Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:22:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367166 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 12:14:49 pm »

trả lời câu 20
phòng tuyến véc  đoong ,trả lời như chú trường sơn cho tây nó hiểu  Grin
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:08:50 am »

Một số câu hơi lắt nhắt, em xin đưa ra đáp án:

Đáp án câu 16: Quan chức cao cấp nhất của Vương quốc Anh từng đến ĐBP là ai?
Đó là Sir Stewart cố vấn, Malcoln MacDonald cao ủy Anh ở ĐNA, Charles Loewen tư lệnh quân đội Anh Ấn ở Viễn đông.

Đáp án câu 19: Ê kíp chính của Navarre tại VN 1954 gồm những ai?
- Đại tướng không quân Bodet là phó cho Navarre,
- Gambiez thiếu tướng là tham mưu trưởng,
- Trung tướng Lauzin là tư lệnh không quân,
- Phó đô đốc Auboyneau là tư lệnh hải quân,
- Trung tướng Cogny là tư lệnh Bắc Bộ,
- Trung tướng Bourgouind là tư lệnh Trung Bộ,
- Trung tướng Bondis là tư lệnh Nam Bộ,
- Đại tá Crevecoeur là tư lệnh Lào,
- Thiếu tướng Langlade là tư lệnh Campuchia
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:12:56 am »

Có câu này dành riêng cho bác Rongxanh, lão ở đâu thì về trả lời câu này đê:
Tại thời điểm trước 1954, quân đội Quốc gia (tiền thân của QLVNCH) có ba tướng, 12 tá đó là những ai?
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 01:25:37 am »

Câu 11: Trong cơ cấu tổ chức của Pháp ở Đông Dương 1954, ai có quyền to nhất?

Thế mà cũng hỏi. Hiển nhiên dễ thấy là Toàn quyền thì có quyền cao nhất chứ còn ai vào đấy nữa?  Grin Tất nhiên là đã trừ bọn võ biền theo ngành dọc.  Wink

Câu 12: Từ tháng 5/1953 cho đến hết CZ ĐBP, nước Pháp đã qua bao nhiêu đời thủ tướng?

03. May-ơ, Lạ-nhiên, rồi lại Lạ-nhiên.

Câu 13: Việt Nam được người Pháp phân ra thành những vùng nào?

Câu này dứt khoát là có mìn. Không bon chen.  Wink

Câu 14: Câu Navarre là tướng cao cấp nhất của Pháp (tính theo quân hàm) đã từng chỉ huy ở VN?

Không. Còn ông Ngũ kim Tưóng quân, sau truy phong Nguyên soái, Đờ Lát nữa.

Câu 18: Tên gọi của đội quân Pháp tại ĐBP là gì?

Cụm tác chiến Tây Bắc (Groupément Opérationnel du Nord-Ouest - GONO)
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 06:46:45 pm »

Có câu này dành riêng cho bác Rongxanh, lão ở đâu thì về trả lời câu này đê:
Tại thời điểm trước 1954, quân đội Quốc gia (tiền thân của QLVNCH) có ba tướng, 12 tá đó là những ai?
He he, chú hỏi như vậy thì sao anh trả lời được?Huh
Từ khoảng thời gian 7/1953 đến 31/12/1953 và đến 31/12/1954 có chúa mới biết được là thêm những anh đại tá nào.

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 10:39:19 pm »

Câu 15. Tướng Ô Đa-neo Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #36 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:34:21 am »

Chào Bạn -New & Chiangsan ! Topic này Hai Bạn có thể ghép thêm "& Hiệp định Geneve 1954", bởi hai vấn đề "tuy một mà hai", "tuy hai mà một". Chúc nhiều Thành viên tham gia.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:42:58 am gửi bởi trucdang » Logged
dang thanh tieu? stalin
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:51:56 am »

1.la`hang ri navare
20.la vecdoong
con cac cau con lai em xin tra loi sau

Viết tiếng Việt có dấu. Bạn có 12h để chỉnh sửa. Nhắc nhở lần đầu!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:59:57 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #38 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:11:43 pm »

1.la`hang ri navare
20.la vecdoong
Bác dang thanh tieu? stalin chưa trả lời đúng câu 11, câu 20 bác trả lời đúng nhưng bác Chiangshan đã có câu trả lời sớm hơn.

Câu 17. Tướng Gilles.
Câu 20. Verdun.

Nhìn mấy câu trên ngại quá Grin
Bác Chiangshan trả lời đúng câu 17. Đó là tướng Gilles, chỉ huy lực lượng dù ở Đông Dương. Khi đổ bộ xuống ĐBP, người Pháp sử dụng quân dù. Sau khi đứng chân vững, để phát triển tập đoàn cứ điểm thành một căn cứ tấn công và để rút quân dù ra làm nhiệm vụ cơ động trên các chiến trường, quân dù rút bớt để thay vào đó các đơn vị khác như bộ binh Lê dương, Angeri, Ma rốc hay bộ binh thuộc địa. Do vậy, tướng dù Gilles được thay bằng đại tá de Castries.

Bác Chiangshan trả lời đúng câu 20. Đó là phòng tuyến Verdun. Xin cóp đoạn giới thiệu về trận đánh này trên wiki: Trận Verdun là một trận đánh chính của mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Trận đánh nổ ra giữa quân đội Đức và Pháp từ 21 tháng 2 đến 19 tháng 12 năm 1916 xung quanh Verdun-sur-Meuse ở đông bắc Pháp. Kết quả hơn 1/4 triệu người chết và hơn 1/2 triệu người bị thương. Trận đánh được lập kế hoạch dựa trên ý tưởng ban đầu "rút sạch máu" quân Pháp của tổng tư lệnh quân Đức là tướng Erich von Falkenhayn. Đây là trận chiến kéo dài nhất trong Thế chiến thứ nhất, và là trận đẫm máu lớn thứ hai sau Trận Somme (1916). Khẩu hiệu nổi tiếng của quân Pháp phòng thủ trong trận này là "Chúng sẽ không vượt qua" (Ils ne passeront pas) của Robert Nivelle.
Trong các quan chức phương Tây lên thăm tập đoàn cứ điểm ĐBP đều ca ngợi sự vững chắc của nó. Cho rằng VM không thể đánh nổi, đây là pháo đài không thể công phá, một Véc đoong của Châu Á. Có giai đoạn, do lo ngại VM không dám đánh, quân Pháp còn thả truyền đơn khiêu khích VM.


Câu 11: Trong cơ cấu tổ chức của Pháp ở Đông Dương 1954, ai có quyền to nhất?

Thế mà cũng hỏi. Hiển nhiên dễ thấy là Toàn quyền thì có quyền cao nhất chứ còn ai vào đấy nữa?  Grin Tất nhiên là đã trừ bọn võ biền theo ngành dọc.  Wink
Chưa đúng bác Altus ạ.  Grin Chức toàn quyền không còn từ lâu. Cơ cấu của Pháp ở Đông Dương thường được nhắc đến với hai vị trí Cao ủy và Tổng chỉ huy (quân sự). Cao ủy to hơn và gồm cả một phần không nhỏ trách nhiệm về quân sự. Nhưng năm 52-53 đã đượct hay đổi.
Nhiệm vụ dân sự của ông Cao ủy được chuyển giao môt phần cho ông "Tổng ủy viên Pháp ở Đông Dương" (Commiscare general de France en Indochine) và một phần cho ba "ủy viên Công hòa Pháp" ở VN, Lào, CPC.
Không những thế, Tổng ủy viên còn là người chịu trách nhiệm trước chính phủ Pháp về phòng thủ và an ninh ở Đông Dương. Tổng chỉ huy quân sự là người điều hành các hoạt động quân sự trong khuôn khổ các kế hoạch chung mà Tổng ủy viên trình lên chính phủ.
Thông tin trích từ " Thời điểm của những sự thật" - Navarre.

Như vậy, với Pháp ở Đông Dương, to nhất là Tổng ủy viên Pháp ở Đông Dương (Commiscare general de France en Indochine)


Trích dẫn
Câu 12: Từ tháng 5/1953 cho đến hết CZ ĐBP, nước Pháp đã qua bao nhiêu đời thủ tướng?

03. May-ơ, Lạ-nhiên, rồi lại Lạ-nhiên.
Bác Altus trả lời đúng câu số 12. Đó là Rene Mayer và Joseph Laniel.


Trích dẫn
Câu 14: Câu Navarre là tướng cao cấp nhất của Pháp (tính theo quân hàm) đã từng chỉ huy ở VN?

Không. Còn ông Ngũ kim Tưóng quân, sau truy phong Nguyên soái, Đờ Lát nữa.
Còn một người nữa cũng là tướng 5 sao. Xin chờ bác Altus bổ sung tiếp đáp án.


Trích dẫn
Câu 18: Tên gọi của đội quân Pháp tại ĐBP là gì?

Cụm tác chiến Tây Bắc (Groupément Opérationnel du Nord-Ouest - GONO)
Bác Atlus trả lời đúng câu 18. Đó chính xác là Cụm tác chiến Tây Bắc (Groupément Opérationnel du Nord-Ouest - GONO).


Câu 15. Tướng Ô Đa-neo Roll Eyes
Bác Chiangshan trả lời đúng câu 15. Đó là Đại tướng O' Dainel. Ngoài tướng O' Daniel còn có trung tướng Trahnell cũng đã lên thăm ĐBP. Nhưng "tổng kết" tướng Daniel vẫn là to nhất.
Ông này là Phụ trách phái đoàn viện trợ Mỹ ở Đông Dương (MAAG). Người Pháp khá ghét ông này. Ngoài những lý do chính trị giữa Mỹ và Pháp ở Đông Dương còn một số chuyện lăn tăn khác, có một chuyện "bổ ngửa" là khi Daniel bay vòng vèo quanh Bắc bộ quan sát để cố vấn cho quân Pháp. Khi về đến nơi, Daniel chỉ nói độc một câu: Những gì tôi muốn nói đều đã viết trong một cuốn sách của tôi, đó là cuốn về chiến thuật của quân Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương (em chả nhớ cụ thể). Bộ chỉ huy sách lùng về rồi châu đầu xem. Té ra đó là cuốn chiến thuật của thủy quân lục chiến Mỹ đánh các đảo. Người Pháp chỉ biết than trời, chắc Daniel bay trên Bắc Bộ thấy đồng nước mênh mông, các làng như các hòn đảo nổi nên mới có ý kiến cố vấn độc chiêu như vậy.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:31:03 pm gửi bởi _new » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #39 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 08:54:09 pm »

Theo cuốn Lịch sử BTTM trong KCCP:
Quân đoàn Viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient, CEFEO) là tên thời kỳ 1945.
Giai đoạn 46-49 thì có tên là Đội quân Pháp ở Viễn đông (Troupe Francaise en Extrême Orient, TFÈO)
Từ năm 49 cho đến năm 1954 và sau đó có tên là: Lực lượng ở Viễn đông (Force armée en Extrême Orient, FAEO)

Theo tôi tìm hiểu thì không phải là như thế.

CEFEO tồn tại đến tận năm 1956, và là tên chính thức cho lực lượng quân tác chiến Pháp tại Đông Dương.

TFEO và FA(F)EO là các tên gọi dành cho các cấu trúc theo khía cạnh khác của lực lượng Pháp tại Đông Dường, dành để chỉ các chức năng quản lý, quân lực, hậu cần, chính sách, nghĩa vụ v.v., kiểu quản lý theo ngành dọc. Mấy cái này đan xuyên, chồng chéo với CEFO nhưng không phải là tên mới của CEFEO.

Nói TFEO (hay FAFEO) là tên kế tiếp của CEFEO thì cũng na ná như nói từ năm X Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đổi tên thành Bộ Quốc Phòng (đại khái thế).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM