Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:59:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tụi mình là lính e55 ( e732 ) - phần 3  (Đọc 312034 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 06:01:42 pm »

Xin gởi tặng bác Minh Châu và các bạn xem bài vài hình ảnh về sông Chinit:

Dòng Chinic chảy trên địa phận các tỉnh Kampong Cham và Kampong Chnăng.
Khu vực bác Minh Châu tác chiến năm xưa thuộc huyện Stueng Trang tỉnh Kampong Cham



Đây là dòng Chinit đứng trên lộ 6 nhìn về phía Đông tức nhìn về hướng thượng nguồn (Kampong Cham)



Và đây dòng Chinnit lững lờ trôi về phía Biển Hồ (Kampong Chnăng)



Vào một buổi chiều tà trong tiết trời man mát cuối năm, đứng trên cầu lộ 6 nhìn dòng Chinit lững lờ trôi về phía Biển Hồ rất tỉnh lặng và nên thơ các bác ạ. Lại nhìn ngược về phía thượng nguồn thấy mái chùa vàng vút cong bên bến nước... Ôi đẹp làm sao Undecided
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:24 pm »

Xin gởi tặng bác Minh Châu và các bạn xem bài vài hình ảnh về sông Chinit:

Đây là dòng Chinit đứng trên lộ 6 nhìn về phía Đông tức nhìn về hướng thượng nguồn (Kampong Cham)


Vào một buổi chiều tà trong tiết trời man mát cuối năm, đứng trên cầu lộ 6 nhìn dòng Chinit lững lờ trôi về phía Biển Hồ rất tỉnh lặng và nên thơ các bác ạ. Lại nhìn ngược về phía thượng nguồn thấy mái chùa vàng vút cong bên bến nước... Ôi đẹp làm sao Undecided


   Cảm ơn bác H3 Hùng nhiều lắm. Tấm ảnh này đẹp và thanh bình thật.Nhìn tấm ảnh nó gợi nhớ một kỹ niệm buồn...Cách nay 31 năm,vào một buổi chiều mưa tầm tả của tháng 6/1979,sau một ngày quần thảo với bọn "chuột đen", K21 rút ra lộ 6  để chờ quân xa đón về,quần áo súng đạn ướt nhem nhưng mình vẫn đứng trên cầu Chinit để tiển đưa thằng bạn cùng phường.nhập ngũ cùng ngày,cùng chung tiểu đội ở quân trường...đồng đội trân trọng đưa chiếc võng gói gọn hình hài nó lên chiếc GMC,rồi xe lăn bánh xa dần xa dần về Kampongcham trong mưa...cánh mũi cay cay...mình còn đứng đây,nó thành liệt sĩ rồi vì cứu đồng đội,nó và đơn vị của ba Vẹn không vảo kịp thì tụi mình tiêu rồi,hỉnh như ông trời cũng buồn và cứ tiếp tục mưa khi trời tối dần.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:37 pm »

Cách nay 31 năm,vào một buổi chiều mưa tầm tả của tháng 6/1979,sau một ngày quần thảo với bọn "chuột đen", K21 rút ra lộ 6  để chờ quân xa đón về,quần áo súng đạn ướt nhem nhưng mình vẫn đứng trên cầu Chinit để tiển đưa thằng bạn cùng phường.nhập ngũ cùng ngày,cùng chung tiểu đội ở quân trường...đồng đội trân trọng đưa chiếc võng gói gọn hình hài nó lên chiếc GMC,rồi xe lăn bánh xa dần xa dần về Kampongcham trong mưa...

Tặng bác phumtarop tấm ảnh chiếc cầu Chinit 31 năm sau, cũng một buổi chiều tháng 6.


Phía trước cầu Chinit gắn tấm biển rẽ phải là vào Phnom Pênh, đi thẳng là về Kampong Cham. Hừ, mỗi địa danh trên chiến trường K đều gắn liền với máu xương đồng đội Undecided Ảnh chụp lúc 2:52 PM ngày 7/6/2010
Logged
minhchau_d2e551978
Thành viên
*
Bài viết: 46



« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:22:12 pm »

    Rất cảm ơn bác H3 Hùng về những bức ảnh về sông Chinit, dòng sông đã gắn với những kỷ niệm không quên đời quân ngũ.
    
   Minh Châu xin gửi tiếp phần cuối của tự truyện...

***************************************

            HOÀI NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI ĐÃ ĐI XA ! ( phần tiếp theo )

      Những tháng cuối cùng của năm 1981 lúc d30 của f310 còn đang đứng chân ở thị xã Kampong Cham, tôi bất ngờ nhận được lời đề nghị của cô xin được cùng tôi chia sẻ những khó khăn của gia đình và xin được thay tôi chăm sóc cho hai đứa trẻ để bù đắp phần nào sự thiếu vắng tình thương của cha và mẹ ruột của chúng … Lúc ấy tôi thật sự không thể hiểu vì sao tôi lại kiên quyết khước từ tấm lòng cao quý ấy của một người con gái với tương lai tươi sáng đang chờ đón phía trước, khi cô đã chối bỏ mọi điều kiện của gia đình và tổ chức dành cho … chỉ vì một lẽ duy nhất cô muốn chờ tôi trở về… chờ đợi một người lính trận mà cô chưa một lần biết mặt
       Sau lần ấy, tôi không còn nhận đựợc thư của Ánh Lâm nữa! giữa lúc đang giằng xé với những mâu thuẩn nội tại của bản thân tôi bất ngờ nhận được một bức thư của một người không quen gửi đến… nhìn địa chỉ gửi đi từ một phường của quận I, tôi không đoán được ai đã gửi bức thư ấy cho tôi! Tôi cũng không hiểu vì sao người gửi thư lại có được địa chỉ hòm thư của tôi?

   … Bức thư tôi đã nhận, được gửi đi từ cô cháu gái của Ánh Lâm, năm đó cô bé đang là một học sinh lớp 10 của Trường Nguyễn Thị Minh Khai… toàn bộ nội dung bức thư cô bé viết cho tôi chỉ toàn là những lời oán trách… Trong một đoạn thư cô bé đã viết : “…Trước lúc viết bức thư này cho chú, cháu thật sự không biết chú là ai, làm gì và ở đâu? cháu chỉ muốn biết điều gì đã làm cho dì út của cháu, một người dì vui tính và hồn nhiên lại bổng dưng trở nên buồn khổ mà không ai trong nhà biết rõ nguồn cơn… nhiều đêm, khi ngoài đường vắng bóng người qua lại, cháu trộm nhìn vào phòng dì, cháu  thấy dì ngồi đó, một mình bên bàn viết chăm chú đọc những gì cháu không rõ… hết đọc, rồi dì lại viết … viết rồi lại ngồi khóc một mình trong đau khổ…và dì của cháu đã thức trắng nhiều đêm như vậy. Một hôm, lựa lúc dì ra khỏi nhà có việc, cháu lén vào phòng để tìm những thứ dì đã đọc …rồi cuối cùng thì cháu cũng tìm thấy những bức thư của một người lính được gửi đi từ hòm thư HT-7A2575, những bức thư đã nhàu nát do đã được dì đọc nhiều lần… xem trộm những dòng chữ dì viết cho một người lính xa lạ ở bên kia biên giới … cháu đã hiểu được điều bí mật mà dì đang cố dấu, để âm thầm buồn khổ một mình … chú ơi! chú có biết chú đáng ghét lắm hay không? Sao chú lại có thể làm cho dì út, người mà cháu hết mực yêu thương buồn đến như thế hả chú?

      Tháng 5 năm 1982, tiểu đoàn 30 rời khỏi đội hình f 310 để về nước, nơi đơn vị dừng chân trên đất nước của mình là căn cứ cũ của trại TK.60 nằm tại ngã tư Đồng Ban, cách biên giới Kà Tum khoảng 6 km. Về đây được một tuần thì tôi viết thư báo tin cho mẹ và các em của tôi…

       Lúc này Ánh Lâm đã ra trường, thay vì nhận nhiệm sở theo nguyện vọng ưu tiên của con liệt sĩ, cô lại chọn  nông trường Bà Bèo thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang để công tác…ai không biết cũng đều bảo cô “gàn”, chỉ riêng tôi thì tôi hiểu vì sao cô lại tìm đến một nơi xa xôi như thế!
       Như thông lệ, ngày cuối tuần Ánh Lâm lại mang gạo và nhu yếu phẩm về thăm mẹ và các con tôi… nhận được tin đơn vị tôi đã về nước cô mừng đến nổi đánh rơi cả chiếc bòng đựng gạo trên tay… ngay trưa hôm ấy cô vội vã đón xe đò ngược về Tây Ninh, rồi theo một trong những chiếc xe chở than có giang về Đồng Ban… mò mẫm dò hỏi nhiều lần, cuối cùng thì cô cũng tìm đến được căn cứ TK.60 nơi chúng tôi chọn làm nơi tạm trú quân… 6 giờ chiều, khi những tia nắng cuối cùng đã khuất sau bìa rừng hướng về đất K, Ánh Lâm bước chân vào doanh trại không một bóng người… vẫn tưởng mình đang đi nhầm vào một nơi nào đó …nhưng không, cô đã tìm đến đúng nơi cần tìm… nhưng rất tiếc chúng tôi đã rời khỏi căn cứ này từ sáng sớm của ngày hôm ấy… biết được tin ấy, cô thất vọng cùng cực, tưởng chừng không thể lê nổi đôi chân đã rã rời vì lội bộ hàng tiếng đồng hồ trên con đường ngập đầy bụi đỏ của vùng biên giới…
       Không thể trở về thị xã Tây Ninh trong đêm, vì chuyến xe khách cuối cùng đã rời bến lúc 17 giờ chiều! vậy là cô đành phải ngũ trọ qua đêm trên một vùng đất xa lạ, trong một một căn nhà tranh, vách đất của một gia đình làm nghề phá rừng đốt than ở Đồng Ban ... sáng hôm sau cô quay về Cai Lậy để tiếp tục chờ tin tức của tôi!

       Rời Kà Tum đơn vị chúng tôi về lại căn cứ Núi Đất của huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nơi chúng tôi đã hành quân ra biên giới vào ngày 23 tháng 8 năm 1978… do doanh trại không đủ để bố trí nơi ở cho các đơn vị mới đến, trung đội của tôi đành vào ở tạm trong một lô cao su cách căn cứ Núi Đất khoảng 2 km.

      Lần thứ hai sau khi nhận được tin báo của gia đình tôi, Ánh Lâm vội xin phép lãnh đạo nông trường về ngay Bà Rịa ngay sau khi nhận được điện thoại của Vũ em trai tôi… cô đến căn cứ Núi Đất lúc trời đã xế chiều, lo cho cô phải một mình vào rừng cao su lúc trời đã sắp tối nên vệ binh của đơn vị đề nghị bố trí cho cô nghỉ tạm qua đêm chờ sáng mai cử người đưa vào nơi chúng tôi tạm trú quân… nhưng vì nôn nóng muốn được gặp ngay người thân, cô cương quyết sẽ đi một mình vào rừng cao su. Trước quyết tâm của cô gái trẻ các đồng chí vệ binh đành phải lấy xe đưa Lâm đi tìm tôi…
      Vào đến lô cao su nơi trung đội của tôi đang trú quân, cô đang hồi hợp chờ tôi ra đón thì một lần nữa được Nhân một đồng đội của tôi báo rằng : “Sáng nay, Châu có tên trong danh sách các đồng chí đi khai thác gỗ ở nông trường Bà Tô để có cột dựng nhà tạm cho đơn vị, khoản hai tuần nữa Châu sẽ về !”. Lần này có lẽ đã quen với những điều không may nên Ánh Lâm đã không quá xúc động và thất vọng…

      Hai tuần sau, từ Bà Tô tôi trở về và được nghe Nhân kể lại mọi chuyện…thương cho Lâm tôi thầm trách cô : “Sao em cứ phải một mình chịu khổ như vậy hả em!”.
Về được hai hôm, đơn vị quyết định liên hệ mượn nhà dân để trung đội của tôi ở tạm chờ ngày ra quân vì vào mùa này mưa rất nhiều… vậy là lại lục tục kéo nhau về nơi ở mới, dù sao được sống bên cạnh những người nông dân mộc mạc, chơn chất ở một làng quê ven sông Thị Vải cũng làm cho chúng tôi cảm thấy ấm lòng sau hơn 4 năm trời chiến đấu xa quê.
       Cứ đinh ninh rằng đơn vị vẫn trú quân nơi mà Ánh Lâm đã có một đêm được ngủ ngay trên chiếc sạp tre của tôi dùng để ngủ tạm, được hít thở cái hơi hướng của một người lính trận mà Lâm vẫn mõi mắt mong chờ, bấy nhiêu cũng đủ để cô có được chút hạnh phúc hiếm hoi như lời cô đã viết trong mãnh giấy mà cô đã lén đặt dưới chổ nằm của tôi trong cái đêm cô phải ngủ giữa rừng cao su hoang vắng với bốn bề là những người lính xa lạ.

       Một tuần sau đó, lần thứ hai cô tìm về về Bà Rịa, do đã có sự tính toán trước về thời gian nên khi cô đến được bìa rừng lô cao su thì trời chỉ mới xế chiều…theo lối mòn cũ cô hăm hở đi vào rừng … nhưng điều cô chưa hề nghĩ tới đã xảy ra, nơi cách đây hai tuần cô đã từng ngủ lại, giờ không còn tìm thấy bóng dáng của bất kỳ anh bộ đội nào ở đây! : “Họ đã đi đâu”? cô đã tự hỏi mình như vậy, trả lời cô chỉ có tiếng reo của lá cây trong gió… rất may một người phụ nữ đi lượm củi về muộn đã chỉ đường cho cô về ngôi trường nhỏ của xã Long Phước - huyện Long Điền nơi trung đội của chúng tôi đang ở trọ trong nhà dân.

       Đã hơn 6 giờ chiều… hôm ấy do chúng tôi vào rẩy giúp Bác Tư chủ nhà đưa gỗ về sân nhà nên chỉ còn 5 anh em ăn tối bên hiên nhà bếp của Bác Tư … đang cởi trần ngồi ăn dỡ bửa cơm tối … tôi nghe tiếng của Chị hai con Bác Tư gọi : “Chú Châu ơi! ra xem ai đang tìm chú nè, coi có phải là người  nhà lên thăm hôn?” … chưa kịp lùa xong miếng cơm cuối cùng trong chén… tôi đã thấy một cô gái nhỏ nhắn bước qua cửa, dứng dưới hiên nhà đưa mắt nhìn vào nơi mấy anh em tụi tôi đang ăn bửa tối… tôi rời chổ ngồi dứng lên, với tay lấy chiếc áo máng trên vách nhà, mắt vẫn không rời cô gái… tiếng chị hai giục cô gái : “Người đang bước ra là chú Châu đó, cô coi đó có phải là người quen của cô cần tìm hôn?” … Lâm đứng đó bất động… rồi bật khóc nức nở… tôi còn chưa biết phải làm gì, cô đã bước vội đến ôm chặt lấy tôi, mặc cho những người trong gia đình Bác Tư và đồng đội của tôi đang nhìn chúng tôi bằng ánh mắt kinh ngạc… cô nói với tôi bằng giọng hờn trách : “Anh có biết, Lâm đã đi tìm anh, còn khó nhọc hơn cả đi tìm chim không… tôi rất giận anh… nhưng tôi không thể không nghĩ về anh được, anh có hiểu không?”.
      Đêm ấy, người đồng đội chung giường với tôi đã nhường lại cái không gian đầy ắp những cảm xúc ấy cho chúng tôi…không biết đêm ấy chúng tôi đã nói với nhau những gì, nhưng tôi nhớ chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều về những ngày nghèo khó của tuổi thơ, những tình cảm đong đầy khi phải sống trong sự chờ đợi… sự chờ đợi của những người chưa một lần được biết mặt nhau, nói với nhau về những tháng ngày sắp tới đây khi tôi không còn là một người lính xa nhà … và còn nhiều nữa những câu chuyện không có sự khởi đầu và cũng không có hồi kết thúc.

      Sáng hôm sau, tôi tiển Lâm ra bến xe để về lại nông trường với lời hẹn sẽ gặp lại nhau ở Sài Gòn sau khi tôi chính thức nhận quyết định phục viên để trở về với mẹ, với các em và hai đứa con bé bỏng của tôi.
      Tôi về được một tuần ở nhà, thì Ánh Lâm đến thăm gia đình… bước vào nhà nhìn thấy chiếc áo bộ đội bạc màu mắc trên móc áo Lâm biết tôi đang ở một mình trên phòng… hỏi thăm mẹ tôi đôi câu, rồi gọi hai đứa nhỏ đến hỏi thăm việc học. Nhân lúc hai đứa trẻ ra ngoài Lâm xin phép mẹ tôi được gặp tôi để cô nói với tôi về  những điều cô còn chưa nói được…  Buổi gặp hôm ấy, Lâm không nói gì, chỉ căn dặn tôi hãy cố tìm những việc làm phù hợp để giúp mẹ, đừng vì cuộc sống khó khăn mà làm điều gì tổn thương đến hình ảnh của một người lính đã từng sống và cống hiến tuổi trẻ của mình cho lý tưởng…
      Trước lúc chuẩn bị về lại nông trường Lâm trao cho tôi chiếc đồng hồ kiểu nữ cô vẫn thường hay đeo trên tay rồi nói : “Với anh, tôi có thể dâng hiến tất cả những gì quí giá nhất của tôi cho anh, nhưng điều đó đã không thể … vậy anh hãy vì tôi mà nhận lấy chiếc đồng hồ này và chiếc xe đạp dưới nhà để có phương tiện mà đi tìm việc… tôi mong anh hãy gìn giữ những kỷ vật này vì nó sẽ thay tôi ở bên cạnh anh những lúc anh cảm thấy nhớ đến tôi, tôi thật lòng muốn được nhìn thấy anh có được hạnh phúc, vì một lẽ những đứa trẻ đang cần có tình thương của một người mẹ diu hiền…
      Đưa hai đứa trẻ ra chợ để chúng chọn mua mỗi đứa một bộ quần áo xong cô quay lại chào mẹ tôi, rồi lặng lẽ ra đi … và không bao giờ còn trở lại. Đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.

      Giờ đây mỗi khi lục tìm lại những kỷ vật xưa cũ, trong đó có bài báo cũ của  năm nào, bài báo đã đưa cô đến với tôi và nó đã trở thành một kỷ vật thiêng liêng của riêng tôi... Suốt 30 năm qua tôi vẫn cứ mãi dằn vặt trong lòng mỗi khi nhớ lại những lời oán trách của cô bé học sinh lớp 10 năm nào đã gửi thư cho một người lính không quen … đâu đây tôi như vẫn còn nghe rất rõ giọng trách hờn của cô gái nhỏ : “Chú ơi! chú có biết chú đáng ghét lắm hay không?”

                                               Phan Minh Châu - Cựu chiến binh  C8 D2 E55
                                                 Email : minhchaumttq11@yahoo.com.vn
                                                                   Mobifone : 0903844603

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:29:46 pm gửi bởi minhchau_d2e551978 » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:47:23 pm »

     Đưa hai đứa trẻ ra chợ để chúng chọn mua mỗi đứa một bộ quần áo xong cô quay lại chào mẹ tôi, rồi lặng lẽ ra đi … và không bao giờ còn trở lại. Đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.

Lạ quá, mối tình này lạ quá! Hình như đây không phải là tình yêu nam nữ thông thường. Nó giống như là tình bạn, thật là cảm động.
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 11:35:03 pm »

Một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, chỉ tiếc là cái kết không trọn vẹn.
Anh Châu ơi! các con của anh có phê bình anh về vụ này không?
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
minhchau_d2e551978
Thành viên
*
Bài viết: 46



« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 06:36:07 am »

          Thân chào H3 Hùng Brest !
 
          H3 Hùng! xin cảm ơn bạn rất nhiều về những bức ảnh đặc tả dòng sông Chinit thanh bình với mái ngói đỏ của một ngôi Chùa mà tôi cảm nhận rất thân quen, trong những năm tháng cùng bạn xây dựng chính quyền non trẻ của đất nước Kampuchia vào các năm 1978 - 1980, chắc cũng như tôi tuy thời gian công tác và chiến đấu ở Stueng Trang không dài những H3 Hùng hẳn cũng có nhiều kỷ niệm đẹp ở đây! Tôi suy luận điều đó vì tôi cũng đã trải qua những khoảnh khắc phải đấu tranh với chính bản thân mình, trước sự sự quyến rũ của những "Crơ mum" với đôi mắt đen to, chân mày rậm đen... nét đặc trưng của những cô gái Khhmer gốc Hoa, dù ở đây là huyện lỵ có rất nhiều người Khhmer gốc Chăm (vì vậy gười ta mới gọi nó là "Bến người Chăm - phiên âm là Kongpong Cham) không biết có phải như vậy không hả H3 Hùng?

        Trở lại với câu hỏi của người bạn mới Brest, mình rất hiểu bạn đang muốn hỏi gì nhưng mình muốn các bạn mỗi người hãy tự tìm cho mình một hồi kết... Riêng với bả thân mình, nhắc lại chuyện cũ mình cảm thấy vẫn có điều gì đó như một mặc cảm với người con gái ấy... nhưng biết sao hơn vì đó là mệnh lệnh của trái tim cho dù trái tim của chiến binh Phan Minh Châu ngày ấy là một trái tim đa cảm... chỉ có điều khi tôi trở về với các con của mình thì chúng lại tiếp tục "bị" đánh mất một tình thương của một người chúng đã xem như là mẹ của chúng... buồn thật phải không các bạn!

                                                                             Minh Châu
         
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:53:13 am »


        HOÀI NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI ĐÃ ĐI XA !
...
       Câu chuyện bắt đầu từ một buổi chiều thứ bảy, lúc cả nhà đang chuẩn bị cho bửa cơm chiều thì gia đình bất ngờ đón một người khách lạ… một cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn, trắng trẻo...mang trên vai một chiếc bòng bằng vải dù… theo lời giới thiệu của đồng chí cán bộ phụ trách công tác thương binh - xã hội của Ủy ban nhân dân phường 3, cô rụt rè gỡ chiếc nón tai bèo trên đầu xuống rồi nhỏ nhẹ hỏi mẹ tôi : “Thưa bác, đây có phải là nhà của anh Phan Minh Châu không hả bác”… mọi người trong nhà như linh cảm đã có điều gì không may đã xảy đến với tôi … mẹ tôi run rẩy hỏi “Chú và cô đây đến để báo tin về con tôi phải không…” nói đến đây bà không còn giữ được bình tỉnh, quay sang ôm lấy đứa cháu nội gái đang đứng ngơ ngác bên cạnh rồi bật khóc. Người cán bộ đi cùng với cô gái vội lên tiếng trấn an cả nhà : “Dì ba hiểu lầm rồi, cô đây là sinh viên, được biết gia đình của anh Châu đang gặp khó khăn, do anh còn phải làm nghĩa vụ ở chiến trường, nên tìm đến thăm và tặng quà cho hai đứa nhỏ con của anh Châu, vì không tìm được nhà nên cô đã đến phường nhờ cháu chỉ đường tìm nhà chứ không có tin gì đâu dì ba!”
   …Gạt vội giọt nước mắt mừng vui trên đôi gò má nhăn nheo, mẹ tôi yên lòng đón khách vào nhà. Sau bữa cơm tương rau cùng ăn với gia đình tôi, đêm đó Ánh Lâm ngỏ ý xin phép mẹ tôi được nghỉ lại qua đêm ở nhà tôi, vì cô muốn biết nhiều hơn nữa tình cảnh của mẹ tôi và những đứa trẻ con tôi, khi không có tôi người lao động chủ yếu của cả nhà bên cạnh.
...
Câu chuyện của người lính thật cảm động và rất thực. Có những chi tiết mà chỉ người lính chiến mới hiểu hết, những chi tiết như tình cảm của gia đình đối với lính trận: trong nhà lúc nào cũng chờ đợi tin con nơi 1 phương trời xa lạ nào đó, nhưng hễ khi có người trong đơn vị về đến thì lại sợ tin xấu đến chảy nước mắt. Khi mới sang K, mỗi lần có xe đơn vị về TP công tác, yta thường gởi thơ tay về nhà nhờ các anh đưa tận tay và trấn an gia đình, các anh qua kể lại là thường bị gặng hỏi 1 câu rất khó chịu: "Nó có bị gì không, ở nhà lúc nào cũng muốn đứng tim khi thấy ai mặc áo bộ đội tới thăm ...". Vì ngại ở nhà cứ hồi hộp tin báo tử nên có 1 năm yta không gởi thơ về chúc tết nữa, anh văn thư tới nhà hỏi thăm và xin ở trọ, nhưng vì không có thơ tay như lần trước nên anh chỉ dám xin ngủ lại ở hiên nhà. Người nhà yta lại còn lo lắng hơn, cứ gặng hỏi coi yta bị chết hay bị thương hay sao mà không thể viết thơ, còn anh ta thì không dám vào nhà ngủ! Cám ơn bác Minh Châu với những dòng tâm sự chân thật của người lính chiến.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #48 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:40:17 am »


        … mọi người trong nhà như linh cảm đã có điều gì không may đã xảy đến với tôi … mẹ tôi run rẩy hỏi “Chú và cô đây đến để báo tin về con tôi phải không…” nói đến đây bà không còn giữ được bình tỉnh, quay sang ôm lấy đứa cháu nội gái đang đứng ngơ ngác bên cạnh rồi bật khóc...
...
Câu chuyện của người lính thật cảm động và rất thực. Có những chi tiết mà chỉ người lính chiến mới hiểu hết... "Nó có bị gì không, ở nhà lúc nào cũng muốn đứng tim khi thấy ai mặc áo bộ đội tới thăm ...".

   Các bác biết đó thời điểm ấy ở nhà mà có con ra mặt trận thì cha mẹ, người thân cứ phập phòng như ngồi trên bếp lửa vậy. 1986 mình bị thương trong Sandeak không biết bằng cách nào thông tin đã lọt về đến nhà,không phải bị thương nữa mà là "đứt bóng" rồi.Thế là "ông già" tất tả đi lên các nghĩa trang Xa-mát và Đồng Ban để tìm mình,được các bác quản trang tận tình giúp đỡ tra tìm danh sách nhưng đâu có ra, vì mình vẫn sống nhăn răng...
   Mình không muống gia đỉnh lo lắng,nên khi bị thương mình không viết thư từ gì cả,sau khi vết thương tạm ổn mình lại theo đơn vị tiếp tục phối thuộc với tiểu đoàn 3 hành quân trong Prey Key thì được 2w thông báo lệnh của E,cá nhân mình bàn giao chỉ huy đơn vị đang làm nhiệm vụ và theo thiết giáp M113 quay ra Pav gắp nhưng không nói để làm gì.Ra đến chỉ huy sở E gặp "bà giả" mình vượt biên một mình qua tận nơi để tìm con,mình chỉ còn biết từ trên thiết giáp nhảy ào xuống ôm mẹ mà không nói được lời nào...nay mẹ đã đi xa rồi,thương lắm...
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:08:08 pm »



Tặng bác phumtarop tấm ảnh chiếc cầu Chinit 31 năm sau, cũng một buổi chiều tháng 6.


Phía trước cầu Chinit gắn tấm biển rẽ phải là vào Phnom Pênh, đi thẳng là về Kampong Cham. Hừ, mỗi địa danh trên chiến trường K đều gắn liền với máu xương đồng đội Undecided Ảnh chụp lúc 2:52 PM ngày 7/6/2010

   Xin cảm ơn bác H3 Hùng nhiều lắm. Bác đã giúp mình nhớ lại kỹ niệm không quên,hình ảnh chiết cầu của chiều mưa năm ấy nó lờ mờ trong tâm trí ngày một xuống cấp của mình,bay giờ được mục thị lại cảnh xưa thấy lòng bồi hồi...đúng rồi,đúng rồi là nó đó,chắc chắn bác đã từng cùng đơn vị hoạt động ở khu vực này và có nhiều kỹ niệm nên mới chụp lại nó.Một sự ngẫu nhiên đến chính xác ,dáng cầu với màu sơn xám không thay đổi,chỉ có con lộ là được mở rộng ra thì phải,hàng cột điện trước kia củng không có...chính nơi đầu cầu này là nơi đổ quân của đại đội 21 và tiểu đoàn 3 e55,nói là là đại đội nhưng chỉ còn hơn 30 quân, chuyển quân gọn trên một chiếc GMC,hao hụt hết 1/2 kể từ tháng 8/1978 đến 6/1979. Cách đầu cầu hơn 50m phía bên tay trái ( hình như chổ biển báo tròn tròn ) có một đường bò nhỏ giữa phum đi vào hơn 2Km là nơi đã xảy ra trận đánh quyết liệt giữa E55 và tụi Pot.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM