Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:46:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Tây Sơn  (Đọc 47305 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #90 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:46 pm »

May sao cháu tôi Quách Giao, đã đỡ được gánh nặng cho lòng tôi. Ðọc đi đọc lại tập nhà Tây Sơn của cháu, tôi hết sức vui mừng! Những sự kiện chính xác có sẵn trong các lịch sử thông dụng xưa nay, đã được cháu Giao thuật lại minh bạch. Những câu chuyện truyền khẩu, những đức tính tài năng, hành trạng của các vị anh hùng nghĩa sĩ phò tá nhà Tây Sơn đều được ghi chép kỹ lưỡng. Phối kiểm với những điều tôi đã được nghe, tôi nhận thấy không có gì để thêm hay bớt, hay sửa chữa. Ðể xác minh một lần nữa, tôi đã đi đến các huyện trong tỉnh, nhưng không tìm thêm được gì khác nữa, chỉ biết được rằng một số nhân vật đời Tây Sơn vẫn còn hậu duệ:

- Họ Võ ở Phú Phong, Bình Khê, tức xã Bình Phú huyện Tây Sơn ngày nay, còn Võ Cán, Võ Thừa Khuông, Võ Thừa Ân ở Phú Mỹ.

- Họ Bùi ở Xuân Hòa (Bình Khê, Tây Sơn) còn Bùi Gia Tưởng, Bùi Thúc Ðình.

- Họ Ðặng ở Dõng Hòa (Bình Thành, Tây Sơn) còn Ðặng Phu, Ðặng Mân.

- Họ Ðinh ở Bình Nghi (Tây Sơn) còn Ðinh Hiên.

- Họ Lê ở Kiên Dõng (Bình Thành, Tây Sơn) trước kia có người cháu 3 đời của tướng Lê Hưng, tục gọi là
Ông Dẻo. Ông Dẻo võ giỏi, sức mạnh phi thường. Xuống thành Bình Ðịnh thi võ, 2 tay xách 2 quả tạ, đi
quanh thành 3 vòng, rồi ném hai quả tạ tới ngoài mức định đến hàng trăm thước. Nhưng thi mới nửa chừng cáo bệnh bỏ cuộc. Ðến đời ông Dẻo thì họ Lê đã dời nhà xuống Kiên Ngãi cách Kiên Dõng 1 thôn, thôn Kiên Luông. Nhà nghèo, ông Dẻo làm nghề đốn củi, chẻ hom, đương thúng rổ mướn cho các nhà giàu có ở các làng lân cận. Những khi vót nan chẻ hom, ông Dẻo cặp nách một tảng đá xanh vừa dài vừa rộng, đặt dưới bóng cây để ngồi làm việc và để nằm nghỉ ngơi. Cả đời không trọng vọng ai mà cũng không xem thường ai. Với ai cũng nói cười vui vẻ. Ông có người cháu nội tên Tấn, không biết võ nhưng sức khỏe không kém ông. Ông Tấn rất ghét trộm. Hễ nghe ở đâu la ăn trộm thì ông liền xách gậy chạy đến tiếp ứng. Kẻ trộm rất căm. Một đêm tối trời, nghe làng bên cạnh hô hoán, ông Tấn vội chạy tới thì bị mươi người vây đánh chí tử. Từ ấy mang bệnh thổ huyết mà chết. Nếu ông còn sống đến nay thì tuổi chừng trên trăm. Hiện nay không còn con cháu. Ðó là những nhân vật ở Bình Khê.

Còn các vị ở các huyện khác như:

- Ngô Văn Sở ở Bình Thạnh, huyện Tuy Phước, hiện còn Ngô Văn Liêm.

- Ðặng Văn Long ở Cây Da (Tuy Phước) còn Ðặng Hiếu Khẩn, Ðặng Hiếu Trưng.

- Nguyễn Văn Lộc ở Kỳ Sơn không biết có phải là tiền hiền của họ Nguyễn ở Phụng Sơn chăng, vì chưa
được xem gia phả.

- Trần Quang Diệu ở Hoài Ân hiện còn phần mộ của các bậc tiền bối, nhưng không còn con cháu, hay là còn mà con cháu không biết đến ông tổ cao đời.

- La Xuân Kiều ở Phù Cát chỉ còn để lại bài thơ Vịnh Hòn Trâu Nằm ở ngoài cửa Phù Ly.

Các nhân vật khác ở trong tỉnh Bình Ðịnh và ở các tỉnh bạn, tôi không tìm được, không biết đâu tìm ra con cháu.

Con cháu của các anh hùng hào kiệt nhà Tây Sơn hiện còn và tôi được biết, không có gì đặc biệt đáng ghi.
Vì nạn trả thù cho chín đời của Gia Long mà những ngoại truyện, dã sử về nhà Tây Sơn, những gia phả của các họ có liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị tiêu hủy. Những mồ mả thoát khỏi họa quật phá hầu hết đã thành mả hoang, vì con cháu hoặc bỏ làng đi lánh nạn phương xa, hoặc sợ liên lụy không dám nhìn nhận, lâu ngày trở thành mồ vô chủ, không còn biết là của ai.

Do đó muốn tìm bằng chứng cụ thể cho lời xưa còn truyền lại, thật là thiên nan vạn nan! Những người bóng xế ngàn dâu chúng tôi, nghe truyền sao, truyền lại vậy. Cháu Quách Giao đã ghi chép trung thực mọi chi tiết cần thiết. Cháu lại ra công nghiên cứu thêm những tài liệu đã thu thập được để vừa chứng minh vừa phong phú cho những gì cháu đã nghe truyền lại, kể thật là công phu. Tập văn này biết đâu lại chẳng giúp cho các nhà sử học chuyên môn, khám phá thêm những điều mới mẻ, chính xác, để bổ sung, hiệu đính cho những quyển sử đã lưu hành về nhà Tây Sơn.

Viết tại thôn Phú Hiệp, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn Mùa thu năm Giáp Tý (tháng 8 năm 1984)

NGUYỄN ÐỒNG
(Quách Giao sao lục)


Khánh Hội, ngày 14-9-1984

Kính gởi anh Quách Trường Xuyên, Thư 23-8-84 (mang tay) của Anh, tôi đã nhận được, với đầu đủ những chương bổ sung H.P.N.H (II). Xin báo tin để Anh mừng, tôi đọc hôm đực, hôm cái, nhưng cũng đã xong tất cả những gì Anh gởi cho tôi, qua Lộc Ðình lần trước, và cụ Ðồng hôm qua... Lộc Ðình đọc Nhà Tây Sơn của Q.G. rất kỹ, không sót chữ nào, những lỗi chính tả đều được đánh dấu ở ngoài lề hết. Duy phần chữ Hán thì tôi phải sửa thêm. Có bài thơ viết sai cả mười mấy chữ, - những chữ tôi còn ngờ chưa kể, nay mai tôi sẽ relever những chữ lầm ấy (Việt và Hán) thành một bản gởi ra Anh. Công việc này mất vài ngày, chứ không hơn, nhưng xin cho đợi hứng.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:17:48 pm »

Nhà Tây Sơn của Quách Giao có giá trị lớn. Nhiều chi tiết mới về dòng dõi anh em Vua Quang Trung. Các tướng tá giúp vị anh hùng này cũng được truyền thần một cách hết sức linh động. Nguyên nhân bất hòa giữa Vua Thái Ðức và Bắc Bình Vương xem ra hữu lý hơn nguyên nhân đã được ghi trong chính sử. Ðiều đáng chú ý nhất là ngọn bút của nhà chép sử trẻ này dạt dào nhiệt tình, đã gây được cảm xúc mạnh nơi người đọc, làm cho người đọc yêu mặn nồng hơn mà ghét cũng ghét cay ghét đắng hơn: Yêu những khí phách hào hùng, những tấm lòng thẳng ngay, chung thủy..., ghét những thói gian ngoan, hèn nhát, những hành động tàn bạo, khát máu, độc ác hơn cả giống sài lang. Tác giả thuật sự cũng rất giỏi, khiến người đọc có lúc hồi hộp như đọc La Quán Trung hay Kim Dung. Ngần ấy thiết tưởng đủ rồi, chả cần cầu viện đến văn phong tiểu thuyết (bắt gặp trong một vài đoạn, tỉ như Quang cảnh thành Quy Nhơn lúc bấy giờ vừa bi vừa hùng - Ðó là ngày 24 tháng 5 năm Tân Dậu (1801)... Bóng chiều tràn ngập núi sông...) vân vân...
Sau chuyện Sử, bây giờ xin trở lại chuyện Thơ.

Ðọc những công trình biên khảo về Thơ của Anh, thứ nhất là Thơ Ðường và Hứng Phấn Nâng Hương (I và II), tôi thật thán phục anh về công phu thi học và về thái độ cẩn nghiêm của Anh trong việc áp dụng Niêm luật thơ Ðường. Ðến khi đọc chương 41/A, tôi cũng thán phục ngọn bút phê bình thơ Ðường rất tinh tế của anh Quách Trường Sa. Tôi e rằng người mới học Thơ, có thể đọc các anh rồi, đâm hoảng, không dám dấn thân nữa...

GIẢN CHI
Quách Giao trích sao.


Hà Nội, 23-8-1984 Kính gởi anh chị, Bạn của cháu Ngọc đã mang đến tập Nhà Tây Sơn của Giao viết và các bài viết lại Hứng Phấn Nâng Hương, đúng như trong thư anh ghi rõ. Tôi đã đóng những trang mới ấy thay vào các trang cũ. Những bài mới, những trang mới viết lại, rõ ràng hơn hẳn và có giá trị tư liệu cũng như văn học cao.

Tập Nhà Tây Sơn viết rất hấp dẫn. Tôi mới đọc qua một lần, thấy có một số chỗ cần trao đổi thêm. Có nhiều điểm rất cụ thể, nhận xét rất chính xác, như vấn đề bất hòa giữa N. Nhạc, N. Huệ, nguyên nhân..., có những việc rất lý thú, rất đau xót, nhất là cuộc đời Diệu, Xuân, Dũng, Long... v.v...

Tôi chưa có thể viết lời góp ý ngay, mà cần phải đọc lại bằng lý trí (vì nay mới đọc bằng tình cảm) nhưng có hai vấn đề cần gợi ý trước:

1.Ðúng như anh nói trong bài giới thiệu: Tập này không thể gọi là một quyền lịch sử vì tài liệu một số lớn
chưa được phối kiểm một cách chặt chẽ. Ðó là khoa học. Tuy nhiên nó lại bao gồm rất nhiều tư liệu chính xác mà chính sử không biết hoặc không nêu, hoặc xuyên tạc, hoặc nhầm lẫn. Nó chính xác hơn vì nó được bảo tàng trong ký ức của nhân dân địa phương, nó còn dấu vết tại địa phương. Vì vậy tôi đề nghị anh nên nói rõ hơn trong Tựa, đính chính sai lầm của sách cũ, cũng như các suy đoán theo định kiến của các nhà sử mới.

2. Nói về Nhà Tây Sơn mà rất ít nói những tình cảm Tây Sơn để lại, trong nhân dân địa phương cho đến nay, là một điều thiếu sót. Hình như không phải chỉ Kiên Mỹ thờ ba Vua mà ngay cả ở Vân Tường cũng có việc làm lễ hàng năm.

Cần hỏi lại anh Ðồng xem có biết được bài văn tế mà lý trưởng Kiên Mỹ, đời này sang đời khác, truyền khẩu bí mật cho nhau để đọc khi tế ba Vua. Bài văn tế ấy cho đến đời Xã Suyền chết 1947 mang theo xuống trình Quang Trung. Ðược bài văn ấy là một cống hiến lớn cho lịch sử.

Việc 2 cây Ké, Cầy treo cờ làm lễ xuất quân ở chân đèo An Khê được nhân dân gìn giữ làm vật lưu niệm, mãi đến thời Mỹ mới bị ngụy chặt phá..., cũng đẹp và có ích. Văn của Giao viết giản dị mà hấp dẫn, rành rọt. Có một số địa danh, sự việc cần được bàn kỹ lại.

Lý Tài, Tập Ðình là hai tên tướng giặc Tàu Ô về giúp Tây Sơn, có đóng quân tại Phú Yên, nơi đến nay vẫn còn dấu: Núi Trại Khách ở Ðồng Xuân. Ở đó cũng lưu lại một câu hát đưa em:

- Gió đưa ông đội về Tàu Bà đội ở lại xuống bàu bắt cua Bắt cua làm mắm cho chua Gởi về ông đội khỏi mua tốn tiền. Ðó là sau khi hai tướng tàu bỏ trốn về Hải Nam, vợ me Tàu bỏ lại bị nhân dân chế giễu...

SÁCH THAM KHẢO

1. Ðại Nam chính biên liệt truyện Nguyễn Phương dịch

2. Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngô Tất Tố dịch

3. Ðại Nam Nhất Thống Chí Nguyễn Tạo dịch

4. Tây Sơn lương tướng truyện Nguyễn Trọng Trì

5. Tây Sơn văn thần truyện Nguyễn Bá Huân

6. Nguyễn triều long hưng sự tích Trần Văn Tuân

7. Việt Nam Văn Hiến Sử Lý Văn Hùng,Thôi Triệu Miên

8. Dụ Am Văn Tập PhanHuy Ích

9. Việt Nam sử lược  Trần Trọng Kim

10. Quang Trung Nguyễn Huệ Hoa Bằng

11. Vua Quang Trung Phan Trần Chúc

12. Triều Tây Sơn Phan Trần Chúc

13. La Sơn Phu Tử Hoàng Xuân Hãn

14. Lịch sử Tây Sơn (bản thảo) Bùi Văn Lăng

15. Hùng khí Tây Sơn Lam Giang

16. Sài Gòn xưa và nay Vương Hồng Sến

17. Lịch sử Việt Nam NXB Văn Hóa Hà Nội

18. Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ NXB.Quân đội nhân dân

19. Một số trận quyết chiến chiến lược NXB. Quân đội nhân dân

20. Nhân vật Bình Ðịnh Ðặng Quý Ðịch
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:19:22 pm »

21. Histoire de I Indochine Lasson

22. Nouvelle des Missions EtrangèresM.dela Bissachères

23. Bulletin de la Sté des Etudes Indochinoises

24. Luận án về Nguyễn Huệ 1753-1788 Trần Gia Phụng

25. Tập san Sử Ðịa đặc khảo về Quang Trung (tập 9-10) năm 1968

26. Tây Sơn nhân vật chí Ðinh Sĩ An

27. Nước non Bình Ðịnh Quách Tấn.
 
TÁC PHẨM CỦA QUÁCH TẤN
ÐÃ XUẤT BẢN

 
Thơ:
 
1. Một Tấm Lòng  1939

2. Mùa Cổ Ðiển 1941 - Tái bản 1960

3. Ðọng Bóng Chiều  1965

4. Mộng Ngân Sơn 1966

5. Giọt trăng 1973

6. Trăng Hoàng Hôn 1999

7. Tố Như Thi (thơ dịch) 1973 - Tái bản 1995

8. Lữ Ðường Thi (thơ dịch) 2000

9. Tuyển thơ 2002

10. Vui Với Trẻ Em 1994

Văn:
 
1. Trăng Ma Lầu Việt 1942 - Tái bản 2002

2. Nghìn lẻ một đêm (4 tập) 1958 - Tái bản 1994

3. Nước Non Bình Ðịnh 1968 - Tái bản 1999

4. Xứ Trầm Hương 1969 - Tái bản 1992; 2002

5. Ðời Bích Khê (hồi ký) 1971

6. Ðôi nét về Hàn Mặc Tử (hồi ký)  1988

7. Họ Nguyễn thôn Vân Sơn 1988

8. Nhà Tây Sơn (+ Quách Giao) 1988 - Tái bản 1998; 2000; 2001

9. Nét Bút Giai Nhân   1998

10. Bước lãng du 1998

11. Thi Pháp Thơ Ðường   1998

12. Bóng Ngày Qua (Ðời Văn Chương)   1999

13. Trường Xuyên Thi Thoại 2000

14. Bóng Ngày Qua (Bàn Thành Tứ Hữu) 2001

15. Võ Nhân Bình Ðịnh (+ Quách Giao) 2001

16. Những Tấm Gương Xưa 2001
 
CHƯA XUẤT BẢN
 
Thơ:
 
1. Tiếng Vàng Khô  Thơ thất ngôn

2. Nhánh Lục  Thơ lục bát

3. Mây Cổ Tháp Thơ ngũ ngôn

4. Cánh Chim Thu Thơ ngũ ngôn

5. Vị La Phù  Thơ ngẫu chiếm

6. Phấn Bướm Còn Vương Thơ thất ngôn

7. Nửa Rừng Trăng Lạnh Thơ lục bát

8. Giàn Hoa Lý   Thơ lục bát

9. Trăm Thiên Ðường Luật  Thơ thất ngôn

10. Móc Ðọng Tàu Cau Thơ thất ngôn

11. Áo Ðắp Tâm Tư Thơ thất ngôn

12. Xuân Còn Rơi Rớt Thơ thất ngôn

13. Ngục Trung Nhật Ký Thơ dịch

14. Bóng Hương Xưa (Việt Nam Hán Thi) Thơ dịch

15. Thơ Biền ngẫu Văn tế, Văn bia
 
Văn:
 
1. Hương Vườn Cũ Thi thoại

2. Trong Vườn Hoa Thơ Thi thoại

3. Những Bức Thư Thơ (2 Tập) Thi thoại

4. Hứng Phấn Nâng Hương Thi thoại

5. Cảnh Cũ Còn Ðây Du ký

6. Nghìn Lẻ Một Ðêm (4 Tập Tiếp) Thi pháp

8. Bát Canh Tập Tàn Bút ký

9. Tà Bá Nạp Bút ký

10. Những Giấc Mộng Không Mê Bút ký

11. Phong Trào Cần Vương Tỉnh Khánh Hòa Khảo cứu

12. 40 Năm Văn Học Khánh Hòa Khảo cứu

13. Bóng ngày qua (10 tập) Hồi ký
 
VIẾT CHUNG VỚI QUÁCH GIAO
 
1. Nhà Tây Sơn

2. Võ Nhân Bình Ðịnh

3. Hát Bội Bình Ðịnh

4. Thi Nhân Bình Ðịnh
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM