Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:38:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #180 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:47:17 pm »

III. Nguyên nhân không thành công và bài học kinh nghiệm.

1. Nguyên nhân.

Trận tiến công cứ điểm A1 từ đêm 30 tháng 3 đến sáng 3 tháng 4 là trận đánh không thành công, thương vong lớn.

Về cấp chiến dịch, trong đợt 2, Bộ chỉ huy chiến dịch đã xác định số lượng mục tiêu quá nhiều so với khả năng của bộ đội ta, do đó lực lượng sử dụng dàn đều, không tập trung ưu thế dứt điểm từng mục tiêu, kể cả cứ điểm mạnh như A1. Việc xác định A1 là điểm đột phá chủ yếu trong hướng đột kích chủ yếu của chiến dịch đã không được Bộ tư lệnh chiến dịch xác định rõ ràng. Nên trong kế hoạch tác chiến, tuy có xác định A1 là quan trọng nhưng lực lượng tập trung cho A1 chưa đầy đủ, nhất là hoả lực pháo binh tăng cường quá ít, chưa bảo đảm tập trung tuyệt đối ưu thế binh hoả lực vào điểm đột phá chủ yếu. Đây cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quyết tâm của cấp dưới.

Thêm nữa, chiến dịch đã không có lực lượng dự bị ở khu đông nên khi Trung đoàn 1 74 không hoàn thành nhiệm vụ trận đầu, Bộ đã phải sử dụng Trung đoàn 102 bước vào chiến đấu trong điều kiện rất vội vã, lực lượng chưa kịp củng cố. Phải tiến hành chuẩn bị ngay trong hành tiến, công tác chuẩn bị lại quá giản đơn nên đã không đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ. Nếu như Trung đoàn 102 đã ở bên khu đông từ trước, có điều kiện chuẩn bị chu đáo, củng cố được lực lượng, nắm vững được địch tình, thì có thể bước vào chiến đấu nhanh chóng, đảm bảo chắc thắng.

Về chỉ đạo tác chiến của đại đoàn đối với những trận đánh đợt đầu cũng còn thiếu sót. Nhất là khi sử dụng Trung đoàn 102 bước vào chiến đấu đã thiếu kiểm tra giúp đỡ, việc phê chuẩn quyết tâm cho Trung đoàn 102 cũng chưa chính xác nên mặc dầu Trung đoàn 102 chưa củng cố được lực lượng, chưa nắm vững được địch tình và địa hình, chưa được Trung đoàn 174 bàn giao chu đáo, công tác chuẩn bị còn qua loa đại khái, không thay đổi cách đánh vẫn rập khuôn máy móc như kế hoạch tác chiến của Trung đoàn 174, không rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân không thành công mà đại đoàn vẫn ra lệnh liên tục tiến công trong ba ngày đêm liền kết quả vẫn không giành được thắng lợi, bị tổn thất nặng nề.

Sau này, đồng chí Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ xác nhận: "Ta chưa chiếm được A1 vì ngay từ đầu chưa nhận thức được vị trí hiểm yếu của nó, chưa có lực lượng dự bị mạnh, chưa có cách đánh đúng, chưa diệt được địch từ phía sau lên phản kích, chưa kiềm chế được pháo binh ở Hồng Cúm. Vả lại, đây là vị trí rất hiểm yếu nên địch tập trung phản kích điên cuồng, quyết giữ cho kỳ được". Đồng chí Chu Huy Mân, lúc đó là chính ủy Đại đoàn 316 cũng cho rằng: "Ngay từ đầu, chỉ đạo chiến dịch chưa thấy hết tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của hướng đông, do đó cũng chưa thấy hết A1 là vị trí then chốt".

Về cấp chiến thuật, tuy A1 là một cứ điểm có công sự tương đối vững chắc, có lực lượng mạnh, chiếm ưu thế về địa hình, nhưng không phải là không đánh được. Trận đánh không thành công không phải vì Trung đoàn 1 74 và Trung đoàn 102 không đủ khả năng tiêu diệt A1, không phải vì cán bộ và chiến sĩ thiếu dũng cảm, cũng không phải vì không có thời gian chuẩn bị mà có nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ trung đoàn và tiểu đoàn đã phạm nhiều khuyết điểm trong chuẩn bị cũng như thực hành chiến đấu. Những khuyết điểm ở cấp chiến thuật sẽ được nêu rõ trong các bài học kinh nghiệm.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #181 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:48:09 pm »

2. Bài học kinh nghiệm.

a. Bài học về nắm địch và đánh giá địa hình.

Công tác chuẩn bị trong một trận chiến đấu công kiên có tác dụng quyết định tới thành bại của trận đánh.

Chuẩn bị đầy đủ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho trận đánh thắng lợi. Trong công tác chuẩn bị thì việc nắm địch tình và địa hình lại có tác dụng rất quan trọng, vì nó là cơ sở giúp cho người chỉ huy hạ quyết tâm được chính xác.

Bất cứ trong trường hợp nào người chỉ huy cũng phải tìm mọi biện pháp để có thể nắm vững được tình hình địch và đìa hình. Nếu có thời gian cần tổ chức trinh sát nhiều lần, tích cực tiềm nhập tận dụng mọi biện pháp và thủ đoạn trinh sát liên tục ngày đêm trước trận đánh cũng như ngay trong trận đánh.

Trong trận chiến đấu này mặc dầu thời gian có nhiều nhưng việc tổ chức trinh sát nắm địch và địa hình của  trung đoàn còn quá giản đơn. Trung đoàn trưởng mới chỉ dựa vào một số tài liệu của đại đoàn và Bộ cung cấp. Khi tiến hành trinh sát thực địa, lúc đầu chưa tích cực tiềm nhập nên chưa nắm được tình hình cụ thể phải tổ chức trinh sát lại nhưng trung đoàn trưởng mới chỉ chú ý tới mặt chủ yếu còn các mặt khác thì giao cho cán bộ cấp dưới và trinh sát viên, nhưng không kiểm tra đôn đốc. Khi cán bộ các đơn vị chấp hành mệnh lệnh không nghiêm chỉnh, sợ tiếp cận dễ bị thương vong, trung đoàn đã không kiên quyết có biện pháp khắc phục.

Do trinh sát có thiếu sót nên Trung đoàn 174 đã không nắm được tình hình địch và địa hình (nhất là tình hình trong tung thâm cứ điểm), không nắm được địa hình ở mặt phía nam, tây nam cứ điểm, không phát hiện được hầm ngầm và bố trí của địch trong tung thâm. Mặc dầu thời gian chuẩn bị từ khi nhận lệnh tới lúc tác chiến gần 3 tháng, cán bộ trung đoàn có tổ chức trinh sát thực địa nhưng thiếu thâm nhập điều tra, không tích cực tìm mọi biện pháp khắc phục như tiềm nhập bắt tù binh khai thác tài liệu, võ trang trinh sát..., không chịu tìm hiểu đơn vị bạn (Trung đoàn 98) đã từng tham gia luyện tập tại đây biết rõ tình hình cấu trúc công sự cũ của địch và địa hình trong tung thâm cứ điểm. Việc tổ chức trinh sát trong quá trình chiến đấu cũng chưa tích cực, các phân đội trinh sát chỉ ở các đài quan sát theo dõi diễn biến mà không trực tiếp đi theo các đơn vị đột phá để điều tra địch tình giúp thủ trưởng. Hầu hết các đơn vị trong quá trình chiến đấu đều bắt được tù binh, nhưng cũng không khai thác tài liệu, điều tra tình hình cụ thể về địch, nên mặc dầu trận  chiến đấu kéo dài mà địch tình và địa hình trong tung thâm cứ điểm A1 ta vẫn không nắm vững.

Chính vì không nắm được địch nên đánh giá đích không chính xác, lúc đầu thì coi thường, khinh địch nhưng khi gặp khó khăn lại đánh giá địch quá cao (chơ là địch có một hệ thống đường hầm và hầm ngầm rất kiên cố, địch quá mạnh nên ta không đánh được).

Trung đoàn 102 khi bước vào chiến đấu cũng không chú ý nắm địch, không thấy được thủ đoạn đối phó chủ yếu của chúng mà cũng chỉ cho là vì địch có hầm ngầm nên không thấy được những nguyên nhân chính đã làm cho Trung đoàn 174 không hoàn thành nhiệm vụ. Do đó đã hạ quyết tâm không chính xác, dập khuôn máy móc treo lối đánh của Trung đoàn 174, thúc bộ đội đánh ẩu trong điều kiện không có chuẩn bị, thiếu điều tra, nghiên cứu nên mặc dầu cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn 102 chiến đấu rất dũng cảm vẫn không tiêu diệt được A1 mà ta lại bị tổn thất nặng nề.

Về đánh giá địa hình, đồi Cháy và đồi F có giá trị chiến thuật rất lớn, nếu đặt trận đìa hoả lực bắn thẳng ở đây có thể uy hiếp được toàn bộ trận địa địch về phía đông và đông nam yểm hộ đắc lực cho các mũi đột phá, khắc phục được thế yếu của ta về mặt đia hình phải đột phá từ thấp lên cao; nhất là tác chiến trong đêm tối hoả lực cấp trên thường đặt ở xa chỉ có thể đảm nhiệm tiêu diệt các mục tiêu lớn trong một phạm vi tương đối rộng, muốn diệt các hoả điểm trực tiếp uy hiếp cửa đột phá chủ yếu phải aựa vào các cỡ hoả lực bắn thẳng đặt ở cự ly gần trên các địa hình có lợi.

Trung đoàn 174 đã không tận dụng được các địa hình này ngay từ đầu, không kiên quyết giữ vững các địa hình quan trọng trước khi tiến công, đến giờ nổ súng còn để địch chiếm mất. Đến khi chiếm lại được thì không có công sự nên bị pháo địch sát thương gần hết, phải lùi xuống, do đó hoả lực đại đội và tiểu đoàn không có chỗ bố trí, không yểm hộ được cho các mũi đột phá và phát triển. Khi Trung đoàn 102 thay thế tiếp tục tiến công cũng vẫn không tận dụng được các đìa hình này nên quá trình đột phá (nhất là khi đánh địch phản xung phong) cũng không có hoả lực trực tiếp chi viện. Cho tới trận chiến đấu cuối cùng (đêm 6.5), Trung đoàn 174 mới tận dụng được hai quả đồi này, xây dựng được trận địa vững chắc nên quá trình tiến công, hoả lực tiểu đoàn và đại đội chi viện rất đắc lực cho các mũi đột phá và phát triển.

b. Bài học về xác định điểm đột phá (cửa mở) và tổ chức xây dựng trận dịa xuất phát tiến công.

Trong chiến đấu công kiên thông thường ta phải xác định từ 2 đến 3 điểm đột phá ở các hướng khác nhau nhằm hình thành thế bao vây chia cắt, phân tán sự đối phó của địch, không cho chúng co cụm. Đặc biệt trong điều kiện quân địch phòng ngự thành một hệ thống cứ điểm gần nhau, từng cứ điểm chúng có thể bố trí dựa vào nhau bảo đảm bên sườn và sau lưng ít bị sơ hở. Trong điều kiện đó việc chọn các mũi vu hồi đột phá vào phía sau và bên sườn cứ điểm tuy có nhiều khó khăn nhưng nếu khắc phục được sẽ có tác dụng rất lởn.

Trong đợt chiến đấu đầu, Trung đoàn 174 chọn 2 mũi đột phá, nhưng mũi diện tiểu đoàn 1 lại mở chệch hướng nên  hai mũi thành song song chỉ còn cách nhau khoảng 30m. Chính vì thế các mũi tiến công của ta không hình thành được thế bao vây chia cắt địch ngay từ đầu, mặt khác còn tạo điều kiện cho pháo chi viện địch tập trung được hoả lực ngăn chặn ta ở một hướng. Khi đột nhập được vào trận địa địch cả hai mũi đều từ thấp đánh thẳng vào chính diện địch. Nên địch vẫn có điều kiện rút về các khu vực cố thủ dựa vào tuyến ngăn chặn đã tổ chức sẵn, dùng hoả lực phong toả sát thương ta kết hợp với lực lượng từ tung thâm ra thực hành phản xung phong đẩy lùi ta lại. Chính vì đánh như vậy nên Trung đoàn 174 đã không tiếp tục phát triển được, cuối cùng lại bị đánh bật ra khỏi trận địa.

Nếu ngay trong đợt đầu mũi điểm vẫn để ở hướng đông, nhưng mũi diện cần đột phá chếch về hướng đông nam sau tuyến ngăn chặn của địch, như vậy ta có thể hình thành thế bao vây chia cắt ngay từ đầu, phân tán được hoả lực địch, tuy nhiên đột phá hướng này sẽ có nhiều khó khăn, ta phải vượt qua một bãi trống, đánh vào chỗ tương đối dốc, hoả lực địch kiểm soát tương đối chặt... nhưng ta xây dựng trận địa vững chắc vẫn có thể đột phá được.

Khi Trung đoàn 102 bước vào chiến đấu cũng vẫn đột phá theo hình thái cũ tuy có đề ra mở thêm một mũi về phía nam nhưng lại không kiên quyết thực hiện vì sợ làm thân trận địa sẽ mất nhiều thời gian, do đó sau 3 ngày đêm liên tục đột phá vẫn chỉ đánh thẳng vào chính diện phòng ngự của địch nên cuối cùng vẫn thất bại mà lại tổn thất nặng nề, đây là một sai lầm rất lớn về vận dụng chiến thuật. Tới lần chiến đấu cuối cùng, do xác định thêm được rnũi đột phá phía tây nam vào sau lưng cứ điểm nên đã  thực hiện được thế bao vây chặt quân địch ngày từ đầu, ngăn chặn không cho địch có điều kiện tăng viện hoặc rút lui, tạo điều kiện cho hướng đột kích chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng góp phần tiêu diệt một bộ phận quân địch trong cứ điểm. Tuy mũi này trong quá trình chiến đấu đã bị địch chống cự rất mãnh hệt không những ở chính diện mà cả sau lưng và bên sườn đội hình chiến đấu; nhưng do xây dựng được trận địa xuất phát xung phong và tổ chức hoả lực chu đáo trong chiến đấu hiệp đồng chặt chẽ được với sự chi viện của pháo binh cấp trên, cán bộ và chiến sĩ tiểu đoàn 1 lại chiến đấu rất ngoan cường dũng cảm nên tuy mũi này chỉ tiêu diệt được một bộ phận quân địch, chiếm lĩnh được một phần nhỏ cứ điểm nhưng đã có tác dụng quan trọng góp phần quyết định thắng lợi trận đánh.

Về xây dụng trận đia xuất phát tiên công: việc tổ chức xây dựng một trận địa tiến công vững chắc đảm bảo cho bộ đội có thể cơ động nhanh chóng bí mật an toàn dưới tầm hoả lực địch trong điều kiện chiến đấu liên tục, quy mô lớn, là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được. Trong lần chiến đấu này, Trung đoàn 174 xây dựng trận địa xuất phát xung phong của tiểu đoàn và đại đội chưa đạt yêu cầu còn cách trận địa địch quá xa (mũi điểm cách điểm đột phá 250m, mũi diện cách 270m), công sự càng gần địch lại càng nông không đúng kích thước, không có hầm tránh pháo, không có ngách về cho bộc phá viên khi đánh xong.

Nguyên nhân chính vì trung đoàn thiếu kiểm tra đôn đốc, việc chấp hành mệnh lệnh của một vài đơn vị cũng thiếu nghiêm chỉnh nên mặc dầu trung đoàn đã có phác hoạ  trong quá trình trinh sát nhưng vì tư tưởng ngại làm công sự sợ thương vong của cán bộ, chiến sĩ chưa giải quyết được nên cũng không chấp hành đúng quy định. Trong quá trình chuẩn bị tổ chức chiến đấu, đại đoàn và Bộ có phát hiện thấy một số thiếu sót nhưng trung đoàn cũng chưa khắc phục kịp thời.

Mặt khác, việc tổ chức bảo vệ trận địa cũng không được tiến hành chu đáo, thiếu kế hoạch bảo vệ một cách tích cực nên để địch nhiều lần ra lấp và phá trận địa ta, gài mìn lại, gây rất nhiều khó khăn cho ta trong việc xây dựng trận địa. Tuy thời gian xây dựng trận địa tới 15 ngày nhưng vẫn không đạt yêu cầu, đặc biệt đối với trận địa hoả lực của tiểu đoàn và đại đội ở đồi Cháy và đồi F không làm được để địch tới ngày cuối cùng trước khi ta tiến công vẫn còn ra đấy cảnh giới.

Do trận địa xuất phát tiến công không đạt yêu cầu nên khi chiến đấu việc cơ động đội hình rất khó khăn, hầu hết hoả lực của đại đội và tiểu đoàn bị pháo địch phá hủy làm tê liệt ngay trước khi nổ súng, đội hình chiến đấu rối loạn vì pháo chi viện địch cắt đứt và sát thương ở bãi phẳng trước tiền duyên trận địa địch. Hướng đột phá của mũi diện cũng bị lạc hướng vì phải vận động xa mất phương hướng. Thời cơ xung phong cũng bị mất vì đường vận động quá dài, lại bị hoả lực địch cản trở. Khi Trung đoàn 102 bước vào chiến đấu cũng không phát triển thêm được trận địa vẫn lợi dụng trận địa cũ nên vẫn bị hoả lực địch sát thương nặng. Cố thể nói, một trong những nguyên nhân làm ta bị tổn thất nặng nề trong đợt đầu chính vì không xây dựng được một trận địa xuất phát xung phong tiếp cận  và vững chắc, không có kế hoạch bảo vệ các trận địa đã xây dựng được. Gần 70% tổng số thương vong của ta là ở ngoài cứ điểm.

Tới lần chiến đấu cuối cùng do nhận thức được tầm quan trọng của trận địa, Trung đoàn 174 đã xây dựng được một trận địa tương đối hoàn chỉnh vững chắc đúng yêu cầu của chiến thuật nên đã đảm bảo cho các mũi xung phong nhanh chóng, mặc dầu hoả lực pháo chi viện địch vẫn tích cực hoạt động nhưng thương vong của ta ngoài tiền duyên cũng rất ít tạo điều kiện thuận lợi cho trung đoàn tiêu diệt A1.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #182 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:48:56 pm »

c. Bài học về tổ chức đánh dịch trong tung thâm.

Một thủ đoạn chủ yếu của quân Pháp phòng ngự trong cứ điểm là khi bị đột phá sẽ kiên quyết, liên tục thực hành phản kích để khôi phục lại trận địa đã mất. Vì vậy, trong tư tưởng cũng như hành động của các phân đội đánh địch trong tung thâm là phải sẵn sàng đánh địch phản kích; trong bất cứ trường hợp nào phải luôn luôn có kế hoạch chuẩn bị sẵn từ trước để đối phó với lực lượng phản kích của địch trong cứ điểm và cả lực lượng phản kích của tập đoàn cứ điểm. Hành động tích cực nhất để phá tan ý định phản kích của địch là sau khi đột phá được trận địa phải nhanh chóng thọc sâu phát triển chiếm các mục tiêu chủ yếu của địch, để ngay từ phút đầu đã có thể phá vỡ được hệ thống phòng ngự của chúng chiếm các địa hình có lợi  làm chúng mất chỗ dựa. Đồi với các lực lượng phản kích nhỏ của bản thân cứ điểm, hành động tốt nhất của ta là tích cực phát triển sẽ làm địch trở tay không kịp. Nếu địch còn giữ được các địa hình có lợi thì phải tìm mọi biện pháp nhanh chóng phát triển vào hai sườn trận địa địch, vượt qua tuyến ngăn chặn đã chuẩn bị sẵn của chúng đánh vào sau lưng hoặc bên sườn quân địch để nhanh chóng tiêu diệt chúng.

Đối với các đội dự bị của địch từ tung thâm tiến ra, hành động tốt nhất của ta là phát hiện được ý định phản xung phong của địch sớm, kết hợp chặt chẽ với hoả lực cấp trên tập trung bắn ngay vào khu vực địch đang tập kết hoặc tổ chức các tuyến hoả lực cố định ở các địa hình bắt buộc địch phải qua nhằm ngăn chặn chúng lại, tiêu diệt địch từ xa không cho chúng tiếp tục có điều kiện tiếp viện cho cứ điểm. Nếu địch đã đột nhập được vào trận địa phải kiên quyết dùng hành động tích cực phát triển chiếm các địa hình có lợi rồi từ đó tổ chức hoả lực phong toả sát thương chúng, kết hợp chặt chẽ với hoả lực cấp trên cắt đứt các thê đội tiếp sau của địch tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục tiến công.

Trong trận chiến đấu đầu tiên trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 đã phạm một sai lầm nghiêm trọng do chủ quan cho là địch không phản kích, nên mặc dầu cấp trên đã nhắc nhở vẫn thiếu kế hoạch cụ thể đánh địch phản kích. Quá trình chiến đấu gặp địch liên tiếp phản kích đã đối phó rất lúng túng, không tận dụng được hoả lực của trung đoàn, thiếu kế hoạch đánh địch từ xa để các đội dự bị địch tăng viện dễ dàng, lại không có hoả lực trực tiếp và hoả lực cấp trên chi viện nên chỉ chững cự một cách bị động, luôn luôn đánh vỗ mặt địch mà không có thủ đoạn đối phó tích cực đánh vào bên sườn quân địch. Trong khi  đó, địch kiên quyết ngăn chặn ta ở tuyến đã chuẩn bị, sử dụng hoả lực các loại sát thương ta rồi thực hành phản xung phong đánh ta bật ta ra khỏi trận địa gây cho ta thương vong lớn. Trung đoàn 102 khi sang thay thế tiếp tục tiến công đã phải liên tục đánh địch phản xung phong nhưng cũng không thay đổi cách đánh, vẫn áp dụng máy móc như Trung đoàn 174 trước đây nên mặc dầu cán bộ và chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm vẫn không phát triển được mới chỉ ngăn chặn địch lại mà chưa đánh bại được các đợt phản xung phong của chúng.

Tới lần chiến đấu cuối cùng (đêm 6.5), Trung đoàn 174 đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng đánh địch phản xung phong ngay từ đầu, quá trình diễn biến chiến đấu đã thực hiện được thọc sâu phát triển nhanh chóng vượt qua tuyến ngăn chặn chiếm được địa hình có lợi phá vỡ khu vực cố thủ của địch. Địch không còn chỗ dựa vững chắc nữa nên tuy các lực lượng trong cứ điểm có thực hành phản xung phong đều bị đánh bại nhanh chóng, ta vẫn phát triển được. Đối với đội dự bị của địch, trung đoàn đã phối hợp được chặt chẽ với hoả lực cấp trên thực hiện đánh định từ xa, nhất là các khu vực địa hình có nhiều cản trở địch bị ùn lại như cầu Mường Thanh, đầu mối giao thông hào lên cứ điểm cạnh đường 41 kết hợp với mtũ vu hồi vào sau lưng địch không cho chúng tiến lên cứ điểm được. Do đó ta đã đánh bại được các đợt phản xung phong lớn của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho trung đoàn tiêu diệt A1 nhanh gọn.

Một vấn đề khác khi đánh địch trong tung thâm là trong quá trình tiến công, nếu ta bị tiêu hao nặng hoặc địch tăng cường lực lượng ta không còn đủ sức phát triển  bên tiến công thì phải nhanh chóng chiếm các địa hình có lợi lâm thời chuyển sang phòng ngự, kiên quyết giữ vững khu vực đã chiếm, chấn chỉnh lại tổ chức và chờ lực lượng phía sau tiến lên tiếp tục tiến công.

Nhưng trong đợt chiến đấu đầu, khi bị địch phản kích liên tục, lực lượng ta bị tiêu hao nặng không còn khả năng tiếp tục phát triển, trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 đã ra lệnh cho các đơn vị còn lại rút khỏi trận địa, mà không chiếm các địa hình có lợi, chuyển sang phòng ngự, tổ chức quan sát điều tra nghiên cứu trận địa địch, tạo bàn đạp và điều kiện thuận lợi cho đợt tiến công sau. Đây là một khuyết điểm lớn của Trung đoàn 174, không phù hợp với nguyên tắc chiến thuật. Sau khi ta rút ra địch đã khôi phục lại trận địa, nên ta tiến công đợt sau lại phải tổ chức đột phá một lần nửa.

Cũng ở trong hoàn cảnh đó, sau 3 ngày đêm liên tục tiến công, mặc dầu nhiều lần bị địch dùng lực lượng mạnh hơn thực hành phản xung phong đẩy lùi ta xuống nhưng trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 vẫn kiên quyết dựa vào địa hình có lợi tổ chức hoả lực, kết hợp với hành động chiến đấu tích cực nên đã ngăn chặn được địch lại, lợi dụng thời cơ có lợi tiếp tục phát triển khôi phục lại toàn bộ khu vực đã chiếm lúc đầu. Cuối cùng vì thấy ta không còn khả năng tiếp tục tiến công, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã quyết tâm tạm ngừng tiến công chuyển sang lâm thời phòng ngự, kiên quyết không cho địch giành lại trận địa đã mất. Đó là một chủ trương hoàn toàn chính xác nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 174 hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1 lần cuối.

Về tổ chức hoả lực, trận địa đại đội sơn pháo 75mm bố trí ở điểm cao 491 (đông nam bản Hồng Lim) cách A1 khoảng 1.300m, phía trước lại bị đồi Cháy và đồi F án ngữ nên phạm vi xạ giới hẹp, chỉ bắn được một số mục tiêu nhất định ở phía đông A1, lại bố trí xa cứ điểm nên hoạt động ban đêm bị hạn chế rất lớn. Đồi với nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh đột phá tiền duyên và phát triển tung thâm A1 thì trung đoàn có kế hoạch cụ thể trong điều kiện giải quyết A1 thuận lợi, nhưng không có kế hoạch hoả lực đánh địch phản xung phong và xử trí với các tình huống bất trắc như trận đánh kéo dài, từ đêm chuyển sang ngày hay từ tiến công chuyển sang phòng ngự. Vì vậy, việc chi viện hoả lực cho bộ đội chiến đấu đánh địch phản kích thiếu hiệu quả để hoả lực địch gây thương vong lớn cho bộ đội ta.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #183 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:49:15 pm »

d. Bài học về chỉ huy chiến đấu.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần quyết định thắng lợi trận đánh chính là vai trò chỉ huy của cán bộ các cấp. Do đặc điểm chiến đấu công kiên ta phải tiến công quân địch phòng ngự trong hệ thống công sự vật cản kiến cố, lại chiến đấu trong đêm tối nên yêu cầu người chỉ huy các cấp phải tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, làm tròn các bước công tác của mình. Phải nắm vững tình hình ta, tình hình địch cũng như tình hình địa hình để có thể hạ quyết tâm chiến đấu chính xác. Phải tích cực đi sát kiểm tra đôn đốc cấp dưới chấp hành và quán triệt ý định tác chiến của mình. Quá trình chiến đấu phải nắm vững tình hình địch, ta, xử trí với mọi tình huống kịp thời, giữ vững và bổ sung kế hoạch hiệp đồng đã đề ra; nhất ]à khi gặp  gay go khó khăn tình huống diễn biến phức tạp thì người chỉ huy phải tự mình quan sát, khi cần thiết phải nhanh chóng tiến vào tung thâm, thâm nhập xuống dưới trực tiếp chỉ huy chiến đấu.

Bất kỳ trong tình huống nào người chỉ huy cũng không được quên mất cương vị chỉ huy của mình, phải luôn chú ý nắm vững toàn bộ lực lượng đặc biệt là các bộ phận quan trọng. Vận dụng chiến thuật một cách cơ động linh hoạt kết hợp với tinh thần quyết tâm dũng cảm và gương mẫu chiến đấu.

Mặt khác, để đảm bảo cho việc chỉ huy được thông suốt và liên tục. người chỉ huy các cấp phải luôn chú ý tổ chức một mạng thông tin liên lạc hoàn chỉnh. Trong lần chiến đấu này vấn đề tổ chức chỉ huy có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, nhất là vai trò chỉ huy của cán bộ trung đoàn và tiểu đoàn. Đó chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho các trận đánh đợt đầu không thành công. Những khuyết điểm của công tác chỉ huy biểu hiện cụ thể ở những vấn đề sau đây: Ban đầu, cán bộ có tư tưởng chủ quan khinh địch nên công tác tổ chức và chuẩn bị chiến đấu tiến hành rất qua loa đại khái. Chỉ huy quan liêu không chịu đi sát thâm nhập xuống dưới kiểm tra, giúp đỡ. Cấp dưới thắc mắc cũng không có kế hoạch giải quyết cụ thể. Nhưng khi gặp gay go khó khăn tình huống diễn biến phức tạp, địch chống cự ngoan cố, ta bị thương vong nhiều thì tư tưởng lại bi quan dao động, đánh giá địch quá cao, đi tới sợ địch, không thấy rõ những nguyên nhân chủ yếu đã đưa trận đánh tới thất bại, cho là địch mạnh, không tin tưởng ở khả năng đơn vị có thể tiêu diệt được A1 ngay. Nhưng thực ra lúc này địch cũng đã bị tổn thất nặng nề, nếu cán bộ chỉ huy sâu sát, đánh giá đúng tình hình địch, ta, có quyết tâm chính xác, vận dụng chiến thuật linh hoạt, tăng cường lực lượng kịp thời, có kế hoạch ngăn chặn địch phản xung phong thì ta đã có thể tiêu diệt A1 ngay từ đêm đầu.

Cũng vì tư tưởng chủ quan đánh giá địch quá thấp nên Trung đoàn 102 mặc dầu phải tiến hành chuẩn bị chiến đấu ngay trong hành tiến trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 cũng không chú ý tới việc hoàn thành công tác chuẩn bị chu đáo để có thể xác định một quyết tâm chiến đấu thích hợp. Trái lại vẫn hoàn toàn dập khuôn máy móc như kế hoạch của Trung đoàn 174 tác chiến đêm đầu, hầu như không có chuẩn bị nên khi bước vào chiến đấu gặp rất nhiều khó khăn. Trong đêm thứ 2 và những đêm chiến đấu sau, bị thương vong nhiều nhưng vẫn không tiêu diệt được địch lại đi tới bi quan dao động không tin tưởng thắng lợi, đánh giá địch quá cao, cho là địch mạnh mà không thấy nhưng sai lầm nghiêm trọng về vận dụng chiến thuật, về chỉ huy, về tư tưởng nên cứ thúc bộ đội đánh ẩu trong điều kiện không có chuẩn bị. Mặc dầu cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn 102 chiến đấu rất dũng cảm nhưng vẫn không tiêu diệt được A1 mà còn tổn thất nặng nê.

Vị trí chỉ huy không thích hợp, trách nhiệm một số cán bộ chỉ huy không cao, trình độ tổ chức chỉ huy, vận dụng chiến thuật còn hạn chế.

Trong quá trình diễn biến chiến đấu đợt đầu, vị trí chỉ huy của cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn còn chưa thích hợp,  thường ở quá xa, không trực tiếp quan sát được nên không nắm chắc được tình huống diễn biến, khi thông tin liên lạc bị gián đoạn việc xử trí rất lúng túng. Mặc dầu tình huống diễn biến rất phức tạp, hầu hết các đơn vị đã tiến vào tụng thâm chiến đấu gặp nhiều khó khăn, tình hình không nắm được nhưng trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 vẫn không thay đổi vị trí chỉ huy, vì vậy không nắm vững được các đơn vị, hạ quyết tâm không chính xác, xử trí không kịp thời ảnh hưởng không tốt tới việc hoàn thành nhiệm vụ của trung đoàn, bỏ lỡ thời cơ xung phong không hiệp đồng chặt chẽ được với các mũi, giữa bộ binh và pháo binh cũng như với các đơn vị bạn trên toàn mặt trận nên đã gây ra nhiều khó khăn trong chiến đấu..

Tham mưu trưởng Trung đoàn 174 trận đầu lại dao động không dám tiến vào tung thâm chỉ huy chiến đấu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 Trung đoàn 174 cũng chưa làm tròn nhiệm vụ chỉ huy của mình khi toàn tiểu đoàn đã tiến vào tung thâm vẫn còn ở ngoài cứ điểm, khi được lệnh tiến vào tung thâm cũng không trực tiếp quan sát nắm vững tình huống, tổ chức lực lượng, thống nhất chỉ huy mà chỉ ở một vị trí tương đối an toàn thúc bộ đội xung phong, không nắm được đơn vị suốt trong quá trình chiến đấu.

Chính vì thiếu sự chỉ huy thống nhất nên quá trình chiến đấu trong tung thâm, lực lượng ta khá lớn (trận đầu ta mới chiếm được 1/4 cứ điểm mà đã có tới 6 đại đội bộ binh vào trong cứ điểm) nhưng không phát huy được sức chiến đấu mà lại thương vong vô ích vì pháo địch.

Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 Trung đoàn 102 khi gặp khó khăn đã rút chạy khỏi trận địa, không những thế khi  xuống dọc đường còn ra lệnh cho phân đội tăng viện rút theo và trở về chỉ huy sở báo cáo sai sự thật nên làm cho cấp trên không nắm được tình huống, gây nhiều khó khăn cho trận đánh. Hành động này biểu hiện rõ rệt tinh thần dao động, sợ chết và là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng nó đã tạo nên tình trạng hỗn loạn trong chiến đấu, gây nên tai hại rất lớn trong trận đánh, vì cán bộ bỏ chạy chiến sĩ không có chỉ huy cũng rút theo, gây tư tưởng hoang mang cho cấp dưới, địch đã lợi dụng thời cơ đó phản xung phong giành lại một phần trận địa đã mất gây thêm tổn thất cho ta.

Tuy nhiên, trong đợt chiến đấu này một số cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn và nhất là cán bộ từ đại đội trở xuống đã biểu hiện được tinh thần quyết tâm dũng cảm chiến đấu, gương mẫu dẫn đầu khi gặp khó khăn nên đã có tác dụng cổ vũ rất lớn tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 khi tình huống diễn biến phức tạp, khó khăn đã trực tiếp tiến vào tung thâm chỉ huy chiến đấu, vừa làm nhiệm vụ tố chức củng cố lực lượng, động viên chiến đấu, thống nhất chỉ huy; khi cần thiết bản thân cũng trực tiếp sử dụng vũ khí cùng cán bộ và chiến sĩ trong tung thâm đánh địch; dùng hành động chiến đấu thực tế để động viên hướng dẫn tân binh chiến đau quá trình chiến đấu tuy bị thương vẫn không rời khỏi trận địa. Hành động đó đã khích lệ được tinh thần dũng cảm và quyết tâm chiến đấu của toàn đơn vị trong đợt chiến đấu này. Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 Trung đoàn 174 cũng đã biểu hiện được tinh thần dũng cảm gương mẫu chiến đấu, luôn luôn chỉ huy phân đội đi đầu chiến đấu với  địch, giữ vững tinh thần liên tục chiến đấu, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh cấp trên.

Vấn đề tổ chức thông tin liên lạc trong các đợt chiến đấu cũng có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Mạng thông tin điện thoại hoàn toàn bị phá vỡ làm cho hệ thống chỉ huy bị gián đoạn, việc liên lạc bằng các phương tiện giản đơn cũng không thực hiện được vì pháo địch phong toả. Chỉ còn dựa vào phương tiện thông tin vô tuyến. Nhưng trong việc sử dụng máy bộ đàm đã để lộ bí mật ngay từ đầu vì mật mã quá đơn giản, lại không thay đổi nên đã để địch nắm được toàn bộ ý định tác chiến, do đó chúng có kế hoạch chủ động đối phó lại, gây nhiều tổn thất cho ta. Đó cũng chính là một nguyên nhân làm ta không thực hiện được ý định tác chiến.

A1 là một trong những cứ điểm có công sự vững chắc nhất trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là trọng điểm phòng ngự trong hướng phòng ngự chủ yếu của địch. Đối với địch việc giữ vững A1 cùng với một số điểm cao khác ở dãy đồi phía đông là nhiệm vụ sống còn, vì có dãy điểm cao bảo vệ trực tiếp cho trung tâm chỉ huy. Đối với ta, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trận tiến công tiêu diệt cứ điểm A1 cũng có tính chất rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chiến dịch, góp phần quyết định vào thắng lợi chung. Có thể nói rằng đợt 2 không thành công chính là do ta không tiêu diệt được A1 và cũng vì thế chiến dịch đã phải kéo dài thêm hơn 1 tháng.

Trận tiến công Al là một trong những trận công kiên lớn nhất của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là một trận chiến đấu công kiên quy mô tương đối lớn có tính chất trận địa vào một bộ phận quân địch có tổ chức phòng ngự chu đáo trong tập đoàn cứ điểm. Tiêu diệt cứ điểm Al ta đã phải đổi với một giá rất đắt. Việc không hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1 ngay từ đầu không phải vì quân địch quá mạnh, có hầm ngầm kiên cố, cứng không phải vì Trung đoàn 174 và Trung đoàn 102 không đủ khả năng tiêu diệt A1, hoặc vì cán bộ và chiến sĩ thiếu dũng cảm.

Nguyên nhân chủ yếu tiến công A1 đợt đầu không thành công chính là do cán bộ trung đoàn và tiểu đoàn đã phạm nhiều khuyết điểm trong chuẩn bị cũng như trong thực hành chiến đấu.

Sau những lần tiến công không thành công, Trung đoàn 174 đã kiên quyết phòng ngự giữ được một phần A1, đồng thời tổ chức củng cố lực lượng, rút kinh nghiệm nghiêm túc. Trong đợt 3 của chiến dịch, trung đoàn vẫn được giao nhiệm vụ tiến công Al. Cán bộ trung đoàn cũng như cán bộ tiểu đoàn đã trực tiếp thâm nhập xuống các bộ phận quan trọng tiến hành kiểm tra đôn đốc hướng dẫn giúp đỡ dưới, lắng nghe ý kiến quần chúng, triệt để chấp hành mệnh lệnh cấp trên, tiến hành chuẩn bị và tổ chức chiến đấu chu đáo. Trong chiến đấu vị trí chỉ huy của trung đoàn cũng như tiểu đoàn đều di chuyển gần lên phía trước, việc chỉ huy cũng được toàn diện hơn, nên mặc dầu tình huống diễn biến phức tạp các mũi vẫn hiệp đồng chặt chẽ. Khi gặp gay go khó khăn cán bộ cấp trên đã kịp thời thâm nhập xuống dưới (tham mưu trưởng Trung đoàn 174 trận này đã tiến vào tung thâm trực tiếp chỉ huy chiến đấu nên xử trí kịp thời có quyết tâm chính xác). Trong đợt tiến công này, trung đoàn đã giải quyết A1 gọn trong 1 đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 98 tiêu diệt C2 sáng hôm sau và cùng với những thắng lợi khác tạo điều kiện cho quân ta chuyển sang tổng công kích mau chóng, bắt sống toàn bộ quân địch còn lại trong tập đoàn cứ điểm.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #184 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 08:37:55 pm »

He he, thế còn từ 3/4 đến 6/5 nữa ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #185 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 11:06:11 am »

He he, thế còn từ 3/4 đến 6/5 nữa ?

Đoạn đấy hỏi lão new nhé Grin

Về tiểu đoàn trưởng V. Kha của d18/e102, gần đây trong cụ Đôn Tự (d trưởng d255/e174) có kể trong cuốn Chuyện những người làm nên lịch sử:

Chúng tôi cùng 102 đánh A1. Anh Kha Tiểu đoàn trưởng của e102 bị pháo 120 ly bắn gần, ù tai, nói không nổi. Tôi đã từng bị như anh ấy, tai ù không nghe thấy gì dù vẫn đi được. Tôi bảo anh Kha lui phía sau đi, tai điếc rồi không chỉ huy được. Anh ấy lui về phía dưới đồi, không hiểu ai nói anh ấy bỏ vị trí chiến đấu. Khi tòa án mặt trận xử tôi không biết, anh ấy bị tội nặng lắm, xem như bỏ vị trí, sợ chết. Lúc đầu định xử bắn, sau hạ thành 10 năm tù, tước quân tịch, đảng tịch.

Sau này, trong một cuộc chỉnh huấn, tôi và mấy tiểu đoàn trưởng của 102 và 174 gặp ông Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi nói: "Anh ơi, Kha nó oan, nó điếc đặc, đánh gì được". Tôi cũng nói với ông chính tôi là người bảo anh Kha lui ra sau, nếu là tôi thì tôi cũng chẳng chỉ huy được, cối 120 ly có thể xé màng nhĩ. Ông Nguyễn Chí Thanh có can thiệp thả anh Kha.

Chúng tôi nghĩ dù không cùng đơn vị nhưng thấy đồng đội bị oan phải tìm cách bảo vệ. Đó cũng là lòng dũng cảm.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #186 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 11:24:14 am »

Về chuyện cụ V.Kha, một CCB khác kể là khi đó đêm tối, khói lửa mịt mù, đạn pháo trùm khắp trận địa trước một ngã ba giao thông hào, dt V.Kha dẫn một mũi vận động dưới hào theo một hướng, mũi khác theo hướng còn lại. Tất cả đều nghĩ đây là hướng phát triển vào tung thâm. Không ngờ hướng của dt V.Kha chạy thẳng ra cửa mở....
Ác cái là vụ này xảy ra đúng lúc quân ta chỉnh quân sau đợt tấn công thứ 2, khi tâm lý giao động xuất hiện phổ biến. Án ban đầu đưa ra là xử bắn. Sau xét quá trình chiến đấu, đơn vị có ý kiến nên hạ xuống. Về sau cụ V.Kha vẫn đi họp hội CCB đơn vị.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #187 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 01:32:28 pm »

Một bài nữa về vụ này:

"...Có 1 vụ án do vi phạm kỷ luật chiến trường đến nay ít người nhắc tới. Đó là vụ xử tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 VK . Toà án binh thiết lập ngay ở mặt trận. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, tổng thanh tra quân đội, ngồi ngay ghế chánh án. VK bị buộc tội dao động, bỏ vị trí chỉ huy, tự động cho bộ đội rút lui trong trận tiến công cứ điiẻm A1, đưa đến hậu quả là bộ đội thương vong nhiều, không hoàn thành nhiệm vụ.

Cuộc chiến đấu trên đồi A1 vô cùng quyết liệt, tình hình nhiều lúc không rõ ràng. Trong đội hình trung đoàn 102, tiểu đoàn 18 tấn công địch trong điều kiện không hề biết địa hình và sự bố trí của địch, mất liên lạc với cấp trên, tiểu đoàn trưởng cũng không nắm được quân. Không có lệnh nhưng trước tình thế tuyệt vọng, một số chiến sỹ đã tự động rút. Trước toà, VK không được phép biện hộ cũng không có ai biện hộ cho. Vì vậy lời buộc tội của công tố uỷ viên không khỏi làm cho anh thắc mắc.
Phụ trách cơ quan chính trị, tôi thường nắm tình hình cán bộ của trung đoàn, nhất là các cán bộ tiểu đoàn, đại đội. Trong số các tiểu đoàn trưởng, VK là 1 cán bộ có kinh nghiệm qua nhiều chiến trận, đã từng là đại đội trưởng đại đội chủ công. Giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn "Bình Ca" cho VK, cấp trên đã cân nhắc, chọn lọc. Nhưng làm sao lường hết được những diễn biến tư tưởng lúc gian nguy, đối mặt với cái chết? Chiến đấu ngoài mặt trận không phải chỉ là đấu tranh với địch mà còn phải đấu tranh với chính mình. Đấu tranh với mình cũng có thắng có bại, có thắng lúc này, có bại lúc khác. Bại rồi lại thắng, rèn luyện sao cho bại ít thắng nhiều. Hiếm người chỉ có thắng mà không có bại. VK bị kết án 20 năm tù giam. Nhưng thực tế anh chỉ bị lao động cưỡng bức có 3 tháng 17 ngày, kể từ khi bị bắt nhốt trong 1 hầm cá nhân ngay tại mặt trận. Khhông ai giải thích tại sao anh được thả tự do, ra tù anh được tham gia đoàn cán bộ cải cách ruộng đất, ít lâu sau anh trở lại cuộc sống của người dân thường.

Mãi gần đây, nhân viết sách này, tôi đến thăm anh. Vốn tính cương nghị, có phần ngang bướng bẩm sinh, người thợ giày từng là cán bộ chỉ huy ấy có lẽ coi thường mọi thứ, kể cả sinh mệnh chính trị của mình. cũng vì thế mà anh chịu ôm hận hàng bốn chục năm, không trình bày, cầu xin với ai hết. Vẫn nét mặt phớt đời như hồi ấy, tuy già đi nhiều, VK kể lại cuộc chiến đấu của tiểu đoàn 18 ở ĐBPvà bi kịch mà anh đã phải trải qua. Mặc dù đau xót và thắc mắc, anh vẫn không một lời oán trách, chỉ tự rút ra bài học cho riêng mình. Với tay nghề cũ, anh trở về làm thợ, có lần làm chủ nhiệm hợp tác xã giầy da ở thủ đô. Và hàng năm, anh vẫn đến dự họp truyền thống các bạn chiến đấu Quân Tiên Phong, ít khi vắng mặt ..."

Trích từ "Đại đoàn 308 với chiến dịch ĐBP, Phạm Chí Nhân, NXB QĐND 2004
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #188 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 01:39:03 pm »

Xem ảnh và đọc lại diễn biến trận A1, không hiểu tại sao bọn Tây lại bỏ trống quả đồi Cháy. Nếu ngay từ đầu nó cắm quân ở đây có công sự kiên cố thì chưa biết hậu quả sẽ thế nào.
Có thiếu quân thì cũng làm gì mà không lo nổi 1, 2 b nhỉ?



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #189 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 10:46:17 pm »

Vấn đề này trước đây cũng đã được đặt ra và câu trả lời của BCH Pháp là không đủ quân số. Theo em, ngoài lý do đó nếu bố trí một đơn vị ở đây sẽ phá vỡ cấu trúc phòng ngự ở đồi C1, C2 và đồi A1. Khi có bố trí ở đồi Cháy, đồi C và đồi A chuyển thành tuyến 2, như vậy nếu C và A mỗi nơi một d, thêm đồi Cháy nữa là mật độ bố phòng quá dày đặc. Nếu để 1 b hoặc 1 c với công sự vững, có đường chi viện ở đây thì khả năng kính biếu Việt Minh cũng rất cao. Chưa nói đến chuyện công sự đó có thể phản tác dụng sau này. Lý do chính, theo em, là chủ quan.
Giải pháp của quân Pháp em cho cũng là hợp lý. Đó là tập trung sức mạnh ở các đồi C, A; thường xuyên cho 1 b ra nằm phục, đánh nhỏ thì cầm cự, đánh lớn thì rút về; chuẩn bị sẵn phần tử bắn toàn bộ khu vực đồi Cháy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM