Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:24:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 429 một thời máu & lửa  (Đọc 358517 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TTAnh-E262
Thành viên
*
Bài viết: 142



« Trả lời #580 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 01:33:11 pm »

    Đại đội 21 trinh sát, Trung đoàn 429, Sư đoàn 302
 
    Trong nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, đơn vị đã hơn 200 lần đi trinh sát nắm địch ở những nơi chúng canh phòng chặt chẽ. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, họat động dài ngày trong vùng địch, nắm tình hình địch chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho chỉ huy, chỉ đạo tác chiến.

    Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, đơn vị còn tích cực chiến đấu, diệt nhiều tên, thu bảy súng, hai xe quân sự, 42 viên đạn B41 và một số phương tiện chiến tranh khác.

    Đơn vị đã được tặng một Huân chương Chiến công hạng nhất.

    Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Đại đội 21 trinh sát được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #581 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 05:38:00 pm »

Chào các CCB 429
Minh đã xem qua 3 clip các bạn trở lại chiến trường xưa rất rất là cảm ơn .Chốn cũ bây giờ đã thay đổi rất nhiều ,đi đường yên tâm hơn ,trong phim mình nhận ra Kiệt lính 83 C9 phải không nhận được tin này điện thoại cho Thái 0913668816 thân chào

Xin chào Lê Minh Thai....!
    Mình xin đính chính lại là trong các đoạn Video clip không có người tên Kiệt như bạn nói,là vì khi post những đoạn video-clip trên mình xem rất kỹ, những năm tháng đó mình có hai người bạn thân ở D9 một là Kiệt ở Đồng Tháp lính 83 trắng cao những đã hy sinh do đá mìn . còn một người bạn nữa là Kiệt ở Đông hưng Thuận - chợ Cầu - Hốc môn

    Mình biết được Kiệt ( Hốc Môn ) cũng khá bất ngờ là ngày về học sỹ quan ở Quang Trung, vào một buổi tối ra ngoài uống cà phê mục đích "tìm người yêu" qua tâm sự biết được mình là lính Campuchia về học...! cô chủ quán gọi ba má Kiệt mang hình và thư sang hỏi thăm với hy vọng nhỏ nhoi ( tìm người thân ), và má rất vui khi biết được mình và Kiệt cùng trung đoàn 429, má rất thích nghe mình kể chuyện sống chiến đấu trên chiến trường Campuchia và nóí  Thằng Kiệt nó lười viết thư lắm...! nên má không biết tụi con bên đó ra sao....!

   Ra trường trở lại Campuchia do điều kiện công tác mãi gần một năm sau mình mới gặp được Kiệt tại Trapengtao lần đó đơn vị mình lên phối thuộc với D9 ở Suối đá

  Sau ngày QTNVN rút quân năm 1989 mình có lên Hốc Môn tìm Kiệt vài lần, ở chơi tại nhà Kiệt trên đường Quang Trung gần Chợ Cầu, nhà có mở tiệm chụp hình tên ĐỨC THỊNH
những năm gần đây do nhà nước mở rộng đường tại cầu vượt Quang Trung không biết gia đình Kiệt di dời về đâu không rõ mình cũng rất mong gặp lại Kiệt người bạn đồng khói rất thân.......!!

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:13:33 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #582 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 07:04:05 pm »

Những đoạn Clip và những tấm hình mà anh em trong Nam thăm lại chiến trường xưa cung cấp, tôi đã cop lại in sao phát cho anh em CCB E 429 thanh hoá xem. Mọi người cảm động lắm và được coi là "tư liệu quý hiếm"... có người lên Ông rồi mà khi xem nghe nhắc đến tên Đường, tên Phum tên Suối... đã giàn dụa nước mắt như con trẻ...Vì mỗi tên suối, tên cầu, tên phum... lại nhắc chúng tôi lại nhớ đến trận đánh nào, ai hy sinh ở đâu, ai bị thương trong hoàn cảnh nào...Quả thật quá khứ, ký ức có thể tạm thời gác lại chứ chẳng bao giờ quên được.
Thay mặt anh em CCB E 429 Thanh Hoá, cám ơn những người đồng đội đã thăm lại chiến trường xưa và làm nên Clip này. Chúc tất cả anh em CCB chúng ta luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt
Lê Văn Tạo CCB C12-D9-E429 (Mình nhập ngũ tháng 8/1978, xuất ngũ tháng 11/1982)
Logged
Trần Hứa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 128



« Trả lời #583 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 12:28:12 am »


Chào anh Trần Hứa
Anh lính 82 Tân Bình phải không anh có biết anh Phúc C9 nhà ở Hoàng Hoa Thám đã hơn 10 năm nay em không gặp nếu anh có số điện thoại của anh Phúc cho em xin cảm ơn
Chào Minh Thái,Phúc đúng là ở C9 D9 nhà ở Hoàng Hoa Thám,Thái liên lạc số 0907348740
Hứa gửi vài tấm hình Hứa,Phúc,Trí(C11) đi Kampuchia 2009 cho bạn xem

Chùa ChoongKan


OsaMach




Anh em đi xe honda từ SiemReap lên OsaMach,đây là đoạn đường đèo lên OsaMach hư xe, nhờ bộ đội K điện thoại lên OsaMach kêu thợ xuống sửa



Minh Đạt con Trần Hứa tại AngKor

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=rn9aCZpjVTE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=rn9aCZpjVTE</a>
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 01:13:47 am gửi bởi Trần Hứa » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #584 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 05:53:39 am »

..
Chắc bạn cũng lính 78. Năm 1978 hình như QK7 thiếu lính nhiều quá hay sao mà tháng nào cũng thấy có đợt lấy quân.Tháng 12/78 lại có 1 đợt .Mà huấn luyện cũng rất gấp rút.Mình đi đợt 17/9/78 huấn luyện ở Quang Trung ,25/10/78 đã giao quân cho F5 tại Snoul đất K rồi.
Có lẽ vào cuối năm 1978, thời cơ chín mùi, hàng chục ngàn người K. lánh nạn sang VN trong đó có rất nhiều binh sỹ Khmer Đỏ (có cả sư đoàn trưởng Heng Somrin) đã bỏ ngũ sang VN, bộ chính trị đã quyết định dứt điểm Pôn Pốt rồi cho nên ký hiệp ước hợp tác quân sự 25 năm với Liên Xô và thành lập chính phủ mới ở Snoul. Vả lại năm đó, thanh niên tình nguyện vô bộ đội nhiều quá mà, quân trường chứa không hết, tới nỗi xe chở quân của Q3 chở yta262 lên tới Quang Trung rồi, thì phải quay lại số 2 Bis Hồng Thập Tự, BTL thành mở 1 quân trường mới ngang Sở Thú để huấn luyện tân binh. Thiếu quân trường nên lấy quân nhiều đợt, đợt anh em mình vô 17/09/78 phải giao hết lên biên giới vào tháng sau (yta262 cũng lên Sa Mát cuối tháng 10), rồi nhận ngay đợt tân binh mới vô huấn luyện cấp tốc để chuyển ngay lên biên giới đối phó với 15 sư đoàn của Pôn Pốt đang áp sát biên giới chỉ cách SG 150 cây số. Năm đó mà hèn không ai đi, hậu quả có lẽ rất lớn. Năm 1978 anh em mình không hèn, yta262 mong rằng từ bây giờ cho mãi về sau này, hễ có nước nào đụng đến đất & biển VN thiêng liêng, thanh niên và đảng ta cũng sẽ không ương hèn chịu nhường 1 tấc đất tấc biển nào cho nước ngoài hết.

Đất VN mình thật ra chỗ nào cũng là chiến trường xưa hết, bao nhiêu xương máu đã đổ ra để giữ lại 1 mãnh đất nhỏ xíu xìu xiu cho tộc Việt (một tộc trong dòng Bách Việt, 1 bộ tộc to lớn đã hùng cứ từ Động Đình Hồ, bao gồm cả Hồ Nam là nơi Mao Trạch Đông sinh ra, cho tới thung lũng sông Hồng, một bộ tộc đã từng đóng góp to lớn cho nền văn minh Trung Hoa rực rỡ). Tộc Việt cuối cùng này chỉ còn một mãnh đất nhỏ xíu hình chữ S rừng trụi biển trơ (hãy quên đi 4 chữ rừng vàng biển bạc đi thôi, so với tài nguyên của các nước rộng lớn trên thế giới như Nga chẳng hạn thì yta262 xin đau lòng thông báo cho các bạn biết là tài nguyên của VN hiện nay chả có bao nhiêu cả). VN cheo leo như vậy mà còn không giữ được thì còn gì mà nói nữa!
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:04:27 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #585 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 07:03:35 pm »

..
Chắc bạn cũng lính 78. Năm 1978 hình như QK7 thiếu lính nhiều quá hay sao mà tháng nào cũng thấy có đợt lấy quân.Tháng 12/78 lại có 1 đợt .Mà huấn luyện cũng rất gấp rút.Mình đi đợt 17/9/78 huấn luyện ở Quang Trung ,25/10/78 đã giao quân cho F5 tại Snoul đất K rồi.
Có lẽ vào cuối năm 1978, thời cơ chín mùi, hàng chục ngàn người K.
Xin tham gia với các bác lính 1978 một phát .
 Cái năm 1978 bắt đầu từ những đợt quân đầu tiên trong năm đó vào 4.1978 thì gần như thanh niên cả nước đều lên đường nhập ngũ và dồn hết về hướng BGTN , chưa kể lính 1976 1977 đã có sẵn trong QD từ mọi miền của đất nước cũng đổ dồn cả về đó . Chiến trường nóng bỏng và căng thẳng nhất thời điểm đó .
 Các đơn vị của ta lúc đó thiếu quân là đúng rồi bởi lớp lính già đàn anh cũng đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh trước , ai ai cũng muốn sớm được về nhà xây dựng cuộc sống lâu dài , điều đó cũng đúng thôi vì đó là cái rất đời thường của mỗi con người , vì vậy sau 30.4.1975 thì lớp lớp đàn anh đã lần lượt ra quân , thậm chí có người đánh xong trận 4.12.1977 trên BGTN khi quay về thì được lệnh ra quân .
 Vì sự thiếu hụt quân của các đơn vị hướng BGTN nên lính 1978 chúng ta là lớp lính lấp vào khoảng trống thiếu hụt quân số , vì vậy lính 1978 chúng ta cũng đã lĩnh đủ ở cuộc chiến tranh này và nhất là thời còn nằm trên Biên giới trong năm 1978 .
 Nhưng không sao vì lịch sử đã đặt tận tay những người lính sinh năm 1960 và nhập ngũ năm 1978 phải là những chiến sỹ Quốc tế giải phóng cho cả 1 dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng . Trong cuộc chiến đó lứa lính 1978 nhiều người đã ngã xuống và điều quan trọng hơn cả là lứa lính 1978 đó đã nối tiếp được truyền thống QD , những con chuột Canh Tý 1960 có quyền sánh vai cùng 11 con giáp khác trên khắp các chiến trường trong chiến tranh của Đất nước .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #586 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:03:58 pm »

Rất cảm động khi nhận thư mời họp mặt CCB Chi hội 2 Đoàn đặc công 429 tối 10/7/2011 . MT sắp xếp dự ngay từ đầu và rất cảm kích trước hình ảnh Bé Hiền đút cho anh thương binh Liễu .MT vội chộp ngay hình ảnh thấm tình đồng chí ,đồng đội:
 
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #587 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:15:30 pm »

...
 Các đơn vị của ta lúc đó thiếu quân là đúng rồi bởi lớp lính già đàn anh cũng đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh trước , ai ai cũng muốn sớm được về nhà xây dựng cuộc sống lâu dài , điều đó cũng đúng thôi vì đó là cái rất đời thường của mỗi con người , vì vậy sau 30.4.1975 thì lớp lớp đàn anh đã lần lượt ra quân , thậm chí có người đánh xong trận 4.12.1977 trên BGTN khi quay về thì được lệnh ra quân .
 Vì sự thiếu hụt quân của các đơn vị hướng BGTN nên lính 1978 chúng ta là lớp lính lấp vào khoảng trống thiếu hụt quân số , vì vậy lính 1978 chúng ta cũng đã lĩnh đủ ở cuộc chiến tranh này và nhất là thời còn nằm trên Biên giới trong năm 1978 .
 Nhưng không sao vì lịch sử đã đặt tận tay những người lính sinh năm 1960 và nhập ngũ năm 1978 phải là những chiến sỹ Quốc tế giải phóng cho cả 1 dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng . Trong cuộc chiến đó lứa lính 1978 nhiều người đã ngã xuống và điều quan trọng hơn cả là lứa lính 1978 đó đã nối tiếp được truyền thống QD , những con chuột Canh Tý 1960 có quyền sánh vai cùng 11 con giáp khác trên khắp các chiến trường trong chiến tranh của Đất nước .
Yta tuổi hợi nhưng lại sanh nhằm 1960 (sanh đúng ngày đưa ông táo về trời) nên thuộc dạng ăn theo, và cũng bị vạ lây, bị lãnh đủ luôn  Grin. Vào bộ đội mới thấy E262 còn kẹt cả các anh lính già 74 và 75 rất nhiều, các anh còn lại cho đến 1980 vẫn chưa cho về. Đi học y tá còn gặp cả anh già Long E429 lính Hải Phòng nhập ngũ 1972 nữa!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #588 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 09:54:39 pm »

Qua thảo luận của Yta 262 và Binhyen tôi mới hiểu vì sao lính nhập ngủ năm 1978 ở đv của tôi lại đông hơn tất cả những đợt khác.
Đây có thể nói là đợt lính tham gia đầy đủ các trận đánh ở chiến trường K ngay từ đầu chiến dịch giải phóng K và có thể nói đợt lính nầy ở đv tôi là đợt lính nồng cốt có đủ bản lỉnh và kinh nghiệm chiến trường.
Lính nhập ngủ 79 ở đv tôi lại rất ít ,chỉ có một đợt bổ xung đông quân nhất vào cuối năm 80 là lính Quảng Đà nhập ngủ năm 1980
Logged
soldier1978
Thành viên
*
Bài viết: 180


« Trả lời #589 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 10:51:06 pm »

Quê hương vừa qua khỏi cuộc chiến tranh hơn 20 năm để thống nhất đất nước, giờ lại phải đương đầu với bọn Polpot nên kinh tế nước ta trong những năm 1977-1978 vô cùng khó khăn. Anh em nhập ngũ trong năm 1978 ở nơi khác ra sao tôi không biết nhưng đối với tôi, kỷ niệm ngày đầu tiên lên quân trường ở Tây Ninh không sao quên được: buổi cơm chiều đầu tiên không có cơm, không có chén đủa ... chỉ có một thau bột mì được vo từng viên bằng nắm tay luộc lên lỏng bỏng nước cho 6 người, không có nhà ăn anh em ngồi chồm hổm nhìn nhau không biết phải làm sao vì chẳng ai nghĩ là vào bộ đội mà mình phải mang theo chén đũa cả. Tôi kể câu chuyện này để nhớ về một thời kỳ khó khăn của đất nước, những người lính tình nguyện (vì tụi tui đa số là học sinh - sinh viên tình nguyện) đã vượt qua những khó khăn ngay từ ngày đầu để hoàn thành nhiệm vụ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM