Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:00:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cờ thiêng đất Thánh  (Đọc 63693 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #160 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:09:14 pm »

Dị Hành Giả gật đầu ra chiều hiểu biết. Trước mặt là kho khí giới, với hàng rào đã vẫn còn tốt. Bọn phản loạn chạy vào trong đó như chuột cùng đường, Sơn Tuệ hỏi :

- Vào chứ?

- Còn phải hỏi. Dị Hành Giả bảo với đám đao phủ. Giết sạch bọn chúng.

Bọn đao phủ gào rú, đao tuốt trên, trong đầu nghĩ đến công việc hào hứng chúng vẫn làm hàng ngày. Trăng đúng độ sáng nhất, hai gã đội trưởng đi trước, lũ quân lục tục theo sau. Bên trong kho vũ khí chỉ còn cái nền với những đống đổ nát. Tuyệt nhiên không thấy bóng người nào.

- Chúng nấp sau các bụi cây.

Dị Hành Giả phăm phăm đi tới. Lỗ Sơn Nam theo sau hỗ trợ còn bọn đao phủ tìm kiếm xung quanh. Mấy khắc trôi qua. Đám phản loạn biến mất không để lại dấu tích. Bỗng nhiên, Dị Hành Giả hét lên thê thảm. Cùng lúc là những tiếng kêu khác.

Lửa cháy thành Đại La. Xưởng giấy ở mặt đông, kho thóc ở mặt tây, lửa bốc phừng phừng. Lưu Hạnh hoảng hồn vội điều quân đến cứu hỏa. Đang cơn bối rối thì Lê Khắc Chinh xồng xộc đến doanh trại:

- Quân canh cổng thành có tin về không?

- Thưa chưa thấy gì.

- Nguy rồi.

Lưu Hạnh sợ hãi hô quân. Lê Khắc Chinh liên tục ra roi ngựa nhưng không chạy được nhanh vì dòng người
hoảng loạn cản đường. Chật vật xéo lên một số thì bị số khác đẩy ngược lại, họ Lê nổi cơn điên vung đao chém tứ tung. Người dân hoảng sợ chạy dạt cả ra, mở cho gã nguyên soái Hán con đường đến cổng thành. Nhanh thì kịp, họ Lê lẩm bẩm. H ôm nay sợ là ngày mạt của hắn vì giữa lúc nước sôi lửa bỏng bỗng đâu hắn lại ngủ thiếp trong khi chờ đám đồ tể về báo công. Mắt Lê Khắc Chinh đã nhìn thấy tường thành, cánh cổng vẫn đóng. Hắn thở hắt ra.

- Muộn rồi, Lê Khắc Chinh. Giọng nói âm u vang trong đêm.

Một kỵ sĩ ngáng đường với thanh kiếm sáng lạnh vút đến. Lê Khắc Chinh kịp dùng khiên đỡ, rồi mồm hắn cứ
há hốc khi thấy cánh cổng thành chậm chạp dịch chuyển, lửa cháy trong điếm canh trên mặt thành. Tiếng reo hò dậy đất. Đám quân Hán xúm xít ngăn cản nhưng cánh cổng nhích dần, nhích dần rồi mở toang. ánh đuốc sáng bừng lên, len lỏi đến từng góc khuất tối tăm của Đại La. Đoàn quân chính nghĩa ùa vào.   

- Lê Khắc Chinh. Giải quyết mối thù giữa chúng ta xong đã. Đảm bảo ngươi sẽ chết trước khi phải nhìn thấy cái thành này sụp đổ.

Lê Khắc Chinh nghiến răng trèo trẹo, huơ thanh bán nguyệt đao.

..................

Sự náo loạn ngoài cổng thành chưa vào đến khu Phù Vân. Lãnh Phong gọi cửa nhà Dương quân sư. Bác
gác cổng kiên quyết không cho vào, bảo quân sư đã đi nghỉ, có gì mai hẵng đến. May sao, Tần quản gia thấy động đi ra vội dẫn Lãnh Phong lên thư phòng. Dương quân sư đang đọc sách, hết sức kinh ngạc khi gặp Lãnh Phong :

- Quân Việt sắp tràn vào thành. Xin Dương gia rời đi trước khi quá muộn.

Dương Phong hiểu ngay vấn đề.

- Đợi một lát, tôi chuẩn bị xong ngay.

Lãnh Phong ngồi chờ trong khi tiếng động bắt đầu tràn đến khu Phù Vân. Từng khắc trôi qua làm anh sốt
ruột. Ông ấy làm gì lâu thế không biết? Lãnh Phong vừa tự hỏi mình thì Dương Phòng trở lại thư phòng, trên vai khoác tay nải.

- Đi thôi.

- Một mình ngài thôi sao? L ãnh Phong ngạc nhiên hỏi.

- Bọn họ vô can. Riêng bác Tần sẽ theo sau khi có thể.

- Cũng tốt. L ãnh Phong nói.

Hai người rời khỏi nhà họ Dương, rẽ trái và rẽ trái. Lãnh Phong thắc mắc :

- Tại sao ngài muốn theo đường này?

- Chúng ta nên sang thăm Tiết độ phủ trước đã.

Lãnh Phong tỏ vẻ không thích nhưng vẫn đi theo. Tiết độ phủ lúc này đã bắt đầu nhốn nháo vì tin quân
Việt vào thành. Những người Việt sợ liên luỵ đều nhanh chân bỏ trốn, những người Hán cũng không trung thành hơn là mấy. Dù sao tự cứu mình cũng là việc đúng đắn nên làm. Có điều, ngoài những kẻ bỏ đi, vài kẻ khác lại định bắt Tiết độ sứ lấy thưởng. May còn mấy người quân hầu tử tế nên khi Dương Phong sang, Tiết độ sứ vẫn yên lành. Dương Phong thuyết phục Tiết độ sứ nhanh chóng gói ghém đồ tế nhuyễn, lập tức rời thành vì chẳng bao lâu, quân Nghĩa Đoàn sẽ tới. Tiết độ sứ biết đấy là cách tốt nhất đành ngậm ngùi nhìn lẫn cuối cái dinh cư mà ngài dầy công gây dựng lên, bắt đầu bị sứt mẻ bởi lũ người nhà phản trắc rồi cùng hai thầy trò Dương Phong rảo bước. Họ vừa đi xong thì Lê Lãm dẫn quân xông vào phủ. Tức tối bởi mất công đầu, ông ta ra lệnh cho binh sĩ toả đi lục soát và đích thân lập tức đến ngay chỗ thành sạt ở phía bắc thành. Ba người vội vã men theo con đường hẻm đầy bóng tối. Dương Phong lo lắng hỏi:

- Chúng ta liệu có thoát nổi không khi họ chặn hết các lối?

- Ngài cứ yên tâm, tôi còn một lối ra bí mật nữa.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #161 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:09:50 pm »

Lãnh Phong dẫn Dương Phong và Tiết độ sứ đi vòng vèo, chui vào mấy cái ngõ mà nhìn trước mặt không nghĩ là ngõ. Quanh co đến ngạc nhiên, ta sống đã tám năm mà chưa bao giờ biết trong thành có những con đường bí mật dường này. Hèn chi quân Việt vẫn hoạt động ráo riết, chẳng tài nào dẹp nổi. Tiết độ sứ nghĩ thầm, cảm phục người bạn biết nhìn xa trông rộng. Rốt cuộc họ cũng tới bờ của một con kênh nhỏ. Con kênh vắt mình về phía tây bắc, giữa cánh đồng hoang mọc đầy cỏ dại.

- Ngược con kênh là ra bãi bồi của Nhị Hà, L ãnh Phong lôi từ trong bụi ra một con thuyền gỗ. Tôi đặt nó ở đâu từ mấy năm trước đề phong hữu sự. Thân thuyền làm bằng gỗ tẩm nên mới mọt đôi chút, vẫn dùng tốt chán.

Anh ta rút con dao, hùng hổ bước về phía Tiết độ sứ.

- Người định làm gì? Tiết độ sứ hoảng hốt, hỏi.

- Chặt tre.

Lãnh Phong lạnh lùng đáp, nhắm bụi tre to kiếm một gióng thẳng. Con dao găm sắc dị thường, thoáng đã
chuốt xong được cây sào dài. Lãnh Phong đưa nó cho Dương Phong, nói :

- Dương Gia dùng cái sào này thay cho đôi mái chèo trước khi ra sông. Bên bờ bắc con sông Nhị có làng Phù Ninh, hai vị hãy đến nhà ông Cỏ bên rìa làng lấy ngựa và lương thực. Ngã ba Bạch Hạc đang có đánh nhau to nên liệu đường mà tránh. Theo tôi tốt nhất đừng đi đường Phong Khê, mà đi Vọng Hải ngược lên phía tây phủ Phú Bình, rồi tìm đường về Hán.   

- Anh không đi cùng chúng tôi sao? Dương Phong hỏi.

- Không. Chúc thượng lộ bình an.

Dương Phong không nói thêm gì nữa. Chờ Tiết độ sứ xuống thuyền, ông khéo léo chống sào, đẩy con
thuyền băng theo dòng nước.

..................

Nếu như đêm rằm tháng hai, Việt Nghĩa Đoàn bất ngờ công kích thành Đại La và thu được thắng lợi hoàn toàn thì Tử Xa Đoàn cũng thình lình tấn công vào trại của quân Việt ở Thừa Hoá. Những chiếc Tử Xa cùng vó ngựa hung tàn dương oai diễu võ. Máu của những chiến binh ái quốc chảy đỏ đường chỉ đủ cầm cự tới canh năm. Nghĩa quân tháo lui năm mươi dặm. Kiều Công Tiễn biết thế đã kiệt, muốn tránh đường cho giặc Hán tiến về xuôi. Nhưng Võ Thiên Nam khăng khăng không chấp thuận. Ông đã cùng Dương Nguyên Soái đặt mốc năm ngày. Nay đã đến ngày cuối cùng, lẽ nào bỏ cuộc. Một cuộc tranh cãi ngắn nổ ra. Kiều Công Tiễn không muốn hy sinh tất cả chỉ để duy trì thế trận trong một ngày nên bỏ mặc cho Võ Thiên Nam mang tính mạng của lính Nghĩa Đoàn ra đánh cuộc. Quân Hán đã đánh đến gần, quân Nghĩa Đoàn đã hô quyết tử và quân Phong Châu được lệnh rút. Một kết cục tàn khốc hiển hiện nếu tin chiến thắng và lệnh rút lui không theo lưng người thám báo, hộc tốc phi ngựa đến doanh trại. Những chiếc Tử Xa đổ ầm ầm xuống trại quân Việt nhưng đó chỉ còn là cái xác không. Người lính cuối cùng đã kịp thời rút vào rừng sâu. Quân Hán tiến tiếp bảy mươi dặm thì hạ trại. Phó soái Trần Bảo hỏi :

- Ta đang thừa thắng, tại sao tướng quân cho ngưng binh, lại dựng trại kiên cố như thế?

- Đang đánh nhau to, tự dưng một phía rút lui toàn diện, không lưu lại bất cứ kháng cự nào trên đường đi, phận làm tướng bắt buộc phải đoán ra chúng muốn bảo toàn lực lượng, nhằm đánh tập hậu. Đằng trước lỏng tất đằng sau chặt. Ta dám đánh cuộc bằng ngôi Nguyên soái là thành Đại La đã thất thủ, Lý Tiến và Lê Khắc Chinh sống hay chết còn chưa biết nhưng rõ ràng kế hoạch cứu viện thần tốc thành vô tác dụng. Đánh nhanh không xong, tất yếu phải chuyển sang đánh chắc. Xét về thực lực, chúng ta vẫn thừa khả năng chiến thắng dẫu lưỡng đầu thọ địch. Bởi vậy, nhìn thế Bình Sơn hiểm trở, lại thêm Trung Thủy (sông Giữa) thuận lộ tiến công, ta quyết định lập căn cứ trước, sau mới tính kế phá giặc.

- Mắt tôi sáng thêm mấy phần. Đa tạ Nguyên soái đã chỉ giáo.

- Được rồi. Sau có khúc mắc ông cứ hỏi, ta sẵn sàng giải thích. Bây giờ hãy điều chúng lập trại hai lớp.
Xếp Tử Xa nơi hậu trại. Quân chia thành năm cánh, một phòng vệ, bốn tấn công.

Do người đông thế mạnh, quân Hán chỉ mất có một buổi để dựng lên hệ thống doanh trại đồ sộ dưới chân Bình Sơn. Cái nhân trại được làm kiểu nhà ở, gồm nhiều căn, đúng theo cách của họ Hàn. Dặm trường chinh chiến, một trong những sở thích của ông ta là mang theo khung nhà bằng gỗ, dành cho cuộc chiến kéo dài với đầy đủ vật dụng. Tại đó không đặt quá nhiều binh lính, thường đủ dùng sai vặt và chỉ có một số tướng lĩnh thân tín mới được ở trong nhân trại. Vòng ngoài hay vỏ trại, sẽ là nơi tập trung sức mạnh của cánh quân phòng vệ, thường xuyên chia ca canh gác, tuần tiễu từ sáng tới khuya. Vỏ trại nhất thiết phải có tường rào, cổng đàng hoàng. Mỗi lần lập trại theo thói ngông kiểu này, họ Hàn thường ở lỳ trong nhân trại, điều phối hoạt động thông qua các sứ giả đưa tin, việc đánh đấm cũng dành cho các cánh quân tấn công, bản thân ông ta ít xuất hiện trừ khi cần kíp. Nghe thì có vẻ khác biệt cách cầm quân thông thường, nhưng đối với một chỉ huy có khả năng làm chủ tình thế rất cao, ngồi trong trướng định việc ngoài ngàn dặm như Hàn Bích Liễu, Tử Xa Đoàn đánh đâu được đấy khiến người đời phải đặt cho ông ta cái tên là Bách Thắng Tướng Quân. Trận đại thắng dưới chân núi Phàn Môn mới rồi minh chứng rõ rệt cho. Và không còn nghi ngờ gì về việc Hàn Bích Liễu đang muốn lặp lại chiến tích đó. Ông ta nhanh chóng cho người dò la tình hình.
Trong khi đó, trên đường từ Phong Khê đi Mê Linh nổ ra cuộc tranh cãi lớn
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:10:31 pm »

Tiết độ sứ, hoặc giờ đã thành cựu Tiết độ sứ, một mực đòi theo đi ngược dòng Trung Thuỷ:

- Dân tình đang xôn xao vì quần Hán sắp sửa đánh xuống. Tử Xa Đoàn đã vượt qua cửa ải Phong Châu, là cơ hội cho ta phục hồi thế lực. Tại sao ông cứ khăng khăng đòi đi đường Vọng Hải về bắc. Ông chưa biết phần thưởng của Hán Vương dành cho kẻ thất trận sao?

- Ông ta làm được gì nếu ngài bị tử trận trên đất Việt!

- Ông muốn ta bỏ trốn! Tiết độ sứ ngán ngẩm. Không được đâu ông bạn già.

- Tại sao không? D ương Phong nhướn mày. Nếu ngài không đến chỗ quân Hán, ai chả tin ngài đã chết trong đám loạn quân. Nếu ngài chết, công tử và tiểu thư ắt sẽ rất đau lòng, nhưng bù lại, họ sẽ không bị vạ lây vì thất bại của phụ thân. Hơn nữa, hoạn lộ của công tử sẽ được đà thăng tiến bởi đến tính mị dân của Hán Vương. Với cánh lái buôn chúng tôi, nó là cái giá hời đấy. Cuộc đời ai cũng có điểm dừng dù thành công hay thất bại đến đâu. Bản thân ngài còn được mấy phần nhiệt huyết để tiếp tục đi vào con đường đầy bất trắc này. Biết nghỉ ngơi đúng lúc, chúng ta sẽ mua lấy một điền trang nhỏ ở một nơi thanh bình phía nam. Sống nốt cuộc sống này với sự thanh thản, bỏ ngoài tai chuyện thế sự, ung dung bên chén rượu cuộc cờ.

Tiết độ sứ giục ngựa đi trước. Ngài không muốn cân nhắc xem ai đúng ai sai nữa. Quả thật chân ngài đã mỏi. Có điều kế hoạch của Dương Phong xem ra quá xa vời. Họ tìm được chỗ nghỉ chân tại một xóm hẻo lánh. Người dân nơi đây hình như chẳng hề quan tâm đến chiến tranh và ngược lại, chiến tranh dường như cũng không động đến họ. Nhà mái tranh, vườn thưa và rộng, dậu rào xiêu vẹo và con người hoà ái, vô tư. Chắc lâu lắm, xóm mới có khách nên người dân rất niềm nở. Dương Phong nói họ là khách buôn lỡ độ đường. Bà con mừng rỡ, bảo ông kể chuyện bốn phương. Thế là trong suốt bữa ăn, rồi hết buổi tối, đáp lại tấm thịnh tình của bà con, Dương Phong vui vẻ kể lại cuộc đời phiêu bạt của mình, từ bắc chí nam, lên rừng xuống biển. Bà con giật mình thon thót khi nghe đoạn ông bị cướp tấn công, đánh rơi xuống núi, thở phào vì sau đó ông được người trong núi đưa về bản chữa trị và chăm sóc đến lúc vết thương lành hẳn.

- Nếu gặp người bị nạn, chúng ta cũng tận tình như thế. Một ông già đầu bạc phấn khích.

- Còn hơn thế ấy chứ. B à vợ trung tuổi của ông cũng có mặt, tham gia ý kiến. Ông không nhớ năm kia năm kìa, có một cậu trai bị thương rất nặng lết đến đầu làng mình à? Lúc ấy trông cậu ta người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm. Đâu cũng có vết chém bấy, thân thể chỗ mọng nước, chỗ khô đét. Chúng tôi đã cứu sống cậu ta đấy. Ông Thống kia, b à chỉ ông già có mái tóc đen nhánh, có bài thuốc tổ tiên để lại chữa vết thương rất công hiệu. Thế là người cùng ông ấy vào rừng hái lá thuốc, người đun nước rửa vết thương, băng bó. Còn chăm chút từng miếng cơm ngụm nước nữa. Có khác nào cải tử hoàn sinh đâu!

- Làm ơn mà không chờ trả ơn mới là người tốt. Ai lại khoe ra như bà. Ông chồng gắt.

- Cũng phải nói thêm là do cậu ta có chí sống mãnh liệt. Ông  Thống đế lời. Suốt mười ngày mê man bất tỉnh, cậu là liên tục lẩm bẩm các câu nói vô nghĩa. Trừ câu nói “ta phải sống để trả thù”.

- Cậu ta vì sao nên nỗi. Dương Phong hỏi. Và muốn trả thù ai?

- Chúng tôi không biết. Ông già đầu bạc nói. Trong mười ngày ấy cậu ta tưởng chết mấy lần. Sau khoẻ lại rất nhanh. Trong giấc mơ thỉnh thoảng cậu ta nghiến răng gọi tên Lê Khắc Chinh thề giết hắn trả thù cho cha. Nhưng khi tỉnh táo, cậu ta tuyệt nhiên không hé răng nói mình là ai hay bị thương trong hoàn cảnh nào. Cậu ta cảm tạ sau đó bỏ đi ngay khi thương thế vừa thuyên giảm. Chúng tôi đoán cậu ta là thành viên của nghĩa quân Phong Châu mới bị giặc đàn áp.

Dương Phong không hỏi gì thêm. Đêm đã khuya nên bà con lục tục kéo về cho hai vị khách nghỉ ngơi. Có người thắc mắc ông khách còn lại sao chẳng nói năng gì. Dương Phong bảo do ông ta đi đường mệt mỏi. Ông biết thừa Tiết độ sứ dù khá thông thạo tiếng Việt, song do mải suy nghĩ mà không màng đến xung quanh. Hai người đêm ngủ tại nhà ông trưởng xóm, qua canh hai chưa ai ngủ. Sáng hôm sau, họ quyến luyến chào tạm biệt. Dân xóm nhắc Dương Phong sau nếu có dịp phải quay lại thăm xóm. Hai người đi được mười mấy dặm, Tiết độ sứ chợt lên tiếng:

- Ta muốn ông nói thật, tại sao ông một mực không muốn cho ta đến chỗ Bách Thắng Tướng, vì ta hay vì ông?

Dương Phong ngước mắt nhìn lên. Bầu trời có đôi chút vẩn mây nơi dãy núi trước mặt, ông đáp lời Tiết độ sứ bằng giọng chân tình nhất :

- Thực ra nếu là Lưu Hán Vương hay thân tín, chúng ta còn sáu phần yên bụng. Nhưng đằng này là Hàn Bích Liễu…

- Hàn Bích Liễu thì sao? Ông ta là danh tướng của Nam Hán, đến cứu binh lý nào giết quan sở tại?

- Ngài nhắc trúng điều tôi lo sợ. Hàn Bích Liễu là một khai quốc công thần trong khi Tử Xa Đoàn gieo rắc nỗi khiếp sợ cho toàn Trung Nguyên. Tôi chẳng quá lời nếu nói bầu trời riêng của Nam Hán được chống nhờ cánh tay ông ta. Nhưng họ Hàn đã được gì nào? Không gì cả ngoài năm tháng lăn lộn chốn xa trường tên bay đạn lạc. Tôi biết ông ta đã hai lần xin về kinh nắm chức đại thần quân cơ nhưng cả hai lần Hán Vương sợ cái uy thế quá lớn của ông ta mà từ chối. Không những thế, Hán Vương còn đẩy họ Hàn đánh hết trận này đến trận khác. Lại cắt bớt quyền binh của ông ta bằng cách đưa Trần Bảo vào vị trí phó soái. Trên thực tế, Tử Xa Đoàn hùng mạnh bao nhiều lúc ngoài biên ải thì vô dụng bấy nhiêu khi về chốn kinh thành. Chính thế, Hàn Bích Liễu buộc lòng phải tự tìm một mảnh trời riêng. Vừa thắng trận ở Phàn Môn, quân sĩ mệt nhọc đã bị điều chinh nam, trái với phản ứng lâu nay, họ Hàn rất thoải mái nhận chỉ và mau mắn hành quân. Nếu không có ý định chiếm đất Việt làm của riêng thì vì lẽ gì!?

Nghe đến đây, Tiết độ sứ ghìm giật cương ngựa lại :

- Những tin tức quan trọng đó ông lấy ở đâu ra, và bằng cách nào?

- Tôi lấy từ chính nơi chúng sinh ra và bằng cách quen thuộc của mình.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #163 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:11:14 pm »

Tiết độ sứ lắc đầu, giong chua chát :

- Lâu nay ta vẫn có cảm giác ông chỉ huy ta chứ chẳng phải ngược lại, Dương Phong ạ?

Dương Phong cười :

- Lâu nay tôi vẫn tự nhận tôi là bạn của ngài và tôi làm mọi việc là vì tình bạn. Liệu có sai không nhỉ?

- Không sai nhưng tại sao ông không nói điều này với ta sớm hơn. Hay trong một góc suy nghĩ nào đó, ông vẫn muốn ta chết trong tay Hàn Bích Liễu!?

- Để tôi cùng chết với ngài ư! Tôi không muốn võ đoán gây sự hụt hẫng cho ngài. Tôi muốn ngài tự nguyện chấp thuận từ bỏ mơ ước tái lập quyền lực. Nêu không thể thì tôi mới phải nói thật trước khi chúng ta đi đến ngã ba Cọ Cử.

- Cái ngã ba đó ở đâu?

- Ngay trước mặt thưa ngài. Giờ chúng ta chuyển sang hướng tây là thoát khỏi mọi phiền nhiễu ngay thôi.

Sao ông bạn mình có thể tính đường đi nước bước tài tình đến thế?Tiết độ sứ nghĩ. Họ rẽ trái ở ngã ba Cọ Cử. Ngựa chạy năm dặm là đến địa phận huyện Vọng Hải. Lúc ấy, Tiết độ sứ thở phào, vui vẻ hỏi :

- Ông dự tính điều gì nhỉ? Có phải là một biệt trang nhỏ ở phương nam yên bình. Ta không còn là Tiết độ sứ, ông cũng chẳng phải là Dương quân sư. Chúng ta là đôi bạn già, ngày qua ngày vui thú điền viên. Lúc cầm lúc kỳ khi thi khi hoạ.

- Từ lâu tôi mong mỏi đến ngày có thể thi thố hết mình.

- Nói thế là ông bảo xưa đến nay ông toàn nhường ta ư?

- Rõ là như thế. Nếu không ngài làm sao thắng nổi tôi dù chỉ một ván.

- Ái chà.. Ông mắc cái tật nói trắng thành đen rồi. Ta cũng chờ để chứng tỏ cho ông thấy, thế của ta trội
hơn ông đến nhường nào.

- Được ta đánh cuộc nhé.

- Cuộc ngay. Ha.. ha..

- Ha ha. Tiết độ sứ vui vẻ quá. Cho tôi cười với được không? Hà.. hà..

Một tướng đầu đội mũ sắt, mặt áo bào đen, dẫn theo mười quân kỵ, đứng trước mặt hai người tự bao giờ.

- Ngươi là...

- Chào Tiết độ sứ. Tôi là tả tướng Trình Vĩ.

- Ngươi là gã thuộc tướng ở Lâm Vu của Hàn Bích Liễu.

- Tiết độ sứ minh mẫn thật. Hèn chi được Hàn nguyên soái ngưỡng mộ. Người sai tôi đến mời Tiết độ sứ về
doanh trại.

Tiết độ sứ cả sợ. Không ngờ Hàn Bích Liễu dò được tung tích của họ. Phải chăng hắn định làm cái điều mà Dương Phong mới nói? Tiết đội sứ nhìn sang ông bạn. Nhưng chính Dương Phong cũng đang bối rối. Ông chỉ đem tình huống xấu nhất ra để thuyết phục bạn. Ai biết được rằng Hàn Bích Liễu sai người tìm họ dù họ cố tình tránh mặt hắn. Muốn chạy không xong, đành trông chờ vào may rủi.

- Ta có việc phải về Trung Nguyên gấp, nói với Hàn nguyên soái thông cảm.

- Giặc sau lưng chưa trừ xong. Tiết độ sứ đi một mình là chui đầu vào miệng cọp. Thánh thượng có lời ủy
thác, nên Hàn Nguyên Soái sai tôi tìm bằng được Tiết độ sứ. May mắn thời gặp, xin mời ngài về nghỉ ngơi trong quân. Chờ đến khi dẹp yên giặc giã sẽ tuỳ ngài hành xử.

Trình Vĩ nói mấy lời hòa nhã bằng chất giọng chát chúa giống như người ta miệng mời khách ăn cơm nhưng mặt lại hằm hằm chực đập bát ném đũa. Biết chẳng đặng đừng, Tiết độ sứ đành nói :

- Ngươi dẫn đường đi.

Chỉ chờ có thế, hắn lập tức thúc ngựa. Ba gã quân kỵ bám gót còn bảy gã kia chờ hai người đi trước rồi mới theo sau. Đến chân núi Bình, Tiết độ sứ và Dương Phong rất đỗi ngạc nhiên một căn cứ kiên cố đứng lù lù với quân lính chạy đi chạy lại như kiến cỏ. Trình Vĩ nói vài câu với quân canh, cửa mở cho đoàn vào nhân trại. Tất cả xuống ngựa, một gã thiếu niên mắt xếch ra bảo nguyên soái còn đang nghỉ, cấm làm phiền. Tiết độ sứ và Dương Phong được an trí tại phòng ngoài rìa và có dăm bảy tên lính trông nom. Chờ chúng đi khỏi, hai người bàn kế thoát thân.

- Ông nghĩ xem có cách nào thoát khỏi nơi đây không?
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #164 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:11:45 pm »

- Ta lừa hai tên lính vào trong, giết đi. Sau đó đóng giả thành chúng. Thừa lúc sơ ý, ra cổng trại nói dối phải thực hiện lệnh của Hàn Bích Liễu. Mượn đà để chuồn.

- Ngộ nhỡ chúng phát hiện ra ta không có lệnh bài và quá tuổi làm quân canh thì sao?

- Thì trước sau chỉ một con đường liều chết đánh ra. Một đứa cản, giết một đứa. Hai đứa cản giết hai đứa.

- Với điều kiện chúng ta trẻ lại hai mươi tuổi. Ta học võ nghệ và ông chữa khỏi cơn bệnh triền miên. Vô phương thật rồi! Chúng ta đã rơi vào tay Hàn Bích Liễu, giết mổ tuỳ vào hắn.

- Ngài đừng nản chí như thế. Tuy năm tháng cướp đi của chúng ta sức mạnh nhưng đền đáp bằng sự khôn ngoan. Ta sẽ thoát nếu nói cho gã họ Hàn kia hiểu hắn sẽ mất nhiều thế nào nếu giết chúng ta.

Tiết độ sứ lắc đầu :

- Sự khôn ngoan đã bỏ ta đi rồi. Ban nãy nói là rẽ đường khác về Trung Nguyên, tìm một cuộc sống bình
lặng. Nhưng trong thâm tâm, ta vẫn hy vọng Hàn Bích Liễu sẽ cản đường, rồi giúp ta khôi phục lại chức vị. Ta vẫn còn rất ham muốn quyền lực, nên nếu phải chết vì nó cũng đáng. Chỉ ân hận là đã lôi ông vào thế
cùng này.. Ta nói thật lòng đấy.

- Tôi hiểu ngài. Dương Phong bất giác cười. Cũng như ngài, tôi đã nếm đủ những cay đắng ngọt bùi trong cuộc đời này rồi. Tôi sẽ không đi tìm chốn thanh bình nếu không có ngài. Nếu ngài chấp nhận việc lọt vào tay Hàn Bích Liễu là nhất sinh thập tử, tôi cũng sẵn sàng ở bên cạnh ngài mà chờ đợi hoạ phúc tương lân.
Tiết độ sứ rưng rưng dòng lệ trước tình cảm chân thành của bạn. Bây giờ, mặc cho Hàn Bích Liễu giở trò gì, ngài vẫn vui lòng chiều theo. Đến bữa trưa, quân canh bưng đồ ăn vào. Hai người chén sạch sành sanh. Họ đã ăn cùng nhau không biết bao nhiêu lần, bữa gặp gỡ, bữa chia tay, ngày tái ngộ, bữa chung vui, bữa uống rượu giải sầu.. Nhưng bữa hôm nay làm họ tâm đắc nhất vì họ vừa biết được tình bạn cần gì. Sau bữa ăn, Tiết độ sứ lăn ra ngủ như một đứa trẻ. Dương Phong suy ngẫm một lát rồi cũng leo lên giường.
Hai người đương ngon giấc thì bị gọi dậy. Gã Trình Vĩ bước vào, nói Nguyên Soái muốn gặp Tiết độ sứ với nụ cười mai mỉa trên môi. Tiết độ sứ nói :

- Ta đi một lát, ông cứ ngủ tiếp đi.

Dương Phong nhìn bạn đi, khẽ thở dài, sau đó lại ngủ. Ông ngủ mê mệt đến tận cuối ngày. Khi có người
bước vào, ông mới hơi tỉnh, lè nhè hỏi:

- Ngài quay lại đấy à?

Một tiếng cười rất khó chịu vang lên khiến Dương Phong mở hẳn mắt ra. Ông ngủ quá đẫy giấc, bọn lính đặt
mâm cơm trên bàn từ lúc nào. Kẻ vừa cười chính là Trình Vĩ, tay hắn cũng đang bưng một cái mâm.
Trên mâm là một đầu người tóc rối, máu nhem nhuốc.

Dương Phong nhìn trân trối. Trái tim ông quặn đau.

Đôi mắt của Tiết độ sứ đang nhìn ông chằm chằm.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #165 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:12:28 pm »

CHƯƠNG 30
ĐẤT THÁNH LƯU DANH

Dương Phong cứ chết người đi, nhìn bạn. Khuôn mặt thư thái trong bữa cơm cuối cùng bị vò nhầu, làn da nhăn nhúm còn đôi mắt không khép nổi. Một nỗi đau xé đến trong chớp nhoáng ném linh hồn vào cõi hư vô. Toàn thân Dương Phong run rẩy dữ dội. Trình Vĩ đã hình dung ra cảnh kẻ đối diện gào thét vì quá sợ hãi, quỳ xuống đất, ôm lấy chân hắn để cầu xin tha mạng. Với loại đớn hèn, duy có một nhát đao là gọn ghẽ nhất, hắn cười khinh bỉ.

Bỗng nụ cười của hắn biến mất, thay vào đó là cái nhìn hãi hùng khi Dương Phong ngẩng mặt lên. Toàn thân ông vẫn run, nhưng từ cổ lên đầu cứng đơ. Da mặt căng, đôi môi không cười không khóc, cặp mắt đỏ sực, phát ra sức nóng khủng khiếp như một con dao lửa. Cặp mắt ấy rọi vào mắt Trình Vĩ. Hắn phải gồng mình để không nhắm mắt lại. ánh mắt quét xuống mũi, má, cằm bỏng rãy. ánh mắt rọi vào yết hầu làm Trình Vĩ không tự chủ nổi, buông rơi cái khay, dùng cả hai tay bịt chặt lấy cổ họng, sợ nó đứt lìa.

Cái khay đồng rơi cái “xạch”, đầu của Tiết độ sứ lăn lông lốc.

Nghe tiếng la hoảng, lũ quân canh tuốt kiếm chạy vào, ngỡ ngàng khi tả tướng ôm cổ ú ớ kêu cứu. Rồi chính chúng cũng bở vía khi nhìn thấy Dương Phong.

- Giết nó. Trình Vĩ khó lắm mới bật ra được tiếng.

Hai gã quân canh cùng tiến đến. Ngần ngừ chưa dám vung kiếm chém.

- Giết nó ngay. Giọng Trình Vĩ đã mạch lạc hơn.

Dương Phong lúc này trông giống con thú dại chứ chẳng phải người. Chúng rối rít thụt lùi. Dương Phong rời
khỏi giường, không màng mấy kẻ đang lăm lăm tay kiếm. Ông cúi xuống nhặt đầu Tiết độ sứ, tiện nhặt luôn cái khay đồng. Sau đó ông đặt cái đầu lên khay trên bàn, cạnh bữa cơm tối, miệng thì thầm đôi câu có lẽ chỉ người chết mới nghe được. Xong đâu đấy, Dương Phong nói như ra lệnh với gã tả tướng :

- Cho ta gặp Hàn Bích Liễu!

Trình Vĩ không đáp, hô quân mang cái đầu đi. Dương Phong nhìn khay đựng cơm canh. Khẩu phẩn ăn bữa tối cắt một nửa so với bữa trưa, ông nói một mình :

- Tối nay là bữa cuối cùng, Lý huyên đệ ạ! Tôi đã định ngừng toan tính và lo lắng, cùng ông tìm chỗ yên bình sống nốt quãng đời còn lại. Nhưng trời vẫn phụ lòng người. Ông trời bắt tôi phải buôn thêm một chuyến nữa. Thôi mời nhé!

Lúc quay lại, Trình Vĩ thấy ghê sợ vì Dương Phong không để sót một thức gì.

- Hàn nguyên soái cho gọi. Cấm không được mang vũ khí.

Hắn nói rồi dẫn Dương Phong đến hổ trướng. Hổ trướng là căn nhà gỗ hai gian chếch về hướng đông. Một
là nơi Hàn nguyên soái nghỉ ngơi, thông với gian kia bằng cánh cửa nguyên tấm. Gian đó đặt một bức trướng lớn có hình đầu hổ cực to. Cặp mắt uy phong nổi từng vằn máu, đầu bung xung, bộ lông rối và hàm răng khủng khiếp với cặp nanh nhọn hoắt dài tựa lưỡi mác. Miệng hổ ngoác đỏ lòm, râu đâm tua tủa sang ngang. Cái trướng có từ mười năm nay, là bùa hộ mệnh của Hàn Bích Liễu nên hễ hạ trại là nó được dựng tại nơi trang trọng. Thực ra đồ đạc trong căn phòng không nhiều nhặn gì. Ngoài bức trướng chiếm chỉ có thêm cái giá treo họa đồ hành quân, ba cây nến chân đồng nặng trịch và cái ghế tướng quân, chạm mặt hổ phù. Chính là cái ghế Hàn Bích Liễu đang ngồi khi Dương Phong được đưa đến. Ông ta vểnh ngược bộ ria mép vốn đã rất vểnh, nhìn Dương quân sư bằng con mắt mục hạ vô nhân tự hỏi mình có nên phí thời giờ vào việc vô bổ này hay không. Dương Phong đã lấy lại vẻ mặt bình thản thường ngày, ngắm rất kỹ kẻ có danh xưng là Bách Thắng Tướng Quân. Giương mặt của ông ta được đóng ấn bằng bộ ria vểnh. Sâu hơn một chút là mắt hạt nhãn, gò má nổi, trán phẳng, đặc biệt là đôi tai hơi to và hơi nhọn. Ông ta cười có lẽ sẽ giống mặt con hổ trên trướng. Con hổ hông đeo kiếm, mình mặc bộ giáp bạc, đi đôi giày da báo.

Cất kín thảm cảnh vừa qua, Dương Phong lẳng lặng đứng ra chiều chờ đợi. Thái độ kỳ quặc khiến Hàn Bích Liễu phải lưu tâm. Hắn muốn cầu xin hay muốn liều mạng. Trình Vĩ đồng ý dẫn hắn đến kể cũng là chuyện lạ. Hắn còn chờ ta xuất ngôn trước mà rình sơ hở đây. Vì không đoán nổi ý nghĩ của Dương Phong, Hàn Bích Liễu bắt buộc phải quan sát. Khuôn mặt của người đối diện nói lên công việc ông ta đảm nhận. Khuôn mặt của kẻ khôn ngoan với đôi mắt sắc và kín, cái mũi thẳng gọn thách thức. Chòm râu phá cách khiến kẻ khác khó lường. Họ Hàn đã cười khẩy lúc nghe tin Lý Tiến chọn một người Việt làm quân sư nhưng nhìn tận mắt thấy Dương Phong giống người Hán hơn nhiều.

- Trình Vĩ! H àn Bích Liễu nghiêm khắc nói. Tại sao ngươi dẫn hắn đến đây khi chưa có lệnh của ta?
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #166 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:13:08 pm »

Trình Vĩ bối rối. Rõ ràng nếu nguyên soái không lệnh thì dẫu ăn gan hùm hắn cũng chẳng dám dẫn người đến. Song hắn đoán nguyên soái nói vậy chắc hẳn có ý :

- Bẩm. Tại hắn khăng khăng đòi gặp nguyên soái nên tôi mạn phép. Này ngươi có điều gì muốn thì nói, đừng làm mất thời giờ quý báu của người.

Dương Phong thủng thẳng :

- Tôi có chuyện rất quan trọng, muốn nói riêng với nguyên soái. Nên ông bảo chúng lui ra.

- Láo. Trình Vĩ nạt. Dám hỗn, thử xem trên cổ ngươi có mấy cái đầu.

Dương Phong chẳng thèm đáp. Ông bỏ mặc sự hiện diện của gã ưng trảo, mắt dán vào cái đầu hổ trên trướng.

- Người ra ngoài. H àn Bích Liễu nói với Trình Vĩ. Xong việc ta cho gọi.

Trình Vĩ ngơ ngác, vội thưa :

- Bẩm nguyên soái không nên! Hắn ta trí trá để có cơ hội trả thù cho tên Tiết độ sứ.

- Đi ra ngoài. H àn Bích Liễu gắt.

Trình Vĩ lùi nhanh ra cửa. Căn phòng chỉ còn lại hai người và ba cây nến. Dương Phong say mê ngắm cái
đầu hổ, như quên mục đích. Hàn Bích Liễu khoan khoái đôi chút vì có người tỏ ra thích cái đầu hổ, chợt nghe Dương Phong nói vu vơ “L âm sơn bách tuế. Duy ngã độc tôn” thì giật mình, cau mày hỏi :

- Ngươi có chuyện gì định nói với ta?

- Về việc ông hạ sát Tiết độ sứ. D ương Phong bắt nhời thẳng.

- Hừ. Ngươi muốn chết theo hắn sao? Trán họ Hàn nhăn tít lại.

- Có thể lắm. Sau khi tôi giết ông.

- Ha ha. To gan. Dám vuốt râu hùm. H àn Bích Liễu cười điên, tay muốn rút kiếm.

Dương Phong cười giọng mũi. Cái âm điệu khinh khỉnh ấy làm Hàn Bích Liễu chột dạ.

- Tôi đã hiểu vì sao ông chỉ loanh quanh chốn biên ải, giống loài hổ mọt đời chỉ thị uy với loại cáo cầy nhãi nhép trong chốn núi rừng hẻo lánh không ai ngó tới. Xuống đồng bằng thì đừng nói đến loài rồng râu dài vẩy sắc, ngay cả giống chó đói cũng nhờn mặt, không thèm sợ hãi. Ông cất cái thứ đó đi! Hẵng tạm cho rằng Lưu Hán Vương là tượng long đại diện cho quyền uy, còn ông, Bách Thắng Tướng Quân là tượng hổ, biểu trưng của sức mạnh. Song chẳng có nghĩa gì hết khi ông luôn ngồi dưới Hán Vương, một tay chống cả bầu trời nhà Hán nhưng quyền lợi chẳng bằng phần thừa của những kẻ mòn đít gặm kinh thư mà nói toàn điều ngu xuẩn, những kẻ rách gối vì quỳ lụy, hèn hạ nhưng lại hưởng chức cao lộc lớn. Ông không phục thì mặc xác ông bởi nếu trao thêm quyền hành cho ông, cái ngày ông hất đổ ngôi vương sẽ rất gần. Đừng đặt kiếm vào cổ tôi. Nếu muốn ông đã chém, một nhát như với Tiết độ sứ mà thôi. Ông phá mất viễn cảnh thanh bình của chúng tôi, do đó tôi thù và sẽ đẩy ông vào thế đối nghịch với Lưu Hán Vương.

- Ha ha... Ngươi đòi gặp ta để nói chuyện vớ vẩn này. Muốn ta phản bội lại triều đình ư? Chớ có hão huyền. Ta cho ngươi nói một câu cuối cùng trước khi chết!

- Được. Nghe này, nếu ông giết tôi, ông sẽ chết không có chỗ chôn.

- Nguyên do làm sao?

- Bởi kiểu gì ông cũng làm phản. Nước Việt địa thế hiểm trở, biển bạc rừng vàng, ai chả muốn vơ vét. Khi đánh tan đám loạn quân ô hợp, đời nào ông đem công sức của mình dâng cho Hán Vương trong khi bản thân chưa có lấy một tấc đất. Nhưng tôi nói trước, đó là hành động tự sát ngu dốt nhất.

- Ta không hiểu?

- Không kể 15 vạn của Tử Xa Đoàn, còn 5 vạn quân trực thuộc quyền chỉ huy của Phó soái Trần Bảo. Ông chắc khống chế được hắn chứ? Cho là nếu không, còn có thể dùng đến thanh kiếm, gộp hai nhóm thành 20 vạn quân. Thế có quá nhiều không nhỉ! Tôi biết Tử Xa Đoàn cốt tinh bất cốt đa, có điều những chiến công lừng lấy của ông vẫn dựa trên nên tảng quân địa phương. Nay Hán Vương viện cớ phòng nhà Đường xâm lấn nên chỉ cấp cho ông vừa đủ lực để phá, còn để giữ thì chờ đấy. Bên Nam Hán lúc này, muốn huy động quân trăm vạn không phải chuyện to tát. Hễ có biến là đánh ngay. Thật nực cười khi nghĩ đến chuyện ông cầm một nhúm quân mình chống người nước mình để giữ đất nước khác.

- Nếu không thì làm thế nào? D ương Phong đã đánh trúng mối lo ngại thầm kín trong lòng họ Hàn, ông ta không kìm nổi phải bật ra câu hỏi.

- Cất kiếm đi, kẻo nó làm rách cổ họng tôi.

Hàn Bích Liễu quắc mắt với lời yêu cầu ông ta cho là xấc xược. Có điều, khoé mép Dương Phong đang vẽ
lên biểu hiện không khoan nhượng nên  họ Hàn đành thu thanh kiếm về.

- Tôi tin chắc Hán Vương đã cài tai mắt trong đám thân tín của ông để đặng theo sát tình hình. Do đó ông cần toàn tâm chiếm được Đại La cái đã. Nhưng tôi nói trước, giặc xứ này không dễ một sớm một chiều mà khuất phục nổi đâu. Ông hãy dùng cớ này để xin lưu lại sau khi đã làm chủ tình hình. Tôi nghĩ Hán Vương sẽ thuận ý, chả thế mà ngay từ đầu đã phong ông làm Trấn Nam Nguyên Soái. Sau đó ông phải nhanh chóng chiêu binh mãi mã, mưu cầu nghiệp lớn.

- Nói như ngươi thì nói làm gì! Ta hỏi ngươi dùng cách nào có thể xây dựng được lực lượng đủ mạnh giữa lúc cả người Hán lẫn người Việt đều lấy ta làm cái đích tiêu diệt.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #167 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:13:53 pm »

Dương Phong thò tay vào trong áo. Hàn Bích Liễu rút phắt thanh kiếm. Dương Phong cười nhạo lôi ra một vật màu đen, to bằng quả trứng gà.

- Bằng ma lực của nó. D ương Phong đáp.

- Nó là cái gì, một loại đá hay ngọc chăng? H àn Bích Liễu hỏi.

Dương Phong nhìn Hàn Bích Liễu như thể nhìn một tên võ biên thô tục, chân bước tới bên ngọn nến, đưa vật đó vào gần ngọn lửa. Hàn Bích Liễu sững sờ. Hổ trướng đang ngập trong ánh sáng. Một thứ ánh sáng hoàn trộn đủ màu sắc, mát mắt và thư thái, được tạo nên bởi ánh sáng của lửa đi qua vật đen kỳ dị đó.

- Lạc Nhật Minh Châu! Ông ta thì thào đầy vẻ thèm muốn.

- ít ra ông cũng có mắt.

Dương Phong lạnh lùng cất viên Minh Châu vào người trong cái nhìn hau háu của họ Hàn. Kể ra thì khó có ai bình tĩnh nổi trước thứ báu vật liên thành ấy. Người ta bảo Lạc Nhật Minh Châu là tinh khí của trời đất. Nó hấp thu được mọi loại ánh sáng dù là yếu nhất để tạo ra một loại hào quang đặc biệt, mạnh hơn mặt trời nhưng dịu hơn mặt trăng. Người ta còn nói thứ hào quang đó chữa được bách bệnh, dù hơi khó tin vì Dương Phong đang ho sù sụ. Song điều chắc chắn là loại Minh Châu này sinh ra bất kể thế nào cũng mang hình thuôn tròn của trứng gà và giữ hình dạng này suốt hàng vạn năm. Lạc Nhật Minh Châu cứng nhất trần đời. Lạc Nhật Minh Châu quý nhất trần đời. Ai cũng từng nghe nhưng rất ít người từng nhìn thấy. Bởi nó hiếm nhất trần đời. Cả nước Trung Hoa rộng lớn, vào thời này chỉ có ba viên rõ ràng danh tính. Hai viên nằm ngay tại Tràng An. Một nằm im lìm trong bảo khố của Đường Trang Tông. Một là niềm tự hào đổi bằng sản nghiệp lớn của Phú Vương Lý Kinh Biện. Viên còn lại là bảo vật trấn giáo của Tử Giáo, giáo phái tàn độc nhất bấy giờ, có tổng đàn ở Triết Giang. Qua miêu tả của những kẻ hạnh vận thì ba viên đó lớn trứng hơn bồ câu một ít, tức là nhỏ hơn viên Minh Châu của Dương Phong.

Hàn Bích Liễu ngậm bớt lòng tham lại, nói nghi hoặc :

- Ta sẵn sàng giết ngàn người vì bảo vật đó. Nhưng không phải là Long ấn hay Lệnh Kiếm có thể hiệu triệu triệu thiên hạ thì cũng chỉ là đồ vô dụng mà thôi.

- Nhầm to. Lệnh Kiếm, Long ấn chỉ có tác dụng trên một vài phương diện nào đấy thôi. Ông có biết con người ta được sinh cùng lúc với lòng tham và sự hèn nhát hay không? Những thứ mà chỉ có Thánh nhân, Phật sống mới chế ngự nổi suốt đời suốt kiếp. Còn nói đến việc ham hố của cải, người trần mắt thịt như tôi và ông, không cứ là người Hán hay người Việt, hay tộc người nào khác đều không có sự phân biệt. Nếu ông nắm trong tay một kho tàng lớn gấp trăm gấp nghìn viên Lạc Nhật Minh Châu nhỏ bé này, ông sẽ là kẻ đần độn nếu không nắm được cả thiên hạ.

Nghe đến giá trị tài sản quá lớn như vậy, Hàn Bích Liễu không khỏi run lên. Dù sao ông ta vẫn nói rắn :

- Ngươi đang dụ dỗ con trẻ ư? Ngươi lấy đâu ra cái kho tàng ấy? Nếu có làm sao ngươi vẫn cam chịu mang thân nô bộc? Có được thiên hạ chăng, nếu vậy làm sao Đại La thất thủ, làm sao gã Tiết độ sứ ngu ngốc đó phải chết? Ta không tin dải đất toen hoẻn này lại giàu có đến thế?

ÁNh mắt Dương Phong đầy giễu cợt :

- Ông hy vọng gì vào cách khiêu khích ngây thơ này hả nguyên soái? Làm sao ông vẫn bách thắng nhỉ?
Hay là thánh nhân đãi kẻ khù khờ?

Mấy câu đốp làm Hàn Bích Liễu căm tối mặt. Dương Phong lạnh như không, chả thèm để ý đến chuyện nếu không có kho báu thì đầu ông đã rơi từ lâu rồi :

- Nước Việt tuy nhỏ nhưng là đất thánh. Địa linh nhân kiệt. Giàu có và trù phú, sung túc và ấm no. Bọn Hán các người cũng bởi ham hố kỳ quan dị vật, thế thần long ẩn mà hết đời này sang đời khác đem quân tàn phá, cướp bóc, gieo rắc tang thương…

- Ha ha. Ngươi nói như thể bậc ái quốc trung trinh. Ngay ta cũng cảm thấy ghê tởm hành động của ngươi. Ta sợ bọn người Việt nếu bắt được sẽ phân thây ngươi làm trăm mảnh.

- Nếu tôi là người Hán thì chính tay ông sẽ làm việc đó chứ? Có điều tôi không phải người Việt, cũng chẳng phải người Hán. Tôi là một con buôn lấy tiền tài là gốc gác, chỉ quan tâm đến lời hơn thiệt kém. Ngoài bản thân ra, được mất vui buồn của kẻ khác, tôi chẳng màng.

- Thế nói ngươi căm thù ta vì đã giết Lý Tiến cũng chỉ là giả dối sao?

- Đó là chuyện chẳng thể đánh đồng. Lý Tiến là kẻ tri âm. Chúng tôi rửa tay tìm cuộc sống mới không bon
chen không thù hận. Nhưng ông dám xuống tay với ông ta. Chính ông đã khơi dậy bản năng của tôi, bắt buộc tôi phải thực hiện thêm một chuyến hàng cuối cùng.

- Ngươi muốn thế nào?

- Tôi sẽ dùng kho báu làm vốn, hàng mua là ông và đội quân của ông. Mục tiêu sẽ là tính mạng của binh
lính, thường dân Hán, Việt. Càng nhiều máu xương đổ xuống thì lãi càng lớn. Nếu giết hết là tận cùng tài lộc. Nguyên soái thử xem có chấp thuận được không?

Dương Phong nói mấy câu như chơi mà khiến kẻ độc đoán như Hàn Bích Liễu cũng không khỏi ghê rợn. Hắn chưa từng gặp kẻ nào độc ác. Một con rắn độc thực sự, có dịp phải tiêu diệt ngay.

- Nãy giờ ngươi nói rất nhiều về kho báu nhưng ta tìm chưa thấy thứ gì đáng giá ngoài một viên Minh Châu. Liệu trong đó có một ngàn viên như thế không?
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #168 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:14:34 pm »

- Nhiều thế thì còn đâu giá trị. Chỉ có viên này và thêm một viên nữa nổi bật lên giữa rừng vàng bạc châu báu. Ông có biết ngày xưa đất Việt bị giặc Nam Chiếu phá hại suốt mười năm. Tướng giặc là Đoàn Tù Thiên đã tập trung được một lượng châu báu khổng lồ. Cao Biền đánh La Thành, giết được Đoàn Tù Thiên, cướp luôn được kho báu. Tất nhiên ông ta không đời nào dâng nó lên vua Đường, vốn dĩ đã rất giàu có bởi làm chủ cả Trung Nguyên. Nhưng giữ lại trong thành thì sớm muộn cũng bị phát hiện. Lấy cớ thăm dò sơn thủy, triệt long mạch nước Nam, ông ta đã tìm được chỗ lý tưởng, lập tức chuyển kho báu đến, chia làm đôi cất giữ tại hai nơi gần nhau. Sau đó phong ấn lại. Theo lẽ thường, những người tham gia việc chôn cất kho báu nếu không bị chôn theo cũng bị thủ tiêu. Cao Biền một mực trung thành với triều đình nên trong suốt đời của ông ta, kho báu chìm sâu và quên lãng. Chỉ đến trước lúc chết, Cao Biền chợt sợ phải mang theo bí mật đó xuống mồ nên  để lại một lời sấm ngôn dẫn đường.

- Một lời sấm ngôn? H àn Bích Liễu tò mò.

Dương Phong hắng giọng  ngâm

“Bài bất mộc. Thạch hồi đầu!

Phù sam thuỷ phủ. Hùng cử sơn khâu!”

- Bài không phải bằng gỗ, đá quay đầu về. Phủ nước mặc áo nhẹ, đầu núi hình con gấu. Dịch bốn câu, Hàn Bích Liễu giục. Ngươi đọc tiếp đi.

- Hết rồi. Lời sấm chỉ có bốn câu như thế.

- Bốn câu thôi sao? H àn Bích Liễu chưng hửng. Cứ cho đã biết kho báu giấu ở đầu núi có hình con gấu đi.
Nhưng ngọn núi đó nằm ở đâu trong hàng vạn ngọn núi lớn nhỏ. Câu “Thủy phủ phù sam” còn có thể hiểu chứ hai câu trước “B ài bất mộc. Thạch hồi đầu” là nói về cái gì?

- Lúc tôi nghe được lời sấm, tôi đã nghĩ Cao Biền dùng bốn câu sấm để dẫn đường kẻ hữu duyên nên lần lượt theo từng câu một từ nơi trú ngụ của ông ta đi đến tận nơi cất kho báu.

Hàn Bích Liễu chẳng hiểu gì, giục :

- Nghĩa là mỗi câu dẫn một đoạn đường, từ nơi Cao Biền trú ngụ. Đại La phải không? Nhưng còn đi đâu nữa,
ngươi nói rõ hơn xem.

Dương Phong lắc đầu :

- Tôi chỉ cung cấp khởi điểm thôi. Còn tiếp theo tuỳ thuộc vào duyên phận của ông.

- Cái gì?

- Hễ lộ ra lập tức đầu lìa khỏi cổ. Nếu là ông, ông có muốn nói không?

- Hừ. Ngươi có nghĩ ta sẵn sàng giết ngươi ngay bây giờ không?

- Tuỳ ông thôi. Dương Phong thản nhiên.

Hàn Bích Liễu tức lắm, chực chém Dương Phong nhưng rồi kìm lại được :

- Hôm nay đủ rồi. Mai bàn tiếp.

Dương Phong vừa đi khỏi, họ Hàn sai triệu tập các tướng bàn việc tiến quân. Đến canh hai, hổ trướng mới
tắt lửa. Sáng hôm sau, quân Hán bắt đầu rậm rịch. Thấy nhiều người ra vào hổ trướng, người ta hiểu ngay Hàn nguyên soái đang sắp đặt nhân sự cho trận tổng tấn công. Còn Dương Phong ung dung đọc sách vì bọn quân canh đã được lệnh cấm sách nhiễu ông. Ngay sau bữa ăn trưa, gã thiếu niên mắt xếch đến tìm, nói nguyên soái muốn gặp. 

Hàn Bích Liễu ngồi trên ghế hổ phù, bảo gã thiếu niên ở lại nghe chuyện.

- Hàn Thái Anh là con của muội muội ta. Phụ mẫu nó mất sớm nên ta nhận nó là dưỡng tử, tin tưởng như
con ngươi trong mắt.

Nghe thế, Dương Phong không thắc mắc nữa, nói :

- Ông có định tiến hành vụ buôn bán này không?

- Ta chấp thuận với điều kiện ngươi phải chứng tỏ cho ta thấy kho báu là có thật.

- Có nghĩa phải đến tận nơi ông mới tin? D ương Phong nói móc.

- Ngươi có bao giờ chịu thiệt? Để giữ chữ tín, ta chỉ cần ngươi lấy thêm vài thứ trong đống di sản không lồ
của Cao Biền mà thôi.

- Ông làm khó tôi quá. D ương Phong hơi nhăn mặt. Tôi sẽ tự thân đi lấy song bản thân ông lại không thể
rời doanh trại lúc này. Nếu cử thuộc hạ. Đến lúc thấy kho báu rồi, đến giời cũng không biết lòng tham sẽ tạo nên hoạt cảnh nào.

- Nhưng nếu không có gì làm bằng, sao ta tin được là ngươi không nói dối. Đừng để ta phải giết ngươi rồi tự đi tìm lấy. Ngươi làm được, có khi nào ta không làm được. Dương Phong, ngươi hãy nghĩ cho kỹ.
Đôi mắt hạt nhãn của họ Hàn trợn trừng, bộ ria càng vểnh tợn.

Dương Phong ra chiều đắn đo rồi nói :

- Tôi buôn chưa từng để kẻ khác ép giá. Có điều ông nắm quyền sinh tử nên tôi sẽ đưa ra giải pháp trung
dung thông qua một kẻ đặc biệt thân tín. Là ai ư? Đó là lão quản gia người Hán của tôi. Lão sẽ đi nhưng ông không được cho người theo. Vì lão rất thính nhạy lại tuyệt đối trung thành. Nếu lão không quay lại, tôi biết mình chắc chết và ông đừng hòng kiếm chác nổi dù chỉ một hạt bụi vàng. Ông muốn giải lời sấm ngôn ư!? Xin mời. Tôi đã có vài thay đổi nhỏ, làm gọn gàng hơn các sắp đặt của Cao Biền. Khác với ông ta, tôi sẵn sàng để kho báu nằm dưới đất vĩnh viễn.

- Hừ. Thế lão quản gia chết toi của ngươi đang ở đâu?

- Huyện Vọng Hải có một trấn hẻo lánh tên Thanh Hương, cạnh lưu vực Tả Giang (Sông Cà Lồ), cách
doanh trại năm mươi dặm về phía đông bắc là nơi lão quản gia đang trú ngụ. Ông cho người đến dẫn về. Tôi
sẽ chỉ đường cho lão đến kho báu. Chỉ cần biết giữ chữ tín, ông sẽ sở hữu một tài sản khổng lồ mà ngay cả trong mơ, ông cũng không dám nghĩ đến.
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #169 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 07:15:13 pm »

- Đưa lão ta đến đây thì nội nhật trong ngày hôm nay. Nhưng việc đến kho báu rồi trở về, ngươi nói xem mất bao lâu.

- Chậm nhất là ba ngày. D ương Phong chắc như đinh đóng cột.

- Ba.. ngày .. ?

Dương Phong bước đến cạnh bức địa chiến đồ vẽ rất chi tiết vùng Phong Châu và phần lớn Giao Châu, nói:

- Ông có một bức địa đồ tốt đấy. Tiếc là nếu chỉ dựa vào nó sẽ không thể dò ra vị trí nếu không giải được lời sấm. Hãy tin là chỉ tôi dẫn được ông đến đó. Đừng làm điều gì thất sách nhé.

Sau buổi tiếp kiến thứ hai, Hàn Bích Liễu lập tức sai tâm phúc tìm bác Tần. Không ai biết Dương Phong dặn người quản gia những gì, chỉ biết sáng hôm sau, tức là ngày hai mươi tháng hai năm Tân Mão (931), bác Tần cưỡi con ngựa chiến vào loại tốt nhất ngược lên phía bắc.

Ngày hăm mốt, trừ toán phòng vệ thì bốn cánh quân Hán với tổng số lên đến mười bảy vạn rưởi toả theo các con đường xuôi ngược mà tấn công quân Việt. Riêng Hàn Bích Liễu ở lại doanh trại. Và chiều hôm đó, Hàn Thái Anh cùng gã tỳ tướng Cửu Tuyên về báo đã lạc dấu bác Tần từ đêm hôm qua. Rõ ràng người quản gia già là tay khó chơi, hai kẻ theo dấu chỉ biết điểm đến là quần thể Bắc Vạn Lĩnh thuộc huyện Thừa Hoá. Biết thế bằng thừa bởi Bắc Vạn Lĩnh có đến cả trăm trái núi lớn nhỏ.

- Anh nhi. Con hãy đoái công chuộc tội bằng cách kiếm cho ra một tấm địa đồ Bắc Vạn Lĩnh, có đủ tên các ngọn núi. Còn Cửu Tuyên, ngươi xúc tiến ngay việc tìm người thông thuộc địa thế địa vật thành Đại La.

Hai gã líu ríu đi làm ngay. Còn lại mình Hàn Bích Liễu trong hổ trướng. Hắn lẩm bẩm :

- Dương Phong khốn kiếp. Ngươi định làm khó ta sao. Chờ đấy.

“Bài bất mộc. Thạch hồi đầu!

Phù sam thuỷ phủ. Hùng cử sơn khâu!”

Ngày hăm hai, đúng như hẹn ước, bác Tần rong ngựa về doanh trại. Hàn Bích Liễu để cho người quản gia tự do gặp chủ nhân trước. Một lúc sau, Cửu Tuyên dẫn Dương Phong đến, họ Hàn làm vẻ hờ hững cho vào. Chờ Cửu Tuyên trở gót, Dương Phong mới lấy ra một thoi vàng lớn, một cái vòng ngọc quý và dăm đồ châu báu lộng lẫy. Hàn Bích Liễu xem xét rất cẩn thận. Sau khi chắc chắn là các vưu vật hiếm có, ông ta nói :

- Ta tin ngươi nói thật. Sự việc bây giờ trở nên hết sức đơn giản, ngươi và lão quản gia hãy thoải mái trong doanh trại. Chờ khải hoàn, lúc đấy sẽ tính tiếp.

Dương Phong bèn cáo lui.

Trong ba ngày tiếp theo, dù đã cố tập trung vào binh tình nhưng trong đầu Hàn Bích Liễu luôn ong ong lời
sấm của Cao Biền. Kho báu đã thực sự bám chặt trong tâm trí ông ta. Không đêm nào ông ta ngủ ngon giấc. Cứ chập chập chừng canh hai, canh ba, Hàn Bích Liễu giật mình đánh thót, lúc chồm dậy lần tìm cái vòng ngọc để dưới gối, lúc lại thắp nến, lấy giấy bút chép lời sấm, gạch xoá những các giải nghĩa mù mờ của mình, không thì săm soi từng tấc giấy của tấm địa đồ Bắc Vạn Lĩnh. Đến sáng ngày hăm sáu, tưởng chừng họ Hàn không chịu nổi, cầm kiếm định tìm thầy trò Dương Phong hỏi tội thì hai thám mã trở về. Cánh quân của tả tướng Trình Vĩ đã giao chiến hai trận với quân Phong Châu tại Thừa Hoá, tình hình ngày mai sẽ quyết trận thắng bại cuối cùng. Còn đội thuỷ quân của phó soái Trần Bảo xuôi Trung Thủy vượt qua mé nam của huyện Liên Lâu, đến địa phận huyện An Định, nhưng chưa đánh đấm gì cả bởi không hề thấy quân cản. Hàn Bích Liễu chột dạ, nói với tên thám mã :

- Đến giờ quân địch đáng lẽ đã phải phát hiện ra hướng di chuyển của ta rồi. Nếu chúng chưa ra đánh, nhất định có mưu mô. Sông sâu sóng cả bất thường, ngươi hãy cấp tốc đến chỗ phó soái, truyền lệnh của ta bỏ thuyền lên bộ ngay.

Nói với tên thám mã còn lại :

- Ngươi trở ngược lên, ra lệnh cho Trình Vĩ không được lần khân nữa. Ngày mai phải diệt gọn đám loạn
quân, tránh để lâu sinh biến

Hai tên thám mã đi rồi, Hàn Bích Liễu chợt thấy nóng ruột. Binh xuất năm sáu hôm mà có quá ít động tĩnh
phản hồi. Dù có tin tưởng vào sức mạnh áp đảo của quân Hán nhưng thế này thì không ổn. Nhất là hai cánh quân kia chỉ báo về một lần rồi im bặt. Trừ Trình Vĩ đã trực tiếp giao chiến, còn lại dường như toàn đi vào chốn không người.

Không được. Họ Hàn vội vã sai lựa mấy tên nhanh nhẹn tinh khôn, bắt chúng truyền lệnh gấp đến ba đạo đang tiến đánh Giao Châu:

- Không được lấn sâu vào nữa. Lập tức tìm nơi hiểm yếu để dựng trại, đồng thời cho người do thám tình hình. Có bất ổn lập tức báo về ngay.

Chúng tuân lệnh chực đi thì họ Hàn dặn với :

- Tuyệt đối đề phòng cướp trại.

Đến tối, quân tuần tra về báo mọi chuyện vẫn bình thường. Hơn nữa Cửu Tuyên mang được về một lính canh thành Đại La tên là Giảo Khả. Hàn Bích Liễu moi móc từ gã đủ điều. Thực ra, sau bốn năm chục năm, những thứ Cao Biền để lại chỉ còn dăm ba. Lớn nhất chính là thành Đại La, thứ đến là cái hồ ngoại vi phía tây thành, nơi mà họ Cao cho là có long mạch trên con sông, sai lính phá mà thành. Trong thành còn ngôi đền Bạch Mã, thờ thần ngựa trắng trên trời giáng xuống giúp việc xây thành. Mấy nơi đó muốn tìm hiểu phải đến nơi xem cho kỹ. Nhưng Hàn Bích Liễu vừa sực nhớ ra một điều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM