Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:57:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367143 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #210 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:11:06 pm »

Một số ý kiến liên quan đến Trung đoàn 209 trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Trần Quân Lập - Nguyễn Hữu Tài.

Tạp chí LSQS số 5-2005

Nhân đọc loạt bài về "Một số vấn đề liên quan đến Trung đoàn 209 trong chiên dịch Điện Biên Phủ" của các tác giả Trần Văn Thức và Nguyễn Mạnh Hà đăng trong chuyên mục Sửa lại cho đúng - Bàn thêm cho rõ của Tạp chí Lịch sử quân sự từ số 153, tháng 9-2004 đến số 157, tháng 1-2005), chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cao trước lịch sử của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. Để làm rõ thêm bồi cảph trận đánh cuối cùng ở Mường Thanh, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu và có một số ý kiến sau:

1. Về sử dụng lực lượng của Trung đoàn 209.

Bướt vào đợt 3 chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 209 có nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm 505, 505A (Dominique 3), cửa ngõ vào tung thâm Mường Thanh. Trung đoàn đã sử dụng Tiểu đoàn 166 đánh Cứ điểm 505, Tiểu đoàn 154 đánh Cứ điểm 505A. Cả hai vị trí này đều bị tiêu diệt đêm 1 tháng 5 năm 1954.

Tiếp đó, Trung đoàn nhận nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 507 cùng một lúc với các Trung đoàn 174 đánh Ai (Eliane 2), Trung đoàn 98 đánh C2 (Eliane 4), Trung đoàn 165 đánh cứ điểm 506, Trung đoàn 102 đánh 311 (Huguette F). Thời gian nổ súng, thống nhất lấy hiệu lệnh là tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000 kg trên đồi Al (20 giờ 30 đêm 6-5-1954).

Trung đoàn đã sử dụng Tiểu đoàn 130 đánh Cứ điểm 507 (Eliane 10) nằm ngang giữa đường 41 đến bờ sông Nậm Rốm, ngăn chặn đường tiến công qua cầu sang Mường Thanh. Tiểu đoàn đã sử dụng Đại đội 363 đột phá, song vấp phải hàng rào bùng nhùng địch mới trải đêm 6 tháng 5 mà ta không phát hiện được. Bộc phá không cắt đứt được hàng rào bùng nhùng nên đội hình tiến công của ta bị ùn tắc. Trước hoả lực trung, đại liên dày đặc của địch (23 khẩu), Đại đội 363 bị thương vong, mất sức chiến đấu; Tiểu đoàn điều thê đội 2 (Đại đội 366) lên thay, đánh chiếm được một số đoạn giao thông hào, song Đại dội trưởng và Đại đội phó 366 đều bị thương. Trung đội trưởng Trần Can lên thay cũng bị hy sinh, buộc phải ngừng tiến công. Trước tình hình không có lợi, Trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn củng cố trận địa dã chiến đề phòng địch phản kích khi trời sáng, bám sát trận địa, chấn chỉnh bộ đội chờ lệnh tiếp tục tiến công.

Ngay sau đó, Đảng ủy Trong đoàn họp và nhất trí kết luận: Nguyên nhân của việc không tiêu diệt được Cứ điểm 507 là do ta không bám sát địch, tổ chức hoả lực tấn công rời rạc, không kiềm chế được hoả lực địch. Mặt khác, trong khi địch liên tục tăng cường chi viện phòng ngự thì quyết tâm của Trung đoàn là điều động lực lượng dự bị, tiếp tục tiến công đánh ban ngày. Điều này không phải do "cay cú" mà xuất phát từ tương quan lực lượng địch - ta lúc đó. Ta đã lần lượt chiếm được các cứ điểm Al, C2, 506, địch phản kích nhiều đợt, máy bay trút bom ồ ạt cũng không cứu vãn nổi. Nếu đánh ban ngày, có điều kiện quan sát tốt, ta sẽ không vướng phải những tình huống "bất ngờ" như đã xảy ra đêm 6 tháng 5.

Quyết tâm này lúc đầu chưa được thông qua. ý định của trên là chờ lệnh tổng công kích, cũng ở hướng ấy, tiến công một thể.  Chúng tôi tiếp tục trao đổi, nhất trí đề nghị cho đánh ban ngày vì lực lượng của Trung đoàn vẫn còn đủ sức. Tình hình địch đã thay đổi. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, sau khi xin ý kiến của Tư lệnh chiến dịch, đã chuẩn y quyết tâm của Trung đoàn, ấn định giờ nổ súng là 14 giờ ngày 7 tháng 5 năm 194, chi viện hoả lực - 5 khẩu pháo.

Trung đoàn đã điều động Đại đội 360 (đêm 6 tháng 5 là đơn vị dự bị cho Trung đoàn 165 đánh Cứ điểm 506) trở lại đội hình Tiểu đoàn 130 làm chủ công đánh Cứ điểm 507.

Đồng chí Kim Mỹ - Phó Chính ủy trực tiếp xuống động viên, giao nhiệm vụ. Tiểu đoàn 154 sử dụng Đại đội 520, bố trí phòng ngự ở 505A, mở một mũi tấn công hỗ trợ (nơi tiếp giáp giữa 506-507 Kết quả như ta đã rõ, Cứ điểm 507 đã bị tiêu diệt nhanh gọn; sĩ quan, binh lính địch lũ lượt ra hàng. Cùng lúc đó, dọc sông Nậm Rốm xuất hiện nhiều cờ trắng, thời cơ lớn đã đến.

Một mặt, Trung đoàn báo cáo lên Đại đoàn, mặt khác lệnh cho các tiểu đoàn 130, 154 đánh thốc lên các cứ điểm 508, 509, có điều kiện vượt sông Nậm Rốm đánh thẳng vào Chỉ huy sở Tập đoàn cứ điểm.

Do vậy nên khi có lệnh tổng công kích vào trung tâng Mường Thanh (15 giờ ngày 7- 5) thì các đơn vị của Trung đoàn 209 đang ở tư thế tiến công, có nhiều thuận lợi hơn các đơn vị khác, đã tiến vào trước hầm Đờ Cát-xtơ-ri.

2. Nói thêm về sự kiện bắt sông tướng Đờ Cát-xtơ-ri.

Đại đội 360 - đơn vị đã đánh chiếm 507-509 vượt qua cầu Mường Thanh bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và toàn bộ Bộ Tham mưu Tập đoàn cứ điểm, là một đại đội có truyền thống  bẻ gãy gọng kìm sông Lô năm 1947, lập nhiều chiến công trong nhiều chiến dịch lớn, song tâm tư vẫn không thoải mái vì sắp xếp thứ hạng trong đội hình của Tiểu đoàn, Đại đội 360 vẫn đứng sau các đại đội 366 và 363,chưa lần nào được giữ vai trò chủ công trong các trận đánh lớn. Lần này được Trung đoàn trao nhiệm vụ chính nên cán bộ, chiến sĩ rất phấn khởi, quyết tâm cao, mặc dầu một bộ phận bị bom vùi đất sáng 6 tháng 5. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật hứa: "Không thắng trận, không về gặp Trung đoàn", ý chí kiên cường cộng với tài chỉ huy linh hoạt của Tạ Quốc Luật đã được thể hiện trong việc ra lệnh cho Trung dội Chu Bá Thệ vượt cầu phao tại Cứ điểm 509 (Eliane 12) sang phía hữu ngạn sông Nậm Rốm để chia cắt các lực lượng địch với chỉ huy trung tâm. Việc tổ chức chỉ huy đánh chiếm cầu sắt Mường Thanh trong điều kiện khẩu pháo trọng liên 4 nòng văn liên tục nhả đạn, việc bắt tù binh dẫn đường đến hầm Đờ Cát-xtơ-ri và đặc biệt việc xử trí tình huống trong hầm Đờ Cát-xtơ-ri, vừa có tính chất quân sự, đúng luật, vừa có tính chất chính trị, chấp hành tốt chính sách tù - hàng binh của ta. Việc Đảng và Chính phủ ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 15 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân cho Tạ Quốc Luật đã đánh giá đúng công lao, thành tích của cá nhân đồng chí đó nhưng đồng thời cũng khẳng định một sự thật lịch sử cách đây 50 năm của Trung đoàn 209.

3. Về nguyên nhân của cái gọi là "nhầm lẫn lịch sử".

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, có một loạt bài báo nêu những sự kiện trái ngược với các văn kiện, tài liệu đã công bố trước đó liên quan đến Trung đoàn 209 trong trận đánh cuối cùng vào trung tâm Mường Thanh. Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 Ngô Trọng Bảo cho rang nguyên nhân sâu xa của sự nhầm lăn lịch sử phải  chăng là do ba nỗi "hận" của Trung đoàn 209 từ Bản Vậy (Nà Sản, 192), rồi Cao điểm D2 đêm 30 tháng 3 năm 1954 đến Cứ điểm 507 đêm 6 tháng 5 năm 19t)4, đã làm cho người chỉ huy Trung đoàn bị ám ảnh vì cay cú mà phủ nhận công tích của Tiểu đoàn 154 để bù đắp cho Tiểu đoàn 130?

Vậy chúng tôi xin phân tích về ba nỗi "hận".

- Trận Bản Vậy là trận đánh của toàn Trung đoàn ngày 1 tháng 12 năm 1952. Đây là một cao điểm nằm trong tập đoàn cứ điểm Nà Sản (Mai Sơn - Sơn La) mà quân Pháp vội vã thiết lập, tập trung các đội quân bị đánh đuổi trên mặt trận Tây Bắc co cụm lại. Quân ta chưa có kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm, trình độ trang bị, nhất là về hoả lực tầm xa còn rất thấp. Các đơn vị bạn đánh Nà Xi, Pú Hồng cũng không thành công. Trận đánh này đã cho ta kinh nghiệm xương máu để đi tới thành công trong trận đánh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là nỗi "hận" của toàn quân đã được trả, chứ không riêng gì Trung đoàn 209.

- Trận đánh Cao điểm D2 của Tiểu đoàn 130 (đêm 30-3-1954) không dứt điểm, sáng 31 tháng 3, địch ở D2 rút chạy về Mường Thanh. Đó là khuyết điểm của Tiểu đoàn 130, cần phải phê phán. Song trước đó, ngày 13 tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn 130 là mũi chủ công tiến công mỏm 3 trong cụm Him Lam, đã đánh nhanh chóng, diệt gọn trong vòng 1 giờ.

Duyên cớ gì mà chỉ huy Trung đoàn phải "hận", lấy "công" của 154 bù đắp cho 130? - Còn về trận đánh Cứ điểm 507 thì như trên chúng tôi đã trình bày, có một sơ suất là trong cuốn Lịch sử của Trung đoàn 209 không ghi mũi tiến công phối hợp của Trung đội Lê Chí Duyên (đại đội 520 - Tiểu đoàn 154) đánh Cứ điểm 507. Sự việc đó cần được bổ sung khi tái bản.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2009, 09:02:36 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #211 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:11:39 pm »

Trung tá New có ý kiến gì không nhỉ Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #212 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 11:13:06 pm »

Đoạn Trung tá Shan vừa post vừa post được trích từ cuốn sách "Nói lại cho đúng, bài thêm cho rõ" - một tập hợp các bài viết thuộc chuyên mục cùng tên trên tạp chí Lịch sử quân sự. Một cuốn rất hay. Ý kiến của tớ chỉ có thế.  Grin Vấn đề này thì đúng là còn một số điểm chưa rõ ràng, thông tin bên lề cũng có một số nhưng là lớp con cháu nên tớ không dám phát biểu, hi vọng sẽ có kiến giải của riêng mình khi có thêm thông tin.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #213 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2009, 08:20:17 pm »

Em xin bổ sung, còn LS Hà văn Nọa của c241d11e141f312 và LS Nguyễn Ngọc Bảo d phó d trinh sát 426 thuộc Cục Quân báo.  Smiley Đến nay, có 20 cán bộ chiến sỹ được phong anh hùng trong CZ ĐBP.

http://www.thethaovanhoa.vn/133N20090505102210234T0/ky-vat-cua-nhung-huyen-thoai-dien-bien-phu.htm

Giờ tăng lên là 24 Anh hùng rồi  Angry
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #214 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2009, 08:51:24 pm »

Nom cái danh sách thì đúng 24 cụ thật bác Lốp ạ.

Hừ, dáng súng trong ảnh là SMLE No.4 Mk.1. Khẩu còn lại không rõ lắm nhưng có thể là Enfield M1917.





Trừ Carbine của bọn dù, súng trường của Anh và Mỹ mà đến ĐBP vẫn còn được dùng (dù là phe nào) là em rất nghi ngờ Angry Hôm nào lại phải qua soi lại. Mk, đếk tin tưởng cái bảo tàng này từ lâu rồi Angry

Khẩu súng trường Mỹ do chiến sĩ Đoàn Trương Lít, Đại đội 395, Trung đoàn 36 sử dụng bắn tỉa 9 phát, diệt 9 địch ở vị trí 206 (Đồi A1) ngày 19/4; với khẩu súng trường Anh, chiến sĩ Lộc Văn Thông, Trung đoàn 165 đã sử dụng cùng các vũ khí khác, bắn tỉa diệt 30 tên địch ở cứ điểm 105 (Đồi A1) ngày 30/3 - 16/4; một khẩu súng khác do chiến sĩ Đại đội 213, Trung đoàn 88 lấy của địch, bắn tỉa 5 phát, diệt 5 tên địch ở phíaTây sân bay Mường Thanh ngày 20/4.

Đồi A1 Angry
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2009, 11:02:03 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #215 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 05:51:23 am »

Nom cái danh sách thì đúng 24 cụ thật bác Lốp ạ.

Nhưng vấn đề ở đây là: 4 cụ mới được phong tặng là nhưng ai các bác nhỉ? Chắc bác nào đấy chịu khó vào Bảo tàng Quân sự Việt Nam xem xem sao  Grin. Em ở xa, chứ ở gần thì kiểu gì mai em cũng phải vào coi xem sao mới được.

Trong bốn cụ mới được phong tặng, thì em nhận ra mỗi cụ Lê Văn Dỵ (hàng cuối cùng từ trên xuống, cột thứ tư từ trái sang).


Mời các bác đọc bài viết về cụ và biết thêm tại sao có câu hát ''Đâu có giặc là ta cứ đi"

http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=9573
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2009, 06:17:18 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #216 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 08:08:47 am »

Nhưng vấn đề ở đây là: 4 cụ mới được phong tặng là nhưng ai các bác nhỉ? Chắc bác nào đấy chịu khó vào Bảo tàng Quân sự Việt Nam xem xem sao  Grin. Em ở xa, chứ ở gần thì kiểu gì mai em cũng phải vào coi xem sao mới được.

Trong bốn cụ mới được phong tặng, thì em nhận ra mỗi cụ Lê Văn Dỵ (hàng cuối cùng từ trên xuống, cột thứ tư từ trái sang).

http://baodaidoanket.net/ddk/images/Image/2008/8/31/kyuc.jpg
Mời các bác đọc bài viết về cụ và biết thêm tại sao có câu hát ''Đâu có giặc là ta cứ đi"

http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=9573

Cụ tinh mắt thế nhỉ Shocked Kiểu này thì nhà em đoán ngoài tướng VN với tướng Nga, chắc cụ phải còn cả 1 bộ sưu tập về AHLLVT các thời kỳ, phỏng ạ Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #217 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 05:48:28 pm »

Hôm nay em trốn cơ quan đi xem 4 cụ mới bổ sung là những cụ nào. Buồn là thứ 2 bảo tàng đóng cửa.  Undecided Mai vậy, Trung tá Shan đi không.  Grin
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #218 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 06:17:27 pm »

Hôm nay em trốn cơ quan đi xem 4 cụ mới bổ sung là những cụ nào. Buồn là thứ 2 bảo tàng đóng cửa.  Undecided Mai vậy, Trung tá Shan đi không.  Grin

He he... Bác thật là có tinh thần  Grin Các bác đi nhớ đừng quên mang theo máy ảnh ạ. Em ở nhà chờ tin của các bác!

Bác Shan quá nhời, nếu có thời gian em sẽ làm thêm Hình ảnh và tiểu sử tướng lĩnh nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng sức người có hạn  Cry
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #219 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 07:07:17 pm »

Có hạn thì đúng, nhưng bác Lốp cứ làm hết sức của mình là chúng em được nhờ lắm lắm rồi.  Smiley

Em đoán mò tí, dựa vào bài báo, liệu 4 Cụ mới được phong là:
- Đoàn Trương Lít
- Lộc Văn Thông
- Hùng Sinh
- Đỗ Văn Hữu
?

 Smiley
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM