Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:25:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về vấn đề phiên âm.  (Đọc 21956 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
jamda
Thành viên

Bài viết: 4


« vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 06:25:44 pm »

Thấy các bác đang làm sách cháu xin có ý kiến sau:Nếu là sách có tên người,tên địa danh nước ngoài thì xin các bác cố gắng đừng để phiên âm tiếng nước ngoài,ví dụ như Ăng-co Vát,Ăng-co Thom...Việc này ta chỉ nên làm một ghi chú nhỏ phía dưới như là Angkor Wat (Ăng-co Vát)...Việc này theo cháu thứ nhất là có thể dễ dàng tra cứu thêm các địa danh hoặc nhân vật liên quan,một phần cho quyển sách thêm phần ngắn gọn,súc tích và tất nhiên là đẹp hơn ^^.
Logged

Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 06:39:56 pm »

Về sách thì nguyên tắc là khi số hóa ta phải tôn trọng nguyên tác bạn ạ! Sách có phiên âm thì ta sẽ để nguyên phiên âm, sách không phiên âm mà giữ nguyên cách viết theo tiếng nước ngoài thì ta sẽ để nguyên.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
jamda
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:13:50 pm »

Nhưng ta cũng nên linh động một chút chứ bác.Nếu chúng ta sửa đổi lại nguyên tác thì là sai lầm,nhưng đầy chỉ là bổ sung thêm một phần nhỏ để giúp các độc giả có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu liên quan.Cháu thấy điều này là nên làm,và cũng sẽ được tác giả cho phép mà thôi.
Logged

Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:50:19 pm »

 Tốt nhất là tôn trọng nguyên tác, đã số hóa thì chỗ nào đúng chỗ nào sai cứ để nguyên văn, sai sót xuống topic khác thắc mắc. Quyển mình đang làm (bỏ lâu rồi, lười chưa gõ tiếp Grin), có chỗ sai ký hiệu, sai tên lè lè mà vẫn viết nguyên văn theo nguyên tác Grin. Còn đợi tác giả cho phép á??? Các lão ý cho hay chưa thì không dám nói, chứ nổi cơn đi kiện là abc hay xyz gì đó rách việc lắm Grin.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 05:26:41 am »

http://phapluattp.vn/20100125103128848p0c1027/tuy-tien-viet-hoa-la-khong-nen.htm
Tùy tiện “Việt hóa” là không nên

Phiên âm không phải là giải pháp đúng nhất hoặc hay nhất như người soạn sách kỳ vọng. Viết nguyên dạng để đảm bảo độ chính xác chứ không phải vì cho rằng từ nước ngoài là thiêng liêng.

Phiên âm Việt hóa là lối phiên âm làm cho tiếng nước ngoài giống tiếng Việt để dễ đọc. Nhưng việc phiên âm tùy tiện, lộn xộn được phản ánh trong bài “Kiểu “Việt hóa” chóng mặt!” (báo Pháp Luật TP.HCM ngày 25-1) là cách làm không hay.

Mỗi sách mỗi kiểu

Các bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 lến lớp 12 gần như không cuốn nào phiên âm giống cuốn nào. Chúng tôi xin trích dẫn vài ví dụ trong bộ SGK lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009:

“Nhà bác học người Anh A-tut (Atwood)...”. Đây là cách phiên âm có chú thích nguyên dạng trong sách Vật lý 8. Nhưng ở trang 33 sách này lại phiên âm không chú thích nguyên dạng: “Nhà bác học Tô-ri-xe-li (1608-1647) người I-ta-li-a…”. Câu: “Nhà vua Hê-rôn xứ Si-ra-cuýt…” ở trang 39 sách này lại là cách phiên âm không thể nào đọc được vì tiếng Việt không có dạng viết như thế.

Nhiều từ nước ngoài không nên phiên âm và cũng phiên âm không được. Chẳng hạn như từ Jun không có trong tiếng Việt. Nếu phiên âm là Dun hoặc Giun thì đều rất kỳ. Hơn nữa, chữ cái đầu của từ này dùng để chỉ đơn vị của nhiệt lượng cho nên càng không thể phiên âm.



 Tên nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven được “tái chế” thành Bét-tô-ven. Ảnh: THỤY CHÂU

Ngoài sự tùy tiện trong phiên âm và hình thức trình bày, SGK còn sử dụng nhiều cách phiên âm khác nhau, không thống nhất, nhiều trường hợp phiên âm sai. Ví dụ từ Karlee Kosolopski được phiên âm thành Cacli Côxôlôpski (Sinh học 8, trang 106). Trong từ chuyển tự đều dùng hai chữ “s” nhưng từ phiên âm lại dùng chữ “x” và “s”. Từ Newton được phiên âm không chính xác thành Niu-tơn, đáng lẽ phải phiên thành Niu-tân thì gần với nguyên ngữ hơn.

Thầy dạy, trò học còn cảm thấy khó chịu bởi cách phiên âm không thống nhất trong sách Sinh học 8 (phiên âm có dấu mũ thành “hiđrôxit”) và sách Hóa học 8 (phiên âm không có dấu mũ thành “hiđroxit”).

Tiếng Âu-Mỹ không có thanh điệu như tiếng Việt mà chỉ có trọng âm. Âm tiết có trọng âm đọc cao giọng nghe giống như thanh sắc của tiếng Việt, còn không có trọng âm thì đọc hạ giọng, nghe giống như thanh nặng hoặc thanh huyền. Trong chữ phiên âm thường thấy bỏ dấu sắc ở các âm tiết cuối của từ kết thúc bằng các phụ âm p, t, c, ch (như elíp, mililít, Ác-si-mét). Các từ không có dấu sắc: gluxit, lipit, axit, sunfat, cacbonat. Riêng chuyện này, nhiều SGK còn có sự khác biệt trong phiên âm có dấu sắc (môn vật lý) và không có dấu sắc (môn sinh học và hóa học).

Chưa hết, viết dính liền hay tách rời các âm tiết cũng không thống nhất trong các từ phiên âm. Trường hợp viết tách rời thì có gạch nối (ví dụ: Niu-tơn, Pa-xcan, Ác-si-mét, Nô-ben), tách rời không có dấu gạch nối (ví dụ: tua vít, ô tô, Mê Kông). Trường hợp viết dính liền như prôtêin, ôxi, phôtpho, cacbon, Aten, Nôben… Cùng một lớp nhưng SGK viết không thống nhất, môn vật lý tách rời các âm tiết và có dấu nối, còn môn sinh học thì lại viết liền.

Tùy tiện pha tạp

Sở dĩ người Việt gặp khó khăn khi đọc tiếng nước ngoài là vì ta đã quen với đọc từng âm tiết (từng tiếng) rời ra, bởi tiếng Việt là đơn tiếng. Trong khi đó, tiếng nước ngoài phần lớn đa âm, đọc nối âm, các âm tiết dính liền lại. Khác với tiếng nước ngoài, tiếng Việt không có tổ hợp phụ âm, giữa các phụ âm phải có nguyên âm mới đọc được. Người Việt thường đọc theo kiểu âm tiếng hóa các tổ hợp phụ âm.

Vì vậy, việc phiên âm dễ làm cho người ta đọc khác đi âm nguyên ngữ, nghĩa là đọc sai. Cách viết phiên âm làm cho người sử dụng khó tra tìm từ trong từ điển bách khoa thế giới. Mỗi người phát âm khác nhau. Thậm chí trong bản thân một người cũng phát âm khác nhau ở mỗi thời điểm. Người soạn sách sẽ tự cho rằng cách phát âm của mình là đúng và không chấp nhận kiểu phát âm của người kia. Vậy thì học trò biết theo ai? Hẳn học trò phải phán xét các thầy phiên âm để lựa chọn đọc theo người phiên âm đúng. Nếu không, họ phải tìm đến ngôn ngữ nguồn để tự chế ra một cách phiên âm cho mình.

SGK đưa ra một kiểu viết tiếng nước ngoài chỉ có trong SGK. Khi ra trường, các em phải học đọc chữ nguyên dạng. Thế thì tại sao không dạy cho các em biết viết, biết đọc chữ nguyên dạng ngay khi còn học phổ thông?

Nhiều người đặt tinh thần dân tộc không đúng chỗ và hễ gặp từ nước ngoài là lập tức “tái chế” cho nó thành tiếng Việt. Một giáo sư ngôn ngữ học từng phát biểu như sau: “Một số nhà ngôn ngữ cho rằng tên riêng người nước ngoài là thiêng liêng, phải viết nguyên dạng, không được phiên âm. Người ta quên mất điều cơ bản rằng tiếng Việt dùng để trao đổi giữa người dân Việt với nhau chứ đâu phải với người ngoại quốc...”. Phát biểu này có phần cực đoan. Không phải vì cho rằng từ nước ngoài là thiêng liêng nên ta phải viết nguyên dạng mà vì để đảm bảo độ chính xác nên phải viết nguyên dạng. Vả lại, mình không có quyền sửa tên người nước ngoài, cũng như người nước ngoài không có quyền sửa tên mình. Những từ chúng ta tạm dùng ai cũng biết nó là từ nước ngoài, vậy thì cần gì phải mất công “tái chế” mà không chịu giữ nguyên dạng.

Sử dụng tiếng nước ngoài sao cho không làm tiếng Việt trở thành một thứ tiếng pha tạp kỳ dị chính là cách giữ gìn tiếng Việt.

Tùy loại từ mà xử lý

Tùy từng loại từ và cách thức sử dụng mà quyết định nên Việt hóa tiếng nước ngoài hay không.

- Đối với tên tiếng nước ngoài thì không nên Việt hóa.

- Đối với thuật ngữ khoa học thì Việt hóa có mức độ.

- Đối các từ thông thường, quen dùng thì nên Việt hóa mạnh.

- Đối với các từ thông thường dùng tạm thời thì không nên Việt hóa hoặc Việt hóa ở mức độ ít.

Chiết tự vô lối

Trên truyền hình, nhiều phát thanh viên thường đọc là xe đờ-rim, mát-xì-cơ-va… khiến nhiều người cảm thấy chướng tai. Cứ phiên âm tùy tiện như thế này thì ngay cả người soạn sách còn không nhớ nổi lúc nào thì viết liền, viết có dấu, viết có gạch
 
Logged
lonesome
Trung tá
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 10:56:53 am »

Chắc phải đọc Mát xơ cơ va thành Mốt sờ Câu thì tác giả bài viết trên mời vừa lòng nhỉ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 05:10:27 pm »

 Từ Mát xì cơ va, em đảm bảo danh dự là chưa nghe lần nào cả.
 Mốt sờ câu là đọc theo tiếng Anh, Mát sờ kờ va là phiên âm theo đúng tiếng Nga.
 Lại nhớ đến chuyện ông nào tên Hùng, khi học ở Nga, đôi khi bị gọi là "khùng" và bị suy ra theo nghĩa tiếng Việt rồi tỷ tê trên báo về việc ủng hộ đọc tên cầu thủ theo quốc gia Grin - cực kỳ nhảm nhí từ người phát ngôn cho đến cái nhận định chủ quan trên. ( Grin)
 Tốt nhất, muốn chuẩn hóa hay "Việt hóa" nên có một bảng phiên âm quy định chung về cách phiên âm cũng như phát âm của từ nước ngoài ra tiếng Việt. Lấy đó làm chuẩn mực, không chỉ cho các phóng viên, phát thanh viên mà còn phổ biến nữa.
Logged
lonesome
Trung tá
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 12:55:34 am »

Tốt nhất, muốn chuẩn hóa hay "Việt hóa" nên có một bảng phiên âm quy định chung về cách phiên âm cũng như phát âm của từ nước ngoài ra tiếng Việt. Lấy đó làm chuẩn mực, không chỉ cho các phóng viên, phát thanh viên mà còn phổ biến nữa.

Làm sao mà chuẩn hóa được. Chú có nhớ Voeller của Đức toàn bị đọc là Vôn lơ không trong khi đúng ra phải đọc là Phôn lơ. Dirk Kuyt toàn bị đọc là Đờ Quýt mãi cho tới khi có người phái hiện ra tên cầu thủ Hà Lan này phải đọc là Điếc Cao  Grin nghe chói cả màng nhĩ
Sơ sơ 2 ví dụ 1 Đức 1 Hà Lan cho dễ hiểu thế. Tài liệu của mình từ nhiều thứ tiếng khác nhau, chẳng lẽ mỗi lần dich 1 ngôn ngữ mới là phải lọ mọ đi tìm xem dân nước đó thế nào à?
Gần nhất có ông Hoàng Phi Hùng cũng có cách đọc là Hoàng Phi Hồng, cách nào đúng đây?
Logged
lonesome
Trung tá
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2010, 01:14:56 am »

Rồi còn cái này nữa

Nguồn gốc của tên các nước bằng tiếng Việt, "Mỹ", "Anh", "Nhật", và rất nhiều nước khác... .

Phải mất bao nhiêu năm mới có cách phiên âm chuẩn nhỉ?
Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 09:45:16 am »

Về sách thì nguyên tắc là khi số hóa ta phải tôn trọng nguyên tác bạn ạ! Sách có phiên âm thì ta sẽ để nguyên phiên âm, sách không phiên âm mà giữ nguyên cách viết theo tiếng nước ngoài thì ta sẽ để nguyên.

Hoàn toàn đồng ý với bác Đoàn là khi sổ hóa thì phải tôn trọng nguyên tác, nhưng quả thực vấn đề phiên âm của VN ta là có vấn đề ạ. Chính vì sự phiên âm đó mà khi ra nước ngoài nhiều khi chúng ta quen miệng nói theo kiểu phiên âm của VN mà người nước ngoài không hiểu gì cả (vì nó đã ăn sâu trong tiềm thức của những người Việt Nam về sự phiên âm chưa chuẩn của ta).

SM rất bức xúc về vấn đề phiên âm trong lúc còn làm việc ở cơ Việt Nam, khi viết thư trả lời cho các bạn nước ngoài các Sếp cứ bắt phiên âm tên của một số người nước ngoài và một số tên riêng khác.... Bạn đọc không hiểu gì cả? Shocked Embarrassed

Bạn Jamda có đưa ra một ví dụ về Angkor Wat, Việt nam mình dịch là  chùa Ăng-cô-Vat là sai vì bản thân chữ Wat đã là Chùa (temple) rồi (Thái lan, Lào và Cămpuchia đều dùng từ Wat).


Theo SM, khi dịch sách thì những tên địa danh và tên riêng của họ nên để nguyên và nếu thích phiên âm thì cho vào mở ngoặc và đóng ngoặc như bạn Jamda góp ý.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 10:40:07 pm gửi bởi Simon » Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM