Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:15:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367157 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #200 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 06:53:51 pm »

Trước năm tám mấy đấy hàng năm Pháp trả tiền cho VN chăm sóc các mộ lính Pháp tại VN. Đến năm ý thì VN bảo khéo chúng tôi cần đất làm việc khác nên Pháp quyết định mang hết về, chứ cũng chẳng cần phải đợi bình thường hóa gì cả.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #201 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 07:25:33 pm »

Em cũng chỉ nghe ở Pháp có một nghĩa trang lính chết tại VN và một bảo tàng về chiến tranh rât hay từ bác  banzua.  Grin Còn về những chuyện xung quanh mộ tây thì em không được rõ. Có một chuyện về quân Pháp mà em biết, đó là ở Hà Nội cách đây mấy năm vẫn còn một số người được Pháp trả ... lương hưu về quãng thời gian đi lính cho họ. Giờ không biết có còn ai không.

Ở trên ĐBP có khu tưởng niệm lính Pháp chết trận tay đây. Dân trên đó gọi là Mộ Tây. Khu này được chăm sóc khá kỹ, đảm bảo không gian yên tĩnh, sạch sẽ. Em nghe nói là Pháp hỗ trợ kinh phí quản lý. Trong đó có mấy cái bảng chữ, các bác dịch hộ em với. Máy bay bay lúc 10 giờ và lúc đó là 9h15 nên em chụp cuống cuồng, không được rõ lắm.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #202 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2009, 07:50:43 pm »

Có một chuyện về quân Pháp mà em biết, đó là ở Hà Nội cách đây mấy năm vẫn còn một số người được Pháp trả ... lương hưu về quãng thời gian đi lính cho họ. Giờ không biết có còn ai không.

Không chỉ đi lính mà những ai từng làm công chức cho chính phủ pháp đủ điều kiện của chế độ chính sách của Pháp đều được hưởng phúc lợi. Tuy nhiên rất nhiều người đã tự nguyện, hoàn toàn không bị ai ép buộc, ký giấy "Tao đ... thèm lĩnh thứ tiền này". Một số người thì không ký, nhưng khi ra Bờ Hồ (có nơi bảo là ra góc ngã tư Lê Thái Tổ/Tràng Thi) lĩnh măng đa kiểu này thì được trao bằng tiền Việt theo giá hối đoái yêu nước.

Trích dẫn
Ở trên ĐBP có khu tưởng niệm lính Pháp chết trận tay đây. Dân trên đó gọi là Mộ Tây. Khu này được chăm sóc khá kỹ, đảm bảo không gian yên tĩnh, sạch sẽ. Em nghe nói là Pháp hỗ trợ kinh phí quản lý. Trong đó có mấy cái bảng chữ, các bác dịch hộ em với.

Khu này chỉ còn có mỗi cái đài thôi chứ hài cốt thì bốc đi Tây cả rồi.

Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #203 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 05:59:17 pm »

        Năm 1983, Hãng máy tính IBM có trở lại miền Nam VN. Những nhân viên kỹ thuật người Việt từng là nhân viên phục vụ cho hệ thống máy tính IBM360 trong Tân Sơn Nhất thời trước 1975 đều được tìm lại, trả lương cho thời gian từ 1975 đến 1983. Ai đồng ý làm việc tiếp còn được chuyển sang các trung tâm máy tính IBM ở Singapo hay Malaixia.

        Tôi cho rằng chuyện này là bình thường và các nhân viên kỹ thuật đó chẳng có gì phải xấu hổ hay lên gân làm gì.

        Bây giờ thì những chuyện như thế càng bình thường. Người ta còn tranh nhau thi cử, mong làm việc cho Tây để có lương cao ấy chứ. Mà có ai lên án họ đâu.

       Tất cả đều là do lịch sử, các bác ạ.
Logged

Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #204 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 08:26:13 pm »

       Năm 1983, Hãng máy tính IBM có trở lại miền Nam VN. Những nhân viên kỹ thuật người Việt từng là nhân viên phục vụ cho hệ thống máy tính IBM360 trong Tân Sơn Nhất thời trước 1975 đều được tìm lại, trả lương cho thời gian từ 1975 đến 1983. Ai đồng ý làm việc tiếp còn được chuyển sang các trung tâm máy tính IBM ở Singapo hay Malaixia.

        Tôi cho rằng chuyện này là bình thường và các nhân viên kỹ thuật đó chẳng có gì phải xấu hổ hay lên gân làm gì.

        Bây giờ thì những chuyện như thế càng bình thường. Người ta còn tranh nhau thi cử, mong làm việc cho Tây để có lương cao ấy chứ. Mà có ai lên án họ đâu.

       Tất cả đều là do lịch sử, các bác ạ.

Về Máy tính IBM360 tại SG, Bác có thể nói rõ hơn được không ạ, có mấy nơi có và có mấy máy, tại TSN là của Mỹ bỏ lại và quân đội ta sử dụng? năm 1983 IBM quay lại làm gì ạ? vì em biết là mãi 1995 Mỹ mới bình thường hóa quan hệ, còn bỏ cấm vận thì mãi sau mà?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #205 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:07:41 pm »

Một số vấn đề liên quan đến Trung đoàn 209 trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Trần Văn Thức - Nguyễn Mạnh Hà.

Tạp chí LSQS các số 9, 10, 1 1-2004 và số 1-2005.

LTS - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã diễn ra cách đây 50 năm. Từ đó đến nay, đã có hàng trẫm, hàng nghìn công trinh, bài viết, hồi ức của các nhà khoa học, các chính khách, tướng lĩnh, các cựu chiến binh trong và ngoài nước viết về các nội dung trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sự kiện vĩ đại này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về chiến dịch, người và đơn vị tham gia... còn có những ý kiến trái ngược nhau, thậm chí gay gắt, cần được làm rõ. Một trong số đó là các sự kiện liên quan đến hoạt động tác chiến và vai trò của một số cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 trong những ngày cuối của chiến dịch. Để góp phần làm rõ những vấn đề nêu trên, Tạp chí LSQS công bố một số kết quả nghiên cứu của nhóm cán bộ Viện LSQS Việt Nam được cử, tìm hiểu về vấn đề này để bạn đọc tham khảo với mong muốn "Sửa lại cho đúng - bàn thêm cho rõ".

Về sự tham gia của các đơn vị thuộc Trung đoàn 209 trong các trận cuối chiến dịch Điện Biên Phủ

Về sự tham gia của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 209 trong các trận đánh chiếm cứ điểm 507 (Élian 10), 508 (Élian 11), 509 (Élian l2) và một số chi tiết của các trận đánh đó hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Về vấn đề này, cuốn sách "Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209 (1947-1997)", Nxb QĐND, Hà Nội, 1997, do tập thể tác giả biên soạn, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 209, viết: "14 giờ ngày 7-5-1954, sau khi tổ chức lại lực lượng, tiểu đoàn 130 tiếp tục tiến công điểm cao 507. Trong 30 phút đầu ta tập trung hoả lực bắn phá mãnh liệt các công sự, lô cốt địch, tạo điều kiện cho bộ binh áp sát mục tiêu. Pháo hoả vừa dứt, Tiểu đoàn 130 liên tục tổ chức hai đợt xung phong vào nam cao điểm, địch bị rối loạn hoàn toàn, bị chia cắt từng mảng, nhiều tên bị tiêu diệt, một số sống sót xin hàng. Phát hiện thấy cờ trắng xuất hiện ở cao điểm 508, 509, Ban chỉ huy Trung đoàn hội ý thống nhất đề nghị Đại đoàn cho toàn Trung đoàn xuất kích. Thừa thắng, hai Tiểu đoàn 130 và 154 đánh tràn sang chiêm luôn cao điểm 508 và 509" (các chữ trích, in nghiêng là do chúng tôi muốn nhấn mạnh) (tr. 136).

Cuốn "Lịch sử Sư đoàn bộ binh 312", Nxb QĐND, Hà Nội, 2000, do tập thể tác giả biên soạn, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 312, viết: "Đến 12 giờ ngày 7-5-1954, sau khi tổ chức lại lực lượng, Đại đoàn trưởng ra lệnh cho trung đoàn (Trung đoàn 209) tiếp tục tấn công cứ điểm 507. Sau hai lần đột phá, Tiểu đoàn 130 chiêm được cứ đi.ếm 507. Thừa thắng, các đơn vị của Trung đoàn  09 đánh tràn sang chiêm tuôn điểm cao 508 và 509." (tr. l72).

Cuốn "Lịch sử QĐND VN", tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội, tái bản 1994, của Ban nghiên cứu Lịch sử Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, do tập thể tác giả biên soạn, viết: "14 giờ ngày 71954, Tiểu đoàn 130 (Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) tấn công vị trí 507 ở gần cầu Mường Thanh" (tr. 582).

Như vậy, theo các cuốn lịch sử nói trên thì Tiểu đoàn 130 là đơn vị đánh chiêm cứ điểm 507, sau đó cùng Tiểu đoàn 154 đánh chiêm 508, 509.

Tuy nhiên, một số đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 lạl cho rằng.viết như vậy là chưa hoàn toàn đúng sự thật lịch sử. Xung quanh vấn đề này, từ trước tới nay, đã có nhiều bài của các cựu chiến binh công bố trên báo, tạp chí.

Trung tá Ngô Trọng Bảo - nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154, trong đơn thư gửi các cơ quan và cá nhân có liên quan cũng như trong các buổi trao đổi với chúng tôi, luôn khẳng định việc đánh chiếm cứ điểm 507, 508, 509 là do Tiểu đoàn 154, gồm một đại đội tăng cường, có sự tham gia của Đại đội 360, Tiểu đoàn 130. Đồng chí cho rằng các sách lịch sử nói trên viết Tiểu đoàn 130 đánh chiếm cứ điểm 507 và là lực lượng chủ công trong các trận đánh chiều hôm đó của Trung đoàn 209 là sai. Năm 1997, đồng chí Ngô Trọng Bảo viết bài "Giờ phút hấp hối của tập đoàn cử điểm Điện Biên Phủ", đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, có những nội dung liên quan đến các đơn vị thuộc Trung đoàn 209. Dịp chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng chí Ngô Trọng Bảo đã cung cấp tư liệu cho Dương Thục Anh viết bài "Ông già sửa xe đạp cô đơn và những bí mật của trận đánh cuối cùng trong chiên dịch Điện Biên Phủ", đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng, số 31, tháng 2 năm 2004 và kể cho Thao Lan viết bài "Ai là người ra lệnh cho Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật vượt cầu Mường Thanh bắt tướng Đờ Cát", đăng trên báo Tin tức, số 1549, 1550, 1551, tháng 4 năm 2004. Các bài nêu trên đều viết việc đánh chiếm 507, 508, 509 theo nhận thức của đồng chí Bảo.

Đồng tình với ý kiến của nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 còn có một số cựu chiến binh khác. Trung tá Sơn Hà   nguyên Chủ nhiệm trinh sát Đại đoàn 312, trong đơn kiến nghị gửi Viện LSQS Việt Nam, ngày 31 tháng 3 năm 2004, viết: Tới nay đã có đầy đủ căn cứ, chứng lý dể khẳng dính trận đánh- cuối cùng của Đại đoàn 312 lập công chói lọi, kết thúc vẻ vang chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn do một đơn vị nhỏ của Tiểu đoàn 154 thực hiện, chỉ trong buổi chiều ngày 7 tháng 5 đã đập tan phòng tuyến án ngữ của địch còn lại phía Đông sông Nậm Rốm, sau dó nhờ được Trung đoàn kịp thời tăng viện 40 chiến binh (đại đội của Tạ Quốc Luật) đã linh hoạt nắm thời cơ quân địch bắt đầu tan rã, lệnh cho Đại đội 360 vượt cầu Mường Thanh lập được thành tích vang dội bắt sống tướng giặc".

Trung tá Đỗ Xuân Trường (từ trần 1-1999), nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 130, cũng viết: "Thành tích chớp thời cơ đột phá từ 507 đến 509 để tạo điều kiện cho Đại đội 360, Tiểu đoàn 130 lập công lớn là xương máu của bao anh em đồng đội thuộc Tiểu đoàn 154, cộng với công lao, trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn này...".

Đại tá Lê Chí Duyên (từ trần 1-2000), nguyên Trung đội phó Trung đội 1, Đại đội 520, Tiểu đoàn 154, cũng cho biết Đại đội 520 tham gia đánh 507 và 508 trong buổi chiều ngày 7 tháng 5...

Sau khi có các bài viết theo lời kể của đồng chí Ngô Trọng Bảo đăng trên một số báo trước đây và thời gian vừa qua, liên quan đến các sự kiện nêu trên, các cán bộ của Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 209 đã có phản ứng đến Toà soạn báo An ninh thế giới cuối tháng và tác giả bài viết, sau đó có đơn thư kiến nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng liên quan, trong đó có Viện LSQS Việt Nam, đề nghị nghiên cứu, xem xét làm rõ sự thật lịch sử.

Ngày 30 tháng 5 năm 2004, 15 đồng chí, trong đó đa phần nguyên là cán bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn của Trung đoàn 209 tổ chức cuộc họp, do đồng chí Trần quân Lập -  nguyên Chính ủy Trung đoàn, chủ trì, nhằm xác định những đơn vị tham gia các trận đánh chiếm cứ điểm 507, 508, 509 và một số vấn đề khác. Hầu hết các đồng chí có mặt trong buổi họp hôm đó đều cho rằng khi viết về các trận đánh cuối cùng của Trung đoàn 209 trong chiến dịch Điện Biên phủ không nên và không thể chia cắt từng đoạn, đơn vị này đánh, đơn vị kia đánh, cũng như tách bạch sự chỉ huy của từng đồng chí cán bộ vì như thế sẽ làm mất hết ý nghĩa của trận đánh và khó có thể đánh giá đúng công tích của từng người. Sự thực là trận đánh diễn ra nhiều đợt, có nhiều đơn vị của Trung đoàn 209 tham gia, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn. Về sự tham gia của các tiểu đoàn, bản kết luận cuộc họp nêu rõ: Tiểu đoàn 130 lập được thành tích lớn. Đêm 6 tháng 5, đánh cứ điểm 507 không dứt điểm, đã nghiêm khắc kiểm điểm, chấn chỉnh lại lực lượng, là mũi chủ yếu tiếp tục tiến công ban ngày, cùng các đơn vị khác giải quyết 507. Sau đó, cùng đội hình Trung đoàn đánh chiếm 508, 509. Đại đội 360 lập thành tích xuất sắc, tiến vào trung tâm Mường Thanh, bắt tướng Đờ Cát và toàn bộ Ban Tham mưu của chúng. Tiểu đoàn 154, qua 37 ngày đêm phòng ngự đồi D, anh dũng giữ vững trận địa, làm bàn đạp cho cuộc tiến công vào khu trung tâm, đánh chiếm cứ điểm 505A và Đại đội 520, Tiểu đoàn 154 phối hợp đánh 507, 508, 509, tạo thuận lợi cho Đại đội 360 vượt sông Nậm Rốm đánh vào khu trung tâm. Đại đội hoả lực 290 của Tiểu đoàn 166 chi viện đắc lực đánh chiếm 507.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #206 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:07:51 pm »

Căn cứ theo các cuốn "Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209", Lịch sử Sư đoàn bộ binh 312", "Lịch sử QĐNDVN", tập 1 và qua nghiên cứu, kiểm chứng ý kiến của các đồng chí cựu chiến binh Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, chúng tôi thấy:

1. Việc đánh chiếm các cứ điểm 507, 508, 509 trong chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954 có sự tham gia của Tiểu đoàn 130,  Tiểu đoàn 154, cùng sự chi viện của Đại đội hoả lực 290, Tiểu đoàn 166 (đánh chiếm 507).

2- Những trận đánh này do Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn 209 trực tiếp chỉ huy. Tại Sở chỉ huy cơ bản của Trung đoàn đóng tại khu vực đồi E, Ban chỉ huy Trung đoàn gồm các đồng chí Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm, Chính ủy Trần Quân Lập. Trung đoàn phó Thăng Bình và Phó Chính ủy Kim Mỹ trực tiếp chỉ huy đơn vị tại mặt trận tiền duyên. Cán bộ cấp tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy đơn vị mình ở mặt trận tiền duyên có Chính trị viên Tiểu đoàn 130 Trần Quải, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 Ngô Trọng Bảo và một số đồng chí cán bộ cấp đại đội, trung đội, tiểu đội. Nhiều nội dung sự kiện, chi tiết trong các bài viết của Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154, cũng như khi đồng chí cung cấp cho người khác, làm cho người đọc hiểu không đúng về vai trò chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn, của các đồng chí cán bộ cấp tiểu đoàn, cán bộ chỉ huy các đại đội, tiểu đội. Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 có vai trò, đóng góp nhất định trong việc chỉ huy đơn vị thuộc quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc đồng chí không đề cập trực tiếp, cụ thể đến sự lãnh đạo, chỉ huy của Trung đoàn trong thời điểm quyết định đó, đã làm cho người đọc hiểu lằng dường như chỉ có một mình đồng chí xử lý các tình huống, gây nên sự hiểu lầm, hiểu sai thực chất vấn đề.

3- Ý kiến của các đồng chí Ngô Trọng Bảo, Sơn Hà, Đỗ Xuân Trường, Lê Chí Duyên đã góp thêm căn cứ để xác định Tiểu đoàn 154 có tham gia đánh chiếm 507. Nhưng nhiều chi tiết khác về trận đánh đó mà các đồng chí này viết chưa được kiềm định, thiếu những căn cứ khoa học, không đúng với thực tế lịch sử.

Cụ thể :

- Về thời gian mở đầu các trận đánh chiều 7 tháng 5 của Tiểu đoàn 154, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 đưa ra chính xác  là sớm 22 phút trước giờ G (l giờ). Sự thực có đúng như thế không? Nhiều người biết rằng thời gian mở đầu các trận đánh chiều 7 tháng 5 diễn ra sớm hơn dự kiến do quân Pháp có dấu hiệu tan rã, hạ vu khí đầu hàng. Theo nhiều tài liệu và qua ý kiến của nhiều đồng chí từng tham gia chiến đấu trong buổi chiều hôm đó thì thời gian bắt đầu Tổng công kích trong khoảng 14 đến 15 giờ. Điều này cho thấy việc xác định giờ Tổng công kích chỉ là tương đối. Trận đánh của Trung đoàn 209 vào vị trí 507 diễn ra trong bối cảnh đó nên cũng chỉ có thể nói khoảng chừng, khó có thể nói chính xác tới tận từng phút.

- Về lực lượng của Đại đội 360, trong bài "Giờ phút hấp hối của tập đoàn cử điểm Điện Biên  Phủ", dộng chí Ngô Trọng Bảo viết có khoảng "hai trung đội đủ", nhưng năm 2001, khi cung cấp tư liệu cho cán bộ Phòng Thông tin Tư liệu Viện LSQS Việt Nam, cũng như những lần tiếp xúc với chúng tôi gần đây, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 lại nói chỉ có 40 người. Hỏi tại sao lại có sự không thống nhất như vậy, đồng chí Bảo nói rằng không thể biết chính xác được, 80 hay 40 là do anh em cung cấp và theo suy đoán của cá nhân. Xác định lực lượng của Đại đội 360 như vậy là thiếu nhất quán và khó tin. Theo bản tường trình viết tay của đồng chí Tạ Quốc Luật (viết năm 1984) thì lực lượng của Đại đội 360 có lúc đó khoảng trên 80 người.

- Về vị trí các cứ điểm, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154 đã viết và cung cấp tư liệu, vẽ bản đồ minh hoạ các trận đánh chiều 7 tháng 5 của Tiểu đoàn 154. Theo đó, Tiểu đoàn 154 đánh từ cứ điểm 507 sang 508, 509 theo một chiều dọc. Có nghĩa là 3 cứ điểm này nằm theo thứ tự chiều dọc trên thực địa. Nhưng đối chiếu với bản đồ quân sự của Pháp và qua tìm hiểu chúng tôi thấy không như vậy. Như nhiều người biết, trong quá trình thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, phía pháp thường dặt tên các cứ điểm và cụm cứ điểm theo vần chữ  cải A, B, C... tương ứng với thời gian xây dựng các vị trí đó và dành số thứ tự các cứ điểm theo số 1, 2, 3... theo chiều quay của kim đồng hồ. Thực tế, các cứ điểm 507, 508, 509 không xếp thẳng hàng, ba cứ điểm này tựa như các đỉnh của một tanh giác. Cứ điểm 508 nằm ở phía Nam cầu Mường Thanh. Gần với 507, không phải là 508, mà là 509, án ngữ cầu sắt và cầu phao bắc qua sông Nạm Rôm sang trung tâm Mường Thanh. Do vậy, để tiến sang Mường Thanh (bằng cầu, lúc đó chưa có các phương tiện vượt sông khác), không cần phải qua 508. Tài liệu cá nhân của đồng chí Tạ Quốc Luật, hiện lưu tại nhà riêng của con trai ông, viết rằng sau khi Đại đội 360 cùng các đơn vị đánh chiếm xong 507, tiến đánh sang 509, không phải vượt qua 508.

Đọc bài báo "Giờ phút hấp hối của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nhiều người sẽ tưởng rằng chiều 7 tháng 5 ở Điện Biên Phủ còn diễn ra những trận đánh quyết liệt. Nhưng theo một số sách lịch sử có độ tin cậy cao cũng như ý kiến nhân chứng thì từ trưa hôm đó địch đã có dấu hiệu tan rã. Chớp thời cơ, chiều 7 tháng 5, ta tiến hành tổng công kích, nhiều trận đánh diễn ra nhưng không ác liệt như bài báo mà Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 54 viết. Về vấn đề này, từ năm 2000, nguyên Chính ủy Đại đoàn 312 đã viết cho đồng chí Sơn Hà, nêu rõ: đêm 6 tháng 5 và sáng 7 tháng 5, ở Điện Biên Phủ diễn ra những trận chiến đấu rất khẩn trương, quyết liệt nhất là ở đồi A1, các đồi và cứ điểm ở phía bờ Đông sông Nậm Rốm. Đến trưa 7 tháng 5, chiến sự tàn dần, cho đến khoảng 16-17 giờ thì hầu như tàn hẳn, nhiều nơi xuất hiện cờ trắng và mỗi lúc một nhiều. Không có cuộc chiến đấu gay gắt, dữ dội nào diễn ra. Đó là kết quả của sau gần hai tháng chiến đấu, trực tiếp là các cuộc chiến đấu dữ dội đêm 6 tháng 5 và sáng 7 tháng 5 ở khắp mặt trận. Trung tướng Phạm Hồng Sơn, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36,  Đại đoàn 308, cũng nói với chúng tôi giống như nguyên Chính ủy Đại đoàn 312 viết. Đại tá Cao Sơn - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn pháo hoả tiễn H.6, cho biết loạt H.6 bắn cuối cùng diễn ra vào sáng 7 tháng 5. Cuốn sách Lịch sử pháo binh QĐNDVN (1945-1975) cũng không viết có pháo lớn bắn trong chiều hôm dó.

4. Ý kiến các đồng chí Sơn Hà, Đỗ Xuân Trường cho rằng việc đánh chiếm 507 đến 509 hoàn toàn do một đơn vị của Tiểu đoàn 154 thực hiện, có sự tăng viện của 40 chiến binh của Đại đội 360, theo chúng tôi là không hoàn toàn đúng. Gặp gỡ, trao đổi với đồng chí Sơn Hà, chúng tôi nêu vấn đề căn cứ vào dâu để đồng chí phủ nhận những điều mà các sách Lịch sử Trung đoàn 209, Lịch sử Sư đoàn 312, Lịch sử QĐNDVN dã viết. Đồng chí Hà cho biết do kết quả của một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân. Được biết, đồng chí không phải là người trực tiếp tham gia chiến đấu với các đơn vị Trung đoàn 209 nhưng rất quan tâm đến vấn đề này. Mấy năm nay, đồng chí Hà đã bỏ nhiều công sức thu thập tư liệu, nhưng phải nói rằng chưa có đủ tư liệu xác thực có sức thuyết phục, mà chủ yếu chỉ là tư liệu nhân chứng. Đó là qua tiếp xúc trao đổi với Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154. Đồng chí Đỗ Xuân Trường, là Tiểu đoàn phó 130 nhưng lại không tham gia các trận đánh của đơn vị vào chiều 7 tháng 5 vì đang phải điều trị do bị thương trước đó. Rất tiếc là đồng chí Trường đã mất nên không thể đối chứng được. Những ý kiến của các đồng chí Sơn Hà, Đỗ Xuân Trường chưa có đủ cơ sở, không đủ sức thuyết phục để phủ nhận những điều mà các cuốn sách nói trên đã viết cũng như của các nhân chứng, là các cán bộ, chỉ huy Trung đoàn 209, chỉ huy các tiểu đoàn thời kỳ đó.

Qua đây, chúng tôi kiến nghị với Sư đoàn 312, Trung đoàn 209, khi có điều kiện tái bản các cuốn Lịch sử của Sư đoàn 312, Lịch sử Trung đoàn 209, nên:  

- Bổ sung lực lượng đánh chiếm cứ điểm 507 có Tiểu đoàn 154, còn lực lượng đánh 508 và 509 thì vẫn giữ như cũ vì hai cuốn sách trên đã viết.

- Viết chi tiết hơn về những trận đánh cuối cùng của đơn vị trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Cần sử dụng tư liệu nhân chứng, nhưng phải kiểm định độ xác thực.

- Không viết các cứ điểm là cao điểm vì cứ điểm không phải cái nào cũng là điểm cao.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #207 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:09:23 pm »

Về vấn đề bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri

Việc tướng Đờ Cát-xtơ-ri, Chỉ huy trưởng cùng Bộ tham mưu Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (Groupement Operationnel  du Norđ Ouest, viết tắt là GONO) bị bắt vào chiều ngày 7.1 tháng 5 năm 195 là mốc quan trọng đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, có thể xem là "dấu chấm hết" của Kế hoạch Na-va.

Đơn vị lập được chiến công xuất sắc- vào hầm Sở chỉ huy GONO, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Ban Tham mưu địch, là Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Điều này đã được các sách lịch sử viết rõ. Sách "Lịch sử cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp, 1945-1954", tập 2, của tập thể tác giả thuộc Viện LSQS Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994, tr. 441 viết: "Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức cùng hai chiến sĩ Vinh và Nhỏ, tiến vào Sở Chỉ huy địch". Sách lịch sử Trung đoàn bộ binh 209 (1947-1997)", của nhiều tác giả, Nxb QĐND, Hà Nội, 1997, tr. 137 viết: "Sau một loạt thủ pháo, tiểu liên uy hiếp, tổ chiến sĩ Vinh, Nhỏ dẫn đầu trung đội cùng đại đội trưởng xông vào hầm Bộ chỉ huy tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ". Sách "Lịch sử Sư đoàn bộ binh 312", của nhiều tác giả, Nxb QĐND, Hà Nội, 2000, cung viết giống như cuốn "Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209" kể trên, và ghi rõ "Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dùng tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát-xtơ-ri phải ra lệnh cho toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm đầu hàng" tr. l73). Sách "Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiên chông Pháp (1945-1954)", của Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN, xuất bản 1991, viết: "Việc bắt Đờ Cát-xtơ ri sau này có báo cáo cụ thể: Sau khi Trung đoàn 209 tiêu diệt các cứ điểm ở tả ngạn sông Nậm Rốm, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật cùng hai chiến sĩ thọc sâu vào hầm Đờ Cát xtơ-ri bắt sống toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào hồi 16 giờ 20 phút". Cùng với các sách báo lịch sử, các nhân chứng trực tiếp bắt Đờ Cát-xtơ-ri cũng xác định vấn đề rất rõ ràng.

- Thư của đồng chí Tạ Quốc Luật báo cáo thành tích lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc số 2309, thứ 6 ngày 28 tháng 5 năm 1954, viết: "Trong trận tổng công kích cuối cùng vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cháu vinh dự được Ban Chỉ huy giao nhiệm vụ dẫn đầu một tổ xung kích 5 người chọc một mũi nhọn vào phía Chỉ huy sở của tướng Đờ Cát xtơ ri. Năm người đó là: Tạ Quốc Luật, Vinh, Hiếu, Lam, Nhỏ". Theo đồng chí Tạ Quốc Luật, sau lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, tổ chức tại Mường Phăng, ngày 13 tháng 5 năm 1954, năm đồng chí nói trên được vào Tổng cục Chính trị, và được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo chiến công.

Đồng chí Hoàng Đăng Vinh hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bắc Ninh khẳng định tên 5 người trong tổ xung kích giống như đồng chí Tạ Quốc Luật viết. Đồng chí Vinh bổ sung họ và tên đệm của đồng đội là Nguyễn Văn Lam, Bùi Văn Nhỏ và Đào Văn Hiếu.

- Trong bài "Gặp người tham gia bắt Đờ Cát-xtơ ri" của Minh Châu, viết theo lời kể của đồng chí Đào Văn Hiếu (xórn  xã Nga Hưng, Nga Sơn, Thanh Hoá), đăng trên báo Sức khoẻ và Đời sống, số 279, tháng 5 năm 2004 thì: "Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật phân công: "đồng chí Hiếu và đồng chí Lam bịt cửa hầm phía Bắc, còn tôi (Luật) cùng đồng chí Vinh và đồng chí Nhỏ đánh bịt cửa hầm phía Nam".

Như vậy, căn cứ theo các sách lịch sử và tư liệu nhân chứng (Tạ Quốc Luật, Hoàng Đăng Vinh, Đào Văn Hiếu), chúng tôi xác định:

- Tổ xung kích trực tiếp vào Sở Chỉ huy GONO bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ Tham mưu địch gồm 5 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Hoàng Đăng Vinh, Nguyễn Văn Lam, Bùi Văn Nhỏ và Đào Văn Hiếu.

- Việc tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ Tham mưu GONO bị bắt diễn ra tại hầm Sở Chỉ huy GONO.

Xung quanh vấn đề bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ Tham mưu GONO, những năm gần đây, trên một số tờ báo có nhiều bài viết dựa theo nhân chứng kể lại, có sự sai lệch với những điều đã được lịch sử ghi nhận.

Báo Thanh niên, số 74 2004), ngày 14 tháng 3 năm 2004, có bài "Người bắt tù binh đầu tiên ở Điện Biên Phủ" của Kiều Hương, viết theo lời kể của ông Trần Cối (tức Trần Quân, quê ở làng Tiên Lừ, Lập Thạch, Vĩnh Phúc, nguyên Đại đội trưởng quân báo Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) viết: "Chuyện bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri từng được viết là tại hầm chỉ huy của nó. Sự thực không phải". Trước khi bị bắt, "tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ Tham mưu đã chạy ra sông Nậm Rốm". Đây rõ ràng là sự phủ nhận chiến công của Đại đội 360, ngược hẳn với những điều mà sử sách và các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin. Đọc kỹ bài này, chúng tôi thấy tác giả Kiều Hương hoàn toàn phụ thuộc vào lời kể của ông Trần Cối, thiếu chứng cứ khoa học, không phù hợp  với thực tế sự thật. Bài báo này, sau khi công bố, đã gây nhiều phản ứng trong bạn đọc. Mặc dù, trong bài "Những chi tiết xung quanh việc tướng Đờ Cát-xtơ-ri bì bắt sống", đăng trên báo Thanh niên, ngày 18 tháng 4 năm 2004, tác giả Kiều Hương đã đưa ý kiến của 2 nhân chứng là ông Hoàng Thế Chinh và ông Trần Đức Hoà, nhằm chứng minh cho điều mà ông Trần Cối kể trên là đúng. Nhưng, những điều ông Hoà, ông Chinh đưa ra cũng thiếu cơ sở và không có tính thuyết phục.

Ông Hoà nói: "Qua cầu Mường Thanh, tôi thấy trong đám hàng binh có khoảng 5 thằng mũ đỏ, có thể là ca-lô đỏ, hay mũ nồi đỏ, trong đó có đôi thằng chống can, có khả năng là cùng trong bộ chỉ huy của Đờ Cát-xtơ-ri vì không lếch thếch như bọn lính". Nếu chỉ căn cứ vào mũ đỏ ca-lô hay mũ nồi không xác định rõ) cùng với can và quần áo rồi xác định đó là bộ chỉ huy Pháp thì khó có thể thuyết phục được người đọc. Ông Chinh thì xác nhận: "địch đã ra cách cầu 30-40 mét rồi. Cả bộ tham mưu của nó đã kéo ra, trong đó có Đờ Cát-xtơ-ri nhưng lúc đó mình không biết mặt cụ thể. Không ai bắt Đờ Cát-xtơ ri và bộ chỉ huy. Lúc đó hàng binh ra khỏi cầu Mường Thanh là khoảng 5 giờ. Bộ binh chỉ dẫn giải tù binh về phía sau chứ không phải bắt gì cả". ông Chinh không biết mặt tướng Đờ Cát-xtơ-ri, lại xác định là có Đờ Cát-xtơ-ri trong đám tù binh, điều đó quả thật vô lý.

Trong khi đó, cũng trong bài viết này, tác giả Kiều Hương lại dẫn lời kể của ông Mai Đức Toại, nguyên là Trợ lý chính trị Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209. Ông Toại khẳng dính: "Địch không thể ra bờ sông hàng... ông Quân (tức Trần Cối - TG) không thể vào đây được vì nếu pháo ta không bắn, cũng không chui vào được vì không có bộc phá để đánh dây thép gai. Đi đường khác thì sẽ gặp khẩu đại liên 4 nòng bên kia cầu Mường Thanh". Ông Toại cho biết: "Nhìn từ cửa hầm  sau, tôi thấy Tạ Quốc Luật đang cầm trong tay khẩu súng ngắn, giám sát bọn sĩ quan từ dưới hầm lóc ngóc đi lên. Ngay sau trận đánh ngày 7 tháng 5, khoảng chiều 8 tháng 5, tôi đã làm thành tích cho cả tổ Tạ Quốc Luật. Theo đề nghị của đơn vị thì Tạ Quốc Luật được đề nghị tặng Huân chương Quân công hạng Ba và tổ còn lại là Huân chương Chiến công hạng Nhất. Sau cấp trên tặng Tạ Quốc Luật Huân chương Chiến công hạng Nhất, tổ còn lại đều là Huân chương Chiến công hạng Hai. Thật ra, Tạ Quốc Luật chỉ riêng chuyện chỉ huy đánh thắng địch và chiếm được 507, 508, 509 đã xứng đáng được phong anh hùng".

Một số nhân chứng viết bài hoặc cung cấp tư liệu cho người khác viết về việc bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri tuy thừa nhận vai trò chỉ huy tổ xung kích của đồng chí Tạ Quốc Luật, nhưng có nhiều chi tiết viết thêm vào, không đúng với sự thật lịch sử.

Tiểu đoàn phó 154 - Ngô Trọng Bảo, trong bài viết "Giờ phút hấp hối của tập đoàn cử điểm Điện biên Phủ, đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, năm 1997, viết "Tôi trao đổi nhanh với anh Quải tình hình đã thuận lợi nhiều rồi, địch đang tan rã, nhiều cứ điểm đã kéo cờ trắng, tôi cho đơn vị Tạ Quốc Luật sang bắt Đờ Cát-xtơ-ri đây "Tôi trao nhiệm vụ mới cho đồng chí Tạ Quốc Luật trong tiếng đạn nổ xé tai của trận đia trọng liên 12,7 ly".

Theo đồng chí Bảo viết, thì chính đồng chí Bảo là người ra lệnh cho đồng chí Tạ Quốc Luật vượt cầu Mường Thanh vào bắt tướng Đờ Cát-xtơ-ri. Sự thực có phải như vậy không? Theo chúng tôi, có nhiều chứng cứ chứng tỏ đồng chí Bảo không phải là người ra lệnh cho Tạ Quốc Luật. Thứ nhất, đồng chí Bảo không phải là cấp trên trực tiếp của đồng chí Tạ Quốc Luật (đồng chí Bảo là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 154. Đồng chí Tạ Quốc Luật là Đại đội trưởng Đại đội 360, Tiểu  đoàn 130. Cấp trên trực tiếp của đồng chí Tạ Quốc Luật ở mặt trận tiền duyên lúc đó là Chính trị viên Tiểu đoàn 130 Trần Quải). Thứ hai, trong những lần gặp gỡ với chúng tôi cũng như trong các buổi họp mặt cựu chiến binh Trung đoàn 209, đồng chí Quải phủ nhận điều đồng chí Bảo viết trong bài báo kể trên. Thử ba, tài liệu của đồng chí Tạ Quốc Luật viết từ năm 1984, nêu rõ: "12 giờ trưa ngày 7 tháng 5, đồng chí Kim Mỹ - Phó Chính ủy Trung đoàn, thay mặt Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 209 cùng đồng chí Trần Quải, Bí thư Tiểu đoàn ủy 130, xuống giao nhiệm vụ cho Đại đội 360: nhiệm vụ của Đại đội 360 thọc sâu vào Mường Thanh bắt sống toàn bộ Bộ Tham mưu của địch và tưởng Đờ Cát-xtơ-ri". Không những thế, tập tài liệu dài 12 trang đánh máy, khổ giấy A4 này của đồng chí Tạ Quốc Luật, không có một dòng chữ nào nhắc tới đồng chí Ngô Trọng Bảo. Một điều cần lưu ý là đồng chí Luật viết tài liệu này từ năm 1984, lúc đó chưa xảy ra chuyện nhận công lao, thành tích, đơn thư khiếu nại như bây giờ.

Trong bài "Ai là người ra lệnh cho Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật vượt cầu Mường Thanh bắt tướng Đờ Cát?", đăng trên báo Tin tức, các số 1549-1550-1551, tháng 4 năm 2004, tác giả Thao Lan viết: "Ngô Trọng Bảo trao đổi nhanh với Chính trị viên Trần Quải rồi lệnh cho Tạ Quốc Luật vượt cầu Mường Thanh". Chúng tôi đã tới Toà soạn báo Tin tức, gặp và trao đổi với nhà báo Thao Lan, tìm hiểu bài báo được viết dựa theo nguồn tư liệu nào. Tác giả Thao Lan cho biết là dựa vào lời kể của dông chí Ngô Trọng Bảo. Như thế, việc tác giả Thao Lan viết giống như quan điểm của đồng chí Bảo là điều không có gì lạ.

- Báo Tin tức, số 38 (299), ngày 22 tháng 9 năm 2004, có bài "Thêm một sự thật về việc bắt sông tướng Đờ Cát-xt( ri (không ghi tên tác giả). Sau mấy lời "phi lộ" của báo là ý kiến của ông Nguyễn Văn Thái, quê ở Trịnh Xá, Ngô Quyền, Tiên Lữ, Hưng Yên. Về ý kiến này của ông Thái, từ tháng 6 năm 2004, Viện LSQS Việt Nam cũng đã nhận được một bản). Bài này có nhiều chỗ cần phải bàn. Thứ nhất, căn cứ vào đâu để tác giả bài báo khẳng định "Thêm một sự thật về việc bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri?". Vậy đâu là "không sự thật?". Thứ hai, điều ông Thái viết chưa được kiểm chứng và nhiều chỗ mâu thuẫn, không lôgíc. Cụ thể, theo ông Thái thì có "một tiểu đội tiến vào hầm Đờ Cát-xtơ-ri cùng Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, chiến sĩ Nhỏ người Nghệ An mà tôi cho là có công nhất". Sự thực không phải là một tiểu đội mà là 5 người. Điều thiếu sức thuyết phục là ông Thái không nói rõ việc mình có mặt trong lúc bắt Đờ Cát-xtơ-ri hay không, nhưng lại biết được "chiến sĩ Nhỏ là người có công nhất", rồi "Đồng chí Nhỏ quay ra báo cáo và đưa đồng chí Tạ Quốc Luật đến nói tiếng Pháp và tướng Đờ Cát-xtơ-ri được giải ngay về tở Chỉ huy tiểu đoàn gần nhất". Thứ ba, ngay bản thân lời "phi lộ" của bản báo cũng chưa chính xác vì lúc đó không phải chỉ có đồng chí Ngô Trọng Bảo là cán bộ tiểu đoàn duy nhất ở tiền duyên mà còn nhiều người khác nữa. Hơn nữa, tại mặt trận Điện Biên Phủ, vào thời điểm chiều 7 tháng 5, quan niệm thế nào là tiền duyên cũng còn phải bàn vì khu vực địch kiểm soát còn rất hẹp...

Tờ Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng của báo Quân đội nhân dân, số 4-1999, có bài "Bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri ở Điện Biên Phủ" của Nguyễn Văn Trường, ghi theo lời kể của đồng chí Nguyễn Nghĩa Khoa (huyện Diễn Châu, Nghệ An) lại nói rằng: Đồng chí Khoa là một trong những người bắt tướng Đờ Cát-xtơ-ri. Theo đồng chí Khoa thì đồng chí Nguyễn Văn Lam, quê ở Hưng Nguyên - Nghệ An, người được xác định là thành viên tổ 5 người bắt Đờ Cát-xtơ-ri là Tiểu đội trưởng, đã hy sinh khi vượt sông Nậm Rốm. Đồng chí Khoa là Tiểu đội phó, thay thế vị trí chỉ huy của đồng chí Lam. Những điều đồng chí Khoa nói, chúng tôi chưa có cơ sở kiến chứng, nên vẫn căn cứ vào Thư của đồng chí Luật báo cáo với Bác Hồ là trong tổ 5 người đó có đồng chí Lam.

Tóm lại, có thể thấy, xung quanh việc bắt sống tướng Đờ Cát xtơ ri và Bộ Tham mưu GONO, hiện có nhiều nhân chứng cung cấp các nguồn thông tin khác nhau, khác với các sách lịch sử dã viết.

Theo chúng tôi, căn cứ vào các tài liệu, dựa theo các nhân chứng và căn cứ vào thực tế diễn biến lúc đó thì:

- Trực tiếp tham gia bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ Chỉ huy GONO gồm 5 đồng chí Tạ Quốc Luật, Nguyễn Văn Lam, Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ, Đào Văn Hiếu, do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy.

- Đờ Cát-xtơ ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt tại hầm chỉ huy chứ không phải ở bờ sông Nậm Rốm.

- Trường hợp đồng chí Khoa, sẽ xác minh đối chiếu sau...

Báo cáo của Đại tướng Thông Tư lệnh tại Hội đồng Chính phủ trong tập Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, tr. 808 ghi: "5 giờ lệnh giới nghiêm được ban hành, các đơn vị bộ đội ta chiếm lĩnh Mường Thanh theo từng khu vực đã định từ trước". Theo đó khu vực hầm chỉ huy GONO thuộc quyền kiểm soát của Đại đoàn 308, các đơn vị của Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 không có nhiệm vụ và không được vào hầm chỉ huy GONO. Đó là kỷ luật chiến trường. Việc một số đồng chí ở Trung đoàn 209 nói rằng đêm 7 tháng 5 họ còn vào hầm Chỉ huy GONO có thể là không chính xác.

Tháng 9 năm 2004 vừa qua, Viện LSQS Việt Nam nhận được công văn số 933 của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh, về việc xác định đơn thư của ông Nguyễn Thừa Hà thôn 12, xã Cẩm  Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), nói ông Hà là người tham gia bắt Đờ Cát-xtơ-ri. Ngày 6 tháng 10 năm 2004, chúng tôi đã về xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, gặp và trao đổi với ông Nguyễn Thừa Hà. Cùng dự có các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thăng; Thượng tá Nguyễn Trọng Thắng - Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ CHQS Hà Tĩnh và một đồng chí cán bộ Ban CHQS huyện Cẩm Xuyên. Qua trao đổi, chúng tôi nêu lên những điều không hợp lý trong đơn thư của ông Hà, khẳng định ông Hà không tham gia bắt tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng Ban tham mưu GONO. Kết thúc cuộc gặp, ông Hà thừa nhận: "Các chú khẳng định như vậy thì tôi không có thắc mắc gì nữa".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #208 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:09:52 pm »

Về vấn đề cứu pháo

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 209 Đại đoàn 312 là một trong những đơn vị tham gia kéo pháo vào, kéo pháo ra (do ta thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "dành chắc, tiến chắc") và đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Nhiều cuốn lịch sử đã ghi lại khá chi tiết các chiến công đó. Cuốn Lịch sử Đại đoàn bộ binh 312, Nxb QĐND, Hà Nội, 2000, ghi: "Tiểu đoàn 130 đưa được  khẩu pháo vượt dốc an toàn" (tr. 144); "ngày 5-2-1954, Đại đoàn hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra ki-lô-mét 70 đường Tuần Giáo. Trong thời gian kéo pháo, riêng Trung đoàn 141 có 29 đồng chí hy sinh, 106 đồng chí bị thương. Đại đội 366, Trung đoàn 209; Đại đội 143, Trung đoàn 141 được Bộ Tư lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba" (tr. 145). Cuốn Lịch sử Trung đoàn bộ binh 09 (1947-1997), xb QĐND, Hà Nội, 1997, viết: "Chiều ngày 5 tháng 2, khẩu pháo cuối cùng trong số 15 khẩu pháo được Trung đoàn kéo ra vị trì tập kết an toàn ở cây số 70 đường Tuần Giáo. Trong đợt kéo pháo ra, Trung đoàn có 25 đồng chí hy sinh, 96 đồng chí bị thương" (tr. 199).

47 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, ông Ngô Trọng Bảo viết bài Cứu pháo, kể về chiến công của mình, đăng trên Nguyệt san Sự kiện & Nhân chứng, số 89, tháng 5 năm 2001. Bài báo có đoạn: "Nguy hiểm, mệt nhọc, nhưng anh em trong đơn vị vẫn phấn khởi với nhiệm vụ được trao thêm khi thấy Chính ủy Trung đoàn Trần Quân Lập cũng đã ròng rã mấy đêm liền có mặt ở các điểm nút quan trọng. Cả đơn vị đang xúm vào 4 đoạn dây thả pháo từ từ xuống dốc, vừa thả vừa chèn thì bất chợt có một loạt đạn pháo xoèn xoẹt bay tới, tiếng nổ chát chúa, mảnh đạn văng tứ tung, có một số anh em bị đất cát vùi nhưng không ai việc gì. Giữa lúc đạn nổ, cảm nhận sự nguy hiểm đã đến, tôi (Ngô Trọng Bảo) hô lớn: Chèn pháo? Loạt đạn thứ 2 lại nổ gần hơn trước và chỉ có 4 tiếng nổ (của 1 C pháo địch). Lần này khẩu pháo bị chồm lên rồi đè lên hòn chèn và lao xuống dốc vòng vèo. Anh em vội căng dây giữ lại, nhưng trước sức mạnh đang có đà của khối thép 2 tấn ấy làm sao có sức kìm lại được? Bỗng dây tời đứt, khẩu pháo lao vun vút, nhiều chiến sĩ ngã vắt ngang sợi dây căng thẳng. Tôi thấy nguy cơ pháo lăn xuống vực mất, mà mất một khẩu pháo lúc này là thiệt hại lớn lắm nên đã vội lao ra nắm lấy một đầu dây bên càng trái và chạy theo pháo một đoạn ngắn rồi nhanh chóng chạy vòng lại quanh một gốc cây nhỏ bên lề đường sát bờ vực, quấn thêm 2 vòng nữa rồi ngồi thụp xuống, chân đạp mạnh vào gốc cây, 2 tay vẫn giữ đầu dây. Một tiếng "rầm" thật mạnh, gốc cây uốn cong rồi bật cả rễ. Khẩu pháo đang lao bị mất đà đột ngột quay ngang, nòng pháo húc vào vách đồi tạo một hố sâu hoắm rồi dừng hẳn".

Trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên phủ trong bài "Ông già sửa xe đạp cô đơn và những trận đánh cuối cùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ", đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng, số 31, tháng 2 năm 2004, thì  vấn đề cứu pháo của đồng chí Ngô Trọng Bảo, dưới ngòi bút của Dương Thục Anh, viết theo lời kể của đồng chí Bảo, đã được "nâng cấp" thêm. Bài báo viết "Ngô Trọng Bảo chính là nhân vật thứ 2 sau anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân thình cứu khẩu trọng pháo bị đứt dây kéo đang trên dà lăn xuống vực. Để cứu pháo, anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn pháo, cản sức lăn của pháo làm cho pháo chững lại. Còn trường hợp của Ngô Trọng Bảo, thì khẩu pháo bị đứt một bên dây và từ đỉnh đồi lao xuống vực. Mất thăng bằng, một số anh em bị ngã bổ chửng phía sau. Bằng sức trẻ của một thanh niên 25 tuổi, nhanh như cắt lao chạy theo khẩu pháo và túm dược một đoạn dây còn lại, và Ngô Trọng Bảo đã quàng dây 2-3 vòng vào thân cây ngang bên vệ đường và ghì chặt 2 chân vào thân cây. Pháo đang trên đà lao xuống dốc bị chững lại lôi bật cả gốc cây, pháo quay ngang húc nòng vào sườn đồi dửng hẳn. Hơn 100 người lính kéo pháo đã bình tĩnh gỡ được khẩu trọng pháo và kéo ra trận địa an toàn".

Vấn đề cứu pháo của đồng chí Ngô Trọng Bảo, như hai bài báo trên miêu tả, là một chi tiết mới, chưa có trong các sách lịch sử. Đọc hai bài báo trên, độc giả hẳn cho rằng, đồng chí ngô Trọng Bảo không những có tinh thần dũng cảm như anh hùng Tô Vĩnh Diện mà còn tài trí hơn cả Tô Vĩnh Diện. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ, chúng tôi thấy không có cơ sở khoa học và thực tế. Đó cũng là cảm nhận của nhiều người, nhất là các đồng chí cựu chiến binh Trung đoàn 209, và là một trong những lý do để các đồng chí Đại tá Trần quân Lập, Đại tá Nguyễn Hữu Tài, Đại tá Nguyễn Duy Hàn đến toà soạn báo An ninh thế giới cuối tháng, gặp tác giả yêu cầu cải chính, nhưng tác giả không chấp nhận.

Có thể nêu ra những dẫn dụ về sự bất hợp lý của các chi tiết cứu pháo như sau: "Khẩu pháo bị chồm lên rồi đè lên hòn chèn và lao xuống dốc vòng vèo", hơn 100 người kéo pháo đã bất lực "dây tời đứt, khẩu pháo lao vun vút", thế mà đồng chí Bảo lại có thể "lao ra nắm lấy một đầu dây bên càng trái và chạy theo pháo mộc đoạn và nhanh chóng vòng lại quanh gộc cây nhỏ bên lề đường, sát bờ vực...", và do vậy, đã cứu được pháo.

Chúng tôi đã trực tiếp gặp và trao đổi với đồng chí Bảo để tìm hiểu thêm, nhưng những câu trả lời của đồng chí Bảo đều chung chung, không cụ thể. Khi chúng tôi hỏi trong số những người chứng kiến việc cứu pháo của đồng chí Bảo, hiện có ai còn sống để làm chứng không, đồng chí Bảo trả lời là không còn nhớ ai nữa. Thế nhưng, trong bài Cứu pháo, đồng chí Bảo cho biết có mặt Chính ủy Trung đoàn Trần Quân Lập. Chúng tôi hiểu lý do tại sao đồng chí Bảo không đưa đồng chí Trần Quân Lập làm ra chứng, bởi vì hiện đồng chí Lập là một trong những cựu chiến binh của Trung đoàn 209 cực lực phản đối việc nói đồng chí Bảo là người cứu pháo.

Cứu được một khẩu pháo ở Điện Biên Phủ trong thời điểm năm 1954 là một chiến công lớn, cho dù là của một cá nhân, nhưng cá nhân đó ở trong một tập thể, bởi vậy, (nếu có) được coi là chiến công chung của đơn vị. ấy thế mà Ban chỉ huy Tiểu đoàn 130 và Trung đoàn 209 đều không biết, cả 100 người khéo pháo hôm đó lại im lặng trước chiến công cứu pháo. Quả là điều khó giải thích. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209, thời Điện Biên Phủ, hiện ở Hà Nội và các tỉnh lân cận còn khá nhiều. Cấp trung đoàn có Chính ủy Trần Quân Lập, Chủ nhiệm chính trì Nguyễn Hữu Tài, Tham mưu phó Nguyễn Duy Hàn, Trưởng Tiểu ban tác chiến Bùi Đắc. Tiểu đoàn 154 có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Năng, Chính trị viên Phan Xuân Phồn, Chính trị viên phó Phạm Dũng. Tiểu đoàn 130 có Chính trị viên Trần Quải, Cán sự chính trị Mai Đức Toại, Chính trị viên Đại đội 363 Trần Thẩm và đồng chí Hoàng Đăng Vinh. Tiểu đoàn 166 có Đại đội trưởng đại đội trợ chiến Lê Phương, cán bộ tác chiến Nguyên Hồng Quân v.v.. Những đồng chí này đều không làm chứng cho hành động cứu pháo của đồng chí Bảo.  Về thời gian cứu pháo, cũng có nhiều điều mâu thuẫn.

Đồng chí Bảo viết: "Ngày hôm sau tôi (Ngô Trọng Bảo) được tuyên dương và được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba". Theo đồng chí Bảo cung cấp, chúng tôi thấy đồng chí Bảo có Giấy chứng nhận đeo 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, số 714, ngày 10 tháng 2 năm 1954 và 948, ngày 20 tháng 3 năm 1954. Giấy chứng nhận đeo Huân chương, không viết rõ do thành tích cụ thể nào, nên việc xác định đó có phải do thành tích cứu pháo hay trong đợt kéo pháo hoặc thành tích khác là điều rất khó xác định. Đối chiếu giữa bài Cứu pháo với Giấy chứng nhận đeo Huân chương, có thể xác định được việc cứu pháo diễn ra vào ngày 9 tháng 2 năm 1954. Nhưng theo sách Lịch sử Sư đoàn bộ binh 312 và Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209 (1947-1997), thì việc kéo pháo của đơn vị đã hoàn tất vào ngày 5 tháng 2 năm 1954.

Và như vậy, thời gian cứu pháo (nếu có) phải trước ngày 5 tháng 2 năm 1954. Vậy nên, việc đồng chí Bảo viết một ngày sau chiến công cứu pháo, đồng chí được tuyên dương và thưởng Huân chương, liệu có đúng hay không? Về vấn đề này, chúng tôi xin không bàn về chi tiết hành động cứu pháo của đồng chí Bảo, vì lời kể của đồng chí Bảo vệ việc cứu pháo qua 2 bài báo là không thống nhất có nhiều mâu thuẫn thiếu sức thuyết phục đến độ vô lý.

Tóm lại, qua các sách lịch sử, bài viết của đồng chí Bảo, của Dương Thục Anh, và tiếp xúc trao đổi với đồng chí Bảo, chúng tôi thấy:

- Trung đoàn 209, trong đó có đại đội của đồng chí Bảo và bản thân đồng chí Bảo có tham gia vào việc kéo pháo vào và kéo pháo ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đã lập được chiến công xuất sắc. Các chiến công đó, các sách Lịch sử Đại đoàn bộ binh 12, Lịch sử Trung đoàn 209 đã viết rõ.

- Việc đồng chí Bảo viết và cung cấp tư liệu cho Dương Thục Anh viết về vấn đề đồng chí Bảo cứu được một khẩu pháo trong đợt kéo pháo ra do việc ta thay đổi phương châm tác chiến, là một chi tiết mới. Tuy nhiên, chi tiết này lại không đáng tin cậy. Hơn thế, nếu các cựu chiến binh ở Điện Biên Phủ và các nhà nghiên cứu không có ý kiến phản bác thì vô hình chung, chúng ta đã công nhận một sự kiện rất thú vị và sáng tạo của một nhân vật chỉ huy tài trí, có sức mạnh vô song. Vì thế, những người viết bài này rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc về "vấn đề cứu pháo" của đồng chí Bảo, ngõ hầu soi rọi sự thực lịch sử đã diễn ra cách đây nửa thế kỷ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #209 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 04:10:27 pm »

Về trận Him Lam.

Trận tiến công Him Lam (13-3-1954) là một trận đánh lớn của Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165), do Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 chỉ huy, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam - một trong những trung tâm đề kháng ngoại vi kiên cố nhất trên hướng Đông Bắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Him Lam gồm 3 cứ điển, do một tiểu đoàn Lê dương và một đại đội lính ngụy người Thái chiếm giữ. Trận đánh diễn ra ác liệt từ 17 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1954 với sự phối hợp chặt chẽ của pháo binh và bộ binh, quân ta lần lượt đánh chiếm 3 cứ điểm, diệt và bắt hơn 400 tên địch, góp phần phá vỡ tuyên phòng thủ ngoại vi của địch, tạo thế bước đầu cho chiến dịch phát triển.

Vào thời điểm diễn ra trận đánh này, đồng chí Bảo mới là Đại đội trưởng đại đội trợ chiến, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209. Nhưng, theo lời kể của đồng chí Bảo và dưới ngòi bút của Dương Thục Anh trong bài "Ông già sửa xe đạp cô đơn và nhũng bí mật của trận đánh cuối cùng trong chiên dịch Điện Biên Phủ", báo An ninh thế giới cuối tháng, số 31, tháng 2 năm 2004, đồng chí Bảo trở thành người chỉ huy trận đánh Him Lam. Bài báo có đoạn viết: "Ông (tức Ngô Trọng Bảo) chính là người chỉ huy trận đánh Him Lam mở màn chiến dịch với thắng lợi giòn giã". Dương Thục Anh viết như vậy theo chúng tôi, là do tin vào lời kể của đồng chí Bảo, không có tư liệu lịch sử chính xác để kiểm chứng, không biết rõ về trận Him Lam. Thực ra, về trận Him Lam, các sách lịch sử đã viết rất nhiều và khá đầy đủ. Riêng chi tiết Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn (sau này là Đại tướng Lê Trọng Tấn) là người chỉ huy trực tiếp trận đánh đó, thì đã có quá nhiều người biết.

Việc Dương Thục Anh viết đồng chí Bảo là người chỉ huy trận Him Lam đã gây phản ứng gay gắt đối với người đọc, nhất là cựu chiến binh Trung đoàn 209. Vì thế, trong bài "Đi tìm sự thật lịch sử" đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng, số 32, tháng 3 năm 2004, tác giả bài báo trên đã "xin đính chính lại chi tiết ông Ngô Trọng Bảo là người tham gia trận đánh Him Lam với tư cách là đại đội trợ chiến chứ không phải chỉ huy như bài báo đã nêu. Chúng tôi (tức Dương Thục Anh) thành thật xin lỗi quý độc giả và các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về sai sót đáng tiếc này".

Về vấn đề đồng chí Bảo là người tham gia trận Him Lam, với vị trí như thế nào, thiết nghĩ đã rõ. Điều chúng tôi muốn nói là, nếu như không có ý kiến phản ứng của các đồng chí cựu chiến binh Trung đoàn 209 một cách kịp thời thì tác giả  bài báo chắc gì đã đính chính chi tiết trên. Nếu để lâu ngày, không có ý kiến phản bác sẽ làm cho người đọc hoài nghi, người viết khác lại dựa vào cái sai đó do không biết là sai viết tiếp tạo sự sai lệch kiểu dây chuyền. Chúng tôi đã trực tiếp hỏi đồng chí Bảo về vấn đề này, đồng chí Bảo cho biết, do tác giả bài báo đưa bản thảo đến gần sát với thời gian đưa đi in nên đồng chí không thể đọc kỹ hết các chi tiết, kể cả một số chi tiết của bài "Ông già cô đơn... ".

Thiết nghĩ, khi viết về các vấn đề lịch sử, những người viết nên thật cẩn trọng, có kiến thức lịch sử, tôn trọng tư liệu nhân chứng, song cần kiểm chứng, đối chiếu. Người viết cần có chính kiến, bởi tư liệu nhân chứng cung cấp do thời gian, sự kiện diễn ra đã lâu, nên độ chính xác nhiều khi không cao.

Có như vậy, mới có thể tránh được những sai sót không đáng có, gây bất bình cho người đọc...

Lời kết

50 năm qua, kể từ khi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, đến nay đã có hàng nghìn công trình, sách, bài viết của các nhà chính trị, quân sự, các vị tướng lĩnh, học giả, nhà nghiên cứu v.v.. trong và ngoài nước viết về sự kiện "chấn động địa cầu này, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. ở trong nước, bên cạnh các công trình, bộ sách lịch sử mang tính chính thống, còn có các tập ký sự lịch sử hồi ký, các bài viết của nhân chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các báo...

Lịch sử Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Đó là niềm tự hào không chỉ của riêng cựu chiến binh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn nàv mà còn của quân đội, của toàn Đảng, toàn dân ta. Việc các cựu chiến binh Trung đoàn 209 viết hồi ký, cung cấp tư liệu, tái tạo góp phần làm đầy đủ hơn trang sử hào hùng của đơn vị là điều rất cần thiết, nhiều bổ ích. Đó là nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quý giá. Xử lý các nguồn tư liệu nhân chứng, tìm giá trị đích thực của nó là trách nhiệm thuộc về các cơ quan chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu lịch sử.

Ý thức đầy đủ điều đó nên sau khi có đơn thư của các cựu chiến binh Trung đoàn 209 đáng chú ý là của các đồng chí Ngô Trọng Bảo, Sơn Hà, Trần Quân Lập, Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Duy Hàn gửi tới nhiều cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, trong đó có Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, chúng tôi đã tập trung nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đối chiếu, thẩm định tư liệu, sự kiện và gặp gỡ nhân chứng v.v.. Trên từng vấn đề, chúng tôi đã có cố gắng, thận trọng phân tích, đánh giá. Có thể thấy các bài báo của đồng chí Bảo và các bài viết liên quan tới đồng chí Bảo có phần đúng, nhưng cũng còn có nhiều sai lệch. Nếu căn cứ vào các bài viết mà chúng tôi đã dẫn trên, xâu chuỗi lại, thấy nổi lên các "chiến công" của đồng chí Bảo như sau:

- Chỉ huy trận Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, chỉ huy trận đánh cuối cùng (cứ điểm 507, 508, 509) trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Người thứ hai, sau Anh hùng Tô Vĩnh Diện, cứu được một khẩu pháo ở mặt trận Điện Biên Phủ.

- Ra lệnh cho đồng chí Tạ Quốc Luật chỉ huy đơn vị vượt cầu Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và toàn bộ Ban tham mưu GONO.

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy không có đủ căn cứ khoa học và thực tiễn để xác định những "chiến công" trên là có thật 100%, có chăng chỉ là một phần nhỏ.

Trên tinh thần tôn trọng đối với nhân chứng lịch sử, Viện LSQS VN, sau khi tổ chức nghiên cứu thẩm định, ngày 8  tháng 7 năm 2004, đã tổ chức một buổi toạ đàm, mời các đồng chí có đơn thư và liên quan, đại diện các cơ quan hữu quan đến dự. Nhưng đáng tiếc, cả phía các đồng chí Bảo, Sơn Hà và phía các đồng chí Lập, Tài, Hàn không hoàn toàn thống nhất với những ý kiến của Viện LSQSVN đưa ra. Hai đồng chí Bảo và Sơn Hà vẫn giữ ý kiến như đã nêu trong đơn thư. Theo đồng chí Bảo: "Lịch sử về giờ chót của chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn có chỗ nhầm lẫn lớn về trận đánh cuối cùng trong đợt tổng công kích bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ tham mưu địch", "nguyên nhân sâu xa của sự nhầm lẫn lịch sử này phải chăng là do 3 nỗi "hận" của Trung đoàn 209 từ Bản Vậy (Nà Sản, 1952) rồi cao điểm D2 đêm 30 tháng 4 năm 1954 đến cứ điểm 507 đêm 6 tháng 5 năm 1954, đã làm cho người chỉ huy Trung đoàn bị ám ảnh vì "cay cú mà phủ nhận công tích của Tiểu đoàn 154 để bù đắp cho Tiểu đoàn 130", "sau khi chiến dịch kết thúc, Đảng ủy và Ban chỉ huy Trung đoàn 209 đã phạm sai lầm là tính toán, sắp đặt một kế hoạch báo cáo quân sự bằng những tình huống giả tạo trong đợt Tổng công kích tập trung trong cuốn hồi ức Chặng đường mười ngàn ngày của nguyên Trung đoàn trưởng 209, (Thượng tướng Hoàng Cầm - TG) biến sự kiện lịch sử và chiến công này thành một thứ hàng hoá bao cấp nằm trong tay một vài người có chức có quyền để tùy tiện ban phát thiếu công bằng, phục vụ yêu cầu chính trị cục bộ của Trung đoàn là "rửa hận", gây sự dối trá, kéo theo một số người thiếu cảnh giác cùng đứng ra bảo vệ sự dối trá ấy, tiến hành bịt đầu mối và vô hiệu hoá "người trong cuộc", tạo ra một không khí lộn xộn mất đoàn kết trong nội bộ cựu chiến binh, đồng thời lừa dối cấp trên, lừa dối công luận suốt 50 năm qua" (trích đơn thư của đồng chí Ngô Trọng Bảo gửi Viện LSQSVN, gửi đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy quân sự Trung ương, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy quân sự Trung ương, ngày 27 tháng 3 năm 2004).

Theo chúng tôi, những điều đồng chí Bảo viết như trên là không đúng, bởi lẽ cuốn Lịch.sử Trung đoàn bộ binh 209 (1947-l997) Nxb QĐND, Hà Nội, 1997, do một tập thể tác giả biên soạn, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn 209 (thời điểm 1991), Ban chỉ huy Trung đoàn thời kỳ Điện Biến Phủ chắc chắn có vai trò nhất định trong việc cung cấp tư liệu sự kiện cho việc biên soạn. Nhũng báo cáo tổng kết của Ban chỉ huy Trung đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và những điều cựu chiến binh kể lại được Đảng ủy, Ban chỉ huy Trung đoàn 209 (năm 1997), tập thể viết cuốn Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209 (1947-1997) tôn trọng, nghiên cứu cân nhắc thận trọng, đưa vào lịch sử những nội dung, sự kiện có cơ sở khoa học. Nếu cuốn sử trên còn có chỗ nào hạn chế, thiếu sót, thì đó thuộc về trình độ nghiên cứu, hoàn toàn không do mục tiêu "lừa dối công luận" như đồng chí Bảo phản ánh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM