Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:42:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 429 một thời máu & lửa  (Đọc 359015 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #510 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2011, 11:00:15 am »

Mời các bác CCB E429 "xem hình đoán đồng đội cũ" nhé!!! (Anh Toán D phó D9, BS Tự chủ nhiệm quân y E429 còn lại là 3 vị lính 78)
  Em là Việt, quê ở Sơn Tây. Nhìn ảnh thì nhận ra anh Toán-C trưởng C19E429. Năm 1978, Cùng nằm chốt với bọn em tại Lò Gò , Cửa Mở. Còn anh Tự-trưởng ban quân y E429. Năm 79,Em cùng ở với anh Tự ở A3E429.
Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #511 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2011, 08:42:01 pm »

  
CHUYỆN ANH THƯƠNG BINH    ( phần một )



       Làn khói hương lặng lẽ dâng lên rồi lan tỏa trong không gian, che mờ đi khuôn mặt của người đàn ông này. Ngồi thắp nén hương cho đồng đội đã ngã xuống, những ký ức chợt ùa về trong anh. Ngày ấy, trong một lần cùng đồng đội C22 vận tải E 429 đi cáng tử sĩ, anh đạp phải mìn đôi 652A của địch. Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, anh nhận ra đôi chân mình đã lìa khỏi cơ thể.
       Anh  nhớ lại ngày ấy, cái tuổi hừng hực khí thế thanh xuân cầm súng hăng hái xông ra chiến trường. không ngờ hai năm sau, anh đạp phải mìn, "đau đớn tưởng như không thiết sống nữa".anh nói  nhiều lúc tôi muốn tìm đến cái chết để khỏi phiền lụy đến đồng đội, gia đình. Nhưng mình là đàn ông...". Anh  bỏ lửng câu nói của mình rồi nhìn xa xăm nhớ về ký ức... người đàn ông trung niên không có chân, phải dùng hai chiếc ghế để làm chân giả, anh tên Nguyễn văn Hòa quê ở Gò Công Đông Tiền Giang nhập ngũ tháng 3/1986 anh sang CampuChia tháng 7/1986 về công tác ở tiểu đoàn 10 trung đoàn 429, đơn vị đóng quân ở chân núi Bantaveng –F912,ở đây công tác được một năm sau đó anh  bị sốt đái huyết cầu tố, đơn vị  chuyển anh về công tác tại C22 vận tải bộ E429 đóng tại phum CàTum, sang đến năm 1988 đơn vị C22 lại chuyển vào Chơ-Rưng nhiệm vụ cáng thương binh tử sĩ - lương thực - vũ khí đạn dược cho tuyến trên, thời gian trôi qua cho đến một buổi chiều tối ngày 17/7/1988, sau khi họp giao ban C22 nhận chuyển một ca tử sĩ  từ Chơ-Rưng ra bàn giao cho C18 đóng ở ngầm 3, đoạn đường dài khoảng 6km, sáng hôm sau 6 đ/c được phân công đi công tác hôm đó gồm Trường – Thuận – Trúc – Bé – Tuấn và anh Hòa.... vì đêm qua có mưa nên sáng nay trên đường đi nhiều đoạn ngập nước  phần nào gây trở ngại cho các anh trong việc cáng bộ như thế nầy, đi được khoảng 3km anh Hòa vừa bước qua vũng nước, chân phải vừa chụm vào chân trái  thi anh nghe một tiếng nổ lớn " ẦM " khói bốc lên...! anh nhớ lại lúc đó chỉ biết la lên thằng nào đạp mìn...! nhưng tất cả đều im lặng.....! một sự lặng im đến khiếp sợ....!! và anh đã quỵ xuống , diễn biến sự việc quá nhanh đến nỗi anh không nhận ra chính mình là người bị đạp mìn lúc đó, nhìn lại thì đôi giầy không còn nữa hai chân đã dập nát gần đến đầu gối , nhưng anh vẫn không buông ca tử lúc đó Thuận và Bé chạy đến đỡ ca tử xuống rồi xé phần quần đã rách carô đôi chân còn lại cho anh, sau đó bắn liên lạc cho c18 ra bàn giao ca tử, vội vàng đưa anh quay lại bệnh xá chơ rưng băn bó và điều trị
      Tỉnh dậy sau cơn hôn mê nhìn lại thì đôi chân đã bị cắt đến đầu gối, nổi buồn trào dâng anh đã bật khóc những giọt nước mắt chứa chan bao nổi khổ đau của người lính xa quê hương....!  sao mình lại phải gánh chịu một hoàn cảnh nghiệt ngã như thế nầy, không biết rồi đây cuộc sống gia đình vợ con ra sao...? ngày anh đi đứa con trai lớn tên Nguyễn thành Phú vừa tròn 2 tuổi bé gái thứ hai tên Nguyễn thị như Qúy được một tuổi, hay tin anh như thế nầy vợ con anh không biết có vượt qua được nổi khổ sở khi anh đã bị mất đi đôi chân không...? những ngày sau đó anh em đồng đội đến thăm động viên an ủi phần nào anh cũng vơi đi nỗi buồn, nằm ở bệnh xá được một tuần anh được chuyển ra tuyến sau rồi về VN
        Anh cùng một số anh em thương binh mặt trận 479 được về điều trị tại bệnh viện quân y 7C ở Thủ Đức, TP HCM, anh nằm đây điều trị được 10 ngày, không ngờ đúng là trái đất tròn anh gặp lại đồng đội của mình là anh Lâm thiện Khâm công tác ở D10 – E 429 anh Hòa đã công tác ở đây một thời gian với anh Khâm , anh Khâm bị cụt một chân phải trước đó có vài tháng , thôi thì ( lá rách đùm lá te tua ) , mỗi ngày anh Khâm chống nạn đến thăm bạn khi thì mua cho gói thuốc khi thì hộp bánh ,nằm điều trị ở đây một thời gian sau  vết thương đã lành , anh Khâm với đôi nạn gỗ và một ít tiền dành dụm , anh đã lặn lội ra bến xe miền tây đón xe đò về Gò công Đông – Tiền Giang quê hương anh Hòa để báo tin cho gia đình . theo lời dặn của anh Hòa nên anh Khâm chỉ báo sự thật về thương tật của anh Hòa cho hai người anh trai , còn nói với mẹ và vợ là anh chỉ bị thương mà thôi.......!!
    
                 ( CÒN TIẾP.....!! )
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2011, 09:47:57 pm gửi bởi dongadoan » Logged

bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #512 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2011, 03:48:21 pm »

 Lâu quá mới thấy bác chủ thớt về nhà đánh tiếng,chậm chút nữa là đưa vào diện "giải tỏa-quy hoạch" !
 Bác khâm thì em biết rồi còn bác Hòa thì chưa ,bác kể tiếp câu chuyện đi bác !
 Hôm off ở quán CHÚ ĐỘI ,Anh Nhỏ kẹt sinh hoạt chi bộ ( Là Bí thư mà),không tham gia được ,cũng nhờ mấy bác bận đột xuất mà anh em mình con ghế mà ngồi ,chứ nếu không thì chắc là "buffe đứng quá  Grin . Tối qua bác nhỏ nói sáng nay sẽ sang Q11 viếng mẹ Cẩm Giang ( Dũng LL) .
  -Đây : kon tia hien pot và bác Khâm -2 kỳ địch thủ năm xưa giờ "tái nạm" ! (cả 2 đều..còn 1 giò) và cùng đổ quạu ,tay khoác vai Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #513 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 10:12:12 pm »

sao dạo này thấy các chú ít tham gia viết bài vậy?!
các chú cố gắng viết nhiều bài kể về trung đoàn 429. Ngoài bắc, anh em lính cũ của đơn vị đang cố gắng rủ nhiều người tham gia vào quân sử để viết bài ôn lại kỷ niệm chiến trường.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #514 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2011, 12:01:19 am »

hehe mấy bác 429 vào phụ bác VTĐ 1 tay đi vì dạo này bác Đức phải cày nhiều không có thời gian  Grin.
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #515 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 04:27:27 am »

CHUYỆN ANH THƯƠNG BINH  ( Phần 2 )

   Anh Hòa viếng nghĩa trang liệt sĩ thành phố nhân ngày 27/7/2010 ( anh ngồi bên phải )
          ***********************************************************



         Để tiếp tục đi tiếp ( phần hai ) tôi xin bổ sung thêm một chi tiết không thể thiếu được ở ( phần một ) mà theo lời kể của anh Hòa thì tôi thiết nghĩ, Tình đồng đội của người lính tình nguyện VN trên chiến trường Campuchia ngày ấy, trong những lúc khó khăn gian khổ các anh đã thể hiện cái nghĩa cái tình đạo lý ở đời nó trong sáng cao thượng ....! từ tình đồng chí đồng đội trong những lúc hoạn nạn, tình cảm đó được hình thành từ sự cảm thông hiểu rõ hoàn cảnh tâm tư của nhau, từ những người bạn xa lạ thành ” tri kỉ ” một việc làm bình dị của anh Khâm tôi thấy thật cảm động và đáng trân trọng, tình cảm của người lính thời ấy.....!! những ngày đầu về nằm điều trị ở viện Quân y 7C anh Hòa gặp rất nhiều khó khăn, vì vết thương chưa lành, việc sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào các cô hộ lý chăm sóc , nhưng đâu phải lúc nào các cô cũng túc trực bên giường bệnh, cho nên ( lá rách đùm lá te tua ) phải ra tay....! anh Khâm bỏ đôi nạn gỗ ra, một chân chống đất, chân cụt gác lên giường bế anh Hòa lên để mà giải quyết việc tiểu tiện......!! hình ảnh đó bao năm rồi nhưng anh Hòa vẫn nhớ mãi
    Về đếnTiền Giang thì trời đã tối, cho nên anh Khâm nghĩ lại nhà anh Hòa một đêm ,sáng ra cùng gia đình trở lại bệnh viện 7C Thủ Đức TP.HCM  thăm anh Hòa , vợ anh Hòa vì bận việc ruộng vườn và lo cho hai con nên chỉ có mẹ và hai người anh trai lên thăm . đến nơi nhìn thấy cảnh con mình cụt hai chân nằm trên giường bệnh như vậy mẹ đã ôm anh Hòa khóc thảm thiết, mẹ không ngờ con trai mình ngày ra đi lành lặn mà giờ đây lại ra nông nổi nầy , phần hai người anh tuy không khóc như mẹ, hai anh cố nén nhưng nước mắt cứ tuôn ra thương xót cho em mình phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần...!
    Nằm điều trị tại Quân y viện 7C được 6 tháng, anh Hòa được chuyển về trung tâm điều dưởng  Đoàn 44 Quân khu 9, anh nằm ở đây thêm 6 tháng nữa,  sau đó ban thương binh xã hội tỉnh Tiền Giang nhận anh  về Khu Điều Dưởng thương binh Tiền Giang thêm một năm,sau đó mới chính thức trở về  gia đình tại Gò Công Đông Tiền Giang quê hương mà anh xa cách bao năm nay...! nhưng những ngày đầu về lại gia đình tủi cho thân phận giờ đây là một thương phế binh cứ nghĩ đến là anh buồn .....! chán nản....! không kềm chế được bản thân mình nữa với chiếc xe lăn anh cứ đi lang thang nhậu suốt ngày ở ngoài , thậm chí không về nhà, mãi cho đến năm 1990  chị Hòa đã sinh thêm bé gái thứ ba tên Nguyễn thị thanh Thủy, và địa phương lúc bấy giờ mới cất cho anh một căn nhà tình nghĩa  một ít vốn, lúc nầy anh mới tập trung vào việc làm ăn như mua sắm một chiếc xuồng và lưới hành nghề đánh bắt cá lênh đênh trên sông nước miền tây từ dạo ấy nhờ vậy mà gia đình khắm khá lên đôi chút cùng với số tiền trợ cấp cho thương binh anh tập trung cho các con ăn học , vậy mà không bao lâu con trai lớn Nguyễn thành Phú đã thi  vào cao đẳng công nghiệp 4, bé gái  Nguyễn thị Như Qúy đã  vào trung học công nghiệp, và đứa con gái út Nguyễn Thị Thanh Thủy đang học năm thứ 3 viện quân y K120 – Tiền Giang , cuộc sống gia đình tưởng chừng như đang tạm ổn không ngờ vào một ngày tháng 4 năm 2000 vợ anh qua đời vì căn bệnh ung thư phổi anh buồn lắm nhưng cũng cố gắng lo cho các con  hiện tại thì hai cháu lớn đã có gia đình và ra riêng, cháu Thanh Thủy vừa học vừa làm ở bệnh viện nên thỉnh thoảng mới về thăm nhà , phần anh việc nước đã xong việc nhà tạm ổn với số tiền trợ cấp hàng tháng cũng đủ lo cho bản thân, có một chuyện anh tâm sự với tôi rằng, hai năm gần đây không hiểu sao hai chân anh đau nhức trở lại , anh có đến bệnh viện Triều An chụp hình thì không phát hiện gì, rồi tìm hỏi khắp nơi nhờ bạn bè chỉ bảo anh uống thuốc nam thấy cơn đau có giảm đi đôi chút tuy cuộc sống sau nầy có phần trở ngại, nhưng với anh tình đồng đội vẫn không phai nhòa trong ký ức , với chiếc xe gắn máy dành cho người khuyết tật,  hằng tháng từ Tiền Giang anh tranh thủ lên TP.HCM họp mặt CCB E 429
       Sự vượt khó đi lên của anh Hòa, làm tôi cảm động tập trung viết nốt phần hai của câu chuyện, thiết nghĩ không riêng gì anh Hòa mà hiện tại có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cơ cực mà các anh vẫn không trùn bước , các anh đã thể hiện bản chất tốt đẹp của người lính từ đó đã tạo nên những vần thơ tiếng hát bài ca về anh thương binh đã vang vọng mãi hôm nay cho đến mai sau, hình ảnh người thương binh chống nạn, cứ mỗi bước là để lại một dấu tròn của đế nạng trên bãi cát có cái gì đó làm trĩu lòng người . Nhưng rồi khi hát lên “...Anh thương binh vẫn đến trường làng , vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương . Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời . Bài hát có đồng lúa miên man câu hò....” thì cái cảm giác đó chừng như vượt thoát khỏi hồn người để ta như bay bổng theo từng lời hát.Ngày trở về hình ảnh anh thương binh trong ngày trở về cũng hết sức lạc quan,yêu đời:”.....chống nạn cày bừa, vì thương yêu anh nên ngày trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ.ngày trở về lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ.....” lời ca tiếng hát phần nào cũng động viên an ủi các anh, Tôi thực sự xúc động về những câu chuyện các anh kể lại những tháng ngày nơi chiến trường cũng như những ngày ở viện.....! tình đồng đội, quên sao được những ngày tháng "nếm mật nằm gai", sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Xưa khi vào chiến trường không có nước mắt rơi, nay gặp lại nhau nghẹn ngào khó tả.......!!


    
    
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2011, 02:48:12 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trần Hứa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 128



« Trả lời #516 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 02:53:33 pm »

Nhân dịp bác Đức viết bài về đồng chí Hòa Tiền Giang Hứa xin gửi 1 số hình ảnh của E429 tại nghĩa trang liệt sỹ TP ngày 27-07-2010
A Hòa và a Phú E429 đều mất 2 chân



Nhìn 2 đồng đội di chuyển a/e đều ngậm ngùi thương cảm





Vẫn....nhảy múa hát ca cùng đồng đội

Thanh Loan trong hoạt cảnh đón người lính trở về





Cô y tá Phan Thị Minh Hiền(áo trắng) và Trương Thị Hợp(áo tím),hai cô đã trực tiếp chăm sóc cho đồng chí Hòa tại Quân Y Viện 7C Thủ Đức năm xưa, giờ đây sau gần 30 năm tình cảm a/e vẫn gắn bó,hai cô vẫn thừong xuyên về thăm và sinh hoạt chung với E429,tuy ở rất xa(Hiền ở Củ Chi,Hợp ở Tiền Giang)

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2011, 05:33:46 pm gửi bởi Trần Hứa » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #517 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 03:12:48 pm »

Xem ra cái địa bàn của 429 phụ trách chua quá , mìn nhiều quá . Nói thật lòng đánh nhau không ngán tí nào nhưng cứ phải mò mẫm đi vào cứ địch hay những con đường đầy mìn ai cũng hồi hộp lo sợ không biết nó nổ lúc nào . Cảm nghĩ của bác Hòa cũng khá giống em khi trái mìn nổ  : Ầm 1 cái khói đen mịt mù toàn thân tê dại , thôi mình bị rồi ..khói tan nghe huỵch một cái , thằng kế bên té xuống , rên khe khẽ , lúc đó không thấy mừng cho mình mà thấy xót xa cho bạn .
Các bác 429 thật xứng đáng được phong anh hùng .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #518 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 04:22:55 pm »

Hi trung đoàn em cũng có vài anh em cụt cả hai chân nhưng may mắn sống sót , riêng đơn vị em những anh em bị mìn KP2 mất 2 chân đều hy sinh cả , nếu lúc bị mìn may mắn có đồng đội bình tĩnh garo kịp thời còn hoạ chăng .
Anh Hoà người bến Thuỷ khi bị mìn ngoài suối cạn anh em vận động chạy ra thì anh ấy tái nhợt vì mất máu rồi , quãng đường gần 3km lấy đâu mà kịp , cái chân anh còn dính tý da em với thằng Việt cắt bỏ lại ngay đó , nhưng chỉ bỏ lên cáng chạy vội đến đơn vị thì anh đã ra đi cùng vói thằng Minh , sáng hôm sau hai đứa phải ra chôn hai cái chân cho anh ấy .
Huỳnh năm Phương cũng bị mìn gần khu vực ấy và hôm sau ra nhặt nhạnh cái gì sót lại thì phát hiện trái mìn KP2 gài đạp nổ ngay vũng máu , may mắn anh em ra làm công tác thương binh không đạp phải .
Thằng Bốn đồng hương em quê Đức Linh cụt hai chân , thời gian an dưỡng tại trại Vũng tàu hi hi phát sinh tình cảm với cô điều dưỡng bây giờ có hai cô con gái kháu khỉnh , vợ bây giờ làm cô nuôi dạy trẻ ở xã chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình , CTY cao su nhận đỡ đầu chăm sóc xây dựng nhà cửa rất chu toàn .. hì lâu lâu gặp nhau vạch bụng nó lên chỉ vào các vết sẹo do dùng dao rạch bụng mình hỏi đùa .
Sao lúc ấy mày không đâm sâu sâu ý ?
Hì không hiểu sao lúc ấy tao chán đời quá muốn chết cho xong .
Vậy mày biết sau mấy có vợ con như ri mầy dám không .
Hì biết như vầy dại gì mà chết mảy .
Còn anh Hồng tuy cụt hai chân nhà ở Gò Vấp nhưng có trang trại nuôi heo rừng rất hoành tráng ở hồ Trị An .
Nhưng tôi thương càm nhất những đồng đội hiện nay vẫn còn nằm ở trại Vũng Tàu , những thương binh bị sọ não và cột sống , hôm anh em vào thăm người lính tài vụ cũ của trung đoàn , một trái mìn tăng hất tung cả xe mộ mình nó vẫn còn bám chắc những thanh gỗ quanh thùng , lúc anh em chạy đến nó vẫn đứng bất động trên người không hề hấn gì , hi gọi tên nó và nó buông hai tay ra đổ thụp xuống thùng xe , anh em cáng vội về bệnh xá thì ra nó gãy cột sống .
Từ năm 80 đến nay nó vẫn nằm như vậy không biết xã hội bên ngoài trôi tới đâu , may mắn thay cô điều dưỡng lại nảy sinh càm tình , một người vợ ba mươi mấy năm nuôi nấng chồng nhưng không biết cảm giác của VỢ CHỒNG như thế nào cả , bác sỹ Phượng bệnh viện Từ Dũ đến thăm và cấy ghép cho hai vợ chồng một đứa con , cháu năm nay đã 18 tuổi .
Anh em ta may mắn lành lặn trở về nhưng mỗi lần vào nghĩa trang liệt sỹ hay nhìn những đồng đội mình lòng tôi lại có cảm giác nao nao .
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2011, 04:29:50 pm gửi bởi quyenkh » Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #519 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 07:21:34 pm »

Xem ra cái địa bàn của 429 phụ trách chua quá , mìn nhiều quá . Nói thật lòng đánh nhau không ngán tí nào nhưng cứ phải mò mẫm đi vào cứ địch hay những con đường đầy mìn ai cũng hồi hộp lo sợ không biết nó nổ lúc nào . Cảm nghĩ của bác Hòa cũng khá giống em khi trái mìn nổ  : Ầm 1 cái khói đen mịt mù toàn thân tê dại , thôi mình bị rồi ..khói tan nghe huỵch một cái , thằng kế bên té xuống , rên khe khẽ , lúc đó không thấy mừng cho mình mà thấy xót xa cho bạn .
Các bác 429 thật xứng đáng được phong anh hùng .

Haanh thân mến...!!
Những bài viết hôm trước mình có nói rất nhiều về trục lộ 69 từ ngã ba Phà-Ong vào Donsa, nơi đây anh em E429 – F302 bỏ chân rất nhiều....!! vì quân số chốt đường ít, đoạn nào rừng rậm thì 200m một tổ chốt 3 đ/c.... đoạn rừng thưa thì khoảng 500m một tổ chốt cũng 3 đ/c chốt ( ngày và đêm ) những đêm trăng sáng thì còn phát hiện địch ra gài mìn, nhưng chúng rất tinh ranh lựa những đêm trời tối hoặc sắp có mưa... gài xong sau cơn mưa thì trời lại sáng biết mìn đâu mà né đường thì toàn là cát một phần là lính ta cũng chủ quan . Riêng mình về C17 trực thuộc E429 có hơn một năm mà đã có 5 đ/c C17 đạp mìn địch
1.Bùi hải Huyến           CPhó C17    Hà sơn Bình  đạp mìn  652A
2.Đinh đức Nhỏ           CPhó C17    Hà sơn Bình  đạp mìn  652A
3.Nguyễn văn Thành  Btrưởng B2 Hậu Giang       đạp mìn  652A
4. Lê văn Sáu  Atrưởng  Quê Hậu Giang            đạp mìn  652a 
5.Trương thanh Ngọc  lính 87 – Quận 1             đạp mìn  652A
   Riêng anh Đinh Đức Nhỏ lúc đạp mìn là đã về nắm DPhó D9 - E429
 
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2011, 07:57:59 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM