Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:53:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về vấn đề phiên âm.  (Đọc 21974 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bouzou
Thành viên
*
Bài viết: 99



« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 06:49:11 pm »

Thế pagoda là đền ạ ? Wink
Logged

Đợi đến trụi lông chim mới hót
Đang còn công tác cấm luyên thuyên
Trên Lầu
Thành viên
*
Bài viết: 128


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 06:58:50 pm »

Về sách thì nguyên tắc là khi số hóa ta phải tôn trọng nguyên tác bạn ạ! Sách có phiên âm thì ta sẽ để nguyên phiên âm, sách không phiên âm mà giữ nguyên cách viết theo tiếng nước ngoài thì ta sẽ để nguyên.

Bác nói thế là huề trớt!

Em mà gặp văn bản tiếng Anh là em cứ để nguyên!  Grin
Chi si-mông (!) nói đúng đó! Vì cái sự văn bản mình viết ra cho nhiều loại đối tượng đọc nên cứ để nguyên và (phiên âm theo gốc hoặc theo 1 thư tiếng nào đấy quen dùng). Còn như viết cho vài người hoặc lĩnh vực hẹp thì khỏi chú gì cả!
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 07:05:41 pm »

Hì, em chỉ đang nói về nguyên tắc khi số hóa sách trên diễn đàn mình thôi, bản thân em ủng hộ trường phái không phiên âm! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 10:50:17 pm »

Thế pagoda là đền ạ ? Wink

Không biết có lạc đề không, nhưng xin phép chủ Topic để trả lời bạn Bouzou một chút nhá! Grin

Trong Từ điển Anh Việt của Việt Nam thì có ghi Temple là Đền, Pagoda là Chùa.  SM thì không thạo lắm thế nào gọi là Đền và thế nào gọi là Chùa của Việt Nam (hình như Chùa thì thờ Phật còn Đền thì thờ các vị .... có công với đất nước thì phải? Huh Tongue).

Nhưng ở nước ngoài thì hầu hết những nước mà họ thờ Phật như Thái Lan chẳng hạn thì họ dùng tiếng Thái là Wat còn khi dịch ra tiếng Anh họ cũng dùng là Temple.  Còn ở Mã chẳng hạn, các Chùa của Srilanca họ thờ Phật họ cũng gọi là Temple, và nơi mà người Trung Quốc thờ một Mẫu hậu của Trung Quốc thì họ cũng gọi là Thien Hou Temple.  Wink
Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 09:10:12 pm »

Lại nói đến vấn đề phiên âm và phát âm.

Khi phát âm tên của người nước ngoài hay tên địa danh ở nước ngoài chúng ta cũng phải hết sức lưu ý.  Đặc biệt khi chúng ta đọc trên phương tiện thông tin đại chúng.  Tối nay, SM vừa nghe tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Thái Lan, SM dám chắc chắn rằng các Phát thanh viên này ít nhất cũng một lần đến Thái Lan hoặc cũng phải nghe tin qua kênh nước ngoài thì mới lấy tin về để biên tập lại, thế mà Thủ tướng Thái Lan Abishit mà cứ đọc là A - Bị Sịt ! Huh Grin

Rồi nữa, Chiang Mai cũng là một địa danh hay được tổ chức các Hội nghị quốc tế, phát thanh viên cứ đọc là Chiềng mai, không phải thế mà phải đọc là Chiêng Mài, dấu huyền ở chữ sau chứ không phải là ở chữ Chiêng. Wink
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:42:23 pm »

Thế pagoda là đền ạ ? Wink

Không biết có lạc đề không, nhưng xin phép chủ Topic để trả lời bạn Bouzou một chút nhá! Grin

Trong Từ điển Anh Việt của Việt Nam thì có ghi Temple là Đền, Pagoda là Chùa.  SM thì không thạo lắm thế nào gọi là Đền và thế nào gọi là Chùa của Việt Nam (hình như Chùa thì thờ Phật còn Đền thì thờ các vị .... có công với đất nước thì phải? Huh Tongue).

Nhưng ở nước ngoài thì hầu hết những nước mà họ thờ Phật như Thái Lan chẳng hạn thì họ dùng tiếng Thái là Wat còn khi dịch ra tiếng Anh họ cũng dùng là Temple.
Gã bouzou này từng lê lết các đền, chùa ở xứ chùa tháp nên hỏi cắc cớ với Simon! Grin

KPC thì chỉ dùng từ Temple để chú thích một ngôi đền, chùa nào đó và phân biệt là Temple Buddhist và Temple Hindu, có lẽ là quen sử dụng từ Temple?! Trừ Angko Wat với từ " wat " có nghĩa là " chùa " trong tiếng Khmer, còn các đền khác đều ghi tên riêng! thường thì nếu một cái kiến trúc nào đó mà có từ Wat thì thực tế nó là chùa!
Thực ra Angko Wat là đền Hindu nhưng nó bị gán cho từ chùa là do khi Phật giáo trở thành quốc giáo ở KPC thì các vị vua Khmer gọi như vậy chắc là muốn khẳng định ý chí từ bỏ đạo Hindu?

Cũng nói về phiên âm thì người ta cũng thường đọc Wat thành " vát " cũng trật tuốt vì phát âm tiếng Khmer là " vót " chứ không phải " vát "! Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:44:10 am »

Buồn buồn, tôi xin nói dóc nghe chơi, xin chớ lầy làm phiền nếu bạn mình ai đó không ưng.

Tại sao lại có cái sự phiên âm?
Ấy là khi người ta vận dụng “Đề cương văn hóa” vào chữ nghĩa, xét thấy rằng đa số dân mình đọc tiếng mình còn chưa rành nên “Việt hóa” cho mọi người dễ đọc, ấy là Việt đại chúng hóa Âu-Tây.. Vậy là, thay vì nâng trình độ dân trí thì người ta kéo chuẩn mực xuống cho bằng dân trí (cụ thể là không chú ý việc dạy và học ngoại ngữ như chính sự cần thiết)! Lâu ngày rồi thành thói quen. Tất nhiên xưa kia còn có Việt hóa âm Hán một âm Tây dương nữa, đó là chuyện các cụ đồ.

Có phải là phiên âm?
Nói cho dể hiểu, theo cách chiết tự, phiên âm là ghi lại cách đọc của ngọai nhân một từ ngọai ngữ bằng các âm Việt. Thực tế thì có những cái đúng là phiên âm, cũng có những cái là « phiên tự », tức dùng chữ Việt tương đương với chữ Tây.
Vd1 : Marx -> Mác,
Vd2 : Bogka -> Vodka

Như nhiều người đã nói, cái khó của phiên âm là khi cần truy nguyên. Cái khó nữa là trong trường hợp từ gốc không được viết bằng mẫu tự Latinh thì không thể phiên tự, càng không thể truy nguyên.

Vậy phải làm sao?
Tôi nhờ hồi thuờ ông Phạm Văn Đồng còn là Chủ tịch HĐBT, ông đã ban hành một văn bản quy định có liên quan rất hay, nhưng thấy đến giờ vẫn chưa đựơc tuân thủ đàng hòan.

Các giải pháp đó bao gồm các điểm chủ yếu (theo trí nhớ nhỏ nhoi của tôi) sau :
1. Những từ âm Hán-Việt đã quá quen thuộc thì dùng tiếp. Vd Pháp, Anh, Mỹ, Nga v.v.
2. Các từ được viết theo chữ Latinh thì viết nguyên gốc. Vd Paris, Berlin v.v.
3. Các từ gốc không viết bằng mẫu tự Latinh thì viết theo «từ chính thức » của chính nước đó trong giao dịch quốc tế. Vd Afganistan, Iraq v.v.


Sau đó có người dung hòa thêm bằng đề nghị bên cạnh từ gốc thì phụ chú phiên âm cho dễ đọc với đa số. Cách nầy cũng hay đó chứ?

Tóm lại cái gì cũng tương đối, giải pháp của Chủ tịch HĐBT là hay hơn cả.

Và thật ra cái phiên âm, phiên tự nầy cũng ngắc ngứ ở hầu hết các ngôn ngữ.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2010, 08:50:51 am gửi bởi TQNam » Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM