Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:18:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân  (Đọc 21331 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 02:35:26 pm »

Đâu đó xa xa vẳng lại tiếng còi báo động phòng không và tiếng cao xạ lập tức nổ giòn. Nhà máy điện cắt điện và Sơ-tiếc-lít ngồi im khá lâu bên lò sưởi nhìn những ngọn lửa xanh đang liếm các đầu thanh củi màu đỏ sẫm như những con rắn.

“Nếu đậy nắp thông hơi lại, - Sơ-tiếc-lít uể oải nghĩ bụng, - thì ba giờ sau mình sẽ thiếp đi, nói như người ta vẫn nói, một giấc ngàn thu... Mình với bà nội của mình đã suýt ngủ một giấc như thế ở I-a-ki-man-ca, khi bà cụ đậy nắp lò quá sớm, trong lúc ở đó vẫn còn những mẩu củi đỏ sẫm và những lưỡi lửa xanh như thế này. Cái thứ hơi đốt mà hai bà cháu mình bị đầu độc vốn không có màu và hoàn toàn không mùi vị... Theo ý mình...”.

Chờ cho các mẩu củi đen hẳn lại và không còn những lưõi lửa xanh, Sơ-tiếc-lít mới đậy nắp thông hơi, châm một ngọn nến lớn cắm vào cổ một chai sâm-banh, và lấy làm lạ rằng mình đã tạo nên một lớp vẩy nến bao xung quanh chai. Anh đã đốt khá nhiều nến, chiếc chai vì thế bị vẩy nến hầu như che lấp hết cả; trông nó giống như một chiếc bình cổ kỳ quặc, sần sùi, màu trắng nhạt, Sơ-tiếc-lit nhờ các bạn mình, những người có việc sang Tây Ban Nha, mua về cho anh các loại nến màu khác nhau. Rồi anh đem những chiếc chai lạ lùng ấy đi tặng những người quen.

Hai tiếng nổ mạnh vang lên rất gần nhà anh.

“Bom tấn rồi, - anh xác định. - Họ ném bom giỏi lắm. Đúng là họ ném bom giỏi thật. Dĩ nhiên, nếu họ nện trúng xuống nhà mình thì đáng trách quá. Anh em ta sẽ chẳng còn tìm ra dấu vết của mình ở đâu nữa. Nói chung, phải chết tan xác thì thật là khó chịu. Xa-sen-ca ơi, - bỗng nhiên anh như nhìn thấy khuôn mặt vợ anh. - Xa-sen-ca, vợ yêu của anh ơi; Xa-sen-ca, con trai lớn của bố ơi… Bây giờ bố chẳng muốn chết tí nào. Dù nhà có sụp xuống, thì bằng bất cứ cách nào, bố cũng phải chui ra. Nếu chỉ có một mình trên đời thì chết cũng chẳng đáng sợ lắm. Chứ đã gặp con rồi thì bố không muốn chết tí nào. Những anh ngốc hay viết trong tiểu thuyết, rằng ông ta lặng lẽ nhắm mắt xuôi tay bên cạnh những người thân yêu. Không có gì đáng sợ hơn là phải chết trên tay những đứa con yêu quí, chỉ được nhìn thấy chúng lần cuối cùng, cảm thấy chúng rất gần gũi với mình và hiểu rằng thế là vĩnh viễn biệt ly, thế là hết, chỉ còn lại nỗi đau khổ ghê gớm cho các con...”

Một lần, Sơ-tiếc-lít có cùng với Sê-len-béc dự buổi chiêu đãi tại đại sứ quán Liên Xô ở phố Un-te-đen-lin-đen. Tại đó, anh với Sê-len-béc có nói chuyện với một nhà ngoại giao trẻ tuổi Liên Xô. Với vẻ mặt ủ dột - phong thái thông thường của mình - anh lắng nghe cuộc tranh luận giữa nhà ngoại giao Nga với tên Cục trưởng cục tình báo chính trị quốc xã về cái quyền của con người tin vào lá bùa hộ mệnh, vào linh tính và mọi trò nguyên thủy khác, theo cách nói của người bí thư sứ quán. Cũng như tất cả mọi lần, trong cuộc tranh luận vui vẻ này, Sê-len-béc tỏ ra khôn khéo, biết chứng minh và nhân nhượng. Sơ-tiếc-lít nổi giận, khi thấy hắn lôi anh bạn Nga vào vòng tranh luận.

“Hắn đang rọi đèn pha, - anh thầm nghĩ, - để nhìn cho kỹ đối phương. Tính cách con người bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết trong khi tranh cãi. Điều đó Sê-len-béc biết nhận ra hơn bất kỳ ai”.

- Nếu ngài hiểu rõ tất cả mọi điều trên thế giới này, - Sê-len-béc nói tiếp, - thì khi đó đương nhiên ngài có quyền bác bỏ niềm tin của con người vào sức mạnh của lá bùa hộ mệnh. Nhưng liệu ngài đã hiểu rõ tất cả mọi điều hay chưa? Ý tôi không muốn nói đến ý thức hệ, mà tới vật lý, hóa học, toán học...

- Có nhà vật lý hay toán học nào, - đồng chí bí thư sứ quán nhà ta hăng lên, - lại đeo lá bùa lên cổ rồi mới bắt tay tính toán bao giờ? Điều đó thật vô nghĩa.

“Anh ta chỉ nên dừng lại ở cuối câu hỏi thôi mới phải, - Sơ-tiếc-lít thầm nhận xét, - nhưng anh ta đã không kìm được, nên đã tự trả lời câu hỏi của mình. Trong lúc tranh luận, điều quan trọng là đặt câu hỏi, như thế sẽ thấy rõ phía đối phương, và lại trả lời bao giờ cũng phức tạp hơn là đặt câu hỏi...”.

- Nhà vật lý hay nhà toán học có thể đeo bùa hộ mệnh nhưng không trưng nó ra lắm chứ? - Sê-len-béc hỏi: - Hay là ngài phủ nhận khả năng đó?

- Phủ nhận khả năng nào đó là điều ngây thơ. Phạm trù khả năng là một cách nói khác của khái niệm triển vọng.

“Trả lời được... - Sơ-tiếc-lít lại nhận xét thầm, - Nên hỏi móc lại, chẳng hạn “Ngài có đồng ý như thế không ?” Nhưng anh ta lại không hỏi mà cứ tiếp tục hứng đòn”.

- Như thế, có lẽ chúng ta cũng nên liệt cả lá bùa hộ mệnh vào phạm trù khả năng chưa rõ rệt chăng? Hay là ngài phản đối điều đó?

Sơ-tiếc-lít quyết định đỡ lời:

- Bên Đức đã thắng trong cuộc tranh luận, - anh khẳng định, - song để cho được công tâm, cũng phải thừa nhận rằng, trước những câu hỏi tuyệt diệu của nước Đức, nước Nga đã đưa ra những câu trả lời không kém phần tuyệt diệu. Chúng ta đã giải quyết xong đề tài này, nhưng tôi không hiểu phía chúng tôi sẽ ăn nói ra sao, nếu bên Nga giành chủ động trong tấn công bằng cách hỏi trước...

“Hiểu ý chưa, anh bạn ?” - cặp mắt Sơ-tiếc-lít lộ vẻ dò hỏi, và căn cứ nét mặt của nhà ngoại giao Nga, Sơ-tiếc-lít biết rằng anh ta đã hiểu bài học của anh.

“Đừng nóng giận, anh bạn thân mến, - anh nghĩ khi nhìn nhà ngoại giao bỏ ra chỗ khác, - người đáng nổi nóng là tôi, chứ không phải ai khác... Có điều là anh bạn đã sai, khi nói về lá bùa hộ mệnh... Những lúc tôi hết sức khó khăn và cần quyết định một nước cờ liều lĩnh - mà nước cờ của tôi bao giờ cũng nguy hiểm chết người - thì tôi lại đeo lá bùa hộ mệnh lên ngực. Đó là nắm tóc của Xa-sen-ca... Tôi đã phải vứt chiếc bao do vợ tôi khâu đi vì nó có vẻ của người Nga rõ quá, và mua một chiếc bao của Đức, vừa nặng, vừa đắt tiền, để đặt nắm tóc vàng rượi của vợ tôi - của Xa-sen-ca vào trong. Và nắm tóc ấy chính là lá bùa hộ mệnh của tôi…”.

Hai mươi ba năm trước, ở Vla-đi-vô-xtốc, anh được gặp Xa-sen-ca lần cuối, trước khi lên đường hoàn thành nhiệm vụ do đồng chí Đgiéc-gin-xki giao phó: nhập vào đám bạch vệ lưu vong; đầu tiên anh sang Thượng Hải, rồi tới Pa-ri. Từ cái ngày mưa gió, đáng sợ, xa xôi ấy, hình ảnh nàng luôn luôn sống trong anh, nàng đã trở thành một bộ phận của cơ thể anh, hòa làm một với anh, biến thành một phần “cái tôi” của anh...

Anh  nhớ lại buổi gặp gỡ tình cờ giữa anh với đứa con trai vào một đêm khuya ở Cờ-ra-cốp. Anh  nhớ lúc “Gờ-ri-san-tsi-cốp” đến khách sạn gặp anh như thế nào. Hai cha con bật đài và thì thầm nói chuyện với nhau. Anh đã đau khổ ra sao, khi phải tạm biệt đứa con trai mà số phận đã xui khiến nó chọn đúng con đường của anh. Sơ-tiếc-lít biết rằng, con trai anh đang ở Pra-ha, rằng nó có nhiệm vụ cứu thành phố ấy khỏi bị nổ tung, hệt như anh đã cùng thiếu tá Vi-khơ-ri cứu thoát thành phố Cờ-ra-cốp. Anh biết rằng công việc của mình hiện giờ đang hết sức phức tạp, nhưng anh cũng hiểu rằng mọi ý đồ tìm cách gặp mặt đứa con - từ Béc-Lanh đến Pra-ha xe chỉ chạy hết cả thảy sáu giờ đồng hồ, - đều có thể dẫn anh tới chỗ nguy hiểm.

Sơ-tiếc-lít đứng dậy, lấy một cây nến, rồi bước lại bàn. Anh rút mấy tờ giấy ra và đặt đều trên bàn như khi chơi đố bài. Trên một tờ, anh vẽ một người cao to. Anh định viết chữ Gơ-rinh bên dưới, nhưng lại thôi. Trên tờ thứ hai, anh vẽ mặt Gơ-ben, trên tờ thứ ba anh vẽ một khuôn mặt to có vết sẹo: Boóc-man. Nghĩ một lát, anh viết trên tờ - thứ tư mấy chữ : “Thống chế SS”. Đó là chức vị của cấp chỉ huy anh - Hen-rích Him-le.

Gạt ba tờ sang một bên, Sơ-tiếc-lít dịch lại gần mình tờ có vẽ hình Gơ-rinh và bắt đầu vẽ những hình tròn và hình vuông mà chỉ một mình anh hiểu. Anh nối các hình ấy lại với nhau bằng hai nét đậm, một nét nhạt hoặc chỉ bằng những nét chấm mờ.

... Người chiến sĩ tình báo, nếu đang ở nơi tập trung những sự kiện quan trọng nhất, phải làm một người cực kỳ đa cảm, thậm chí dễ xúc động như một diễn viên, nhưng cái tính đa cảm ấy phải được che giấu bởi sự lạnh lùng của một thứ lô-gích chắc chắn và rõ ràng.

Những khi tỉnh giấc giữa đêm khuya, đôi lúc Sơ-tiếc-lít cho phép tự coi mình đang là I-xa-ép. Anh lập luận như sau: làm một chiến sĩ tình báo chân chính nghĩa là thế nào? Thu lượm tin tức, phân tích, chọn lọc các sự kiện khách quan rồi chuyển về trung tâm để khái quát về chính trị và tìm ra giải pháp chăng? Hay là rút ra những kết luận của chính mình, vạch rõ triển vọng của mình và đề xuất các dự định của mình? Và nếu mi, Mắc-xim I-xa-ép, chính mi cảm thấy chính xác cái mà mi đang mong đợi trong tương lai, thì mi có quyền tác động tới tương lai ấy hay không! I-xa-ép cho rằng cái bất hạnh của công tác tình báo thể hiện ở chỗ: khối lượng thông tin quá lớn lấn áp mất triển vọng, che giấu nó, làm cho các quyết định mang tính chất chủ quan, chứ không còn là những hậu quả khách quan của việc phân tích sự thật, dù sự thật ấy đáng buồn hay đáng vui đến mức nào. I-xa-ép nghĩ rằng nếu cho phép ngành tình báo lo việc vạch kế hoạch chính trị, thì có thể xảy ra tình hình là ý kiến đề nghị quá nhiều, mà tin tức lại quá ít. I-xa-ép cho rằng, anh, một chiến sĩ tình báo, trước hết phải có thái độ khách quan. Sẽ rất tệ hại, nếu ngành tình báo hoàn toàn lệ thuộc vào một đường lối chính trị vạch ra từ trước điều đó đã xảy ra với Hít-le, khi hắn vì tin vào sự suy yếu của Liên Xô, đã bỏ ngoài tai những ý kiến thận trọng của giỏi quân sự nêu ra, rằng nước Nga không yếu ớt như người ta tưởng. Cũng sẽ rất tệ hại, nếu ngành tình báo mưu toan bắt chính trị lệ thuộc vào mình. Sẽ lý tưởng, nếu người làm công tác tình báo thấy rõ triển vọng của sự phát triển quan trọng nhất của các sự kiện và đề nghị với các nhà chính trị hàng loạt giải pháp mà người ấy cho là hợp lý nhất.

I-xa-ép nghĩ rằng người chiến sĩ tình báo có quyền nghi ngờ tính chất đúng đắn của những dự kiến do mình đưa ra. Anh ta không có quyền xa rời phương pháp khách quan trong khi nghiên cứu thực tại.

Giờ đây, khi bắt tay vào việc phân tích lần cuối cùng vốn tài liệu mà anh đã thu thập được suốt trong những năm qua, Sơ-tiếc-lít phải cân nhắc tất cả các lý lẽ “tán thành” và “phản đối” của mình; vấn đề này liên quan tới số phận hàng triệu con người, do đó anh không thể phạm sai lầm trong khi phân tích.

... Lần đầu tiên, Sơ-tiếc-lít tập trung toàn bộ chú ý xem xét kẻ kế tục Hít-le - tên “quốc xã số hai” - là Gơ-rinh vào tháng tư năm 1943, sau trận ném bom của tám trăm “pháo đài bay” của Mỹ xuống thành phố Kin-lơ. Thành phố bị hủy diệt hoàn toàn, Gơ-rinh báo tin cho Quốc trưởng rằng trong trận ném bom ấy có ba trăm máy bay địch tham gia, Thị trưởng thành phố Kin-lơ là Gơ-rốc, tóc bạc trắng sau những ngày đêm bị ném bom, đã đưa ra những số liệu bác bỏ lời Gơ-rinh trong trận ấy có tám trăm “pháo đài bay” tham gia và lực lượng không quân Đức đã hoàn toàn bất lực, không thể cứu nổi thành phố.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 02:37:30 pm »

Hít-le nín lặng nhìn Gơ-rinh, chỉ thấy da mặt hắn giật giật khinh bỉ, tay trái hắn không biết đặt vào đâu, tưởng chừng cả người Quốc trưởng ngứa ngáy như người mắc bệnh vẩy nến. Rồi sầm sầm nổi giận:

- Sẽ không một trái bom nào của kẻ địch rơi xuống các thành phố Đức chứ?! - Hít-le nói to, giọng đau đớn, mắt không nhìn Gơ-rinh. - Ai đã huyênh hoang tuyên bố như thế với nhân dân? Ai đã làm cho Đảng ta tin như vậy ?! Tôi có đọc trong sách thấy người ta viết về các kiểu đánh bài, tôi không lạ gì khái niệm đánh lừa! Nước Đức không phải là chiếc bàn lót nhung cho người ta ngồi đánh bài! - Hít-le hầm hầm nhìn Gơ-rinh và nói tiếp: - Ngài đã chìm sâu vào cuộc sống xa hoa, đài các, ngài Gơ-rinh ạ! Giữa lúc chiến tranh mà ngài sống như một ông hoàng hay như một tên trùm tài phiệt Do Thái! Ngài đem cung tên đi bắn hươu, trong khi máy bay kẻ thù đem bom đạn trút xuống đầu dân tộc tôi! Sứ mệnh của một lãnh tụ - đó là sự cao cả của dân tộc. Bổn phận của lãnh tụ là phải khiêm tốn! Nghề nghiệp của lãnh tụ là thực hiện đúng các lời hứa của mình!

Sau đó, người ta được biết rằng, nghe xong những lời ấy, Gơ-rinh đã về nhà mình và đi nằm với thể trạng sốt cao, kèm theo những cơn co giật thần kinh ghê gớm. Hắn liền đến thăm các thành phố bị ném bom, gặp mặt dân chúng, yêu cầu lập tức cứu chữa những người bị thương và giúp đỡ các nạn nhân, tổ chức lại lực lượng phòng không của thành phố, rồi sau đó đi nằm với thể trạng sốt cao; huyết áp tăng lên, tay chân lạnh ngắt, thái dương nhức như búa bổ, trán đau như bị vòng sắt siết căng. Him-le, trong lúc cố thu thập các tài liệu cho hồ sơ tố cáo Gơ-rinh của mình, đột nhiên gặp cái trò vờ vịt ấy, liền yêu cầu cho hắn xem kết luận của bác sĩ. Song các số liệu khám nghiệm của y tế đều xác nhận rằng huyết áp của Gơ-rinh quả có tăng vọt lên thật.

Thế là, năm 1942, lần đầu tiên Gơ-rinh, người kế tục chính thức của Hít-le đã bị phê phán một cách nhục nhã đến thế trong lúc đủ mặt văn võ bá quan. Sự kiện ấy lập tức được đưa ngay vào hồ sơ của Him-le và sáng ngày hôm sau, chẳng cần xin phép Hít-le, viên thống chế SS đãấ ra lệnh tiến hành nghe trộm mọi cuộc nói chuyện điện thoại của “người bạn chiến đấu thân cận nhất của Quốc trưởng”.

Lần đầu tiên, được sự đồng ý của Quốc trưởng, trong vòng một tuần lễ Him-le đã ra lệnh nghe trộm các cuộc nói chuyện của thống chế Gơ-rinh sau vụ tai tiếng với em mình là An-be Gơ-rinh. Sau khi Gơ-rinh anh đưa Gơ-rinh em từ Viên đến Pra-ha phụ trách việc xuất khẩu của các nhà máy hãng “Scô-đa”, vốn nổi danh là người bảo vệ những ai bị lăng nhục, Gơ-rinh em đã lấy một bản mẫu của ông anh và viết mấy chữ cho tên chỉ huy trại tập trung Mau-khau-den: “Lập tức trả tự do cho giáo sư Kít vì không có chứng cớ đáng kể về ông ta”. Rồi ký tên dưới chữ “Gơ-rinh”. Không kèm thêm chữ cái ở đầu tên, họ. Tên chỉ huy trại tập trung sợ quá, vội thả hai người tên là Kít một là giáo sư, còn người kia là cán bộ cộng sản đang hoạt động bí mật. Gơ-rinh phải tốn nhiều công sức mới cứu em khỏi bị trừng phạt, bằng cách kể cho Quốc trưởng nghe câu chuyện ấy như một giai thoại nực cười. Sự việc trót lọt, và Him-le lập tức tránh sang một bên và cũng vừa cười đùa vừa kể lại chuyện đó hệt như Quốc trưởng.

I-xa-ép xác định với mình rằng, nội đung chủ yếu trong lời phê phán của Hít-le đối với Gơ-rinh, sau vụ thành phố Kin-lơ bị ném bom, là Hít-le nhắc đến cảnh sống sa hoa, vương giả. Chính cái điều mà suốt mười năm qua toàn bộ bọn cận thần khác của Hít-le cố tìm cách moi móc nhưng luôn luôn được Quốc trưởng bảo vệ, nay đã bị Hít-le quy thành tội của kẻ kế tục mình.

Tuy nhiên, sau sự kiện ấy, Hít-le vẫn nói với Boóc-man:

- Không một ai khác có thể kế tục tôi, ngoài Gơ-rinh. Một là, không bao giờ ông ấy can thiệp vào đường lối chính trị độc lập, hai là, ông ấy có uy tín với dân chúng và, ba là, ông ấy là đối tượng chính để báo chí đối phương tập trung châm biếm và đả kích.

Hít-le đã nói như thế về cái người đã tiến hành toàn bộ hoạt động thực tế nhằm thâu tóm quyền lực, cái người đã nói hết sức thành thực và với vợ mình, chứ không phải với ai khác, và không phái trước các máy ghi âm - lúc ấy hắn không tin rằng, một lúc nào đó, các chiến hữu của hắn lại có thể nghe trộm lời hắn - vào ban đêm, lúc đang nằm trên giường, như sau:

- Không phải anh đang sống, mà là Quốc trưởng đang sống trong anh...

Là phi công lái máy bay chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, người hùng của nước Đức đế chế, sau thất bại của cuộc bạo động đầu tiên của bọn quốc xã, Gơ-rinh chạy trốn sang Thụy Điển. Hắn bắt đầu đi làm phi công hàng không dân dụng ở bên đó và một lần, trong lúc chở hoàng thân Rô-den, mặc dù gặp cơn bão khủng khiếp, Gơ-rinh vẫn may mắn và khéo léo cho máy bay của mình hạ cánh an toàn xuống lâu đài Rô-cơn-stát. Tại đây, hắn làm quen với cô Ca-ri-na phôn Cát-xốp, con gái của đại tá phôn Phốc, khiến cô ta bỏ chồng để lấy hắn, rồi hắn quay về Đức gặp Hít-le, tham gia cuộc biểu tình của Đảng Quốc xã ngày 9 tháng mười một năm 1923, bị thương, nhưng kỳ lạ thay lại không bị bắt. Hắn liền xuất dương sang In-xơ-brúc, nơi Ca-ri-na đang chờ hắn. Hai vợ chồng hắn không có tiền, nhưng được lão chủ khách sạn nuôi không, vì lão ta cũng là đảng viên Quốc xã như Gơ-rinh và rất cay cú trước việc người Do Thái chiếm giữ bảy mươi phần trăm khách sạn ở In-xơ-brúc. Sau đó, chủ khách sạn “Bri-ta-nhơ”, mời vợ chồng Gơ-rinh tới Vê-nê-xi-a và hắn sống ở đó cho đến năm 1937, đến ngày nước Đức công bố lệnh ân xá. Gần nửa năm sau, cùng với mười một đảng viên Quốc xã khác, Gơ-rinh trở thành nghị sĩ quốc hội Đức. Bấy giờ Hít-le không được ra ứng cử vì hắn là người Áo.

Cần phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử mới. Theo quyết định của Hít-le, Gơ-rinh thôi công tác đảng và chỉ còn làm nghị sĩ quốc hội. Nhiệm vụ của hắn hồi ấy là phải tìm cách liên hệ với những nhân vật có thế lực đương thời. Muốn giành lấy chính quyền, đảng Quốc xã phải có mối liên hệ rộng rãi. Theo quyết định của đảng, Gơ-rinh thuê mệt biệt thự lộng lẫy ở phố Ba-đen. Hoàng thân Gô-ghen-txô-le, hoàng thân Cô-bua và các trùm tư bản bắt đầu đến chơi nhà hắn. Linh hồn của biệt thự là Ca-ri-na. Là một phụ nữ quý tộc hết sức quyến rũ - con gái một viên chức cao cấp của Thụy Điển, vợ của một anh hùng trong chiến tranh, của một chiến sĩ từng bị đầy đọa, lưu lạc, của một người chống đối nền dân chủ thả lỏng ở phương Tây, một nền dân chủ không đủ sức chống lại “chủ trương phá hoại của bọn bôn-sê-vích”, Ca-ri-na đã thu phục được tất cả mọi người.

Cứ mỗi khi có tổ chức chiêu đãi, thì Gơ-ben, bí thư đảng bộ Quốc xã Béc Lanh, lại tới nhà hắntừ sáng sớm, Gơ-ben là người liên lạc giữa đảng với Gơ-rinh, Gơ-ben ngồi chơi dương cầm, còn Gơ-rinh, Ca-ri-na và Tô-mát, con trai riêng của Ca-ri-na với người chồng trưởc, thì hát các bài dân ca; kẻ cầm đầu khối nghị sĩ quốc xã trong quốc hội không thể chịu nổi các nhịp diệu phóng khoáng của loại nhạc jazz Pháp, Mỹ.
Ngày 5 tháng giêng năm 1931, chính Hít-le, Sác-tơ và Ti-xen đã đến tòa biệt thự do đảng bỏ tiền ra thuê này. Chính biệt thự lộng lẫy này đã chứng kiến sự cấu kết giữa bọn trùm tư bản tài chính và công nghiệp với thủ lĩnh đảng Quốc xã Hít-le.

Sau đó là thắng lợi của Hít-le. Ca-ri-na đi máy bay sang thăm Thụy Điển và chết tại đó trong một cơn động kinh. Ước nguyện cuối cùng của ả là cứ để Ghéc-man Gơ-rinh làm tất cả những gì khiến nó trở thành người làm công cho Quốc trưởng.

Sau cuộc đảo chính của Rê-mơ, khi mà nhiều đảng viên lão thành phản đối thủ lĩnh, cho rằng y đã bán rẻ lý tưởng bẳng cách cấu kết với giới tư bản, thì trong các tổ chức cơ sở của đảng Quốc xã, người ta bắt đầu xì xào:

- Gơ-rinh không còn là Ghéc-man, ông ta đã trở thành tổng thống mất rồi... Ông ta không tiếp các đồng chí của mình, mà bắt họ xếp hàng chờ đợi trong văn phòng của ông ta... Ông ta đã đắm mình trong cảnh sa hoa, đài các…

Đầu tiên chỉ có những đảng viên thường xì xào với nhau. Nhưng đến năm 1935, sau khi Gơ-rinh xây dựng lâu đài Ca-rin-kha-le ở ngoại ô Béc Lanh, thì không phải các đảng viên thường nữa, mà ngay các nhân vật cỡ lớn của đảng Quốc xã như Lây và Dau-ken cũng đều phàn nàn với Hít-le về Gơ-rinh. Gơ-ben thì cho rằng Gơ-rinh đã bắt đầu trở nên sa đọa trong biệt thự của mình.

- Cảnh sống sa hoa làm cho con người trở nên đồi bại. - Gơ-ben nói, - cần phải giúp đỡ Gơ-rinh, vì ông ấy là người quá ư quí giá đối với tất cả chúng ta.

Hít-le đến xem xét kỹ lâu đài của Gơ-rinh rồi nói:

- Hãy để cho Gơ-rinh được yên thân… Rốt cuộc, chỉ có mình ông ta biết cách nên ra mắt các nhà ngoại giao phương Tây như thế nào. Ca-rin-kha-le sẽ là dinh thự tiếp đãi khách nước ngoài... Ta hãy làm như vậy! Ghéc-man xứng đáng với điều đó. Ta hãy coi Ca-rin-kha-le là tài sản của nhân dân, còn Gơ-rinh chỉ là người sống ở đó thôi...

Trong lâu đài ấy, theo lời đại sứ Tiệp Khắc Met-xơ-nưi báo tin về nước mà người ta nghe trộm được, Gơ-rinh luôn luôn có mặt ở nhà, say sưa đọc Giun Véc-nơ và Các-lơ Mây, hai nhà văn mà hắn ưa thích nhất. Tại đây, hắn đi săn hươu bằng cung tên, còn tối tối thì ngồi lỳ trong phòng chiếu phim hàng mấy giờ liền. Hắn có thể xem liền tù tì năm bộ phim trinh thám. Trong lúc xem phim, hắn thưởng an ủi khách khứa của mình:

- Các bạn đừng lo, đoạn kết bao giờ cũng có hậu...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 02:42:25 pm »

Sơ-tiếc-lít gạt tờ giấy vẽ thân hình cao to của Gơ-rinh sang một bên và kéo tờ giấy vẽ mặt Gơ-ben nhìn nghiêng lại gần mình. Vì chuyên môn mò đến Ba-ben-xơ-béc, nơi đặt xưởng phim quốc gia và là nơi tất cả các nữ tài tử đang sống, cho nên Gơ-ben bị người ta gọi là “con bò đực Ba-ben-xơ-béc”. Trong hồ sơ về Gơ- ben, có đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa phu nhân Gơ-ben với Gơ-rinh, khi Gơ-ben đang say mê cô tài tử Li-đa Ba-rô-va, người Tiệp. Lần ấy, Gơ-rinh bảo phu nhân Gơ-ben như sau:

- Ông ấy sẽ đập vỡ trán ông ta vì mấy mụ đàn bà cho mà xem. Thật là nhục nhã! Một người chịu trách nhiệm lớn lao về ý thức hệ của chúng ta, mà lại đi bôi nhọ mình bằng lối chơi bời gặp chăng hay chớ như thế!

Hít-le khuyên phu nhân Gơ-ben nên ly dị chồng:

- Tôi sẽ ủng hộ phu nhân, - Hít-le nói, - còn ông Gơ-ben thì tôi kiên quyết từ chối các cuộc gặp riêng, cho đến khi nào ông ấy hiểu rõ rằng, một đảng viên quốc xã chân chính, một người có đạo đức cao quý và biết thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình trước gia đình, phải xử sự ra sao cho phải đạo...

Bây giờ, tất cả những chuyện ấy đã trở thành thứ yếu - tháng giêng năm nay, Hít-le có tới nhà Gơ-ben dự lễ sinh nhật. Hắn mang tặng phu nhân Gơ-ben một bó hoa và nói:

- Xin lỗi vì tôi đã đến muộn, nhưng tôi đã phải đi khắp Béc Lanh mới mua được từng này hoa - ông bí thư đảng bộ quốc xã của Béc Lanh là Gơ-ben đã đóng cửa tất cả các cửa hàng hoa, vì cuộc chiến tranh tổng lực không cần đến hoa mà...

Bốn mươi phút sau, khi Hít-le đã ra về, phu nhân Gơ-ben bảo chồng:

- Quốc trưởng chẳng đời nào đến thăm vợ chồng Gơ-rinh như thế này...

Béc Lanh hàng ngày bị bom đạn tàn phá, mặt trận diễn ra cách thủ đô của nước Đức nghìn năm văn hiến một trăm bốn mươi cây số, nhưng phu nhân Gơ-ben - Mác-đa đang hân hoan với thắng lợi của mình. Đức lang quân đứng bên cạnh, mặt tái đi vì quá sung sướng sau sáu năm xa lánh, Quốc trưởng đã lại tới nhà thăm hắn...


“Bây giờ thì chuyện đó không quan trọng nữa rồi, - Sơ-tiếc-lít tiếp tục suy luận, - bây giờ tất cả đều trở nên vô nghĩa...”.

Anh vẽ một vòng tròn lớn, rồi bắt đầu chậm rãi vạch rất nhiều nét mảnh và rất thẳng xuyên qua vòng tròn, Lúc này, anh nhớ lại tất cả những gì liên quan tới cuốn nhật ký của Gơ-ben. Anh biết rằng thống chế SS Him-le rất quan tâm đến quyển nhật ký ấy và có thời kỳ đã cố gắng tối đa để được đọc nó. Anh chỉ được xem ảnh chụp một số trang. Sơ-tiếc-lít có trí  nhớ kỳ lạ là anh có thể chụp ảnh bằng mắt toàn bộ lời văn và ghi nhớ toàn bộ hầu như một cách máy móc, không cần bất cứ cố gắng nào.

“9 tháng 12 năm 1943. Bên Anh đang bị dịch cúm, - Gơ-ben ghi. - Ngay quốc vương cũng ốm. Giá trận dịch này trở thành định mệnh đối với nước Anh thì hay quá, nhưng khó có hy vọng điều đó trở thành hiện thực.

2, tháng 3 năm 1943. Mình chưa thể nghỉ ngơi nếu toàn bộ bọn Do Thái chưa bị tống cổ ra khỏi Béc Lanh. Sau khi nói chuyện với Sơ-pê-e ở Ô-be-dan-xơ-béc, mình đến nhà Gơ-rinh. Hầm rượu của ông ta có tới 35 ngàn chai sâm-banh. Một đảng viên quốc xã như vậy đấy! Ông ta mặc một chiếc áo thụng, màu sắc chiếc áo làm mình hoa cả mắt. Nhưng biết làm thế nào, đành phải chấp nhận con người thực của ông ta thôi”.

Sơ-tiếc-lít cười khẩy; vì anh  nhớ tới lần Him-le cũng đã nói như thế về Gơ-ben. Đó là vào năm 1943. Hồi ấy, Gơ-ben sống ở nhà nghỉ mát, trong một biệt thự nhỏ xinh, dùng làm “nơi làm việc” cho hắn, chứ không ở toà nhà lớn cùng với gia đình. Biệt thự ấy nằm bên cạnh một chiếc hồ và có thể lọt vào bên trong mà không phải vượt rào; vì ở phía tiếp giáp với hồ có một đám lau sậy khá dày, nước chỉ ngập mắt cá chân, còn trạm canh gác, bảo vệ của đội SS thì đặt ở phía khác. Các nữ tài tử đến với Gơ-ben theo lối này. Họ đi xe lửa tới ga gần nhất rồi tắt qua rừng vào đây. Gơ-ben cho rằng việc dùng ô tô chở gái là sự xa xỉ quá mức mà một đảng viên quốc xã chưa xứng đáng được hưởng. Hắn đích thân dẫn họ lách đám lau sậy vào nhà, rồi gần sáng, khi đội SS ngủ gà ngủ gật, hẳn lại đưa họ ra. Him-le dĩ nhiên thừa biết việc đó. Và Him-le đã nói: “Biết làm thế nào, đành phải chấp nhận con người thực của ông ta thôi”.

Sơ-tiếc-lít vò nhàu hai tờ giấy vẽ Gơ-rinh và Gơ-ben, châm vào ngọn nến để đốt và chờ đến lúc lửa bén rát ngón tay, anh mới ném chúng vào lò sưởi. Anh lấy chiếc que cời bằng gang khá đẹp dũi dũi tàn giấy rồi lại quay ra bàn ngồi và châm thuốc lá.

Sau đó, anh kéo hai tờ giấy còn lại về phía mình. Đó là Him-le và Boóc-man.

“Mình loại trừ Gơ-rinh và Gơ-ben. Người ta sẽ không trông chờ gì vào họ. Cả hai tên ấy đều không. Gơ-rinh rõ ràng có thể đàm phán đấy, nhưng hắn đang bị ghét bỏ, hắn chẳng tin ai. Còn Gơ-ben? Không. Tên này sẽ không đàm phán đâu. Hắn cuồng tín lắm, hắn sẽ chống chọi đến cùng, vả lại cũng không nên dựa vào hắn, bởi vì lập tức hắn sẽ tìm bạn đồng minh ngay. Còn một trong hai tên thôi: Him-le hay Boóc-man? Nếu mình được một trong hai tên này bảo đảm để hoạt động chống lại tất cả bọn còn lại, thì mình sẽ thắng. Nếu mình tính lầm - thì mình chỉ còn là một cái xác. Không được chậm trễ. Dựa vào tên nào bây giờ? Rõ ràng, nên dựa vào Him-le. Rõ ràng là không đời nào hắn có thể tiến hành đàm phán - hắn biết tên tuổi của hắn bị mọi người căm giận tới mức nào... Đúng, rõ ràng là phải dựa vào Him-le...”.


Đúng vào lúc ấy, từ hầm ngầm của Quốc trưởng, Gơ-rinh trở về lâu đài Ca-rin-kha-le của mình với vẻ mặt hốc hác, tái xanh và một cơn đau đầu dữ dội. Sáng hôm nay, hắn có đi ô tô ra mặt trận, tới chỗ xe tăng Nga chọc thủng tuyến phòng ngự. Từ đó, hắn lập tức trở về gặp Hít-le.

- Ngoài mặt trận hoàn toàn vô tổ chức, - Gơ-rinh nói, - hoàn toàn rối loạn. Cặp mắt của những người lính hoàn toàn đờ dại. Tôi thấy các sĩ quan say rượu. Trận tấn công của bọn bôn-sê-vích đã gây ra nỗi khủng khiếp, nỗi kinh sợ khủng khiếp cho toàn quân. Tôi cho rằng...

Hít-le lim dim mắt nghe Gơ-rinh nói. Bàn tay phải của hắn nẳm lấy khuỷu tay trái là cánh tay lúc nào cũng khẽ co giật.

- Tôi cho rằng, - Gơ-rinh nhắc lại, nhưng Hít-le không cho hắn nói tiếp.

Hít-le lặng lẽ đứng dậy, cặp mắt đỏ ngầu của hắn trợn trừng, ria mép vểnh lên khinh bỉ.

- Tôi cấm ông từ nay không được ra ngoài mặt trận. - Hít-le nói bằng giọng rất khỏe của hắn, giống như ngày trước. - Tôi cấm ông gieo rắc nỗi kinh hoàng!

- Đó không phải là nỗi kinh hoàng, mà là sự  thật, - lần đầu tiên trong đời mình, Gơ-rinh phản đối Quốc trưởng và cảm thấy chân tay hắn lạnh hẳn đi. - Thưa Quốc trưởng, đó là sự thật, và tôi có nghĩa vụ báo cáo với ngài sự thật ấy!

- Ông im đi! Tốt nhất là ông hãy lo đối phó với không quân địch, ông Gơ-rinh ạ! Và đừng có nhúng mũi vào những chỗ cần có một cái đầu bình tĩnh, sáng suốt và cần có sức mạnh. Rõ ràng đấy không phải là việc của ông. Từ nay và mãi mãi sau này tôi cấm ông không được ra mặt trận.

Gơ-rinh bị lăng nhục, hắn cảm thấy sau lưng mình hai tên vô danh tiểu tốt - Sơ-mun và Buốc-đo-phơ - sĩ quan tùy tùng của Hít-le, nhìn theo và cười nhạo hắn.

Ở Ca-rin-kha-le, các sĩ quan tham mưu của lực lượng phòng không không quân đã đang chờ hắn. Lúc từ hầm ngầm của Hít-le bước ra, hắn ra lệnh tập họp người của mình lại. Nhưng hắn chưa thể khai mạc cuộc họp được, vì sĩ quan tùy tùng báo rằng có thống chế SS Him-le tới.

- Ngài thống chế muốn nói chuyện “tête à tête”1  với ngài, - viên sĩ quan tùy tùng nói với vẻ bí ẩn bao hàm nhiều nghĩa, khiến cho những người xung quanh tưởng công việc của y chứa đầy bí ẩn.

Gơ-rinh tiếp thống chế SS trong thư viện của mình. Him-le vẫn tươi cười và bình thán như mọi khi. Tay hắn xách một chiếc cặp da đen rất dày. Hắn ngồi xuống ghế bành, bỏ kính ra, lấy miếng da mềm lau mắt kính hồi lâu rồi nói luôn không cần rào trước đón sau:

- Quốc trưởng không thể làm lãnh tụ của dân tộc được nữa..

- Biết làm thế nào? - Gơ-rinh hỏi như một cái máy, thậm chí không kịp hoảng sợ khi nghe câu nói trên của tên thủ lĩnh SS.

- Nói chung thì hầm ngầm của Quốc trưởng đang ở trong tay lực lượng SS, - Him-le nói tiếp, giọng vẫn thản nhiên và đều đều như cũ, - nhưng cuối cùng vấn đề không phải là ở điểm ấy. Ý chí của Quốc trưởng đã bị tê liệt. Ông ấy không thể quyết định được việc gì nữa. Chúng ta có trách nhiệm hướng tới dân chúng.

Gơ-rinh nhìn chiếc cặp da đen và dày nằm trên đùi Him-le. Hắn  nhớ rằng, một lần vào năm 1944, vợ hắn trong lúc nói chuyện điện thoại với người bạn gái, đã nói: “Tốt nhất là chị hãy lại nhà chúng tôi, nói chuyện điện thoại thế này nguy hiềm lắm, người ta đang nghe trộm chúng ta đấy”. Gơ-rinh nhớ lúc ấy hắn đã gõ ngón tay xuống bàn và ra hiệu cho Ê-mi: “Đừng nói chuyện ấy, đó là sự điên rồ”. Giờ đây hắn nhìn chiếc cặp da đen và nghĩ rằng trong đó có thể đặt máy ghi âm, và chỉ hai tiếng đồng hồ sau Quốc trưởng đã có thể nghe buổi nói chuyện này. Lúc đó thì hết.

“Hắn có thể nói bất cứ chuyện gì, - Gơ-rinh thầm nghĩ về Him-le. - Cha đẻ của những tên phá hoại ngầm không thể là một người trung thực. Hắn đã biết cái nhục mà mình phải chịu hôm nay ở chỗ Quốc trưởng. Hắn mò đến để hoàn thành nốt sứ mệnh của hắn đây”.

Về phần mình, Him-le hiểu tên “quốc xã số hai” đang nghĩ gì. Bởi vậy, hắn thở dài và quyết định giúp tên kia. Hắn nói:

- Ngài là người kế tục, do đó ngài sẽ làm tổng thống. Và như thế thì tôi sẽ làm thủ tướng.

Him-le hiểu rằng nhân dân sẽ không đi theo hắn, một thủ lĩnh của lực lượng SS. Hẳn cần có kẻ làm bình phong. Không ai có thể làm bình phong che đỡ tốt hơn Gơ-rinh.

Gơ-rinh đáp lại vẫn như một cái máy:

- Không thể được... - Hắn ngừng giây lát rồi nói thêm thật nhỏ, để lời mình khỏi bị ghi vào máy ghi âm, nếu nó được giấu trong chiếc cặp da đen, - Điều đó không thể được. Một người phải vừa làm tổng thống, vừa làm thủ tướng.

Him-le khẽ mỉm cười, ngồi im một lát, rồi đứng bật dậy, chào Gơ-rinh theo kiểu đảng viên Quốc xã và bước rất êm ra khỏi thư viện...



------------------------------------------------------------------
1. Tiếng Pháp, có nghĩa “mặt đối mặt”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:02:20 pm »

Chương 3


Sơ-tiếc-lít từ phòng làm việc đi xuống nhà để xe. Thành phố vẫn đang bị ném bom như lúc nãy, nhưng bây giờ bom đang rơi ở một nơi nào đấy trong khu Sốt-sen, ít ra thì anh có cảm giác như thế. Sơ-tiếc-lít mở cổng, ngồi vào bên tay lái rồi bật công-tắc điện. Động cơ cực tốt lắp vào chiếc xe “Kho-rếch” của anh nổ rất đều và giòn. Sơ-tiếc-lít đánh xe ra ngoài, đóng cổng lại rồi phóng vút đi. Anh chỉ cho phép mình phóng vút đi như thế, những khi chỉ có một mình trong đêm tối, giữa lúc máy bay đang ném bom. Người Đức lái xe hết sức cẩn thận, chỉ có người nước ngoài: người Xla-vơ hay người Mỹ mới cho xe phóng vút đi như thế trong lúc đang đỗ.

“Vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý”, - anh nghĩ bằng tiếng Nga, sau khi mở ra-đi-ô. Đài phát thanh đang truyền đi một bản nhạc nhẹ. Giữa những trận ném bom, người ta thường truyền đi những bài hát vui nhộn. Đã thành lệ: cứ mỗi khi chiến sự diễn ra ác liệt ngoài mặt trận, hoặc thành phố bị máy bay đánh phá dữ dội, đài phát thanh lại phát đi những chương trình vui nhộn, tức cười. “Nào, vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý! Hãy phóng nhanh lên để khỏi trúng bom. Bom thường hay rơi vào các mục tiêu bất động, do đó xác suất bom rơi trúng mục tiêu di động rất thấp. Nếu ta phóng với tốc độ năm chục cây số một giờ, xác suất sẽ giảm xuống đúng năm mươi lần...”.

Anh rất thích đi ô tô. Mỗi khi nhận nhiệm vụ mà chưa biết cách thực hiện như thế nào, anh lại lái chiếc xe “Kho-rếch” của mình chạy hàng mấy giờ liền trên các đường phố vòng quanh Béc Lanh. Lúc đầu, anh chỉ nhìn phía trước và dận hết ga, tốc độ cao buộc anh phải tập trung chú ý, phải cảm thấy mình gắn làm một với chiếc xe, do đó đầu óc sẽ được giải phóng khỏi mọi ý nghĩ lớn nhỏ, khỏi những ý nghĩ loại trừ hay ngược lại, bổ sung lẫn nhau. Tốc độ cao là người trợ thủ của trí tuệ. Nó cho phép ta lãng quên hoàn toàn. Rồi cuộc dạo chơi bạt mạng chấm đứt ở một nơi nào đỏ, cạnh một quán rượu nhỏ có bán rượu cô-nhắc không cần phiếu - giữa những ngày khó khăn nhất của chiến tranh. Lúc ấy, có thể ngồi bên một chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, nghe cánh rừng lao xao, nhấp nháp hai ly rượu cô-nhắc “I-a-cô-bi” và bắt đầu chậm rãi suy tính tất cả những việc sắp phải làm. Sau khi phóng xe với tốc độ cực nhanh, các ý nghĩ kéo đến từ từ. Chuyến đi liều lĩnh giúp ta bình tâm, thư thái trong suy nghĩ - ít ra thì sự việc cũng đã diễn biến như thế đối với Sơ-tiếc-lít.

Hai chiến sĩ điện đài của anh - Ê-rơ-vin và Kết - sống ở khu phố Kê-pê-ni-cơ bên bờ sông Sơ-pơ-rê-ê. Hai vợ chồng họ đã đi ngủ. Dạo này Ê-rơ-vin và Kết đi ngủ rất sớm, vì Kết sắp đến ngày sinh nở.

- Trông chị đẹp hẳn ra, - Sơ-tiếc-lít nói. - Chị thuộc vào số rất ít phụ nữ trở nên trẻ đẹp trong lúc có mang.

- Người phụ nữ nào có mang cũng đều trở nên trẻ đẹp cả, - Kết trả lời.- Chẳng qua anh không có khả năng nhận biết hiện tượng ấy đấy thôi...

- Không có khả năng nhận biết, - Sơ-tiếc-lít, cười, - điểm ấy thì chị nói đúng.

- Anh uống cà-phê sữa nhé? - Kết hỏi.

- Sữa ở đâu ra thế? Khỉ quá, tôi quên không mang sữa lại cho anh chị rồi.

- Tôi đem bộ com-lê đi đổi đấy, - Ê-rơ-vin đáp. - Nhà tôi rất cần uống sữa, dù chỉ chút ít. Thức ăn cho người phụ nữ có mang kể cũng lý thú thật.

Sơ-tiếc-lít xoa má Kết và hỏi:

- Chị ra chơi một bản nhạc gì cho chúng tôi nghe đi?

Kết bước lại bên dương cầm, lựa nốt và dạo một khúc nhạc của Bắc. Sơ-tiếc-lít đi ra phía cửa sổ và hỏi nhỏ Ê-rơ-vin:

- Anh đã kiểm tra chưa, xem chúng có gắn cái gì vào lỗ thông hơi của anh hay không?

- Tôi kiểm tra rồi. Theo tôi, không có gì cả. Nhưng sao đồng chí lại hỏi thế?

- Không sao cả. Vẫn đâu vào đấy. Để đề phòng thôi.

- Các ông bạn của đồng chí ở tổ chức SĐ lại mới sáng chế thêm một trò gì mới chăng?

- Chắc là như thế. Có quỷ biết chúng nó làm những gì. Loài người thích nhất các bí mật của người khác.

- Có chuyện gì vậy? - Ê-rơ-vin hỏi.

Sơ-tiếc-lít lắc đầu và hừm một tiếng.

- Anh hiểu không, - Sơ-tiếc-lít chậm rãi nói, - tôi mới nhận một nhiệm vụ... - Anh lại hừm một tiếng nữa. - Tôi phải tìm ra kẻ nào trong số bọn thủ lĩnh quốc xã đang chuẩn bị tiến hành đàm phán riêng lẻ với phương Tây... Các đồng chí ở nhà ý nói đến bọn trùm sỏ, chứ không phải loại thấp hơn. Nhiệm vụ ấy anh thấy thế nào hử? Có vui không? Chắc các ông ở nhà nghĩ rằng, nếu tôi đã hoạt động trót lọt suốt hai mươi năm qua, thì tôi làm gì cũng được. Làm thằng phó của Him-le cũng hay đấy. Hoặc nói chung ngoi được lên cương vị thủ lĩnh thì càng tốt. Hai-lơ 1 Sơ-tiếc-lít chăng? Anh có thấy dạo này tôi bẳn tính không?

- Anh bẳn tính được đấy. - Ê-rơ-vin đáp.

- Cô bé Kết định đẻ như thế nào đấy? - Sơ-tiếc-lít hỏi, khi Kết ngừng chơi đàn.

- Theo em, người ta đã sáng chế ra cách đẻ nào mới hơn đâu, - Kết trả lời.

- Hôm kia, tôi có nói chuyện với một bác sĩ phụ khoa... Tôi không muốn dọa hai bạn chút nào... - Anh bước lại bên Kết và đề nghị: - chơi nữa đi, cô bé. Tôi không muốn dọa bạn, mặc dù chính tôi đang hết sức lo sợ đây. Lão bác sĩ già ấy bảo tôi rằng, trong lúc đỡ đẻ, lão có thể xác định chính xác sản phụ là người nước nào.

- Tôi chưa hiểu ý anh. - Ê-rơ-vin nói.

Kết ngừng chơi đàn.

- Chơi tiếp đi, cô bé, chơi tiếp đi, - Sơ-tiếc-lít đề nghị, - và đừng có hoảng. Trước hết hãy nghe đã, rồi chúng ta sẽ bàn cách thoát ra khỏi tình trạng rắc rối đó. Trong lúc đau đẻ, phụ nữ thường kêu hét và rên rỉ. Cô hiểu chứ?

- Cảm ơn anh, - Kết mỉm cười, - nhưng em lại cho rằng đấy là họ đang ca hát.

Sơ-tiếc-lít lắc đầu, thở dài.

- Nhưng họ kêu thét bằng tiếng mẹ đẻ, hiểu chưa, cô bé. Họ kêu bằng thứ thổ ngữ nơi họ đẻ ra. Nghĩa là cô sẽ kêu “mẹ ơi” bằng tiếng Ri-a-dan2.

Kết tiếp tục chơi đàn, nhưng Sơ-tiếc-lít thấy đôi mắt chị đột nhiên rưng rưng lệ.

- Chúng ta làm thế nào bây giờ? - Ê-rơ-vin hỏi.

- Nếu gửi hai bạn sang Thụy Điển thì sao? Tôi có thể lo được chuyện ấy.

- Và anh sẽ mất sợi dây liên lạc cuối cùng chứ gì? - Kết hỏi.

- Tôi sẽ ở lại đây với anh Sơ-tiếc-lit, - Ê-rơ-vin nói.

Sơ-tiếc-lít lắc đầu:

- Người ta sẽ không cho phép Kết đi một mình. Chỉ có cùng đi với Ê-rơ-vin mới được. Với tư cách một thương phế binh của chiến tranh, anh ấy cần phải sang điều trị tại một an dưỡng đường, có bà con thân thuộc là người Đức ở Xtốc-khôm viết thư mời sang... Một mình Kết thì chúng sẽ không cho đi. Bởi vì, theo hồ sơ của cảnh sát, thì ông chú anh ấy là đảng viên quốc xã ở bên Thụy Điển, chứ không phải chú của Kết.

- Vợ chồng em sẽ ở lại đây, - Kết nói, - Không sao cả. Em sẽ kêu bằng tiếng Đức.

- Có thể chen thêm một vài câu chửi bằng tiếng Nga, nhưng nhất thiết phải theo cách phát âm Béc Lanh, - Sơ-tiếc-lít pha trò. - Ngày mai chúng ta sẽ quyết định việc này: chúng ta hẵy bình tĩnh suy nghĩ, không nên nóng vội và cũng chả cần phải ra vẻ anh hùng. Ta đi thôi, Ê-rơ-vin. Phải liên lạc với trung tâm. Căn cứ vào điện trả lời ngày mai, chúng ta sẽ quyết định dứt khoát.

Năm phút sau, họ đi ra khỏi nhà, Ê-rơ-vin xách một chiếc va-li, bên trong đựng điện đài. Họ đi xe khoảng mười lăm cây số, tới Răng-xơ-đoóc, ngoặt vào rừng rồi Sơ-tiếc-lít tắt động cơ. Máy bay vẫn tiếp tục ném bom, Ê-rơ-vin xem đồng hồ và hỏi:

- Ta bắt đầu chứ?

- Bắt đầu, - Sơ-tiếc-lít trả lời và rít một hơi dài điếu thuốc lá Pháp nặng “Gô-loa”. - Bắt đầu, - anh nhắc lại.

“Uy-xơ-tác gửi A-lếch-xơ

Cũng như trước đây, tôi vẫn tin rằng không một chính khách quan trọng nào ở phương Tây lại đi đàm phán với SS hay SĐ. Tuy nhiên, vì được trao nhiệm vụ, nên tôi đã bắt tay thực hiện.

Tôi cho rằng, có thể hoàn thành nhiệm vụ, nếu tôi báo cho Him-le biết một phần tin tức mà tôi nhận được từ chỗ đồng chí. Dựa vào sự ủng hộ của hắn, sau đó tôi có thể trực tiếp theo dõi những kẻ mà đồng chí cho là đang tìm cách đàm phán với phương Tây. Bản “tố giác” của tôi gửi Him-le, các chi tiết tôi sẽ tự tổ chức ở đây, tại chỗ, không cần xin ý kiến của đồng chí, - sẽ giúp tôi thông báo về Trung tâm mọi tin tức sốt dẻo có tác dụng khẳng định hoặc gạt bỏ giả thuyết của đồng chí. Hiện nay, tôi chưa thấy có cách nào khác. Nếu đồng ý, đề nghị đồng chí báo cho Ê-rơ-vin biết.
                           UY-XƠ-TÁC”.




- Đồng chí ấy thất bại đến nơi rồi, - đồng chí chỉ huy Trung tâm nói, khi bức điện mật mã về tới Mát-xcơ-va, - Nếu đồng chí ấy trực tiếp nói với Him-le thì sẽ thất bại ngay và không gì cứu vãn được nữa. Cứ giả thuyết rằng Him-le quyết định chơi một canh bạc với đồng chí ấy chăng nữa... Mặc dù đồng chí ấy không phải là nhân vật có thể đánh bạc với tên thống chế SS. Sáng mai hãy lập tức gửi điện cương quyết cấm đồng chí ấy hành động như vậy.

Nhưng điều Trung tâm biết thì I-xa-ép không thể biết được, bởi vì các tin tức thu lượm trong mấy tháng vừa qua mở ra khả năng hiểu rõ cái nhân vật mang tên họ là Him-le.



-----------------------------------------------------------------
1. Bọn Đức Quốc xã chào nhau bằng câu “Hai-lơ Hít-le!” (Hít-le muôn năm!)
2. Ri-a-dan là một thành phố ở Liên Xô.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:10:23 pm »

Hắn tỉnh giấc hoàn toàn, tưởng như có ai nắm lấy vai mà lay. Hắn ngồi dậy và đưa mắt nhìn rất nhanh xung quanh. Không khí tĩnh mịch. Kim dạ quang của chiếc đồng hồ báo thức nhỏ chỉ đúng 5 giờ.

“Còn sớm, - Him-le nghĩ bụng, - ngủ thêm một tiếng nữa mới phải”.

Hắn ngáp dài, ngả người xuống gối và quay mặt vào tường. Tiếng lào xào của rừng cây vọng vào qua cửa sổ thông gió để ngỏ. Tuyết rơi từ tối hôm qua và Him-le hình dung cảnh đẹp tuyệt diệu lúc này ở trong cánh rừng yên tĩnh, vắng vẻ giữa mùa đông. Bỗng nhiên, hẳn nghĩ rằng bây giờ mà phải đi vào rừng một mình thì sợ lắm - sợ như hồi bé vậy.

- Không, - đột nhiên Him-le nói nhỏ với chính mình. - Không, không và không bao giờ.

Hắn đứng dậy, khoác áo choàng và bước lại bàn. Không bật đèn, hắn ngồi xuống mép chiếc ghế bành bằng gỗ và đặt tay xuống chiếc ống nghe máy điện thoại màu đen.

“Phải gọi điện cho con gái, - hắn nghĩ, - Chắc con bé sẽ mừng lắm. Nó sống có vui vẻ gì cho cam”.

Dưới tấm kính của chiếc bàn viết to tướng, lờ mờ hình bóng hai khuôn mặt trẻ con.

Bất ngờ Him-le như nhìn thấy rõ bộ mặt của Boóc-man và nghĩ rằng cái tên vô lại ấy đã làm cho hắn lúc này không dám gọi điện cho con để nói: “Chào con mèo con! Bố đây. Con vừa nằm mơ cái gì đấy, mặt trời của bố?”. Lúc này hắn cũng không thể gọi dây nói cho hai đứa con trai, vì chúng là con của mụ vợ không có giá thú với hắn. Him-le nhớ rằng Boóc-man đã im lặng vào năm 1943 khi hắn xin vay trong quỹ của đảng tám mươi nghìn mác để xây dựng cho Mác-ta, mẹ của hai đứa con trai hắn, một biệt thự ở Ba-va-ri-a, xa hẳn khu vực bị ném bom. Hắn cũng nhớ rằng, sau khi được Boóc-man cho biết, Quốc trưởng đã nhìn hẳn dò hỏi mấy lần trong những lúc ăn tiệc chung ở Tống hành dinh. Chính vì thế mà hắn không đám li dị với người vợ chính thức, mặc đù hắn đã không sống ở nhà sáu năm trời. Hắn vẫn cứ phải dắt mụ đi dự các buổi chiêu đãi như thường.

“Boóc-man không dính dáng đến chuyện này, - Him-le tiếp tục nghĩ, - mình tưởng lầm đấy thôi. Thằng súc sinh béo tốt ấy không phải là thủ phạm gây ra nỗi đau khổ cho mình. Mình sẵn sàng chịu đựng mọi chuyện xấu xa trong việc li dị. Nhưng không bao giờ mình có thể đầu độc con bé”.

Him-le mỉm cười nhớ lại thời kỳ đầu tiên, khi hắn sống với người vợ và đứa con gái nhỏ trong một căn phòng lạnh lẽo ở Nuy-rem-be, trong cảnh đói kém. Trời, chuyện ấy xa xôi biết bao, nhưng cũng gần gũi biết bao! Mới có mười tám năm trôi qua. Hồi ấy, hắn làm thư ký cho Gờ-rê-go Sơ-tơ-rát-se, “ông anh” của Quốc trưởng. Hắn lưu lạc khắp nước Đức, hắn ngủ ngồi ở các nhà ga, ăn bánh mì không và uống một thứ nước tạm gọi là cà-phê, để lo việc chắp nối liên lạc giữa các tổ chức của đảng. Hồi bấy giờ, nghĩa là vào năm 1926, hắn không hiểu rằng ý đồ của Sơ-tơ-rát-se là thành lập các đội hiến binh SS, nảy ra không phải vì yêu cầu tất yếu, mà vì cuộc đấu tranh chống Rê-mơ, thù lĩnh của lực lượng SA, đã bắt đầu. Hồi ấy, Him-le tin tưởng sâu sắc rằng việc thành lập lực lượng SS là nhằm mục đích bảo vệ các lãnh tụ của đảng khỏi bàn tay “bọn Đỏ”. Hắn tin chắc rằng nhiệm vụ chính của “bọn Đỏ” là thủ tiêu vị lãnh tụ vĩ đại, người bạn duy nhất của nhân dân lao động Đức: A-đôn-phơ Hít-le. Hắn đã treo một bức chân dung khổng lồ của Hít-le phía trên chiếc bàn của mình. Một hôm, Hít-le ghé lại nhà Sơ-tơ-rát-se, khi nhìn thấy bên dưới bức chân dung to tướng của mình một thanh niên mặt rỗ gày gò, Hít-le nói:

- Có nên đặt một thủ lĩnh của đảng ở địa vị cao đến như thế so với mọi đảng viên quốc xã khác hay không?

Him-le trả lời:

- Giả sử ngài chỉ đơn thuần là một thủ lĩnh, thì tôi đã chẳng gia nhập Đảng, Tôi gia nhập đảng, vì cầm đầu nó là một vị lãnh tụ, chứ không phải một thủ lĩnh!

Hít-le đã nhớ hắn. Sơ-tơ-rát-se hình như cũng hài lòng trước câu trả lời của gã thư ký kỹ thuật của tổ chức đảng Quốc xã ở Ba-va-ri-a, nhưng trong thâm tâm hẳn để bụng giận cái kẻ được hắn nâng đỡ, lôi từ tầng lớp hèn kém nhất lên cương vị lãnh đạo, mà lại quên ơn hắn. Khi đề nghị Quốc trưởng cử Him-le làm thống chế chỉ huy các đội SS mới được tổ chức lại, Sơ-tơ-rat-se vẫn dự tính rằng lực lượng SS sẽ phục vụ trước hết là hắn, trong cuộc sống mái với Rê-mơ, để tranh thù ảnh hưởng cho đảng và cho Hít-le. Hai trăm tên SS đã được tập hợp lại dưới quyền hắn - chỉ có cả thảy hai trăm tên. Nhưng không có lực lượng SS thì Hít-le không thể thẳng lợi vào năm 1933 - Him-le hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, sau khi giành thắng lọi, Quốc trưởng chỉ cử hắn làm Chánh sở mật thám ở Muyn-khen. Gờ-rê-go Sơ-tơ-rát-se, người đã kết nạp Him-le vào đảng - nhà lý luận và tư tưởng gia của đảng, người có sáng kiến thành lập lực lượng SS, đã tìm đến nhà Him-le. Hồi ấy Sơ-tơ-rát-se đứng về phía đối lập với Quốc trưởng, đã tuyên bố thẳng với các đảng viên kỳ cựu rằng Hít-le đã bán mình cho bọn trùm tư bản công nghiệp.

Nhưng lần đó Him-le đã ngắt lời Sơ-tơ-rát-se, bằng cách nói với y rằng nghĩa vụ của mọi đảng viên Quốc xã là phải trung thành với Quốc trưởng.

- Ngài có thể đem các mối nghi ngờ của mình ra trình bày ở đại hội đảng, nhưng ngài không có quyền sử dụng uy tín của mình trong thế đối lập, vì điều đó phá hoại sự đoàn kết của Đảng.

Tối hôm ấy, ở nhà mình, biết rằng nơi ở của hắn bị trung tâm cảnh sát đặt máy nghe trộm - trung tâm này hồi đó nằm trong tay Gơ-rinh, - Him-le đã nói như sau, khi hắn cùng khách khứa ngồi ăn tiệc mừng ngày lễ:

- Trước đây, tôi mơ ước gây giống tầng lớp thượng lưu của dân tộc bằng cách tổ chức cho các nhân viên SS của tôi, vốn xuất thân từ các gia đình thường dân, kết hôn với các tiểu thư quý tộc. Nhưng bây giờ tôi có nhiệm vụ đấu tranh với các phần tử thù địch của dân tộc là bọn cộng sản, bọn Do Thái và lũ cha cố. Nếu Quốc trưởng đã muốn như vậy, thì tôi sẽ không tiếc sức.

Him-le chăm chú theo dõi mọi diễn biến ở Trung ương. Y thấy rằng, ở mức độ nhất định, thái độ say sưa với chiến thắng đã gạt công tác thực tiễn xuống hàng thứ yếu. Hắn cảm thấy, và điều đó không phải vô căn cứ, rằng các lãnh tụ của đảng ở Béc Lanh chỉ lo đến chuyện diễn thuyết tại các cuộc mít-tinh, tối tối đi dự những buổi chiêu đãi của Đoàn ngoại giao, - tóm lại là chỉ lo tận hưởng các thành quả ngọt ngào của thắng lợi mà đảng Quốc xã vừa giành được, Him-le cho rằng tất cả những chuyện đó đều quá sớm. Và thế là, trong khoảng thời gian một tháng, hắn đã tổ chức xong ở Đa-khao một trại tập trung kiểu mẫu đầu tiên.

Y nói:

- Đó là trường học tốt nhất nhằm thông qua lao động giáo dục trách nhiệm công dân Đức chân chính cho tám triệu kẻ đã bỏ phiếu cho bọn cộng sản. Nếu nhốt cả tám triệu đứa vào trại tập trung thì vô lý quá. Đầu tiên hãy gây không khí khủng bố trong một trại tập trung, rồi thả dần những đứa đã bị trừng phạt ở đó ra. Chúng sẽ là những kẻ tuyên truyền tốt nhất cho hoạt động thực tế của đảng Quốc xã. Chúng sẽ làm cho bè bạn và con cái của chúng biết cách mù quáng tuân theo chế độ của chúng ta.

Đặc phái viên của Gơ-rinh được cử đến chỗ hắn. Tên kia đi thăm Đa-khao mấy giờ đồng hồ rồi hỏi Him-le:

- Ông có nghĩ rằng trại tập trung này sẽ gây ra làn sóng công phẫn ở châu Âu và châu Mỹ hay không, dù chỉ là vì biện pháp này trái với công pháp?

- Tại sao ngài lại coi việc giam giữ những kẻ thù của chế độ là trái với công pháp?

- Bởi vì tuyệt đại đa số những người bị ông bắt đều không được ra tòa. Không có lời buộc tội, cũng chẳng có căn cứ gì vào hiến pháp cả…

Him-le hứa sẽ suy nghĩ về vấn đề ấy. Đặc phái viên của Gơ-rinh đi rồi, Him-le liền viết một bức thư riêng gửi cho Hít-le, trong đó hắn chứng minh hùng hồn rằng cần phải bắt giữ và cầm tù những người chống đối mà không cần lập tòa án xét xử gì hết. Hắn viết như sau:

“Đó chỉ là một biện pháp nhân đạo nhằm cứu kẻ thù của đảng Quốc xã khỏi cơn phẫn nộ của nhân dân mà thôi. Nếu chúng ta không giam các kẻ thù của dân tộc vào trại tập trung, chúng ta sẽ không thể bảo đảm cuộc sống cho họ được vì nhân dân sẽ lập phiên tòa xử tội họ”.

Và để cho bức thư ấy khỏi rơi vào tay bất cứ ai trong số các cận thần của Quốc trưởng, ngay ngày hôm đó Him-le tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, trong đó hắn diễn thuyết đúng như vậy, nguyên văn từng lời, và ngày hôm sau diễn văn của hắn được in trên tất cả các mặt báo.
Cuối năm 1933, khi ở Sở mật thám Béc Lanh, nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của Gơ-rinh, nổ ra chuyện xô sát, thì ngay đêm đó Him-le từ Muyn-khen tới Béc Lanh và sáng hôm sau được Quốc trưởng tiếp. Hắn đề nghị Quốc trưởng trao “ngành cảnh sát chuyên ăn hối lộ của chế độ cũ” cho “những người con ưu tú của dân tộc”, tức lực lượng SS, kiểm soát.

Hít-le không thể làm phật ý Gơ-rinh. Quốc trưởng không trả lời Him-le điều gì dứt khoát. Nắm chặt tay hắn, Hít-le tiễn hắn ra đến cửa phòng làm việc, nhìn sát vào mắt hắn thăm dò, rồi đột nhiên mỉm cười vui vẻ và nhận xét:

- Dẫu sao thì sau này anh cứ gửi các kiến nghị thông minh của mình lên cho tôi trước một ngày nhé; nghĩa là tôi muốn nói đến bức thư anh gửi cho tôi và bài diễn văn có nội dung y hệt trong cuộc mít-tinh ở Muyn-khen.

Him-le hoang mang ra về. Nhưng một tháng sau, tuy không được gọi về Béc Lanh, hắn vẫn được cử làm Chánh mật thám ở Mếch-len-bua và Luy-bếch, rồi sang tháng sau, ngày 20 tháng 12, được cử thêm làm Chánh mật thám ở Ba-đen ngày 21 tháng 12 - Chánh mật thám ở Hết-xen, ngày 24 tháng 12 - ở Bơ-rê-men, ngày 25 - ở Xác-xô-ni và Tuy-rinh-ghi, ngày 37 - ở Hăm-bua. Trong một tuần lễ, hắn trở thành kẻ cầm đầu ngành cảnh sát của nước Đức, trừ nước Phổ vẫn ở dưới quyền Gơ-rinh như cũ.

Hít-le đề nghị Gơ-rinh một bước nhượng bộ: cử Him-le làm Chánh mật thám của toàn đế chế, nhưng vẫn nằm dưới quyền Gơ-rinh. Thống chế Gơ-rinh đã chấp nhận đề nghị nhượng bộ ấy của Quốc trưởng. Tiếp nhận một cách thiếu mặn mà, bởi vì Gơ- rinh thừa hiểu rằng dưới chế độ cực quyền, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào nắm trong tay lực lượng cảnh sát kín - tức ngành mật thám. Một người có địa vị như Gơ-rinh mà cầm đầu mật thám thì mang tiếng quá. Chức vụ của y là Thống chế, Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Quốc hội Đức. Đã thế còn tham cái chức Chánh cẩm thì mang tiếng quá. Bởi vậy, hắn có thể đi theo hai hướng: hoặc biến Him-le thành người của mình, hoặc đè bẹp nó rồi bắt nó lệ thuộc vào mình. Gơ-rinh không chọn con đường thứ nhất, vì thấy cái tên Him-le lầm lì, hay nói ngọng và lặng lẽ kia chẳng có gì trội lắm. Hắn chọn con đường thứ hai. Hắn chỉ thị cho ban thư ký của hắn, thông qua văn phòng Quốc trưởng, bổ nhiệm Him-le giữ chức thứ trưởng Bộ Nội vụ và Chánh sở mật thám, được quyền tham dự những buổi họp của nội các những khi bàn đến vấn đề cảnh sát. Gơ-rinh tự tay gạch mấy chữ “về vấn đề an ninh của đế chế” trong quyết định bổ nhiệm. Như thế đã là quá nhiều đối với Him-le rồi. Sau khi quyết định ấy được văn phòng Quốc trưởng thông qua, Gơ-rinh chỉ thị cho công bố nó trên mặt báo.

Vừa nhìn thấy quyết định ấy trên mặt báo, Him-le liền gọi hai nhân viên của hắn phụ trách giới báo chí đến. Hai tên này chuyên thu thập các tài liệu tố cáo các nhà báo. Him-le đề nghị chúng cho bình luận quyết định bổ nhiệm về mình khác hẳn cách bình luận của báo chí chính thức. Gơ-rinh đã phạm sai lầm cơ bản khi chịu nhượng bộ; hắn quên rằng, chưa có ai phế truất chức vụ chính của Him-le là thống chế SS. Thế là ngày hôm sau, tất cả các báo trung ương, nhất là những tờ hay gây chuyện, đều đăng quyết định kèm theo lời bình luận: “Ngành tư pháp quốc xã đã giành được một thắng lợi quan trọng: toàn bộ lực lượng cảnh sát, mật thám, ghét-xta-pô và hiến binh đã tập trung trong tay thống chế SS Him-le. Đó là lời cảnh cáo đối với mọi kẻ thù của đế chế; bàn tay trừng phạt của đảng Quốc xã sẽ giáng xuống mọi phần tử đối lập, mọi kẻ thù bên trong và bên ngoài”.

Him-le dời về Béc Lanh, chiếm biệt thự An-đôn-nen-xtác lộng lẫy ở ngay bên cạnh Ríp-ben-tơ-rốp. Và trong khi người ta tiếp tục hân hoan, say sưa với chiến thắng trước những người cộng sản, thì cùng với trợ thủ của mình là Hây-đơ-rích, Him-le bắt đầu thu thập hồ sơ tố giác kẻ thù và chủ yếu là tố giác bạn bè. Hắn phải đích thân thu thập hồ sơ tố giác viên sếp trước đây của hắn - Gờ-rê-go Sơ-tơ-rát-se. Hắn hiểu rằng chỉ bằng máu của Sơ-tơ-rát-se, ông thày đầu tiên của hắn, hắn mới có thể hoàn toàn xóa sạch vết tích cũ xưa của mình. Bởi thế, hắn đã chấp chi nhặt nhạnh từng li từng tí tất cả những gì có thể khiến Sơ-tơ-rát-se bị khép vào tội xử bắn.

Ngày 20 tháng sáu năm 1934; Hít-le gọi Him-le tới bàn về các biện pháp chống Rê-mơ trong thời gian tới, Him-le vẫn chờ đợi ngày đó. Hắn chỉ chưa hiểu Quốc trưởng sẽ hành động như thế nào, nhưng qua hàng nghìn trang báo cáo của các điệp viên và nội dung các buổi nghe trộm điện thoại mà hắn đọc hàng ngày, thì hắn hiểu rằng cần phải hành động ngay.

Him-le hiểu rằng hành động chống Rê-mơ chỉ là cái cớ để thủ tiêu tất cả những kẻ đã cùng Hít-le khởi đầu sự nghiệp. Đối với những kẻ đó, trước đây Hít-le chỉ là một người anh em trong đảng. Nhưng giờ đây, A-đôn-phơ Hít-le phải trở thành một lãnh tụ, một ông thánh đối với dân tộc Đức. Các đảng viên kỳ cựu đã trở thành gánh nặng đối với Hít-le.

Him-le hiểu rõ điều đó, khi thấy Hít-le nổi cơn lôi đình lúc nói tới một nhóm đảng viên kỳ cựu rơi vào ảnh hưởng tuyên truyền của kẻ thù. Hít-le không thể nói toàn bộ sự thật với bất cứ ai - ngay cả với những bạn bè thân cận nhất. Him-le cũng hiểu điều đó, bởi vậy hắn giúp Quốc trưởng bằng cách đặt lên bàn của lãnh tụ cặp hồ sơ tố giác bốn nghìn đảng viên kỳ cựu, thực tế là tố giác hết thảy những người đã cùng Hít-le đặt nền móng xây dựng đảng Quốc xã. Hắn đã tính toán rất đúng về mặt tâm lý, rằng Hít-le sẽ không quên công lao của hắn; vì không gì quý bằng người ta giúp mình tự biện hộ cho hành động tội ác của mình.

Nhưng Him-le còn đi xa hơn nữa: hiểu được thâm ý của Quốc trưởng, hắn quyết định trở thành cánh tay đắc lực của Hít-le đến mức, sao cho những cuộc thanh trừng sau này không thể động chạm tới bản thân hắn, mà ngược lại, những cuộc thanh trừng đó chỉ xảy ra dưới sự kiểm soát của hắn.

“Mình cũng là đảng viên kỳ cựu như Sơ-tơ-rát-se, - Him-le nghĩ, - nhưng mình sẽ vĩnh viễn là đảng viên kỳ cựu, nếu mình chứng minh cho đảng thấy rằng Sơ-tơ-rát-se không phải là một đảng viên kỳ cựu, mà chỉ là một đứa mưu cầu danh vọng, một phần tử chống đối hằn học”,
Khi Hít-le mời hắn cùng đi tới nhà nghỉ của Gơ-rinh ở Soóc -phây-đe, Him-le đã đạo diễn một vở kịch; một điệp viên do hắn bố trí, mặc y phục lực lượng SA của Rê-mơ, bắn vào chiếc xe mui trần của Quốc trưởng, và Him-le đã lấy thân mình che đạn cho vị lãnh tụ, miệng kêu lên - hắn là người đầu tiên trong đảng kêu lên như thế:

- Thưa Đức Quốc trưởng của tôi, tôi vô cùng sung sướng được xả thân để bảo vệ Người!

Trước đó, chưa một ai gọi Hít-le là “Đức Quốc trưởng của tôi”. Him-le đã trở thành tác giả của cách xưng hô khôn khéo đối với “ông thánh của mình”.

- Từ giờ phút này, chú là người anh em ruột thịt của ta, Hen-rích ạ, - Hít-le nói, và mọi người xung quanh đã nghe rõ câu nói ấy.

Sau khi Him-le tiến hành chiến dịch thủ tiêu Rê-mơ, sau khi ông thày Sơ-tơ-rát-se của hắn cùng bốn nghìn đảng viên quốc xã kỳ cựu đã bị xử bắn, bọn bồi bút lập tức nặn ra câu chuyện thần thoại rằng chính Him-le đã đứng bên cạnh Quốc trưởng ngay từ ngày đầu tiên gây dựng phong trào.

Đã nói “a”, tất phải nghĩ đến “b”. Hây-đơ-rích gợi ý: hãy thành lập các sư đoàn SS - chỗ dựa đầy uy lực của bộ máy nhà nước, Gơ-rinh có không quân, Bộ Tổng tham mưu có lục quân, thế mà Him-le mới chỉ có một số mật thám, điệp viên và những tên phá hoại ngầm. Phải có những tập đoàn quân. Thế là hai sư đoàn SS - “Đế chế Đức” ở Hăm-bua và “Nước Đức” ở Muyn-khen ra đời.

Ngày 7 tháng mười năm 1935, Quốc trưởng đã gửi cho Him-le nhân ngày sinh của hắn một bức điện như sau: “Đồng chí Him-le thân mến của tôi! Nhân ngày sinh cửa đồng chí, tôi xin gửi tới đồng chí những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc đồng chí thành công trong công tác tiếp tục bảo vệ chủ nghĩa Quốc xã. A-đôn-phơ Hít-le”.

Năm 1936, sau khi, theo lời khuyên của Hây-đơ-rích, Him-le đề nghị Quốc trưởng dùng bộ máy tuyên truyền của Gơ-ben giải thích với thế giới rằng việc xâm lược vùng Ranh hoàn toàn không phải là sự khiêu chiến đối với Pa-ri và Luân Đôn, mà chỉ là một biện pháp cần thiết trong việc chuẩn bị lực lượng vũ trang chống Mát-xcơ-va, thì từ ngày đó, Him-le bắt đầu tới dự các buổi “ta- phen-run-đe” 1  ở nhà Quốc trưởng. Chỉ những người bạn thân thiết nhất của Hít-le mới được hưởng cái vinh dự này.

Trong lúc trao đổi những cái bắt tay thân thiện với Gơ-rinh, Ghết-xơ và Gơ-ben, Him-le vẫn không một phút nào ngừng thu thập hồ sơ tố giác những người bạn chiến đấu của mình.




-----------------------------------------------------------------
1. “Ta- phen-run-đe”  là những lần gặp gỡ buổi tối ở nhà Hít-le.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:45:35 pm »

Lúc này, Sơ-tiếc-lít cho xe chạy chậm, bởi vì anh rất mệt sau mỗi buổi liên lạc với Trung tâm - thần kinh căng thẳng tột độ, và sau đó là một cảm giác rã rời về thể xác.

Con đường chạy qua rừng. Gió đã lặng. Bầu trời đầy sao, sáng sủa và cao vời vợi.

“Dầu sao, - Sơ-tiếc-lít tiếp tục suy luận, - Mát-xcơ-va cũng đã đúng, khi cho rằng có khả năng địch đàm phán. Dù các đồng chí ở nhà chưa có số liệu cụ thể, khả năng ấy vẫn có, bởi vì nó có cơ sở của nó. Mát-xcơ-va biết rõ sự lục đục trong nội bộ chính phủ Đức, xung quanh Hít-le. Trước đây, sự lục đục tranh ăn này nhằm mục đích trở thành người gần gụi hơn của Quốc trưởng. Bây giờ có thể diễn ra quá trình ngược lại. Hết thảy chúng nó: cả Gơ-rinh lẫn Boóc-man, cả Him-le lẫn Ríp-ben-tơ-rốp, đều gắn chặt số phận của mình với chế độ quốc xã, với lực lượng SS, với đảng Quốc xã. Mỗi đứa đều quan tâm tới việc bảo toàn chế độ quốc xã, Nền hòa bình riêng rẽ với từng nước đồng minh - nếu có tên nào đạt được - sẽ cứu sống riêng tên đó. Chúng đâu có nghĩ đến một dân tộc bất hạnh, đau khổ. Quốc gia Đức cũng không làm chúng bận tâm. Mỗi đứa chỉ nghĩ đến một mình bản thân chúng, chứ có lo lắng gì đến số phận của nước Đức và người Đức. Trong trường hợp này, năm mươi triệu người Đức chỉ là những con bài để chúng trục lợi. Một khi chúng còn nắm trong tay quân đội, cảnh sát và lực lượng SS, chúng có thể lái đất nước sang phía nào cũng được, chỉ cốt sao nhận được sự bảo toàn tính mệnh cho riêng bản thân chúng mà thôi...”

Một ánh đèn pha rọi tới làm Sơ-tiếc-lít quáng mắt. Anh nheo mắt lại và lập tức đạp phanh. Từ bụi cây ven đường, hai chiếc mô-tô SS phóng ra chặn ngang và một tên lính mô-tô chĩa khẩu tiểu liên tự động về phía xe anh.



… Từ ghế bành, Him-le đứng dậy đi lại cửa sổ: khu rừng mùa đông đẹp một cách lạ lùng, những bông tuyết lấp lánh như bạc dưới ánh trăng, không gian vô cùng tĩnh mịch, những ngôi sao thấp sáng rực, nhấp nhánh trên vòm trời thăm thẳm màu tím.

Him-le nhớ lại hắn đã thành công ra sao trong việc tiến hành chiến dịch chống lại Ghết-xơ, người cộng sự gần gũi nhất của Quốc trưởng. Điều này bất ngờ đối với chính hắn. Kể ra, trong vụ đó, có lúc tính mệnh Him-le cũng ngàn cân treo sợi tóc: Hít-le là người thường có những quyết định ngược đời. Một hôm, Him-le được người của hắn nộp một đoạn phim quay cảnh Ghết-xơ đang diễn trò thủ dâm ở trong buồng tắm, Him-le lập tức mang phim tới nhà Hít-le và cho chiếu lên màn ảnh.

Quốc trưởng đùng đùng nổi giận. Đêm đã khuya, nhưng Hít-le vẫn ra lệnh gọi Gơ-rinh và Gơ-ben đến phòng mình, còn Ghết-xơ thì bị triệu đến phòng khách. Gơ-rinh đến trước tiên - mặt tái như gà cắt tiết. Him-le biết vì sao vị thống chế ấy lại hoảng sợ như thế: Gơ-rinh đang say như điếu đổ một cô đào ba-lê ở thủ đô Viên. (Him-le nhận xét rằng Gơ-rinh luôn luôn say đắm các cô đào ba-lê gày gò: hắn đã xem tám cuốn phim ghi lại những cảnh tội lỗi của Gơ-rinh, trong đó cô ả sau gày gò hơn các ả trước). Hít-le mời mấy ông bạn của mình xem “trò ô nhục của Ghết-xơ”. Gơ-rinh cười khanh khách. Hít-le vặn lại: “Không nên tàn nhẫn như thế”.  Rồi sau khi mời Ghết-xơ vào phòng làm việc, Quốc trưởng xáp lại và thét lên:

- Ông là đồ đê tiện, thối tha! Ông đã mắc tội thủ dâm!

Cả Him-le, Gơ-rinh lẫn Gơ-ben đều hiểu rằng chúng đang chứng kiến sự sụp đổ của một nhân vật khổng lồ - của người đứng thứ hai trong đảng Quốc xã.

- Đúng thế, - Ghết-xơ trả lời hết sức bình tĩnh thật bất ngờ cho tất cả mọi người. - Đúng thế, thưa Đức Quốc trưởng của tôi! Tôi không giấu giếm chuyện đó! Tại sao tôi lại thủ dâm? Tại sao tôi không ngủ với các cô tài tử điện ảnh? - Hắn không nhìn Gơ-ben, nhưng tên kia co rúm người lại trong chiếc ghế bành. - Tại sao đêm đêm tôi không mò sang thủ đô Viên xem ba-lê?! Bởi vì đảng Quốc xã là toàn bộ cuộc sống của tôi! Mà đảng và Ngài thì, thưa Đức Quốc trưởng của tôi, đối với tôi chỉ là một! Tôi không còn thời gian dành cho cuộc sống riêng! Tôi vẫn sống độc thân.

Cơn giận clữ của Hít-le tan ngay. Hắn bước lại ôm hôn Ghết-xơ một cách ngượng nghịu và vỗ vỗ váo gáy tên kia.

Ghết-xơ đã thắng cuộc. Him-le lặng người: hắn biết rằng Ghết-xơ rất cứng tay trong việc trả thù. Khi Ghết-xơ đã ra về, Hít-le nói:

- Him-le này, chú hãy kiếm cho Ghết-xơ một người vợ. Tôi rất hiểu con người tuyệt diệu và hết sức trung thành với đảng ấy. Hãy đưa cho tôi xem cả những người chú định kiếm cho ông ta, tôi sẽ chọn một cô nào đó. Ghết-xơ sẽ nghe lời giới thiệu của tôi.

Him-le hiểu rằng giây phút ngắn ngủi này có thể quyết định tất cả. Đợi lúc Gơ-rinh và Gơ-ben đã ra về, Him-le mới nói:

- Thưa Đức Quốc trưởng của tôi, ngài đã cứu cho đảng Quốc xã một chiến sĩ trung thành của đảng. Tất cả chúng tôi đều đánh giá cao lòng tận tụy của Ghết-xơ. Không ai có thể quyết định số phận ông ấy sáng suốt được như Ngài. Bởi vậy, Ngài hãy cho phép tôi được mang lại ngay bây giờ thêm một số tài liệu nữa để Ngài xem! Cần phải giúp đỡ các người lính khác của Ngài, như Ngài đã cứu giúp Ghết-xơ.

Và hắn mang đến cho Hít-le cặp hồ sơ tố giác tên Lây, thủ lĩnh của mặt trận lao động. Tên này nghiện rượu nặng, và những vụ say bí tỉ, gây tai tiếng của y không phải là bí mật đối với bất cứ ai, trừ Hít-le, Him-le cũng đặt lên bàn hồ sơ tố giác “con bò đực Ba-ben-xơ-béc” - bí danh mà các điệp viên của hắn dùng trong các báo cáo để gọi Bộ trưởng Gơ-ben, - các quan hệ đi lại dễ dãi giữa tên này với đám phụ nữ hoàn toàn không thuộc dòng máu trong sạch đã làm cho các đảng viên Quốc xã chân chính nổi giận, Đêm ấy, cả hồ sơ tố giác Boóc-man cũng được đệ lên bàn Hít-le: không phải vô căn cứ khi Him-le nghi ngờ rằng Boóc-man có quan hệ tình dục đồng giới với Ghết-xơ.

- Không đời nào, - Hít-le bênh vực Boóc-man. - Ông ta có chín đứa con kia mà. Những kẻ tình dục đồng giới không thể có con. Đây là chuyện ngồi lê đôi mách.

Him-le không dám phản đối Quốc trưởng, nhưng hắn thấy Hít-le tỏ ra hết sức tò mò khi giở xem từng tờ và đọc đi đọc lại mấy lần các báo cáo do bọn điệp viên của Him-le viết. Và hắn hiểu rằng hắn đã thắng Quốc trưởng một keo quyết định.

Hắn đã tính toán rất đúng: Hít-le ra lệnh cho toàn nước Đức tổ chức kỷ niệm mười năm ngày Him-le nhậm chức thủ lĩnh lực lượng SS như một ngày lễ lớn. Từ hôm đó, bọn gau-lây-te  - bọn cầm đầu tổ chức đảng Quốc xã ở các tỉnh - hiểu rằng, sau Hít-le, kẻ nắm quyền hành độc tôn không phải ai khác, ngoài Him-le. Thế là tất cả các tỉnh, tất cả các tổ chức của Đảng Quốc xã ở địa phương bắt đầu gửi những báo cáo tin tức chủ yếu về văn phòng của Him-le nhiều hơn là về bộ tham mưu đảng Quốc xã của Ghết-xơ. Những tài liệu cơ bản do các nhóm điệp viên đặc biệt tin cậy được gửi thẳng, không qua hệ thống tổ chức, về cho Him-le và lập tức chui vào các tủ sắt đựng hồ sơ lưu trữ riêng của hắn: đó toàn là tài liệu tố giác các lãnh tụ của Đảng. Năm 1942, lần đầu tiên Him-le cất vào tủ sắt các tài liệu tố giác Quồc trưởng. Trước lúc đó, Him-le có nói chuyện với một trợ thủ của hắn là Cục trưởng Cục tình báo chính trị Sê-len-béc. Mờ sáng một ngày tháng tám năm 1942, Sê-len-béc đáp máy bay tới hành dinh của thống chế Him-le đặt tại ngoại ô Gi-tô-mia. Mặt trận phía Đông đang tấn công thắng lợi. Chiến tích của Rôm-men đang làm rung chuyển châu Phi. Sau khi báo cáo tỉ mỉ về các chiến thắng, Sê-len-béc nói:

- Thưa thống chế, bây giờ tôi còn một điều muốn trình bày riêng với Ngài.

Him-le lo ngại:

- Có chuyện gì không hay à? Phải chống lại nhân vật nào chăng?

- Hoàn toàn không phải như vậy. Chẳng qua tự nhiên tôi nhớ đến lời di chúc của Bít-smác: đừng bao giờ dự định làm một việc gì cả, nếu trong ngăn kéo dưới cùng ở gầm bàn không có hai khả năng để lựa chọn. Thưa thống chế, tôi xin phép hỏi: trong ngăn kéo nào của ngài có khả năng thứ hai để đối lập với chiến tranh ạ?

Him-le mở đài, - để buổi nói chuyện, lạy trời, khỏi bị ghi âm một cách tình cờ - rồi trả lời:

- Tôi cho ông năm tuần lễ để nghi phép. Thần kinh của ông không bình thường. Sức khỏe của ông sút kém đấy, ông Sê-len-béc ạ. Ông hiểu chứ? Hơn nữa, ai cho phép ông ăn nói với tôi như thế?!

- Hiện nay chúng ta mạnh đến mức, - Sê-len-béc nói tiếp, - chúng ta có thể đưa ra chính sách hòa bình. Chúng ta đang đứng ở tột đỉnh vinh quang, mà Bít-smác thì bao giờ cũng chấp nhận hòa bình trong lúc vinh quang tột đỉnh.

Lúc ấy, Him-le ngả người xuống đi-văng - bây giờ hắn vẫn còn nhớ như in từng chi tiết nhỏ nhất - và bắt đầu lấy tay xoa bụng (dạ dày hắn tiết ra quá ít dịch vị, nên hắn rất sợ ung thư). Sau đó hắn nói:

- Chừng nào thằng ngốc Ríp-ben-tơ-rốp còn làm cố vấn cho Quốc trưởng về chính sách đối ngoại, thì chưa thể có hòa bình.

- Ríp-ben-tơ-rốp đang hục hặc với Gơ-rinh. Chúng ta có thể giúp Gơ-rinh và quật ngã Ríp-ben-tơ-rốp. Có thể bổ nhiệm lão ta làm gau-lây-te của vùng rượu vang Buốc-gun-đi-a lẫn vùng rượu cô-nhắc Bơ-ra-băng. Lão vua rượu ấy sẵn sàng đổi chỗ như vậy.

Lúc đó, Him-le đưa tay về phía chiếc bàn nhỏ, trên đặt tập bản đồ địa lý của Brốc-gau-dơ, giở mấy trang rồi chỉ bằng ngón tay:

- Trên thực tế, ông nghĩ như thế nào? Nên làm gì với nước Bỉ? Làm gì với Hà Lan? Xử lý với U-cơ-ra-i-na ra sao?

- Nên chia vấn đề ra, - Sê-len-béc nói, - Nước Nga bị đập tan, thì xứ U-cơ-ra-i-na không còn là vấn đề đáng chú ý nữa. Nước Bỉ và Hà Lan là đầu đề thương lượng với Anh và Mỹ. Tôi chỉ sợ nước Mỹ và ông Boóc-man thôi.

Him-le khẽ nhếch mép cười.

- Được rồi, - hắn nói, - thế còn nước Pháp?

- Hãy liên minh với nó. Các thuộc địa của nó sẽ cho ta sức mạnh.

- Ông muốn thử thăm dò các nước đồng minh qua Phờ-rít-hen chăng? - Him-le hỏi, mặc dù câu hỏi của hắn giống một lời khuyên thì đúng hơn, - Tất cả đều do ông chịu trách nhiệm, đừng có kéo tôi vào trò chơi ấy đấy nhé.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:48:56 pm »

Thế là Sê-len-béc bắt đầu hành động. Y chưa vội tìm cách tiếp xúc với người của A-len Đa-lét ở Béc-nơ. Y cũng không sử dụng Phờ-rít-hen - phôn Pa-pen. Trước hết phải quật ngã Ríp- ben-tơ-rốp, Sê-len-béc đã tìm ra trong bộ máy của tên kia một người sẵn sàng công khai chống lại Ríp-ben-tơ-rốp. Người ấy là quốc vụ khanh Luy-te. Trong một bữa tiệc chiêu đãi, được khích lệ bởi buổi trò chuyện trước đó với Sê-len-béc, Luy-te bước lại Him-le và bắt đầu thân mật trò chuyện với hắn trước mặt tất cả mọi người, về đến nhà, Luy-te liền viết ba bản tố giác Ríp-ben-tơ-rốp: gửi cho Boóc-man, Him-le và Gơ-rinh. Nhưng vì Ríp-ben-tơ-rốp là thượng tướng SS, nên Him-le không dám lợi dụng chuyện đó và chưa mở đầu vụ án chống tên kia: nguyên tắc của đảng không cho hắn làm như vậy. Trước khi bãi chức Ríp- ben-tơ-rốp, nhất thiết phải qua tòa án của đảng, rồi đến tòa án của SS, cuối cùng mới có thể phế chức bộ trưởng của hắn được.

Him-le do dự, chưa đám giáng đòn quyết liệt, trong khi đó thì bộ máy vẫn hoạt động đều: căn cứ vào tài liệu do các điệp viên của Ríp-ben-tơ-rốp cung cấp, tên chỉ huy ghéc-xta-pô đã bắt giữ Luy-te. Kẻ tố giác Ríp-ben-tơ-rốp đã bị tố giác. Hơn thế nữa, sau khi khai thác Luy-te, Muyn-lơ đã gửi cho Boóc-man một bản báo cáo, rằng có kẻ đang định đàm phán riêng lẻ với phương Tây. Boóc-man liền báo cáo với Quốc trưởng, Hít-le ra lệnh cho Ríp- ben-tơ-rốp thảo quyết định, nói rằng đàm phán với các cường quốc đang giao chiến là phản bội, hình thức trừng phạt - xử bắn.

Lúc ấy, lần đầu tiên sau khi Him-le hiểu rằng hắn đã chậm chân và thua Ríp-ben-tơ-rốp một keo, hắn uể oải phàn nàn với Sê-len-béc như sau:

- Tôi chán đánh nhau cho Quốc trưởng lắm rồi. Tôi sẽ chống lại ông ta, nếu chính ông ta muốn như vậy.




- Giấy tờ đâu? - tên lính mô-tô hỏi.

Sơ-tiếc-lít chìa cho hắn thẻ căn cước của mình và hỏi:

- Có chuyện gì vậy?

Tên lính mô-tô xem giấy, giơ tay chào và đáp:

- Người ta báo động cho chúng tôi đi tìm những kẻ đánh điện.

- Thế đã thấy chưa? - Sơ-tiếc-lít cất thẻ vào túi và hỏi. - vẫn chưa phát hiện ra điều gì hay sao?

- Xe của ngài là chiếc thứ nhất qua đây.

- Các anh có muốn ngó xem chỗ để hàng hay không? - Sơ-tiếc-lít mỉm cười,

Bọn lính mô-tô cũng cười:

- Xin đại tá thận trọng, trước mắt có hai hố bom đấy ạ!

- Cảm ơn, - Sơ-tiếc-lít nói. - Bao giờ tôi cũng thận trọng cả.

“Tại buổi liên lạc của Ê-rơ-vin đây mà, - anh đã hiểu, - chúng đang chặn các con đường chạy về phía đông và phía nam. Kể ra chúng cũng khờ khạo thật, dù rằng về nguyên tắc thì đúng, nếu đối tượng của chúng là một kẻ ngây thơ ít hiểu biết về nước Đức”.

Anh cho xe chạy vòng, tránh hai hố bom. Đó là hai hố bom mới, bởi vì có mùi khen khét lọt vào xe qua cửa thông gió.

“Hãy quay về với những con cừu của ta, - Sơ-tiếc-lít tiếp tục nghĩ. - Mà chúng đâu phải là những con cừu như các họa sĩ Cu-cơ-rư-ních-xu và Ê-phi-mốp vẽ chúng. Nghĩa là, phương pháp mình khẳng định cho mình như sau: thái độ quan tâm đến hòa bình của từng tên Ríp-ben-tơ-rốp, Gơ-rinh, Boóc-man hay thống chế Cờ-luy-ghe là cái chính sẽ giúp mình hiểu được sự lo ngại của Trung tâm. Nhưng ai sẽ tiến hành đàm phán riêng lẻ với chúng? Ru-dơ-ven chăng? Dĩ nhiên là không. Các tổ chức xã hội của nước Anh ư? Không đời nào! Nhưng mặt khác, việc nước Đức đầu hàng phương Tây có thể đem lại mối lợi to lớn cho bọn tư bản độc quyền phương Tây là bọn người rất có máu mặt. Do đó, sau khi tìm hiểu bọn tai to mặt lớn của nước Đức quốc xã, mình phải hết sức chú ý đến tên Sơ-pê-e mới được. Tên bộ trưởng Bộ Công nghiệp ấy không đơn giản chỉ là một kỹ sư có tài, mà rõ ràng còn là một chính khách quan trọng. Thế mà mình chưa hiểu biết rõ ràng về cái nhân vật có thế bắt tay trực tiếp với giới làm ăn phương Tây ấy”.

Sơ-tiếc-lít không đưa xe vào ga-ra - trời hôm nay không lạnh lắm, chỉ khoảng hai, ba độ là cùng.

“Dù sao, sáng mai mình cũng phải dậy sớm mới được, - anh quyết định, - nước trong bộ giảm nhiệt của xe sẽ không bị đóng băng đâu. Ngày mai sẽ gay go đây. Khỏi phải nói, một sĩ quan tình báo SĐ lại đi tình nguyện làm việc cho cá nhân Him-le kia mà... Điều đó thật trái ngược với ngày tận số sắp tới của chế độ quốc xã. Mình mới chỉ trung thành với Him-le theo lời thề. Bây giờ như thế chưa đủ, mình phải trung thành với bản thân hắn, thống chế SS, với kẻ mang tên Him-le...”.



Chính sau năm 1943, khi Hây-đơ-rích bỏ xác ở Pra-ha, Sê-len-béc đã trở thành người tin cẩn nhất của Him-le. Kẻ thay Hây-đơ-rích là Can-ten-bơ-ru-ne không chiếm được cảm tình của Him-le vì cái tính ruột ngựa và phi trí thức quá rõ của hắn. Hắn nốc rượu như nước lã, hút tới trăm điếu thuốc lá một ngày và - đây là điều khiến Him-le ghét nhất - nói năng bằng cái giọng khủng khiếp của người Áo. Him-le nghe không thủng lời nói của Can-ten-bơ-ru-ne một phần còn là do hắn lắp nhiều răng giả.

- Ông đến hiệu chữa răng đi, - có lần Him-le đã bảo Can-ten-bơ-ru-ne, - tôi chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả, nhất là khi ông ăn nói vội vàng.
Can-ten-bơ-ru-ne tự ái ra mặt. Him-le nhận thấy điều ấy và nghĩ bụng: “May mà hắn là một thằng thộn, do đó lúc nào cũng có sẵn kẻ để chịu đòn, nhưng mình chớ cho hắn ở gần. Cái tính ngu ngốc là chúa hay lây…”.

Boóc-man... chà, Him-le mới căm ghét Boóc-man làm sao!..

Đây là lời Boóc-man nói với Quốc trưởng:

- Chúng tôi tin chắc rằng không thể hy vọng vào quân đội hoàn toàn được. Hạnh phúc lớn cho dân tộc là chúng ta có các sư đoàn SS. Nó là niềm hy vọng của đảng và chủ nghĩa quốc xã. Chỉ có thủ lĩnh SS, ông bạn Him-le của tôi mới là người có thể làm tư lệnh mặt trận phía Đông, chỉ huy tập đoàn quân “Vi-xơ-la”. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của ông ấy, lực lượng SS và quân đội dưới quyền chỉ huy của ông ta mới có thể đánh bật và đè bẹp được quân Nga.

Hôm sau, Him-le đáp máy bay tới tổng hành dinh của Quốc trưởng mà không hay biết gì về quyết định bổ nhiệm mới đối với mình. Bởi vậy, Hít-le dễ dàng thông qua chỉ thị mà Him-le mang đến, nói rằng tất cả các gau-lây-te của nước Đức, trước thuộc quyền Boóc-man, từ nay phải đồng thời trực thuộc vào hắn, thống chế SS. Him-le đã chuẩn bị một đòn trời giáng đối với Boóc-man. Thậm chí hắn lấy làm ngạc nhiên trước việc Quốc trưởng thông qua bản chỉ thị của hắn quá dễ dàng. Một phút sau khi Hít-le ký vào văn bản, hắn mới vỡ lẽ.

- Tôi xin chúc mừng chú, Him-le ạ. Chú được cử làm tư lệnh tập đoàn quân “Vi-xơ-la”. Chỉ có chú, và không ai khác ngoài chú, có thể đánh tan bè lũ bôn-sê-vích. Chỉ có chú, và không ai khác ngoài chú, mới có thể đánh gục Xta-lin và buộc Xta-lin chấp nhận các điều kiện hòa bình của chúng ta!

Thất bại hoàn toàn rồi - Him-le đã hiểu tất cả. Hắn đã thua tất cả những gì có thể thua. Tháng giêng năm 1945 đã đến và không còn bất cứ hy vọng gì vào thắng lợi nữa! Vứt mẹ vào sọt rác các ảo mộng đa cảm đi thôi! Chỉ còn một nước cờ duy nhất: hòa hoãn ngay với phương Tây để cùng hợp lực chống trả quân đội bôn-sê-vích.

Him-le cám ơn Quốc trưởng về sự tín nhiệm đầy vinh dự, rồi trở về. Sau đó, hắn đến gặp Gơ-rinh, nhưng câu chuyện không kết quả.

Thế là hắn thức dậy vào lúc năm giờ sáng, không thể ngủ thêm được nữa, ngồi lắng nghe bầu không khí yên tĩnh của khu rừng thông, và không dám gọi điện cho con gái mình, vì sợ Boóc-man biết chuyện. Hắn cũng chẳng dám gọi điện cho hai đứa con trai và mẹ của chúng, người đàn bà được hắn yêu, bởi vì sợ gây tai tiếng như Quốc trưởng đã nói, lão ta không thể tha thứ cho “sự thiếu trong sạch về đạo đức”. Đồ mắc bệnh giang mai đáng nguyền rủa!.. Sự trong sạch về đạo đức!.. Him-le căm tức nhìn chiếc máy điện thoại; cái bộ máy mà hắn xây dựng mười tám năm trời hiện đang hoạt động chống lại hắn.

“Thế là hết, - hắn tự bảo mình, - thế là hết. Nếu mình không lập tức chiến đấu bảo vệ mình thì mình sẽ chết”.

Qua báo cáo của các điệp viên, Him-le có thể giả thuyết rằng viên tư lệnh tập đoàn quân đóng ở Ý là thống chế Két-xơ-rinh sẽ không phản đối việc đàm phán với phương Tây. Chỉ có Sê-len-béc và Him-le được biết điều ấy. Hai điệp viên báo tin đó đã bị thủ tiêu: người ta đã bố trí một tai nạn máy bay trên đường chúng trở về chỗ Két-xơ-rinh. Độc quyền bí mật là cơ sở của thành công. Từ nước Ý thẳng đường sang Thụy Sĩ. Mà kẻ cầm đầu Cục tình báo Mỹ ở châu Âu là A-len Đa-lét đang nằm tại Thụy Sĩ. Điều đó rất quan trọng. Đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa những người có thế lực; hơn nữa, bạn thân của Két-xơ-rinh - thượng tướng Các-lơ Vôn-phơ, chỉ huy lực lượng SS ở Ý - lại là người trung thành với Him-le.

- Cho mời ngay tướng Các-lơ Vôn-phơ tới chỗ tôi.

Hắn tin vào viên tướng SS kỳ cựu này, Các-lơ Vôn-phơ sẽ thay mặt hắn bắt đầu những cuộc đàm phán quan trọng với phương Tây...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 03:44:27 pm »

Chương 4


Sơ-tiếc-lít chưa hề có ý định gì với giám mục Sơ-lắc, khi ông ta bị dẫn đến chỗ hỏi cung đầu tiên: chẳng qua là anh thi hành lệnh của Sê-len-béc. Sau khi nói chuyện với ông ta ba ngày, anh thấy cần chú ý đến vị giám mục già có thái độ hết sức đường hoàng và ngây thơ này. Sơ-tiếc-lít hiểu rằng nếu ông ta rơi vào tay bọn ghét-xta-pô dưới trướng Muyn-lơ, thì ông ta sẽ bị chúng cắn xé ngay rồi.

Những khi có điều kiện, Sơ-tiếc-lít đều cố giúp đỡ những người bị bắt mà không đủ chứng cớ đầy đủ hoặc không liên quan đến vụ án nghiêm trọng. Dĩ nhiên, anh cố gắng bảo vệ công tác chính của mình, nhưng anh không thể làm ngơ trước số phận mọi người. Anh nghĩ ra một hình thức cứu giúp nhất định: anh “tuyển” những người bị bắt vì những việc nhỏ nhặt để có thể lập tức thả họ ra, hoặc để họ chỉ bị giam giữ ít lâu ở trại tập trung. Khi họ được thả, Sơ-tiếc-lít bố trí cho họ vào làm ở những cơ quan mà ngành tình báo của Sê-len-béc và, đương nhiên, cả ngành tình báo Liên Xô mà anh đại diện, đang để ý. Anh yêu cầu họ thu thập tài liệu về những đảng viên quốc xã quan trọng, nhằm tố giác những tên tay sai tận tụy của Hít-le, nào chuyện buôn lậu, nào việc ăn nói thiếu thận trọng, nào lối sống phi đạo đức. Như thế là anh thu được “ba cái lợi”. Cứu giúp những người bằng cách này hay cách khác đã chống đối chế độ Hít-le. Nắm được các tư liệu bí mật do những điệp viên báo thẳng về từ nơi họ được anh bố trí tới làm việc. Và cuối cùng là sử dụng các tài liệu đó để trừng trị những tên đảng viên quốc xã trung thành với chế độ.

Trong lúc hỏi cung Sơ-lắc và tìm hiểu hồ sơ tố giác ông ta, anh càng hay nghĩ đến việc vị giám mục già ấy có thể giúp ích gì cho công việc sau này.

Sau khi tin rằng vị giám mục chẳng những căm thù chế độ quốc xã, mà còn sẵn sàng giúp đỡ tổ chức bí mật đang hoạt động, điều này thì anh tin chắc sau khi nghe băng ghi âm câu chuyện giữa giám mục với tên phá hoại ngầm Cờ-lao-xơ, - Sơ-tiếc-lít dành cho Sơ-lắc một vai trò nhất định trong công tác của anh, mặc dù anh cũng chưa quyết định xem nên sử dụng ông ta thế nào cho thật hợp lý.

Sơ-tiếc-lít không bao giờ đoán trước diễn biến của sự kiện, nhưng bao giờ anh cũng có cái nhìn khái quát rất chính xác về một chiến dịch tương lai. Anh cười khảy khi đọc các tiểu thuyết trinh thám, trong đó tả một gã mật thám nhìn xa trông rộng, ngay từ đầu đã biết hắn sẽ vạch mặt và tóm cổ tên tội phạm như thế nào. Anh thường nhớ lại một đoạn anh đọc trong sách, khi ngồi trên chuyến tàu hỏa chạy qua địa phận châu Âu để tới Ăng-ca-ra. Đoạn văn ấy in sâu trong trí nhớ anh. Nhà nghiên cứu văn học sa đọa viết như sau: có một lần, người ta hỏi Pu-skin: “Chuyện gì sẽ xảy ra đối với Ta-chi-a-na kiều diễm?”. Pu-skin đã tức giận đáp lại: “Các vị đi mà hỏi cô ấy, tôi không biết”. Sơ-tiếc-lít có nói chuyện với các nhà toán học và vật lý học, nhất là sau khi bọn ghét-xta-pô bắt giữ nhà vật lý Run-gơ, người nghiên cứu vấn đề nguyên tử. Anh hỏi họ, xem các nhà khoa học lý thuyết lập kế hoạch trước cho phát minh bao nhiêu lâu. Họ trả lời anh: “Điều đó không thể được, Chúng tôi chỉ xác định hướng tìm tòi, tất cả những điều còn lại đều là kết quả của quá trình thí nghiệm”.

Trong hoạt động tình báo cũng hệt như vậy. Khi một chiến dịch được nghĩ ra trong khuôn khổ quá ư chính xác, thì nó rất dễ thất bại, bởi vì chỉ cần vi phạm một quan hệ định trước nào đó, là có thể dẫn đến chỗ đổ vỡ cái chủ yếu. Khả năng thành công sẽ cao nhất, nếu tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ nút, và tiên đoán các khả năng diễn biến khác nhau, nhất là khi phải hoạt động một mình, Sơ-tiếc-lít nghĩ như vậy.

“Vị giám mục... - Sơ-tiếc-lít tự nhủ. - Mình sẽ nắm lấy ông ta. Giờ đây, sau khi tên Cờ-lao-xơ đã bị thủ tiêu và không thể phản bội thêm hai chiến sĩ điện đài của chúng ta nữa, thì vị giám mục thực tế đã rơi vào địa vị phụ thuộc, không bị giám sát, vào mình. Mình đã báo cáo với Sê-len-béc, rằng không thể nào xác định được các đường dây liên lạc giữa giám mục với gã nguyên là thủ tướng Bờ-riu-ninh, và căn cứ vào thái độ Sê-len-béc, mình thấy y đã thôi chú ý tới Sơ-lắc. Nhưng mình lại càng chú ý đến ông ta hơn, nhất là sau khi nhận được lệnh của Trung tâm”.

Lập luận chung của Sơ-tiếc-lít tỏ ra tuyệt đối chính xác. Anh chỉ sai lầm một điều là Sê-len-béc vẫn chưa quên vị giám mục. Ngược lại, bây giờ mới chính là lúc y bắt đầu thực sự chú ý đến ông ta...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 03:47:04 pm »

Muyn-lơ gọi trung tá Ai-xơ-man đến vào lúc ba giờ sáng.

Y đã ngủ được một lúc sau hai ly rượu cô-nhắc của Can-ten-bơ- ru-ne và cảm thấy khỏe ra.

“Loại cô-nhắc ấy quả là đặc biệt, - Muyn-lơ nghĩ. Y dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải day day sau gáy. - Rượu cô-nhắc ở chỗ mình làm cho đầu óc choáng váng, còn loại cô-nhắc ở chỗ lão ta khiến đầu óc nhẹ hẳn đi”.

Ai-xơ-man nhìn Muyn-lơ bằng cặp mắt sưng tấy và mở một nụ cười ngây thơ bất lực của mình.

- Tôi cũng thấy đầu đau như búa bổ, - gã nói, - Tôi ước gì được ngủ một giấc bảy tiếng liền cho đã mắt. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mất ngủ lại là thứ cực hình đáng sợ đến thế.

- Ông nghe đây, - Muyn-lơ nói, - hiện có một câu chuyện rắc rối. Lúc nãy, ông sếp có gọi tôi lên. Các ông sếp của chúng ta toàn là những vị hay tưởng tượng hão huyền... Các ông ấy tha hồ mà bày đặt ra mọi chuyện vì các ông ấy có công việc cụ thể nào đâu, còn chỉ thị với hướng dẫn thì đến con khỉ ở rạp xiếc cũng làm được... Ông hiểu không, ngài Can-ten-bơ-ru-ne nghi ngờ Sơ-tiếc- lít đấy...

- Nghi ngờ ai kia ạ?!

- Nghi ngờ Sơ-tiếc-lít. Người duy nhất trong tổ chức tình báo của Sê-len-béc mà tôi có cảm tình. Một người bình tĩnh, không nịnh bợ, không điên khùng, không cố tỏ ra vẻ hăng hái. Tôi không tin những kẻ xoắn xuýt với cấp trên và chẳng cần gì cũng cứ đăng đàn diễn thuyết trong các cuộc mít-tinh của chúng ta... Toàn một bọn bất tài, vô công rồi nghề, tán róc... Còn Sơ-tiếc-lít là một người ít nói. Tôi rất mến những người ít nói... Nếu bạn anh ít nói, thì đó là một người bạn thực sự. Nếu kẻ thù ít nói thì đó cũng là một kẻ thù nguy hiểm thật sự. Tôi kính trọng loại kẻ thù đó. Họ có những cái ta có thể học hỏi được…

- Tôi quen biết Sơ-tiếc-lít đã tám năm, - Ai-xơ-man nói, - tôi đã cùng anh ấy có mặt ở ngoại ô thành phố Xmô-len-xcơ và đã thấy anh ấy dưới làn bom đạn. Đó là một con người gang thép...

Muyn-lơ cau mày:

- Sao anh ăn nói văn vẻ thế?.. Làn bom đạn, người gang thép… Anh mệt mỏi hả? Để các từ ngữ văn vẻ ấy cho các lãnh tụ của đảng ta. Còn dân mật vụ chúng ta thì phải suy nghĩ bằng các danh từ và động từ như: “thằng cha ấy đã gặp”, “mụ ta nói”, “hắn đã giao”... Anh làm sao thế, anh không nghĩ rằng...

- Không ạ, - Ai-xơ-man trả lời. - Tôi không thể tin vào sự giả dối của Sơ-tiếc-lít.

- Tôi cũng vậy.

- Rõ ràng phải khéo léo làm cho Can-ten-bơ-ru-ne tin điều đó.

- Để làm gì? - Muyn-lơ hỏi sau một phút im lặng. - Lỡ ông ấy muốn rằng Sơ-tiếc-lít là một kẻ giả dối thì sao? Thuyết phục ông ấy để làm gì? Cuối cùng, Sơ-tiếc-lít có phải là người thuộc văn phòng của chúng ta đâu. Anh ta ở Vụ VI. Kệ cho Sê- len-béc nhảy nhót...

- Sê-len-béc sẽ đòi hỏi chứng cớ… Và ngài thừa biết rằng thống chế SS sẽ ủng hộ ông ta.

- Anh nghĩ thế à?

- Tôi tin như vậy.

- Tại sao?

- Tôi rất khó chứng minh điều đó... Tôi tin như vậy thôi, thưa ngài thượng tướng.

Muyn-lơ lại lấy ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải xoa gáy.

- Vậy phải làm gì bây giờ?

Ai-xơ-man nhún vai:

- Riêng tôi cho rằng cần phải thành thật với chính bản thân mình từ đầu đến cuối; điều đó quyết định mọi hành động và hành vi sau đó của mình.

- Hành động với hành vi chỉ là một, - Muyn-lơ nhận xét. - Tôi thật phát ghen với những người thi hành mệnh lệnh và chỉ biết có việc ấy mà thôi! Tôi chỉ muốn làm người thi hành mệnh lệnh! Thành thật ư? Có thể nghĩ rằng bao giờ tôi cũng thử giả dối xem sao. Tôi xin dành cho anh đầy đủ khả năng để mà thành thật; anh hãy cầm lấy những tài liệu này, - Muyn-lơ đẩy mấy cặp giấy đầy chữ đánh máy lại phía Ai-xơ-man, - và hãy rút ra kết luận của mình. Anh hãy thành thật từ đầu đến cuối nhé. Tôi sẽ dựa vào đó khi báo cáo với ngài sếp về kết quả thẩm tra.

- Tại sao chính tôi phải làm việc này, thưa ngài thượng tướng?- Ai-xơ-man hỏi.

Muyn-lơ cười to:

- Thế sự thành thật của anh đâu rồi, anh bạn của tôi? Lòng thành thật ở đâu? Hãy thành thật đi! Khuyên người khác thành thật thì bao giờ cũng dễ. Nhưng riêng với mình, thì ai cũng chỉ tìm cách đem sự thành thật ra để che giấu sự giả dối của mình, để biện bạch cho bản thân, cho các hành động của mình. Tôi nói thế không đúng hay sao?

- Tôi sẵn sàng viết báo cáo.

- Báo cáo thế nào?

- Tôi sẽ viết trong báo cáo rằng tôi quen biết Sơ-tiếc-lít đã nhiều năm và tôi có thể bảo đảm hoàn toàn cho anh ấy.

Muyn-lơ im lặng, cựa quậy trên ghế, rồi đưa cho Ai-xơ-man một tờ giấy.

- Anh viết đi, - Muyn-lơ nói. - Viết đi.

Ai-xơ-man rút bút, suy nghĩ khá lâu câu mở đầu rồi đặt bút viết mấy câu dưới đây bằng nét chữ rất đẹp của mình:

“Kính gửi ngài thượng tướng Cục trưởng Muyn-lơ. Tôi coi đại tá SS phôn Sơ-tiếc-lít là một người Đức chân chính, trung thành với các lý tưởng của Quốc trưởng và của đảng Quốc xã. Tôi đề nghị cho phép tôi không phải thẩm tra các việc làm của anh ấy.

Trung tá SS Ai-xơ-man”.

Muyn-lơ thấm tờ giấy cho khô mực, đọc đi đọc lại hai lần rồi nói:

- Thôi được... Anh cừ lắm... Tôi luôn luôn tôn trọng và hoàn toàn tin cậy anh. Bây giờ tôi lại có dịp tin một lần nữa vào thái độ đúng đắn của anh, Ai-xơ-man ạ.

- Xin cảm ơn ngài thượng tướng.

- Tôi chẳng làm gì mà anh phải cảm ơn. Tôi cảm ơn anh thì có. Thôi được. Anh cầm lấy ba cặp giấy này. Căn cứ vào đó, anh hãy viết lời nhận xét thật tốt về hoạt động của Sơ-tiếc-lít. Tôi khỏi phải dạy anh: hãy nói đến nghệ thuật của một người tình báo, sự tinh tường của một viên thẩm tra và lòng dũng cảm của một đảng viên quốc xã chân chính. Anh cần bao nhiêu lâu để làm việc đó?

Ai-xơ-man giở cặp hồ sơ và đáp:

- Để mọi thứ được trình bày thật đẹp và được xác nhận tỉ mỉ bằng văn bản, tôi xin ngài cho tôi một tuần lễ.

- Năm ngày thừa sức xong.

- Cũng được ạ.

- Và anh hãy cố gắng viết thật hay về công việc mà Sơ-tiếc- lít tiến hành với lão giám mục này, - Muyn-lơ lấy ngón tay chỉ vào một cặp giấy, - Can-ten-bơ-ru-ne cho rằng hiện nay có kẻ muốn thông qua các cố đạo để liên hệ với phương Tây: Va-ti-căng và vân vân…

- Rõ.

- Thôi, chức anh may mắn. Và đi ngủ đi. Bảy giở liền thì tôi không cho được đâu. Năm giờ thôi. Ngon giấc nhé.

Khi Ai-xơ-man đã bước ra, Muyn-lơ cất tờ giấy Ai-xơ-man vừa viết vào một cặp giấy riêng và ngồi suy nghĩ rất lung. Sau đó, y gọi một cộng sự khác của mình là trung tá Khôn-tốp vào.

- Anh nghe đây, - y nói, thậm chí cũng không mời tên kia ngồi, vì Khôn-tốp thuộc loại sĩ quan trẻ. - Tôi muốn giao cho anh một việc tối mật và cực kỳ quan trọng…

- Xin tuân lệnh ngài thượng tướng.

“Thằng này vào loại ngựa non háu đá đây, - Muyn-lơ nghĩ. - Đang say trò đấu đá. Nó sẽ không từ một việc gì. Hay lắm… Thế là ta có cái để mặc cả với Sê-len-béc rồi…”

- Thế này nhé, - Muyn-lơ nói tiếp. - Anh cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này: đây là những việc mà đại tá Sơ-tiếc-lít làm trong năm vừa qua. Vụ này liên quan đến loại vũ khí trừng phạt... Tức là vũ khí nguyên tử… đến nhà vật lý học Run-gơ... Nhìn chung, vụ này bê bối lắm, nhưng anh hãy cố khai thác nó... Nếu có điểm nào không rõ, cứ đến gặp tôi nhé.

Khôn-tốp do dự và hơi có phần lo ngại, nhưng cố giấu ý nghĩ đó của mình. Lúc hắn bước ra đến cửa phòng, Muyn-lơ còn gọi lại nói thêm:

- Anh hãy xem lại hồ sơ về những ngày đầu của Sơ-tiếc-lít, hồi ở mặt trận, và xem hai con đường của Sơ-tiếc-lít và Ai-xơ- man có cắt nhau không.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 03:50:46 pm »

Cả bọn ghét-xta-pô, cả bọn quân báo áp-ve lẫn cơ quan phản gián của Vi-si đều biết rằng, vào những ngày nóng bỏng của mùa hè năm 1942, sẽ có một người Mỹ đầy bí ẩn nào đấy đi qua nước Pháp. Cơ quan phản gián của nước Pháp, bọn ghét-xta-pô và Cục tình báo của đô đốc Ca-na-ri-xơ liền tìm cách săn đuổi con người đó.

Tại các nhà ga và trong những ngôi nhà kính của các sân bay, bọn điệp viên, mật vụ túc trực, nhìn chằm chằm vào tất cả những ai có nét gì đó giống một người Mỹ.

Bọn chúng không tóm được người đó. Hắn biến mất trong các khách sạn, rồi đột nhiên xuất hiện trong các chuyến máy bay. Thông minh, khôn ngoan, bình tĩnh và táo bạo, hắn đã đánh lừa cơ quan an ninh Đức, cơ quan phản gián của Vi-si và kỳ lạ thay, đã đặt chân an toàn lên đất Thụy Sĩ trung lập vào cuối năm 1942.

Người hắn cao lớn, cặp mắt hắn ẩn sau hai mắt kính lấp lánh của chiếc kính kẹp mũi, nhìn thế gian ra vẻ độ lượng, hiền lành, nhưng đồng thời rất nghiêm nghị. Lúc nào người ấy cũng ngậm chiếc tẩu thuốc Anh, hắn ít nói, hay mỉm cười, có khả năng chinh phục người tiếp chuyện bằng thái độ chăm chú lắng nghe, bằng những câu pha trò sắc sảo và, nếu như hắn không đúng, hắn lập tức nhận cái sai về mình một cách công khai.

Chắc rằng, nếu tổ chức của Him-le, Ca-na-ri-xơ và Pê-tanh biết rõ kẻ đó là ai, hẳn là họ sẽ cố gắng gấp hàng chục lần để tóm cổ hắn về tay mình ở ngay trên đất Pháp, nơi vào cuối năm 1942, quân đội Đức đã xâm chiếm và chấm dứt sự tồn tại của nước Pháp “có chủ quyền” với thủ đô ở Vi-si. Kẻ đó là A-len Đa-lét nhân viên cục tình báo chiến lược, được tướng Đô-nô-van phái đến Béc-nơ.

Chẳng bao lâu sau, ở Thụy Sĩ người ta đã coi hắn như đặc phái viên của tổng thống Ru-dơ-ven.

Đa-lét cho đăng lời phủ nhận trên mặt báo. Nội dung lời phủ nhận rất lạ lùng và bí ẩn. Hắn hiểu rằng, sự đồn đại và lời phủ nhận ấy trong trường hợp này là một thứ quảng cáo hai mặt có lợi cho hắn. Và hắn đã không lầm: ngay từ mấy tháng đầu tiên ở Béc-nơ, từ khắp nơi, đủ mọi hạng người từ các nước khác nhau đã đổ xô đến gặp hắn - các chủ nhà băng, các vận động viên, các nhà ngoại giao, các nhà ngữ văn, các hoàng thân, các diễn viên, tức là tất cả những nhân vật mà, qua đó, các cơ quan tình báo trên thế giới tuyển mộ những điệp viên, thường là có khả năng nhất, cho mình.

Trước khi triển khai chi nhánh tình báo chiến lược của mình ở Thụy Sĩ, Đa-lét đã nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng những tài liệu nói về các cộng sự viên của hắn.

Một nhân, viên Cục điều tra trung ương Mỹ chuyên lo việc kiểm tra và hệ thống hóa hồ sơ tố giác các cộng sự viên của Đa-lét báo cáo với hẳn:

- Ở đây, trong chiếc cặp màu xanh này, ghi tên tất cả những ai có bà con họ hàng và bạn bè thân thiết tại các nước thuộc khối trục và các nước trung lập. Còn trong chiếc cặp này ghi những người đẻ ở Đức, ở châu Âu và những ai có bố mẹ là người Đức. Còn trong chiếc cặp kia ghi tên họ những người có quan hệ thư từ với các cộng sự viên của ngài... Còn đây là…

Đa-lét ngắt lời gã kia:

- Tất cả những cái đó có liên quan gì tới công việc đâu?

- Xin lỗi ngài...

- Tôi quan tâm đến những điểm sau đây: trong số các cộng sự viên của tôi, có ai là nhân vật tích cực của Viện Đức - Mỹ hay không? Nhân vật ấy có phải là đảng viên cộng sản hay không? Có phải là người, dù nam hay nữ, có tình dục đồng giới hay không? Hoàn cảnh gia đình của hắn ra sao? Vợ chồng sống với nhau có hòa hợp không, hay là vợ hắn bị bệnh tâm thần khiến người chồng vì thế mà say mê rượu chè và muốn đập phá gia đình tan nát cho xong? Còn về phần những người bà con họ hàng ở Đức hay Ý, thì trong số những người có họ xa với tôi, có một người sang làm ăn bên Đức từ thế kỷ trước kia đấy.

Tiếc thay, trong các tài liệu tra cứu “Who is who” chỉ nói rất ít về quá khứ của người Mỹ mang tên A-len Đa-lét này. Tiểu sử của hắn đáng để các cơ quan phản gián Đức biết rõ từ trước. Nhưng phải khá lâu sau chúng mới nắm được.

Khi cơ quan của Him-le gài được điệp viên của mình vào nhà Đa-lét (cô nấu bếp đáng yêu và chăm chỉ làm việc trong nhà Đa-lét là nhân viên Vụ Sáu thuộc cơ quan an ninh quốc xã), thì cả Sê-len-béc, cả Him-le lẫn Muyn-lơ bên ghét-xta-pô, và ít lâu sau là Can-ten-bơ-ru-ne, đều qua điệp viên của mình mà biết được nhiều điểm quan trọng và hấp dẫn từ những chi tiết tưởng chừng rất vụn vặt.

Chẳng hạn, điệp viên ấy báo về rằng, cuốn sách gối đầu giường, và rõ ràng là cuốn sách yêu thích nhất của A-len Đa-lét, là cuốn “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử, một người Trung Quốc. Trong tác phẩm ấy, nhà lý luận Trung Quốc trình bày các nguyên tắc hoạt động gián điệp từng tồn tại ở Trung Quốc từ năm 400 trước công nguyên.

Đặc biệt A-len Đa-lét thường hay giở ra xem chương sách trong đó tác giả người Trung Quốc xác định những điệp viên nào có giá trị nhất trong hoạt động tình báo.

Tôn Tử chia các điệp viên ra làm năm loại: điệp viên địa phương, điệp viên nội địa, điệp viên kép, điệp viên bất hồi và điệp viên sống.
Đa-lét ghi những loại ấy ra từng tờ giấy nhỏ, và những tờ giấy này cũng rơi vào tay Sê-len-béc. Theo lời hắn viết, thì điệp viên địa phương và điệp viên nội địa tương ứng với loại điệp viên tại chỗ theo cách gọi của chúng ta bây giờ.

Điệp viên kép là điệp viên của kẻ địch bị ta bắt làm tù binh, rồi được ta tuyển mộ và phái ngược trở lại hàng ngũ địch, nhưng với tư cách là điệp viên của nước đã bắt được hắn.

A-len Đa-lét dùng chì đỏ gạch dưới thuật ngữ “điệp viên bất hồi”. Hắn rất thích lối diễn đạt tinh tế ấy của người Trung Quốc. “Điệp viên bất hồi” là từ mà Tôn Tử dùng để gọi những điệp viên đem các tin tức giả, trái ngược, tới cho kẻ thù. Tôn Tử gọi họ là “điệp viên bất hồi”, bởi vì hoàn toàn rõ ràng rằng, khi kẻ thù phát hiện ra đó là thông tin giả, nhất định chúng sẽ giết chết họ.

Theo cách nói của Tôn Từ, - và điều này được Đa-lét nhấn mạnh trong ghi chép của hắn, - thì điệp viên sống là loại điệp viên được cử đi hoạt động bí mật ở nước đối phương và sau đó trở về tổ quốc an toàn.

Tôn Tử khẳng định rằng người tình báo thực thụ phải đồng thời có cả năm loại điệp viên kể trên. Tác giả viết rằng người trùm tình báo nào có cả năm loại điệp viên ấy sẽ làm chủ một mạng lưới kiểu như “thiên la địa võng” hoặc một thứ lưới bắt cá đan bằng trăm nghìn sợi dây bền chắc nhưng vô hình.

Tôn Tử viết khá dài, và Đa-lét đã trích dẫn nhiều đoạn ra những tờ giấy riêng, như đoạn nói về hoạt động phản gián, về thông tin giả, về chiến tranh tâm lý, về chiến thuật an toàn đối với các điệp viên.

Hoạt động tình báo theo kiểu Tôn Tử là lời thách thức hoạt động tình báo của thời cổ Hy Lạp và La Mã. Ở đấy, người cổ chủ yếu nhờ cậy vào những chỉ dẫn của quỷ thần. Còn Tôn Tử thì cho rằng hoạt động tình báo không thể dựa vào quỷ thần hay thượng đế được. Trong hoạt động tình báo chỉ cần dựa vào con người - vào kẻ thù và bạn bè - mà thôi.

Ả điệp viên của ghét-xta-pô đã chụp ảnh được quyển Kinh thánh với vô số lời nhận xét của tên tình báo viên người Mỹ ở bên lề các trang sách. Trong quyển đó, Đa-lét có gạch dưới đoạn kể I-i-xút Na-vin cử hai người tới thành phố I-ê-ri-khôn để bí mật xem xét tình hình mọi mặt. Và hai người ấy đã tìm tới nhà một người phụ nữ lầm lạc tên là Ra-áp. Theo lời Đa-lét nói với bạn bè, thì hắn coi đây là ví dụ đầu tiên được ghi vào sử biên niên về cái mà các điệp viên chuyên nghiệp hiện nay gọi là nơi ẩn nấp. Ra-áp đã giấu hai điệp viên trong nhà ả, và sau đó dẫn chúng ra khỏi thành phố. Khi quân I-xra-en chiếm được I-ê-ri-khôn, chúng đã chém giết hết thẩy mọi người, chỉ chừa lại một mình ả Ra-áp và gia đình ả. Cái truyền thống khen thưởng những người đã giúp đỡ hoạt động tình báo bắt đầu chính là từ thời kỳ ấy.

Theo báo cáo của điệp viên từ nhà Đa-lét gửi về Trung tâm tình báo quốc xã, thì một trong những cuốn sách mà A-len Đa- lét thích là cuốn “Rô-bin-xơn Cơ-ru-dô” của Đa-ni-en Đê-phô. Hắn cũng rất hay giở xem quyển “Mô-li Phơ-len-đéc” và “Ghi chép về năm dịch hạch”. Những cuốn sách ấy là của Đa-ni-en Đê-phô, một trong những tình báo viên xuất sắc nhất. Đa-ni-en Đê-phô chẳng những đã có sáng kiến tự lập ra mạng lưới tình báo rộng lớn, mà còn là viên chỉ huy đầu tiên của ngành tình báo nước Anh. Nhiều năm sau khi ông ta chết, thế giới mới biết điều này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM