Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:18:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367158 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 09:31:52 pm »

Đúng là không phải do cái hầm ngầm. Trận này không thành do nguyên nhân chủ quan từ phía ta là chính (lí do nổ súng chậm như cụ Giáp nói trong hồi ký cũng chỉ 1 phần thôi).

Về trận 6/5 em cũng có 1 thắc mắc. Phía ta thì nói là lúc 17h cho nổ bộc phá và tấn công. Nhưng sách Tây (kể cả tay Jean Pouget) đều nói là lúc 17h00 ta mở 1 đợt tiến công lên đồi A1 nhưng bị đẩy lùi, đến khoảng 23h (riêng Erwan Bergot nói là 2h sáng) mới cho nổ bộc phá và đánh đợt 2. Không hiểu thực hư thế nào.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 09:38:40 pm »

Nhìn địa hình, có thể thấy ta chỉ có thể đánh ở mặt đông và mặt nam. Đánh ở hướng này cũng là để tận dụng được hai cao điểm ngay sát A1 để bố trí hỏa lực. Và thực tế ta đã tính đánh theo hai lối đó chứ không phải chỉ tính đánh theo một "Đại lộ". Lúc e102 vào thì đã có sẵn cửa mở và do thời gian quá gấp gáp, nên tận dụng luôn. Đợt phòng ngự lúc nhiều chỉ có khoảng 1c nên cũng không căng lắm.

Về sai lầm của ta, có thể thấy thế này:
- Mường Thanh có thể huy động mọi loại súng cộng đồng để chi viện cho A1. Từ pháo, cối các cỡ, cho đến đại, trung trọng liên của C1, C2 ở phía bắc bắn xuống, mấy khẩu trọng liên bốn nòng ở bờ sông bắn lên. Vậy nên khi ta đánh A1 như là trận duy nhất thì hỏa lực của địch rất khủng khiếp. Công việc của quân Pháp đồn trú dảm đi đáng kể.
- Tiểu đoàn 1 (của cụ Dũng Chi) mở cửa sai vị trí, lệch nhiều về phía đông nên chỉ cách cửa mở của Tiều đoàn 9 (của cụ Hòe) có chưa đến 50m. Do đó không những không chia cắt được địch mà còn tạo thế địch co cụm, càng đánh càng khó.
- Việc trinh sát A1 làm không tốt.
- Không đánh giá được sự quan trọng của A1 nên không có lực lượng dự bị mạnh để sử dụng ngay.

Sau khi e102 rút ra, e174 vào lại để phòng ngự và chuẩn bị đánh đợt 4 (đợt 2, 3 là của e102) thì ta hoàn toàn ý thức được sai lầm về chọn hướng của mình nên cho đào con hào giữa đồng dưới tầm đạn địch để đánh lên hướng Cây đa cụt.

Bác Banzua, Danngoc. Ngày đó hầm ngầm quả là nối ám ảnh của ta. Nhưng khi đánh xong đã có sự thống nhất trong đại đa số thông tin đánh giá là không mang tính quyết định.

Tình huống dự tính


Tình huống thực tế 1


Tình huống ở đợt tấn công ngày 6/5

Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 09:49:19 pm »

Về trận 6/5 em cũng có 1 thắc mắc. Phía ta thì nói là lúc 17h cho nổ bộc phá và tấn công. Nhưng sách Tây (kể cả tay Jean Pouget) đều nói là lúc 17h00 ta mở 1 đợt tiến công lên đồi A1 nhưng bị đẩy lùi, đến khoảng 23h (riêng Erwan Bergot nói là 2h sáng) mới cho nổ bộc phá và đánh đợt 2. Không hiểu thực hư thế nào.
Trận A1 này thậm chí còn có tờ giấy hẹn giờ nổ bộc phá. Ở trận Độc lập tụi tây cũng nói thế, nói là ta tấn công từ 5h. Trong khi tất cả các nguồn của ta đều nói 3 giờ sáng mới bắt đầu. Có thể 5 giờ là lúc trời còn sáng rõ nên pháo ta bắt đầu bắn chuẩn bị và mũi dương công nổ súng hoặc bộ đội lên cắt rào bên ngoài (khó). Tụi tây cứ thấy pháo bắn và bóng người thì nghĩ là tấn công, độ đạn xuống bụi mù mịt, sau khi khói bụi tan chả thấy ai nên đoán cuộc tấn công đã bị đập nát. Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 10:24:11 pm »

Trận A1 này thậm chí còn có tờ giấy hẹn giờ nổ bộc phá. Ở trận Độc lập tụi tây cũng nói thế, nói là ta tấn công từ 5h. Trong khi tất cả các nguồn của ta đều nói 3 giờ sáng mới bắt đầu. Có thể 5 giờ là lúc trời còn sáng rõ nên pháo ta bắt đầu bắn chuẩn bị và mũi dương công nổ súng hoặc bộ đội lên cắt rào bên ngoài (khó). Tụi tây cứ thấy pháo bắn và bóng người thì nghĩ là tấn công, độ đạn xuống bụi mù mịt, sau khi khói bụi tan chả thấy ai nên đoán cuộc tấn công đã bị đập nát. Grin

Khà, cái vụ chênh thời gian ở đồi Độc Lập thì còn giải thích được. Còn chênh giờ nổ bộc phá đến 6 tiếng thì hơi khó hiểu, nhất là khi cả tay Pouget trực tiếp nằm trên đồi cũng nói là 23h.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 11:03:18 pm »

Làm gì đến 6 tiếng, khoảng 20h30 -21h ta mới nổ bộc phá mà Grin. Còn tụi Pháp thì tay nào cũng nói ta cho nổ lúc 23 giờ. Lão E.Bergot đúng là ... nhà văn, đọc thấy lão còn chua là "Đến 2 giờ sáng. Edme cho truyền đi bản báo cáo ngắn ngọn: - Địch không đào đường hầm nữa". Đọc thấy không khí gấp gáp hẳn lên.  Grin
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #125 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 03:44:39 pm »

Làm gì đến 6 tiếng, khoảng 20h30 -21h ta mới nổ bộc phá mà Grin. Còn tụi Pháp thì tay nào cũng nói ta cho nổ lúc 23 giờ. Lão E.Bergot đúng là ... nhà văn, đọc thấy lão còn chua là "Đến 2 giờ sáng. Edme cho truyền đi bản báo cáo ngắn ngọn: - Địch không đào đường hầm nữa". Đọc thấy không khí gấp gáp hẳn lên.  Grin
Có bác nào còn giữ bài của cụ Hòe trên báo QDND viết về cái vụ mấy đ/c công binh nổ nói là khi địa lôi nổ phải há mồm chổng đít về phía hướng nổ ko? Em hồi trước hình như có lội bên ttvn nhưng giờ ko kiếm ra, trong đó em còn nhớ là mô tả khá chính xác giờ phát hỏa quả địa lôi.
 Thực ra sau đó mọi người chỉ nghe một tiếng "ục" nho nhỏ làm rất nhiều chiến sỹ ta thất vọng Smiley và nhất là cũng lo hỏa điểm của địch chưa bị giệt sẽ gây nên tổn thất nặng như mấy lần trước... Nghe đâu hiệu quả của quả địa lôi vẫn là 1 mối trăn trở lớn của cụ Nguyễn Hữu An cho đến cuối đời (cái này em đọc được trong quyển kỷ niệm thượng tướng NHA in năm 99).
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #126 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 04:31:09 pm »

Đề nghị bác rongxanh sớm cung cấp thông tin cụ nào kôn phơm với ông Mắc Lia con số 2,000+ ở A1 cái nhể.

Có cái này dành riêng cho bạn new:

Người trả lời là 1 người nổi tiếng

Người hỏi là nhà làm phim Canada, từng viết (? - làm phim?) "Cuộc chiến mười nghìn ngày".

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 06:21:48 pm »

Phục vụ bác banzua:


Bão lửa đồi A1

Tôi được Quân y dìu về hậu cứ băng bó lại hai bàn chân, vì suốt đêm giẫm vào bùn đất có dính máu của đồng đội nên đã sưng tấy, phải chống gậy mới đi lại được. Chiều tối hôm đó nằm ở hậu cứ, tôi vừa đau vừa buồn, không hiểu anh em mình chiến đấu ra sao? Đang suy nghĩ mông lung thì có một đồng chí thương binh nhẹ về qua kể chuyện rằng: Lúc buổi chiều khi đi quan sát vị trí địch có một cán bộ của đơn vị bạn đã nói rằng: “Cái đồn này chỉ cần hỉ mũi một cái là xong, thế mà không đánh được!”.

Tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không hoàn thành nhiệm vụ, lại bị đơn vị bạn coi thường. Tôi cảm thấy buồn quá, nhưng cũng giật mình nghĩ: lúc đầu anh em ta cũng chủ quan, cho rằng việc tiêu diệt A1 là không có gì khó khăn. E rằng đơn vị bạn cũng đi theo vết ấy thì sẽ bị vấp nặng đấy! Và đúng như vậy, đơn vị bạn cũng bị tiêu hao một bộ phận và không diệt được địch.

Các trận chiến đấu kéo dài đến 4-4 thì dừng, địch tiếp tục chiếm đóng và củng cố công sự tại đây.
Mấy ngày sau nữa, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An, chính ủy trung đoàn Trần Huy và các tiểu đoàn trưởng lên Mường Phăng dự hội nghị sơ kết đợt hoạt động.

Không khí cuộc họp thật nặng nề. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích khuyết điểm của các đơn vị, phê bình đồng chí Nguyễn Hữu An và đồng chí Trần Huy: Một trung đoàn phó bị cách chức, một cán bộ tiểu đoàn thuộc trung đoàn 102 bị kỷ luật vì dao động trong chiến đấu. Tôi đã nín thở, lạnh người chờ nghe tuyên bố kỷ luật đối với mình, nhưng may quá, không có chuyện gì xảy ra nữa! Dọc đường về, tôi hỏi Dũng Chi: “Cậu nghĩ thế nào về vấn đề thi hành kỷ luật này?”. Dũng Chi nói: “Úi trời! Còn nghĩ nữa! Sợ bỏ mẹ ấy chứ! May cho mày đấy! Hôm nọ tao nghe lỏm mấy ông bàn thi hành kỷ luật cả lũ trong đó có mày, người bảo phải cảnh cáo, người nói phải cách chức”. Tôi hỏi: “Tại sao người ta khép tội tớ, còn cậu thì bỏ qua?”. Dũng Chi cười khà khà nói đùa: Tại cậu là tiểu đoàn trưởng chủ công nên tội lớn hơn cả! Tôi cũng bật cười vì tính vô tư và câu nói đùa đó, nhưng cảm thấy ấm ức trong lòng.

... Đại đoàn lại giao cho trung đoàn 174 nhiệm vụ tiếp tục đánh A1. Đối với d9 vấn đề quân số lúc này là rất khó khăn, 4 đại đội trưởng chỉ còn một đại đội trưởng trợ chiến, đại đội phó không còn ai; cấp trung đội, tiểu đội mất hơn 80%, chiến sĩ chỉ còn khoảng hơn 20 người.

Anh Học Hải và trợ lý chính trị của tiểu đoàn phải đến các trạm quân y tìm và động viên anh em bị thương nhẹ và các bệnh binh mau trở về đơn vị. Một số anh em bị ốm, bị lạc đơn vị trong quá trình hành quân từ Thanh Hóa ra cũng dần dần về tập trung, đến cuối tháng 4 tiểu đoàn đã tổ chức được đủ 4 đại đội nhưng quân số không được đủ như biên chế.

... Khi trao đổi về cách đánh, nhiều người có ấn tượng khá nặng về sự nguy hiểm của chiếc hầm ngầm. Thậm chí có người còn cho rằng nếu không diệt được hầm ngầm thì không thể chiếm được A1. Tôi suy nghĩ khác, vì được trực tiếp chiến đấu suốt đêm 30-3 nên tôi thấy rõ địch đã phát huy có hiệu quả các thế mạnh của chúng là pháo, cối và quân phản kích (có xe tăng yểm trợ trực tiếp). Ngược lại, ta không có cách đánh phù hợp để làm giảm hoặc vô hiệu hóa các thế mạnh của chúng khiến bị thương vong nặng ngay từ đầu, tiếp sau đó càng ngày càng bị động, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Theo sự suy nghĩ của tôi thì việc bắn pháo và phản kích có liên quan đến nhau: địch phản kích vì thấy có hy vọng cứu bọn bị đánh. Muốn phản kích thì phải dùng pháo bắn để tiêu hao ta, dọn đường cho quân tiến lên. Nhưng nếu thấy vì lý do nào đó không bắn pháo được hoặc bắn không hiệu quả (ví dụ: ta và địch xen kẽ cao độ, không có khoảng cách an toàn, quân phản kích có thể bị ngăn chặn lại trước khi đến đích v.v.) thì khả năng phản kích cũng như bắn pháo có thể giảm đi. Vì vậy nghiên cứu cách đánh phải đề xuất được các biện pháp làm giảm các thế mạnh của chúng.

Hôm được Tư lệnh đại đoàn gọi lên bàn việc, tôi cũng báo cáo về suy nghĩ đó. Khi đồng chí đó hỏi cách đánh, tôi đề nghị Trung đoàn vẫn đột phá theo hai hướng. Hướng chính vẫn như cũ, nhưng phải thực hiện việc thọc sâu chia cắt, nhanh chóng áp sát, tạo thế xen kẽ ngăn chặn không cho địch co cụm hoặc rút về phía A3 hay chui xuống hầm ngầm. Hướng chia cắt nên thực hiện đột phá cách cửa mở cũ của d1 khoảng 50-60m về phía Tây phát triển nhanh lên hướng Tây Bắc, cắt 1/3 cứ điểm A1 về phía Tây, vừa có thể chặn đường rút của A1 có thể chặn quân phản kích từ A3 lên. Nếu ta, địch ở trung tâm A1 trong thế cài răng lược trong từng khu vực nhỏ thì pháo địch khó phát huy hiệu quả. Không có hỏa lực chi viện mạnh thì quân phản kích của chúng dễ bị chặn lại. Còn đối với hầm ngầm, tôi báo cáo thực là chưa nghĩ ra cách đánh, nhưng theo tôi, nếu có cách nào đó phá được cũng tốt. Nếu không thì cũng không phải là trở ngại lớn vì đó không phải là công sự chiến đấu.

Nghe xong, Tư lệnh gật đầu nói: “Đã có một số ý kiến tương tự như thế này. Đại đoàn sẽ cùng Trung đoàn trao đổi rồi quyết định sau”.


Vài hôm sau, Trung đoàn triệu tập cán bộ tiểu đoàn lên phổ biến kế hoạch tác chiến đã được trên xét duỵệt, đại ý như sau:

- Sẽ đào một hầm sâu vào lòng núi để đặt thuốc nổ phá hầm ngầm của A1. Lực lượng do Đại đoàn bố trí,

Trung đoàn cử lực lượng bảo vệ và giúp đỡ khi cần.
- D9 đột phá từ hướng Đông, sau đó tiến hành hai mũi thọc sâu, một mũi phát triển thẳng sang hướng Tây, một mũi chếch theo hướng Đông-Đông Nam vừa diệt địch vừa bảo vệ sườn bên phải cho d1 phát triển.
- D1 đột phá theo hướng Đông Nam-Tây Bắc chia cắt 1/3 của điểm A1 về phía Tây và chặn quân tiếp viện của địch từ A3 lên A1, tạo điều kiện cho d9 tiêu diệt gọn quân địch ở A1.
- D5 trước mắt làm nhiệm vụ bảo vệ bộ phận đào hầm, chốt giữ Đồi Cháy bảo vệ các đoàn cán bộ đi trinh sát thực địa. Khi chiến đấu làm dự bị cho d9, sẵn sàng phát triển xuống A3 sau khi ta diệt A1.

Nghe xong, tôi đề nghị nên để d5 làm dự bị cho d1 bị uy hiếp từ ba phía (trước mặt và hai bên sườn) nên có sẵn lực lượng phía sau đề phòng lúc khó khăn. Nếu địch phản kích mạnh, d5 có thể nhanh chóng cùng d1 đánh chặn, một khi quân phản kích địch không tiến lên được thì d9 có thể một mình tiêu diệt phần còn lại của A1. Trường hợp d9 gặp khó khăn thì d5 vẫn có thể từ hướng đột phá của d1 đánh ngược sang phía Đông tạo thành 2 mũi giáp công (d5+d9) bao vây tiêu diệt địch. Và sau khi diệt xong A1, nếu d5 ở phía sau d1 có điều kiện nhanh chóng phát triển sang A2-A3.

Công tác chuẩn bị của d9 có phần nhẹ hơn d1, nhưng so với lần trước thì Dũng Chi cũng có nhiều thuận lợi vì ta đã làm chủ Đồi Cháy nên công việc trinh sát được tiến hành cả đêm lẫn ngày sát ngay hàng rào địch. Vất vả hơn cả có lẽ là Đôn Tự. D5 vừa phải giúp đỡ về nhân lực, vừa phải bảo vệ tổ công binh đào hầm ngay dưới tầm ném lựu đạn và cối của địch, suốt hơn 20 ngày đêm ròng rã. Và cũng khoảng thời gian đó các anh phải chịu đựng không biết bao nhiêu bom, đạn địch trút xuống khu vực bố trí tại Đồi Cháy, nơi phải bố trí và bảo đảm cho các đoàn cán bộ đi trinh sát.

Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Anh em tuy vất vả nhưng không ai kêu ca phàn nàn, tất cả tin tưởng vào thắng lợi sắp tới vì thấy sự chuẩn bị lần này rất chu đáo.

Tư lệnh và Chính ủy Đại đoàn cũng đích thân đến Đồi Cháy và chân đồi A1 để quan sát tình hình và động viên chúng tôi. Một lần đến thăm chúng tôi, Tư lệnh hỏi: “D9 thế nào?”. Câu hỏi hơi trừu tượng nhưng tôi cũng báo cáo: “Thưa anh, thực lực không bằng lần trước nhưng thế mạnh lại gấp nhiều lần ạ!”. Ông cười gật đầu rồi nói: “Cố gắng nhé!”. Chính ủy Đại đoàn trước ngày “N” cũng gọi điện động viên chúng tôi.

Cuối cùng mọi công việc đã xong và ngày “N” đã đến. Ngày 5-5 anh An thông báo: đồng chí Nguyễn Đức Y trung đoàn phó, tham mưu trưởng Trung đoàn sẽ tăng cường cho chỉ huy d9 (lại tăng cường) đồng thời nhắc nhở tiểu đoàn một số điều cần chuẩn bị để đơn vị khỏi bị ảnh hưởng của khối thuốc nổ phá hầm ngầm.
Theo ý kiến của các chuyên gia, với trọng lượng 1.000kg, khối thuốc này sẽ có tiếng nổ rất lớn, sức chấn động cực mạnh, có thể làm vỡ mang tai, tức ngực, thậm chí đứt mạch máu não của những người lộ trên mặt đất trong khoảng cách 300m. Ánh lửa chớp của nó có thể làm mù mắt các sinh vật gần đấy khoảng 200-300m. D9, đơn vị gần khu vực nổ nhất, cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tất cả phải ở dưới giao thông hào cách xa tâm nổ 300m trở lên.
- Nằm quỳ gối, chống tay, nhắm mắt, há mồm, chổng mông về hướng nổ.

Nghe phổ biến xong, chúng tôi rất lo, nếu khối thuốc không nổ, tổ bộc phá sẽ khó khăn vì khoảng cách 300m quá xa, anh em dễ bị thương vong khi lên phá hàng rào. Anh Lê Sơn đề nghị cho bố trí cách 100m thôi vì ta nằm dưới hào, tâm nổ lại tận trên lưng chừng đồi cao hơn ta tới 10m chắc không ảnh hưởng mấy, nhưng Trung đoàn không đồng ý vì không bảo đảm. Vì vậy chúng tôi phải cấp tốc tăng thêm bộc phá viên dự bị.

19 giờ 00 tối 6-5, toàn tiểu đoàn đã triển khai đội hình hàng dọc dưới giao thông hào, trừ tổ canh gác còn tất cả quay lưng về A1; 19 giờ 30 phút rồi 20 giờ 00. Tôi suốt ruột hỏi anh Y “Sắp đến giờ “G” chưa?”. Anh đáp: “Sắp rồi đấy”. 20 giờ 15 phút vẫn chưa nghe thấy bộc phá nổ. 20 giờ 30 phút, bỗng có tiếng chân người lao xao chạy từ phía A1 lại, phía trước có người hỏi: “Cái gì thế?”. Tôi cũng hỏi tiếp: “Ai đấy?” thì có tiếng trả lời khẽ: “Công binh đây! Điểm hỏa rồi! Sắp nổ rồi!”. Anh Y gọi điện về Trung đoàn, còn tôi vội hạ lệnh: “Chống tay, nhắm mắt, há mồm!”. Hô xong, tôi cũng vội phục xuống hào, chống tay, há mồm, chổng mông về phía A1. Lúc này thần kinh tôi căng thẳng, chờ đợi tiếng nổ kinh thiên động địa mà thầm lo không biết mình có chịu đựng nổi không. Nếu xảy ra chuyện gì thật tiếc cho bao nhiêu ngày chuẩn bị mà không được chiến đấu. Một phút rồi hai phút trôi qua, sao thời gian chậm thế? Sao mấy “thằng cha” để dây cháy chậm dài thế? Miệng khô, họng rát mà không dám ngậm lại để nhấp nước bọt, đầu ngứa, cổ ngứa cũng không dám bỏ tay ra để gãi, (chống bằng khuỷu tay còn bàn tay bịt tai) chỉ sợ mình vừa ngậm mồm vào hay rời bàn tay khỏi tai mà nó nổ thì bỏ mẹ. Cứ thế khoảng 4-5 phút mới nghe thấy “Ục” một tiếng nặng nề kèm theo một làn chấn động nhẹ làm rung rinh mặt đất. Khoảng 1 giây đồng hồ và một ít đất đá vụn bắn xuống chân đồi (chưa đến chỗ đơn vị bố trí).

Có tiếng Lê Sơn quát: “Nổ rồi!”. Tôi không ngờ sự việc lại kết thúc quá nhẹ nhàng so với dự kiến, đồng thời cũng lo lắng vì chưa hiểu kết quả của cái “tác phẩm” này ra sao. Tôi hét to: “Báo cáo anh Y, cho bộ đội lên nhé!” và ra lệnh “Tiến lên”.

Khi bàn kế hoạch, chúng tôi nhất trí nếu khối thuốc nổ phá hầm ngầm thành công thì không cần tổ bộc phá lên phá hàng rào nữa, song với tình hình này không rõ, tiếng nổ như vừa rồi có phá được hầm ngầm không và nhất là hàng rào có còn không? (sau đợt chiến đấu trước địch đã tu sửa lại công sự tiền duyên nhưng mới kịp làm một hàng rào rộng khoảng 3-4m thôi). Nhưng anh Lê Sơn phát hiện thấy một số đất đá văng xuống chân đồi thì phán đoán khu vực ta định mở cửa đã bị phá, khả năng không còn hàng rào nữa nên đã hạ lệnh xung kích theo sau ngay tổ bộc phá. Khi đại đội 317 bắt đầu xuất kích thì các loại pháo của mặt trận, Đại đoàn, Trung đoàn đã bắn dồn dập vào cửa điểm địch để yểm trợ cho chúng tôi tiến lên.

Khối thuốc nổ đã tạo thành hình phễu trên mặt đất có đường kính khoảng 10m, sâu chừng 3m, tâm nổ cách lô cốt đầu tiên khoảng 15m, hàng rào dây thép gai bị biến mất. Theo kế hoạch từ trước, đại đội 317 từ phía Bắc hố bộc phá đánh chiếm lô cốt đầu cầu rồi chọc thẳng vào trung tâm cứ điểm. Sức chống cự của địch ở hướng này không mạnh lắm.

Đại tá Vũ Đình Hoè
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2009, 06:31:39 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 06:26:20 pm »

Khuyến mại các bác mấy cái link ngày xưa để ngâm cứu lại nhé Grin
http://5nam.ttvnol.com/f_533/189787/trang-1.ttvn
http://ttvnol.com/gdqp/690405/trang-1.ttvn
http://ttvnol.com/gdqp/888113/trang-1.ttvn
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #129 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 11:17:26 pm »

Em up cái bản đồ sạch về diễn biến chiến dịch ĐBP lên để các bác ngâm cứu.
http://rapidshare.com/files/241528125/Temp00001.JPG.html
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM