Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sairagon
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #400 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:56:07 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=fUivfl-pTL4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=fUivfl-pTL4</a>
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2012, 09:51:20 am gửi bởi Tunguska » Logged
scorpiwolf
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #401 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 09:13:15 am »

Toàn cảnh thung lũng.



Him Lam - Beatrice.



Đồi A1 - Eliane 2, lão new chắc sẽ thích cái ảnh này Wink



Hix, những tấm hình tuyệt vời... tiếc là bọn em biết nó muộn quá... T___T.

Bác Tuấn ơi, nhân tiện cho em hỏi, em đã từng nhìn thấy một tấm tranh vẽ mô tả các loại dù được thả xuống ĐBP, trong đó có ghi chú dù màu nào thì là loại hàng gì... Bác còn tấm hình này không bác. Nếu không thì cho em hỏi luôn:
Dù lính màu gì, dù đạn màu gì, dù y tế màu gì, dù ration màu gì... Và có phân biệt dù của Sĩ quan với lính không ạ.
Em có nghe ở đâu đó nói là dù sĩ quan màu đỏ, trong khi em nhớ là dù đỏ là dù đạn hay đạn pháo gì đó. Bác xác nhận lại hộ em phát... Cheesy để em còn đưa vào game ạ.
Logged
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #402 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:31:57 pm »


Bác Tuấn ơi, nhân tiện cho em hỏi, em đã từng nhìn thấy một tấm tranh vẽ mô tả các loại dù được thả xuống ĐBP, trong đó có ghi chú dù màu nào thì là loại hàng gì... Bác còn tấm hình này không bác. Nếu không thì cho em hỏi luôn:
Dù lính màu gì, dù đạn màu gì, dù y tế màu gì, dù ration màu gì... Và có phân biệt dù của Sĩ quan với lính không ạ.
Em có nghe ở đâu đó nói là dù sĩ quan màu đỏ, trong khi em nhớ là dù đỏ là dù đạn hay đạn pháo gì đó. Bác xác nhận lại hộ em phát... Cheesy để em còn đưa vào game ạ.
- Thực là tớ không nhớ hình ấy. Bác Sói có nhớ thêm chi tiết nào về hình vẽ đó không. Nằm trong cuốn nào? Liệu có phải là cuốn  mô tả một số trận đánh trong chiến tranh Việt Nam, và có mô tả lại bằng hình vẽ tay, trận Điện Biên Phủ được mô tả toàn cảnh?
- Theo tớ biết thì đại đa số là dù màu trắng. Dù các màu cũng có nhưng không nhiều, ngay cả với dù đạn. Chi tiết về dù màu đỏ bác nhớ chính xác. Dù đỏ là dù đạn. Các loại dù màu khác, thực là tớ không biết.

Dù màu đỏ:


À, theo tớ nhớ hồi các cụ nhà mình bò vào lấy được tấm bản đồ ĐBP hồi tháng 12 cũng là dù màu đỏ này thì phải --> những dù đỏ là dù có đồ quan trọng chăng.
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #403 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:46:02 pm »

- Video rất hay, nhạc của bác rất hợp và khớp với hình.  Smiley
- Có một chi tiết, cái sân bay này em nghĩ có lẽ không phải là sân bay Mường Thanh  Smiley
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #404 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 12:02:20 am »

Ít nhất còn có dù hoa (rằn ri) nữa. Loại vải dù này thấy bộ đội ta chuộng nhiều.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #405 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 11:36:25 pm »



               



Để có cái nhìn tổng quát về chiến dịch mà Dulles thực thi, xin mời các bác đọc bài của Ông Phạm Văn Hoàng, một bài viết súc tích và nhiều thông tin.

Ý ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH QUÂN SỰ CỦA MỸ
TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ

  TS. PHAN VĂN HOÀNG


            Ngay sau khi bước vào Nhà Trắng (20-1-1953), viên tổng thống thứ 34 của nước Mỹ Dwight D.Eisenhower đã tỏ ra quan tâm một cách đặc biệt đến Đông Dương (trong đó có Việt Nam).

            Vào lúc đó, quân viễn chinh Pháp đang liên tiếp thất bại trên chiến trường Đông Dương, trong khi phong trào phản đối cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” (la sale guerre) của dân chúng Pháp không ngừng phát triển. Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều chính khách Pháp muốn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để sớm rút khỏi vũng lầy chiến tranh Đông Dương.

            Mỹ sợ Pháp thương thuyết trong thế yếu, tất phải chấp nhận nhiều nhượng bộ, dẫn đến việc thất thủ Đông Dương. Theo Eisenhower, “nếu Đông Dương sụp đổ, thì không chỉ Thái Lan mà cả Miến Điện [nay là Myanmar] và Mã Lai sẽ bị đe doạ, rồi Đông Pakistan [nay là Bangladesh] và Nam Á cũng như toàn thể Indonesia sẽ gặp thêm nguy cơ”(If Indochina fell, not only Thailand but Burma and Malaysia would be threatened, with added risks to East Pakistan and South Asia as well as to all Indonesia)[1]. Ông ví sự sụp đổ dây chuyền đó với trò chơi làm ngã con cờ đô-mi-nô, từ đó xuất hiện thuật ngữ “thuyết đô-mi-nô” (the domino theory).

             Cuối tháng 3 năm 1954, Eisenhower yêu cầu thủ tướng Pháp René Mayer phải vạch ra một kế hoạch chiến tranh mới ở Đông Dương, xem đó như điều kiện cần thiết để được Mỹ gia tăng viện trợ. Một tác giả Pháp chua chát nhận xét: “Nếu Mỹ bỏ ra những đồng đô-la, đó là để trả cho việc người Pháp phải đổ máu” nhiều hơn nữa ở Đông Dương(If America gave dollars, that was to pay for the blood which France shed)[2].

            Trong hai tháng 3 và 4 năm 1953, Eisenhower gửi hai đoàn quân sự cao cấp, lần lượt do tướng Mark W. Clark, tư lệnh quân đội Mỹ ở Viễn Đông (đến Sài Gòn ngày 19-3-1954) và đô đốc Arthur W. Radford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (đến Sài Gòn ngày 25-4-1953) cầm đầu, sang Việt Nam để nắm tình hình tại chỗ.

            Trong thư gửi René Mayer vào đầu tháng 5-1953, Eisenhower thúc giục Pháp cử  một  tổng chỉ huy mới sang Đông Dương(Eisenhower urged Mayer to appoint a new commander in chief for Indochina)[3] để thay tướng Raoul Salan, người chịu trách nhiệm về những thất bại ở Tây Bắc và ở Thượng Lào trong mấy năm qua. Để làm vừa lòng Mỹ-- người đang chi tiền cho chiến tranh Đông Dương – Mayer chọn trung tướng Henri Navarre, lúc đó đang là tham mưu trưởng Lực lượng NATO ở Trung Âu.

             Ngày 28-5, Navarre chính thức nhậm chức thì ba tuần lễ sau, ngày 20-6, một đoàn quân sự do trung tướng John W. O’Daniel, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cầm đầu đến Sài Gòn để -  theo lời của Eisenhower – “tăng cường sự hữu hiệu của nỗ lực quân sự của những người bạn [Pháp] của chúng ta”(in order to increase the efficiency of the military effort by our friends)[4]

            Với sự thúc giục của O’Daniel, Navarre soạn ra một kế hoạch tác chiến cho mấy năm trước mắt, được gọi là Kế hoạch Navarre.

            Chỉ cần Pháp không còn ý định bỏ cuộc nửa chừng thì Mỹ đã hài lòng rồi. Dù chưa biết Kế hoạch Navarre có đem lại kết quả gì không, những viên chức cao cấp Mỹ đã hết lời ca ngợi kế hoạch này là “một khái niệm chiến lược rộng rãi sẽ bảo đảm một bước ngoặc thuận lợi trong tiến trình chiến tranh trong vài tháng nữa” (a broad strategic concept which within a few months should insure a favorable turn in the course of the war) (Radford) [5], tin tưởng rằng kế hoạch này “có thể làm thay đổi chiều hướng [của chiến tranh] và dẫn đến thắng lợi quyết định đối với Việt Minh” (capable of turning the tide and leading to a decisive victory over the Vietminh) (O’Daniel)[6], “bẻ gãy tổ chức của công cuộc xâm lăng cộng sản vào cuối mùa chiến đấu 1955”(break  the organized body of Communist aggression by the end of the 1955 fighting season) (Dulles)[7]… Eisenhower kết luận: Cái gọi là Kế hoạch Navarre “đã hình dung một chiến thắng quan trọng vào mùa hè 1955”(The so-called Navarre Plan visualized substantial victory by summer of 1955)[8]

            Eisenhower cho lập Ủy ban đặc biệt về Đông Dương (The Special Committee on Indochina) do tướng Walter B. Smith, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng ban để -- theo lời Eisenhower – “nghiên cứu nhiều biện pháp khả thi hơn nữa đặng ủng hộ Kế hoạch Navarre”(to study further feasible steps for supporting the Navarre Plan)[9] và Nhóm công tác đặc biệt về Đông Dương (The Special Working Group on Indochina) do tướng Grave B. Erskine cầm đầu, để “đánh giá nỗ lực quân sự của Pháp, đưa ra các khuyến cáo liên quan đến những đóng góp trong tương lai của Mỹ cho nỗ lực đó, và lưu ý tới những tình huống bất ngờ nếu Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh”(to evaluate the French effort, to make recommendations concerning future U.S. contributions to it, and to devote attention to the various contingencies under which the U.S. might be called upon to intervene directly in the war)[10]

            Ngày 30- 7 năm đó, Quốc hội Mỹ chuẩn chi 400 triệu đô-la để Pháp theo đuổi chiến tranh ở Đông Dương. Hai tháng sau, 30-9, Chính phủ Mỹ cấp thêm 385 triệu đô-la nữa. Như vậy, Mỹ đã trang trải đến 2/3 chi phí chiến tranh Đông Dương (payant les deux tiers de la guerre)[11]

            Có tiền trong tay, Navarre trở nên năng nổ hơn. Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11-1953), Navarre mở một loạt cuộc hành quân mang tên Chim Én, Camargue, Tarentaise, Claude, Cá Măng, Hải Âu…

             Để động viên Pháp, Eisenhower cử phó tổng thống Richard Nixon sang Việt Nam. Ngày 4-11-1953 tại Hà Nội, Nixon tuyên bố: “Không thể hạ vũ khí cho đến khi nào đạt được chiến thắng hoàn toàn”(It is impossible to lay down arms until victory is completely won)[12]. Nixon lặn lội đến tận Ghềnh (Ninh Bình) để thăm quân Pháp đang tiến hành cuộc hành quân Hải Âu.

            O’Daniel được cử sang Việt Nam lần thứ hai (6-11). Trong báo cáo ngày 19-11, ông nhận xét: “Pháp đã thiết lập được một tình hình tốt hơn nhiều so với mùa khô năm ngoái” (The French have established a far better situation than existed during the last dry season) và đề nghị: “Chúng ta phải hoàn toàn ủng hộ tướng Navarre, thành công của ông ta có sự đóng góp to lớn của chúng ta”(We should fully support General Navarre, in whose success we have such a large stake)[13]

              Sáng 20-11, Navarre bắt đầu thực hiện cuộc hành quân Hải Ly: lần lượt 16.000 quân Pháp được những máy bay vận tải C.47 (do Mỹ viện trợ) thả dù hay chở đến thung lũng Điện Biên Phủ, dựng lên ở đây tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

           Mỹ cử đến Điện Biên Phủ “một ủy ban thanh tra, gồm nhiều chuyên gia Mỹ có đầy kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, tự xưng là biết những khả năng chiến thuật của súng đại bác phòng không của Nga” (une commission d’inspection composée d’experts américains, soi-disant au courant, grâce a leur expérience de la guerre de Corée, des possibilités tactiques des canons anti-aériens russes). Sau khi kiểm tra toàn bộ tập đoàn cứ điểm, ủy ban Mỹ “khẳng định rằng các vị trí của Pháp cùng những liên lạc bằng đường không sẽ không bị phòng không đối phương quấy rối nghiêm trọng. Ủy ban Mỹ tuyên bố rằng, dù thế nào đi nữa, pháo binh và máy bay [Pháp] sẽ bắn trả, tất cả những nơi thả dù đều được lựa chọn một cách khôn khéo, tất cả những điều đó sẽ cho phép duy trì việc tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm mà không sợ bị tổn thất quá nghiêm trọng (…). Trong trường hợp xấu nhất, luôn luôn có thể tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả dù vào ban đêm” (affirma que les positions françaises et les liaisons aériennes ne risquaient pas d’être sérieusement gênées par la D.C.A. ennemie! La commission américaine déclara qu’en tout état de cause, des tirs de contre-batterie de l’artillerie et de l’aviation, et un ensemble de drop zones judicieusement choisies permettraient de maintenir le ravitaillement du camp retranché, sans que des pertes trop importantes soient à redouter (…) Au pire, il sera toujours possible de ravitailler le camp grâce a des parachutages de nuit)[14].

             Ngày 26-1-1954, Eisenhower cử O’Daniel sang Việt Nam lần thứ ba. Chiều ngày 3-2, O’Daniel  lên Điện Biên Phủ. Đại tá De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm, đích thân lái xe jeep chở O’Daniel đi thăm các công sự, nhưng viên chỉ huy tập đoàn cứ điểm giấu không cho viên tướng Mỹ biết rằng 2 giờ trước đó, bộ đội Việt Nam vừa nã vào đây 103 loạt đạn 72 li. Navarre kể: “Sau chuyến đi thăm, O’Daniel đã đến gặp riêng tôi để bày tỏ sự phấn khởi. Ông khẳng định rằng: nếu tiến công, Việt Minh chắc chắn sẽ bị đè bẹp. Ông cho rằng: bằng cách xây dựng các tập đoàn cứ điểm kiểu Điện Biên Phủ ở nhiều nơi, đó chính là giải pháp để có thể thắng được cuộc chiến tranh17].

             Ngày 20-2, Mỹ viện trợ cho Pháp 40 máy bay các loại, từ máy bay ném bom B.26 đến máy bay vận tải C.47, C.119... Cũng trong tháng 2, Mỹ gửi sang Việt Nam 200 lính kỹ thuật thuộc Đơn vị phục vụ Không quân số 81 (81st Air Service Unit) để giúp Pháp bảo trì và sửa chữa các máy bay mà Mỹ đã cung cấp.

            Ngày 13-3, bộ đội Việt Nam bắt đầu nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chưa đầy 5 ngày (từ 13 đến 17-3), ba trung tâm đề kháng (Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo) lần lượt sụp đổ, 2 tiểu đoàn tinh nhuệ của Pháp bị diệt gọn, một tiểu đoàn khác bị tan rã.

            Mỹ hết sức lo lắng. Eisenhower cho biết : "Tình báo của chúng ta ước đoán Pháp chỉ còn khoảng 50-50 cơ may đứng vững"(Our Intelligence people estimated that the French had only about a fifty-fifty chance of holding out)[18]. Trong thực tế, tình hình của quân Pháp trong tập đoàn cứ điểm xấu hơn nhận định của tình báo Mỹ. "Từ sáng 15-3, tướng Navarre, tổng ủy Dejean cũng như hai bộ tham mưu tại Hà Nội và Sài Gòn đều không còn nghi ngờ gì nữa : họ đã thua trong trận Điện Biên Phủ"(Dès le 15 Mars au matin, au plus profond de leur conscience, le général Navarre, M. Dejean, les États-majors de Hanoi et de Saigon n’ont plus de doute : la bataille est perdue)[19].
            Mỹ vội vàng giúp Pháp lập cầu hàng không từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ. Báo U.S News and World Report ngày 15-3-1953 tường thuật : "Mỗi ngày, gần 100 máy bay vận tải DC-3 đã hạ xuống sân bay [Điện Biên Phủ] trong tầm súng cối của Cộng sản, vận chuyển từ 200 đến 300 tấn hàng tiếp tế. Thêm vào đó là 30 máy bay vận tải cỡ lớn C.119 mỗi sáng thả dù từ 100 đến 150 tấn hàng tiếp tế khác. Tất cả các máy bay của cầu hàng không đều do Mỹ giúp".

            Không chỉ giúp máy bay, Mỹ còn cung cấp cả người lái. Một số phi công Mỹ tham gia cầu hàng không thừa nhận "hỏa lực phòng không của Việt Minh dày đặc giống như ở vùng Ruhr trong Chiến tranh thế giới thứ hai"(Vietminh flak was as dense as anything encountered during World War II over the Ruhr)[20]. Trong một phi vụ chở vũ khí cho Điện Biên Phủ, đại úy James McGovern và trung úy Wallace Buford tan xác khi máy bay của hai phi công Mỹ nay bị súng phòng không làm nổ tung[21].

          
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #406 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 11:37:04 pm »

  Nhưng chỉ tăng viện không thôi thì không cứu được Điện Biên Phủ. Mỹ phải trực tiếp can thiệp quân sự vào Việt Nam.

            Đô đốc Arthur W.Radford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, soạn ra kế hoạch can thiệp (được biết dưới mật danh "Cuộc hành quân Chim Kên Kên" – Operation Vulture) theo đó Mỹ dùng 60 máy bay ném bom hạng nặng B.29 Superfort (mỗi chiếc có thể chở 8 tấn bom) cất cánh từ căn cứ không quân Clark Field (ở Philippines) để ném bom rải thảm, mỗi đợt khoảng 450 tấn bom, xuống các vị trí của bộ đội Việt Nam ở Điện Biên Phủ, đồng thời dùng 150 máy bay chiến đấu (từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ) để hộ tống các máy bay ném bom nói trên. Để che giấu bàn tay can thiệp của Mỹ, Radford đề nghị xoá bỏ phù hiệu của không quân Mỹ trên thân máy bay để "không ai biết máy bay đó là của ai và từ đâu đến"(no one would know where they came from or who they were)[22] và lập một phi đoàn tình nguyện quốc tế (international volunteer air corps) bằng cách thuê phi công thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

            Ngoài loại bom thường (mỗi quả nặng 2 tấn), Radford còn đề nghị sử dụng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật (tactical atomic bombs). Theo một nhóm nghiên cứu của Lầu Năm Góc, "chỉ cần 3 quả bom nguyên tử chiến thuật sử dụng cho đúng thì cũng đủ nghiền nát lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ" (Three tactical atomic weapons, « properly employed», would suffice to smash the Vietminh forces at Dienbienphu)[23]

            Riêng Nixon không dừng lại ở việc ném bom. Ngày 16-4, tại Hội nghị các chủ báo Mỹ, ông ta đề nghị gửi bộ binh sang Việt Nam. Eisenhower không bác bỏ ngay ý kiến của ông ta, mà còn cho rằng : "Lẽ dĩ nhiên, đó luôn luôn là một khả năng: vấn đề đó lúc nào cũng được nghiên cứu đến"(Naturally this was always a possibility ; the question was under constant study)[24]

            Giữa lúc đó, đại tướng Paul Ély, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ, với lời cầu cứu : "Nếu Mỹ không can thiệp, Đông Dương sẽ mất" (Unless the United States intervened, Indochina would be lost)[25]. Sáng 22-3, Eisenhower tiếp Ély với sự hiện diện của Radford. "Tổng thống chỉ thị cho đô đốc phải khẩn trương làm mọi thứ để đáp ứng những nhu cầu của tướng Navarre, đặt ưu tiên cho những gì có thể góp phần tạo nên thắng lợi cho trận đánh đang diễn ra"(Le Président donne instruction à l’amiral que tout soit fait d’urgence pour répondre aux demandes du Général Navarre, en mettant la priorité sur tout ce qui pourrait contribuer au succès de la bataille en cours)[26]. Thực hiện chỉ thị của Eisenhower, Radford nói với Ély rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện Cuộc hành quân Chim Kên Kên để cứu quân Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

            Ngày 25-3, Eisenhower triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ. Buổi họp đi tới quyết định: Mỹ phải can thiệp quân sự để ngăn chặn việc Đông Dương rơi vào tay Cộng sản. Cùng ngày, báo The New York Times đưa tin và đăng ảnh về Điện Biên Phủ trên suốt 6 cột. Bài viết mang tựa đề : "Anh hùng chiến tranh [chỉ đại tá De Castries] được Eisenhower hoan hô" (War Hero Hailed by Eisenhower).
            Vào lúc đó, nước Mỹ vừa bước ra khỏi chiến tranh Triều Tiên chưa đầy một năm[27] nên dân chúng và một bộ phận nghị sĩ Mỹ sẽ phản đối mạnh mẽ nếu chính phủ Eisenhower đưa nước Mỹ dính líu vào một cuộc chiến tranh khác ở châu Á. Thượng nghị sĩ William F.Knowland, thủ lĩnh Đảng Cộng Hòa tại Thượng viện, khuyên Eisenhower tranh thủ sự ủng hộ của Quốc hội trước khi can thiệp quân sự vào Việt Nam.

            Vì vậy, Eisenhower cho soạn sẵn một bản dự thảo Nghị quyết chung của lưỡng viện Quốc hội cho phép tổng thống sử dụng Hải quân và Không quân chống lại xâm lược ở Đông Nam Á, bảo vệ an ninh của Mỹ, đồng thời ủy quyền cho Dulles và Radford gặp 8 nghị sĩ chủ chốt của 2 đảng (Cộng hòa và Dân chủ) ở Thượng viện và Hạ viện vào sáng 3-4 để vận động họ ủng hộ chủ trương của Chính phủ. Sau hai tiếng đồng hồ thảo luận, các nghị sĩ đặt điều kiện : "Quốc hội sẽ không ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam chừng nào Chính phủ không được các đồng minh – đặc biệt là nước Anh – cam kết có hành động chung" (Congress would not support American military intervention in Vietnam until the Administration had obtained commitments for joint action from its allies, the British in particular)[28].

             Một số nghị sị, tướng lãnh Mỹ phản đối việc dính líu quân sự vào Việt Nam, vì theo họ, cái giá về người và của mà Mỹ phải trả sẽ "cao bằng hay cao hơn cái giá mà Mỹ đã trả ở Triều Tiên" (as great as, or greater than, that we paid in Korea)29 (nhận định của tướng Matthew B. Ridgway, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, nguyên tư lệnh quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên).

             Eisenhower thừa nhận : "Tình hình [của quân Pháp] ở Điện Biên Phủ xấu đi nhanh chóng trong tháng 4"(The situation at Dien Bien Phu had degenerated rapidly during the month of April)30. Mặt khác, Hội nghị Genève31 sẽ khai mạc vào cuối tháng ấy. Do đó, trong 3 tuần lễ (từ 4 đến 25 tháng 4), những người cầm đầu nước Mỹ dành phần lớn thời gian và công sức cho kế hoạch can thiệp quân sự vào Việt Nam.

            Tối chủ nhật 4-4, bộ ba Eisenhower – Dulles – Radford hy sinh dịp nghỉ cuối tuần để bàn hai việc: chuẩn bị cho việc can thiệp quân sự vào Việt Nam và vận động các nước đồng minh – chủ yếu là Anh – tham gia vào "hành động thống nhất" (united action) với Mỹ.

            Các tướng lãnh Mỹ và Pháp qua lại gặp nhau để chuẩn bị cho việc triển khai Cuộc hành quân Chim Kên Kên khi có thể. Ngày 13-4, bộ trưởng Không quân Pháp Christians được mời sang Mỹ. Ngày hôm sau, 14-4, tướng Earle E.Partridge, tư lệnh Không quân Mỹ ở Viễn Đông, được cử sang Sài Gòn gặp tổng ủy Maurice Dejean, tướng Navarre, sau đó ra Hà Nội gặp tướng René Cogny, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Việt Nam. Ngày 19-4, tướng Joseph Caldara, chỉ huy máy bay ném bom của Không quân Mỹ ở Viễn Đông, lại được gửi sang Việt Nam. Caldara bay trên bầu trời Điện Biên Phủ để quan sát toàn cảnh tập đoàn cứ điểm. Cùng ngày, hai hàng không mẫu hạm Essex và Boxer thuộc Hạm đội số 7 của Hải quân Mỹ, mỗi chiếc tải trọng 31.000 tấn, cả hai đếu trang bị vũ khí nguyên tử, được lệnh tiến vào Vịnh Bắc Bộ. Đô đốc Hopwood, tham mưu trưởng Hạm đội số 7, đến Việt Nam gặp tướng Navarre và đô đốc Auboyneau, chỉ huy Hải quân Pháp ở Đông Dương. Sau đó, một sĩ quan Pháp được mời sang căn cứ Clark Field (ở Philippines) để bàn việc phối hợp hành động khi cần.

             Nhưng việc can thiệp vào Đông Dương chỉ có thể thực hiện nếu Anh chịu tham gia.

            Ngày 4-4, Eisenhower viết thư cho thủ tướng Anh Winston Churchill đề nghị Anh cùng Mỹ "ngăn chặn Cộng sản bành trướng"(checking of Communist expansion) vì "nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, hậu qủa cuối cùng sẽ tai hại cho thế chiến lược toàn cầu của các Ngài và của chúng tôi với hậu quả là sự đổi thay trong cán cân lực lượng trên toàn châu Á và Thái Bình Dương" (if ...Indochina passes into the hands of  the Communists, the ultimate effect on our and your global strategic position with the consequent shift in the power ratios throughout Asia and the Pacific could be disastrous)32.

            Ngày 7-4, Churchill triệu tập các bộ trưởng đến họp để thảo luận đề nghị của Mỹ. Lâu nay, Anh không muốn gây căng thẳng trong bang giao với Trung Quốc, vì thuộc địa Hong Kong của Anh nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, một bộ phận cư dân của thuộc địa Mã Lai là người gốc Hoa v.v... Chỉ 3 tháng sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nước Anh đã nhanh chóng công nhận chính phủ Bắc Kinh (6-1-1950), trở thành nước đầu tiên trong phe NATO làm như vậy33. Do đó Anh không muốn can thiệp quân sự vào Việt Nam, mà chỉ mong chiến tranh Đông Dương sớm kết thúc thông qua đàm phán ở Genève. Lập trường của Anh là "không định làm gì hết ở Đông Dương trước khi Hội nghị Genève có kết quả" (Britain was not prepared to give any undertakings...in Indochina in advance of the results of Geneva)34.

             Sợ thư từ không diễn đạt được đầy đủ các ý, Eisenhower cử Dulles sang London. Trong ba ngày (11 đến 13-4), Dulles đưa ra mọi lý lẽ nhằm thuyết phục Churchill và ngoại trưởng Anthony Eden, nhưng vẫn không lay chuyển được giới lãnh đạo nước Anh. Thất vọng, Dulles bay sang Paris gặp thủ tướng Joseph Laniel và ngoại trưởng Georges Bidault (14-4) trước khi về lại Mỹ.

            Ngày 15-4, Dulles gửi thư mời đại sứ các nước Anh, Pháp, Australia, New Zealand... đến dự cuộc họp vào ngày 20-4 để thảo luận vấn đề Đông Nam Á. Nhận được báo cáo của đại sứ Anh tại Mỹ Roger M.Makins, Eden chỉ thị cho Makins không được tham dự cuộc họp ấy. Ngày 18-4, Makins gọi điện đến nhà ngoại trưởng Dulles. "Ngoại trưởng hết sức tức giận"(the Secretary of State was extremely angry)35. Để giữ thể diện, Dulles phải thay đổi chủ đề của cuộc họp: bàn về Triều Tiên, chứ không phải về Đông Nam Á. Đến lúc đó, Eden mới cho phép Makins đến dự, nhưng chỉ được ngồi nghe chứ không được phát biểu ý kiến.

            Ngày 23-4, các ngoại trưởng Mỹ, Anh, Pháp sang Paris để tham dự một hội nghị của NATO. Bidault đưa cho Dulles xem bản sao bức điện của tướng Navarre gửi Laniel, trong đó Navarre mô tả "tình hình ở Điện Biên Phủ là tuyệt vọng"(situation at Dien Bien Phu is desperate), yêu cầu Mỹ khẩn trương can thiệp quân sự, nếu không ông sẽ đề nghị ngưng bắn (request for cease fire)36.

             Sáng 24-4, trong một công hàm gửi cho Mỹ, Bidault nhấn mạnh :

             « 1. Các chuyên gia quân sự Pháp cho rằng một cuộc can thiệp ồ ạt của Không quân Mỹ còn có thể cứu được đạo quân ở Điện Biên Phủ.

            2. Bộ tư lệnh Pháp cho rằng Việt Minh đang tập trung phần chủ yếu của quân đội họ xung quanh     tâp đoàn cứ điểm này. Đây có lẽ là cơ hội duy nhất để chúng ta tiêu diệt phần lớn họ bằng Không quân, giáng một đòn có lẽ là quyết định đối với Việt Minh"

 1. Les experts militaires français estiment qu’une intervention massive de l’aviation americaine peut encore sauver la garnison du camp;

 2. Le commandement français estime que le Viet Minh ayant concentre autour du camp retranche l’essentiel de son corps de bataille, une occasion peut-etre unique nous est offerte d’en detruire, par l’action de l’aviation, une grande partie. Un coup peut-etre decisif pourrait ainsi etre porté au Viet Minh)37

             Nhận được công hàm, Eisenhower cử Radford sang Paris tiếp sức cho Dulles trong việc thuyết  phục Anh. Trong buổi gặp ngày 24-4, Dulles và Radford trình bày với Eden kế hoạch của Mỹ. Chỉ cần Anh tham gia với một máy bay độc nhất  tượng trưng cho sự đoàn kết nhất trí của phương Tây, thì :

-      Ngày 26-4 (đúng vào ngày Hội nghị Genève khai mạc), Eisenhower sẽ ra trước Quốc hội để yêu cầu các nghị sĩ thông qua Nghị quyết chung của hai viện (mà chính phủ Mỹ đã dự thảo sẵn) cho phép Chính phủ can thiệp quân sự vào Việt Nam.

-      Ngày 27-4, Mỹ sẽ mời đại sứ các nước đồng minh ký tên vào Tuyên bố chung (mà Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã dự thảo) ủng hộ "hành động thống nhất" ở Việt Nam.

-      Từ 28-4, hàng trăm máy bay (chủ yếu là của Mỹ) bắt đầu triển khai cuộc hành quân Chim Kên Kên.

Eden cho biết sẽ quay về London trong tối 24-4 để xin ý kiến của Nội các.

             Chiều 24-4, ba ngoại trưởng lại gặp nhau tại trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp (Quai d’Orsay). Dulles gặp riêng Bidault, hỏi : "Ông tính sao nếu chúng tôi cho các ông hai quả bom nguyên tử ?" (Et si nous vous donnions deux bombes atomiques ?) 38

          
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #407 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 11:37:13 pm »

 Ngày 25-4 là chủ nhật, nhưng Churchill vẫn triệu tập các bộ trưởng và tham mưu trưởng của 3 quân chủng đến dự hai cuộc họp khẩn vào buổi sáng và buổi chiều để thảo luận đề nghị của Mỹ. Churchill tuyên bố : "Điều mà người ta [Mỹ] yêu cầu chúng ta làm là giúp vào việc đánh lừa Quốc hội [Mỹ] để phê chuẩn một cuộc hành quân ; cuộc hành quân ấy sẽ không có hiệu quả, nhưng có thể dẫn thế giới đến bờ một cuộc chiến tranh lớn" (What we are being asked to do is to assist in misleading the Congress into approving a military operation which would be in itself ineffective, and might well bring the world to the verge of a major war)39. Sau một ngày thảo luận, Nội các Anh quyết định bác bỏ đề nghị của Mỹ. Theo lời giải thích của Eden, quyết định đó được căn cứ trên 3 lý lẽ sau :

"Một là chúng ta hiểu rằng chỉ có hoạt động của Không quân không thôi thì sẽ không thể có hiệu quả ;

Hai là một sự can thiệp quân sự như thế có thể sẽ phá hoại mọi cơ may đạt được một cuộc dàn xếp ở [Hội nghị] Genève ;

Ba là điều đó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Á"

(Firstly,we were advised that air action alone could not have been effective ;

Secondly, any such military intervention could have destroyed  the chances of a settlement at Geneva ;

Thirdly, it might well have led to a general war in Asia)40.

             Radford không nản chí, tiếp tục sang Anh ngày 25-4 để thuyết phục 3 tham mưu trưởng Hải, Lục và Không quân của nước này, sau đó gặp Churchill. Thủ tướng Anh trả lời một cách thẳng thừng: "Làm sao người ta lại có thể yêu cầu dân Anh phải chiến đấu cho Đông Dương khi họ đã bỏ Ấn Độ mà không chiến đấu ? " (How could British citizens be asked to fight for Indochina when they had let India go without a fight ?)41.

            Không còn gì để nói, tối hôm ấy Radford đáp máy bay về Mỹ.

            Không thuyết phục được Anh, Mỹ quay sang lôi kéo Australia và New Zealand vì hai nước này đã ký Hiệp ước an ninh tay ba ANZUS với Mỹ ngày 1-9-1951. Nhưng Chính phủ hai nước này từ chối can thiệp quân sự vào Việt Nam, vì – theo lời ngoại trưởng Australia là Casey – "nó không được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn; nó khiến cho dư luận thế giới, đặc biệt là châu Á, ghét bỏ chúng ta; nó làm cho chúng ta xung đột với Trung Hoa cộng sản; nó làm thất bại Hội nghị Genève" (It would not have the backing of the United Nations; it would put us in wrong with world opinion, particularly in Asia; it would embroil us with Communist China; it would wreck the Geneva Conference)42.

            Vào giữa tháng 4, Eisenhower viết thư để "kính chào lòng dũng cảm và sức chịu đựng của viên chỉ huy và các chiến sĩ đang bảo vệ Điện Biên Phủ"(salute the gallantry and stamina of the commander and soldiers who are defending Dien Bien Phu), bày tỏ "lòng ngưỡng mộ sâu sắc nhất đối với cuộc chiến đấu gan dạ và tháo vác mà quân Pháp, quân Việt Nam [quân của Bảo Đại] và quân các thành viên khác của Liên hiệp Pháp đang tiến hành ở đó"(the most profound admiration for the brave and resourceful fight being waged there by troops from France, Vietnam, and other parts of the French Union), ca ngợi "những chiến sĩ này, trung thành với những truyền thống vĩ đại của họ, đang bảo vệ chính nghĩa tự do của con người và chứng minh bằng cách đúng đắn nhất những phẩm chất mà sự sống còn của Thế giới tự do tuỳ thuộc vào đó" (those soldiers, true to their own great traditions, are defending the cause of human freedom and are demonstrating in the truest fashion qualities on which the survival of the Free World depends)43

 Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân đội Việt Nam dựng cờ
chiến thắng tại Điện Biên Phủ     

            Vòng vây của bộ đội Việt Nam ngày càng siết chặt. "Các thủ lĩnh quân sự Mỹ cảm thấy đã quá trễ để có thể cứu Điện Biên Phủ" (the American military leaders felt it was too late to save Dienbienphu)44. Kế hoạch can thiệp quân sự vào Việt Nam phá sản. Con Chim Kên Kên của Mỹ chưa kịp bay lên thì đã gãy cánh.


            Eisenhower viết trong Hồi ký : “Ngày 7-5, tập đoàn cứ điểm sụp đổ…Mặc dù chúng tôi thấy trước kết quả sẽ tới, nhưng việc quân đồn trú ở Điện Biên Phủ cuối cùng đầu hàng vẫn khiến chúng tôi buồn rầu”(On May 7 the fortress fell...Though we could see the end coming, the final capitulation of the garrison of Dien Bien Phu was saddening)45.

 

 Phan Văn Hoàng


 

 

 

1 , 4, 8, 9, 18, 24, 30, 32, 36, 43, 45. Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change – The White House Years 1953-1956, Nxb The New American Library, New York, 1965, tr.404, 218, 416, 413, 180, 417, 427, 422, 419, 423, 430, 430.

2 , 35. Jules Roy, The Battle of Dienbienphu, bản dịch của Robert Baldick, Nxb Pyramid Books, New York, 1966, tr.35, 37, 292.

3 , 13, 16. Ronald H. Spector, Advice and Support – The Early Years of the U.S. Army in Vietnam 1941-1960, Nxb The Free Press, New York, 1985, tr.172, 180, 187.

5, 6, 10. The Pentagon Papers (ấn bản của thượng nghị sĩ Gravel), Nxb Beacon Press, Boston, 1971, tập I, tr.96, 77, 90.

7 Bernard B. Fall, The Two Vietnams – A Political and Military Analysis, Nxb Frederick A.Praeger, New York, 1963, tr.122.

11, 19, 26, 37. Jean Lacouture và Philippe Devillers, La fin d’une guerre – Indochine 1954, Nxb Seuil, Paris, 1960, tr.42, 68, 71,89.

12. Báo The New York Times, ngày 5-11-1953.

14. Bernard B. Fall, Indochine 1946-1962 – Chronique d’une guerre révolutionnaire, Nxb Robert Laffont, Paris, 1962, tr.331.

15. Henri Navarre, Le temps des vérités (Thời điểm của những sự thật), bản dịch của Nguyễn Huy Cầu, Nxb Công an nhân dân và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr.195.

17. Báo Le Monde, Paris (Pháp), ngày 11-2-1954.

20. Bernard B. Fall, « Dienbienphu: A Battle to Remember », The New York Times Magazine, 3-5-1964

22, 28. George McT. Kahin, Intervention – How America Became Involved in Vietnam, Nxb Alfred A.Knopf, New York, 1986, tr.447, 48.

21, 23, 34. Stanley Karnow, Vietnam A History, Nxb Penguin Books, New York, 1987, tr. 11,197, 198.

25, 44. Chalmers M. Roberts, “The Day We Didn’t Go to War”, báo The Reporter số XI, 14-9-1954.

27. Hiệp ước đình chiến ở Triều Tiên ký ngày 27-7-1953 tại Bàn Môn Điến (Panmunjom)

29. Bernard B. Fall, Last Reflections on a War, Nxb Doubleday, New York, 1967, tr.139

31. Hội nghị Genève 1954 có hai nội dung: bàn về một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên (khai mạc ngày 26-4) và về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương (khai mạc ngày 8-5).

33. Gần 30 năm sau, Mỹ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1-1-1979).

38. Georges Bidault, D’une résistance à l’autre, Nxb Les Presses du siècle, Paris, 1965, tr.198.

39. Arthur M.Schlesinger Jr., The Bitter Heritage – Vietnam and American Democracy 1941-1966, Nxb Andre Deutsch, London, 1967, tr.15.

40. George McT. Kahin và John W.Lewis, The United States in Vietnam, Nxb The Dial Press, New York, 1967, tr.39.

41. Marilyn B. Young, The Vietnam Wars 1945-1990, Nxb Harper Perennial, New York, 1991, tr 34.

42. Australian Parliamentary Debates, House of  Representatives, tập 4, 1957, tr.128.

 
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #408 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 11:46:51 pm »





http://books.google.com.vn/books?id=SlMEAAAAMBAJ&pg=PA53&lr=&rview=1&source=gbs_toc_r&cad=2#v=onepage&q&f=true


Thêm bài viết về Dulles
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2011, 11:58:32 pm gửi bởi vo quoc tuan » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #409 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2011, 12:11:11 am »

A, lâu rồi mới kiếm được một tấm ảnh đắt giá về ĐBP:


Đố các bác, đoạn này là đoạn nào?  Smiley

Các bác cần xem kỹ hơn xin vào đây: http://books.google.com.vn/books?id=GlMEAAAAMBAJ&pg=PA22&lr=&rview=1&source=gbs_toc_r&cad=2#v=onepage&q&f=true
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM