉ một, hai ngày nữa là ta cần đến lão thôi...

- Tôi không thể cùng một lúc lo tròn hai việc.

- Anh lo được. Người hoạt động tình báo hoặc bó tay ngay lập tức, hoặc hoàn toàn không chịu đầu hàng. Trong một số rất ít trường hợp ngoại lệ, người của ta bị thất bại sau khi bọn tướng cướp Muyn-lơ áp dụng những phương pháp đặc biệt. Anh sẽ nắm được tất cả mọi chuyện trong mấy giờ đầu tiên. Nếu bà đầm Nga ấy im lặng, anh hãy giao cho Muyn-lơ để bọn họ suy nghĩ nát óc* (Nguyên văn: đập vỡ trán mình) ra. Nếu cô ta nói, chúng ta sẽ xếp cô ta vào tài khoản thu của chúng ta và xoa mũi** (Cách nói trong tiếng Nga, tương tự "bóp mũi" trong tiếng Việt) thằng cha xứ Ba-va-ri-a ấy.


Trong lúc tức giận, Sê-len-béc đã dùng danh từ ấy đề gọi một trong những kẻ đáng ghét nhất đối với y là Muyn-lơ, tên cầm đầu cơ quan ghét-xta-pô.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM