Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:41:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367817 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #360 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:24:26 pm »

Tính tất cả các cỡ nòng đã liệt kê  Grin, ta còn cỡ nòng nào nữa đâu bác?

Chừng ý khẩu 12.7 và 37 mà cũng chỉ bắn có vậy thôi á? Thế thì chắc là phải dẫn bằng ra đa mới bắn chính xác thế nhỉ?  Lips sealed
Cheesy Em nhầm, lúc thống kê em đã tách số lượng đạn 12,7 và cao xạ ra rồi.  Grin

Lượng đạn cao xạ 37mm tiêu thụ là 31.750 viên, 12,7mm là 512.000 viên. Đây là số lượng đạn bắn lên trời chứ ít bắn vào lỏng chảo nên em không tính.
Logged
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #361 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:44:16 pm »

Theo em biết đại liên 12,7mm và cao xạ 37mm ta dùng ở ĐBP là để phòng không chư không đem vào sự dụng cho bộ binh.Cao xạ 37mm thì chẳng mấy ai để cho bộ binh sài bắn vào bộ binh địch rồi.Còn đại liên 12,7mm thì khi đó hệ thống phòng không của ta yếu nên dùng đại liên 12,7mm tăng cường nên không dùng cho bộ binh mà dùng vào phòng không.
   Trận địa 12,7mm của ta ở ĐBP

  Theo như bác altus nói thì ý bác là phải thống kê cả lượng đạn bắn của 2 loại súng phòng không này nưa à.Nhưng theo em biết thì bác _new chỉ liệt kê các loại pháo,cối mặt đất thôi chứ tính cả pháo phòng không 37mm với 12,7mm(không phải pháo) vào thì không ổn cho lắm.
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
kimtd3f356
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #362 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:58 pm »



Theo em, như đã nói ở trên.
1. Trong các trận đánh tiêu diệt, tổ cắm cờ chắc chắn có. Nó vừa là để động viên cán bộ chiến sỹ xông lên phía trước, vừa biểu tượng của chiến thắng. Tổ cắm cờ không nhất thiết phải là tổ đi đầu mà theo logic sẽ là tổ đi sau (nhưng vẫn nằm trong đơn vị dao nhọn).

:bác new@:Thực tế diễn ra mà có được một tổ hoàn thành được công việc đó trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ,dai dẳng dài ngày ,nhiều gian khổ hy sinh mà chưa biết lúc nào chiến thắng thì tuyệt vời còn gì bằng .Em thuộc thế hệ lính biên giới chống tq lần 2 nên sau các vị tiền bối đánh pháp rất nhiều nên cũng chỉ biết thông tin từ sách ,báo ,từ các nhân chứng sống kể lại trên ti vi rồi tự nghĩ vậy thôi ,xem trên phim ảnh thấy có người cầm cờ trèo lên hầm để phất lúc chiến thắng nhưng tìm tên tuổi thì không ra ,đọc ở lịch sử sư 312 thời đánh pháp cũng không thấy ,các nhân chứng kể chuyện thì không thấy nói đến,đành bó tay .Nếu bác tìm được tài liệu nào cụ thể ,chính xác về việc tìm ra được người phất cờ chiến thắng vào thời khắc lịch sử đó thì đăng lên để anh em cùng chia vui nhé .Thời gian tuy đã hơn nửa thế kỷ nhưng với một việc đáng nhớ thế này nhất định phải có đâu ghi chếp lại chứ .
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #363 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:42:10 pm »

to bác kimtd3f356:
Cơ sở của em chỉ là từ suy luận và đúc kết từ những gì đọc được. Em nói chắc chắn có tổ cắm cờ vì đó là tổ chức của một đơn vị đánh công kiên. Cũng có dành thời gian đọc và tìm hiểu, em chưa thấy trận công kiên nào không có tổ cắm cờ hay không có cờ cắm trên cứ điểm dịch sau khi bị tiêu diệt. Ngay những trận con con cũng đều có phất cờ và chui vào hầm bắt chỉ huy thì thực ít có khả năng các cụ nhà ta không làm điều đó với mục tiêu quan trọng nhất trong chiến dịch ĐBP là hầm De Castries. Khi mà cờ của ta ở ĐBP không phải chỉ có một hay hai cái.
Tài liệu sách báo nói về việc "cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát chiều 7/5" thì tìm được. Còn thì tài liệu cụ thể chính xác người phất cờ chiến thắng vào thời khắc lịch sử đó thì vẫn đang là ngoài khả năng của em.
Sách báo nói có phất cờ em sẽ tìm và đưa lên (em nghĩ tìm được không khó) và có lẽ không có sách báo tài liệu nào khẳng định là không phất cờ cả. Ở đây anh em ta đều nói trên cơ sở suy luận. Vậy nên ta cứ đưa suy luận lên hết mức có thể, thiết nghĩ đó cũng đã là một điều hay.
Logged
kimtd3f356
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #364 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 01:42:43 pm »


to bác New:Để hôm nào thằng bạn em dưới hà nội nó vào bảo tàng lịch sử quân sự việt nam xem có thấy trưng bày không ,nếu có sẽ bảo nó chụp ảnh đưa lên xem bác ạ.
Logged
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #365 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 04:07:01 pm »

Tôi gửi bác một đoạn hồi kí của một CCB :
 Những ngày cuối cùng trên chiến trường Điện biên
 Ngày 6/5: chiều ngày 6 tôi được BTL tiền phương gọi lên trao nhiệm vụ:Bây giờ đ/c về tổ chức 1 tổ làm n/v sau đây,hiện nay bên đầu cầu còn một đơn vị địch chốt giữ,BTL giao cho 1 đơn vị của ta có trách nhiệm nhổ chốt đó ngay tối nay để tổ của đ/c vào làm nhiệm vụ,đ/c tổ chức anh em cơm nước xong lên đồi E quan sát địa hình khi đơn vị của ta nhổ được chốt đầu cầu sẽ vào nghiên cứu đường vào hầm Đ cát.
  Lúc này trên chiến trường các vị trí xung quanh ta đã nhổ bật hết,lực lượng địch dồn lại giữa cánh đồng,như thế rồi đến đêm ta cũng không nhổ được chốt đó.Tôi về báo cáo lại,các đ/c trong BTL bảo là đã biết rồi,tôi về nghỉ thì trưa ngày 7/5 BTL lại gọi tôi lên nhận lệnh:Hôm nay đơn vị đánh đầu cầu có được hay không ,tổ của tôi củng phải vào và hoàn thành nhiệm vụ tổ nghiên cứu về địch.
  -đường vào nằm trong vị trí của địch,địch còn nhiều.
   -có rất nhiều các loại mìn.
   -tất cả địch dồn về nằm dưới mặt ruộng nên có rất đông quân địch,hào rất sâu nên nếu bị phát hiện rất khó thoát.
    còn một điều nữa là hôm nay cả ngày lúc nào cũng có 1 chiếc Đa cô ta bay trên cánh đồng Điện biên,cái này về thì cái khác lên thay thế.
   Khi chúng tôi bò vào còn cách sở chỉ huy địch 200m tôi phát hiện cả chiến trường giống như một tổ mối khổng lồ bị ngập nước vỡ tung ra ,tất cả các hầm đều có một vật mà ta thường gọi là cờ trắng xin hàng,quân địch từ dưới hầm tràn lên khắp cả chiến trường xin hàng.
   Lúc này đơn vị trinh sát của sư đoàn có 1 đài quan sát trên đồi E và tổ của tôi đã vào gần sở chỉ huy của địch,Bộ tham mưu của dịch đã ra gần đến đầu cầu họ thấy chúng tôi chỉ có 4 người,4 khẩu tiểu liên tiến vào họ chủ động tránh ra 1 bên đường,để chúng tôi vào sở chỉ huy địch,vào đến nơi tôi cho anh em kiểm tra thu giữ toàn bộ tài liệu,đem về giao lại cho sư đoàn .
  Hôm sau tôi được bố trí dẫn đoàn cố vấn quân sự nước ngoài nghiên cứu, ghi chép,chụp ảnh khu vực hầm ngầm của đich.


    Bác thử tìm tài liệu của Pháp coi có chi tiết nào về việc tướng Đ cát bị bắt sống không?Tôi bảo tướng Đ cát bị ông Luật bắt sống,sách vở đều ghi vậy,ông cụ nhà tôi vẫn không tin.
 (  các bác có thể kiểm chứng sdt 03503938675 gặp ông Nguyễn văn Ngưu)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2010, 04:21:02 pm gửi bởi hungnguyen0360 » Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #366 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:03:41 pm »

Em cũng nghe nói chuyện nhiều chiến sĩ ta "nhìn thấy" Roll Eyes tướng Đờ Cát ở bờ sông. Tuy nhiên thuyết này bị "đả" khá mạnh. Ví dụ như bài này: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1936.msg147534.html#msg147534

Đáng tiếc là tướng Đờ Cát không còn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #367 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:54:11 pm »

Đây là một bài viết đang đăng ở ở báo dân trí cũng có hơi liên quan một chút tới mấy vấn đề trên ,các bác tham khảo nhé:
                                                      Thứ năm, 07/05/2009       14:06
Tình người nơi rốn chiến địa Điện Biên Phủ
(Dân trí) - Quan tư của Pháp, Thiếu tá Gờ-rô-oanh (Grawin) sững người khi nghe một sĩ quan Việt Nam nghiêm giọng: “Ông phải quay lại tiếp tục cứu chữa thương binh của các ông!”. Gờ-rô-oanh không ngờ vì sao giữa khói lửa, đội quân chiến thắng đã nghĩ ngay tới việc cứu giúp kẻ thù…

Binh lính Pháp được cứu chữa ở chiến trường Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
 

Tháng 5/1954, khi quân ta mở đợt tiến công thứ ba vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vào những ngày giao tranh cuối cùng ác liệt với Pháp, một sự kiện chưa từng có trong chiến tranh Đông Dương đã xảy ra: Mỹ can thiệp với một lực lượng không quân hùng hậu trút bom tấn, bom cháy, bom bi với mật độ dày đặc xuống Điện Biên Phủ nhằm hủy diệt bộ đội ta trên mặt đất cũng như trong các hầm hào. Đây là thời cơ Mỹ phô trương sức mạnh quân sự của mình.

 

Mưa bom của máy bay Mỹ cản trở hoạt động của bộ đội ta cả về tác chiến, thông tin liên lạc chỉ huy lẫn tiếp tế hậu cần ở hướng Đông Bắc Điện Biên, nơi Đại đoàn 312 đang chiến đấu. Cho tới sáng 7/5, cho dù quân Pháp đã bước vào giờ phút hấp hối bởi đã mất cứ điểm A1- C2 trên dãy đồi phía Đông, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục hai loạt bom tấn xuống khu vực chỉ huy sở của đại đoàn trên đồi Đ.

 

Mười bốn giờ chiều 7/5, đại đội 525 do Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 Ngô Trọng Bảo chỉ huy dũng cảm và táo bạo nổ bộc phá dọn đường đánh chiếm được đồn 507 rồi 508. Và bộ binh ta tiến sát chỉ huy sở của tướng giặc, chỉ còn cách hầm Đờ-cát vỏn vẹn 200 mét.

 

Ban chỉ huy Trung đoàn 209 nhận được tin thắng trận, liền điều động ngay Đại đội 360 của Tạ Quốc Luật tới tiếp sức với mũi của Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo. Phát hiện cờ trắng xuất hiện trong Mường Thanh, Ngô Trọng Bảo ra lệnh cho Đại đội 360 tiến nhanh qua cầu sắt vào thẳng chỉ huy sở của địch. Vào lúc 16 giờ 40 ngày 7/5, tướng Đờ-cát đã bị giải ra khỏi căn hầm có bọc nóc sắt.

 

Thiếu tá Gờ-rô-oanh khi đó đứng bên trái tướng Đờ-cát, bỗng thấy có một “sỹ quan Việt Nam có đôi mắt xếch, đen và sắc sảo, đội mũ sắt màu xanh hỏi bằng tiếng Pháp: Ở đây ai là người phụ trách quân y?”. Ông bước ra đứng trước mặt người chỉ huy đó.

 

Ngô Trọng Bảo nghiêm giọng: “Ông phải quay lại tiếp tục cứu chữa thương binh của các ông!”. Nghe lệnh này, viên quan tư Gờ-rô-oanh ngỡ ngàng, không ngờ vì sao giữa khói lửa, đội quân chiến thắng đã nghĩ ngay tới việc cứu giúp kẻ thù.

 
Hồi ký của Gờ-rô-oanh sau này còn ghi rõ: “Các thương binh của tôi. Tôi đã bỏ quên họ. Làm sao tôi lại bỏ quên họ được nhỉ”. Viên quan tư nói ông ta chả có gì trong tay cả. Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo rút trong xà cột ra giấy bút, viết một giấy phép cho Gờ-rô-oanh được sử dụng bốn xe GMC chiến lợi phẩm, dặn cắm cờ hồng thập tự, rồi đi quy tập mọi thương binh và dụng cụ y tế về một bãi đất phẳng cạnh sông Nậm Rốm để kịp thời cứu chữa.
 

Thiếu tá Gờ-rô-oanh (trái) đang băng bó cho thương binh của mình (Ảnh tư liệu)
 

Sau này, viên quan tư có nói, mệnh lệnh lúc đó của viên sĩ quan Việt Nam là mệnh lệnh Lương Tâm. Đó là tình người nơi chiến trận. Còn Ngô Trọng Bảo thì kể rằng, có thể văn hoá Việt Nam ngấm vào máu thịt để con người ta đưa ra những quyết định lúc khẩn cấp, nhân văn nhất ngay cả với kẻ thù.

 

Sau đó cấp trên đã cử bác sĩ Đặng Hiếu Trưng (sau này là Giáo sư Tiến sĩ, Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện 108) lên Điện Biên Phủ phụ trách chung để giải quyết các vấn đề về thương binh Pháp. Lên tới nơi, ông ngạc nhiên thấy giữa cảnh chiến trận còn ngổn ngang đã sớm xuất hiện một trạm cấp cứu tiền phương khang trang, nhộn nhịp bên bờ Nậm Rốm. Giáo sư Huard được Pháp cử lên Điện Biên đón thương binh cũng ca ngợi sự hỗ trợ nhân đạo kịp thời của trạm cứu thương tiền phương này.

 

…55 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang ấy, “viên sỹ quan Việt Nam có đôi mắt xếch, đen và sắc sảo, đội mũ sắt màu xanh” trong hồi ký Gờ-rô-oanh sống âm thầm một mình trong một căn hộ tập thể ngăn đôi trong khu tập thể Giảng Võ (Hà Nội), không đòi lịch sử phải vinh danh mình với vị trí người chỉ huy có đóng góp quyết định trong giây phút đánh bại tập đoàn cứ điểm Pháp. Mọi ghi chép chỉ tôn vinh anh hùng Tạ Quốc Luật là người bắt sống tướng Đờ-cát, và gạt người chỉ huy thực sự của trận đánh quyết định này ra ngoài lịch sử Điện Biên Phủ.

 

Cho đến khi cuốn hồi ức “Điện Biên Phủ - điểm hẹn của lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mắt bạn đọc, trong đó viết rõ về trận đánh cuối cùng tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ, và vai trò chỉ huy của Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo, thì ông mới nghẹn ngào ứa nước mắt kêu lên: “Vậy là sự thật lịch sử đã được chứng minh!”.

 

Những chiến binh già có cách kỷ niệm chiến thắng Điện Biên riêng theo cách của mình. Không biết đến những lễ kỷ niệm nhiều hoa, những bài phát biểu dài, những ông già gặp nhau, nhắc lại kỷ niệm cũ hào hùng và rưng rưng, họ là đồng đội Điện Biên mãi mãi, họ tự hào là họ luôn đứng về phía con người.

 

Thỉnh thoảng, một người bạn chiến đấu của Ngô Trọng Bảo là Trung tá Sơn Hà, Trưởng ban Trinh sát Trung đoàn ngày xưa lại chạy tới thăm ông, hai ông già ăn cùng nhau một bữa cơm đạm bạc trong gian buồng nhỏ. Còn ngày thường ông nuôi một con mèo vàng, ông lọ mọ đi chợ nấu cơm, nấu một bữa, người và mèo ăn hai ngày.

 

(Dựa theo tập hồi ký “Tôi từng là thầy thuốc tại Điện Biên Phủ” của quan tư Gờ-rô-oanh - Chủ nhiệm Quân y tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và lời kể của Trung tá Ngô Trọng Bảo, Trung tá Sơn Hà)

 

Trang Hạ


« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:20 pm gửi bởi vmt » Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #368 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 10:00:57 pm »

Ban chỉ huy Trung đoàn 209 nhận được tin thắng trận, liền điều động ngay Đại đội 360 của Tạ Quốc Luật tới tiếp sức với mũi của Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo. Phát hiện cờ trắng xuất hiện trong Mường Thanh, Ngô Trọng Bảo ra lệnh cho Đại đội 360 tiến nhanh qua cầu sắt vào thẳng chỉ huy sở của địch. Vào lúc 16 giờ 40 ngày 7/5, tướng Đờ-cát đã bị giải ra khỏi căn hầm có bọc nóc sắt.

 

Thiếu tá Gờ-rô-oanh khi đó đứng bên trái tướng Đờ-cát, bỗng thấy có một “sỹ quan Việt Nam có đôi mắt xếch, đen và sắc sảo, đội mũ sắt màu xanh hỏi bằng tiếng Pháp: Ở đây ai là người phụ trách quân y?”. Ông bước ra đứng trước mặt người chỉ huy đó.

 
Tài liệu bác đưa ra không khác gì nội dung mà nhóm của cụ Bảo đã đưa ra và bị phản biện mạnh mẽ (trong link của chiangsan). Theo Jules Roy ở đây (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1355.90.html) thì Grauwin chẳng hề đứng bên trái tướng Castries và phải đi qua sông mới được yêu cầu quay lại.
Với những tài liệu hiện có, tôi thấy thông tin cụ Bảo và những người phía cụ đưa ra thiếu tính thuyết phục. Báo mạng thì (như chúng ta đã và đang thấy) chỉ làm công tác nhai lại là chính!
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #369 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 11:04:45 pm »

 Báo mạng thì (như chúng ta đã và đang thấy) chỉ làm công tác nhai lại là chính!
[/quote]:Cũng không hoàn toàn như vậy bác ạ ,mình đang tham khảo tìm kiếm thì mọi thứ liên quan cũng cần được suy xét ,ở đây có nói đến hồi ký của viên quan tư pháp phụ trách quân ycủa chúng ở ĐbP nếu ai mà có nó đưa nên thì mình cũng có thêm một ít thông tin về trường hợp bắt của đờ cát.Chính sử của ta đều nói bác Luật dẫn 4 chiến sỹ ta vào bắt đờ cát tại hầm nhưng cũng có một số người nói khác đi ,ta cũng cần tìm hiểu xem phía tù binh pháp nói gì ,bài trước có cái địa chỉ này:
(Dựa theo tập hồi ký “Tôi từng là thầy thuốc tại Điện Biên Phủ” của quan tư Gờ-rô-oanh - Chủ nhiệm Quân y tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ...)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM