Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:27:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21571 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 03:55:25 pm »

Đa-lét cố tìm trong các trang sách của Đê-phô, xem có câu văn nào, dù chỉ nói một cách hết sức xa xôi, rằng tác giả của nó là người cầm đầu cơ quan tình báo Anh quốc hay không. Nhưng hắn chẳng tìm thấy một câu nói bóng gió nào về chuyện ấy cả.

Cũng theo báo cáo của nữ điệp viên kia, thì vào những lúc rỗi rãi, A-len Đa-lét thường chú trọng tìm hiểu hoạt động thực hành và phương pháp của các tổ chức tình báo lớn nhất tại châu Âu trong thế kỷ XIX.

Rất nhiều từ liệu khác nữa về A-len Đa-lét đã được tích lũy trong các tủ bọc sắt ở cơ quan Him-le. Song các trùm thủ lĩnh của nước Đức quốc xã vẫn chưa có tài nào xác định một cách tuần tự và chính xác tiểu sử của tên điệp viên sừng sỏ giữa thế kỷ XX ấy.

Lý lịch của A-len Đa-lét không có gì đáng chú ý lắm. Sau khi nhận bằng thạc sĩ nghệ thuật vào năm hai mươi ba tuổi, hắn đi làm giáo sĩ truyền đạo ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tháng năm năm 1916, hắn nhận chức vụ ngoại giao đầu tiên của hắn ở Viên. Hắn từng là đoàn viên của phái đoàn do Vu-đờ-rô Uyn-xơn cầm đầu ở Pa-ri. Sau đó, hắn nhận một nhiệm vụ đặc biệt và tới Thụy Sĩ và Áo làm việc với mục đích duy trì đế quốc Áo - Hung. Tại đó, năm 1918, hắn đã chuẩn bị một âm mưu đầu tiên. Âm mưu này có thể dẫn đến kết quả to lớn, giá như hắn thực hiện đến cùng. Song cuộc cách mạng tháng mười một ở Đức do những người cộng sản lãnh đạo đã ngăn cản việc thực hiện âm mưu đó. Cái chế độ quân chủ tương lai của Gabx-bua mưu toan làm đội vệ binh và chiếc lá chắn vững chắc của phương Tây, nhằm ngăn chặn làn sóng bôn-sê-vích lan tràn ở châu Âu, đã bị phá sản thảm hại.

Một năm sau, năm 1919, A-len Đa-lét được cử làm bí thư thứ nhất đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đức. Tại đây, trong ngôi nhà số 7, đại lộ Vin-hem, A-len Đa-lét đã tiếp xúc trực tiếp với những kẻ coi nhiệm vụ chủ yếu của mình là đối phó với chủ nghĩa bôn- sê-vích ở châu Âu. Chính tại đây, A-len Đa-lét đã giới thiệu Đờ- rét-xơn, đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Đức, với tướng Hốp-man, kẻ vạch kế hoạch đầu tiên cho quân Đức tần công Crem-lin.

Bấy giờ Hốp-man đã nói với Đa-lét và Đơ-rét-xơn: “Suốt đời tôi, tôi chỉ tiếc một điều. Tôi tiếc rằng trong thời kỳ Brét-Li-tốp- xcơ, tôi đã không xé bỏ hiệp ước và không tiến quân sang Mát- xcơ-va. Hồi ấy, tôi có thể dễ dàng làm việc đó”.

Chính dạo đó và chính Hốp-man trong lúc trò chuyện với Đa-lét đã khôn khéo biện hộ cho cái học thuyết về sau được gọi là thuyết “Đơ-răng nắc ô-xten” 1.

Ở Béc Lanh về, A-len Đa-lét tới làm việc hai năm ở Côn- stăng-ti-nô-pôn, thủ đô của một nước nằm ngay bên cạnh nước Nga Xô-viết, thủ đô của một nước vừa là chiếc chìa khóa mở cửa tới Biển Đen và Địa Trung Hài, vừa là đầu cầu trên con đường dẫn đến các nguồn dự trữ dầu lửa của thế giới.

Từ nơi ấy, A-len Đa-lét trở về Oa-sinh-tơn. Hắn trở thành Vụ trưởng Vụ Cận Đông ở Bộ Ngoại giao. Cận Đông là một trong những điểm nóng nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Cận Đông, đó là dầu lửa, là nguồn nuôi dưỡng chiến tranh. Bọn trùm tư bản công nghiệp Mỹ trong ngành dầu lửa hồi ấy rất lo sợ trước những thắng lợi to lớn của lối cạnh tranh Anh quốc trên thị trường thế giới.

Chính dạo đó Bét-pho, giám đốc công ty “Stăng-đa ôi-lơ ốp Niu - Giéc-xi” đã tuyên bố: “Đối với Hoa Kỳ lúc này, điều quan trọng là phải thi hành chính sách xâm lược”.

Và Đa-lét ra sức hoạt động. Thắng lợi đầu tiên đối với nước Anh mà phía Mỹ giành được là nhớ tài điều khiển của hắn. Đó là vào năm 1937, khi công ty của Rốc-phe-lơ giành được hai  mươi lăm phần trăm cổ phần trong Công ty dầu lửa “I-rắc pét- rô-lê-um com-pa-ni”.

Cùng trong năm ấy, nghiệp đoàn dầu lửa “Gal-phơ ôi-lơ” thuộc nhóm Mê-lơn giành được quyền ưu tiên nhượng địa ở quần đảo Bác-rên.
Giành xong những thắng lợi đó, A-len Đa-lét quyết định về hưu. Nhưng việc tìm hiểu hoạt động tình báo trong nhà băng của tập đoàn Rốt-sin-đơ đã khiến hắn nghĩ rằng cương vị ở Bộ Ngoại giao mới chỉ là nấc thang đầu tiên trên bậc thang danh vọng đáng kể sau này của hắn.
A-len Đa-lét nhận làm việc cho hãng luật “Xa-li-vên ên Cờ- rôm-vên”, một trong những hãng lớn nhất ở phố U-ôn, một hãng gắn bó mật thiết với tập đoàn Rốc-phe-lơ và Moóc-gang. Chính ở đây, tại hãng luật này, A-len Đa-lét đã tiến hành một chiến dịch rộng lớn nhằm giành cho Hoa Kỳ các nhượng địa dầu lửa ở nước Cộng hòa Cô-lôm-bi-a.

Chính hãng “Xa-li-vên ên Cờ-rôm-vên” đã làm việc với chính phủ Pa-na-ma trong thời kỳ xây dựng kênh đào. Chính hồi ấy hãng “Xa-li-vên ên Cờ-rôm-vên” đã đặt những quan hệ mật thiết nhất với nước Đức, là nơi, sau hiệp ước Véc-xây, bọn tư bản công nghiệp Mỹ đã đầu tư vào rất nhiều đô-la.

Chính dạo đó A-len Đa-lét và anh hắn là Giôn Phô-xtơ Đa- lét đã cấu kết chặt chẽ với tờ-rớt “I. G. Phác-ben-in-đu-xtơ- ri” của Ti-xen và với công-xéc “Rô-béc Bô-sơ”. Hai anh em Đa-lét đã trở thành các điệp viên người Mỹ làm việc cho hai nghiệp đoàn đó của nước Đức.

Ngay trong thời kỳ đầu tiên của chiến tranh, A-len Đa-lét đã lâm vào tình trạng bị phá sản đến nơi. Công-xéc “Rô-béc Bô-sơ” có một chi nhánh ở Hoa Kỳ. Chi nhánh này gọi là “A-mê-ri-cơn Bô-sơ Coóc-pô-rây-sơn”. Trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãng này có nguy cơ bị liệt vào sổ đen. Bọn chủ hãng vội vã ký hợp đồng với hai chủ nhà băng Thụy Điển là hai anh em Va-len-béc. Hợp đồng này quy định rằng nhà băng Thụy Điển sẽ kiểm tra trên danh nghĩa hãng “A-mê-ri-cơn Bô-sơ Coóc-pô-rây-sơn” với điều kiện chờ khi chiến tranh kết thúc mới chuyển giao hãng đó cho chủ nhân của nó. 

Anh em nhà Va-len-béc đồng ý, nhưng họ đòi bên ký hợp đồng phải là người Mỹ để làm tất cả những thủ tục cần thiết. Vai trò ấy được giành cho hai anh em Đa-lét, A-len Đa-lét đã đánh lừa được chính quyền Mỹ và che giấu tài sản của bọn Đức quốc xã dưới lá cờ Thụy Điền. Sau đó, A-len Đa-lét chẳng những trở thành đồng chủ nhân của hãng “Xa-li-ven ên Cờ-rôm-vên”, mà còn làm giám đốc “Sờ-rê-đe tờ-rốt Com-pa-ni” và đồng thời làm giám đốc “Gi. Hen-ri Sờ-rê-đe bên-kinh Coóc-pô-rây-sơn”.

Sờ-rê-đe là ai vậy?

Hắn là công dân Đức ở Đức, công dân Mỹ - ở Hoa Kỳ, công dân Anh ở Anh quốc. Vào những năm ba mươi, công-xéc nói trên do nam tước Cuốc phôn Sờ-rê-đe cầm đầu, Ngày 7 tháng giêng năm 1933, tại biệt thự của Sờ-rê-đe ở Ken-nơ, Hít-le đã gặp mặt phôn Pa-pen. Ở đó hắn đã phác ra kế hoạch cho bọn quốc xã giành lấy chính quyền. Nhờ thế, Cuốc phôn Sờ-rê-đe được phong chức trung tướng SS. Chính hắn trở thành chủ tịch của tổ chức bí mật “Phờ-ren-đen Cờ-rây-xơ”. Tổ chức này đã quyên tiền trong giới trùm tư bản vùng Rua cho các đơn vị SS của thống chế Hen-rích Him-le.

Chi nhánh của công-xéc Sờ-rê-đe ở Anh cấp tiền cho “Hội Anh - Đức” ở Luân Đôn. Chức năng của Hội này là tuyên truyền cho các tư tưởng của Quốc trưởng Hít-le ở nước Anh. Có thể đoán biết chức năng của hãng “Gi. Hen-ri Sờ-rê-đe bên-kinh Coóc-pô-rây-sơn” ở Hoa Kỳ. Giám đốc hãng ấy là A-len Đa-lét...

Chính con người ấy, cái kẻ hiểu biết châu Âu, nước Đức, đảng Quốc xã, giới tư bản dầu lửa hơn ai hết ấy đã trở thành kẻ cầm đầu cơ quan đại diện Cục tình báo chiến lược của Hoa Kỳ tại châu Âu.

Dĩ nhiên, Đa-lét không phải là đặc phái viên của tổng thống Ru-dơ-ven ở Béc-nơ. Việc hắn chuyển sang Cục tình báo chiến lược có liên quan tới một buổi nói chuyện giữa hắn với một đại biểu của giới tư bản, một tuần sau khi quân Nhật tấn công Piếch-lơ Ha-bo.

- Ngài hỏi triển vọng ra sao ư? - Đa-lét đăm chiêu nói, miệng vẫn ngậm chiếc tẩu thuốc nhãn hiệu Anh như thường lệ, - Tôi chưa thể trả lời cặn kẽ được. Muốn nhận rõ triển vọng đối với mình, cần phải nghiên cứu nền tài chính và những giai thoại lưu truyền trong nước, các vở diễn mới ở nhà hát và báo cáo về các hội nghị đảng quốc xã ở Nu-rem-be. Tôi thấy rõ một điều: nước Đức sẽ không im hơi lặng tiếng - tôi muốn nói đến nước Đức của những nhà tư bản tài chính cỡ lớn, loại như ông Sa-khơ đã về vườn, và của những nhà văn đang buộc phải kiếm ăn bằng cách dịch sách từ tiếng La-tinh.

- Ông Sa-khơ thì đáng chú ý đấy, còn các nhà văn thì...

- Thì cũng rất đáng chú ý, - Đa-lét phản đối, - thậm chí còn đáng chú ý hơn là ngài nghĩ kia. Từ năm 1934, Him-le đã phạm một sai lầm nghiêm trọng đầu tiên, khi ông ta tống phôn Ô-xét-xki, người được giải thưởng Nô-ben, vào trại tập trung. Ông ta đã dựng lên hình tượng một người bị hành hạ. Đối với cái người bị hành hạ ấy, lẽ ra không nên tống vào trại tập trung, mà phải mua chuộc ông ta bằng danh vọng, tiền và gái... Không ai dễ bị mua chuộc bằng diễn viên, nhà văn và nghệ sĩ. Phải biết khéo léo mua chuộc họ, bởi vì đó là hình thức tố giác tốt nhất.

- Ồ, điều đó không làm chúng tôi quan tâm, đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt...

- Đó không phải là chi tiết, - Đa-lét khăng khăng phản đối, - Đó hoàn toàn không phái là các chi tiết nhỏ nhặt, Hít-le đã giáo dục bảy mươi triệu người mù quáng tuân lệnh ông ta. Sân khấu, phim ảnh và hội họa của ông ta đang giáo dục những người máy mù quáng. Điều này không thể làm chúng ta vừa lòng: người máy hoàn toàn không muốn buôn bán, tiếp xúc và nghĩ ra một chiến dịch sinh lời trong lĩnh vực của nhà tư bản. Những người máy mù quáng không cần đến Sa-khơ. Nhưng chúng tôi cần đến ông ấy. Bởi vậy, - Đa-lét kết luận, - ở đây tất cả mọi việc đều gắn bó mật thiết qua lại với nhau. Và sự tương tác ấy nhất định sẽ dẫn tới giới trí thức trong quân đội… Mà trí thức trong quân đội thì đó là những người có cấp bậc từ thiếu tá đến thống chế, chứ không thấp hơn. Thấp hơn là những người máy chỉ biết mù quáng thi hành bất kỳ mệnh lệnh nào, không cần suy nghĩ tí gì…

- Ôi, cách giải thích này đáng chú ý đây, - người tiếp chuyện với A-len Đa-lét nói, - Nó đáng chú ý vì nó có nhiều triển vọng lắm. Thế mà ông lại bảo rằng ông không thể trả lời câu hỏi của tôi...




------------------------------------------------------------------
1. Tiếng Đức, có nghĩa “tiến sang phía Đông”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 04:00:03 pm »

Khi Các-lơ Vôn-phơ bước ra khỏi phòng làm việc của Him-le, viên thống chế SS ngồi bất động khá lâu, tưởng chừng hắn đã hóa đá. Không phải hắn đang run sợ. Làm gì có chuyện ấy. Hay ít ra là hắn không nghĩ như vậy. Chẳng qua đây là lần đầu tiên trong đời hắn phải lùi bước. Hắn đã biết có những kẻ lùi bước, thậm chí hắn không làm phiền họ, trong khi theo dõi xem ai sẽ thắng trong tháng bảy năm một nghìn chín trăm bốn mươi tư. Nhưng giờ đây thì chính hắn đã có hành động phản bội quốc gia; chỉ có một hình phạt duy nhất dành cho việc đàm phán với kẻ thù, đó là xử bắn. Những cuộc trao đổi với Gơ-rinh thì bao giờ hắn cũng có thể bảo đảm an toàn; vì hắn đã thăm dò được tâm trạng của cái kẻ đã rời bỏ đời sống chính trị tích cực ấy. Giả sử có lộ việc hắn biết rõ âm mưu lật đổ tháng bảy năm ngoái, thì hắn cũng dễ dàng bác bỏ bằng cách chứng minh rằng, tất cả những kẻ chủ mưu và đồng mưu đều bị tóm cổ ngay: “Mình làm chủ trò chơi, tất cả bọn chúng đều ở trong nắm tay mình, còn Stau- phen-béc là một người cực đoan, lại có nhiều chuyện bất ngờ, hơn nữa, lúc xảy ra sự biến, mình có mặt ở hầm ngầm bên cạnh Quốc trưởng, đó chẳng phải là bằng chứng vô tội hay sao?”

Nhưng giờ đây Các-lơ Vôn-phơ đã lên đường sang Thụy Sĩ để trực tiếp đàm phán với Đa-lét - một sĩ quan cao cấp SS sẽ tiếp xúc với một điệp viên cỡ lớn của phe Đồng minh.

Theo thói quen thường ngày của mình, Him-le bỏ kính ra - hôm nay hắn đeo kính không gọng, các thầy giáo ở trường trung học hay dùng loại kính này - và chậm rãi lấy miếng da mỏng lau mắt kính. Hắn bỗng cảm thấy có điều gì thay đổi trong con người hắn. Hắn không hiểu ngay là có điều gì thay đổi, lát sau hắn mới mỉm cười: “Mình đã bắt đầu động đậy, - hắn hiểu ra. - Đáng sợ nhất là cảnh ngồi im bất động, vì như thế chẳng khác gì một cơn ác mộng”.

Hắn gọi Sê-len-béc tới. Chỉ một phút sau, viên Cục trưởng Cục tình báo chính trị đã bước vào phòng hắn, tựa hồ Sê-len- béc ngồi chực sẵn ở phòng đợi, chứ không phải ở phòng mình trên tầng ba.

- Các-lơ Vôn-phơ đã đáp máy bay đi gặp Đa-lét, - Him-le nói và bẻ ngón tay răng rắc.

- Như thế là sáng suốt...

- Như thế là điên rồ, ông Sê-len-béc ạ, như thế là điên rồ và mạo hiểm.

- Ngài nghĩ rằng có khả năng thất bại ư?

- Tôi muốn nói đến cả một loạt khả năng! Đó là ông, đó là công việc của ông. Ông đã đưa tôi đến bước đường ấy!

- Nếu Các-lơ Vôn-phơ thất bại, toàn bộ tài liệu sẽ thuộc về chúng ta.

- Chúng có thể rơi vào tay thằng cha người Viên trước tiên.

Sê-len-béc đưa mắt nhìn Him-le dò hỏi. Him-le cau có giải thích:

- Thằng cha người Viên tức là Can-ten-bơ-ru-ne. Và tôi không biết sau đó các tài liệu ấy sẽ bị gửi tới đâu, tới Boóc-man hay tới tay tôi. Ông còn lạ gì hành động của Boóc-man, một khi ông ta nhận được những tài liệu như thế nữa. Và ông cũng dễ hình dung phản ứng của Quốc trưởng, khi biết rõ mọi chuyện, nhất là lại qua lời giái thích của Boóc-man.

- Tôi cũng đã phân tích kỹ cả khả năng ấy.

Him-le cau mày khó chịu. Lúc này, hắn chỉ muốn triệu hối Vôn-phơ về, để ông ta ở đây và quên hoàn toàn cuộc nói chuyện với ông ta đi, loại bỏ cuộc nói chuyện đó ra khỏi ký ức của mình.

- Tôi cũng đã phân tích kỹ cả khả năng ấy, - Sê-len-béc nhắc lại. - Một là, Các-lơ Vôn-phơ có trách nhiệm nói chuyện với Đa-lét không phải thay mặt mình, cũng không phải thay mặt ngài, mà là thay mặt thống chế Két-xơ-rinh, vì ông ta thuộc quyền Két-xơ-rinh ở bên Ý. Ông ta là phó tổng tư lệnh quân đội tại Ý, ông ta không nằm dưới quyển chỉ huy trực tiếp của ngài...

Him-le liếc nhanh sang phía Sê-len-béc. “Thông minh thật, - hắn nghĩ. - Tất cả mọi chuyện đều rõ ràng ! Và đều gắn liền với câu chuyện của mình ở nhà Gơ-rinh!”

Thống chế Két-xơ-rinh đã có thời làm trợ lý không quân của Gơ-rinh. Tất cả mọi người đều coi ông ta là người của Gơ-rinh.

- Hay đấy, - Him-le nói. - Ông nghĩ ra điều đó từ trước, hay nó vừa mới nảy ra trong đầu ông thế?

- Ý nghĩ đó nảy ra trong đầu tôi, khi tôi biết Vôn-phơ lên đường, - Sê-len-béc trả lời. - Ngài cho phép tôi hút thuốc được không ạ?

- Được, mời ông cứ tự nhiên, - Him-le đáp.

Sê-len-béc châm thuốc - từ năm một nghìn chín trăm ba mươi sáu, y chỉ hút thuốc “Kê-mên” chứ không dùng bất cứ loại thuốc lá nào khác, Một lần, vào năm bốn mươi hai, sau khi Mỹ bắt đầu tham chiến, người ta mới hỏi y: “Ông lấy đâu ra thuốc lá của kẻ thù thế?”, thì Sê-len-béc trả lời: “Quả thực là ai mua thuốc lá Mỹ đều coi như kẻ phản quốc”...

- Tôi đã tính hết mọi khả năng, - y nói tiếp, - thậm chí cả đến khả năng xấu nhất.

- Nghĩa là gì? - Him-le cảnh giác hỏi. Hắn đã bình tĩnh trở lại. Triển vọng rất sáng sủa. Làm gì còn khả năng xấu nhất, nếu mọi việc đã xếp đặt tốt như vậy?

- Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Két-xơ-rinh, và tệ hơn nữa là Gơ-rinh, người đỡ đầu của ông ta, có thể chứng minh bằng chứng vô tội của mình trong vụ này?

- Chúng ta có thể không gạt bỏ khả năng đó. Ông hãy lo từ trước đi.

- Chúng ta có thể không gạt bỏ thật, nhưng ngài đã xử lý rất đúng khi đẩy người phó của ngài là Can-ten-bơ-ru-ne ra khỏi chiến dịch này của chúng ta. Ông ta, và cả Muyn-lơ nữa, có thể chứng minh rằng Gơ-rinh là kẻ vô tội.

- Được rồi, được rồi, - Him-le uể oải nói, - thế ông đề nghị nên làm gì?

- Tôi đề nghị bắn một phát súng giết hai con chim dẽ gà.

- Đâu phải chuyện dễ, - giọng nói của Him-le càng uể oài, mệt mỏi hơn, - hơn nữa, tôi không phải là thợ săn...

- Quốc trưởng nói rằng khối Đồng minh sắp tan rã đến nơi, có phải thế không ạ? Vậy thì, làm cho chúng tan rã có phải là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta hay không? Xta-lin sẽ hành động ra sao, nếu ông ta biết những cuộc đàm phán riêng rẽ mà tướng SS Vôn-phơ đang tiến hành với các nước Đồng minh phương Tây? Tôi không đám khẳng định ông ta sẽ làm những việc cụ thể nào, nhưng chắc chắn ông ta sẽ ra tay - điều này thì tôi không nghi ngờ chút nào cả. Vậy thì, chuyến đi của ông Vôn-phơ, mà chúng ta gọi là chiến dịch thông tin giả cho Xta-lin, có lợi cho Quốc trưởng hay không? Nghĩa là câu chuyện huyền thoại của chúng ta - cuộc đàm phán - chỉ nhằm đánh lừa Xta-lin! Chúng ta sẽ giải thích với Quốc trưởng như vậy, nếu chiến dịch bị bại lộ.

Him-le đứng dậy khỏi ghế - hắn không thích ngồi ghế bành, mà chỉ ưa ngồi trên chiếc ghế văn phòng cũ kỹ, - đi lại cửa sổ và nhìn rất lâu cảnh đổ nát của Béc Lanh. Lác đác bên các hố bom, cây cỏ đã mọc xanh. Trẻ em đi học về đang nói cười vui vẻ. Hai người phụ nữ đẩy xe nôi đi dưới phố. Him-le nhìn thấy cảnh đó, liền trở nên bình tĩnh và chợt nghĩ: “Mình sẽ rất sung sướng nếu được vào rừng chơi và ngủ đêm bên cạnh đống lửa. Trời ơi, Van-te Sê-len-béc mới thông minh làm sao…”.

- Tôi sẽ suy nghĩ về điều ông vừa nói, - Him-le trả lời nhưng không ngoảnh lại. Hắn muốn giành về phần mình chiến thắng của Sê-len-béc, Sê-len-béc sẵn sàng dâng nó cho thống chế SS - bao giờ y cũng dâng lên hắn và Hây-đơ-rích các chiến thắng của y. Bởi vậy, y nói:

- Ngài có quan tâm đến các chi tiết không, hay để tôi tự lo liệu sắp đặt ạ?

- Ông hãy tự lo liệu lấy, - Him-le đáp, nhưng khi Sê-len- béc đi ra đến cửa thì hắn quay mặt lại - Nói đúng ra thì trong chuyện này không nên có chi tiết. Cụ thể, ý của ông là gì?

- Trước hết là chiến dịch che đỡ... Nghĩa là phải đưa một nhân vật nào đó, không phải người của chúng ta, vào cuộc đàm phán với phương Tây... Rồi chúng ta sẽ giao tài liệu về nhân vật đó cho Quốc trưởng... Trong trường hợp cần thiết… Đó chứng tỏ thắng lợi của cơ quan tình báo chúng ta: ta đã phá vỡ các âm mưu quỷ quyệt của kẻ thù, - theo cách nói của ông Gơ- ben. Hai là, ở Thụy Sĩ, Vôn-phơ sẽ bị hàng nghìn cặp mắt dõi theo, trong đó có thể có các điệp viên của chúng ta. Họ sẽ lập tức báo tin về đây. Tin sẽ rơi vào tay ai? Điệp viên của ai sẽ báo tin - của tôi hay của Muyn-lơ? Một nhà trí thức biết sáng suốt đánh giá tình hình, hay một kẻ cuồng tín mù quáng, kiểu như Can-ten- bơ-ru-ne? Do đó, tôi muốn rằng đằng sau hàng nghìn cặp mắt của đồng minh phương Tây, còn có năm, sáu cặp mắt theo dõi của tôi nữa, Vôn-phơ sẽ không biết về người của chúng ta - họ sẽ truyền tin thẳng về chỗ tôi. Cộng với hai điểm trên, đó sẽ là bằng chứng vô tội thứ ba. Nếu sự việc bại lộ, đành phải hy sinh Vôn-phơ, nhưng các tài liệu quan sát, theo dõi ông ta thì sẽ làm bằng chứng vô tội cho chúng ta.

- Cho ông thôi, - Him-le chữa lại, - cho ông thôi chứ.

“Mình lại làm cho lão sợ rồi, - Sê-len-béc nghĩ bụng. - Các chi tiết ấy làm cho lão run sợ. Lão sợ một chiến dịch táo bạo, nói chung, lão sợ hết thảy. Bao giờ cũng chỉ nên nhận lấy sự đồng ý của hắn trên nguyên tắc thôi, còn mọi chi tiết thì mình tự lo liệu cho xong”.

- Ông định cử ai đi Thụy Sĩ?

- Tôi đã nhắm được mấy người đáng tin cậy, - Sê-len-béc trả lời, - nhưng đó là các chi tiết mà tôi có thể tự giải quyết, để ngài khỏi bận tâm và có thì giờ lo những việc quan trọng hơn.

Trong danh sách mấy người y nhắm để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất, có phôn Sơ-tiếc-lít với vị giám mục do anh “đỡ đầu”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 03:49:09 pm »

Chương 5


Sáng hôm sau, khi Ê-rơ-vin phải nhận điện trả lời từ Trung tâm, Sơ-tiếc-lít cho xe chạy chầm chậm qua các đường phố để tới nhà Ê-rơ-vin. Trên ghế sau, anh đặt một chiếc máy quay đĩa cồng kềnh: theo lý lịch do ta bố trí Ê-rơ-vin là chủ một hãng nhỏ sản xuất các máy quay đĩa - điều đó cho phép anh đi khắp nơi trong nước để “phục vụ” khách hàng.

Đang đi thì đường bị nghẽn; trận ném bom đêm làm cho bức tường một tòa nhà sáu tầng đổ sụp xuống đường, lúc này các nhân viên công lộ và cảnh sát đang vội vã thu dọn sạch sẽ mặt đường cho xe qua lại.

Sơ-tiếc-lít ngoảnh lại phía sau: ít ra đã có tới ba chục xe đỗ nối đuôi chiếc “Khô-rếch” của anh. Một thanh niên lái xe vận tải nói với Sơ-tiếc-lít:

- Bây giờ mà máy bay địch kéo đến thì cứ gọi là hỗn loạn, khối chỗ mà núp!

- Chúng không kéo đến đâu, - Sơ-tiếc-lít nhìn trời và đáp - Mây rất thấp, trông màu mây cũng biết tuyết sắp rơi.

“Đêm qua ấm, bây giờ trời trở lạnh, - Sơ-tiếc-lít thầm nghĩ, - rõ ràng tuyết sắp rơi đây”.

Tự dưng anh nhớ đến nhà thiên văn học cách đây ít hôm - năm nay có biến động trên mặt trời. Tất cả mọi vật trên trái đất đều có mối quan hệ tương tác. Chúng ta tương tác với nhau, trái đất tương tác với mặt trời, mặt trời tương tác với dải Thiên Hà. Sơ-tiếc-lít bỗng cười khẩy: “Hệt như màng lưới điệp viên của ghét-xta-pô. Tên này theo dõi tên kia, tên kia lại nhận nhiệm vụ theo dõi tên này. Chúng ta là các vì sao, còn Quốc trưởng vĩ đại là vầng thái dương chói lọi... Ôi, mười năm qua chúng đã làm cho cả dân tộc này hư hỏng mất rồi…”.

Viên cảnh sát giao thông đứng phía trước vung mạnh tay và kêu to:

- Thông đường!

“Không ở đâu trên thế giới, - Sơ-tiếc-lít thầm nhận xét, - bọn cảnh sát lại thích ra lệnh và vung dùi cui chỉ huy như ở nước ta”.  Anh bỗng bắt quả tang mình đang nghĩ đến người Đức và nước Đức như nghĩ đến dân tộc và đất nước mình. “Có lẽ mình không thể nghĩ khác được. Nếu mình tách biệt ra, hẳn là mình đi đứt từ lâu rồi. Ngược đời thật: mình thấy yêu quý dân tộc và đất nước này... Dĩ nhiên, bọn Hít-le sẽ không còn nữa!”

Đoạn đường sau đó thông suốt cho nên Sơ-tiếc-lít dận hết ga. Anh biết rằng các đoạn đường vòng gấp thường ăn lốp ô tô rất hại, mà lốp xe bây giờ trở thành một thứ hàng khan hiếm, song anh rất thích cho xe vòng ngoặt thật gấp để cho lốp cao-su siết đường kin kít và chiếc xe chao nghiêng hẳn đi như chiếc thuyền giữa cơn bão tố.

Ở khu phố Kê-pê-ni-cơ, chỗ vòng sang nhà Ê-rơ-vin và Kết, có một hàng rào cảnh sát.

- Đằng kia có chuyện gì thế? - Sơ-tiếc-lít hỏi.

- Dẫy phố bị sập hoàn toàn, - một viên cảnh sát trẻ, da mai mái, trả lời, - chúng ném loại bom rất nặng.

Sơ-tiếc-lít cảm thấy mồ hôi vã ra trên trán anh.

“Đúng rồi, - anh bỗng hiểu, - nhà họ cũng bị sập rồi”.

Trong những năm qua, anh đã học được cách phân tích các linh tính. Anh nhìn với con mắt hơi khó hiểu những người nói rằng mọi linh cảm chỉ là chuyện thần bí và nhảm nhí. Sơ-tiếc- lít bao giờ cũng linh cảm chính xác sự kiện quan trọng trước một, hai ngày. Anh lĩnh hội được những sự việc xung quanh hệt như một chiếc máy ra-đa. Anh tin rằng người nào cũng mang sẵn đặc tính linh cảm; chẳng qua, anh nghĩ, phần lớn mọi người không chịu rèn luyện cái khả năng có sẵn trong mình đó thôi.

- Nhà số 9 cũng bị sập ư? - anh hỏi.

- Vâng, sập hoàn toàn.

Sơ-tiếc-lít cho xe lên vỉa hè rồi theo ngách phố đi bộ sang bên phải, vẫn viên cảnh sát có nước da mai mái kia ngăn đường anh.

- Đường cấm, thưa ngài.

Sơ-tiếc-lít chìa cho hắn thẻ căn cước của mình. Viên cảnh sát giơ tay chào và nói với anh:

- Công binh sợ rằng ở đây còn có bom nổ chậm...

- Thì chúng ta sẽ được bay lên trời, - Sơ-tiếc-lít uể oải trả lời và bước về phía ngôi nhà số 9 đổ nát.

Anh thấy mệt rã rời, khủng khiếp, anh chỉ muốn lê bước thật chậm, nhưng anh biết rằng anh phải bước đi rắn rỏi, nhanh nhẹn như bình thường, nét mặt vẫn phải giữ nguyên nụ cười khinh bạc, khó hiểu như mọi khi. Và thế là anh nhanh nhẹn bước đi, nụ cười khinh bạc lại nở trên môi. Nhưng trước mắt anh tưởng như hiện lên hình ảnh Kết với cái bụng to, tròn. Một lần chị nói: “Con gái mất thôi. Bụng giống quả dưa chuột thì đẻ con trai, còn tôi thì thế nào cũng đẻ con gái cho mà xem”.

- Tất cả mọi người đều chết hay sao ? - Sơ-tiếc-lít hỏi viên cảnh sát từ nãy chỉ đứng nhìn đội lính cứu hỏa làm việc.

- Không dám nói chắc. Bom rơi lúc gần sáng, chỉ thấy rất nhiều xe cứu thương.

- Còn nhiểu đồ dùng không?

- Đồ dùng gì nữa... Ông không trông thấy cả một đám vôi gạch lẫn lộn đó hay sao?..

Sơ-tiếc-lít giúp một người phụ nữ bế con vừa khóc vừa đẩy chiếc xe nôi ra khỏi vỉa hè, rồi quay về xe mình…



- Ối mẹ ơi! - Kết kêu lên, - Trời ơi! Mẹ ơi-i-i! Có ai giúp tôi với.

Chị đang nằm trên bàn đẻ. Chị được đưa tới nhà hộ sinh trong trạng thái hôn mê, đầu bị dập ở hai chỗ. Miệng chị thốt ra những lời kêu rên bằng tiếng Nga.

Viên đốc-tờ đỡ đẻ cho chị: chị sinh một đứa con trai rất bụ bẫm và tiếng khóc của nó cũng rất to. Viên đốc-tờ nói với người nữ hộ sinh:
- Chị ta người Ba Lan mà đẻ thằng con to đến thế...

- Chị ta không phải người Ba Lan, - nữ hộ sinh nói.

- Thế chị ta là người nước nào? Nga hay Tiệp?

- Thẻ căn cước ghi chị ta là người Đức, - nữ hộ sinh trả lời, - Trong túi áo măng tô của chị ta có tấm thẻ căn cước ghi tên một phụ nữ Đức tên là Kê-tơ-rin Kin.

- Có lẽ áo măng tô của người khác chăng!

- Có thể lắm, - nữ hộ sinh tán thành, - Anh xem, thằng bé mới kháu khỉnh và bụ bẫm làm sao, phải đến năm cân là ít. Đẹp tuyệt trần... Anh định gọi điện thoại đến sở ghét-xta-pô ngay bây giờ, hay để lát nữa tôi sẽ gọi.

- Cô gọi điện cho họ nhé, - viên đốc-tờ đáp, - nhưng muồn muộn một chút… Chúng ta còn nhiều việc lắm...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 04:14:46 pm »

“Thế là hết, - Sơ-tiếc-lít uể oải nghĩ, tưởng như đây không phải là chuyện của anh. - Bây giờ mình chỉ còn mỗi một mình. Bây giờ đúng là chỉ còn mỗi một mình mình thôi”…

Anh đóng cửa phòng làm việc của mình và ngồi im khá lâu, không trả lời điện thoại. Anh tự động đếm tiếng chuông điện thoại như một cái máy: 9 tiếng rồi. Có hai người quay máy khá lâu, chắc là vì việc gì quan trọng, hoặc họ là cấp dưới - cấp dưới bao giờ cũng gọi lâu. Những tiếng chuông điện thoại còn lại rất ngắn, người gọi chắc là cấp trên hoặc bạn bè.

“Kính gửi thống chế SS Hên-rích Him-le.

Tuyệt mật.
Thư riêng.

Thưa ngài Thống chế!
Vì quyền lợi của dân tộc buộc tôi phải viết bức thư này gửi tới Ngài. Qua nguồn tin gần cận với các ký giả của những nước trung lập, tôi được biết rằng sau lưng cơ quan SĐ, sau lưng thống chế SS có một vài nhân vật nào đó đang tìm cách tiếp xúc với kẻ thù hòng ký kết hiệp nghị với chúng. Tôi chưa thể có tài liệu chắc chắn xác nhận các tin tức đó, nhưng tôi xin Ngài cho tôi được gặp để trình bày với Ngài các đề nghị của tôi về vấn đề này, một vấn đề tôi nghĩ là cực kỳ quan trọng và không thể trì hoãn được. Xin Ngài cho phép tôi sử dụng các mối liên lạc của tôi để báo tin tỉ mỉ hơn cho Ngài biết và đề xuất một kế hoạch xử lý cái giả thuyết mà, than ôi, tôi cảm thấy rất gần với sự thật này.

Hai-lơ Hít-le!
Đại tá SS phôn Sơ-tiếc-lít”.


Anh biết có thể lấy ai làm dẫn chứng về nguồn tin: ba ngày trước đây, nhà quay phim thời sự Bồ Đào Nha Pu-ê-bơ-lốt Va-xéc-man bị chết trong một trận ném bom. Sơ-tiếc-lít biết rằng nhà quay phim kia có quan hệ chặt chẽ với các bạn đồng nghiệp Thụy Điển: vậy thì, từ góc độ đó, giả thuyết của anh ta mang tính chất tuyệt đối.

Có lẽ, sau Két-ne là viên bác sĩ xoa bóp của hắn, thì Him-le chỉ còn tin tưởng tuyệt đối vào một mình Sê-len-béc mà thôi. Hắn đã biết y từ đầu những năm ba mươi, hồi Sê-len-béc còn đang đi học. Hắn biết rằng, gã thanh niên hai mươi ba tuổi điển trai ấy, sau khi tốt nghiệp trường dòng, đã tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp với chức cử nhân nghệ thuật. Hắn cũng biết rằng, vị giáo sư được Sê-len-béc yêu kính ở trường Đại học Tổng hợp là một người Do Thái. Hắn biết rằng, hồi đầu Sê-len-béc thường cười nhạo các tư tưởng của đảng Quốc xã và không phải lúc nào cũng đánh giá cao Quốc trưởng.

Him-le có hàng nghìn tên tay chân mù quáng, trung thành với hắn đến giọt máu cuối cùng. Hắn chỉ cần có lấy dăm, ba người giúp việc thông minh, sáng suốt, tuy có thái độ nghi ngờ nhưng vẫn phục vụ hắn, giúp hắn vạch ra chính sách đúng đắn.

Bởi vậy, khi Sê-len-béc được mời làm công tác tình báo cho đế chế thứ ba, sau mấy buổi nói chuyện với Hây-đơ-rích và một lần trao đổi với Him-le, y đã nhận lời mời của Hây-đơ-rích. Đến lúc ấy y đã bắt đầu thất vọng trước lập trường của giới trí thức Đức: họ lánh mình trong các biệt thự của họ trên các bờ hồ, trong các rừng thông yên tĩnh xung quanh Béc Lanh, họ chỉ bình luận một cách tiêu cực về các hành động tội ác của Hít-le và sợ hãi chế giễu thái độ điên cuồng của Quốc trưởng mà thôi.

Chiến tích đầu tiên của y là phòng khách Kít-ti. Qua hồ sơ của mình, viên chỉ huy cảnh sát tội phạm Nê-bơ tách những ả gái điếm xinh xắn nhất ở Béc Lanh, mà Muyn-khen và Hăm-bua đưa tới phục vụ phòng khách thượng lưu này. Sau đó, theo lệnh của Hây-đơ-rích, y tìm những người vợ trẻ đẹp của các nhà ngoại giao và của các sĩ quan cao cấp, là những người đã quá buồn chán với cảnh chăn đơn gối chiếc (chồng họ bận họp hành ngày đêm, hoặc đi thi hành công vụ khắp nơi trong nước Đức, hoặc ở nước ngoài). Các bà vợ ở nhà sinh buồn, muốn được giải trí. Họ tìm thấy những trò giải trí ấy tại phòng khách Kít-ti, nơi tụ họp các nhà ngoại giao từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu đến.

Các chuyên gia xét nghiệm kỹ thuật của cơ quan an ninh SĐ đã bố trí trong phòng khách những bức tường có hai lớp và đặt vào đó các máy chụp ảnh và nghe trộm. Sê-len-béc là người thực hiện ý đồ của Hây-đơ-rích, là chủ nhân của phòng khách đó với vai trò một gã ma cô dắt gái cao cấp.

Tiếp đó, Sê-len-béc và Hây-đơ-rích ngồi rất lâu trong phòng chiếu phim nho nhỏ để xem các bức ảnh hết sức lý thú, chụp những cảnh giải trí giữa các bà vợ của bạn mình với các nhà ngoại giao nước ngoài.

Việc tuyển mộ điệp viên diễn ra theo hai hướng: các nhà ngoại giao bị vạch mặt bắt đầu hoạt động tình báo dưới sự chỉ huy của Sê-len-béc, còn các bà vợ của giới lãnh đạo Nhà nước, đảng Quốc xã và quân đội, các bà vợ đầy tội lỗi kia, thì chuyển sang hồ sơ của Muyn-lơ, giám đốc ghét-xta-pô.

Cũng phải nói thêm rằng Muyn-lơ không được tham gia công tác ở phòng khách Kít-ti: vẻ nông dân quê mùa và những câu bông phèng thô tục của y có thể làm khách khứa hoảng sợ. Lần đầu tiên, từ đó, Muyn-lơ cảm thấy mình bị lệ thuộc vào thằng nhóc hai mươi ba tuổi Sê-len-béc.

- Cậu ta tưởng tôi sẽ vuốt ve cặp đùi của các cô ả trăng gió ở phòng khách của cậu ta đấy mà, - Muyn-lơ nói với tên giúp việc của mình. - Vinh dự chưa! Có thuê tiền để tôi ngủ với ả nào đó, tôi cũng chả thèm. Ở quê tôi, người ta gọi những mụ đàn bà như thế là lũ giun chuồng phân, nghĩa là đồ dòi bọ.

Rồi khi phu nhân Hây-đơ-rích, trong lúc vắng chồng có gọi điện tới nhà Sê-len-béc phàn nàn, kêu buồn, và Sê-len-béc đề nghị dẫn phu nhân đi chơi tại một vùng hồ đâu đó ở ngoại ô, thì Muyn-lơ lập tức biết chuyện. Muyn-lơ quyết định rằng đây chính là lúc vặn cổ cái thằng nhóc điển trai kia. Muyn-lơ không quan niệm như một số “ông già” ở sở ghét-xta-pô. Những người này cho Sê-len-béc là nhân vật tầm thường:  một gã điển trai, hay mượn các loại sách bằng tiếng La-tinh và tiếng Tây Ban Nha ở thư viện, ăn diện như một cậu công tử bột, công khai làm những chuyện trăng gió, chuyên môn cuốc bộ tới đại lộ Hoàng tử An-bơ-rếch chứ không dùng xe - như thế sao gọi là một tình báo viên quan trọng được. Lúc nào cũng thấy uống rượu và cười nói ba hoa... Nhưng cái đầu óc nông dân, tuy suy tính chậm chạp, song phản ứng rất nhanh với cái mới, của Muyn-lơ lại nhắc y rằng Sê- len-béc là kẻ có triển vọng nhất của thê hệ mới. Kẻ được nuông chiều sẽ kéo theo nhiều đứa khác giống như nó.

Sê-len-béc lái xe đưa phu nhân Hây-đơ-rích đến hồ Pơ-lôi-ne. Phu nhân là người phụ nữ duy nhất được y kính trọng sâu sắc, y có thể trò chuyện với người phụ nữ ấy về bi kịch cao cả của Hy Lạp thời cổ và tình dục thô bỉ của La Mã. Hai người dạo bước trên bờ hồ và sôi nổi trò chuyện. Có hai gã thanh niên to béo - người của Muyn-lơ - đang tắm dưới hồ nước lạnh để quan sát đối tượng N.2 và đối tưọng N.75. Muyn-lơ gọi phu nhân Hây-đơ-rích là đối tượng N.2 là căn cứ vào thứ bậc của ông chồng chị ta trong cơ quan an ninh quốc xã. Sê-len-béc không thể nghĩ rằng hai thằng ngốc ấy, hai kẻ độc nhất tắm mình trong làn nước giá băng ấy, lại có thể là nhân viên ghét-xta-pô. Y cho rằng một điệp viên không có quyền công khai làm cho người khác chú ý đến mình một cách lộ liễu như thế được. Cái láu cá nông dân của Muyn-lơ hóa ra cao hơn cái lô-gích chặt chẽ của Sê-len-béc. Hai nhân viên kia phải chụp ảnh “các đối tượng”, nếu họ định “dẫn nhau vào một bờ bụi nào đấy”, theo lời dặn của Muyn-lơ. Hai “đối tượng” không dẫn nhau vào bụi. Họ ngồi uống cà-phê ở một cái quán mọi người đều nhìn thấy, rồi trở về thành phố. Tuy nhiên, Muyn-lơ nghĩ rằng sự ghen tuông mù quáng bao giờ cũng nguy hiểm hơn sự ghen tuông sáng suốt nhiều. Bởi vậy, y đệ lên bàn Hây-đơ-rích bản báo cáo về chuyện vợ ông ta và Sê-len-béc đã dắt nhau đi dạo trong rừng và chơi nửa ngày trên bờ hồ Pơ-lôi- ne. Y không bình luận gì thêm - Hây-đơ-rích là kẻ tự ái rất cao và thường có những quyết định bất ngờ.

Đọc xong báo cáo, Hây-đơ-rích không nói gì với Muyn-lơ. Hắn gật đầu cho phép y rút lui. Muyn-lơ lặng lẽ bước ra: y không thể đọc thấy điều gì trên cái mặt nhọn đanh ác của Hây-đơ-rích. Suốt ngày hôm đó, y không được tin gì. Tối hôm ấy, sau khi gọi điện báo trước cho Muyn-lơ, Hây-đơ-rích ghé vào phòng làm việc của Sê-len-béc, vỗ vai y và nói:

- Hôm nay bực mình quá, ta đi uống rượu đi.

Thế là bộ ba ấy - cho đến tận bốn giờ sáng - la cà trong các quán rượu tồi tàn, bẩn thỉu; ngồi cùng bàn với lũ gái điếm ngổ ngáo và bọn đầu cơ ngoại tệ, cười cợt đùa giỡn và nghêu ngao hát các bài dân ca cùng với mọi người. Gần sáng, khi mặt mày đã trắng bệch ra, Hây-đơ-rích mới xích lại bên Sê-len-béc để mời y chén chú chén anh với mình. Và họ lại nốc rượu. Hây- đơ-rích lấy bàn tay che cốc rượu của Sê-len-béc và nói:

- Thế này nhé. Tôi đã bỏ thuốc độc vào cốc rượu vang của anh. Nếu anh không thú thật toàn bộ việc anh dẫn phu nhân Hây-đơ-rích đi chơi ra sao, anh sẽ chết. Nếu anh nói thật, thì dù sự thật đó có khủng khiếp đến mức nào đối với tôi, tôi cũng sẽ đưa thuốc giải độc cho anh.

Sê-len-béc đã hiểu tất cả. Y có khả năng hiểu tất cả mọi chuyện ngay lập tức. Y nhớ lại hai gã thanh niên có khuôn mặt chữ điền tắm dưới hồ nước giá, y đã nhìn thấy cặp mắt láo liên gian giảo cùng cái miệng quá tươi cười của Muyn-lơ. Y liền đáp:

- Thì phu nhân Hây-đơ-rích gọi điện thoại cho tôi kêu buồn. Tôi liền cùng phu nhân tới hồ Pơ-lôi-ne. Tôi có thể đưa ra những người làm chứng cho cuộc dạo chơi đúng đắn đó. Tôi với phu nhân đã đi dạo và nói chuyện với nhau về sự cao cả của nước Hy Lạp mà bọn phản bội đã bán rẻ nó cho La Mã. Kể ra thì nước Hy Lạp bị diệt vong không phải chỉ vì lý do đó. Đúng, tôi đã cùng đi dạo với phu nhân Hây-đơ-rích, tôi vô cùng kính yêu người phụ nữ đó, vị phu nhân của một người mà tôi coi là vĩ đại thật sự. Thuốc giải độc đâu ạ? - y hỏi, - Ngài để nó ở đâu?

Hây-đơ-rích nhếch mép cười, rót vào cốc một ít rượu mác-ti-ni và chìa cho Sê-len-béc.

Nửa năm sau đó, Sê-len-béc tới gặp Hây-đơ-rích để xin phép cưới vợ. Y nói: “Thưa ngài, tôi muốn lấy một người vợ. Nhưng bà nhạc tôi lại là một người Ba Lan”. Việc này được đệ trình lên thống chế SS Him-le giải quyết. Him-le đích thân xem xét kỹ bức ảnh chụp người vợ và bà nhạc tương lai của Sê-len-béc. Các chuyên gia kiểm nghiệm của cơ quan Rô-den-béc được gọi tới. Họ dùng com-pa cực nhỏ để kiểm tra cấu tạo xương đại não, độ lớn của trán, hình dáng của hai tai. Him-le cho phép Sê- len-béc được lấy người vợ đó.

Hôm tổ chức lễ cưới, sau khi rượu đã say mềm, Hây-đơ-rích cầm tay Sê-len-béc kéo ra cửa sổ và nói:

- Anh tưởng tôi không biết chị gái của vợ anh lấy một tên chủ nhà băng là người Do Thái đấy hẳn?

Sê-len-béc cảm thấy đất như sụt dưới chân mình, hai bàn tay của y trở nên lạnh ngắt.

- Đủ rồi, - Hây-đơ-rích nói và thở dài.

Lúc ấy, Sê-len-béc không hiểu vì sao Hây-đơ-rích lại thở dài. Mãi sau này y mới hiểu ra, khi biết rằng ông nội của kẻ cầm đầu cơ quan an ninh - Hây-đơ-rích - là một người Do Thái và chơi đàn vĩ cầm tại một rạp hát nhỏ ở Viên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 04:42:03 pm »

Chương 6


Sê-len-béc trông thấy Sơ-tiếc-lít đứng trong phòng khách của thống chế SS Him-le. Sơ-tiếc-lít ghi tên xin vào gặp thống chế. Tay anh xách một chiếc cặp mầu xanh đậm viền vàng. Trong cặp có một tờ giấy. Đó là bức thư mà anh vừa viết, ngay sau khi từ khu phố Kê-pê-ni-cơ trở về.

Viên sĩ quan tùy tùng trực hôm nay để tướng Pôn phụ trách Cục kinh tế tài chính SS vào gặp Him-le, rồi bảo Sơ-tiếc-lít:

- Tướng Pôn ra thì ngài vào. Tôi nghĩ rằng ngài thượng tướng chỉ gặp Thống chế một lát thôi, vì vấn đề trao đổi không hệ trọng lắm.

- Chào anh Sơ-tiếc-lít, - Sê-len-béc nói. - Tôi đang tìm anh đây.

- Chào ông, - Sơ-tiếc-lít đáp, - Ông làm sao mà có vẻ mệt mỏi thế?

- Vẻ mệt mỏi của tôi lộ rõ thế cơ à?

- Vâng, rất rõ.

- Lên chỗ tôi đi, tôi đang cần gặp anh lắm.

- Nhưng tôi đã xin được gặp thống chế.

- Về chuyện gì đấy?

- Việc riêng ạ.

- Một, hai tiếng nữa anh vào gặp Thống chế cũng được, - Sê-len-béc nói. - Anh hãy bảo sĩ quan trực xếp cho anh vào sau. Thống chế còn làm việc ở đây đến tối cơ.

- Cũng được, - Sơ-tiếc-lít lẩm bẩm, - tôi chỉ sợ như thế bất tiện thôi ạ.

- Tôi cần gặp phôn Sơ-tiếc-lít ngay, - Sê-len-béc báo sĩ quan trực. - Đề nghị anh chuyển lui giờ tiếp lại hai tiếng sau.

- Xin tuân lệnh ngài thiếu tướng!

Sê-len-béc khoác tay Sơ-tiếc-lít bước ra khỏi phòng khách và nói nhỏ:

- Anh thấy giọng cậu ấy thế nào? Cậu ấy báo cáo hệt như một diễn viên kịch, cố làm cho người ta thích cái giọng bụng của mình.

- Bao giờ tôi cũng thương hại đám sĩ quan tùy tùng, - Sơ- tiếc-lít nói. - Lúc nào họ cũng phải giữ vẻ bí ần đầy ý nghĩa, kẻo sợ người ta nhận ra vai trò không cần thiết của mình.

- Anh nhầm rồi. Sĩ quan tùy tùng hết sức cần thiết chứ. Sĩ quan tùy tùng cũng giống như một con chó săn mỹ miều: vừa có thể trò chuyện vài câu xen giữa công việc, vừa làm cho những người đi săn khác ghen tị, nếu vẻ ngoài trông đẹp mã.

- Thực tình tôi có biết một cậu sĩ quan tùy tùng, - Sơ-tiếc- lít tiếp tục câu chuyện lúc hai người còn đi ngoài hành lang. - Cậu ta muốn sắm vai người chủ thầu tổ chức biểu diễn: gặp ai cậu ta cũng kể ra cái thiên tài của ông chủ mình. Rốt cuộc người ta bố trí tặng cho cậu ta một tai nạn xe hơi, vì tức giận cái tính ba hoa của cậu ta...

Sê-len-béc cười to:

- Anh bịa ra hay chuyện thật đấy?

- Tất nhiên là chuyện bịa...

Gần tới lối ra cầu thang trung tâm, hai người gặp Muyn-lơ.

- Hai-lơ Hít-le, chào các bạn! - Muyn-lơ nói.

- Hai-lơ Hít-le, chào anh bạn! - Sê-len-béc đáp.

- Hai-lơ, - Sơ-tiếc-lít trả lời, tay trái không buồn giơ lên.

- Rất sung sướng gặp hai bạn, hai con quỷ, - Muyn-lơ nói - Các bạn lại sắp bày đặt một trò quỷ quyệt gì đấy phải không?

- Sắp bày đây, - Sê-len-béc trả lời. - Sao lại không nhỉ?

- Không một chiến dịch nào của chúng tôi có thể sánh với trò quỷ quyệt của bên các ngài được đâu, - Sơ-tiếc-lít nói. - So với bên các ngài, cánh chúng tôi còn thanh cao chán.

- So với tôi ư? - Muyn-lơ ngạc nhiên. - Kể ra cũng thú vị khi được người ta gọi mình là đồ quỷ sứ. Người đời chết đi còn lưu danh tiếng lại. Thế thì cứ để cho quỷ sứ lưu danh đã chết ai.

Muyn-lơ thân mật vỗ vai Sê-len-béc với Sơ-tiếc-lít, rồi rẽ vào phòng làm việc của một cộng sự viên bên y; y thích bước vào phòng làm việc của họ mà không báo trước, nhất là giữa những buổi hỏi cung chán ngắt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 04:44:30 pm »

Khi vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Hít-le cứ nhắc đi nhắc lại như một lời thần chú, rằng vấn đề đổ vỡ của liên minh Anh - Mỹ - Xô chỉ còn là vấn đề một vài tuần, khi hắn thuyết phục tất cả đồng bọn rẳng sau thất bại có tính chất quyết định, phương Tây sẽ phải lạy lục người Đức giúp đỡ họ, thì nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là một biểu hiện tính cách của Quốc trưởng - tin tưởng đến cùng vào cái đã được óc tưởng tượng đầy khát vọng bệnh hoạn của hắn tạo nên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Hít-le cố dựa vào các sự kiện sau đây: cơ quan tình báo của Boóc-man, bỏ qua tuyến của Him-le và Ríp- ben-tơ-rốp và ngay cả đến ngành tình báo quân sự của Ca-na-ri-xơ, viên đô đốc đã có hành vi phương hại nghiêm trọng tới tổ chức của mình. Ngay từ giữa năm 1944, ngành tình báo của Boóc- man đã săn được một tài liệu tối mật ở Luân Đôn. Đặc biệt là trong tài liệu ấy có mấy dòng như sau: “Thảm họa khủng khiếp hẳn là sẽ xảy ra, nếu như chế độ dã man của nước Nga thủ tiêu được nền văn hóa và độc lập của các quốc gia châu Âu cổ đại”. Trí nhớ kỳ lạ của Hít-le lập tức đưa hắn trở lại thời kỳ 1936, ở Nuy-ren-be, tại đại hội của đảng Quốc xã Đức, Tại đại hội đó, Hít-le đã nói: “Nếu các phương pháp của bọn bôn-sê-vích thành công, nền văn hóa châu Âu sẽ bị thay bằng một chế độ dã man nhất có thời đã tồn tại trong lịch sử”.

Cái đoạn trích từ tài liệu mật đánh cắp được kia, cái đoạn mà Hít-le ngày càng hay nhắc đi nhắc lại, là lời nói của Uyn- xtơn Sớc-sin. Viên thủ tướng Anh đã viết câu ấy trong giác thư tối mật vào tháng mười năm 1943, khi quân Nga không phải ở Ba Lan, mà đang phòng thủ ở ngoại vi Xta-lin-grát, không phải tiến quân trên đất Ru-ma-ni, mà đang cố thủ gần Xmô-len-xcơ, không phải ở Nam Tư, mà đang rút lui về Khắc-cốp.

Chắc là Hít-le sẽ không ra lệnh xử bắn tại chỗ, ngay lập tức, tất cả những kẻ nào có âm mưu đàm phán, nếu như hắn biết đến cuộc tranh luận gay gắt trong những năm 1943 - 1944 giữa Anh và Mỹ xoay quay hướng tấn công chính của quân đội Đồng minh. Sớc-sin khăng khăng đòi phái đổ bộ quân đội vào vùng Ban-căng.

Y giải thích điều đó bằng những lý do sau đây:

- Vấn đề là thế này: chúng ta có sẵn sàng bằng lòng với việc cộng sản hóa vùng Ban-căng và, có thể, cả nước Ý nữa hay không? Kết luận mà chúng ta cần rút ra là: chúng ta phải chống lại sự xâm nhập và can thiệp của bọn cộng sản... Cần hiểu rõ những điểm ưu việt mà nền dân chủ phương Tây sẽ giành được, nếu như quân đội chúng ta tiến chiếm Bu-đa-pét, Viên và giải phóng Pra-ha cùng Vác-xa-va...
Những cái đầu tỉnh táo ở Mỹ hiểu rằng ý đồ của Sớc-sin muốn giáng đòn chủ yếu vào Hít-le không phải trên đất Pháp, mà tại vùng Ban-căng, là hết sức vị kỷ. Họ thừa hiểu rằng, nếu quan điểm của Sớc-sin thắng thế, nước Anh sẽ trở thành bá chủ ở vùng Địa Trung Hải, do đó chính nước Anh sẽ làm chủ ở Châu Phi, phương đông A Rập, Ý, Nam Tư và Hy Lạp. Nếu vậy thì tương quan lực lượng sẽ nghiêng về phía bất lợi cho Mỹ. Bởi vậy, việc đổ bộ được ấn định vào nước Pháp.

Mùa đông năm 1945, chiến lược của Sớc-sin được y diễn tả với những cận thần gần gũi nhất của y như sau:

- Một là, nước Nga xô-viết đã trở thành mối đe dọa chết người đối với thế giới tự do; hai là, cần phải mở ngay một mặt trận mới chống lại bước tiến cực nhanh của nước Nga xô-viết; ba là, mặt trận ấy ở châu Âu phải tiến càng xa về phía Đông càng tốt; bốn là, mục tiêu chủ yếu và thực sự của liên quân Anh - Mỹ là Béc Lanh; năm là, việc quân Mỹ giải phóng Tiệp Khắc và tiến vào Pra-ha có ý nghĩa quan trọng; sáu là, thủ đô Viên, thực chất là cả nước Áo, phải nằm dưới sự điều khiển của các cường quốc phương Tây...

Là một chính khách thận trọng và táo bạo, Sớc-sin đồng thời cũng hiểu rất rõ rằng không thể đàm phán với bất cứ ai trong giới lãnh đạo đảng Quốc xã của Hít-le - ngay trong trường hợp quân Nga tiến công thần tốc vào châu Âu, bởi vì, nếu đối với y, nước Nga là một mối đe dọa chết người, thì đối với những người sống khốn khổ dưới chế độ Hít-le nước Nga lại tượng trưng cho sự giải phóng. Y cũng không thể đàm phán với Béc Lanh, bởi vì y hiểu rằng bọn trùm sỏ Hít-le có thể bội ước đến mức khó tưởng tượng. Y cũng hiểu rằng dư luận thế giới không đời nào tha thứ cho việc đàm phán giữa lực lượng dân chủ với bè lũ Hít-le... Y chỉ có thể - trong những hoàn cảnh nhất định, thật cấp bách - đàm phán với những người đối lập với Hít-le, để thành lập một mặt trận thống nhất có khả năng ngăn chặn quân Nga tràn tới vùng bờ Đại Tây Dương, điều mà Sớc-sin lo sợ hơn cả. Song những phần tử đối lập ấy, sau khi âm mưu đảo chính mùa hè năm 1944 bị đập tan, ở nước Đức không còn nữa. Nhưng Sớc-sin cho rằng, mọi ý đồ đàm phán thận trọng với các nhân vật trong Bộ chỉ huy Hít-le, với những kẻ muốn để quân đội quốc xã đầu hàng ở phương Tây dù ít có khả năng hiện thực đến mấy, do lập trường cứng rắn của Ru-dơ-ven và của các phần tử thân Nga trên toàn thế giới cũng vẫn cho phép y thực hiện một chính sách cứng rắn hơn đối với Xta-lin, nhất là về các vấn đề Ba Lan và Hy Lạp.

Và khi tình báo quân đội báo cáo với Sớc-sin rằng, người Đức đang tìm cách tiếp xúc, đàm phán với các nước Đồng minh, thì Sớc-sin trả lời:

- Người ta có thể buộc tội nước Anh về sự chậm trễ, táo bạo, phớt đời, về óc phân tích hài hước... Song không ai có thể buộc tội nước Anh về sự xảo quyệt và tôi cầu Chúa ban phước cho chúng ta, để chúng ta khỏi bị buộc vào tội đó. Nhưng, - y nói thêm, và mắt y trở nên lạnh như thép, chỉ ở mãi đâu đó trong đáy mắt mới thấy thấp thoáng ánh giễu cợt, - bao giờ tôi cũng đề nghị mọi người phân biệt chính xác ranh giới giữa trò chơi ngoại giao, một thủ đoạn nhằm mục đích củng cố sự hợp tác giữa các dân tộc, với sự xảo quyệt công khai, phi lý. Chỉ có dân châu Á mới có thể coi trò chơi ngoại giao tinh vi và phức tạp là sự xảo quyệt. Phải thấy rằng bản thân khái niệm trò chơi đã cho phép tránh sang một bên! Trẻ con chúng vẫn bảo nhau như thế, mà trẻ con chính là những chính trị gia thành thật nhất...

Bằng cách đó, Sớc-sin làm cho giới tình báo hiểu rằng có thể đàm phán với người Đức: trong tình huống nhất định, với những điều kiện nhất định, và cần chuẩn bị khả năng để tuyên bố rằng việc đàm phán ấy chỉ là một trò chơi, một sự thăm dò vì lợi ích chung của phe Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống bọn bạo chúa Hít-le.

- Phải nói thêm rằng, - Sớc-sin bổ sung, - do các đồng nghiệp người Mỹ của chúng ta nắm vững tin tức không kém chúng ta, thậm chí còn có thể nhiều hơn chúng ta, cho nên hãy đành cho họ vai trò làm chiếc vi-ô-lông cầm chịch trong dàn nhạc ấy.

- Nhưng trong trường hợp hữu ích, trò chơi có thể sẽ không còn là trò chơi nữa, mà trở thành một hành động nghiêm túc hơn thì sao ạ? - viên Cục phó Cục tình báo hỏi.

- Ông nghĩ rằng trò chơi không phải là chuyện nghiêm túc ư? Trò chơi là cái nghiêm túc nhất trong mọi thứ có trên đời. Trò chơi và hội họa. Tất cả các thứ còn lại đều nhỏ bé và trống rỗng, - Sớc-sin trả lời. Y vẫn nằm trên giường, chứ chưa ngồi dậy sau giấc ngủ trưa, bởi vậy y đang ở trong tâm trạng vui vẻ và thoải mái. - Cái thứ chính trị, dưới cái dạng ta vẫn quen quan niệm và tiếp nhận đó, nó đã chết hẳn rồi. Một thứ chính sách toàn cầu đã đến thay thế cái món chính sách địa phương, cục bộ của những chiến dịch tế nhị ở vùng này hay vùng nọ trên thế giới. Đó không còn là ý chí riêng của một cá nhân, đó không còn là nguyện vọng ích kỷ của một nhóm người này hay nhóm người nọ, đó là một khoa học chính xác như toán học và nguy hiểm như phương pháp bức xạ thí nghiệm trong y học. Các nhà hội họa và thiên văn học, những người điều khiển thang máy và các nhà toán học, các bậc vương giả và những thiên tài sẽ lệ thuộc vào chính sách toàn cầu, - Sớc-sin sửa chiếc khăn trải giường và nói thêm:

- Sự liên kết trong một thời kỳ giữa một ông vua với một thiên tài hoàn toàn không nhằm chống lại ông vua; thế đối lập nằm trong thời kỳ đó là ngẫu nhiên, chứ không mang tính chất hướng đích. Chính sách toàn cầu sẽ dẫn đến những đồng minh bất ngờ, những chuyển biến - bước ngoặt trái ngược trong chiến lược, khiến bức thư của tôi gửi Xta-lin ngày 33 tháng 6 năm 1941 sẽ là đỉnh cao của tính lô-gích chặt chẽ và tính nhất quán. Nói đúng hơn, bức thư của tôi có tính chất lô-gích, còn vấn đề tính nhất quán đứng ở hàng thứ hai. Cái chủ yếu là quyền lợi của sự hợp tác giữa các dân tộc, mọi thứ còn lại sẽ được lịch sử tha thứ hết...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 04:47:58 pm »

- Chào chị Kin, - người đàn ông cúi xuống đầu giường nói.

- Chào ông, - Kết trả lời rất nhỏ.

Chị nói còn rất khó khăn, đầu lúc nào cũng ong ong nhức nhối, hễ cử động lại thấy buồn nôn. Chỉ sau khi cho con bú, chị mới thấy lòng thanh thản đôi chút. Chú bé đã ngủ, và chị cũng chợp đi theo con. Nhưng khi mở mắt ra, nhìn thấy đứa con trai của mình, lòng chị lại trỗi dậy một cảm giác lạ lùng trước đây chưa hề có, tiếp đó mọi vật trước mắt lại bắt đầu quay lộn trong đầu chị, màu sắc thay đổi và cơn buồn nôn lại dồn lên cuống họng. Cái tình cảm mới mẻ kia lạ lùng quá khiến chị không biết giải thích với mình ra sao. Tất cả đều lẫn lộn với nhau trong con người chị - vừa là nỗi sợ hãi, vừa là cảm giác bay bổng, vừa là niềm tự hào pha chút hãnh diện khó hiểu, vừa là sự bình tĩnh cao độ mà trước đây chị chưa hề có.

- Tôi muốn được hỏi chị vài câu, chị Kin ạ. - Người đàn ông nói tiếp. - Chị nghe rõ lời tôi đấy chứ?

- Vâng.

- Tôi sẽ không quấy rầy chị lâu đâu...

- Ông ở đâu đến đây?

- Tôi là nhân viên công ty bảo hiểm...

- Chồng tôi... không còn nữa ư?

- Tôi đang định hỏi chị. Chị hãy nhớ lại xem lúc bom nổ thì anh ấy đang ở đâu?

- Anh ấy ở trong nhà tắm.

- Nhà chị vẫn còn than bánh để nấu nước kia à? Món ấy dạo này hiếm lắm... ở công ty anh em chúng tôi cũng đến chết cóng mất thôi...

- Nhà tôi mua... được mấy bánh… nhân dịp...

- Chị không mệt chứ?

- Chồng tôi chết rồi ư?

- Tôi đem đến cho chị một tin buồn, chị Kin ạ. Anh ấy mất rồi... Chúng tôi giúp đỡ tất cả các nạn nhân của những cuộc ném bom dã man hiện nay. Chị muốn được giúp đỡ gì trong lúc đang nằm viện? Vấn đề ăn uống chắc ở đây người ta bảo đảm cho chị rồi. Còn quần áo thì chúng tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ cho cả chị lẫn cháu khi ra viện... Cháu bé kháu quá đi mất... Con gái à, chị?..

- Con trai.

- Cháu có hay quấy không, chị?

- Không... Thậm chí tôi chưa nghe tiếng cháu lần nào.

Đột nhiên chị cảm thấy lo lắng vì chưa nghe tiếng con lần nào.

- Trẻ sơ sinh nhất thiết phải kêu khóc luôn miệng hay sao hở ông? - Kết hỏi.

- Lũ con tôi thì hét khiếp lắm, - người đàn ông đáp, - tôi suýt thủng màng nhĩ vì tiếng kêu khóc của chúng nó. Nhưng lũ con tôi lúc mới đẻ bé lắm, chứ không to như thằng cháu này đâu. Mà các lực sĩ thì cậu nào cũng ít mồm... Chị Kin ạ, xin lỗi, nếu chị chưa mệt lắm, thì tôi muốn hỏi thêm: tài sản của chị được bảo hiểm với số tiền bao nhiêu?

- Tôi không biết… Nhà tôi lo việc ấy...

- Thế gia đình đăng ký ở phòng bảo hiểm nào chắc chị cũng không nhớ phải không?

- Hình như ở góc phố Cu-đam và Căng-tơ.

- À, đó là phòng bảo hiểm số hai mươi bảy... Bây giờ thì việc tra cứu sổ sách trở nên đơn giản rồi... Chị hãy cố nhớ xem tổng số tiền bảo hiểm là bao nhiêu!

- Hình như một vạn mác...

- Món tiền to đấy...

Người đàn ông ghi tất cả những điều đó vào một quyển sách nhàu nát, gã lại ho một tiếng rồi cúi xuống mặt Kết mà nói rất nhỏ:

- Người mẹ trẻ tuyệt đối không được khóc lóc và cảm xúc quá mạnh… Chị hãy tin tôi, một người cha của ba đứa con. Tất cả những cái đó sẽ lập tức ảnh hưởng đến bụng dạ thằng bé. Chị sẽ được nghe thấy giọng hát của nó... Chị không có quyền chỉ nghĩ đến mình. Cái thời kỳ ấy đã vĩnh viễn qua đối với chị rồi. Từ nay chị phải nghĩ trước hết đến cậu bé quý tử của chị.

- Tôi sẽ không khóc, - Kết nói nhỏ và khẽ chạm những ngón tay lạnh ngắt của mình vào bàn tay ươn ướt, ấm áp của ông ta. - Cảm ơn ông...

- Bà con thân quyến của chị ở đâu? Công ty chúng tôi sẽ giúp họ đến thăm chị. Chúng tôi sẽ trả mọi chi phí tàu xe và thu xếp chỗ ăn ở cho họ... Tất nhiên, chị cũng biết rằng các khách sạn đã bị phá hủy một số, còn một số thì giành cho bên quân đội. Nhưng chúng tôi có một số phòng riêng. Bà con thân quyến của chị sẽ không giận chúng tôi đâu. Vậy nên viết thư báo tin cho ai, hở chị?

- Bà con thân thuộc của tôi ở lại Kê-ni-xơ-béc cả, - Kết trả lời. - Tôi không rõ hiện nay họ ra sao rồi.

- Thế còn gia đình bên chồng? Chúng tôi sẽ báo tin dữ cho ai bây giờ?

- Gia đình anh ấy sống ở bên Thụy Điển... Nhưng không tiện viết thư cho họ đâu, vì ông chú của nhà tôi là một người thân Đức, có đề nghị vợ chồng tôi đừng viết thư cho chú ấy, kẻo phiền... Chúng tôi chỉ gửi thư cho chú ấy qua sứ quán hoặc có dịp ai qua bên đó.

- Chị có nhớ địa chỉ không?

Đúng lúc ấy thì chú bé khóc.

- Xin lỗi ông, - Kết nói, - để tôi cho cháu bú rồi sẽ nói địa chỉ cho ông biết.

- Tôi không dám phiền, - người đàn ông nói rồi bước ra khỏi phòng bệnh.

Kết nhìn theo gã và chậm rãi nuốt một cái gì dâng lên cuống họng. Đầu chị vẫn đau âm ỉ như  trước, nhưng chị không thấy buồn nôn nữa. Chị chưa kịp suy nghĩ thực sự về những câu hỏi mà người kia vừa đặt ra, bởi vì thằng bé đang bắt đầu mút vú, và tất cả những gì lo lắng xa lạ đều biến mất. Chỉ còn lại chú bé con đang thèm khát mút vú và ngó ngoáy hai bàn tay tí hon. Chị cởi tã cho con và nhìn nó. Thằng bé to và đỏ hỏn.

Rồi chị bỗng nhớ lại rằng, hai ngày trước, chị còn nằm trong một phòng bệnh rộng lớn, bên cạnh rất nhiều phụ nữ, rồi cùng một lúc người ta đem trẻ sơ sinh đến trao cho tất cả mọi người trong phòng, rồi phòng bệnh đầy tiếng lao xao mà chị nghe như văng vẳng ở đâu xa.

“Tại sao mình lại ở đây một mình? - Kết bỗng nghĩ, - Mình đang nằm ở đâu thế này?”

Nửa giở sau, người đàn ông kia quay lại. Gã ngắm nghía chú bé đang ngử hồi lâu, rồi lấy từ trong cặp ra mấy chiếc ảnh, đặt chúng lên đùi và hỏi:

- Trong lúc tôi ghi địa chỉ ông chú của chị, xin chị hãy nhìn mấy bức ảnh này, xem có đồ dùng nào của chị không. Sau trận ném bom, người ta có tìm được một số đồ vật trong tòa nhà của chị, chị biết đấy, giữa lúc chị hoạn nạn thế này thì chỉ một chiếc va-li cũng giúp ích không ít. Xem có thể bán vài thứ gì đó, để lấy tiền mua mấy thứ cần thiết nhất cho cháu nhỏ… Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng chuẩn bị đầy đủ khi chị xuất viện, nhưng dẫu sao...

- Phơ-răng Pa-kê-nen, Gu-xơ-táp, Gê-oóc-gơ-plát, 25, Xtốc-khôm.

- Cảm ơn. Chị không mệt lắm chứ?

- Cũng hơi mệt, - Kết trả lời, bởi vì trong mấy bức ảnh, giữa đám va-li, hòm xiểng xếp ngay ngắn trên đường phố, cạnh bức tường đổ nát của ngôi nhà hai vợ chồng chị từng sống, chị nhìn thấy một chiếc va-li rất lớn nổi bật hẳn lên bên cạnh những chiếc khác, Ê-rơ-vin đặt điện đài ở trong chiếc va-li đó...

- Chị xem kỹ đi, tôi xin phép về đây, - gã đàn ông chìa ảnh ra cho chị và nói.

- Không có đồ dùng nào của tôi cả, - Kết trả lời. - Trong này không thấy mấy chiếc va-li của gia đình tôi…

- Thôi, cảm ơn chị, nếu vậy chúng ta hãy coi như vấn đề này đã được giải quyết, - người kia nói, thận trọng cất mấy bức ảnh vào cặp, cúi chào rồi đứng dậy. - Một, hai ngày nữa tôi sẽ lại đến thăm chị để báo tin cho chị biết kết quả công việc mà tôi lo giúp chị... Chị cũng hiểu đấy, giữa lúc thời thế khó khăn này, tiền mà chị phải trả công cho tôi chẳng có gì đáng kể, điều đó chẳc chắn cũng sẽ không làm cho chị phật lòng…

- Tôi sẽ hết sức cảm tạ ông. - Kết trả lời.


Nhân viên điều tra của tổ chức ghét-xta-pô ở khu phố, kẻ đã tới thăm Kết, lập tức gửi tấm ảnh chụp những chiếc va-li tới phòng giám định các vết tay của Kết: tấm ảnh này đã được tráng một chất đặc biệt ở trong phòng thí nghiệm. Các vết tay trên chiếc điện đài đặt trong va-li đã được ghi lại. Kết quả cho thấy các vết tay trên chiếc va-li đựng diện đài là của ba người khác nhau... Còn những tư liệu khác thì hắn gửi tới Vụ VI của cơ quan an ninh Đức quốc xã: hắn đề nghị cho biết tất cả những gì liên quan tới cuộc đời và hoạt động của Phơ-răng Pa-kê-nen, người mang quốc tịch Thụy Điển...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 04:54:22 pm »

Ai-xơ-man đi đi lại lại hồi lâu trong phòng làm việc của mình.

Y chắp hai tay sau lưng, bước những bước dài, lúc nào y cũng cảm thấy như thiếu một cái gì rất quen thuộc và cơ bản. Cái đó làm cho y mất tập trung tư tưởng, ý nghĩ của y cứ tản mạn, không xoáy vào điểm chủ yếu, y không thể phân tích đến cùng tất cả những gì khiến cho y đau đầu - tại sao Sơ-tiếc-lít lại lâm vào tình thế bị điều tra?

Cuối cùng, khi tiếng còi báo động phòng không vang lên rền rĩ, Ai-xơ-man mới hiểu rằng thì ra y còn thiếu cái khoản nghe tiếng bom rơi đạn nổ. Chiến tranh đã gắn liền với sinh hoạt hàng ngày, sự yên tĩnh có vẻ nguy hiểm và ẩn giấu một cái gì đó còn đáng sợ hơn cả những trận ném bom.

“Lạy chúa! - Ai-xơ-man nghĩ thầm, khi tiếng còi báo động vừa lặng đi. - Bây giờ thì có thể ngồi làm việc được rồi đây. Mọi người đã chạy ra hầm trú ẩn, tôi có thể ngồi và suy nghĩ, không còn ai bước vào phòng mình với những câu hỏi ngớ ngẩn và những giả thuyết ngu ngốc nữa...”

Ai-xơ-man ngồi vào bàn và bắt đầu giở tập hồ sơ về vị giám mục đạo Tin Lành Phơ-rít Sơ-lắc ra xem. Sơ-lắc bị bắt vào mùa hè năm 1944 vì bị nghi là có hoạt động chống lại quốc gia. Quyết định bắt giữ dựa vào hai bản tố giác, một của Bác-ba-ra Cơ-rain và một của Rô-béc-tơ Nít-sê. Hai tên này là những kẻ vẫn đến nhà thờ nghe giám mục giảng đạo. Chúng viết trong bản tố giác rằng, khi giảng đạo, giám mục đã kêu gọi vãn hồi hòa bình và xây dựng mối quan hệ hữu nghị anh em với mọi dân tộc, đã lên án cuộc chiến tranh dã man và sự đổ máu vô nghĩa. Việc thẩm tra khách quan xác nhận rằng vị giám mục đã từng gặp gỡ mấy lần với cựu thủ tướng Bơ-ruy-ninh là người hiện đang sống lưu vong ở Thụy Sĩ. Hai người này có quan hệ thân thiện với nhau, thế nhưng trong tập hồ sơ không có dẫn chứng nào về mối liên hệ chính trị giữa vị giám mục với thủ tướng lưu vong, mặc đù đã tiến hành điều tra hết sức chặt chẽ cả ở nước Đức lẫn ở Thụy Sĩ...

Ai-xơ-man không hiểu, vì lý do gì giám mục Sơ-lắc lại được đưa sang bên cơ quan tình báo mà không bị ném vào sở ghét- xta-pô. Tại sao người của Sê-len-béc lại quan tâm đến vị giám mục? Y tìm ra câu trả lời qua một tư liệu ngắn kèm vào hồ sơ của Sơ-lắc: năm 1933, đức giám mục đã đi sang Anh và Thụy Sĩ hai lần để dự Đại hội các chiến sĩ hòa bình.

“Họ chú ý đến các quan hệ quen biết của giám mục, - Ai-xơ- man hiểu ra, - họ muốn biết Sơ-lắc đã gặp gỡ những ai ở hai nước đó. Bởi vậy, ngành tình báo mới kéo ông ta sang chỗ họ và cũng bởi vậy mà ông ta được chuyển giao cho Sơ-tiếc-lít, Sơ- tiếc-lít thì dính dáng gì đến vấn đề này nhỉ? Người ta giao nhiệm vụ cho anh ấy, và anh ấy đã làm tròn…”

Ai-xơ-man tiếp tục giở xem hồ sơ  biên bản các cuộc hỏi cung đều ngắn ngủi và vắn tắt. Để cho được khách quan, y muốn trích dẫn một vài doạn cho kết luận của y có lý lẽ và tư liệu xác đáng, nhưng y không thể trích dẫn được đoạn nào cả. Cuộc hỏi cung diễn ra theo một phong cách không giống phong cách thông thường của Sơ-tiếc-lít: nó không có gì đặc sắc, hoàn toàn mang tính chất hình thức và thẳng thắn.

Ai-xơ-man gọi điện tới phòng bảo quản hồ sơ. Mãi vẫn không có ai trả lời.

“Chẳc họ chạy ra hầm trú ần cả rồi”, - Ai-xơ-man nghĩ bụng và định bỏ ống nghe xuống, thì đúng lúc đó có tiếng nói ở đầu dây bên kia.

- Tôi là Ai-xơ-man ở Vụ IV đây. Xin chào. Nhờ bên anh tìm hộ xem ở chỗ các anh có băng ghi âm buổi hỏi cung giám mục Sơ-lắc ngày 29 tháng chín năm 1944 của đại tá Sơ-tiếc-lít hay không?


“Tôi muốn cảnh cáo ngài: ngài đã bị bắt, mà những ai đã rơi vào tay cơ quan tư pháp của đảng Quốc xã, một cơ quan có sứ mệnh trừng phạt những kẻ tội lỗi và bảo vệ nhân dân khỏi những hành động xấu xa, thì đừng nói đến việc có thể quay trở lại cuộc sống và hoạt động bình thường được nữa. Cuộc sống của gia đình ngài cũng sẽ không còn bình thường đâu. Tôi cần nói thêm: tất cả sẽ trở lại bình thường, với điều kiện, một là, ngài chịu thừa nhận lỗi lầm của mình và lên tiếng vạch mặt những nhà hoạt động tôn giáo còn lại, - những người không chịu ủng hộ nhà nước chúng ta và, hai là, ngài đồng ý giúp đỡ công việc của chúng tôi trong thời gian tới. Ngài có đồng ý như vậy không?

- Tôi cần phải suy nghĩ đã.

- Ngài cần bao nhiêu lâu để suy nghĩ?

- Theo ông, người ta cần bao nhỉêu lâu để chuẩn bị tiếp nhận cái chết?

- Tôi mong ngài một lần nữa hãy suy xét về đề nghị của tôi. Ngài nói rằng, trong cả hai trường hợp, cuộc đời ngài đều đến giai doạn chấm hết, nhưng ngài có phải là một nhà ái quốc của nước Đức hay không?

- Phải, tôi là một nhà ái quốc. Nhưng ông hiểu thế nào là “một nhà ái quốc của nước Đức”?

- Là trung thành với ý thức hệ của chúng ta.

- Ý thức hệ chưa phải là đất nước.

- Dù thế nào thì nước ta cũng vẫn sống bằng hệ tư tưởng của Quốc trưởng. Chẳng lẽ nghĩa vụ của ngài, nghĩa vụ của một vị giám mục, Đức cha coi sóc phần hồn, không phải là sát cánh với dân tộc đang tín ngưỡng hệ tư tưởng của chúng ta hay sao?

- Giá như tôi được tranh luận ngang hàng với ông, có lẽ tôi sẽ biết nên trả lời ông như thế nào?

- Thì tôi xin mời ngài cứ tranh luận bình đẳng với tôi.

- Sát cánh với dân tộc là một chuyện, còn cảm thấy mình ở trong một tình thế cần phải hành động theo lẽ công bằng và niềm tin lại là chuyện khác. Hai chuyện ấy có thể trùng nhau mà cũng có thể không trùng nhau. Trong trường hợp này, ông đã đề nghị với tôi một lối thoát không phù hợp với tín điều của tôi. Ông định sử dụng tôi như một mô-men ứng lực nhằm mục đích bắt tôi ký một lời tuyên bố hợp với ý muốn của ông. Ông diễn tả đề nghị dưói hình thức làm như ông coi tôi như một con người có nhân cách. Ông nói với tôi như thế làm gì, một khi ông đã muốn tôi trở thành một cái đòn bảy? Thà ông cứ nói toạc ra: hoặc chúng tao sẽ giết mày, hoặc là mày hãy ký vào tờ giấy này. Dân tộc Đức sẽ đi đến đâu và nói bằng thứ tiếng gì, đối với tôi điều đó còn ý nghĩa gì nữa, nếu thực chất tôi đã là một xác chết...

- Điều đó không đúng. Không đúng vì mấy lý do sau đây. Tôi không yêu cầu ngài ký bất kỳ tờ giấy nào. Cứ cho rằng tôi xin rút lui vấn đề thứ nhất, đề nghị thứ nhất của tôi về việc ngài công khai lên tiếng trên báo chí và đài phát thanh, chống lại những người anh em cùng tín ngưỡng với ngài, những người chống đối lại chế độ của chúng ta. Tôi mong ngài trước hết hãy đi tới chân lý của đảng Quốc xã chúng tôi, và sau đó, nếu ngài thấy có thể tán thành chân lý đó tới mức nào, ngài hãy giúp đỡ chúng tôi đến mức đó.

- Nếu ông đặt vấn đề như vậy thì ông hãy thử thuyết phục tôi xem, đảng Quốc xã đem đến cho con người được cái gì nhiều hơn bất cứ tổ chức nào khác đi nào.

- Sẵn sàng. Đảng quốc xã - đó là nhà nước của chúng ta, một nhà nước đang được dẫn dắt bởi những tư tưởng vĩ đại của Đức quốc trưởng. Còn các lãnh tụ tôn giáo như các ngài thì lại không đưa ra được một cái gì khác với nhà nước ấy để người ta lựa chọn. Các ngài chỉ đưa ra sự hoàn thiện về tinh thần mà thôi.

- Đúng là như vậy.

- Nhưng con người đâu chỉ sống bẳng sự hoàn thiện về tinh thần, dù rằng con người không chỉ sống bằng bánh mì. Nghĩa là chúng tôi mong muốn đem lại lợi ích cho nhân dân ta. Vậy chúng ta hãy coi đó là bước đi đầu tiên trên con đường dẫn tới sự hoàn thiện về tinh thần của dân tộc ta trong tương lai.

- Được, trong trường hợp đó, tôi xin hỏi ông một điều: các trại tập trung hoặc những cuộc hỏi cung giống như cái ông đang tiến hành với tôi, một nhà tôn giáo, là hậu quả tất yếu của nhà nước các ông phải không?

- Đúng như vậy, bởi vì chúng tôi bảo vệ ngài thoát khỏi cơn phẫn nộ của dân tộc ta, một dân tộc sẽ lập tức thủ tiêu ngài, nếu biết rằng ngài chống lại Quốc trưởng, chống lại hệ tư tưởng của chúng tôi.

- Nhưng đâu là căn nguyên, còn đâu là hậu quả? Vì sao xuất hiện cơn phẫn nộ của dân tộc, và cơn phẫn nộ của dân lộc có phải là yếu tố tất yếu của cái chế độ mà ông đang tô son điểm phấn hay không? Nếu phải, thì cơn phẫn nộ ấy trở thành nhân tố tích cực độc lập từ bao giờ. Đó không phải là cơn phẫn nộ, mà là phản ứng trước cái ác. Nếu phẫn nộ là cơ sở của các ông, nếu cơn phẫn nộ là căn nguyên của các ông, còn tất cả những cái còn lại đều là hậu quả, tóm lại, nếu các ông dùng cái ác làm nguyên nhân, thì tại sao ông lại còn muốn thuyết phục tôi rằng cái ác là lợi ích?

- Không phải thế, “cái ác” là nói theo lời của ngài, còn tôi nói “lòng căm phẫn của dân tộc”. Lòng căm phẫn của một dân tộc lần đầu tiên sau bao nhiêu năm phải chịu đựng hiệp ước Véc-xây nhục nhã, dưới ách áp bức của bọn chủ nhà băng và thương gia Do Thái, được hưởng cuộc sống thanh nhàn. Dân tộc nổi cơn phẫn nộ, khi một kẻ nào đó, dù là Đức cha linh hồn, mưu toan gieo rắc nghi ngờ đối với những thành tựu vĩ đại mà đảng chúng tôi, dưới sự dẫn dắt của Quốc trưởng vĩ đại, đã đem lại cho dân tộc.

- Hay lắm… sống thanh nhàn và cắn xé lẫn nhau là một ư?

- Chúng ta đánh nhau chỉ là để bảo đảm không gian sinh tồn cho mình.

- Thế giam giữ một phần tư dân tộc trong các trại tập trung - đó là lợi ích hay chính là cái cuộc sống hài hòa mà vì nó tôi phải hy sinh cả cuộc đời tôi?

- Ngài nhầm rồi, các trại tập trung của chúng ta làm gì giam giữ tới một phần tư dân số. Nhân tiện, cần nói thêm rằng các trại tập trung không phải là công cụ thủ tiêu - chẳng qua chỉ là do ngài sử dụng các nguồn tin của kẻ thù đấy thôi. Hơn nữa, ngoài cổng mỗi trại tập trung đều có khẩu hiệu: “Công việc làm cho con người trở nên tự do”. Ở các trại tập trung, chúng tôi giáo dục những con người lầm đường lạc lối, còn những kẻ không phải lầm đường lạc lối mà là kẻ thù của chúng tôi, thì dĩ nhiên sẽ bị thủ tiêu.

- Nghĩa là, các ông tùy ý quyết định ai là người có lỗi, ai không có lỗi đối với các ông, chứ gì?

- Đúng thế.

- Nghĩa là các ông biết trước một người nào đó muốn gì, sai lầm ở đâu, phải không?

- Tôi biết dân tộc ta mong muốn điều gì.

- Dân tộc. Dân tộc bao gồm những ai?

- Bao gồm mọi người.

- Làm sao ông biết mọi người muốn gì, một khi ông không biết từng người mong muốn điều gì? Nói đúng hơn, ông biết trước dân tộc muốn gì, nên mới gán cái ý muốn của mình bắt dân tộc phải theo phải không? Như thế là hoang tưởng.

- Ngài nhầm rồi. Dân tộc muốn được ăn uống tốt...

- Và muốn chiến tranh để được ăn uống tốt?

- Rồi hẵng. Muốn có thức ăn ngon, có nhà ở đẹp, có xe du lịch, gia đình vui vẻ. Và muốn chiến tranh để giành hạnh phúc đó cho mình! Đúng, muốn chiến tranh!

- Và dân tộc còn muốn để những người suy nghĩ theo một kiểu khác phải ngồi tù trong các trại tập trung? Nếu cái này tất yếu do cái kia đẻ ra, thì như thế là có cái gì đó không đúng trong hạnh phúc của các ông, bởi vì cái hạnh phúc đạt được bằng kiểu đó, theo tôi nghĩ, không thể trong sạch được nữa rồi. Có lẽ tôi nhìn nhận sự vật khác ông. Hẳn là theo quan điểm của ông thì mục đích biện hộ cho phương tiện - thuyết Dòng Tên cũng đã tuyên truyền cho cái đó.

- Là một giám mục, rõ ràng ngài không muốn kiểm tra lại toàn bộ sự phát triển của đạo Thiên chúa chứ gì? Hay là ngài vẫn cho phép mình loại bỏ   một vài thời kỳ phát triển của Thiên chúa giáo. Nói riêng là thời kỳ sử dụng hình phạt Trung cổ tại tòa án giáo hội.

- Tôi biết nên trả lời ông như thế nào. Tất nhiên, trong lịch sử phát triển của đạo Thiên chúa, có thời kỳ sử dụng hình phạt Trung cổ - thiêu người trên giàn lửa, Nói thêm rằng, theo quan điểm của tôi, sự suy sụp của dân tộc Tây Ban Nha đã gắn liền với việc họ thay thế mục đích bẳng phương tiện. Tòa án giáo hội ban đầu được coi như một phương tiện thanh trừ tín ngưỡng, dần dần đã biến thành mục đích tự thân. Nghĩa là, chính sự thanh trừ, chính hình phạt thiêu người trên giàn lửa, chính cái hình phạt tàn khốc đó, chính việc đàn áp những người bất đồng về tư tưởng đó - ban đầu được coi như sự thanh trừ tín ngưỡng, - dần dần đã đặt cái ác trước mặt mình như một mục đích tự thân.

- Tôi hiểu rồi. Xin ngài cho biết, trong lịch sử Thiên chúa giáo, những người bất đồng tư tưởng có hay bị giáo hội thủ tiêu, để cho bộ phận con chiên còn lại được sống sung sướng hơn hay không nào?

- Tôi hiểu ý ông. Những kẻ bị thủ tiêu thường là bọn dị giáo. Mà tất cả bọn dị giáo trong lịch sử đạo Thiên chúa đều là những phần tử phiến loạn dựa trên quyền lợi vật chất. Tất cả những kẻ dị giáo trong Thiên chúa giáo đều truyền bá tư tưởng bất bình đẳng, trong khi chúa Ki-tô chủ trương bình đẳng. Tuyệt đại đa số bọn dị giáo trong lịch sử Thiên chúa giáo đều đựa trên cơ sở người giàu bất bình đẳng với người nghèo, người nghèo phải thủ tiêu người giàu hoặc trở thành người giàu, leo lên địa vị người giàu, trong khi Chúa Ki-tô cho rằng về nguyên tắc không có sự khác biệt giữa mọi người với nhau và sự giàu có cũng chỉ mang tính chất tạm thời như sự nghèo khổ mà thôi. Trong khi Chúa Ki-tô muốn mọi người hòa thuận với nhau, thì bọn dị giáo lại xúi giục người ta gây chuyện đổ máu. Phải nói thêm rằng ý niệm cái ác thưởng là cơ sở của mọi tà thuyết, và giáo hội buộc phải lên tiếng chống lại bọn tà giáo, để cho bạo lực khỏi hoành hành và khỏi bị đưa vào bộ luật đạo đức của đạo Thiên chúa.

- Đúng! Nhưng khi chống lại một tà thuyết định dùng bạo lực, giáo hội có sử dụng bạo lực hay không?

- Có sử dụng, nhưng không biến nó thành mục đích và không biện hộ cho nó về nguyên tắc.

- Bạo lực chống tà thuyết được sử dụng trong khoảng thời gian tám, chín thế kỷ, có phải thế không, thưa ngài? Nghĩa là trong vòng tám, chín thế kỷ, người ta đã dùng bạo lực để thủ tiêu bạo lực. Chúng tôi lên cầm quyền năm 1933. Vậy ngài muốn gì ở chúng tôi? Mới có mười một năm, chúng tôi đã xóa bỏ nạn thất nghiệp, mới có mười một năm chúng tôi đã nuôi béo tất cả những người Đức, vâng - trong khi đàn áp những kẻ bất đồng tư tưởng! Thế mà ngài lại cản trở chúng tôi - bằng lời lẽ tuyên truyền! Nhưng nếu như ngài là người chống lại chế độ của chúng tôi với một niềm tin sâu sắc đến thế, thì ngài dựa vào yếu tố vật chất chứ không phải yếu tố tinh thần, có phải là hợp lý hơn không? Chẳng hạn, ngài hãy thử tổ chức những con chiên nào đó của ngài thành một tổ chức hoạt động chống lại nhà nước có hơn không? Dùng truyền đơn, bãi công, phá hoại và hoạt động vũ trang chống lại một số đại biểu của chính quyền chẳng hạn?

- Không, không đời nào tôi đi theo con đường đó, vì một lý do đơn giản… Không phải vì tôi sợ bất cứ cái gì… Chẳng qua tôi cảm thấy con đường ấy không thể chấp nhận được về nguyên tắc, bởi vì, nếu tôi bắt đầu áp dụng những phương pháp của các ông để chống lại các ông, thì vô tình tôi sẽ trở thành người giống như các ông mất.

- Nghĩa là, nếu như có một người trẻ tuổi trong số các con chiên của ngài đến gặp ngài và nói: “Thưa Cha linh hồn, con không tán thành chế độ hiện hành, con muốn đấu tranh chống lại nó”...

- Tôi sẽ không ngăn cản anh ta.

- Anh ta sẽ nói: “Con muốn giết chết tên gau-lây-te. Mà tên gau-lây-te lại có ba đứa con gái: một lên hai, một lên năm và một lên chín. Và một bà vợ bị liệt cả hai chân. Ngài sẽ xử sự ra sao ?

- Tôi không biết.

- Và nếu tôi hỏi ngài về tay thanh niên đó, ngài sẽ không nói gì với tôi chứ? Ngài sẽ không cứu sống ba đứa con gái bé nhỏ và một người phụ nữ bệnh tật ư ? Hay là ngài sẽ giúp đỡ tôi?

- Không, tôi sẽ không nói gì với ông cả, bởi vì trong khi cứu sống một số người này, có thể tôi lại giết chết những người khác. Khi đang diễn ra cuộc chiến tranh vô nhân đạo như thế này, mọi hành động tích cực đều chỉ dẫn tới một sự đổ máu mới. Con đường xử thế duy nhất của các nhà hoạt động tôn giáo trong trường hợp này là lánh xa sự tàn ác, không đứng về phía tên đao phủ. Tiếc rằng đó là con đường tiêu cực, nhưng bất cứ con đường tích cực nào lúc này cũng đều tăng thêm sự đổ máu.

- Tôi tin rằng, nếu chúng tôi chuyền việc hỏi cung ngài sang bước thứ ba - mà bước này sẽ rất đau đớn về thể xác, - chắc là ngài sẽ nói tên gã thanh niên kia cho chúng tôi biết.

- Ông muốn nói rằng, nếu ông biến tôi thành một con vật mất hết trí khôn vì quá đau đớn, thì tôi sẽ làm tất cả những gì mà ông cần phải không? Rất có thể tôi sẽ làm như vậy. Nhưng lúc ấy tôi không còn là tôi nữa. Nếu đã thế, thì ông còn phải tiến hành buổi nói chuyện này làm gì? Ông hãy áp dụng với tôi tất cả những gì mà ông cần, ông hãy sử dụng tôi như một con vật hoặc một chiếc máy...

- Xin ngài cho biết, nếu như có những người nào đó - những kẻ thù độc ác, những kẻ điên rồ - đến gặp ngài và đề nghị ngài đi ra nước ngoài, sang Anh, Nga, Thụy Điền hoặc Thụy Sĩ làm nhân vật trung gian chuyển một bức thư nào đó, thì ngài có thực hiện lời đề nghị ấy không?

- Làm nhân vật trung gian là địa vị đương nhiên của tôi.

- Tại sao như vậy?

- Tại vì làm nhân vật trung gian giữa mọi người trong mối quan hệ với Chúa - đó là nghĩa vụ của tôi. Mà quan hệ giữa con người với Chúa cần phải có chỉ cốt là để cho con người cảm thấy mình là người với đầy đủ ý nghĩa của từ đó. Bởi vậy, tôi không tách quan hệ giữa con người với Chúa ra khỏi quan hệ giữa người với người, về nguyên tắc, đó chỉ là một quan hệ - quan hệ thống nhất. Bởi vậy, mọi vai trò trung gian giữa mọi người với nhau về nguyên tắc đều là chuyện tự nhiên đối với tôi. Điều kiện duy nhất mà tôi đặt ra cho mình khi ấy là vai trò trung gian đó phải dẫn tới điều thiện và phải được thực hiện bằng các phương tiện tốt đẹp.

- Ngay cả nếu như sự trung gian là cái ác đối với nhà nước chúng ta ư?

- Ông buộc tôi phải đưa ra những lời đánh giá chung. Ông thừa hiểu rằng, nếu nhà nước xây dựng trên bạo lực, thì một giám mục như tôi không thể ủng hộ nó về nguyên tắc. Dĩ nhiên, tôi muốn mọi người sống khác với lối sống hiện nay. Nhưng với điều kiện tôi biết rõ cách đạt tới điều đó. Về nguyên tắc, tôi mong cho tất cả mọi người dân hợp nên cái nhà nước quốc xã này đều sống sót và tạo nên một sự thống nhất nào đó khác cái nhà nước này. Tôi không muốn giết bất cứ một ai.

- Theo tôi nghĩ, sự phản bội là điều đáng sợ, nhưng thái độ quan sát thụ động và hờ hững trước sự phản bội và sự giết người còn đáng sợ hơn.

- Trong trường hợp ấy, chỉ có thể làm một điều duy nhất là tham gia vào việc chấm dứt sự giết người.

- Cái đó không phụ thuộc vào ngài.

- Không phụ thuộc. Thế ông gọi thế nào là sự phản bội?

- Thụ động là phản bội.

- Không, thụ động vẫn chưa phải là sự phản bội.

- Nó còn đáng sợ hơn sự phản bội nữa kia…”



Ai-xơ-man cảm thấy tòa nhà bắt đầu rung chuyển. “Chắc bom rơi ngay bên cạnh, - y nghĩ thầm. - Hoặc chúng ném loại bom tấn... Câu chuyện lạ lùng thật... Rất lý thú nhưng ngữ điệu thật lạ lùng,..”

Y gọi điện thoại cho viên sĩ quan trực. Tên kia bước vào, mặt tái xanh, đầy mồ hôi, Ai-xơ-man hỏi:

- Đây là băng ghi âm chính thức hay băng kiểm tra?

Viên sĩ quan trực trả lời lí nhí:

- Tôi xin phép xác minh rồi thưa lại ngài ngay bây giờ.

- Địch ném bom gần chỗ ta lắm à?

- Thưa, cửa kính ngôi nhà này bị vỡ hết cả.

- Anh không được chạy ra hầm trú ẩn à?

- Thưa, không ạ, - viên sĩ quan trực đáp. - Điều lệnh cấm làm như vậy.

Ai-xơ-man định nghe tiếp, nhưng viên sĩ quan trực quay lại báo cáo với y rằng Sơ-tiếc-lít không sử dụng băng ghi âm. Câu chuyện được thu vào băng theo chỉ thị của cơ quan phản gián - nhằm mục đích kiểm tra các nhân viên làm việc tại bộ máy trung tâm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 10:56:27 am »

Chương 7


Sê-len-béc nói:

- Rõ ràng là loại bom tấn chứ không phải bom thường.

- Chắc là như vậy. - Sơ-tiếc-lít tán đồng.

Lúc này anh nóng lòng, chỉ muốn chuồn nhanh ra khỏi phòng làm việc của Sê-len-béc để đốt ngay tờ giấy đang nằm trong cặp của anh. Đó là báo cáo về những cuộc đàm phán giữa “bọn phản bội SĐ” với phương Tây, Anh nghĩ thầm: “Cáí trò chơi khôn ngoan này của Sê-len-béc không đơn giản như mình thoạt tưởng. Rõ ràng ngay từ đầu hắn đã quan tâm đến vị giám mục. Hắn coi ông như một nhân vật che đỡ sau này. Việc hắn cần đến vị giám mục đúng vào lúc này là một triệu chứng. Chưa được lệnh của Him-le, hắn không dám làm như vậy!”. Nhưng Sơ-tiếc-lít hiểu rằng anh không được vội vàng, bước ra mà phải vừa vui đùa, vừa thảo luận với Sê-len-béc về mọi chi tiết của chiến dịch sắp tới. Và bây giờ anh càng ăn nói bình tĩnh, chậm rãi bao nhiêu, kết quả công việc của anh lại càng chắc chắn bấy nhiêu...

- Theo tôi, chúng nó bay đi rồi thì phải, - Sê-len-béc lắng nghe và nói. - Hay là chưa?

- Chúng bay về để mang những khối bom mới đến...

- Không, bọn này về sẽ được chơi bời giải trí ở căn cứ... Chúng nó đủ máy bay để ném bom liên tục xuống đầu ta... Vậy là anh cho rằng, nếu chúng ta giữ mấy mẹ con người em của lão giám mục làm con tin thì lão ta nhất định sẽ quay về?

- Chắc chắn là như vậy...

- Và khi quay về có bị cánh Muyn-lơ hỏi cung, lão ta cũng sẽ không khai rằng chính anh đã đề nghị lão ta đi ra nước ngoài để tìm cách tiếp xúc với phương Tây?

- Tôi không đám chắc. Cái đó còn tùy kẻ hỏi cung là ai...

- Tốt nhất là anh giữ lấy băng ghi âm các buổi trao đổi với lão ta, còn lão ta… thì coi như bị... mặc áo ván   trong một trận ném bom.

- Tôi sẽ suy nghĩ...

- Anh sẽ suy nghĩ trong bao lâu?

- Tôi xin phép được cân nhắc kỹ ý kiến đó...

- Anh định “cân nhắc ý kiến” ấy bao nhiêu lâu?

- Tôi sẽ cố gắng để tối nay đã có thể đề nghị một giải pháp với ngài.

- Tốt lắm, - Sê-len-béc nói. - Máy bay địch cút cả rồi... Anh muốn uống cà phê không?

- Tôi rất muốn, nhưng chỉ khi nào xong việc đã.

- Được. Tôi rất mừng là anh đã hiểu tất cả mọi chuyện chính xác đến thế, anh Sơ-tiếc-lít ạ. Đó sẽ là một bài học đích đáng cho Muyn-lơ. Hồi này lão ta bắt đầu ăn nói thô lỗ. Ngay cả với ngài thống chế của chúng ta. Chúng ta sẽ làm công việc của lão ta, sẽ vượt trước lão ta… Như thế là chúng ta sẽ giúp ngài thống chế hết lòng.

- Thế ngài thống chế không biết chuyện này hay sao?

- Không… Cứ coi như ngài không biết… Rõ chưa? Nói chung tôi rất thích làm việc với anh...

- Tôi cũng vậy.

- Sao mặt anh có vẻ giận dữ thế?

- Tôi mà giận dữ ư? - Sơ-tiếc-lít lẩm bẩm. - Tôi mà tức giận thì vẻ mặt cau có hơn nhiều. Lúc này tôi đang bận tâm suy nghĩ đấy thôi.

Sê-len-béc tiễn đại tá Sơ-tiếc-lít ra đến cửa, bắt tay anh và nói:

- Nếu mọi việc trôi chảy, anh có thể đến vùng núi nghỉ ngơi dăm ngày. Bây giờ mà đến đó trượt tuyết thì tuyệt - tuyết xanh lơ, da người sẽ rám mầu nâu. Đẹp hết chỗ nói, phải không anh bạn? Trong thời gian chiến tranh tôi và anh đã phải quên đi bao nhiêu là thứ...

- Trước hết chúng ta đã quên đi chính bản thân mình, - Sơ- tiếc-lít trả lời, - như quên áo bành-tô ở phòng để áo sau tiệc rượu say sưa trong ngày lễ Phục sinh.

- Đúng, đúng... - Sê-len-béc thở dài, - như quên áo bành-tô ở phòng để áo… Anh thôi làm thơ đã lâu chưa?

- Tôi có làm thơ bao giờ đâu...

Sê-len-béc giơ ngón tay dọa anh:

- Sự dối trá nhỏ đẻ ra thái độ thiếu tin cậy lớn đấy, Sơ-tiếc- lít ạ...

- Tôi xin thề với ngài, - Sơ-tiếc-lít mỉm cười, - tôi viết tất cả mọi thứ, trừ làm thơ, vì tôi có phản ứng đặc biệt đối với vần điệu...


Sau khi thủ tiêu bức thư định gửi Him-le, Sơ-tiếc-lít bước ra khỏi ngôi nhà nằm trên phố Hoàng tử An-bơ-rếch và bước chậm rãi dọc phố về phía sông Sơ-pơ-re, vỉa hè được quét dọn, sạch sẽ, mặc dù đêm qua gạch vữa còn ngổn ngang. Dạo này, mỗi đêm thành phố bị ném bom hai lần, có hôm tới ba lần.

“Suýt nữa thì mình đi đời, - Sơ-tiếc-lít nghĩ thầm. - Khi Sê-len-béc giao cho mình lo vụ giám mục Sơ-lắc, hắn quan tâm đến cựu thủ tướng Bơ-ruy-ninh, hiện đang sống lưu vong tại Thụy Sĩ. Và chỉ có vậy. Hắn quan tâm đến những mối liên hệ quen biết mà vị giám mục có thể có; bởi vậy, Sê-len-béc mới dễ dàng thả ông già ra, khi mình nói rằng ông già sẽ cộng tác với chúng ta. Hắn nhìn xa trông rộng hơn mình. Hẳn tính toán rằng vị giám mục sẽ trở thành nhân vật đỡ đòn trong trò chơi nghiêm túc quan trọng của chúng. Nực cười chưa, làm sao vị giám mục có thể tham gia chiến dịch của Các-lơ Vôn-phơ? Đó là chiến địch gì? Nó có lợi cho ai? Tại sao Sê-len-béc lại mở ra-đi-ô rồi mới nói đến chuyến đi của Vôn-phơ sang Thụy Sĩ? Nếu hắn sợ nói to chuyện ấy, thì điều đó có nghĩa là chúng đã nghĩ ra một trò chơi ghê gớm, và thượng tướng Các-lơ Vôn-phơ có đủ mọi thầm quyền: y có chức tước hẳn hoi trong tổ chức SS, như Ríp-ben-tơ-rốp hoặc Phê-ga-lai. Sê-len-béc không thể không nói với mình về Vôn-phơ - hắn không nói thì mình sẽ phải tự hỏi hắn, làm sao có thể chuẩn bị một chiến dịch khi không biết các con bài của mình? Chẳng lẽ phương Tây lại muốn ngồi đàm phán với Him-le? Nhìn chung thì Him-le đại diện cho một thế lực, họ biết điều đó, vì đàm phán với những kẻ không có thế lực thì chẳng có ý nghĩa gì. Sẽ vô nghĩa và khó hiểu, nếu chúng ngồi chung một bàn... Thôi được... Vị giám mục sẽ là miếng mồi, là tấm bình phong, là con thỏ đem ra thí nghiệm. Bọn chúng đã sắp xếp mọi việc như vậy. Nhưng chắc chắn chúng không tính đến chuyện Sơ-lắc có những mối liên hệ quen biết rộng lớn ở đó. Nghĩa là mình phải hướng dẫn ông già sử dụng ảnh hưởng của ông già chống lại những kẻ cử ông già - bằng chính tay mình - sang bên đó. Mình định sử dụng ông già làm mối dây liên lạc dự bị, nhưng rõ ràng là ông già sẽ phải đóng một vai trò quan trọng hơn thế. Người phải thu xếp các cuộc tiếp xúc ở Thụy Sĩ sẽ không phải là Sơ-lắc. Nếu mình trang bị cho ông già câu chuyện huyền thoại của mình, chứ không phải lời lẽ của Sê-len-béc thì cả người của Va-ti-căng, lẫn người của phe Anh - Mỹ, sẽ đến gặp ông già. Rõ rồi. Mình phải chuẩn bị cho ông già một câu chuyện huyền thoại có khả năng lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của mọi người đối với ông già, gây một sự phản chú ý đối với tất cả những người Đức khác đã đến hoặc sắp đến Thụy Sĩ. Thử xem ai sẽ cứng tay hơn ai. Trong bất kỳ trường hợp nào thì điều quan trọng đối với mình bây giờ là, thứ nhất, phải chuẩn bị cho ông già câu chuyện huyền thoại và, thứ hai, biêt tên những kẻ mà ông già sẽ đại diện ở đây như đại diện cho thế lực chống đối Hít-le và Him-le”.

Sơ-tiếc-lít bước vào quán rượu “Vai-nơ-tuýp-be” và ngồi nhấm nháp ly cô-nhắc thật lâu. Ở đây rất yên tĩnh, không ai làm cho anh mất tập trung suy nghĩa, Mà suy nghĩ của anh lúc này đang rất căng thẳng và chính xác - bao giờ vấp phải một vấn đề mà anh chưa biết lý giải hoặc chưa hiểu rõ ràng, anh cũng làm như vậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 10:59:52 am »

Chưa ai biết gì về con người ấy. Y ít khi xuất hiện trên các phim thời sự và lại càng ít khi có mặt bên cạnh Quốc trưởng trên các bức ảnh. Người tầm thước, đầu nghiêng nghiêng với một chiếc sẹo trên má, hệt như một sinh viên hội Buốc 1 , y cố giấu mặt sau lưng mọi người mỗi khi các phóng viên nhiếp ảnh bấm máy chụp hình.

Người ta đồn rằng, năm 1934, y đã ngồi tù mười bốn tháng vì một án mạng có tính chất chính trị. Sau đó, không rõ y được ân xá, hay y vượt ngục rút vào hoạt động bí mật. Không ai hay biết gì về y, mãi cho đến khi Ghết-xơ bay sang Anh. Him-le được lệnh của Quốc trưởng khôi phục trật tự trong “cái nhà thổ nhơ nhuốc ấy”. Đó là nhận định của Quốc trưởng về văn phòng của đảng Quốc xã dưới sự chỉ huy của Ghết-xơ, nhân vật duy nhất trong đảng dám xưng hô suồng sã “cậu tớ” với Quốc trưởng. Trong một đêm, tay chân của Him-le đã tiến hành hơn bảy trăm vụ bắt bớ. Một số người sau đó được thả ra, số còn lại bị tống vào giam giữ lâu dài trong các trại tập trung. Những cộng sự thân cận nhất của Ghết-xơ đều bị bắt, trừ người phó Chủ nhiệm Văn phòng đảng Quốc xã của Ghết-xơ là Mác-tin Boóc-man. Chẳng những thế, Boóc-man còn là người chỉ đạo bàn tay của Him-le ở mức độ nhất định: y cứu những người y cần dùng khỏi bị bắt; ngược lại những kẻ y không cần thì bị tống vào trại tập trung.

Trở thành kẻ kế tục Ghết-xơ, y vẫn không hề thay đổi: cũng như trước đó, y vẫn lầm lầm lì, trong túi lúc nào cũng có một quyển sổ tay nho nhỏ ghi lại tất cả những lời nói của Hít-le. Cũng như trước đó, y vẫn sống thanh đạm và kín đáo trước con mắt mọi người. Y vẫn tỏ ra đặc biệt cung kính đối với Gơ-rinh, Him-le và Gơ-ben, nhưng dần dần, trong khoảng thời gian một, vài năm, y đã có thể trở thành một nhân vật cần thiết cho Hít-le tới mức, có lần Quốc trưởng đã gọi đùa y là cái bóng của mình. Y biết cách tổ chức công việc khéo đến mức, nếu Hít-le cần biết rõ một điều gì đó trước khi ngồi vào bàn ăn, thì chỉ đến cuối bữa là Boóc-man đã chuẩn bị xong câu trả lời. Và tất cả những việc đó diễn ra một cách lặng lẽ, tự nhiên, không cần bất cứ hiệu quả bên ngoài nào. Có lần ở Béc-tê-xơ-ga-đen, người ta tổ chức một cuộc mít-tinh bất ngờ nhưng không kém phần long trọng để hoan hô Quốc trưởng, Boóc-man nhận thấy Hít-le bị ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt. Sáng hôm sau, ngay ở chỗ đứng hôm qua, Hít-le nhìn thấy một cây sồi: chỉ trong một đêm, Boóc-man đã tổ chức việc đánh một cây sồi khổng lồ tới trồng ở chỗ đó… Hít- le khiển trách Boóc-man về chuyện ấy, nhưng trong thâm tâm hắn lấy làm thích thú trước sự quan tâm mà tên trợ thủ dành cho hắn. Boóc-man chuẩn bị cho Hít-le mọi diễn từ. Tất cả các tài liệu cần đệ trình lên bàn Quốc trưởng đều được hắn duyệt qua. Có lần Gơ-ben gửi tặng Hít-le một quyển an-bom tâng bốc lòng dũng cảm của các phi công Quốc xã, Boóc-man đã trả quyển an-bom kèm theo dòng chữ: “Có đáng để cho Quốc trưởng phải bực dọc về một sự tuyên truyền dối trá rõ rệt như thế chăng ?”

Y biết rằng Hít-le không bao giờ chuẩn bị trước các bài diễn văn. Quốc trưởng bao giờ cũng dựa vào tài ứng khẩu, mà tài ứng khẩu của Quốc trưởng thì không đến nỗi tồi. Nhưng Boóc-man, nhất là trong những cuộc đón tiếp các nhà hoạt động quốc gia từ nước ngoài đến thăm, hoặc trong những ngày kỷ niệm cách mạng mồng chín tháng mười một, đều không quên phác ra cho Quốc trưởng hàng loạt những luận đề, mà theo quan điểm của y là cần phải chú ý nhiều nhất. Y làm cái việc thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng ấy, một cách hết sức tài tình, và Hít-le không lần nào nghĩ rằng các bài diễn văn chủ yếu của hẳn là do người khác viết sẵn cho hắn - hắn tiếp nhận việc làm của Boóc-man tuy như việc làm của một viên thư ký, nhưng rất cần thiết và kịp thời. Bởi thế, có lần Boóc-man bị ốm mà ngày hôm sau Hít- le đã cảm thấy mọi việc của hắn đều rối loạn cả lên, hắn phải cử bác sĩ riêng của mình đến nhà Boóc-man.

Boóc-man khéo léo tìm cách biết được - mà không làm mếch lòng người khác, - ai đến gặp Quốc trưởng về vấn đề gì, và y cũng biết cách khuyên nhủ ai nên làm những gì, xử sự ra sao trong lúc được tiếp kiến. Y tổ chức thế nào để ý kiến của các vị khách trùng hợp với quan điểm của Quốc trưởng.

Những người cho phép mình tranh luận với Quốc trưởng để bảo vệ quan điểm riêng của họ, một quan điểm trái với quan điểm chung, đều bị Boóc-man tìm cách gạt ra, không cho họ được gặp Hít-le.

Boóc-man ăn nói lắp bắp, nhưng y lại biết cách soạn thảo các thứ văn bản một cách tài tình, y thông minh nhưng lại biết cách che giấu sự thông minh của mình dưới cái vẻ ngoài nhân hậu, thẳng thắn và thô lỗ; y là một người toàn năng, nhưng lại biết cách xử như một kẻ bình thường phải “đi tham khảo ý kiến” của người khác trước khi đi tới một quyết định ít nhiều quan trọng.

Chính con người đó, chính Mác-tin Boóc-man, đã nhận được “tận tay”, qua đường dây bí mật từ cơ quan SĐ, một bức thư có nội dung như sau:

“Thưa ngài Boóc-man! Trong Ban thư ký của Ngài, có người của tổ chức SĐ gài vào - tôi chưa rõ tên tuổi của họ, nhưng nếu như được Ngài đích thân ra lệnh, tôi có thể xác định được họ là những ai. Tôi không tin rằng bức thư này đến được tay Ngài, nếu nó đến được, tôi sẽ trình bày với Ngài một vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Hiện nay, sau lưng Quốc trưởng có một số kẻ mà tôi biết là đang bắt đầu tiến hành trò đàm phán với các đại diện của lực lượng dân chủ phương Tây thối tha ở Thụy Điển và Thụy Sĩ. Việc đó diễn ra giữa cuộc chiến tranh tổng lực, việc đó diễn ra giữa những ngày tương lai của thế giới đang được quyết định trên các chiến trường. Tôi có thể thông báo với Ngài mọi chi tiết về các cuộc đàm phán bội phản đó. Tôi cần có sự bảo đảm, bởi vì nếu bức thư này rơi vào tay cơ quan SĐ, tôi sẽ lập tức bị thủ tiêu. Bởi vậy, tôi không dám ký tên. Tôi đề nghị Ngài, nếu Ngài thấy điều tôi thông báo với Ngài là quan trọng, thì ngày mai Ngài hãy đến khách sạn “Nôi-e Tô”, đối diện với Viện bảo tàng Tự nhiên học, vào hồi 13 giờ 00. Một đảng viên Quốc xã trung thành với Quốc trưởng”.

Boóc-man ngồi cầm lá thư ấy một hồi lâu. Mấy lần cánh tay y đã định cầm lấy ống nghe điện thoại... Y tính gọi điện cho Muyn- lơ, kẻ cầm đầu ghét-xta-pô. Y biết Muyn-lơ chịu ơn y ra sao và y chịu ơn Muyn-lơ như thế nào. Muyn-lơ, một tên mật thám lõi đời, đầu những năm ba mươi đã hai lần đập tan tổ chức của đảng Quốc xã ở Ba-va-ri-a. Sau đó, Muyn-lơ chuyển sang phục vụ cho đảng này, khi nó trở thành chính đảng quốc gia của nước Đức. Trước năm 1939 kẻ cầm đầu ghét-xta-pô vẫn còn ở ngoài đảng: các nhân viên cơ quan an ninh không thể tha thứ cho sự cúc cung tận tụy của Muyn-lơ trong thời kỳ tồn tại của nước cộng hòa Vây-ma. Boóc-man, chính Boóc-man, - và Muyn-lơ biết rõ điều đó - đã giúp đỡ Muyn-lơ vào đảng. Y đã bảo đảm với Quốc trưởng về Muyn-lơ. Nhưng Boóc-man không bao giờ để Muyn-lơ quá gần gũi mình. Trong thâm tâm, y không tin tất cả bọn người bên lực lượng SS cho lắm. Bọn chúng đều phục vụ Him-le bằng cách này hay cách khác. Từ trước đến giờ, y vẫn thăm dò Muyn-lơ và cân nhắc hai khả năng: nếu để hắn trở thành người thân cận, thì dùng hắn đến cùng, cho hắn biết những điều cơ mật nhất. Bằng không, thì chẳng nên nghĩ đến hắn làm gì cho uổng công.

“Cái này là gì? - Boóc-man xem lại bức thư hàng chục lần và thầm nghĩ, - Một thủ đoạn phá hoại chăng? Vị tất, tác giả bức thư là một kẻ mất trí chăng? Cũng không phải - chuyện này có vẻ thật lắm… Nhưng nếu hắn là người của ghét-xta-pô, và nếu như Muyn-lơ cũng tham gia trò chơi kia? Những con chuột bỏ chạy khỏi chiếc tàu bị đắm - mọi chuyện đều có thể xảy ra, ít nhất cái này cũng có thể là con bài nằm chờ thời cơ chống lại Him-le. Nếu vậy thì ta có thể bình thân, không thèm ngó ngàng đến tên đê tiện ấy, chuyển toàn bộ số tiền của đảng vào các nhà băng trung lập theo tên những người của mình, chứ không theo tên những người của hắn ta...”

Boóc-man ngồi nghĩ rất lâu về bức thư ấy, nhưng thế là y vẫn chưa đi đến một quyết định cụ thể nào cả.




------------------------------------------------------------------
1. Hội viên của Hiệp hội sinh viên Đức, một tổ chức nổi tiếng về những trò uống rượu và quyết đấu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM