Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:30:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 429 một thời máu & lửa  (Đọc 358527 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 11:52:32 am »

    Tôi đã đọc nhiều bài viết về những kỷ niệm chiến đấu của E429,và cũng đã gửi 1 số bài viết về các trận chiến đấu của trung đoàn 429 từ biên giới Tây Nam,qua các chiến trường Cam-pu-chia,đến biên giới Cam-pu-chia,Thái Lan.Thời trung đoàn đóng quân ở Sàm-Rônh, D7 ở Fum-Cu-cóc Môn;còn C19- đơn vị tôi chốt tại cây cầu cách Fum-Tô-Lê-Sô khỏang 3 km.Đa số anh em trong đơn vi là lính 78, quê ở Sơn Tây-Hà Tây(cũ), Thanh Hóa, Hà Nội, Quận 3, Quận 10/TP.HCM.Hàng năm các anh em phía Bắc của trung đoàn vẫn gặp nhau để giao lưu kỷ niệm của C19,C18,C20,C16
        Người gửi:Công Xuân Việt
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 01:24:58 pm »

Khu vực đóng quân của các đơn vị trong sư đoàn 302




Anh em đơn vị thân mến…!
Năm 1984 đánh chiếm căn cứ F912 của polpot  sang năm 1985 lại đánh tiếp căn cứ BangTaTum tổng hành dinh của Shihanuc tại biên giới thái lan va campuchia và căn cứ nầy cũng nằm một phần trên đất thái địch xây dựng khá kiên cố và hiện đại so với cứ F912  Trận nầy ta hy sinh hơi nhiều ngoài sư đoàn 302 còn có trung đoàn 55 quân khu 7 tăng cường và một số đơn vị bạn
  

    Từ cứ của E55 ở Preychruk- Puok đến Bantatum:



  -  Chi tiết

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2010, 03:32:40 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 03:02:00 pm »

Xin chào các anh em
 trung đoàn 55 - QK7.....!

Từ Prey Chrouk-puok -  Siem Reap  các anh đã hành quân lên tận cứ Bangtatum tham gia  cùng F302 đánh địch thật cảm phục các anh , theo tôi được biết trận đó E55  tổn thất không nhỏ có rất nhiều đồng chí anh dũng hy sinh trong chiến đấu , trận đánh  Bangtatum có công rất nhiều của anh em cán bộ chiến sĩ trung đoàn 55 quân khu 7 thật cám ơn các anh đã cùng chúng tôi làm nên chiến thắng........! giờ đây cuộc chiến trên đất bạn ...Đã lùi xa vào quá khứ. quân tình nguyện Việt Nam cũng đã hồi hương từ lâu. Tập đoàn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary kẻ bị tiêu diệt, kẻ chết thảm trong rừng già và những tên đồ tể còn lại phải ra trước vành móng ngựa quốc tế đền tội ác. Tuy vậy, trong ký ức những người lính trực tiếp tham chiến đấu trong đó có các Anh Tôi và tất cả chúng ta hồi tưởng lại cuộc chiến khốc liệt ấy vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi. hơn 20 năm Khi cửa rừng biên giới Tây Nam khép lại đời sống tâm linh lại mở ra trong họ những kỷ niệm thiêng liêng những khoảnh khắc hào hùng của biết bao cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên khắp các mặt trận 479 cũng như 779 trong đó có các anh những người lính E 55


                                                           Xin gửi lời chào đến cán bộ chiến sĩ
                                                                         trung đoàn 55
 


« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2010, 02:48:57 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #73 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:53:49 am »


Anh em thân mến....!
xin trích trong bài viết : SỰ RA ĐỜI CỦA 479
Ngày 14-4-1979, Bộ tư lệnh Mặt trận 479 được thành lập. Tư lệnh đầu tiên của Mặt trận 479 là thiếu tướng Bùi Thanh Vân và Chính uỷ-đại tá Lê Thanh. Tiếp đến là Bộ tư lệnh các Mặt trận 579, 779, 979 được thành lập. Các đoàn chuyên gia quân sự địa phương như đoàn 7701 (Công Pông Thơm), đoàn 7702 (Công Pông Chàm), đoàn 7703 (xXvây-riêng), 7705 (Xiêm Riệp), đoàn 7706 (Prây Veng). Tại tỉnh Bát Tam Băng đoàn chuyên gia quân sự 7704 cũng đã được thành lập, do đại tá Đỗ Huy Trường làm Đoàn trưởng. Khi đồng chí Đỗ Huy Trường về Cục nghiên cứu nhận công tác khác, thì đại tá Phạm Thành Hưng về thay cà đại tá Nguyễn Ngọc Doanh làm Đoàn phó chính trị đoàn chuyên gia.
Quán triệt quan điểm “giúp bạn là tự giúp minh”, toàn thể cán bộ chiến sĩ Mặt trận 479
nói riêng và quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia nói chung đã làm hết sức mình với một tình cảm chân thành, một động cơ trong sáng.
Trong cuộc tổng tiến công vừa qua, chúng ta đã gặp rất nhiều những người dân Campuchia yêu nước và chúng ta đã tiếp nhận họ vào đội ngũ. Nhiều người đã giúp đỡ bộ đội Việt Nam trong công tác vận động quần chúng, đưa dân trở lại phum-sóc, giúp ta tuyên truyền chính sách của mặt trận và giúp ta truy đánh, truy quét địch lẩn trốn. Nhiều người, sau này, đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng nhân dân Campuchia, của Chính phủ và quân đội Cách mạng Campuchia.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 09:34:12 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:54:44 am »


Anh em thân mến...!
Xin trích trong bài viết ( MÁU VÀ HOA )

Một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm (1979-1989) làm cả thế hệ trưởng thành sau năm 1975 lẽ ra được ngồi trên những giảng đường đại học, làm việc trong các nhà máy, công trường thanh bình, phải hy sinh một phần tuổi trẻ của mình vào một cuộc chiến khốc liệt. Xét về mặt thời gian, cuộc “chiến tranh bắt buộc” này (cách gọi của đại tá Nguyễn Văn Hồng, nguyên sư trưởng Sư đoàn 309, phó tư lệnh Quân đoàn 4) dài hơn cuộc chiến tranh chống Pháp một năm và sự hy sinh cũng không kém, khi mà vũ khí, chiến thuật, chiến lược, phương cách tiến hành chiến tranh và cả đặc thù của cuộc chiến này đã phát triển hiện đại hơn, khác những cuộc chiến bình thường khác. Theo số liệu công bố công khai của Mặt trận 479 (phụ trách địa bàn 2 tỉnh Xiêm Riệp và Batđomboong - sau này chia thành 3 tỉnh: Batđomboong, Xiêm Riệp và Bantiamiênchay), có đường biên giới với Thái Lan dài đến 490 km, 10 năm ấy đã có gần 10.000 cán bộ chiến sĩ hy sinh, gần 18.000 bị thương...Chưa có số liệu thống kê công khai số bộ đội ta hy sinh ở chiến trường K, nhưng con số ấy là rất lớn. Sự hy sinh, sự gian khổ ở một chiến trường nhiệt đới, rừng rậm, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với những khó khăn không thể tưởng tượng được làm cho quân đội ta trưởng thành thêm một bước đáng kể.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2010, 02:51:24 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:55:28 am »

 Trích trong bài viết ( MÁU VÀ HOA )

“Đối với chúng ta, đây là một cuộc chiến tranh bắt buộc” – đại tá Nguyễn Văn Hồng đã viết như vậy trong cuốn sách (Cuộc chiến tranh bắt buộc) . Một cuộc chiến đặc biệt trong sáng. Xin chứng minh: Tại cuộc hội thảo “VN trong thế kỷ XX”, được tổ chức tại Hà Nội , tiến sĩ ChhayYiheng (Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia) trong tham luận của mình đã viết: “Cái gì còn đọng lại trong trái tim người dân Campuchia về VN trong thế kỷ XX? Đó là lòng biết ơn. Đó là tình hữu nghị, hình ảnh của một “đội quân nhà Phật”, từ cõi thiện xa xôi đến cứu giúp nhân dân Campuchia... Hoàng Thân Nôrôđôm Xihanúc đã nói: Không có bộ đội VN giúp đỡ giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, thì con cháu nhà vua cũng không còn...”. Đó là sự thật lịch sử, hoàng thân Nôrôđôm vẫn còn sống và bất luận điều gì xảy ra, lịch sử vẫn là lịch sử. Sự thật lịch sử đó cũng đã được Thủ tướng Campuchia Hunxen khẳng định nhiều lần, lần mới nhất là trong chuyến thăm VN vào tháng 11-2008, khi ông bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Campuchia với nhân dân, Quân đội Nhân dân VN và tuyên bố sẽ tổ chức trọng thể 30 năm ngày đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2010, 08:18:04 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #76 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:56:48 am »

 
 Trích trong bài viết ( MÁU VÀ HOA )

Bản chất diệt chủng của chúng đã bộc lộ đến kinh hoàng khi chúng tự giết dân Campuchia với con số làm kinh ngạc thế giới: Hơn 3,3 triệu người, trong đó có hơn 25.000 sư sãi, trí thức... Xác người khi ấy đầy rừng núi là hình ảnh mà không một người chiến sĩ tình nguyện nào có thể quên được. Còn nhớ, mùa khô năm 1979, khi đơn vị chúng tôi hành quân trên cao nguyên Phnôm Mêlai, những đàn ruồi xuất hiện như bất tận, làm chúng tôi không thể hành quân được. Những đàn ruồi đó xuất phát từ những xác chết của người dân vô tội Campuchia, mà bọn Pôn Pốt đã giết bằng bất cứ thứ gì chúng có: Cuốc chim, búa rìu, dao rựa... những kiểu giết người cực kỳ man rợ! Chúng đã biến Campuchia thành một xã hội của thời kỳ sơ khai nhất của nhân loại: Không có tiền bạc, chợ búa, văn hóa, tôn giáo... Một xã hội mà con người hiện đại không thể tưởng tượng được, nói như cố trung tướng Khiếu Anh Lân, nguyên tư lệnh Mặt trận 479, đó là một xã hội nô lệ không hơn không kém! Vậy mà bao năm đó Liên Hiệp Quốc vẫn giữ nguyên cái ghế của Khmer đỏ tại cơ quan có tính quốc tế toàn cầu này. Còn nhớ, đại sứ Mỹ tại Thái Lan khi ấy là Abrramowitz đã phát biểu: “Mỹ không bao giờ công nhận chế độ Pôn Pốt. Tuy nhiên, gạt Pôn Pốt ra khỏi Liên Hiệp Quốc, chỉ làm tăng thêm vị thế của VN”. Điều đó cho thấy chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh bắt buộc này trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị và các quan hệ quốc tế khác hết sức khó khăn!
sử vẫn là lịch sử, bọn Pôn Pốt vẫn là cái quái thai kỳ quặc nhất của lịch sử nhân loại, tội ác 30 năm trôi qua, tòa án quốc tế có xử hay không xử tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt thì lịch của chúng là hiển nhiên dưới ánh mặt trời.
Chỉ có hàng vạn chiến sĩ ta hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh này là được lịch sử ghi nhận, bởi họ đã cứu vớt cả một dân tộc, làm hồi sinh một dân tộc.( Có máu )trong quá khứ mới ( có hoa ) trong hiện tại cho người dân Campuchia anh em. Một dân tộc có nền văn minh Ăngkor lẫy lừng, một nền văn hóa Phật giáo căn bản, họ sẽ không bao giờ quên những điều nhân nghĩa thấm đẫm máu và nước mắt ấy...



« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2010, 02:42:38 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #77 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 04:26:14 am »

Anh em thân mến….!
Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm  một cuộc chiến mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau có gang tất . tôi về trung đoàn 429 năm 1983 số anh em đồng hương đồng khói lần đó là 22 người , vài tháng sau đã có 6 người  đào ngũ …sau nầy đã  lạc vào E201 , bước sang năm 1985 sau khi đánh Bangtatum vài ngày tôi có tìm găp một số anh em thì được biết thêm 4 người nữa hy sinh 1 người đạp mìn cụt chân , số anh em chúng tôi ngày nào sang K giờ chỉ còn có 11 người . trong số bạn bè hy sinh có một trường hợp làm tôi đau lòng nhất là Kiệt gần nhà   , do đi lấy nước cho đơn vị đã vướng mìn địch bị thương rất nặng ,khi cáng qua đơn vị tôi nhìn thân thể Kiệt rất nhiều lỗ nhâm do mảnh vỡ của mìn quần áo thì nám khói  máu ra không nhiều . Kiệt nhìn tôi nói ( Đức ơi chắc tao chết quá ...)
Tôi nắm tay động viên bạn mình không sao đâu ….do vết thương nặng vận chuyển xa nên bạn tôi đã chết trên cáng khi chưa tới bệnh xá E . Hơn một năm sau  về phép quê tôi ở đồng tháp khi đi ngang chợ gặp thằng Tâm cùng đơn vị nhưng đã đào ngũ trên đường sang K , tôi kể một số trường hợp anh em mình bị thương và hy sinh trong đó có thằng Kiệt tiểu đội (1 ở trường huấn luyện)
       Về nhà  đang ngồi trên ghế đá cạnh  bờ sông kể chuyện với người chị về những năm tháng trên đất bạn ...thì có một người bơi xuồng ghé vào bờ hỏi  có phải nhà chú Đức ở đây không…? tôi trả lời ( dạ phải .).con là Đức
Bước lên bờ nhìn tôi  nói ( tui là má thằng Kiệt nè ) Kiệt sao rồi hả con...? .lúc nầy  tôi đành phải nói thật ( Kiệt chết rồi Bác ơi ) không tin….!   Bà bảo tôi tả hình dáng . tôi nói Kiệt người hơi cao ốm nước da trắng mắt một mí đi cùng đợt với con mà , lúc trước Kiệt có nói Mẹ mình bán cá ngoài chợ (Cái tàu hạ)  nói đến đây người mẹ bật khóc khóc nức nở… sao đơn vị không ai báo tin con tôi chết . sau đó tôi kể chi tiết cái chết của Kiệt . nhìn giọt nước mắt của người mẹ khóc cho đứa con xa nhà bao lâu rồi nhớ con lắm giờ thì nó đã chết...thấy mẹ khóc tôi cầm lòng không được lúc về  xuống xuồng bơi đi xa rồi mà người mẹ vẫn còn khóc vừa bơi  vừa lấy khăn lau nước măt tôi thấy thương cho bà mẹ rất nhiều vì đã mất đi đứa con thân yêu ngoài mặt trận bao lâu rồi mà không hề hay biết .không  riêng gì Kiệt còn có rất nhiều đồng đội như bài viết trên có nói cuộc chiến ở campuchia đã cướp đi biết bao sinh mạng anh em . Theo số liệu công bố công khai của mặt trận 479 Cuộc chiến ở Campuchia kéo dài mười năm . 10 năm ấy đã có gần 10.000 cán bộ chiến sĩ hy sinh, gần 18.000 bị thương chỉ tính riêng Mặt Trận 479….một tổn thất khá lớn đã đánh đổi bằng mồ hôi máu và mạng sống của biết bao anh em đồng chí đồng đội  để có được một Campuchia như hôm nay tôi nghĩ họ sẽ không bao giờ quên những điều nhân nghĩa thấm đẫm máu và nước mắt của một thế hệ.. quân tình nguyện VN

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2010, 06:10:22 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #78 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 02:34:23 pm »

Trích dẫn
nhìn giọt nước mắt của người mẹ khóc cho đứa con hy sinh hơn một năm rồi mà không hay biết...nhìn mẹ khóc tôi cầm lòng không được lúc về  xuống xuồng bơi đi rồi mà người mẹ vẫn còn khóc vừa bơi xuồng vừa lấy khăn lau nước măt tôi thấy thương cho bà mẹ
Đọc bài của bác VOTHIENDUC thật cảm động cho bà mẹ ấy, làm tui chợt nhớ tới má tui cũng một lần hoảng hốt do nghe lời đồn nhảm của một thằng đào ngũ! Thằng nầy cùng xã nhưng khác ấp, khi qua chiến trường K chừng một năm rưỡi thì trốn về. Nó nói là chính xác thằng T đạp nhằm mìn K58 bay mấy một giò rưỡi, mà nó có phụ khiêng võng đi một đoạn!!! Má tui lúc đó chạy nháo nhào hỏi thăm khắp nơi, có tới nhà thằng Huấn cùng ấp vì biết tui và thằng Huấn cùng F thỉnh thoảng có qua lại thăm nhau. Nhà thằng Huấn cho biết chừng 3 tháng nay cũng chưa có thư từ gì . . . (vì lúc đó vô mùa khô bận tác chiến lung tung đâu có rảnh mà viết thư) Lúc ra quân về mấy đứa em lại xác nhận như vậy làm tui cũng giận lắm, dự định kéo vài thằng tới đập thằng kia cảnh cáo nhung ba tui can: "Thôi con, bỏ qua đi. Cái thằng đào ngũ thì nó đặt chuyện cho ghê rợn nhằm che đậy cái hèn nhát của nó thôi, con chấp nó làm chi!" Tui nghe phải nên thôi.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #79 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 02:55:22 pm »

hehe em để ý thấy mấy vết thương do mìn hoặc B nổ gần máu đều ra không nhiều , chắc thuốc nổ có tính năng cầm máu hoặc thịt lúc đó bị luộc tái do sức nóng  Grin
Mà mấy người bạn của bác VTĐ đào ngũ xui quá hé , lạc sang hai khiêng một nói sao không bị khiêng  Grin Mấy thằng bạn em lính 302 đào ngũ về đến Xiêm Rệp bị bắt lại được giữ làm vệ binh , vận tải , thông tin luôn sướng gần chết chỉ bị trừ tuổi quân  Grin.
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM