Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:06:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367159 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #140 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 12:30:19 pm »

Sáng 12-1-1954 Đoàn đến Tuần Giáo. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái từ Sở chỉ huy ra đón, tranh thủ báo cáo tình hình và phương án “ đánh nhanh, thắng nhanh ” đã bàn với Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm và Chủ nhiệm cung cấp Bằng Gìang. Thấy phương án này trái hẳn với dự kiến của Tổng Quân uỷ trình lên Bộ chính trị ngày 6-12-1953, Đại tướng vào ngay Sở chỉ huy Thẩm Púa, triệu tập hội nghi đảng uỷ. Ngoài các đảng ủy viên, còn có Chánh văn phòng đảng uỷ Nguyễn Văn Hiếu được phép dự họp để ghi biên bản. Ông Hiếu kể lại : “ Trong cuộc họp, tất cả các Đảng uỷ viên đều nhất trí chọn phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”. Mọi người cho rằng quân ta đang sung sức quyết tâm chiến đấu rất cao. Lại có trọng pháo và cao xạ lần đầu xuất trận. Ta có thể tạo bất ngờ và đánh thắng Nếu không đánh sớm, để tập đoàn cứ điểm được tăng cường quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông Xuân này. Đánh dài ngày sẽ rất khó giải quyết vấn đề tiếp tế. Tại khu vực Điện Biên Phủ mỗi ngây tiêu thụ gần 50 tấn gạo. Nếu tính từ Sơn La trở lên, bình quân phảì có 90 tấn gạo/ngày cho cả bộ đội và dân công. Địch sẽ tăng cường đánh phá đường tiếp tế vận chuyển của ta. Nếu chiến dịch kéo dài thì không thể có đủ gạo ăn mà đánh. Về tư tưởng bộ đội vốn thích về đánh ở đồng bằng nay đã thông suốt hăng hái quyết tâm ; nhưng nếu ở chiến trường rừng núi quá lâu ăn uống kham khổ, bênh tật phát sinh thì cả thể lực cũng như ý chỉ đều có thể dần dần giảm sút…”.
(...)
Sáng 23-1, sau khi kiểm tra tình hình chuẩn bi chiến đấu của Đại đoàn 312 qua điện thoại, nghe Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo địch đã tăng cường công sự, có thêm loại dây thép gai bùng nhùng 7 đơn vị phải đột phá liên tục 3 phòng tuyến của địch mới vào được trung tâm tập đoàn cứ điểm, tuy có khó khăn nhưng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đại tướng cho gọi Cục phó Cục Quân báo Cao Pha sang và chỉ thị : “ Địch đã tăng cường lực lượng công sự và vật cản, mà ta thì chưa hiểu rõ cách bố trí phòng ngự bên trong của chúng ở nam sân bay và Mường Thanh. Sắp tớỉ Đại đoàn 312 từ phía bắc sẽ phải đánh một mạch tử đồi Độc Lập, vị trí 105, Căng Nă qua sân bay vào tới trung tâm. Tôi lo là anh em sẽ thương vong nhiều và khó hoàn thành nhiệm vụ. Cậu phải xuống cùng đi theo mũi của 312. Đi đến đâu, đánh đến chỗ nào, cậu nắm ngay tình địch, chú ý khai thác tù binh và báo cáo về ngay ”.

Chiều 23-1, Cục phó Cục bảo vệ được cử làm phái viên theo dõi việc kéo pháo vào trận địa phía tây bắc sân bay, đề nghị gặp Đại tướng qua điện thoại. Cục phó Phạm Kiệt nói : “ Pháo của ta đều bố trí trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc không quân đánh phá thì khó tránh khỏi tổn thất. Một số pháo vẫn chưa vào vị trí. Đề nghị anh cân nhắc ”. Sau này Đại tướng cho biết : sự phát triển của tình hình địch và lời của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn đã làm cho Đại tướng suy nghĩ rất nhiều. Qua ý kiến của Cục phó Phạm Kiệt, người duy nhất phát hiện khó khăn, Đại tướng càng thấy là không thể mạo hiểm đánh theo kế hoạch đã đề ra.
Trong quyển Những Con Người Làm Nên Lịch Sử mới ra cũng có 1 bài của cụ Hoàng Minh Phương này. Theo bài này, toàn đảng bộ đều chống ý định thay đổi chiến thuật hết và cuộc tranh cãi giữa tướng Giáp và các lãnh đạo chiến dịch khác cũng có vẻ khá nẩy lửa:
-Tướng Đặng Kim Giang thì nêu ra vấn đề tiếp tế ko thể đánh lâu được.
-Đại tá Lê Liêm thì nêu ra vấn đề tâm lý chiến sỹ thích đánh ở vùng đồng bằng dễ chịu hơn vùng núi rừng thiêng nước độc này.
-Tướng Hoàng Văn Thái thì nêu ra vấn đề bất ngờ cho địch ở việc lần đầu tiên quân ta được trang hùng hậu như vậy, hơn nữa các cứ điểm của địch cũng chưa củng cố xong.
Nhìn chung có vẻ ở cấp chỉ huy chiến dịch của ta lúc đó, ngoài Võ Đại Tướng ra, ai cũng nhất trí với cách đánh nhanh thắng nhanh rồi và ngay cả khi kéo pháo ra có vẻ cũng còn nhiều người xì xào về quyết định này...
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #141 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 12:15:58 pm »

Xin hỏi :  Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu anh hùng Quân đội cho bao nhiêu Đồng chí ? Nếu bạn nào có ảnh các vị anh hùng này, có thể tải lên đây ( in lại được ) cho tôi xin làm tài liệu, kèm thêm thông tin về tiểu sử càng tốt. Cám ơn.
--------------------------------------
 Không được sử dụng toàn bộ chữ HOA cho tiêu đề của topic!
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2009, 12:20:24 pm gửi bởi dongadoan » Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #142 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 11:34:20 pm »

Xin hỏi :  Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu anh hùng Quân đội cho bao nhiêu Đồng chí ? Nếu bạn nào có ảnh các vị anh hùng này, có thể tải lên đây ( in lại được ) cho tôi xin làm tài liệu, kèm thêm thông tin về tiểu sử càng tốt. Cám ơn.
--------------------------------------
 Không được sử dụng toàn bộ chữ HOA cho tiêu đề của topic!

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội (sau là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân) cho 18 cá nhân sau đây (tính cả năm phong tặng 1955 và sau này):

1- Anh hùng Liệt sỹ Bế Văn Đàn.


2- Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót.


3- Anh hùng Liệt sỹ Tô Vĩnh Diện.


4 Anh hùng Liệt Sỹ Trần Can.


5- Anh hùng Bùi Đình Cư.


6- Anh hùng Phùng Văn Khầu.


7- Anh hùng Chu Văn Mùi.


8- Anh hùng Nguyễn Văn Ty.


9- Anh hùng Phan Tư.


10- Anh ùng Nguyễn Văn Thuận.


11- Anh hùng Lộc Văn Trọng.


12- Anh hùng Dương Quang Châu.

Em không có ảnh ạ  Grin

13- Anh hùng Đặng Đình Hồ.


14- Anh hùng Trần Đình Hùng.


15- Anh hùng Đinh Văn Mẫn.


16- Anh hùng Đặng Đức Song.


17- Anh hùng Lưu Viết Thoảng.


18- Anh hùng Liệt Sỹ Dũng sĩ đâm lê Hoàng Văn Nô

Không có ảnh.


« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2009, 04:48:32 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #143 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 06:55:36 pm »

Xin chào bạn panphilov. Cám ơn những tài liệu ảnh quý giá của bạn, giúp tôi nhiều trong công tác giảng dạy. Chúc vui.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #144 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 09:09:09 pm »

Em xin bổ sung, còn LS Hà văn Nọa của c241d11e141f312 và LS Nguyễn Ngọc Bảo d phó d trinh sát 426 thuộc Cục Quân báo.  Smiley Đến nay, có 20 cán bộ chiến sỹ được phong anh hùng trong CZ ĐBP.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #145 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 11:15:34 pm »

Nhà ác Altus chả biết chi cả! He he, hồi xây xong cái cầu Mỹ Thuận, TV chiếu phỏng vấn cụ già, cụ nói; " Sướng quá, bây giờ chết cũng đã ... "  Grin
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #146 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2009, 05:02:35 am »

Em xin bổ sung, còn LS Hà văn Nọa của c241d11e141f312 và LS Nguyễn Ngọc Bảo d phó d trinh sát 426 thuộc Cục Quân báo.  Smiley Đến nay, có 20 cán bộ chiến sỹ được phong anh hùng trong CZ ĐBP.

Em xin tiếp tục bổ xung, vậy con số 18 kia là phải tăng lên ạ  Roll Eyes

Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Bảo

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #147 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2009, 04:31:36 pm »

Em xin tiếp tục bổ xung, vậy con số 18 kia là phải tăng lên ạ  Roll Eyes

Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Bảo

- Phải tăng lên bác ạ. Thông tin chắc bác lấy từ cuốn sách ảnh Thiên sử vàng Điện Biên Phủ/  Smiley Trong cuốn này, có một tấm trao cờ Quyết thắng khi đánh Him Lam. Người chiến sỹ trong ảnh chính là AHLS Hà Văn Noạ, người trao cờ là Chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ.  Smiley
- Tấm ảnh AHLS Nguyễn Ngọc Bảo bác lấy ở đâu thế. Hồi trước và lần duy nhất em thấy tấm này là trong bảo tàng ĐBP. Chụp mang về nhưng Bà Trùm vô tâm xóa mất. Cám ơn bác đã đưa tấm ảnh lên.  Smiley
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #148 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 11:25:38 pm »

 Grin Grin Grin
cháu lính mới  các bác cho cháu hỏi là cachiusa có  xuất hiện trong chiến dịch này không ạ Cheesy Cheesy nếu không thì nó xuất hiện ở chiến trường VIỆT NAM từ bao giờ ạ Huh Huh
vì cháu có đọc đâu đó có thấy tranh luận về việc này Huh Huh \
và đây là loại vũ khí đầu tiên cháu biết qua  tên 1 bài hát nên cháu rất thích nó và muốn tìm hiểu về nó ạ Grin Grin Grin
các bác thông cảm nếu như cháu 19 tuỏi mà đã hỏi các câu như thế này nhé vì cháu rất yêu lịch sử Grin Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 04:48:11 pm »

Cachiusa là BM-13. Vì nó nổi tiếng nên sau này hễ gặp pháo phản lực là báo chí gọi tuốt luốt là Cachiusa.

Ở ĐBP ta không có Cachiusa mà có cái này:


Pháo phản lực kiểu 506 (hay kiểu A3) được TQ nghiên cứu từ năm 1948, bắn thử nghiệm thành công tháng 9/1949. Đến tháng 4/1950 đã sản xuất 30.000 quả đạn để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Đài Loan nhưng sau đó chuyển sang chiến trường Triều Tiên và sau đó là Việt Nam.

H6/kiểu 506 sử dụng đạn 102mm/4 inch (101,6mm), chứ không phải 75mm như các sách báo ta vẫn viết.

H6 ở TQ (china-defense.com)



Và ở VN





Pháo phản lực kiểu 506 do nhà máy quân giới 724 Thẩm Dương chế tạo. Số hiệu 5327, xuất xưởng tháng 2/1953 (?)

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM