Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:10:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367791 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #240 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 08:14:11 am »

Câu hỏi bên trên, thật là hay - rất đáng tranh luận.
Bác Giang ạ, em là cán bộ phân đội, nên tranh luận theo tầm hiểu biết hạn hẹp của sỹ quan cấp úy là như thế này:
- Binh pháp được giáo dục rằng: "dồn toàn lực, đánh vào mục tiêu chính-dứt điểm chiến trường". Vậy, bỏ Hồng Cúm - Đánh Mường Thanh là đúng sách.
Kế này ngày nay các thanh niên thế hệ 8x , 9x vẫn dùng để đi chim gái. Đó là: đi mượ toàn bộ đồ xịn, dốc toàn bộ hầu bao mua quà, tự mình nịnh nọt bản thân đối phương và tất cả những gì liên qua đến đối phương: từ bà cụ cố đến con chó Mi lu nhà nàng. Huy động cả ban bè để tấn công giúp. Sau khi chiếm được nàng rồi -> lập tức rời bỏ mục tiêu này để bắt bồ với cô khác  Cool
-Thực tế chiến trường lúc ấy, ta không thể đủ sức kiềm chế có hiệu quả Mường Thanh để đánh Hồng Cúm. Bởi vì dồn toàn lực vào Mường Thanh, mà còn phải dùng chiến thuật: "vây-lấn-tấn-triệt-diệt" mới kiềm chế nổi.
Chứ nếu chỉ dùng 1 đại đoàn kiềm chế Mường Thanh, 3 đại đoàn còn lại đánh Hồng Cúm, e rằng ta sẽ ở vào thế: "lưỡng đầu thọ địch", cục diện chưa biết sẽ thế nào.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #241 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 10:36:33 pm »


Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.

Tôi từng đọc ở đâu đó có bài viết thuật lại lời kể của đồng đội Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện về chi tiết này hơi khác một chút và nghe có vẻ hợp lý hơn. Đáng tiếc không tài nào nhớ ra nổi cụ thể bài viết đó viết gì và đăng ở đâu? Liệu có ai biết không hay tôi nhớ nhầm?
Logged

_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #242 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2009, 11:20:17 pm »

ôi, gặp câu hỏi và phần trả lời của bác Baoleo thấy phấn khích quá, sướng quá.  Cheesy

Đánh Hồng Cúm. Về cơ bản, Pháp bố trí như vậy là để phát huy uy lực của pháo binh (105mm và 155mm, với tầm bắn hiệu quả là khoảng 4 đến 8km). Đây là cách bố trí cổ điển, phần lớn các hệ thống phòng thủ đều tuân theo cách này. Theo đó pháo ở Hồng Cúm sẽ yểm hộ Mường Thanh và ngược lại. Bố trí thì Hồng Cúm 8 khẩu 105mm, Mường Thanh 12 khẩu 105mm và 4 khẩu 155mm; sau có tăng cường. Tổng quân số ở Hồng Cúm là khoảng hơn 2000 người.

Về tư duy chiến lược chiến dịch  Grin, đúng như bác Baoleo nói: "dồn toàn lực, đánh vào mục tiêu chính-dứt điểm chiến trường".

Về cụ thể, ngoài một số ý bác Baoleo đã đề cập như vấn đề kiềm chế Mường Thanh như thế nào, thế của ta lúc đó ra sao, em xin phép bổ sung một số ý khác theo cách hiểu của em. Đánh Hồng Cúm, thành công sẽ có một điểm rất lợi, đó là coi như triệt tiêu pháo binh của Pháp yểm hộ Mường Thanh. Tuy nhiên sẽ rất bất lợi nếu đánh tập trung, đánh không dứt điểm, đánh mất nhiều thời gian.
- Khi đó coi như ta đã bộc lộ lực lượng, là một điểm bất lợi.
- Tâm lý dao động sẽ phát huy tác hại, đó là điểm bất lợi. Không phải ngẫu nhiên mà trong quân sự đặt ra vấn đề "đánh thắng trận đầu". Trong khi dù có diệt gọn Hồng Cúm thì ta cũng chỉ được coi là hoàn thành 10% nhiệm vụ.
- Qui mô của Hồng Cúm cúng là bất lợi. Với quân số 2000, để đánh được, ít nhất ta phải dùng khoảng 2 đại đoàn ở khu vực này, gồm cả chủ công, dự bị, chặn viện, nghi binh v.v....(ở Him Lam, lực lượng địch là 1 tiểu đoàn 600 quân, ta dùng coi như trọn vẹn Đại đoàn 312).
- Điểm bất lợi nữa là địa hình. Không như Mường Thanh, Hồng Cúm bao bọc tứ bề là ruộng, từ rìa lòng chảo vào là khoảng 3 đến 4km, triển khai bộ đội không dễ dàng như với Mường Thanh và phân khu bắc. Điểm bất lợi cho ta và cũng là điểm lợi thế cho 16 khẩu pháo lớn và 16 khẩu cối 120mm (ở Mường Thanh), hoả lực máy bay và đám xe tăng địch.
- Hồng Cúm ở xa phía nam lòng chảo, nếu tập trung mạnh tại Hồng Cúm, đánh xong sẽ phải triển khai lại hoàn toàn để đánh Mường Thanh, đây là điểm bất lợi.
- Để đánh Hồng Cúm, tức là hậu cần phải đi vòng qua Mường Thanh, khó ai có thể bảo đảm sự an toàn cho tuyến hậu cần khi mà ta đối với Mường Thanh ta chỉ đánh kiềm chế.
- Với khoảng cách bố trí khá xa (người Pháp hồi đó và mãi sau này vẫn "khóc" vì điểm này, họ than sao không bố trí gần lại hoặc cho thêm một cụm cứ điểm trung gian ở giữa) nên khả năng chi viện giữa Hồng Cúm và Mường Thanh bằng bộ binh coi như bị loại trừ (thực tế chứng minh Grin), nên nếu dùng pháo binh kiềm chế được Hồng Cúm khi ta triển khai tấn công Mường Thanh thì hiệu quả cũng tương đương đã tiêu diệt Hồng Cúm.
- .....
Do những điểm đó, ta chọn đánh Him Lam, Độc Lập trước để mở cánh cửa vào lòng chảo. Sau đó tập trung tiêu diệt Mường Thanh, như lịch sử đã chứng kiến.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #243 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2009, 11:31:55 pm »

Về việc tại sao không đánh phía Tây, theo em cũng gần như vậy. Điểm mạnh của dãy đồi phía đông là từ đó có thể khống chế khống chế khu trung tâm, chiếm được nó coi như giải quyết xong chiến dịch. Lấy mũi phía Tây làm chủ công, chiếm được sở chỉ huy địch, De Catries vẫn có thể chạy sang sông rồi lấy đó làm bàn đạp phản kích thì cũng chưa thể nói hồi tiếp theo thế nào. Ta thì cuối cùng vẫn phải giải quyết dãy đồi này.
Và thực tế, khi đợt đánh vào dãy đồi phía Đông không đạt hiệu quả như mong muốn, ta cũng đã triển khai đánh phía tây nhưng thiệt hại khá nặng (tướng Nguyễn Chuông hồi đó là tiểu đoàn trưởng đánh vào cứ điểm 105 ở rìa bắc sân bay, trận đánh không thành công, Cụ bị bắt sống), ta và địch thay nhau phản kích chiếm "mảnh ruộng" phía đó. Sau đó ta kiềm chế phía Tây và tiếp tục đánh phía đông.
Logged
VNMiG
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #244 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 08:43:44 pm »

Khẩu đội ĐKZ của QĐNDVN tại chiến dịch Điện Biên Phủ.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #245 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 09:40:07 pm »

Với mục tiêu tìm hiểu lịch sử, nay xin lập topic này để mọi người cùng tìm hiểu về Trận Điện Biên Phủ.

Kéo dài tới 55 ngày đêm mà gọi là "Trận" có ổn không, sao không kêu bằng "Chiến dịch" như xưa nay vẫn gọi và trong khi thảo luận ít thành viên QSVN gọi bằng "trận". Tôi nhớ, trong thơ có một lần gọi nhưng chỉ là "trận Điên Biên" còn hầu như sách vở đều gọi "Chiến dịch Trần Đình" là "Chiến dịch Điện Biên Phủ".
Không biết có phải không?
Tôi đang tìm hiểu về đóng góp của nhân dân địa phương tôi trong chiến dịch này.
Logged

_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #246 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 10:19:27 pm »

Vâng, gọi "trận" là do theo quen miệng, còn đúng ra phải gọi là chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch có nhiều trận và trải rộng không chỉ trong phạm vi lòng chảo Điện Biên Phủ.
Quê bác menthuong là vùng nào vậy?  Smiley
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #247 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 07:01:15 am »

Tôi đang ở Lào Cai, qua Lai Châu (bây giờ) là tới Điện Biên. Lào Cai cũng là nơi tập kết các khẩu pháo đưa từ nước bạn sang. Tại đây pháo được tháo rời đưa xuống bè mảng theo sông Hồng về bến Âu Lâu (Yên Bái) rồi mới lắp lại và kéo vào xung trận.

Chưa được thông tin nhiều nhưng theo tôi, có lẽ chỉ ta và chỉ trong trận này mới có kiểu đưa pháo vào trận địa như vậy?
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #248 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 10:11:00 am »

Cuối năm 1952, Trung đoàn Tất Thắng (là Trung đoàn trọng pháo cơ giới đầu tiên của ta, thuộc Đại đoàn công pháo 351) được lệnh trở về Tổ quốc qua địa phận Lào Cai, sau thời gian nhận, tập luyện, diễn tập sử dụng trọng pháo tại Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu thực địa và tranh thủ ý kiến lãnh đạo các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Đại đoàn 351 quyết định thực hiện phương án 3.

Quân dân Lào Cai đã sửa, nâng cấp đường và đảm bảo an toàn đường kéo pháo từ cửa khẩu về Bảo Hà-Thíp. Nhân dân Lào Cai và Công binh đã chặt bương, nứa đóng thành những chiếc bè lớn. Nhiều người dân thạo nghề sông nước, thông thuộc luồng lạch đã tình nguyện mở đường cùng Công binh, các Pháo thủ, thợ kĩ thuật đưa hàng chục khẩu trọng pháo, hàng chục xe cơ giới các loại, gần 100 tấn đạn pháo xuôi sông Hồng về cập bến Âu Lâu an toàn. Từ đây pháo được lắp lại hoàn chỉnh kéo lên Điên Biên và những chú voi này đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu kẻ thù, góp phần quyết định trong bước phủ đầu. 

“Pháo xuôi bè” thực sự là một cuộc hành quân huyền thoại, sáng tạo, chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới. Trong kì tích đó, có sự đóng góp công sức của quân dân Lào Cai.

Thời gian cả nước, cả Tây Bắc dồn sức, dồn người, dồn của cho trận quyết chiến Điện Biên thì ở Lào Cai phỉ nổi lên cả ở miền Tây và miền Đông. Đảng bộ, quân dân các dân tộc trong tỉnh tập trung sức người, sức của cho việc tiễu phỉ. Lào Cai đã huy động 129.002 công người, 14.113 công ngựa phục vụ các chiến dịch tiễu phỉ. Việc tiểu phỉ thắng lợi đã góp phần đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân, vĩ khí, lương thực, nhu yếu phẩm…phục vụ chiến trường. Đồng thời tỉnh Lào Cai cũng cố gắng đóng góp vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Phục vụ chiến dịch Lào Cai đã góp 89.215 công người, 25.934 công ngựa, 2.700 công thuyền, 511 xe trâu kéo, 615 xe đạp thồ; sửa chữa 38 Km đường Lào Cai-Sa Pa với 16 cầu lớn nhỏ…

Lược thuật theo “Huyền thoại về một cuộc hành quân” của Đại tá Đỗ Sâm- Sự kiện và Nhân chứng số 122, tháng 2/2004 và một số tư liệu khác liên quan.
Logged

_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #249 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:26:49 pm »

Pháo về cuối năm 1952, xuôi bè xuống Âu Lâu - Yên Bái rồi lên Điện Biên vào đầu năm 1954, vậy là đi hết 1 năm cơ ạ, sao lâu thế bác menthuong ơi.  Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM