Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:37:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 429 một thời máu & lửa  (Đọc 358524 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #540 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:47:55 pm »

Đa số CCB thời đó khi phục viên trở về xin việc làm đều vấp phải bức tường tuyển dụng lao động của các cơ quan đơn vị là sự đòi hỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nếu không quen biết, không có sự chạy chọt gởi gắm thì lọt vào các cơ quan công quyền của nhà nước là điều cực kỳ khó.
Nhớ khi xưa lúc mới phục viên về được nhận vào làm bảo vệ nhà hàng tôi rất nản, mong ước khi đó rất đơn giản chỉ mong có được một cái nghề lái xe trong tay để được đi đây đi đó. Sau này cuộc sống khá hơn nhìn lại thấy may là ngày xưa mình không chọn nghề lái xe. Vì nghề này vất vả quá: phải lo săn đón thủ trưởng, phải lo né tránh các phương tiện đi lại như mắc cửi ngoài đường, ra đến đường cái quan rồi lại phải lo các chú núp lùm Undecided

           Em cũng đâu có khác gì bác đâu Roll Eyes cầm quyết định phục viên do Tư Lệnh QK7 ký lòng vui phơi phới với một hy vọng được chen chân vào một cơ quan hay xưởng máy nào đó ở đất Sài Gòn nầy, vậy mà suốt mấy tháng trời chạy đi gõ cửa khắp nơi, nhưng họ đều từ chối, vì bằng cấp không có, Quyết Định phục viên chẳng có giá trị gì, buồn quá nên đi học nghề mộc, ra nghề đi làm một thời gian cũng chỉ đủ nuôi bản thân, sau đó trở vế quê ở Đồng Tháp học và làm nghề thợ gằn nhà máy xay lúa, khoảng 3 năm thấy không ổn, trở lên TP học lái xe ra trường phải mất sáu tháng mới tìm được việc làm và đúng như lời anh H3Hung nói thỉnh thoảng vẫn bị mấy chú núp lùm hỏi thăm Roll Eyes Hôm nào căng quá thì nhá thẻ Cựu chiến binh ra năn nỉ các chú em mới không phạt, có hôm cũng phạt nhưng nể CCB nên phạt tượng trưng thôi , nghĩ cũng buồn cười xông pha chiến trường bao năm polpot không sợ nhưng bây giờ lái xe cái lo lắng nhất là sợ các chú em thổi, mà từ khi nghị định 34 ra đời tụi em vất vã lắm sợ bị phạt, nhẹ thì 200 ngàn,nặng thì cả triệu đồng, cho nên hết sức tập trung quan sát lái xe cẩn thận hơn  Grin







« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 07:28:48 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

tuyenhoahoc429
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #541 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 09:17:32 pm »

Hôm nay Anh Kiền ra ngoài Bắc , điên cho mình , mình lại găp thêm Hồng ( đồ bản ) 429 , Hường lái xe 429 , mừng quá , nay tha hồ buôn dưa lê với Hồng ,mình gửi thông bái để mọi người được biết
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #542 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 09:32:12 pm »

Các bạn ơi,
       Có gì mà "thán" dữ vậy. Nếu so mình với các đồng chí bị mất một phần thân thể thì mình thấy đã quá là hạnh phúc, có việc làm, có ngôi nhà trú ngụ (có thể nhà của cha mẹ mình,nhà vợ, nhưng là vợ mình, nên coi như ở nhà của mình !!), có vợ có con .... Hơn nữa, nếu lên Nghĩa trang liệt sĩ TP, nhìn những hàng mộ bia dài mút mắt, bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa với mình, lúc nằm xuống chưa có một mối tình vắt vai, chưa một lần cầm tay con gái thì quả thật chúng mình vô cùng, vô cùng ... , dùng từ nào để diễn đạt cái may mắn của chúng mình bây giờ, thỉnh thoảng mình lại họp mặt, lại off với nhau, tay bắt mặt mừng, nâng chén nâng ly...
        Quả là cuộc sống hiện tại còn quá nhiều khó khăn, bề bộn, xã hội còn nhiều vấn đề "trái tai gai mắt" nhưng đã là xã hội thì phải như thế. Có một số anh em ra khỏi kiếp lính thì có điều kiện (nhờ vã gia đình) đi học tiếp Đại học, có được mãnh bằng (cũng khó khăn, gian khổ lắm chớ không đơn giản), bây giờ làm này làm nọ, chức này chức kia, là niềm hãnh diện cho đám lính mình. Đại đa số khi ra lính phải lao ngay vào cuộc mưu sinh, nợ cơm áo đâu có đùa với ai. Nghề nghiệp thì không có, chỉ có mỗi cái nghề "cầm súng", thế thì do Phòng Lao động Quận giới thiệu chưa có việc nên nhận các chú, các anh vào làm "bảo vệ" . Đa số anh em bộ đội mình được nhận vào làm bảo vệ cơ quan, lương bổng, quyền lợi chỉ có bằng hoặc hơn chị tạp vụ một tí. Nếu có thương tật thì mỗi năm nhân Ngày Thương binh liệt sĩ có được phong bì nhẹ tênh, đơn vị nào có Hội CCB thì cuối năm, ngày 22.12 được mặc áo quần, dự Hội nghị tổng kết công tác và chào mừng Ngày Quân đội, được một bữa tươi, 5, 3 chai bia kể chuyện truyền thống xa  xưa ....
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #543 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 10:22:36 pm »

Đa số CCB thời đó khi phục viên trở về xin việc làm đều vấp phải bức tường tuyển dụng lao động của các cơ quan đơn vị là sự đòi hỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nếu không quen biết, không có sự chạy chọt gởi gắm thì lọt vào các cơ quan công quyền của nhà nước là điều cực kỳ khó.
Nhớ khi xưa lúc mới phục viên về được nhận vào làm bảo vệ nhà hàng tôi rất nản, mong ước khi đó rất đơn giản chỉ mong có được một cái nghề lái xe trong tay để được đi đây đi đó. Sau này cuộc sống khá hơn nhìn lại thấy may là ngày xưa mình không chọn nghề lái xe. Vì nghề này vất vả quá: phải lo săn đón thủ trưởng, phải lo né tránh các phương tiện đi lại như mắc cửi ngoài đường, ra đến đường cái quan rồi lại phải lo các chú núp lùm Undecided

           Em cũng đâu có khác gì bác đâu, cầm quyết định phục viên do Tư Lệnh QK7 ký chạy đi gõ cửa khắp nơi nhưng họ đều từ chối, vì bằng cấp không có, Quyết Định phục viên chẳng có giá trị gì, buồn quá nên đi học nghề thợ mộc, ra nghề đi làm một thời gian cũng chỉ đủ nuôi bản thân, sau đó trở vế Đồng Tháp làm nghề thợ gằn nhà máy xay lúa, khoảng 3 năm thấy không ổn, trở lên TP học lái xe và hành nghề cho đến hôm nay thỉnh thoảng vẫn bị mấy chú núp lùm hỏi thăm



**********************************************



Hôm nào căng quá thì nhá thẻ Cựu chiến binh ra năn nỉ các chú em mới không phạt, có hôm cũng phạt nhưng nể CCB nên phạt tượng trưng thôi , nghĩ cũng buồn cười xông pha chiến trường bao năm polpot không sợ nhưng bây giờ lái xe cái lo lắng nhất là sợ các chú em thổi, mà từ khi nghị định 34 ra đời tụi em
căng mắt quan sát khắp nơi


 Hi(em mượn bác quyenkh câu này nhá), các bác sao giống mấy bác cựu quê em zậy, oánh nhau tá hỏa bên ấy, nhưng khi về quê, ngoài cái chuyên môn "đưa đất nước vào khuôn khổ"(đóng gạch thủ công), chẳng có chuyên môn nào khác, xin việc chẳng có cơ quan nào muốn nhận? Vì vô vàn lý do khác nhau?

 Điên tiết lên, lão quát: Tui sẽ về nhà xin tiền thầy u, mở "Công ty" riêng, ít nhất phải có hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn quân Grin Shocked Huh

 Cán bộ mấy cơ quan nọ xanh mắt mèo, nghi ngờ "Thằng này, nghe nói vàng chứa đầy...bình toong, sao lại phải xin ông ba già mấy con lợn què làm vốn nhỉ"?

 Thời gian sau, vị cán bộ cơ quan ấy về làng ăn cỗ, có hỏi thăm tình hình bác kia, em nhanh nhảu giả nhời: Quân của các bác ấy đông lắm, 100% là nữ Grin, toàn là lính...bộ đánh...thủy thôi Huh
-Đâu, dẫn đi xem, tao cho bao "Tu dít"(TOURISM-du lịch đỏ)

 Vô cùng...cảnh giác, em găm ngay gói thuốc vào túi quần, dẫn vị kia ra đầu làng, chỉ tay về 1 cái lều tranh siêu vẹo, 1 lão đang vắt chân chữ ngũ, phe phẩy cái quạt mo, xung quanh đàn vịt kêu quàng quạc. Rồi nói:
-Thưa...lãnh đạo, kia ạ Cool Huh Roll Eyes
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #544 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 10:31:00 pm »

Hà hà hà!!!cái kiểu kể chuyện của GiangNH thật dí dỏm đọc thấy hay lắm!giống như truyện kể của Trạng Quỳnh ngày xưa.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #545 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 11:49:43 pm »

Các bạn ơi,
       Có gì mà "thán" dữ vậy. Nếu so mình với các đồng chí bị mất một phần thân thể thì mình thấy đã quá là hạnh phúc, có việc làm, có ngôi nhà trú ngụ (có thể nhà của cha mẹ mình,nhà vợ, nhưng là vợ mình, nên coi như ở nhà của mình !!), có vợ có con .... Hơn nữa, nếu lên Nghĩa trang liệt sĩ TP, nhìn những hàng mộ bia dài mút mắt, bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa với mình, lúc nằm xuống chưa có một mối tình vắt vai, chưa một lần cầm tay con gái thì quả thật chúng mình vô cùng, vô cùng ... , dùng từ nào để diễn đạt cái may mắn của chúng mình bây giờ, thỉnh thoảng mình lại họp mặt, lại off với nhau, tay bắt mặt mừng, nâng chén nâng ly...
        Quả là cuộc sống hiện tại còn quá nhiều khó khăn, bề bộn, xã hội còn nhiều vấn đề "trái tai gai mắt" nhưng đã là xã hội thì phải như thế. Có một số anh em ra khỏi kiếp lính thì có điều kiện (nhờ vã gia đình) đi học tiếp Đại học, có được mãnh bằng (cũng khó khăn, gian khổ lắm chớ không đơn giản), bây giờ làm này làm nọ, chức này chức kia, là niềm hãnh diện cho đám lính mình. Đại đa số khi ra lính phải lao ngay vào cuộc mưu sinh, nợ cơm áo đâu có đùa với ai. Nghề nghiệp thì không có, chỉ có mỗi cái nghề "cầm súng", thế thì do Phòng Lao động Quận giới thiệu chưa có việc nên nhận các chú, các anh vào làm "bảo vệ" . Đa số anh em bộ đội mình được nhận vào làm bảo vệ cơ quan, lương bổng, quyền lợi chỉ có bằng hoặc hơn chị tạp vụ một tí. Nếu có thương tật thì mỗi năm nhân Ngày Thương binh liệt sĩ có được phong bì nhẹ tênh, đơn vị nào có Hội CCB thì cuối năm, ngày 22.12 được mặc áo quần, dự Hội nghị tổng kết công tác và chào mừng Ngày Quân đội, được một bữa tươi, 5, 3 chai bia kể chuyện truyền thống xa  xưa ....
Đọc bài viết này nhớ lần đầu tiên em theo các anh trong chi hội 2 lên viếng nghĩa trang liệt sĩ thành phố vào dịp 27/7/2010 , dù ở Tp lâu nhưng đây là lần đầu tiên em tới nơi này , vừa bước xuống xe đập vào mắt em là hàng hàng những dãy mộ được xếp theo kiểu một bàn ăn của bộ đội, vẫn biết rằng sự hy sinh của dân tộc Việt nam qua các thời kỳ chiến tranh là rất lớn , nhưng sao lúc đó trong lòng cảm thấy thật đau đớn , trước sự mất mát đó cảm thấy mình thật nhỏ bé, nước mắt chợt trào ra , tay chân như tê cứng lại, em vội bước lại gần anh Hòa ( anh Hòa cụt 2 chân đã đang ở trang 53 ) và bám lấy vai anh để ngăn sự xúc động trong lòng mình , sau đó em cùng mọi người đi vào thắp hương trên đài tưởng niệm , nhìn anh Hòa và anh Phú di chuyển bằng 2 cái ghế giữa trời nắng đổ lửa và cả một hàng quân theo sau vào thắp hương , mới thấy thấm thía tình đồng đội dành cho nhau. Sau khi thắp hương mọi người tỏa ra đi tìm đồng đội, và dọn bàn cúng, em cũng có hai người anh hy sinh ở chiến trường K và em thầm mong sẽ tìm được mộ của 2 người, với hy vọng nhỏ nhoi họ được về an nghỉ trong lòng quê hương mình, sau một lúc em cũng tìm được 2 người, một người là anh phụ trách đội , ngày đó anh là bí thư đoàn trường rất năng nỗ nhiệt tình, luôn ân cần và thương yêu lớp đàn em em còn nhớ lần hội diễn anh đóng vai Lý tự Trọng, trong ký ức của em không bao giờ quên gương mặt anh lúc diển vai đó, chưa học xong 12 anh đã xung phong đi bộ đội và sau đó nghe tin anh hy sinh, người thứ 2 là một người anh bà con , anh rất hiền , rất ít nói anh cũng đi và cũng không trở về, và nhiều rất nhiều những cái tên của mọi miền đất nước những người anh hy sinh khi chỉ mới 16, 17 tuổi , cái tuổi mà ngày đó nhiều người còn chưa dám nắm tay con gái , chưa dám hò hẹn một câu . Đau lắm , đau lòng lắm và thầm cám ơn tất cả các anh chị những người đã hy sinh và cả những người đang sống bởi vì không có sự hy sinh của các anh chị thì chắc chắn sẽ có thêm hàng ngàn  ngàn người dân vô tội chịu thảm họa của bọn pôn pốt. Sau khi cúng xong dọn xuống trải bạt ra cả đơn vị quây quần vừa ăn vừa nhắc về những đồng đội đã hy sinh và cả những người còn sống hiện đang ở đâu ? làm gì ? sau cùng là cuộc chia tay quyến luyến và hẹn sẽ gặp lại những cái bắt tay, những cái nhìn ấm tình đồng đội  và cả những cái ôm xiết chặt . Nhưng lúc gần lên xe em nghe một câu chuyện thật cảm động, có một anh kể về người đồng đội của mình , anh kể lúc đó anh còn vài ngày nữa là sẽ lên đường về Việt nam ra quân thì nhận được lệnh đi công tác và người tiểu đội trưởng của anh đã giành đi thay anh , vì người tiểu đội trưởng đó không muốn chỉ còn vài ngày sẽ về Việt nam mà anh gặp chuyện gì, sau này anh có gặp lại người tiểu đội trưởng đó, nghe nói quê anh đó ở Long an nhưng anh ấy rất nghèo , muốn lên thăm đồng đội nhưng không có tiền đi xe, Lúc đó em cũng muốn hỏi tên người đồng đội của anh để có thể nói với các anh trong chi hội 2 mong rằng anh em có thể giúp anh ấy nhưng em lại không dám hỏi, và tới bây giờ em vẫn ân hận vì sao mình lại như vậy. Em rất mong dịp 27/7 năm nay sẽ được gặp người tiểu đội trưởng đó, em hy vọng nhờ các anh chị ước mong được gặp lại đồng đội của anh sẽ thành hiện thực .
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 01:18:39 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #546 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 04:21:02 am »

 Xin chào BehienQYV7C...!
      Cám ơn BehienQYV7C rất nhiều vì đã chăm sóc đ/c Hòa trong những tháng ngày đ/c ấy nằm viện , tuy không ra trận, nhưng nơi hậu phượng BehienQYV7C đã hoàn thành tốt n/v của người YTa,những năm tháng đó cuộc chiến trên đất bạn Campuchia vô cùng khốc liệt, con số thống kê thương binh rất lớn, tất cả đều chuyển về QYV7C tôi nghĩ khoảng thời gian đó các bạn vất vã lắm....! giờ đây đọc bài viết của BehienQYV7C, tôi rất cảm động vì trong đó thể hiện rất rõ tình cảm cao đẹp giữa con người với con người, tình đồng chí đồng đội và tình bạn bè và người thân
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 07:33:30 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #547 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 08:35:58 am »

         Anh Kiền ra Bắc làm giỗ đầu cho Cụ thân sinh tại quê (huyện Hà Trung Thanh Hoá). Anh em CCB E429 ở Thanh Hoá nghe tin Anh Kiền ra Bắc đã lập một đoàn đến nhà Anh Kiền (ở quê) gồm BS Tự (Chủ nhiệm QY E429), Anh Toán (nguyên D phó D9). Nhu (Quân khí), Đáo (liên lạc cũ của Anh Kiền)... và Rất cảm động là Anh Đặng Trường Biên (nguyên E phó E429) từ Hải Hậu (Nam định) đi xe máy vào Thanh Hoá trước một ngày (14/5) nghỉ tại nhà mình để có thêm cơ hội giao lưu với Đồng đội Thanh Hoá và sáng 15/5 cùng đoàn tới nhà Anh Kiền.  Rất tiếc Mình bận việc Gia đình nên không tham gia đoàn tới nhà Anh Kiền được nên không có hình. Mọi người rất mong có được những cuộc Hội ngộ như vậy !!!
Số ĐT Anh Đặng Trường Biên: 0974858477
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 09:19:03 am gửi bởi ccbd9f302 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #548 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 11:53:25 am »

Xin chào BehienQYV7C...!
      Cám ơn bạn rất nhiều vì đã chăm sóc đ/c Hòa trong những tháng ngày đ/c ấy nằm viện , tuy không ra trận, nhưng nơi hậu phượng bạn đã hoàn thành tốt n/v của người hộ lý,những năm tháng đó cuộc chiến trên đất bạn Campuchia vô cùng khốc liệt, con số thống kê thương binh rất lớn, tất cả đều chuyển về QYV7C tôi nghĩ khoảng thời gian đó các bạn vất vã lắm....! giờ đây đọc bài viết của bạn, tôi rất cảm động vì trong đó thể hiện tình cảm cao đẹp giữa con người với con người, tình đồng chí đồng, đội bạn bè và người thân
Lần đầu tiên em đi dự họp mặt chi hội 2 cũng là lần đầu sau hơn hai mươi năm mới gặp lại anh Hòa và một số anh nữa đã từng nằm ở 7C anh Tiến chi hội trưởng giới thiệu " Bé Hiền là một ân nhân vì đã từng chăm sóc những đồng đội của chúng ta như Hòa , Khâm và nhiều đồng chí nữa " Thật lòng lúc đó em rất vui khi gặp lại các anh nên cũng không dám đính chính lời giới thiệu của anh Tiến, nhưng nếu dùng từ " ân nhân " thì phải nói là chính các anh các chị mới là " ân nhân ", nếu so sánh sự hy sinh quá to lớn, sự gian khổ không thể tưởng có thể chịu đựng mà các anh chị đã trải qua thì công việc của những quân y hậu phương nào đáng kể gì. Khi các anh luồn rừng , leo núi , tải thương binh, lương thực thì chúng em ngồi trong lớp học, khi các anh ngủ rừng ngủ bụi thì chúng em giường êm chăn ấm , khi các anh đói đến lá rừng không có để ăn thì chúng em dù thiếu thốn vẫn có cơm ăn, khi các anh khát đến nỗi không thể tiểu ra để uống thì chúng em uống cà phê, đá chanh và các anh đã hy sinh cả cuộc đời hay một phần thân thể của mình để giữ gìn toàn vẹn thân thể của chúng em. Vậy nhưng khi các anh vật lộn với cơn đau thân thể hay cơn sốt rét rừng và cả những trăn trở về tương lai thì chúng em không làm được gì, nên việc em và những đồng nghiệp của em làm chỉ là một phần rất nhỏ chia sẻ với các anh trong tình thương đồng đội, anh em trong gia đình và giữa người bệnh và thầy thuốc và cũng là tấm lòng tri ân với những người đã hy sinh vì tổ quốc . Cầu mong cho các anh chị những người chiến sĩ năm xưa luôn mạnh khỏe,  gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và luôn giữ được tình cảm đồng đội năm xưa.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 12:02:14 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #549 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 09:19:05 pm »

Qua topic nầy tôi mới biết E 429 là một đv có nhiều thương binh vì mìn trong chiến tranh biên giới K,loại vủ khí mà bất cứ anh lính chiến trường K nào cũng phải sợ.Quả thật!đụng địch vẩn còn có thể chủ động đánh nhau với nó chứ mìn ở dưới mặt đất làm sao biết đâu mà tránh !Địa bàn của E 429 và E 201 lúc đó là một địa bàn tương đối sâu trong rừng nơi mà Pot có khả năng 50/50 với quân TNVN.Thời gian ở K tôi nghe nói nhiều về khả năng đi rừng của lính Pot,kể cả leo cây nó cũng hơn hẳn lính mình.Nên ở địa bàn nầy ta có nhiều bất lợi hơn địch,thêm nửa quân đội ta là một quân đội nhà nghèo chủ yếu đi bộ, không có nhiều máy bay phục vụ cho tải thương tải đạn.Đi bộ trong một địa hình như vậy thì làm sao tránh khỏi thương vong vì mìn được!!!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM