Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:14:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #170 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2009, 06:13:29 pm »

Linh thì bỗ bã kiểu kính bằng gà lợn bản Thái và những cuộc hãm hiếp bạo lực.
Quan thì sang trọng kiểu quan bằng gái bản Thái xinh xắn múa đẹp. Ban đầu ở ĐBP cũng có một khu nhà cũ khá sang trọng, nhưng cảnh tượng đối lập quá nên mình nghi cái chũ thích "chụp ở ĐBP" này, nhưng cảnh xòe Thái thì đâu cũng như vậy.
Trong khi tàn phá toàn bộ khu vực thì chúng bắt các cô gái này xoè và tất nhiên phải ra mặt vui vẻ hầu quan Tây.

(Lại mở ngoặc, thằng thực dân này nó chụp nô lệ khổ ải cũng siêu, mà chụp gái cũng tởn đời. Có ai biết thằng này là thằng nào không nhỉ ??)




Anh Huy Phúc ơi
Theo tôi biết nhiều cảnh chụp múa xòe này là ở nhà của Đèo Văn Long, ngay tại thị xã Lai Châu (cũ) do phóng viên Howard Sochurek chụp. Hôm đó các tướng Pháp đáp máy bay xuống sân bay Lai Châu, cạnh nhà Đèo Văn Long và được khoản đãi tại đây. Nhà Đèo Văn Long  bằng bê tông khá đẹp và điện nước đàng hoàng. Điện Biên Phủ không có cảnh này đâu!
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #171 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2009, 09:44:30 pm »

Anh ơi  Howard Sochurek là tên một nhà xuất bản chứ không phải tên các phóng viên chiến trường đã chụp những tấm ảnh này. Việc múa xòe trong Điện Biên Phủ không hiếm, tối đã nói là tôi chỉ trình bầy những cái giống nhau thôi.
Người con gái xòe Thái ở Điện Biên có tâm trạng tệ hơn trong ảnh nhiều anh à.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #172 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:33:33 am »

Anh ơi  Howard Sochurek là tên một nhà xuất bản chứ không phải tên các phóng viên chiến trường đã chụp những tấm ảnh này. Việc múa xòe trong Điện Biên Phủ không hiếm, tối đã nói là tôi chỉ trình bầy những cái giống nhau thôi.
Người con gái xòe Thái ở Điện Biên có tâm trạng tệ hơn trong ảnh nhiều anh à.


_______________


Anh Huy Phúc ơi
Em biết chắc "Publisher" là nhà xuất bản, hoặc người xuất bản , thấy người ta chú thích là "photographer" thì em dịch bừa là phóng viên, qua anh em mới biết là mình dịch nhầm!
Thế nhưng người ta lại bảo có ông phóng viên ảnh tên là  Howard Sochurek của tờ LIFE. Xin anh đọc giùm hộ em, xem em có nhầm không?
Cám ơn anh nhiều
 

From his New York Times obituary, published April 29, 1994:

Howard Sochurek, a photographer for Life magazine on assignment throughout the world and later a pioneer in computer-assisted imaging, died on Monday (April 25, 1994) in Jackson Memorial Hospital in Miami. Mr. Sochurek, who lived in Boynton Beach, Fla., was 69.

The cause was liver cancer, said his wife, Tania.

Mr. Sochurek joined Life in 1950 and worked in the Soviet Union, the Middle East, Mongolia and Vietnam. He also served in the magazine's bureaus in New York, Chicago, Detroit, New Delhi, Singapore and Paris.

He was with Life for two decades. In Korea, he parachuted behind enemy lines to photograph American troops in combat. In Vietnam, he covered the fall of the French garrison at Dien Bien Phu.

He became a freelance photographer in 1970 and was one of the first to use a computer to color and manipulate photographs and other images. His computer-enhanced images of X-rays and CAT-scans led him to extensive photographic work in the medical field. Physicians and drug and other medical companies used his photographs in textbooks and advertisements.

Mr. Sochurek graduated from Princeton University in 1942 and in 1960 was awarded a Neiman fellowship to study at Harvard University. He was an Army veteran of World War II.

He is survived by his wife and a daughter, Tania DeChiara of New York[/size][/size]
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #173 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 10:58:52 pm »

Vẫn biết rằng lịch sử không có chữ "nếu". 

Em có 1 câu thắc mắc:
Ta có thể dứt điểm đồi A1 ngay từ đầu chiến dịch không?
Để chẳng phải đến cuối cùng chiến dịch mới dứt điểm được?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:40:59 pm »

Maybe Wink

Trận đồi A1
(từ đêm 30 tháng 3 đến sáng ngày 3 tháng 4 năm 1954)

Nằm trong cuộc tiến công đầu của đợt hai chiến dịch Điện Biên Phủ, đêm 30 tháng 3 dưới sự chi viện của 36 khẩu pháo các loại từ.81mm trở lên, Trung đoàn 174 thực hành tiến công cứ điểm A1. Mặc dù cán bộ và chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, song sau 18 giờ chiến đấu ác liệt ta chỉ chiếm được 1/3 cứ điểm, bị địch phản xung phong liên tục và pháo địch sát thương nặng, trung đoàn không còn khả năng tiếp tục đột phá nên đến trưa ngày 31 tháng 3 phải rút khỏi cứ điểm.

Tiếp đó Bộ chỉ huy đã sử dụng Trung đoàn 102 Đại đoàn 308 phối hợp với bộ phận còn lại của Trung đoàn 174 tiếp tục tiến công A1. Trung đoàn 102 phải bước vào chiến đấu trong điều kiện lực lượng đang phân tán chưa củng cố, tiến hành chuẩn bị gấp rút trong quá trình hành quân, do đó sau 3 ngày đêm liên tục tiến công cũng không giành được thắng lợi mà lại bị tổn thất nặng nề. Cả hai đơn vị từ chỗ chủ quan coi thường địch đi tới đánh giá địch quá cao, bi quan dao động. Trận tiến công cứ điểm A1 của Trung đoàn 174 và Trung đoàn 102 từ ngày 30 tháng 3 đến sáng ngày 3 tháng 4 đã không đạt được mục đích đề ra và tổn thất, thương vong lớn. Trận đồi A1 còn kéo dài đến cuối chiến dịch, trải qua 33 ngày đêm phòng ngự, đến đêm 6 tháng 5, Trung đoàn 174 đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở A1, góp phần cùng các đơn vị khác giành toàn thắng cho chiến dịch.


I. Bối cảnh và quá trình chuẩn bị chiến đấu.

Sau khi ta chiếm được các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, cánh cửa phía bắc xuống lòng chảo đã mở thông. Nhưlg phân khu trung tâm của địch vẫn còn 4 trung tâm đề kháng gồm trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với nhau nằm giữa cánh đồng bằng phẳng trên hai bờ sông Nậm Rốm. Địch ở đây tập trung khoảng 1 vạn quân, có sở chỉ huy, các căn cứ hoả lực, các đơn vị xe tăng và sân bay.

Ngày 16 tháng 3 địch tăng viện cho Điện Biên Phủ tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6e BPC) cùng một khối lượng khá lớn vũ khí phương tiện chiến tranh và ra sức củng cố trận địa phòng ngự ở phân khu trung tâm. Những vị trí có giá trị đặc biệt về chiến thuật ở phân khu trung tâm là các cứ điểm trên các điểm cao phía đông (A1, C1, D1, và E). Đây là khu vực phòng ngự then chốt rất hiểm yếu của địch, nếu chiếm được ta sẽ có lợi thế tràn xuống Mường Thanh tiến công vào sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Mở đầu đợt tiến công thứ 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy  chiến dịch chủ trương tập trung tuyệt đối ưu thế binh hoả lực tiêu diệt toàn bộ khu đông Mường Thanh. Trung đoàn 174 thuộc Đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm A1, sau đó phát triển tiêu diệt cứ điểm A3 trong điều kiện có chuẩn bị.

A1 (địch gọi là Eliane 2) nằm trong hệ thống cứ điểm trên dãy đồi phía đông Mường Thanh. Đồi A1 cao hơn mặt đất 49m, dài 200m, rộng 80m hình bầu dục, đồi cao lên rất tiện cho địch tổ chức các tuyến phòng ngự. Bắc giáp C2 và C1 cách 200m. Đồi C2 thấp hơn C1 khoảng 5m lại ở thụt vào bên trong. Đồi C1 cao hơn Al khoảng 2m, nhô ra ngoài nên hoả lực địch bố trí trên 3 điểm cao này tạo thành một lưới lửa dày đặc về phía bắc A1 và có thể chi viện cho nhau đắc lực khi bị tiến công; tây giáp A2, A3, (2 cứ điểm này tuy đóng trên đất bằng nên thấp hơn Al nhiều nhưng lại nhô ra phía nam A1 nên rất tiện cho địch dùng làm bàn đạp tăng viện cho Al thực hành phản xung phong và bảo vệ bên sườn phía tây và nam Al). A1 lại là điểm cao cuối cùng về phía nam khu đông gần đường sang trung tâm. Nếu ta chiếm được cứ điểm A1 thì các cứ điểm C1, C2 bị uy hiếp mạnh, đồng thời ngăn chặn được quân địch cơ động từ trung tâm ra phản kích, tạo điều kiện triển khai tiếp cận làm bàn đạp phát triển vào trung tâm.

Đường 41 chạy từ phía bắc xuyên giữa A1 và A3 chạy xuống phía nam. Phía tây bắc có một đường từ khu trung tâm qua sông Nậm Rốm nối liền với đường 4 1, địch có thể dùng để cơ động lực lượng ra phản xung phong lên Al khi bị ta tiến công.

Về phía đông A1 có 2 điểm cao (đồi F và đồi Cháy). Đồi F cách A1 150m cao và dài hơn A1 nhưng bề ngang lại hẹp hơn. Đồi Cháy thấp và nhỏ hơn A1, cách A1 250m. Hai điểm cao này rất quan trọng, nếu ta chiếm được có thể dùng làm trận địa hoả lực trực tiếp uy hiếp Al và C2, phong toả cả bên sườn và chính diện trận địa địch về phía đông bảo đảm chi viện cho bộ binh xung phong thuận lợi.

Phía đông A1 có một đường mòn đi về bản Tà Lùng và một bãi ruộng phẳng chạy dài từ Pom Loi đến sát dãy núi Long Bua. Đông nam có suối Pom Loi chạy từ đông bắc A1 qua đồi Cháy ra sông Nậm Rốm rộng từ 2 đến 3m, sâu khoảng 2m, lúc thường nước cạn qua lại được dễ dàng nhưng nếu mưa to nước chảy xiết không lội qua được. Phía nam là cánh đồng Điện Biên trống trải, hoả lực ở A1, A3 có thể kiểm soát được chặt chẽ, nhưng nếu ta khắc phục xây dựng giao thông hào thì vẫn tiếp cận được.

Từ A1 theo hướng đông ra ngoài chừng 2km có nhiều đồi cao thoai thoải liên tiếp xen lẫn rừng rậm rất tiện cho ta tập kết tiến quân và triển khai, một số điểm có thể lợi dụng làm trận địa pháo bắn thẳng và đặt đài quan sát tốt (như điểm cao 491, điểm cao 494).

Có thể nói điểm cao A1 là một trong các điểm cao có tác dụng quan trọng nhất của dãy đồi phía đông. Nó có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh.

Thời tiết ở Điện Biên vào mùa xuân, buổi sáng 9 - 10 giờ sương mù mới tan, 4 - 5 giờ chiều đã tói nên hạn chế nhiều tới hoạt động của phi cơ và hành động quan sát trên  mặt đất của địch cũng như của ta. Ban đêm sương mù càng dày đặc hơn, tốt cho ta khi tiếp cận nhưng cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác điều tra trinh sát theo dõi địch.

Địch xác định A1 là điểm phòng ngự chủ yếu trong hướng phòng ngự chủ yếu nên rất chú ý tăng cường tổ chức phòng ngự trên cứ điểm này. Thời kỳ mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, cứ điểm này do tiểu đoàn Thái (2e BAT) chiếm đóng. Khi ta chuẩn bị tiến công, địch đưa tiểu đoàn Bắc Phi (1/4 RTM) lên thay thế, lực lượng gồm: 2 đại đội bộ binh và 1 trung đội tăng cường; 1 đại đội trợ chiến (gồm 4 súng cối 81mm + 2 ĐKZ 57mm + 1 trọng liên 12,7mm + 4 đại liên); 1 đại đội chỉ huy cơ quan tiểu đoàn bộ), do một thiếu tá chỉ huy.

A1 là một cứ điểm cũ, trước đây Pháp và Nhật đều đã chiếm đóng, lần này địch cải tạo và củng cố lại bằng cách phá các tầng trên giảm bớt mục tiêu lộ, lợi dụng các hầm nhà cũ biến thành các hầm ngầm cố thủ. Đặc biệt có hầm dưới nền nhà tên quan năm Pháp trước đây ở xây bằng đá tương đối vững chắc có thể chịu đựng được các loại bom nhẹ (25kg trở xuống). Địch đã lợi dụng hầm này làm hầm cố thủ và đặt chỉ huy sở tiểu đoàn.

Toàn bộ cứ điểm được cấu trúc lại theo kiểu công sự dã chiến tương đối kiên cố, kết hợp với địa hình, địch cấu trúc nhiều tầng chiến hào nối liền các lô cốt, ụ súng, hố chiến đấu cá nhân thành từng tuyến phòng ngự và có giao thông hào nối liền các tuyến chiến đấu với nhau. Ngoài các giao thông hào lộ thiên ra, địch còn đào những quãng giao thông hào ngầm (có nắp tương đối dày chịu đựng được đạn  cối 81, 82mm) để bí mật cơ động lực lượng khi cần thiết (như giao thông hào chạy từ khu B vào chỉ huy sở). Địch còn tổ chức một số ụ vệ tinh ở các địa hình nhô ra tạo thành những điểm hoả lực bắn chéo, lướt sườn kết hợp với hoả lực chính diện. Về phía tây nam có lô cốt "thằng người", nằm đột xuất ra ngoài nên phạm vi kiểm soát hoả lực rất rộng. Nhìn chung toàn cứ điểm, trên phía đông nam, hướng nghi ta có thể đột phá, địch xây dựng công sự và bố trí hoả lực dày đặc hơn.

Đặc biệt ở cứ điểm A1, địch còn đào giao thông hào nối liền với A3 và khu trung tâm Mường Thanh tạo thành một đường vận động cho quân cơ động của chúng tiến hành phản xung phong rất kín đáo.

Xung quanh cứ điểm địch còn xây dựng hệ thống vật cản gồm 5 lớp hàng rào nhiều kiểu, dày khoảng 100m, kết hợp chặt chẽ với địa hình và hệ thống hoả lực thẳng trong cứ điểm. Xen kẽ với hàng rào địch còn bố trí các bãi mìn, trên hướng đông và đông nam, vật cản dày đặc hơn. Những nơi nghi ngờ ta tiếp cận như đồi Cháy, đồi F, khe suối địch cũng bố trí mìn, dây thép gai bùng nhùng để ngăn cản.

Cứ điểm A1 phòng ngự theo lối hình tròn, phân thành 4 khu. Binh lực bố trí theo sự phân công ở từng khu c cố định: khu A có một đại đội; khu C một đại đội; giữa khu B và D là chỉ huy sở và khu vực bố trí của đại đội trợ chiến và trung đội bộ binh tăng cường..

Hoả lực của cứ điểm chủ yếu bố trí dựa vào hệ thống lô cốt ụ súng ở tuyến chiến hào ngoài cùng. Một số hoả lực có tầm bắn xa như trọng, đại liên, ĐKZ, cối 81mm bố trí ở các tuyến sau trên cao để có thể kết hợp với tuyến hoả lực  ngoài cùng tạo thành một lưới lửa dày đặc trước trận địa, kiểm soát cả bốn phía hòng ngăn chặn ta từ xa không cho ta đột phá. Trong tung thâm địch không tổ chức thành một hệ thống hoả lực mà chỉ tổ chức một số hoả lực cơ động bắn bất ngờ. Nhưng riêng mặt phía đông hầm ngầm đá, lợi dụng địa hình dốc đứng, địch đã làm một chiến hào ngang ở sát tầng trên có bố trí hoả lực kiểm soát được chặt chẽ khu vực phía đông cứ điểm, tạo thành một tuyến ngăn chặn có chuẩn bị sẵn đề phòng nếu ta đột nhập phía này thì có chỗ dựa thực hành phản xung phong.

Toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở A1 hình thành 3 tuyến theo địa thế tự nhiên của quả đồi: tuyến ngoài là tuyến đề kháng chủ yếu đặt gần sát chân đồi, tuyến 2 ở lưng chừng đồi công sự không kiên cố bằng tuyến ngoài, nhiệm vụ chính là chi viện cho tuyến ngoài giữ vững trận địa phòng ngự. Tuyến 3 là trận địa hoả lực và khu vực chỉ huy. Công sự ở khu vực này tương đối vững chắc, có một số hầm ngầm, là tuyến cố thủ cuối cùng của địch và cũng là nơi làm bàn đạp cho các lực lượng cơ động từ tung thâm tiến ra thực hành phản xung phong khi ta đột nhập.

A1 còn được sự chi viện rất lớn của tập đoàn. Ngoài lực lượng phản kích có sẵn của bản thân cứ điểm, khi cần địch còn được các lực lượng cơ động của tập đoàn cứ điểm tiến hành phản kích từ ngoài vào dưới sự yểm hộ đắc lực của xe tăng và pháo binh. Ngoài ra, khi xảy ra chiến đấu, A1 còn được hoả lực của các cứ điểm lân cận như C2, A3 cũng như hoả lực ở khu trung tâm có thể yểm hộ đắc lực cho A1. Nhưng hoả lực chi viện chủ yếu cho A1 khi bị tiến công là pháo 105mm ở Hồng Cúm và súng cói 120mm ở Mường Thanh. Địch đã tiến hành bắn thử vào những nơi nghi ngờ từ trước và đã có một kế hoạch hoả lực sẵn, nếu xảy ra chiến đấu chúng có thể chi viện được ngay nếu không bị kiềm chế.

Vì không đủ lực lượng chiếm đóng nên trước khi ta tiến công, hàng ngày địch thường cho từ 1 tiểu đội tới 1 trung đội chiếm đồi Cháy, đồi F đặt mìn, dây thép gai ngăn cản không cho ta xây dựng trận địa, tổ chức cảnh giới đến tồi lại rút về cứ điểm. Nhìn chung, cứ điểm A1 là một cứ điểm rất quan trọng đối với khu trung tâm Mường Thanh, lại là trọng điểm phòng ngự của hướng phòng ngự chủ yếu của địch, nên chúng đã tiến hành tổ chức phòng ngự tương đối vững chắc, binh hoả lực mạnh, trận địa xây dựng tương đối kiên cố, lực lượng phản kích lớn, được sự chi viện đắc lực của pháo binh súng cối cũng như hoả lực bắn thẳng của các cứ điểm lân cận và của tập đoàn cứ điểm. Tuy nhiên, cứ điểm cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: cứ điểm hẹp, đại bộ phận công sự dã chiến làm bằng gỗ đất, lực lượng nhiều nên bố trí dày đặc dễ bị pháo hoả ta sát thương; bố trí tương đối cố định việc cơ động trong tung thâm bị hạn chế. Nếu ta hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn nổ súng cùng lúc thì sự chi viện về binh lực cũng như hoả lực của tập đoàn cứ điểm sẽ bị hạn chế buộc địch phải phân tán đối phó nhiều nơi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:43:15 pm »

Về ta, Trung đoàn 174 là đơn vị có truyền thống chiến đấu vẻ vang. Trung đoàn được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1949, là con đẻ của nhân dân các dân tộc Cao - Bắc - Lạng và là một trong hai trung đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng chỉ huy. Trung đoàn đã chiến đấu và lập nhiều chiến công vang dội trên đường 4 và trong chiến dịch Biên Giới. Trung đoàn có truyền thống về chiến đấu công kiên, sau chiến thắng Lai Châu, bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ trung đoàn mới chỉ tham gia kéo pháo làm đường nên lực lượng còn nguyên vẹn.

Cán bộ và chiến sĩ đều vừa qua thời kỳ học tập quân sự và chinh huấn chính trị. Trình độ kỹ thuật, chiến thuật đã đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Sau chiến thắng của đơn vị bạn ở Him Lam và Độc Lập, bộ đội rất phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi và sẵn sàng đón chờ nhiệm vụ.

Lực lượng trong biên chế của trung đoàn gồm: 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc trung đoàn. Lực lượng được tăng cường gồm: 1 đại đội súng cối 120mm (4 khẩu), 1 trung đội cối 82mm (4 khẩu), 1 đại đội sơn pháo 75mm (3 khẩu) và được 1 đại đội lựu pháo l05mm chi viện (sau khi đã bắn vào C1 50 phát, đại đội này mới chuyển sang bắn vào A1 250 phát). Nếu tính từ ĐKZ 57mm trở lên ta có 36 khẩu pháo các loại.

Nếu đem so sánh lực lượng ta trực tiếp tham gia tiến công cứ điểm với lực lượng địch ở cứ điểm, chưa tính đến lực lượng chi viện của địch và lực lượng kiềm chế của ta, thì ta đều hơn địch nhiều lần, cụ thể:


Sau đợt một tiêu diệt Him Lam, Độc Lập, nhiệm vụ chủ yếu nhất của ta trong đợt hai chiến dịch Điện Biên  Phủ là đánh chiếm khu vực phòng ngự then chốt trên các điểm cao phía đông, mở cửa thọc sâu vào tập đoàn cứ điểm. Để có thể tiếp cận mục tiêu, đánh theo phương châm "đánh chắc tiến chắcl từ sau hội nghị cán bộ chiến dịch ngày 17 tháng 3, ta đã dồn sức xây dựng một hệ thống trận địa tiến công và bao vây quanh tập đoàn cứ điểm. Hệ thống này gồm các đường hào trục, đường hào nhánh để vận chuyển và cơ động lực lượng, hệ thống trận địa tiến công và xuất phát xung phong của các trung đoàn cùng rất nhiều hầm trú ẩn, hầm chỉ huy.

Ngày 27 tháng 3, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên để giao nhiệm vụ. Đại đoàn 316 được giao nhiệm vụ: Tập trung lực lượng tiêu diệt A1 và C1, sau đó phát triển tiêu diệt A3, C2 và một bộ phận thuộc tiểu đoàn dù thứ 6 của địch; lấy A1 là hướng đột kích chủ yếu của đại đoàn. Trung đoàn 174 được đại đoàn giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm A1, sau đó phát triển xuống tiêu diệt cứ điểm A3. Sau khi tiêu diệt xong địch phải nhanh chóng cải tạo công sự địch, tổ chức phòng ngự sẵn sàng đánh địch phản xung phong. Đồng thời di chuyển một bộ phận hoả lực của trung đoàn lên A1 tổ chức các trận địa mới, khống chế và sát thương địch ở tung thâm.

Quá trình chiến đấu phải phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 98. Nếu giải quyết được A1 trước khi Trung đoàn 98 đột phá được C2, phải cho một mũi đột phá vào đông nam C2 và tổ chức hoả lực kiềm chế C2 phối hợp với Trung đoàn 98 tiêu diệt C2.

Bên cạnh Trung đoàn 174 là Trung đoàn 98 (thiếu tiểu đoàn 938) có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm C1, sau đó phát  triển tiêu diệt cứ điểm C2 và phối hợp cùng đơn vị bạn (tiểu đoàn 54 Trung đoàn 102) tiêu diệt một bộ phận tiểu đoàn dù thứ 6 của địch. Nếu giải quyết xong C1 trước phải nhanh chóng phát triển sang C2, đánh xuống tiểu đoàn dù thứ 6 của địch ở chân C2, ngăn chặn địch phản xung phong ở Mường Thanh ra tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 1 7 4 tiêu diệt A1.

Sau khi quán triệt nhiệm vụ và cùng cán bộ chỉ huy cấp dưới và cán bộ cạc đơn vị phối thuộc tiến hành trinh sát thực địa, trung đoàn trưởng cùng cơ quan xây dựng quyết tâm chiến đấu. Đảng ủy trung đoàn đã thông qua quyết tâm, nhưng còn một số vấn đề cụ thể về địa hình và địch tình chưa nắm vững, nhất là địa hình mặt phía nam và địch tình trong tung thâm chưa nắm được nên trung đoàn trưởng lại tổ chức trinh sát thực địa một lần nữa.

Lần này trung đoàn trưởng trực tiếp đi với hướng đột kích chủ yếu (tiểu đoàn 9) xác định được điểm đột phá, eác trận địa hoả lực của đại đội, tiểu đoàn và phác hoạ trận địa xuất phát xung phong cho hướng này. Nhưng mặt đông nam và mặt nam cứ điểm lại chỉ giao cho trình sát và cán bộ đơn vị nên không phát hiện được những khó khăn cụ thể ở các hướng này. Đặc biệt địch tình trong tung thâm vẫn chưa nắm vững được. Sau đợt trinh sát lần hai, quyết tâm của thủ trưởng trung đoàn không có gì thay đổi, chỉ bổ sung thêm những phần cụ thể. Sau đó trung đoàn trưởng lên báo cáo với sư trưởng để thông qua và nhận kế hoạch hiệp đồng của Bộ và đại đoàn.

Quyết tâm chiến đấu chính thức của Trung đoàn 174 xác định: tiểu đoàn 9 làm hướng điểm (lấy đại đội 317 làm đại đội chủ công) có nhiệm vụ đột phá theo hướng đông vào lô cốt số 1 đánh chiếm khu A, B, C và sau khi cùng tiểu đoàn 1 tiêu diệt A1, sẽ dùng một bộ phận đột phá vào đông nam C2 phối hợp với Trung đoàn 98 tiêu diệt C2, nếu không có điều kiện thì dùng hoả lực bố trí ở A1 khống chế C2 yểm hộ cho Trung đoàn 98 đột phá; tiểu đoàn 1 thiếu 1 đại đội làm hướng diện có nhiệm vụ đột phá theo hướng đông nam vào lô cốt số 4, đánh chiếm khu D phối hợp với tiểu đoàn 9 tiêu diệt toàn bộ quân địch tại A1; 1 đại đội của tiểu đoàn 1 làm nhiệm vụ dương công mặt A3 nhằm thu hút lực lượng địch về phía này tạo điều kiện thuận lợi cho trung đoàn tiêu diệt A1, khi có điều kiện đột phá xung phong vào A3; tiểu đoàn 5 làm thê đội 2 sẵn sàng tăng cường lên A1 để tiêu diệt nốt địch tại đây nếu tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 không hoàn thành được nhiệm vụ. Đồng thời cũng chuẩn bị để làm nhiệm vụ tiêu diệt A3 sau khi trung đoàn đã giải quyết xong A1. Chỉ huy sở trung đoàn cách A1 về phía đông 1.100m.

Về hoả lực, từ súng cối 81mm trở lên do trung đoàn trực tiếp chỉ huy. Hoả lực tiểu đoàn chỉ có ĐKZ 57mm và đại liên. Trận địa hoả lực của trung đoàn và tiểu đoàn được bố trí thích hợp với địa hình và đảm bảo phát huy hoả lực mạnh, tập trung và cơ động. Riêng trận địa đại đội sơn pháo 75mm bố trí ở điểm cao 491 (đông nam bản Hồng Lim) cách A1 1.300m.

Về bảo đảm thông tin, các mạng thông tin của trung đoàn phải bảo đảm bố trí xong trước 12 giờ ngày 30 tháng 4 để trung đoàn trưởng có thể nắm vững được tất cả các đơn vị tham chiến ngay từ khi bắt đầu chiếm lĩnh trận địa.

 Phương tiệnliên lạc chủ yếu là điện thoại, ở những hướng quan trọng ó thêm bộ đàm nhưng không được sử dụng trước khi nổ súng để đảm bảo bí mật (trong chiến đấu cũng phải dùng mật mã). Ngoài ra còn các phương tiện giản đơn như chuyền đạt viên, cờ, kèn, đèn pháo hiệu.

Nguyên tắc bố trí mỗi đơn vị ít nhất phải có 2 phương tiện thông tin liên lạc. Với các bộ phận chủ yếu như tiểu đoàn 9, tiểu đoàn 1, các trận địa pháo, đại đội dương công vào A3 đều có đường dây liên lạc trực tiếp với trung đoàn trưởng.

Trong đảm bảo công trình, học tập kinh nghiệm về xây dựng trận địa của đơn vị bạn chiến đấu ở Him Lam và Độc Lập, trung đoàn đề ra yêu cầu các đơn vị khi tiến hành làm trận địa phải: triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên, đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã quy định, nhất là các trận địa hoả lực, các tuyến xuất phát xung phong gần địch công sự phải đảm bảo vững chắc, phải ngụy trang kín đáo. Quá trình làm trận địa phải có tổ chức tránh lãng phí phân công, thời gian và sức khoẻ của bộ đội. Đi đôi với xây dựng trận địa phải có kế hoạch bảo vệ trận địa.

Về bảo đảm phòng không phòng pháo: để bảo đảm an toàn khu vực trung đoàn chiến đấu có cao xạ pháo của Bộ và tiểu đoàn phòng không của đại đoàn đảm nhiệm; với pháo binh chi viện của địch có pháo binh của Bộ kiềm chế.

Ngoài ra trung đoàn yêu cầu các đơn vị phải xây dựng công sự vững chắc đảm bảo tránh được pháo địch sát thương, ngụy trang kín đáo không để địch phát hiện được, đội hình sơ tán đề phòng địch tập kích.

Sau khi quyết tâm chiến đấu được đại đoàn thông qua, trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 triệu tập cán bộ từ đại đội trở lên toàn trung đoàn (gồm cả một số cán bộ tiểu đội trưởng và trung đội trưởng bộc phá, đột kích của các đại đội chủ công) để phổ biến quyết tâm và kế hoạch tác chiến của trung đoàn. Theo kế hoạch chung, 13 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3, các đơn vị hoả lực vào chiếm lĩnh xong. 17 giờ 20 phút đến 17 giờ 35 phút pháo binh chiến dịch và hoả lực của trung đoàn tiến hành bắn chuẩn bị, các tiểu đoàn bộ binh tiến hành đánh bộc phá mở cửa mở. Khi quyết tâm được truyền đạt xuống dưới, cán bộ và chiến sĩ có thắc mắc vì không rõ tung thâm địch, mũi dương công phải tiếp cận chiến đấu trong điều kiện không có công sự... nhưng trung đoàn cũng không có biện pháp cụ thể để giải quyết mà chỉ động viên lấy tinh thần dũng cảm để khắc phục.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:44:37 pm »

II. Diễn biến và kết quả trận đánh.

1. Tiến công lần thứ nhất, từ 30 tháng 3 đến trưa ngày 31 tháng 3.

Trong quá trình chuẩn bị chiến đấu ta và địch vẫn tranh chấp đồi Cháy và đồi F. Ngày 30 tháng 3, đúng ngày bộ đội triển khai chiếm lĩnh, địch từ A1 tiến ra đánh chiếm đồi Cháy từ sáng sớm (6 giờ 30 phút). Do tổ chức cảnh giới trận địa không chu đáo (từ một trung đội đảm nhiệm cảnh giới ở đồi Cháy, tiểu đoàn 9 chỉ còn để lại một tổ 3 người) nên địch đã làm chủ hoàn toàn khu vực đồi Cháy. Đại đội 653 tiểu đoàn 5 phải liên tục chiến đấu với địch từ 8 giờ sáng tới 16 giờ ngày 30 tháng 3 mới chiếm lại được mỏm thấp phía đông đồi Cháy (địch vẫn còn giữ được mỏm cao).

Cũng trong sáng ngày 30, các đơn vị hoả lực trung đoàn đã lợi dụng sương mù và trời mưa chiếm lĩnh trận địa xong hồi 11 giờ. Tiếp đó, 15 giờ 30 phút các tiểu đoàn bộ binh từ vị trí tập kết bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát tiến công, song không thể bí mật tiến ra chiếm lĩnh trận địa xuất phát xung phong được vì trời còn sáng, trận địa ta ở dưới thấp công sự sơ sài, địch lại chiếm mỏm cao ở đồi Cháy, quan sát rất rõ toàn bộ trận địa ta.

Trong khi trung đoàn đã bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa thì trung đoàn trưởng trung đoàn được lệnh phải ở lại chỉ huy sở hậu phương chờ nhận thông báo giờ nổ súng thống nhất. Nhưng chờ đến 16 giờ 40 phút cũng chưa nhận được lệnh của đại đoàn, điện thoại bị đứt, thấy toàn trung đoàn đã chiếm lĩnh xong nên hồi 17 giờ, trung đoàn trưởng lệnh thu máy để ra chỉ huy sở tiền phương.

Tới 17 giờ 30 phút trung đoàn vẫn chưa liên lạc được với đại đoàn và đại đội lựu pháo 105mm. Lúc này, theo kế hoạch toàn mặt trận đã nổ súng được 35 phút. Nhận thấy pháo của Bộ đã chuyển sang bắn vào A1 theo kế hoạch hiệp đồng, tại các cứ điểm khác các đơn vị bạn cũng đã tiến hành đột phá xong, đang chiến đấu trong tung thâm, trung đoàn trưởng quyết định ra lệnh cho toàn bộ hoả lực của trung đoàn bắn theo kế hoạch đã quy định và các đơn vị tiến vào vị trí xuất phát xung phong bắt đầu tiến hành đánh bộc phá mở cửa.

Trên hướng điểm (hướng chủ yếu), tiểu đoàn bộ binh 9 (tiểu đoàn 249) đến bờ suối đông bắc đồi Cháy hồi 18 giờ, nhưng vì địch còn một bộ phận trên mỏm cao đồi Cháy nên hoả lực tiểu đoàn và đại đội không chiến lĩnh được, trung đoàn phải sử dụng đại đội 120mm bắn tập trung tiêu diệt địch ở đây, chi viện cho các đơn vị hoả lực của tiểu đoàn vào chiếm lĩnh. Các khẩu đội ĐKZ và đại liên vào được vị trí chiếm lĩnh, nhưng vì công sự quá sơ sài không có giao thông hào nối liền với dưới, mới chỉ có các hố lộ thiên) nên bị pháo binh địch chế áp mãnh liệt ta thương vong gần hết, trận địa này hoàn toàn bị tê liệt từ đầu không hoạt động được. Bên đồi F hoả lực địch cũng phong toả chặt chẽ nên hoả lực tiểu đoàn cũng không chiếm lĩnh được phải đặt ở dưới thấp bắn lên.

18 giờ 30 phút, tiểu đoàn 9 bắt đầu tiến hành đánh bộc phá mở cửa. Hoả lực trung đoàn bắn dồn dập vào A1 nên hoả lực của cứ điểm chưa hoạt động được, nhưng pháo chi viện của địch (105mm ở Hồng Cúm, 120mm ở Mường Thanh) bắn rất mãnh liệt vào trận địa ta. Do trận địa xuất phát xung phong của tiểu đoàn và đại đội ở quá xa điểm đột phá, công sự lại nông và hẹp nên đội hình chiến đấu của đại đội 317 bị cắt đứt, trung đội bộc phá với các trung đội đột kích phía sau không liên lạc được với nhau. Tổ bộc phá khi tiến lên đánh bộc phá phải vượt qua một bãi phẳng gần 300m, bị hoả lực pháo binh địch làm thương vong rải rác dọc đường, đội hình cũng bị rối loạn nên thực hành bộc phá không liên tục.

Sau 30 phút chiến đấu, tuy chưa liên lạc được với trung đội bộc phá phía trước, nhưng vẫn nghe tiếng bộc phá nổ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 cho là trung đội bộc phá có thể đã phá hết chướng ngại vật ở ngoại vi rồi nên ra lệnh cho đại đội 317 cho từng tổ nhỏ lợi dụng các đợt pháo chi viện của địch ngừng bắn vọt lên chiếm đột phá khẩu. Bộ đội bị hoả lực bắn thẳng của cứ điểm kết hợp với pháo chi viện bắn chặn không tiến lên được. Tới 19 giờ 15 phút, tổ bộc phá phá được lô cốt điểm, nhưng 30 phút sau trung đội đột kích 1 mới xung phong lên tới đột phá khẩu. Lúc này, địch đã dồn cả về phía lô cốt mẹ, tổ chức hoả lực phong toả đột phá khẩu, bộ đội không thể vượt qua cửa mở.

Trên hướng diện (hướng thứ yếu), 18 giờ 45 phút, tiểu đoàn bộ binh 1 bắt đầu tiến hành đánh bộc phá mở cửa.

Cũng do trận địa xuất phát xung phong ở quá xa nên tổ bộc phá mở cửa bị chệch hướng, làm cho hai mũi đột phá của trung đoàn trở thành song song và chỉ còn cách nhau chừng 30m. Sau 15 phút phá hết hàng rào ngoại vi nhưng quan sát thấy đại đội 317 trên hướng điểm chưa mở xong các hàng rào ngoại vi, mặt khác tiểu đoàn 1 cũng đang mất liên lạc với trung đoàn nên tiểu đoàn không dám cho bộ đội xung phong đánh chiếm đầu cầu. 19 giờ 45 phút, quan sát thấy đại đội 317 đã mở được đột phá khẩu, đại đội 671 tiểu đoàn 1 mới tiếp tục phá nốt lô cốt đầu cầu và bắt đầu xung phong.

Trên hướng dương công, lúc 18 giờ, đại đội 674 đã hành quân tới sau trận địa cối 82mm. Khi nghe thấy hoả lực trung đoàn bắt đầu bắn chuẩn bị, bộ đội bí mật tiếp cận A3. Dọc đường tiếp cận, bộ đội gặp pháo địch bắn chặn, thương vong mất 4 người, trong đó có đại đội trưởng.

Đến 19 giờ 30 phút, bộ đội tiếp cận được A3, bắt đầu bí mật cắt dây thép gai. Nhiệm vụ trung đoàn giao lại không rõ ràng, nên đại đội này không xây dựng công sự trận địa tiến công và phát huy hoả lực để thu hút hoả lực địch, mà chỉ bí mật cắt dây thép gai, chờ trung đoàn tiêu diệt xong A1 sẽ phá hết chướng ngại vật ngoại vi tạo điều kiện thuận lợi cho trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo là tiêu diệt A3.

Vào thời điểm này Trung đoàn 98 đã đánh chiếm song C1, đang tổ chức đột phá sang C2. Đại đoàn 312 cũng đã tiêu diệt xong D1, E1 đang chuẩn bị đột phá sang D2 và 210. Địch tập trung hoả lực chi viện cho A1, quyết giữ bằng được cứ điểm quan trọng nhất còn lại thuộc dãy đồi phía đông.

Trước tình hình các cửa mở đã mở thông, xung kích bắt đầu xung phong, trung đoàn trưởng ra mệnh lệnh cho các đơn vị chuyển sang giai đoạn xung phong tiêu diệt A1: đại đội cối 81mm chuyển làn bắn vào khu D và B; đại đội sơn pháo 75mm bắn vào tuyến ngang và đề nghị đại đoàn cho đại đội lựu pháo bắn vào khu C; tiểu đoàn 9 nhanh chóng phát triển chiếm lô cốt mẹ và khu B; tiểu đoàn 1 kiên quyết xung phong chiếm khu D phối hợp chặt chẽ với tiểu đoàn 9 tiêu diệt địch ở khu C.

Thực hiện quyết tâm của trung đoàn, trên hướng chủ yếu đại đội 3 1 7 tiểu đoàn 9 lo tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy đã xung phong chiếm được đột phá khẩu phát triển theo hướng khu B bắt được 6 tù binh Âu Phi. Lúc này đại đội chỉ còn hơn 1 trung đội tiếp tục phát triển về phía đông bắc lô cốt mẹ. Một tổ chiến đấu của đại đội 317 đã thọc sâu vào qua lô cốt mẹ về phía bắc nhưng không có lực lượng tiếp sau nên đã bị địch ở sườn phía bắc khu C và B chia cắt với bộ phận phía sau. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 thấy mất liên lạc với đại đội 317, lập tức cho đại đội 316 thê đội 2 của tiểu đoàn vào chiến đấu. Đại đội 316 để lại một trung đội ở lại giữ đột phá khẩu, lực lượng còn lại tiến công theo 2 mũi, mũi bên phải đánh vào phía bắc khu B, mũi bên trái phát triển gặp tiểu đoàn 1, quay lại phát triển theo bên phải giao thông hào giữa khu A và D. Tới 20 giờ cả hai mũi này đã chiếm được cả khu A và một phần khu B.

Trên hướng thứ yếu, 19 giờ 45 phút, đại đội 671 tiểu đoàn 1 kiên quyết xung phong lên chiếm được các ụ súng 3, 4, 5 và 6 bắt được 5 tù binh, sau đó bắt liên lạc được với đại đội 316 tiểu đoàn 9 ở đông nam khu A. Đại đội chia làm hai mũi: một mũi đánh thẳng lên nhà vô tuyến điện phát triển sang lô cốt mẹ định phối hợp với đại đội 317 tiêu diệt địch ở khu vực này. Một mũi đánh về phía nam khu A bắt được 30 lính âu Phi, diệt 2 trung úy.

Ngay lúc đó địch từ khu C và D tiến ra phản xung phong.

Tại sở chỉ huy, nhận được báo cáo của tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 đã chiếm được 3/4 cứ điểm, trung đoàn trưởng lập tức ra lệnh cho tiểu đoàn 5 tiến ra vị trí xuất phát xung phong của tiểu đoàn 9 chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu khuếch trương thắng lợi, đồng thời yêu cầu đại đội 674 trên hướng dương công điều lên 20m bộc phá ống để chuẩn bị mở nốt số hàng rào còn lại, tiến công vào cứ điểm A3.

Từ 20 giờ, liên lạc với tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 bị đứt, trung đoàn không nắm được tình hình của hai đơn vị nên điều đồng chí tham mưu trưởng trung đoàn vào tung thâm nắm tình hình và trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Tham mưu trưởng ra tới trận địa xuất phát xung phong của tiểu đoàn 9 gặp tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 vẫn còn ở đây nên lệnh cho tiểu đoàn trưởng vào tung thâm chỉ huy đơn vị phát triển, còn mình tiến lên đến hàng rào ngoài cùng và cho liên lạc lên gặp ban chỉ huy tiểu đoàn 9 nhận báo cáo.

Nhưng pháo địch bắn rất mạnh ở khu vực cửa mở nên liên lạc giữa bộ phận trong tung thâm và bên ngoài vẫn hoàn toàn bị gián đoạn. Trung đoàn trưởng vẫn không nắm được tình hình, điều tiếp một cán bộ tác huấn lên đột phá khẩu liên lạc với ban chỉ huy tiểu đoàn 9, đồng chí này vào được tung thâm nhưng không trở ra vì pháo địch bắn chặn ở cửa đột phá sợ thương vong. Cuộc chiến đấu trong tung thâm không có sự chỉ huy thống nhất mà chủ yếu là do các phân đội tự động chiến đấu.

Trong tung thâm, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 không nắm được đại đội 317, đại đội 316 đánh vào khu B bị hoả lực địch chặn lại cũng không thấy báo cáo về, tiểu đoàn phó điều nốt trung đội 3 của đại đội 316 ở đột phá khẩu vào tiếp sức. Lúc này, đại đội 315 cũng tiến vào chiến đấu theo lệnh của tiểu đoàn trưởng, bộ đội ùn tắc ở cửa mở, bị hoả lực pháo địch sát thương một bộ phận. Khi đại đội 315 vào được tung thâm, đưa 1 trụng đội đánh vào lô cốt mẹ.

Hồi 21 giờ 30 phút, trung đội này đánh một quả bộc phá 10kg nhưng lại đánh nhầm vào tuyến ngang bên ngoài, một bộ phận địch ở đây hoang mang rút chạy vào phía tây khu B. Trung đội xung phong chiếm được tuyến ngang lúc đó mới phát hiện được lô cốt mẹ là một hầm ngầm nên tiếp tục phát triển tìm cửa hầm ngầm. Địch đánh trả dữ dội, trung đội của đại đội 315 thương vong gần hết (trong đó có cả đại đội trưởng), bộ phận còn lại phải lùi về sau. Tiểu đoàn phó điều thêm 2 trung đội lên tiếp sức, nhưng địch  bắt đầu phản xung phong từ khu C ra rất mạnh, bộ đội không phát triển được và bị hoả lực địch gây thương vong gần hết.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:44:46 pm »

Đến 23 giờ, lực lượng của tiểu đoàn 9 tuy vẫn còn khá nhiều nhưng tản mát trong tung thâm, đại bộ phận ẩn nấp trong các hầm, lô cốt để tránh pháo địch sát thương, tiểu đoàn phó ở phía trước cũng chỉ chú ý chỉ huy các phân đội nhỏ trực tiếp chiến đấu mà không nghĩ tới củng cố lực lượng nên chỉ có một bộ phận nhỏ trực tiếp tham gia chiến đấu. Tiểu đoàn trưởng chỉ ở khu đột phá khẩu, không nắm được lực lượng, báo cáo về trung đoàn là tiểu đoàn bị thương vong gần hết, đề nghị chi viện ngay.

Trên hướng tiểu đoàn 1, địch từ phía tây và tây nam hầm ngầm tiến ra phản xung phong bị đại đội 671 đánh bật trở lại, diệt 12 tên trong đó có 1 trung úy. Sau 15 phút địch lại tiếp tục phản xung phong đợt 2. Lần này địch tiến hành chuẩn bị hoả lực rất mạnh, cả pháo của trung tâm, hoả lực của cứ điểm ở các ụ súng gần hàng rào và từ phía nam và tây nam hầm ngầm bắn xuống nên đại đội 671 bị thương vong rất lớn, chỉ còn lại tiểu đoàn trưởng, 2 cán bộ đại đội, 3 cán bộ trung đội và 2 chiến sĩ. Cùng lúc đó 2 trung đội của đại đội 673 ở đột phá khẩu lên tiếp sức, tiểu đoàn 1 liền tổ chức phát triển về phía nam và tây nam hầm ngầm nhưng bị hoả lực địch chặn lại không tiến được thương vong thêm một số nữa.

Tình hình đơn vị bạn lúc này: Trung đoàn 98 phát triển sang C2 bị chặn lại, đang tiếp tục đột phá; Trung đoàn 209 tổ chức đột phá vào D2 và 210 không thành công đã ngừng chiến đấu. Mũi thọc sâu.của tiểu đoàn 11 thuộc Trung đoàn 141 đã đánh tan một bộ phận của tiểu đoàn dù thứ 5 (5e BPVN) cũng đã bị hoả lực địch ngăn chặn; mũi thọc sâu của tiểu đoàn 54 Trung đoàn 102 không thành công đã tiến lên C1 tìm đường đột phá khác; các trận địa pháo của Bộ vẫn tiếp tục kiềm chế pháo địch nhưng đạn dược còn ít bắn lẻ tẻ, ít tác dụng. Một vài trận địa cối 120mm của địch ta chưa phát hiện được, đặc biệt trận địa pháo l05mm của địch ở Hồng Cúm hoạt động rất mạnh chi viện đắc lực cho A1.

Trước tình hình bộ đội chiến đấu trong tung thâm gặp khó khăn, trung đoàn trưởng quyết định đưa thê đội 2 vào chiến đấu nhằm đánh bại quân địch phản xung phong và phát triển tiêu diệt toàn bộ quân địch tại A1. Hai đại đội 924 và 925 của tiểu đoàn bộ binh 5 tiểu đoàn 255 (thê đội 2) được lệnh lên A1 tiếp sức cho tiểu đoàn 9; các đơn vị hoả lực 120mm, sơn pháo 75mm được lệnh tập trung chế áp khu C, khu vực lô cốt mẹ chi viện cho thê đội 2 chiến đấu. Trung đoàn còn cử đồng chí tham mưu trưởng trung đoàn vào ngay tung thâm chỉ huy chiến đấu và đề nghị pháo Bộ bắn vào khu C và.kiềm chế pháo địch ở Hồng Cúm, trận địa 120mm ở Mường Thanh. Vì không có kế hoạch đánh địch phản xung phong từ trước, đạn dược các cỡ hoả lực của trung đoàn đã gần hết, trời lại rất tối không quan sát thấy mục tiêu nên hoả lực chi viện cho bộ binh hiệu quả không cao.

24 giờ ngày 30 tháng 3, đại đội 925 do tiểu đoàn phó chỉ huy bước vào chiến đấu. Hoả lực địch chế áp dữ dội ở khu vực đột phá khẩu, đại đội phải vọt tiến từng tiểu đội, tới 1 giờ sáng ngày 313 đại đội mới vào hết đột phá khẩu  nhưng thương vong mất hơn 1 trung đội. Tiểu đoàn phó tiếp tục chỉ huy đại đội 925 tiến vào tung thâm, vượt qua khu A, tập trung thêm được gần 30 chiến sĩ của tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 rải rác ở trong các ụ súng và lô cốt của địch.

Vào đến tung thâm, đại đội 925 sử dụng 2 trung đội tăng cường cho tiểu đoàn 9 tiến về hướng khu B, 1 trung đội tăng cường cho tiểu đoàn 1 tiến về hướng khu D. Có thêm lực lượng tăng cường, bộ đội ta ở tung thâm chiến đấu giằng co với địch ở đông khu B và bắc khu D suốt từ 1 giờ tới 3 giờ sáng. Do ta ở thế thấp hơn, bị hoả lực địch uy hiếp mạnh nên bộ đội chỉ đủ sức phối hợp ngăn chặn địch phản xung phong chứ không còn khả năng phát triển tiêu diệt toàn bộ quân địch ở A1.

Thực tế, theo lời khai của tù binh thì lúc này địch cũng đã bị tổn thất nặng, tinh thần binh lính đã hoang mang dao động, bọn sĩ quan chỉ huy cũng ít hy vọng giữ được cứ điểm phải dồn vào cố thủ ở hầm ngầm chỉ còn trông chờ vào lực lượng ứng viện xong lực lượng cơ động cũng bị tiêu hao khá nặng. Nhưng trung đoàn đã không nắm chắc được tình hình địch lúc đó. Mặt khác do hệ thống thông tin liên lạc điện thoại của trung đoàn với các bộ phận trong tung thâm hoàn toàn bị đứt, chỉ còn sừ dụng được một phương tiện duy nhất là máy bộ đàm; nhưng vì mật mã quá giản đơn nên sau một thời gian ngắn địch đã phát hiện được biết ta cũng bị thiệt hại nặng nề, kế hoạch hiệp đồng bị phá vỡ, chỉ huy không thống nhất. Bọn chỉ huy ở tập đoàn cứ điểm đã rút các lực lượng phòng ngự ở các cứ điểm trong tung thâm kết hợp với các lực lượng cơ động còn lại kiên quyết thực hành phản xung phong đánh bại cuộc tiến công của ta vào A1.

Tới 3 giờ ngày 31, lực lượng chiến đấu trong tung thâm của ta bị yếu dần, một phần bị hoả lực địch sát thương, một phần vì không có chỉ huy thống nhất, tản mát ẩn nấp trong các công sự phía sau. Lợi dụng thời cơ đó, địch dùng 2 xe tăng từ A3 tiến lên khu vực hầm ngầm dùng pháo 75mm và trọng đại liên kết hợp với hoả lực của bản thân cứ điểm và pháo chi viện phong toả cửa đột phá của ta cắt đứt các thê đội phía sau và sát thương thêm một số sinh lực của ta trong tung thâm. Hơn 1 đại đội địch từ Mường Thanh lợi dụng giao thông hào đào sẵn tiến lên A1.

Thấy địch có triệu chứng sắp phản xung phong lớn ở nhiều hướng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 điều đại đội 924 bước vào chiến đấu. Đại đội này khi vượt qua đột phá khẩu cũng bị thương vong khá nhiều (đại đội trưởng cũng bị thương). Các lực lượng trong tung thâm tiếp tục đánh địch phản xung phong. Mặc dầu cán bộ và chiến sĩ ta chiến đấu rất dũng cảm ngoan cường, lấy vũ khí địch đánh địch, có những bộ phận phải chiến đấu giáp lá cà với địch làm cho chúng bị tổn thất khá nặng, nhiều lần phải rút về tuyến sau để củng cố, song.ta không thể phát triển tiến công được do hoả lực địch phong toả rất mạnh. Vì không có sự chỉ huy thống nhất trong tung thâm và nhất là không hiệp đồng được với sự chi viện của hoả lực trung đoàn và hoả lực của Bộ nên đến 4 giờ 30 ta phải rút cả về chiếm giữ ngã ba phía đông khu A. Chỉ huy bộ đội trong tung thâm lúc này chỉ còn đồng chí tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 chỉ huy chung, đồng chí tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 vẫn ở tuyến trên chỉ huy bộ đội chiến đấu, còn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 9 trở về trung đoàn báo cáo.

Cũng thời gian trên, đại đội 674 ở hướng dương công vẫn nằm tại trận địa cũ bí mật cắt thêm được một hàng rào dây thép gai nữa, ngoài ra không có một hoạt động tích cực nào khác để phối hợp với chủ lực của trung đoàn.

Đến 4 giờ 30 phút ngày 31, phía Trung đoàn 98 đột phá sang C2 cũng bị chặn lại, Đại đoàn 312 đã ngừng tiến công, các trận địa pháo của chiến dịch vẫn tiếp tục kiềm chế các trận địa pháo địch nhưng ít hiệu quả vì đạn dược có hạn. Trung đoàn trưởng nhận thấy lực lượng của trung đoàn không còn khả năng giải quyết được A1 nữa nên quyết định ngừng tiến công, để tiểu đoàn 5 ở lại ngăn chặn địch phản xung phong yểm hộ cho tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 rút khỏi cứ điểm, đồng thời cũng cho mang hết thương binh tử sĩ và các lực lượng không chiến đấu ra ngoài.

Trung đoàn đã đề nghị pháo binh chiến dịch tiếp tục kiềm chế pháo địch ở Hồng Cúm, Mường Thanh và bắn chặn địch phản xung phong từ Mường Thanh lên chi viện cho các lực lượng của trung đoàn rút quân.

Tới 6 giờ, đại bộ phận tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 9 rút được ra ngoài cứ điểm, song vì không có cán bộ chỉ huy thống nhất lại không được hoả lực trung đoàn yểm hộ nên đội hình rút quân lộn xộn, bị hoả lực địch sát thương một số. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ và chiến sĩ của 2 tiểu đoàn này không nhận được lệnh rút quân vẫn cùng với tiều đoàn 5 đánh địch phản xung phong. Các bộ phận còn lại trong tung thâm chiến đấu với tính chất hoàn toàn tự động (tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 bị thương đã rút ra ngoài hồi 5 giờ, cán bộ tiểu đoàn lúc này trong tung thâm chỉ còn tiếu đoàn phó tiểu đoàn 9 nhưng cũng không nắm được toàn bộ lực lượng), cán bộ và chiến sĩ của các đơn vị đã tự  động ghép lại thành từng tổ chiến đấu, kiên quyết giữ vững khu vực đã chiếm, đánh tan mọi đợt phản xung phong của địch. Mặc dầu địch tiến hành phản xung phong liên tục suốt 7 tiếng (từ 4 giờ 30 phút tới 11 giờ) ta vẫn giữ được khu A, một phần khu B và khu D, làm chúng bị tổn thất khá nặng.

Đến 11 giờ 30 phút ngày 31, do không có chỉ huy thống nhất, không có hoả lực trực tiếp yểm hộ, tổn thất của ta ngày càng tăng (hầu hết cán bộ trung đội, đại đội còn lại đều bị thương vong), lực lượng trực tiếp tham chiến còn rất ít, đạn dược lại hết nên những bộ phận còn lại trong tung thâm cũng tự động rút ra ngoài. Đợt chiến đấu đầu tiên vào A1 kết thúc.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #178 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:45:37 pm »

2. Tiến công lần thứ 2 đêm 31 tháng 3, ngày 1 tháng 4 năm 1954.

Sau đêm đầu tiên của đợt hai chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tiêu diệt C1, D1, E1 và mũi thọc sâu của tiểu đoàn 11 Trung đoàn 141 đã phát triển vào tới 210. Ngay cạnh A1, Trung đoàn 98 đã chiếm được C1, nhưng tiến công sang C2 không thành công, trung đoàn đang kiên cường đánh địch phản kích tại C1. Trên dãy đồi phía đông địch còn giữ được các cứ điểm A1, C2, D2, D3 và Mâm Xôi.

Tại cứ điểm A1, tiểu đoàn Bắc Phi (1/4 RTM) chỉ còn lại hơn 1 trung đội nên địch điều tiểu đoàn dù thứ 6 (6è BPC) lên thay thế, có tăng cường thêm một bộ phận của tiểu đoàn dù thứ nhất (1er BDP). Công sự của địch ở phía Đông bị pháo và bộ binh ta phá hủy phần lớn nhưng chúng không dám ra củng cố và chiếm lại.

Lực lượng Trung đoàn 174 qua đợt chiến đấu vừa qua bị tổn thất nặng chưa củng cố được chỉ còn đại đội 674 của tiểu đoàn 1 là tương đối còn nguyên vẹn. Hoả lực trung đoàn vẫn ở các trận địa cũ đã tiến hành củng cố và bổ sung đạn dược. Căn cứ vào tình hình trên, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định dùng Trung đoàn 102 Đại đoàn 308 có tăng cường thêm bộ phận còn lại của Trung đoàn 174 tiếp tục tiến công A1.

Ngày 31 tháng 3 trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 nhận được lệnh của đại đoàn phối hợp với Trung đoàn 102 tiếp tục tấn công A1, cụ thể: toàn bộ hoả lực pháo binh của trung đoàn và hệ thống thông tin liên lạc giao lại cho trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 chỉ huy; củng cố lại lực lượng bộ binh tăng cường cho Trung đoàn 102; bàn giao lại kế hoạch tác chiến cũ và phổ biến kinh nghiệm trận đánh vừa qua cho trung đoàn trưởng 102.

Về Trung đoàn 102, sau khi truy kích địch ở Thượng Lào về, tinh thần bộ đội rất phấn khởi trước thắng lợi vừa thu được. Tuy nhiên, sau đợt chiến đấu liên tục ở Lào, quân số các đơn vị bị hao hụt chưa được bổ sung, sức khoẻ có bị giảm sút. Ngày 30 tháng 3 đại bộ phận Trung đoàn 102 còn ở phía tây Mường Thanh (gồm 2 tiểu đoàn và toàn bộ hoả lực trung đoàn) ở phía đông, chỉ có tiểu đoàn 54 đã tham gia chiến đấu thọc sâu suốt đêm 30 tháng 3, nhưng không thành công, sang 31 tháng 3 lại đánh địch phản xung phong nên bị tổn thất khá nặng (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54 cũng bị thương) chưa kịp củng cố, lực lượng chỉ còn gần 2 đại đội. Tiểu đoàn 18 sáng ngày 31 tháng 3 mới từ phía tây vận động sang, lực lượng cũng chỉ còn hơn 2 đại đội. Trung đoàn  trưởng chưa nắm được toàn bộ lực lượng của mình (mới chỉ nắm được 4 đại đội bộ binh) nhưng lại phải tiến hành chuẩn bị và tổ chức chiến đấu gấp, từ lúc trung đoàn nhận lệnh đến khi thực hành chiến đấu chỉ có 6 giờ.

Sau khi nhận lệnh, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 cùng chính ủy trung đoàn và tiểu đoàn trưởng 18 đã tới gặp ban chỉ huy Trung đoàn 174 để nhận kế hoạch bàn giao và nghe phổ biến lại kế hoạch tác chiến và kinh nghiệm chiến đấu ở A1. Tuy nhiên, do thời gian gấp nên nội dung rất sơ sài, chưa xác định được nguyên nhân làm cho trận đánh không thành công mà chỉ cho rằng trận đánh không thắng vì địch có hầm ngầm kiên cố và hoả lực chi viện mạnh.

Căn cứ vào tình hình lúc đó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết tâm tác chiến theo kế hoạch cũ của Trung đoàn 174. Cụ thể: Trung đoàn 102 có 4 đại đội bộ binh làm hướng điểm, đột phá vào phía đông cứ điểm (lực lượng của tiểu đoàn 18 và tiểu đoàn 54 tổ chức thống nhất thành một tiểu đoàn do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 chỉ huy chung, lấy đại đội 267 tiểu đoàn 54 làm đại đội chủ công); Trung đoàn 174 có 4 trung đội bộ binh làm hướng diện, đột phá vào hướng đông nam.

Các hướng tiến công vẫn theo hướng cửa mở cũ, nếu địch chưa rào lại thì sau khi chiếm lĩnh xong sẽ bỏ giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, chỉ tiến hành bắn chế áp trong 3 phút là các mũi xung phong ngay. Tuy nhiên, các đại đội đột phá vẫn phải chuẩn bị bộc phá ống để phá chướng ngại vật của địch ở tiền duyên. Kế hoạch chiến đấu trong tung thâm vẫn cũ, nhưng các mũi đều phải sẵn sàng đánh địch  phản xung phong. đặc biệt mũi điểm phải nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt hầm ngầm của địch.

Trong thời gian trung đoàn chuẩn bị kế hoạch chiến đấu các đơn vị nhanh chóng chấn chỉnh tổ chức lại đơn vị, bổ sung đạn dược và động viên bộ đội chiến đấu. Khi trung đoàn nhận kế hoạch xong, các đơn vị lập tức hành quân ngay. Trong khi hành quân, các cán bộ đại đội vượt lên trước nhận kế hoạch chiến đấu cụ thể, còn đối với cán bộ trung tiểu đội và chiến sĩ chỉ tiến hành phổ biến kế hoạch tác chiến trên sơ đồ ngay trên giao thông hào. Vì không được quan sát địa hình và địch tình, kế hoạch tác chiến lại phổ biến rất vội vã qua loa nên cán bộ và chiến sĩ chưa thực sự nắm chắc tình hình và có rất nhiều thắc mắc.

17 giờ ngày 31, bộ đội bắt đầu xuất kích, 18 giờ các đơn vị ra tới trận địa xuất phát xung phong. Mũi diện không gặp gì trở ngại vì Trung đoàn 174 đã nắm được địa hình.

Nhưng mũi điểm, Trung đoàn 102 do mấy trinh sát viên Trung đoàn 1 74 dẫn đường bị lạc, mãi tới 22 giờ 15 phút mới tìm thấy cửa đột phá. Cán bộ các đại đội chủ công khi lên xác định lại điểm đột phá thấy cửa mở cả hai mũi vẫn thông nhưng các lô cốt ở đột phá khẩu địch đã chiếm lại.

Các đại đội chủ công quyết định thay đổi biên chế trung đội bộc phá thành trung đội đột kích (bỏ bộc phá ống lại) Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 cũng quyết định bỏ giai đoạn pháo bắn phá hoại mà chỉ bắn chế áp rồi bộ binh xung phong ngay.

22 giờ 30 phút ngày 31, cuộc tiến công A1 đợt 2 bắt đầu Sau 3 phút hoả lực trung đoàn tiến hành bắn chế áp, bộ binh bắt đầu xung phong vượt cửa mở. Quân địch bị bất ngờ trước đợt hoả lực chế áp, thương vong một số và đối phó lúng túng. Sau 15 phút xung phong cả hai mũi đã đột nhập được trận địa địch chiếm lĩnh được khu A, bắt 15 tên địch. Lúc này địch đã củng cố lại được bắt đầu đối phó mãnh liệt.  Mũi điểm (đại đội 267 tiểu đoàn 54) do tiểu đoàn phó chỉ huy tiếp tục phát triển về phía bắc khu B và một bộ phận đánh thẳng vào khu hầm ngầm. Cũng như đêm trước, bộ đội không tìm thấy hầm ngầm và đánh bộc phá nhầm vào thành vại, bị hoả lực địch trong cứ điểm kết hợp với pháo binh chi viện phong toả không phát triển được.

Mũi diện, đại đội 674 tiểu đoàn 1 phát triển sang khu D cũng gặp địch dựa vào tuyến ngang phản xung phong, tuy có đánh bật địch lại nhưng lại bị hoả lực địch ngăn chặn nên phải lùi lại.

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đề nghị đại đoàn cho kiềm chế pháo địch ở Hồng Cúm và Mường Thanh, ra lệnh cho toàn bộ hoả lực trung đoàn tiếp tục chế áp vào các mục tiêu đã quy định ở phía tây cứ điểm, yểm hộ cho hai mũi điểm và diện đánh thẳng vào hầm ngầm chiếm lấy khu vực này không cho địch có chỗ dựa để phản xung phong.

Dưới sự chi viện của hoả lực trung đoàn, hai mũi xung phong chiếm được một số ụ súng trước mặt tuyến ngang và liên tiếp tổ chức bốn đợt xung phong để tiếp cận hầm ngầm nhưng đều bị pháo địch phong toả không tiến lên được, thương vong ngày càng tăng. Lực lượng cả hai đại đội chủ công của hai mũi còn ít không đủ khả năng tiếp tục phát triển, lực lượng tiếp sau vẫn chưa lên kịp. Trận chiến đấu lại diễn ra giằng co như đêm trước. Ta vẫn không vượt được khỏi tuyến ngang chắn trước hầm ngầm.

Địch vẫn chiếm được ưu thế về địa hình, từ trên cao dùng hoả lực bắn thẳng, lựu đạn, phóng lựu kết hợp với hoả lực pháo binh chi viện khống chế toàn bộ khu vực ta mới chiếm được ở phía đông cứ điểm.

Cuộc chiến đấu trong tung thâm giằng co đến 4 giờ ngày 1 tháng 4 thì đại đội 263 tiểu đoàn 54 cùng đồng chí tiểu đoàn trưởng 18 mới lên tới A1. Quá trình vận động từ trận địa xuất phát xung phong lên, đại đội này bị pháo địch sát thương chỉ còn gần hai trung đội. Lúc này địch đã củng cố lại được khu vực trận địa còn lại, tích cực ngăn chặn không cho ta tiến công nên mặc dù được tăng cường thêm lực lượng, bộ đội trong tung thâm cũng chỉ đủ sức giữ vững trận địa đã chiếm đánh lại các đợt phản xung phong của địch từ trên cao xuống mà không tổ chức tiến công được.

Đến 4 giờ 30 phút, sức chiến đấu cả hai mũi đều đã giảm sút nhiều, đại bộ phận công sự bị hoả lực địch phá hủy, bộ đội không thể trụ lại, phải rút về ngã ba giao thông hào gần khu vực đột phá khẩu. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 thấy đại đội 267 đã bị thương vong nhiều nên đã cho bộ phận còn lại của đại đội này rút ra ngoài cứ điểm để củng cố lại làm lực lượng dự bị cho trung đoàn.

Trước tình hình cuộc tiến công gặp khó khăn, chỉ huy trung đoàn yêu cầu các đơn vị kiên quyết giữ vững trận địa đã chiếm, nhanh chóng cải tạo công sự, tổ chức hoả lực đánh tan mọi đợt phản xung phong của địch, tạo điều kiện để trung đoàn tổ chức đợt tiến công tiếp.

Phát hiện thấy ta sức chiến đấu giảm, không còn khả năng tiến công, thê đội tiếp sau bị chặn lại ở phía sau, địch lập tức tổ chức phản kích lớn hòng đẩy ta ra khỏi A1. 5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, hai xe tăng cùng bộ binh địch từ Mường Thanh lên, chia làm hai cánh đánh ra hai đột phá khẩu của ta. Địch dùng hoả lực bắn thẳng chế áp đột phá khẩu của cả hai mũi, đồng thời dùng pháo binh trong trung tâm bắn dồn dập vào trận địa ta và bắn chặn ở chân cứ điểm về phía đông tạo thành một lưới lửa dày đặc nhằm cắt đứt thê đội tiếp sau của ta.

Bên cánh phải, Trung đoàn 102 do đồng chí trung đoàn trưởng vừa vào tung thâm trực tiếp chỉ huy đã ngoan cường chờ quân địch tới gần mới tập trung hoả lực tiêu diệt, chặn đứng cuộc phản kích của địch. Bên cánh trái, Trung đoàn 174 bám chắc trận địa, dùng hoả lực chia cắt bộ binh với xe tăng, yểm hộ cho hai chiến sĩ dùng ba-dô-ca bắn cháy xe tăng địch, khiến bộ binh địch phải bỏ chạy.

Kết quả ta đã đánh bại đợt phản kích lớn của địch. Nhưng khi ta phát triển lại bị địch dùng hoả lực chặn lại, bộ đội chỉ tiến lên được chừng 15m.

Lúc 9 giờ 30 phút địch lại tổ chức phản xung phong đợt nữa cũng bị ta đánh bại, từ đó tới 15 giờ địch chỉ dùng hoả lực pháo binh bắn vào trận địa ta từng đợt một. Các bộ phận của ta còn lại trong tung thâm theo lệnh trung đoàn trưởng tích cực tăng cường thêm công sự cho vững chắc để tránh pháo địch sát thương và củng cố lại lực lượng sẵn sàng đánh địch phản xung phong.

Tới 15 giờ ngày 1 tháng 4, địch lại cho 2 xe tăng lên phía nam khu B dẫn theo hai đại đội bộ binh từ Mường Thanh lên phối hợp với lực lượng trong cứ điểm phản kích  hòng đẩy ]ủi ta ra khỏi trận địa. Địch sử dụng pháo binh và hai phi cơ thả bom và bắn phá khu đồi Cháy và trận địa xuất phát xung phong của ta, rồi mới cho quân tiến lên. Vì công sự yếu, trận địa hẹp, ta lại ở thế hoàn toàn thấp hơn địch nên sau 2 giờ chiến đấu ác liệt ta phải rút xuống gần khu đột phá khẩu. Lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu ở phía trước lúc này chỉ còn có 1 7 đồng chí, còn phần lớn đã bị thương vong hoặc ẩn nấp rải rác trong các hầm. Quyết tâm giữ vững trận địa đã chiếm, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 điều thêm 1 đại đội của tiểu đoàn 18 bước vào tung thâm. Đại đội này vượt qua cửa đột phá bị pháo địch bắn chặn thương vong chỉ còn hơn một trung đội. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã trực tiếp chỉ huy bộ phận này tiến lên phối hợp cùng với các bộ phận còn lại trong cứ điểm đánh tan được đợt phản xung phong của địch, chiếm lại toàn bộ trận địa giành được buổi sáng.

Sau khi đánh bại đợt phản kích của địch, thấy lực lượng trực tiếp tham chiến trong cứ điểm của Trung đoàn 174 còn rất ít (cả đại đội 674 chỉ còn lại 8 người), trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã cho bộ phận này giao lại nhiệm vụ phòng ngự cho tiểu đoàn 18 để rút ra ngoài cứ điểm củng cố lại lực lượng. Hình thái giữa ta và địch vẫn ở thế giằng co như trên cho đến tối.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #179 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 12:46:34 pm »

3. Tiến công lần thứ 3, đêm 1 và ngày 2 tháng 4.

Cho đến chiều ngày 1 tháng 4, trên dãy đồi phía đông địch chỉ còn giữ được C2 và A1. Tại A1, sau đợt phản kích lớn thất bại, địch lại dồn về khu hầm ngầm dựa vào công  sự kiên cố để cố thủ và dùng hoả lực pháo binh phong toả không cho ta phát triển. Tuy lực lượng phản kích có bị thiệt hại nặng nhưng địch đã kịp thời bổ sung.

Tình hình ta, các đơn vị bạn đã ngừng chiến đấu từ đêm trước. Trung đoàn 174 và Trung đoàn 102, lực lượng đều bị tổn thất nặng, tổ chức xộc xệch phải bổ sung thêm cả các lực lượng vận tải vệ binh vào các đại đội chiến đấu.

Bộ đội sức khoẻ giảm sút, tinh thần nói chung bi quan, đánh giá địch quá cao, cho là địch có hầm ngầm kiên cố lại có pháo chi viện mạnh và lực lượng phản xung phong lớn nên không tin tưởng thắng lợi. Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 102 từ phía tây cũng đã vận động sang nhưng lực lượng cũng chỉ còn hơn một đại đội. Lực lượng chung của 2 trung đoàn tổ chức ghép lại được 3 đại đội chiến đấu.

Căn cứ theo mệnh lệnh của đại đoàn, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết tâm dùng toàn bộ lực lượng còn lại tiếp tục tiến công. Theo kế hoạch cũ: Trung đoàn 102 còn 2 đại đội đánh địch trên hướng điểm, Trung đoàn 174 còn 1 đại đội đánh địch trên hướng diện. Sau khi hoả lực của trung đoàn chế áp 3 phút, bộ đội sẽ xung phong ngay. Để phối hợp với mặt phía đông, đêm 1 tháng 4 Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 cũng có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm 106 ở phía tây Mường Thanh.

Theo kế hoạch, 22 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4, các mũi bắt đầu hành quân tiếp cận thay phiên cho phân đội phòng ngự trên cứ điểm để đúng 24 giờ bắt đầu xung phong. Nhưng đại đội của Trung đoàn 174 tổ chức không kịp (mãi đến 5 giờ ngày 2.4 mới tới bờ suối), nên trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết định dùng 2 đại đội  của trung đoàn làm thê đội 1 (1 đại đội đánh mũi điểm, 1 đại đội đánh mũi diện), còn đại đội của Trung đoàn 174 tới sau sẽ làm thê đội 2.

Sau khi hoả lực của trung đoàn tiến hành bắn chế áp, địch ở khu A rút cả về tuyến ngang nên hai mũi xung phong của ta phát triển nhanh chóng. Nhưng khi gần tới khu hầm ngầm, địch lại dựa vào tuyến ngang ngăn chặn, ta vẫn không đánh được vào hầm ngầm và cũng không có biện pháp tích cực tìm mọi cách vòng qua mà vẫn chỉ theo các hướng đã đột phá từ đêm trước tiến lên, do đó bộ đội chững lại không tiến lên được.

Đến 3 giờ sáng ngày 2 tháng 4, địch từ khu C và D tiến ra phản kích dưới sự chi viện đắc lực của pháo binh. Lực lượng ta bị thương vong nhiều, chỉ còn gần 1 trung đội nên phải lui về ngã ba giao thông hào gần đột phá khẩu, dựa vào trận địa còn lại dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng ngăn chặn đợt phản kích của địch. Gần một đại đội của tiểu đoàn 79 Trung đoàn 102 lên tăng cường cũng chỉ đủ khả năng phối hợp cùng bộ phận còn lại ngăn chặn không cho địch tiến xuống.

Mãi tới 6 giờ 30 phút ngày 2 tháng 4, Trung đoàn 174 mới củng cố được 2 trung đội (60 người) do tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 chỉ huy lên tới đột phá khẩu. Mặc dù lực lượng được tăng cường nhưng chỉ huy trung đoàn nhận thấy không còn đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ tiếp tục tiến công ban ngày nên quyết định chuyển sang phòng ngự giữ vững trận địa còn lại, kiên quyết đánh tan mọi đợt phản xung phong của địch, chờ thời cơ chuyển sang tiến công. Nhiệm vụ các đơn vị như sau: 2 trung đội của  Trung đoàn 174 do tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 trực tiếp chỉ huy phát triển sang phía đông nam A1 tổ chức phòng ngự, chặn không cho địch từ khu D đánh vào sườn của ta; Trung đoàn 102 tổ chức hai bộ phận, một bộ phận phòng ngự ở chính diện do tiểu đoàn phó tiểu đoàn 54 Trung đoàn 102 chỉ huy, một bộ phận phòng ngự phía đông bắc cứ điểm chặn không cho địch từ khu B tiến ra, do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 chỉ huy.

Lúc 8 giờ sáng ngày 2 tháng 4, địch bắt đầu một đợt phản kích mới. Sau khi cho pháo kết hợp với hoả lực của xe tăng bố trí ở C2 bắn dồn dập vào trận địa ta, hơn 2 trung đội bộ binh địch, từ khu C và B tiến ra đánh vào phía bắc khu vực phòng ngự của ta. Vì bị uy hiếp mạnh tiểu đoàn trưởng 18 dao động bỏ chạy về phía đột phá khẩu (vượt qua vị trí chỉ huy của trung đoàn trưởng trong tung thâm), lực lượng phòng ngự phía này thấy cán bộ chỉ huy bỏ chạy nên cũng rút chạy về phía sau. Trung đoàn trưởng đã ra lệnh dừng lại, nhưng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 vẫn chạy, qua cửa đột phá gặp hơn một tiểu đội ở dưới lên tăng cường, cũng lệnh cho bộ phận này rút. Nhân lúc đội hình chiến đấu ta đang bị rối loạn địch truy kích sát gót, hòng đánh bật ta ra khỏi cứ điểm. Trung đoàn trưởng đã kịp thời chỉ huy bộ phận còn lại kiên quyết chiến đấu ngăn chặn địch, cuộc chiến đấu giáp lá cà đã diễn ra ác liệt. Bản thân trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 cũng phải dùng tiểu liên, lựu đạn trực tiếp tác chiến, vừa chiến đấu vừa chỉ huy, hướng dẫn cho tân binh cách sử dụng vũ khí, đánh địch. Gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, đặc biệt là trung đoàn trưởng bị thương vẫn ở lại chỉ huy bộ đội đã củng cố và động viên được tinh thần chiến đấu của chiến sĩ. Các đơn vị còn lại đã tổ chức bộ đội kiên cường đánh bại đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu trở lại thế giằng co như trước. Pháo chi viện địch hoạt động ngày càng mạnh, hoả lực của trung đoàn bắn rời rạc vì đạn dược còn ít nên không ngăn chặn được địch từ xa.

Hồi 11 giờ địch lại tổ chức một đợt phản xung phong lớn bằng lực lượng tăng viện từ Mường Thanh lên kết hợp với lực lượng bản thân cứ điểm từ khu D và khu C tiến ra, đánh bật bộ phận của Trung đoàn 174 và bộ phận phòng ngự chính diện lùi xuống gần cửa đột phá. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã sử dụng 1 trung đội của Trung đoàn 1 74 vừa tăng cường lên ngăn chặn địch, đánh tan bộ phận địch phát triển xuống dưới, khôi phục lại hình thái phòng ngự lúc đầu. Từ đó cho đến tối tuy địch có tổ chức phản kích 2 đợt nữa nhưng đều bị ta chặn lại, về phía ta cũng không phát triển thêm được, thương vong ngày càng tăng vì pháo địch.


4. Tiến công lần thứ 4, đêm 2 và ngày 3 tháng 4.

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 lại nhận được lệnh của đại đoàn phải tiếp tục tấn công tiêu diệt bằng được A1.

Tình hình lúc này, lực lượng của cả hai trung đoàn bị tổn thất nặng nề sau 3 ngày đêm chiến đấu liên tục, Trung đoàn 174 chưa củng cố lại được. Lực lượng chiến đấu trong cứ điểm còn chừng 1 đại đội. Bộ phận của Trung đoàn 174 theo lệnh trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã rút về phía sau để củng cố. Trung đoàn 102 cũng chỉ tổ chức hỗn  hợp được thành một đại đội bộ binh. Bộ đội mệt mỏi, cán bộ phần lớn dao động không tin tưởng thắng lợi. Chiến sĩ phần lớn là tân binh mới bổ sung chưa được huấn luyện cơ bản nên kỹ thuật chiến đấu rất kém. Hoả lực trung đoàn tuy có bổ sung nhưng đạn dược còn ít. Sức chiến đấu của Trung đoàn 102 giảm sút rõ rệt.

Trước tình hình đó trung đoàn trưởng quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng còn lại động viên tinh thần chiến đấu kiên quyết tiêu diệt A1 trong đêm. Vẫn tác chiến theo kế hoạch cũ, nhưng sau khi bộ đội chuẩn bị xong, tiếp cận là xung phong ngay, không qua giai đoạn pháo bắn chế áp để tranh thủ yếu tố bất ngờ. Lực lượng tác chiến chủ yếu là đại đội bộ binh mới tổ chức, kết hợp với bộ phận còn lại trong cứ điểm.

Sau một thời gian tổ chức lực lượng, các lực lượng tập hợp được lợi dụng đêm tối tiến vào tung thâm. Khi đã tiếp cận được bàn đạp, trung đoàn trưởng ra lệnh xung phong, bộ đội tiến vòng về phía đông hầm ngầm để đánh bộc phá nhưng vẫn đánh nhầm vào thành vại như đêm trước. Mặc dầu ta đã đánh liên tiếp 80kg bộc phá, địch vẫn không bị thiệt hại gì, tiếp tục từ hầm ngầm và các hố tránh pháo tiến ra tuyến ngang dùng lựu đạn, tiểu liên kết hợp với pháo chi viện ngăn chặn không cho ta phát triển và thực hành phản xung phong từ hai hướng bắc và nam hầm ngầm ra. Cuộc chiến đấu lại diễn ra như đêm trước.

Tới 4 giờ sáng ngày 3 tháng 4, lực lượng ta đã yếu nhiều. Thấy không còn đủ khả năng tiếp tục tiến công tiêu  diệt A1 ngay, được sự đồng ý của đại đoàn, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết đinh ngừng tiến công, để lại 1 trung đội tổ chức phòng ngự, kiên quyết giữ vững trận địa còn lại, còn đại bộ phận rút ra ngoài cứ điểm mang theo thương binh, tử sĩ. Lợi dụng sương mù nên đơn vị cũng rút ra được một bộ phận nhưng vì trận địa ta ở quá xa, do đó khi rút bị hoả lực địch bắn chặn, cũng thương vong thêm một số nữa. Đến đây, cuộc tiến công A1 trong đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.


Kết quả, toàn bộ trận chiến đấu ở A1 (kể cả thời gian phòng ngự và đợt tiến công cuối cùng vào đêm 6 rạng sáng ngày 7.5) ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 828 tên địch (bị diệt 376, bị thương và bị bắt 452), thu 1 trọng liên 12,7mm, 4 đại liên, 27 trung liên, 162 tiểu liên, 201 súng trường, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 6 khẩu cối, phá hủy 1 xe tăng.

Về ta, tổng số thương vong của cả 36 ngày đêm, chủ yếu là ở các đợt tiến công từ 30 tháng 3 - 3 tháng 4 là 2.516 đồng chí (hy sinh 1.004, bị thương 1.512), trong đó của Trung đoàn 174 là 1.620 đồng chí, Trung đoàn 102 là 890 đồng chí. Tổn thất về vũ khí cũng rất lớn: 8 khẩu súng cối các loại, 22 khẩu ba-dô-ca, ĐKZ 57mm, 8 khẩu đại liên và trọng liên, 32 khẩu trung liên, 326 khẩu tiểu liên, 460 khẩu súng trường.

Trong tổng kết chỉ có số liệu chung cho toàn bộ trận chiến đấu ở A1 từ ngày 30.3 đến ngày 6.5.1954. Song về kết quả diệt địch thì phần nhiều là ở cuộc tiến công cuối cùng vào đêm ngày 6 rạng sáng ngày 7.5. Còn số thương vong của ta thì chủ yếu là ở các đợt tiến công từ 30.3 - 3.4. Số thương vong của Trung đoàn 102 là ở cuộc chiến đấu hai ngày ba đêm trên đồi A1.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM