Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:27:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 429 một thời máu & lửa  (Đọc 358689 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:22:29 pm »

Anh em thân mến...!
     Khi viết nhiều bài không xem kỹ đọc kỹ và  bộ nhớ bị kém sinh ra lẫn lộn coi như bị toi ngay , cũng may là có vài anh em trong Quân sử VN  góp ý một cách chân tình mình đáng trân trọng và cám ơn các anh : Sovailo...Haanh và vài anh em khác trong thời gian ngắn đã theo giúp đỡ mình từng bài viết
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 03:22:46 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:39:19 pm »



kẻ thù không đội trời chung nắm tay nhau chạy vui quá he...!
hehe cái này lạc đề rồi bác  Grin Bác giới thiệu cho mọi người biết chút về tuyến phòng thủ K5 đi bác . Năm 87 em thấy bộ đội K vận chuyển cả dàn tên lửa 40 nòng lên Sầm rông không biết bố trí chổ nào .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:43:51 pm »



  đây có thể là lính CDK (Molinaka) của ông hoàng shihanuc không phải lính polpot ..campuchia hay lính ta
  còn khẩu DKZ   nầy chỉ chốt thôi nặng nề khó cơ động ...còn tên lính ngồi phía sau không đúng tư thế vì súng DKZ cấu tạo theo nguyên lý bảo toàn vận tốc lực đẩy phía trước cân bằng với lực đẩy phía sau hai lực triệt tiêu nhau nên súng không giật và nếu sức đẩy để đưa đầu đạn nổ xa 6.000m thì lữa phụt về sau thiêu cháy anh lính ngồi đó luôn  

   (Sory các bạn và cám ơn Svailo đã chân tình góp ý )
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:19:44 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:54 pm »



  đây có thể là lính CDK (Molinaka) của ông hoàng shihanuc không phải lính polpot ..campuchia hay lính ta
  còn khẩu DK75 bánh xe nầy chỉ chốt thôi nặng nề khó cơ động ...còn tên lính ngồi phía sau không đúng tư thế vì súng DKZ cấu tạo theo nguyên lý bảo toàn vận tốc lực đẩy phía trước cân bằng với lực đẩy phía sau hai lực triệt tiêu nhau nên súng không giật và nếu sức đẩy để đưa đầu đạn nổ xa 7.500m thì lữa phụt về sau thiêu cháy anh lính ngồi đó luôn   
  ********************************88
  Lính Molinika thì đúng quá rồi !
   Đây là DKZ 90 - USA chính hãng , không phải DKZ 75  .
Đánh Bantatum , chúng toàn chơi anh em ta = loại này mà . Nhớ không ?
 Đường đạn rất căng , nổ ác hơn DK75  : Ùng - Oành ngay tức khắc không kịp nghe tiếng đạn réo nữa kia .

 Nó chụp hình tuyên truyền nên ngồi vậy ra vẻ đang ngắm bắn . Bắn thật , mà ngồi thế thì  thân xác nó thành bó đuốc , vừa cháy vừa bay tuốt luốt ra đằng sau
Trên Bantatum sau giải phóng , đầy rẫy loại tạp chí tuyên truyền in hình SHIHANUC với dân , với lính . Hình quân sĩ chúng tập luyện với các loại vũ khí súng đạn Mỹ + quần áo mũ rằn ri , giày bốt ... này . Tưởng chính quy hiện đại hùng mạnh lắm , nhưng chỉ là cái mã , khoe mẽ  lừa dân K và thế giới ý mà !
  Lính E88 thủ vào balo cũng khá khá , đánh xong Bantatum , đem về vùng Svaileu cho dân xem . Báo hại tuyên truyền không công hộ địch .
Trung đoàn  lệnh các đợn vị phải truy thu đốt sạch . Rồi họp dân " phản tuyên truyền " lại , bằng cách giở cho dân xem . Rồi kết luận : Đừng có dại  mà đi theo Molinika , quân đông súng mạnh , căn cứ kiên cố hiểm trở vậy mà bộ đội Vietnam và Bộ đội cách mạng Nongpenh vẫn đánh chiếm , tiêu diệt hết . Thì không có chỗ nào Quân cách mạng  không đến được .
 Nhớ thời cuối 81 khi E88 phải vào Svaileu thay cho D52 - 7705 ( của MINHTRANG91 , LAMLINH ... ) đang bị địch tập trung o ép rất mạnh . Chúng đã tuyên bố với dân vùng này : Sẽ cho E88 chỉ có 2 lần Anh hùng ôm đầu máu với F912 , 3 lần Anh hùng của chúng . E88 không những đã dẹp yên vùng Svaileu mà còn lên tận biên giới tiêu diệt chúng ngay tại Tổng hành dinh
 Ông già bà cả thì gật gù , còn bọn thanh niên trẻ thì ... bán tín bán nghi . Nhưng cũng nể Quân ta ra mặt đó THIÊNDUC  à !.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:59:02 pm »

Em đồng ý với bác Svailo, đây là DKZ-90.

Nga cũng có DKZ có bánh xe kéo, nó có tên NGA là : PGC-9D (Станковый противотанковый гранатомет - 9Д). PGS-9D chính là bản nâng cấp của PGC-9 dùng trang bị cho lực lượng lính dù.




PGC-9D có cỡ nòng 73mm.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2010, 06:35:39 pm gửi bởi longtrec » Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 04:33:06 am »



kẻ thù không đội trời chung nắm tay nhau chạy vui quá he...!
hehe cái này lạc đề rồi bác  Grin Bác giới thiệu cho mọi người biết chút về tuyến phòng thủ K5 đi bác . Năm 87 em thấy bộ đội K vận chuyển cả dàn tên lửa 40 nòng lên Sầm rông không biết bố trí chổ nào .
   Anh em và Haanh thân mến..!
Chiến dịch K5 chia ra nhiều giai đoạn và đơn vị mình lúc đó có nhiệm vụ càn quét bảo vệ dân công campuchia rào rấp biên giới cụ thể chặc cây ngã xuống thành hai dãy dọc theo chân núi chính giữa gài mìn nhưng không mấy hiệu quả  vì địch chỉ cần dọn cây gỡ mìn là có thể xuống phía nam choc gẹo ta đươc rồi , còn những dàn tên lữa 40 nòng như bạn nói không thấy đưa vào lộ 69 có thể trang bị cho pháo binh K cơ động cho các tuyến biên giới khi quân tình nguyện VN rút ra giao lại toàn tuyến biên giới cho bạn kiểm soát
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:45:34 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:43:21 am »

Anh em thân mến...!
phải nói mình rất cám ơn các anh em trong quân sử VN  trong đó phải kể đến Haanh  Sovailo  Bschung Yta 262  H3Hung  và một số anh em nữa   chỉ một thời gian ngắn tham gia viết bài ở đây mình đã tìm lại được đồng chí đồng đội trong trung đoàn 429...phải nói là rất mừng và vui khi gặp lại anh em cùng đơn vị hơn 20 năm xa cách  về lại sư đoàn 302 nơi sướng nhất và khổ nhất là E201 và E429   sướng là vì nằm chốt ít cơ động   lại được  xơi đủ các loại thú rừng  từ heo mễn nai chồn hương phải nói là kính thưa các loại thú rừng từ lớn đến bé  và khổ nhất là tham gia đủ các chiến dịch hy sinh không biết bao nhiêu đồng chí...  bỏ lại ( chân..) bao nhiêu đồng đội    về đơn vị công tác cho đến ngày hoàn thành nhiệm vụ ra quân có đồng chí chưa một lần ra phum...có đồng chí trở về bên đôi nạn gỗ và có những anh em mãi mãi không trở về  những kỹ niệm ở đây rất nhiều  trong đó có cả máu và nước mắt  đồng chí đồng đội  Vì vậy rất mong anh em giúp mình ôn lại những gì hào hùng nhất tốt đẹp nhất của trung đoàn một thời trên đất bạn campuchia

Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:20:14 am »


Anh em trung đoàn 429 thân mến...!

 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở thời điểm gay go, quyết liệt nhất, Mỹ ồ ạt đưa hơn 50 vạn quân viễn chinh vào chiến trường miền Nam. Chúng gia tăng các cuộc hành quân càn quét và tăng cường phòng thủ tại chỗ. Trước tình hình đó, Quân ủy Miền chủ trương xây dựng lực lượng Đặc công với quy mô lớn hơn, đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam. Ngày 4-2-1969, tại Chiến khu Dương Minh Châu, Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập Trung đoàn Đặc công 429. Trải qua 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đoàn Đặc công 429 đã nối tiếp nhau xây đắp nên truyền thống vẻ vang. Đến nay, biên chế tổ chức của đơn vị luôn ổn định, phương pháp huấn luyện thường xuyên được đổi mới, bộ đội không chỉ giỏi về trình độ kỹ thuật mà còn giỏi về chiến thuật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:40:37 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:39:37 am »


Từ khi thành lập đến nay, Đoàn Đặc công 429 là đơn vị đặc công chủ lực đầu tiên ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đoàn đã đánh trên 600 trận, tiêu diệt 64 sở chỉ huy của địch, bắt sống 2.000 tên địch, phá hủy hàng ngàn xe tăng, máy bay, súng pháo, tàu chiến và rất nhiều phương tiện chiến tranh khác. Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975, đoàn đã tham gia giải phóng tỉnh lỵ Phước Long; quận 6, quận 8 thành phố Sài Gòn. Trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, Đoàn Đặc công 429 luôn giữ vai trò, vị trí là đơn vị đặc công cơ động, có sức chiến đấu cao, có khả năng đánh độc lập, hiệp đồng binh chủng tốt. Với những thành tích trên, Đoàn Đặc công 429 được Đảng và Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 03:05:29 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:01:28 pm »

haanh:
Trích dẫn từ: Triumf trong 10 Tháng Bảy, 2009, 02:00:29 pm

Từ năm 1982 đến năm 1987, Trung đoàn 429 cùng các đơn vị của Sư đoàn 302 hoạt động tác chiến chủ yếu là tiến công các căn cứ của địch trên tuyến biên giới.
Ngày 1 tháng 7, Trung đoàn tập kích quân địch ở đông bắc núi Cóc, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Ngày 13 tháng 3 nám 1983, Trung đoàn 429 tiến công đánh chiếm Ô-xa-mếch, loại khỏi vòng chiến đấu 257 tên địch, bắt sống 25 tên, thu 62 súng các loại, bắn rơi 1 máy bay A37, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch
Căn cứ Nam Tà Veng nằm trên dãy núi Đăng Rếch, sát tuyến biên giới Thái Lan - Cam-pu-chia, có độ cao trên 400 mét. Hướng Đông địa hình kín đáo, hiểm trở, nhiều khe suối. Hướng Tây phần lớn là trảng trống, địch đốt cháy, không có nước
Lực lượng tại căn cứ Nam Tà Veng: gồm Sở chỉ huy Sư đoàn 912; Trung đoàn 54; các trung đoàn 51, 52, 53; trong đó Trung đoàn 54 là đơn vị tác chiến chính. Quân số chiến đấu từ 700 đến 1.000 tên và hơn 1.000 dân.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 03:10:00 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM