Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:39:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367799 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #310 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 04:20:39 pm »

Bác Sói có cuốn Cao điểm cuối cùng chưa. Phóng sự của VTC về 7554 đã phát sóng chưa, bác cho mọi người xin cái link với.  Smiley
Góp với bác cái kèn.
Logged
scorpiwolf
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #311 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 01:55:01 pm »

Cao điểm cuối cùng em đọc ké trên quansuvn.net nhà mình rồi này bác. Còn cái phóng sự kia, chưa rõ vì lý do gì nhưng người ta định chiếu rồi cancel 2 lần rồi. Chẹp... Có gì chắc chắn em sẽ thông báo với các bác ngay.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #312 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 05:44:58 pm »

Không ảnh Hồng Cúm tháng 4/1954.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #313 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:58:35 pm »

Theo em biết đồi A1 đã bị quân ta dùng 1 tấn thuốc nổ đào lên rồi mà.Với lại đồi A1 có hình chữ I thấp ở đỉnh kia và cao ở đỉnh này (nhìn từ trận địa của ta vào) với lại đồi A1 theo như lịch sử kể lại là đồi trọc không có cây côi gì hết. Vì vậy cái ảnh mà bác post lên có cái nhà và mấy cái cây to em nghi không phải đồi A1. cái hố do 1T thuốc nổ tạo ra ở A1

Cái ảnh này có ghi chú thích bên dưới là hình ảnh khi 1t thuốc nổ phát nổ trong hầm ngầm đồi A1
Quân ta cắm cờ ở ĐBP chiều ngày 7/5/1954
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #314 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 05:01:20 pm »

Tấm ảnh các chiến sỹ ta cắm cờ trên nóc hầm đờ cát mà bạn đăng theo tôi được biết chỉ là tấm ảnh dựng lại ,biểu tượng cho chiến thắng của ta ,anh hùng Lê Mã Lương đã khẳng định như vậy trong một buổi nói chuyện với báo (tuần việt nam nét):
 
Chùm bài: Những kỷ vật thời chiến
   Những bức thư "hôn" và thư "để đời" sau ngày thống nhất
   Những bức thư "đi xuyên" lửa đạn
   Những bức ảnh “Chúng tôi tiến vào dinh Độc Lập”
Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với Tuần Việt Nam như thế này:

"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.

Biểu tượng chiến thắng…

Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn 304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn 209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng Trần Can).

Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập).

Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác, cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209.

Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này cho tiểu đội Thọc sâu.

Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.

Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công, triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày 13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung đoàn 209 nổ súng.

Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.

Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ Him Lam.

Khoảnh khắc lịch sử

Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện (Ảnh: Đinh Phương Linh)
Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: “Bằng những tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ.

Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”.

Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng" của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần Can là người cắm cờ).

Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.

Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng.

Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát.

“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch, hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.

Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.

Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì lịch sử không có chuyện đó”.

    *
      Đinh Phương Linh (ghi)
Bài đã được xuất bản ngày 29 -4-2009
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #315 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 05:22:53 pm »

Theo Fall thì có khá nhiều nhân chứng nhìn thấy và xác nhận với ông ta việc QĐNDVN cắm cờ đỏ sao vàng lên nóc hầm Đờ Cát vào chiều 7/5/1954.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #316 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:12:22 pm »

Theo Fall thì có khá nhiều nhân chứng nhìn thấy và xác nhận với ông ta việc QĐNDVN cắm cờ đỏ sao vàng lên nóc hầm Đờ Cát vào chiều 7/5/1954.
:Trước đây xem phim về chiến thắng điện biên phủ và một số bài viết về chiến thắng này đều thấy nhắc đến lá cờ( quyết chiến quyết thắng ) tung bay trên nóc hầm đờ cát như một sự đánh dấu cho toàn thắng của ta .Nhưng có điều lạ là không thấy nhắc đến tên tuổi và vinh danh người cắm lá cờ vinh quang đó nên khi đọc bài của bác Lê Mã Lương cũng thấy khó nghĩ ,nếu bác có tư liệu cụ thể về vụ này đưa nên để giải đáp được các thắc mắc thì hay quá.Cám ơn bác trước.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #317 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:28:46 pm »


Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với Tuần Việt Nam như thế này:

"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.

Biểu tượng chiến thắng…

Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn 304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn 209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng Trần Can).

Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập).

Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác, cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209.

Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này cho tiểu đội Thọc sâu.

Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.

Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công, triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày 13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung đoàn 209 nổ súng.

Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.

Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ Him Lam.

Khoảnh khắc lịch sử

Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện (Ảnh: Đinh Phương Linh)
Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: “Bằng những tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ.

Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”.

Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng" của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần Can là người cắm cờ).

Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.

Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng.

Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát.

“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch, hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.

Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.

Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì lịch sử không có chuyện đó”.

    *
      Đinh Phương Linh (ghi)

Phải nói thật là em đã đọc bài này nhiều lần nhưng rốt cuộc vẫn chẳng hiểu ý của bác Lương là gì. Hoặc bác ấy nói chuyện quá khó hiểu, hoặc là PV quá ấm ớ.

- Nếu bác ấy muốn nói cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát (vẫn xuất hiện trong các phim tài liệu) là cảnh dựng thì không có gì để nói. Em đã được nghe về điều này trên TV ít nhất là hơn 10 năm trước.

- Nếu bác ấy muốn nói là không có lá cờ Quyết chiến quyết thắng nào được cắm vào chiều 7/5/1954 thì chắc cũng không có gì để nói.

- Thế nhưng nếu bác ấy muốn nói là không có lá cờ đỏ sao vàng nào được cắm vào chiều 7/5/1954 thì e rằng... Vì theo như Fall viết, chuyện đó "hàng ngàn người đã nhìn thấy và nhiều người đã nói với tôi".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #318 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:17 pm »


Phải nói thật là em đã đọc bài này nhiều lần nhưng rốt cuộc vẫn chẳng hiểu ý của bác Lương là gì. Hoặc bác ấy nói chuyện quá khó hiểu, hoặc là PV quá ấm ớ.

;Mình nghĩ là ý bác Lương muốn nói ở đây là tại thời điểm quân ta vào hầm bắt sống đờ cát và bộ chỉ huy quân Pháp ở điện biên phủ thì không có lá cờ nào của ta được cắm trên nóc hầm .Xem lại lịch sử thì hôm đó đơn vị của anh hùng Tạ Quốc Luật là c360 e209f312 đánh ở gần trung tâm nhất cũng không thấy nói đến việc quân ta cắm cờ vào lúc đó ,còn về sau đấy có không thì không biết .Đây là môt bài báo đăng ở báo bà rịa vũng tàu có liên quan đến việc bắt sống tướng đờ cát qua đó có thêm chút kiến thức về vụ cắm cờ náy:
Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2010)
Chuyện về những người lính bắt sống tướng De Castries

Thứ sáu, 7/5/2010, 07:43 GMT+7

Chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh được Bác Hồ trực tiếp gắn huy hiệu

Đoàn xe đạp vận tải cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh:T.L.

Đã 56 năm trôi qua kể từ thời khắc lịch sử vào hầm bắt sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ, 5 người lính Vệ quốc đoàn ngày ấy bây giờ người còn, người mất, nhưng thời khắc ấy mãi là kỷ niệm lớn lao của đời họ và cũng là của lịch sử dân tộc.

THỜI KHẮC LỊCH SỬ

Là một trong 5 chiến sĩ xông vào hầm chỉ huy bắt sống De Castries, Đại tá Hoàng Đăng Vinh bồi hồi chia sẻ: “Trong cuộc đời binh nghiệp của bất cứ người lính nào, bắt sống một tướng địch là một vinh dự lớn lao. Tôi may mắn được chứng kiến và tham gia vào thời khắc lịch sử ấy, nhưng chiến công đó là công sức và sự hi sinh của biết bao chiến sĩ, đồng đội, của cả dân tộc”.

Trận đánh đồi C2 ở giai đoạn cuối của chiến dịch (từ ngày 4 đến ngày 5-5-1954) là trận quyết liệt. Ta chiếm được, địch lại đánh trả. Rồi ta lại chiếm, địch lại chiếm lại. Cuộc giằng co giữa hai bên diễn ra ác liệt, thương vong nhiều. Ngày cuối cùng, ta và địch đều mệt lả. Không còn sức, tự dưng lính của hai bên đều ngừng bắn dù không có lệnh của chỉ huy. Bọn giặc cũng nằm tại chỗ. Chiến sỹ ta thì mệt lả vì đói, khát, kiệt sức. Nhiều người bị thương, máu, bùn đất dính đầy người.

Lúc đó, một đồng chí anh nuôi, khoác ba lô cơm đi lên, phát cho từng chiến sỹ một nắm cơm và nhúm lạc rang muối. Ai cũng nhón từng hạt cơm, hạt lạc cho vào mồm, mút cái mằn mặn của muối. Bỗng nhiên, một cậu nói: “Ơ, các cậu ơi, nhìn ngón tay mình này!” Bất giác, mọi người nhìn lại mình, cũng như cậu ấy, 2 đầu ngón tay ai cũng trắng toát vì mút muối. Rồi chẳng ai bảo ai, chúng tôi nhìn lại thân mình, thấy toàn bùn đất, máu. Một đồng chí khác đừng cạnh tôi nói: “Như thế là trong người chúng mình có máu của đồng đội, có đất của Điện Biên rồi đấy...”.

Nghe câu ấy, chúng tôi như chợt tỉnh, thấy được trách nhiệm lớn lao của mình, phải vì đồng đội mà đứng lên. Thế rồi, không ai bảo ai, kể cả những người bị thương, tất cả đồng loạt đứng lên xung phong, tiếp tục chiến đấu. Trận ấy, chúng tôi thắng to.

Chiều 7-5, đơn vị xung phong qua cầu Mường Thanh. Quân Pháp chống trả quyết liệt. Sau khi tiêu diệt khẩu đại liên và khẩu pháo trấn giữ đầu cầu, năm người lao vượt được qua cầu, tiến vào khu trung tâm là: đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Đào Văn Hiếu, Hoàng Đăng Vinh và anh Lam. Lúc bấy giờ khói bụi mịt mù, chúng tôi chỉ thấy nhấp nhô hầm hào, lô cốt, không ai biết hầm De Castriesở đâu. Đột nhiên từ ngách hào trước mặt, một tên lính dõng xuất hiện, giơ tay đầu hàng. Anh Luật quát: “Hầm De Castriesở đâu?” Tên lính chỉ vào cái ụ đất cao được bao bọc bởi dây kẽm gai. Năm người vừa chạy vừa tận dụng các mô đất tránh đạn đang bắn như mưa, xông tới. Phát hiện ra hầm có hai cửa. Anh Luật phân công Hiếu và Lam vào một cửa còn ba người vào một cửa. Khi thấy chúng tôi vào, cả bọn tướng lĩnh co rúm vào một góc, riêng De Castries lì lợm ngồi yên ở bàn làm việc. Thấy thế, anh Luật ra lệnh tôi vào bắt hắn. Theo lệnh Đại đội trưởng, tôi bước được vài bước thì anh Luật nhắc: “Phải ra oai vào!”. Tôi nghe theo, mắt trừng to, ưỡn ngực ra dáng đi oai vệ, lăm lăm cây súng tiến về phía De Castries. Thấy tôi đến, hắn ta liền đứng dậy chìa tay ra bắt. Một ý nghĩ thoáng lên trong đầu tôi: “Sao lại bắt tay nhỉ? Vô lý”. Tôi liền chọc khẩu súng vào bụng hắn, ngay lập tức hắn ta lui lại một bước, giơ tay lên và nói một tràng tiếng Pháp. Thật tình, lúc đó tôi chả hiểu gì. Sau này, nghe anh Luật kể lại, lúc đó hắn nói: “Xin các ông đừng bắn, tôi xin đầu hàng!”. Sau đó, chúng tôi dẫn De Castries và Bộ tham mưu của ông ta, ba mươi tư người, đến cầu Mường Thanh thì gặp quân ta đi vào. Chúng tôi bàn giao tù binh cho sư đoàn trưởng Thăng Bình rồi quay lại hầm De Castries, múc nước uống một trận thỏa thuê, ôm lấy nhau hò reo chiến thắng.

NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG VÔ DANH

Bao lâu nay, khi nói đến những người bắt tướng De Castries ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, chúng ta chỉ mới biết ba người là Tạ Quốc Luật, Nguyễn Văn Nhỏ và Hoàng Đăng Vinh.

Trong hồi ký về những ngày tháng lịch sử ấy, ông Tạ Quốc Luật viết rất kỹ về năm người (trong đó có ông) đánh trận cuối cùng vào hầm De Castries và bắt tướng De Castries. Sau này, ba người trong số họ đã trở thành quen thuộc với cả nước. Còn lại hai người kia bây giờ ở đâu, sống chết ra sao? Ông Luật khắc khoải, băn khoăn: “Hiếu, Lam bây giờ ở đâu? Chuyện gì xảy ra với họ?”... Nỗi day dứt của ông Luật cũng là nỗi băn khoăn của Đại tá Nguyễn Văn Vinh. Vì vậy, trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên (1954 - 1999) ông Vinh đã làm một cuộc “Đi tìm đồng đội”.

Năm 1999, lúc này Tạ Quốc Luật và Nguyễn Văn Nhỏ đã mất, ông Nguyễn Văn Vinh đi tìm đồng đội bằng bài viết: “Hiếu, Lam bây giờ ở đâu?”, đăng trên báo Tiền phong tháng 5-1999 với lời nhắn: “Ai biết hai người ấy, xin liên hệ báo tin về báo Tiền phong...” Và như một kết thúc có hậu, mọi người đã tìm được ông Đào Văn Hiếu đang sống ở Nga Sơn, Thanh Hóa.

Áp giải tù binh Pháp về hậu phương. Ảnh:T.L.
Trước đó, ở Nga Sơn, có một cựu chiến binh nói rằng, ông có vào xem bảo tàng Quân đội, thấy có tấm ảnh người bắt tướng De Castries đúng là ông Hiếu làng mình nhưng dưới tấm ảnh lại đề tên là: “Đào Văn Hiến, xã Nga Đức, Nga Sơn, Thanh Hóa”. Ông Hiếu nghe và chỉ cười tủm tỉm không nói gì.
Khi bài báo của ông Vinh được đăng thì ông Nguyễn Văn Hùng, Thường trực Hội cựu chiến binh huyện Nga Sơn đọc được. Ông Hùng cất công ra Bảo tàng Quân đội xem cụ thể tấm ảnh và xác định đó chính là ông Hiếu quê mình vì ông biết từ năm 1960 xã Nga Đức chia làm ba xã, làng của ông Hiếu thuộc điạ phận xã Nga Hưng. Còn chữ Hiếu và Hiến chẳng qua chỉ do đọc nhầm chữ “U” thành chữ “N”. Ông Hùng viết ngay bài “Hiếu vẫn còn đây” gửi cho báo Tiền Phong.

Tổng biên tập báo Tiền phong gửi điện về Nga Sơn mời ông Hiếu ra tòa soạn để gặp gỡ. Lúc ấy đại tá Hoàng Đăng Vinh đang nghỉ hưu ở Hà Bắc, đọc báo, biết tin cũng đánh điện vào mời ông Hiếu ra nhà chơi. Cánh nhà báo hay tin có cuộc hội ngộ của hai nhân vật đặc biệt này, tìm đến nhà ông Vinh và họ đã không hết ngỡ ngàng trước cảnh hai ông già, một to béo (ông Vinh), một cao gầy, đen (ông Hiếu) vừa trông thấy nhau đã la lên “Hiếu điếc”, “Vinh lì”, ôm chầm lấy nhau mà lắc, mà cười ha hả... mà nước mắt giàn giụa... 45 năm sau mới gặp lại!

Cho đến tận lúc này ông Hiếu vẫn đau đáu nỗi niềm nhớ ông Lam. Hai người chia tay bên dòng sông Bến Hải mù trời bom đạn năm ấy rồi bặt tin nhau. Không biết bây giờ ông Lam sống chết ra sao? Ông Hiếu cũng đã nhờ nhiều người dò hỏi nhưng không biết ông Lam ở làng nào xã nào. Ông chỉ biết ông Lam quê ở Nghệ Tĩnh.

Giờ đây, ông Hiếu, người tham gia bắt sống tướng De Castries năm xưa vẫn cần mẫn với bờ tre, đám ruộng. Hai ông bà nương tựa vào nhau trong căn nhà đơn sơ, vui với cháu con, với xóm giềng, bè bạn.

(Theo VTV và toquoc.gov.vn)


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2010, 09:17:41 pm gửi bởi vmt » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #319 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 11:26:44 pm »

Fall chép nguyên văn là có ba người, trong đó có một Trung đội trưởng Việt Minh là "Chu Ba Thé", đã cắm cờ đỏ sao vàng lên nóc hầm Đờ Cát vào khoảng 17h40. Trong một chỗ khác trong sách, Fall chép là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định là lá cờ này có chữ "Quyết Chiến Quyết Thắng", nhưng không loại trừ đây chỉ là "ý văn học", hoặc, "ý thơ"  Wink của Đại Tướng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM