Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:17:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện ngắn của một cưu binh  (Đọc 32192 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 01:25:28 pm »

Trời thêm sức hay hết xí quoách luôn? Cheesy
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 01:47:27 pm »

" Định vị kiểu nầy thì thua... "
Ờ... tôi lang thang vào những năm 80 mà bác thì nhớ lại những năm 70 thì ...thua là phải. Giá mà anh em mình dắt tay nhau cùng đi thì sẽ....thắng. 
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 09:45:10 pm »

Giá mà anh em mình dắt tay nhau cùng đi thì sẽ....thắng. 
Thật tuyệt vời nếu lũ chúng ta có ngày cùng nhau dạo phố Phnom Penh
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #33 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2008, 08:36:31 am »

Lể hội xem phim

Hầu hết người Việt sống ở Phnom Penh đều biết rạp hát mang tên Phnom Penh. Rạp cách chợ Lớn mới non 1 km, đối diện là nhà thờ Trái tim, chủ quản của trường dòng Miche. Rạp được biết nhiều không vì thành phố nhỏ với chỉ mươi rạp hát hay vì thành phố không có nhiều chổ để giải trí mà vì những bộ phim mà nó chiếu. Các bộ phim được chiếu thường mang tính giáo dục cao dù nhập từ Hong Kong, hay Trung Quốc nên bà con người Việt tín nhiệm, thường đưa con em mình đến xem. Nhưng đặc biệt nhất là các phim nhập từ Hà Nội về. Hình như chỉ một thời gian ngắn sau khi phim được phát hành tại Hà Nội là có mặt tại Phnom Penh rồi. Các phim như Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm rồi các diển viên Thế Anh, Minh Đức là quá quen thuộc với người mình. Mỗi lần có phim Hà nội về là bà con háo hức đi xem, xem rổi thì xem tiếp lần 2, lần 3 cho nó đã. Kéo cả nhà cùng đi, bạn bè rủ nhau đi. Nội dung phim, diễn viên trở thành câu chuyện cho mọi người bàn tán. Họ đi xem phim theo cái cách xem sân khấu : cứ khoái chổ nào là vổ tay liên hồi, rất vui. Mấy tờ program quảng cáo phim được một số người sưu tập đủ bộ.
Ông Xihanuc có qui định, trước khi chiếu phim truyện chính thì phải chiếu phim tài liệu hay thời sự của chánh quyền. Từ những phim ông Xihanuc đi an dân, ông đi cày ruộng cùng dân theo nghi lễ và tạp tục cầu mùa mới cho đến những phim về quân đội Hoàng gia tảo thanh Khmer đỏ, tảo thanh Khmer xanh v.v. Riêng rạp Phnom Penh hay chiêu đải thêm các phim tài liệu nhập từ Hà Nội về. Các phim nầy có thể do Xưởng phim Tài liệu trung ương sản xuất hay phim do Giải phóng quay. Bà con mình rất thích thú xem. Có chứng kiến cảnh bà con xem phim tài liệu của Hà Nội hay Giải phóng mới thất cái lòng dân ta hướng về tổ quốc ra sao. Mỗi lẩn trên màn ảnh xuất hiện Bác Hồ là tiếng vổ tay vang lên từng hồi dài. Mỗi lần thấy cảnh bộ đội mình bắn cháy máy bay, xe tăng Mỹ là vổ tay cười hê hả. Lại vổ tay khi có cảnh bắt tù binh Mỹ. Lại vổ tay khi thấy cờ đỏ sao vàng, cờ xanh-đỏ sao vàng tung bay lại vổ tay. Nhiều khi hứng chí quá bà con vừa vổ tay vừa reo “Hoan hô!”, "Bravo!".
Cái lòng yêu nước vốn có cộng thêm sức tuyên truyền của các bộ phim như vậy đã hái nhiều quả ngọt. Bà con người Việt sống ở K đóng góp không biết bao nhiêu mà kể cho sự nghiệp giải phóng. Cứ nghe kêu gọi đóng góp cho Giải phóng là đóng thôi. Ngoài việc cho con em đi Giải phóng họ còn đóng góp tài chánh. Họ bỏ tiền ra mua các loại “tín phiếu” tính bằng tiền, bằng gạo. Mua là mua chứ không cần biết sau nầy (5 năm, 10 năm hay 20 năm sau?) họ sẽ được Giải phóng trả lại bao nhiêu, có lãi xuất với bù lạm phát không . Có người mua xong thì cất làm kỹ niệm, sưu tập thành bộ chơi, họ có thể đem ra khoe nhau như người ta sưu tập tem hay tiền cổ vậy. Thậm chí có người mua rồi bỏ đâu mất tiêu mà không hề tiếc. Thật trong sáng.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #34 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2008, 09:02:02 am »

Nhiều khi em thèm cái trong sáng và thanh thản như thế này! Hoan hô bác!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #35 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2008, 09:07:25 am »

 Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 04:13:56 pm »

Ông Hoàng Xihanuc.

Thú thật khi viết bài nầy tôi không biết nên dùng tước vị nào cho đúng với ông Xihanuc. Có thời ông làm vua, có thời làm thủ tướng, quốc trưởng v.v, giờ ông thoái vị nhưng vì ông thuộc dòng hoàng tộc nên tôi dùng chung tước hoàng thân cho tiện.
Ông Xihanuc là một tượng đài, một nhân vật không thể thiếu trong lịch sử đượng đại, một biểu tượng có tính tâm linh đối với người dân K. Cho dù ông nắm giử chức vụ nào thì người dân vẫn gọi ông là Xom-đếch, tạm dịch là vua. Ở K có 2 vị vua trị vì cùng lúc. Một ông vua thần quyền – vua sãi, người đứng đầu Phật giáo. Một ông vua thế quyền, ông Xihanuc là một. Cái cơ cấu quyền lực ở K khá là lắc léo. Vua thần quyền không tham gia các hoạt động chính trị nhưng được mọi người tôn thờ, kể cả ông Xihanuc cũng phải  quỳ mọp khi diện kiến, ông cũng phải tham vấn vua sãi về nhiều vấn đề néu muốn thục sự an dân. Vậy mà người dân lại yêu mến, qúy trọng, thần phục và xem ông Xihanuc như một người cha.
Người ta thường nói nhiều về các hoạt động chánh trị, nhà nước và xã hội của ông, các bạn có thể tìm đọc trên internet. Nhưng dân ta ít biết ông cũng là một người tài hoa, lãng mạng. Ông sáng tác rất nhiều bản nhạc, các bản nhạc nầy được ông tự phối khí, hoà âm, ông tự hát. Ông cho phát hành các bản nhạc dưới dạng sách, dĩa nhạc. Rồi ông làm phim truyện nữa. ông Xihanuc tự viết kịch bản, tự đạo diễn phim,  thủ vai chính. Có khi ông cùng bà hoàng hậu Monique (lai Pháp) đóng chung. Tôi có xem vài phim của ông, trong đó tôi còn nhớ phim La crépuscule (Hoàng hôn). Trong phim nầy ông đóng vai một sĩ quan quân đội. Một vị sĩ quan tài ba, oai hùng và đa tình. Ông dắt quân đi đánh Khmer xanh. Nhưng hào hùng nhất là ông đi đầu trong việc tái chiếm đền Preah Vihia từ quân xâm lược Thái. Cảnh cuối cùng là vị sĩ quan trở về bên người yêu (bà Monique đóng) trong hoàng hôn bên bờ biển. Một cảnh quay đẹp. Nhạc nền do chính ông sáng tác.
Có lẽ vì yêu nghệ thuật mà ông đã cho công chúa Bopha Devi đi theo con đường nghệ thuật. Đây là người con được nhiều người biết đến nhất, kế tới là một hoàng tử phi công đi Nga học lái Mig. Công chúa Devi không chỉ học các điệu múa cung đình, dân tộc mà còn đi Nga học múa Ballet. Khi chiêu đãi quốc khách thế nào cũng có chiêu đãi múa cung đình và Devi diễn solo trong vũ điệu Apsara, nghe đâu do mẫu hậu của ông Xihanuc đặc ra (hay đở đầu sáng tác?). Sau ngày hoà bình lập lại, bà Devi tự đứng ra và đở đầu trong việc khôi phục múa dân tộc.

(1) Ông Xihanuc và bà Monique

(2) Tập nhạc của ông Xihanuc.

(3) Bopha Devi và vũ điệu Apsara
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2008, 04:20:07 pm gửi bởi TQNam » Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM