Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:07:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367174 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 11:26:10 am »

Hà, hình như hội Tây vẫn còn cay cú là vụ ngừng bắn sáng 14/3 làm lỡ mất thời cơ phản kích chiếm lại Him Lam.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2009, 11:31:15 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #111 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 03:20:47 pm »

Tớ đang đọc cuốn ĐBP của Roger Bruge, đoạn đánh Him Lam (Beatrice) và điều trần của De Castries trước UB điều tra (Pháp), có mấy nhận xét như sau:
- Rõ ràng là vào thời điểm khi ta pháo kích dữ dội Him Lam, dù tình báo Pháp biết trước thời điểm chiều tối ngày 13-3 sẽ có tấn công, dù Pháp đã có chuẩn bị các kịch bản phòng thủ, rõ ràng là Bộ chỉ huy GONO đã mất tinh thần, rối loạn đến nỗi không có được phản ứng , nhận thấy qua cách giải thích lúng túng của De Castries trước việc không cho quân phản công chiếm lại Beatrice.
- Lời điều trần của De Castries không thấy nhắc tới vai trò của chủ nhiệm thông tin tình báo vào thời điểm này? Không lẽ cách quyết định vào thời điểm then chốt của De Castries lúc này không có ý kiến của chủ nhiệm thông tin? Vậy GONO vận hành ra sao trong từng giai đoạn của ĐBP?

P/S: trong cuốn Hồi ký các bác lính tăng mà ptlinh có gửi, có đoạn loáng thoáng nói rằng lính tăng ta khi tấn công 1 điểm cao có vận dụng kinh nghiệm của LX khi đánh Berlin là chiếu sáng bằng đèn pha vào cứ điểm địch.
Câu này có thể mang các ý nghĩa sau:
1. Kinh nghiệm sử dụng đèn pha như vậy là có hiệu quả (trái với những gì mà sử gia ngày nay phát biểu) và được chuyên gia Nga phổ biến cho VN. (tôi nghi ngờ ý này)
2. Bác phát biểu câu này chỉ được thông tin về trận Berlin qua phim ảnh hay tài liệu sách vở, đem áp dụng vào thực tiễn (cách áp dụng này như vậy là không mang tính bài vở khoa học mà chỉ là amateur)
3. Tác giả thêm mắm muối vào câu chuyện sau khi sự việc đã xảy ra (tình cờ hoặc không tình cờ)
4. Có kinh nghiệm nào của chuyên gia nước ngoài được sử ta thừa nhận đã áp dụng tại ĐBP?
Người lo về phòng nhì ở ĐBP là tay phó của De Castries, trung tá Keller. Ông này ngay sau Him Lam phải chở về Hà Nội điều trị tâm thần vì bị suy sụp thân kinh rồi sau đấy không ai nhắc tới nữa.
Về kinh nghiệm nước ngoài được công nhận thì có cái kinh nghiệm tuyên truyền của Hồng quân Lx qua ông Roman Karmen Grin
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #112 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 03:23:47 pm »

Còn kinh nghiệm và kỹ thuật đào hào học của TQ nữa.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #113 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 04:00:35 pm »

Còn kinh nghiệm và kỹ thuật đào hào học của TQ nữa.

Chưa rõ, cái nào học của TQ, cái nào ta tự phát triển?

Keller trong cuốn này có vai trò khá mờ nhạt, khá lạ lùng nếu cân nhắc tới yếu tố 1 trận đánh quan trọng như vậy.

Chuyện Langlais tranh vai trò chỉ huy trưởng với De Castries có nhắc tới, nhưng không lẽ quân Pháp lại thiếu chuyên nghiệp vậy sao?
Logged

Chết vì ghét người!
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 10:54:08 pm »

Em đọc thấy cái này hay hay, hài hài, tha về đây các bác xem. Nếu không phù hợp, bác Min cứ xóa nhé  Wink

http://giaodiemonline.com/2009/05/dienbienphu.htm

--------------
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Hay
Đâu Là “Sự Thật Lịch Sử” Của Lữ Giang

 
Trần Chung Ngọc

 
 
Điện Biên Phủ là một địa danh ở Việt Nam được cả thế giới biết đến, vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã là cái mốc lịch sử đưa đến sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới.  Vào Internet đánh ba chữ Điện Biên Phủ chúng ta thấy có khoảng 13 triệu bài viết về Điện Biên Phủ.  Lẽ dĩ nhiên không ai có thể đọc hết số bài viết này.  Ngày nay, Điện Biên Phủ là một trung tâm du lịch cho các du khách ngoại quốc và nội địa, có máy bay bay thẳng đến Điện Biên Phủ và có những khách sạn để phục vụ du khách.
 
   Đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, tuyệt đại đa số các nhà phê bình quân sự, trong đó có cả những tướng lãnh Mỹ, Pháp, đều ca tụng thiên tài quân sự của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong những kế hoạch chuyển quân, vận chuyển các vũ khí nặng, lợi dụng các cao điểm xung quanh thung lũng Điện Biên Phủ, từ bỏ chiến thuật biển người của Trung Cộng, theo đuổi một chiến thuật đánh chậm, đánh chắc làm hao mòn lực lượng địch v..v… để đi đến một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất trong lịch sử quân sử thế giới.
  
   Ở hải ngoại, những người “ngu sử” như Lữ Giang thường đề cao vai trò của các cố vấn Tàu, và đôi khi của cả quân lính ma của Tàu nữa, ở Điện Biên Phủ, với mục đích hạ thấp chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, quên rằng trước Điện Biên Phủ, Việt Nam đã có những trận Bạch Đằng, Đống Đa với Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ.  Nhưng vì ngu sử nên càng viết càng tỏ ra mình dốt, vì trình độ hiểu biết về sử quá kém, và vì mục đích không ngoài chuyện chống Cộng kiểu ruồi bu.  Điều này thật là rõ ràng khi Lữ Giang lại mang một chuyện lạc đề là Cải Cách Ruộng Đất vào trong bài viết về viện trợ của Tàu và trận Điện Biên Phủ.
 
   Trong bài Sự Thật Lịch Sử mới đây, Nguyễn Cần alias Lữ Giang viết:
 
Năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm biến cố Điện Biên Phủ (1954 – 2009), hôm 7.5.2009 vừa qua, phóng viên đài BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, về những tài liệu mà Trung Quốc đã công bố liên quan  đến sự trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo Sư Ngọc thừa nhận rằng những thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng. Nhưng ông cho biết giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.
Thật ra, tài liệu của Trung Quốc không chỉ nói về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, mà trong cả cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh từ 1949 đến 1954. Đây là những tài liệu đã làm đảng CSVN nhức nhối, vì nhiều sự thật khó phủ nhận đã được phơi bày ra ánh sáng.

 
    Lữ Giang viết về Những Tài Liệu Được Tiết Lộ của Ba Tàu nhưng không hề ghi xuất xứ và nguyên văn những câu cần phải trích dẫn để thuyết phục độc giả, mà tất cả chỉ tập trung vào điểm “Trung Cộng đã viện trợ cho Việt Nam rất nhiều để chống Pháp và chống Mỹ”.  Nhưng viết ra những điều này thì Lữ Giang hơi đần, vì tại sao nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga lại làm cho đảng CSVN nhức nhối, trong khi cả thế giới đều biết là Việt Nam không thể thắng được Pháp và Mỹ nếu không có viện trợ to lớn của khối Cộng sản, điển hình là Nga và Tàu.  Nhưng mục đích của Lữ Giang không phải là đưa ra Sự Thật Lịch Sử mà chỉ muốn nói lên một điều:  Việt Nam phải nhờ Tàu mới thắng được hai cuộc chiến, chủ ý cất bỏ mọi công chiến thắng của Việt Nam, trao tất cả công trạng cho Tàu.   Đệ nhất “ngu sử”, alias Lữ Giang đã để lộ ra trong câu sau ở phần cuối bài, chứng tỏ Lữ Giang đúng là một con bò mộng Tây Ban Nha đeo thánh giá, thấy màu đỏ là húc càn:
  
   Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.
 
    Lẽ dĩ nhiên, Lữ Giang không hề đưa ra những sự kiện lịch sử nào đã được công bố cũng như tên tuổi các nhà phân tích qua các tác phẩm của họ.  Cái lối viết của Lữ Giang luôn luôn là như vậy.  Vì vậy Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã từng phê bình Lữ Giang là vừa dốt sử, vừa ngu sử mà lại hay phịa sử, và viết bậy.  Nhưng dốt và ngu sử đến độ này thì phải nói rằng Lữ Giang xứng đáng giật giải quán quân.  
 
   Có vẻ như Lữ Giang không hề biết rằng cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng, xâm lăng của thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, mà nền đô hộ Việt Nam trước năm 1945 của thực dân Pháp có thể thực hiện được lại chính là công lớn của Công giáo Việt Nam như Giám mục Puginier đã khẳng định là “không có giáo dân thì người Pháp cũng như những con cua bị bẻ gãy hết càng, không thể ở lại Việt Nam được”.  Pháp trở lại với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của đế quốc Mỹ, không phải để trả lại độc lập và tự do cho Việt Nam vì Việt nam đã lấy lại độc lập và tự do rồi từ ngày 2 tháng 9, năm 1945. Ngày 14 tháng 8, 1945, Tổng Thống Pháp De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu làm Cao Ủy để cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (y replanter notre drapeau).  Và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này.  Còn cuộc chiến hậu Geneva là cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ.  Đây là kết luận của các học giả Tây phương, xét theo những sự kiện lịch sử chứ không xét theo cảm tính phe phái. Lữ Giang viết bậy: Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.  Bằng cách nào mà Nước Việt nam có được độc lập và tự do?  Độc lập và tự do từ trên trời rơi xuống?  Hay do cầu nguyện Đức Mẹ hay Chúa kiểu của giáo dân Việt Nam: “cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày “Chúa ngày“Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay chiến đấu, về B52 để trải thảm bom từ trên thượng tầng không khí, xe tăng, tàu chiến, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, rồi “tháo chạy” [từ của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng], và cuối cùng, Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam?  Nói tóm lại: TẠI SAO CHÚNG TA LẠI THUA?? trong khi chúng ta có nhiều viện trợ hơn CS gấp bội.  Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến? Phải chăng phe Quốc Gia của chúng ta có vấn đề về chính nghĩa, về chủ quyền?  Phải chăng quân dân miền Nam không tích cực chống Cộng?  Hay phải chăng yếu tố quyết định là truyền thống yêu nước của  người dân Việt Nam? Thực ra thì Quốc Gia và Cộng sản bên nào có Chính Nghĩa? Bên nào hợp lòng dân và được dân ủng hộ?  Ý chí và khả năng chiến đấu của binh sĩ hai bên ra sao?  Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo?  Và còn những gì gì nữa?”  
 
   Jean Lacouture viết câu sau đây trong cuốn Vietnam: Between Two Truces, trang 9, có thể giải đáp phần nào cho câu hỏi trên:
 
   Nước Việt Nam mới (do Pháp dựng lên với Bảo Đại làm “Quốc trưởng”) được hơn 30 quốc gia công nhận, và cái quốc gia “ma” đó đã được cung cấp cho mọi thuộc tính hợp pháp…Tuy trên lý thuyết (của Pháp), Việt Minh bị gọi là “quân phiến loạn”, Việt Minh khi đó gồm đa số những người dân yêu nước và trong mắt của quần chúng, Việt Minh tiêu biểu cho tinh thần chống mọi ảnh hưởng, hay đúng hơn mọi chủ nghĩa đế quốc, từ bên ngoài.[1]
 
   Tôi cho chừng đó cũng đã đủ, và xin đi vào mục đích của Lữ Giang khi viết bài Sự Thật Lịch Sử mà tôi đã nêu ở trên.  Lữ Giang nhấn mạnh là Ông Hồ Chí Minh đã cầu viện từ Trung Quốc và Trung Quốc đã viện trợ to lớn cho Việt Nam để chống Pháp.  Nhưng chuyện Trung Quốc và Nga Sô gửi cố vấn giúp Việt Nam và viện trợ quân cụ cho cho Việt Nam để chống Pháp và chống Mỹ là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải thắc mắc.  Đọc Jean Lacouture, Bernard Fall, Stanley Karnow, Peter Mcdonald, Duiker v…v… chúng ta có thể biết rõ là Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu, Nga sô viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu xe vận tải và súng phòng không v..v…  Thí dụ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam mỗi tháng khoảng 20 tấn năm 1951, lên đến 1500 tấn vào mùa xuân 1954 [Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, p. 161: The level of Chinese aid had risen from 10 to 20 tons a month in 1951 to 1,500 tons a month in the spring of 1954], và trong trận Điện Biên Phủ, Moscou đã viện trợ cho Việt Nam xe vận tải và Bắc Kinh viện trợ vũ khí và các huấn luyện viên, ước định vào khoảng 100 sĩ quan [Jean Lacouture in Le Désastre de Dien Bien Phu, Les Collections de L’Histoire: Indochine Vietnam, Paris, 2004, p. 52: La double assistance de Moscou (véhicules) et de Pékin (armes et instructeurs, évalués à une centaine d’officiers], và Tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng bao nhiêu vũ khí hạng nặng: 48 khẩu đại pháo 75 ly; 48 khẩu đại pháo 105 ly của Mỹ chiếm được từ chiến tranh Triều Tiên; 48 súng cối 120 ly; 36 súng phòng không 37 ly; 60 khẩu đại pháo không giật 75 ly; và 4 khẩu Katyusha 12 nòng của Nga có thể phóng ra mỗi lần 12 hỏa tiễn cỡ nhỏ [Peter Mcdonald, The Victor in Viet Nam: Giap, p. 133].  Vậy chuyện Việt Nam nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga sô đâu có phải là chuyện lạ?  Lẽ dĩ nhiên viện trợ chỉ là một yếu tố góp phần cho cuộc chiến thắng của Việt Nam đối với hai đế quốc Pháp và Mỹ.  Nhận viện trợ để chống xâm lăng có thể làm giảm đi cuộc chiến thắng của Việt Nam đối với hai cường quốc Pháp và Mỹ được không,  vậy yếu tố quyết định để Việt Nam chiến thắng trong hai cuộc chiến là gì? Câu hỏi này đến trẻ con trong làng cũng biết chẳng cần đến ông Lữ Giang hay những người phi dân tộc như ông.
 
   Nhưng chúng ta hãy đọc vài tài liệu bình luận về chuyện Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, hi vọng có thể mở mắt Lữ Giang, trong tâm cảnh “Một trong ba thứ tiêu điều nước Nam” của mình và đồng đạo để viết lên câu: “Như chúng tôi đã chứng minh nhiều lần, từ 1946 đến 1949, bị Pháp đuổi, Việt Minh chỉ có bỏ chạy...” và rồi thất vọng vì Việt Nam có viện trợ của Tàu. Nếu Việt Minh cứ tiếp tục bỏ chạy thì có phải là nước ta lại tiếp tục được làm nô lệ cho thực dân Pháp, và Công giáo lại có được công lớn trong nhiệm vụ giúp Pháp để tái lập nền đô hộ trên đất nước, như vậy có phải là tốt cho Công giáo hay không?
 
   Khi Pháp thất trận và họp hội nghị Genève, ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã lên án Trung Quốc là đã viện trợ vũ khí cho Việt Nam.  Giáo sư Mortimer T. Cohen đã châm biếm trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, trang 207, 253:
 
    Dulles không chịu chấp nhận là Việt Nam tự mình thắng trận.  Họ phải có viện trợ từ bên ngoài.  Chắc chắn là họ có rồi – cũng như Pháp.  Hiển nhiên là ý tưởng về công bằng của Dulles và những người thuộc phái hữu là trang bị cho Pháp từ đầu đến chân với những vũ khí hiện đại và hi vọng rằng Việt Minh sẽ chiến đấu với những súng của đầu thế kỷ 19, gươm và giáo.
   Thái độ của Dulles có vẻ như là Mỹ viện trợ quân phí cho Pháp nhiều tỷ đô-la thì được, nhưng những quốc gia Cộng sản viện trợ cho Việt Minh chỉ có một phần nhỏ (so với viện trợ của Mỹ cho Pháp) thì đó là một tội ác và là hành động xâm lăng.[2]

 
      Khi xưa, cả Tướng Navarre của Pháp lẫn Ngoại Trưởng Foster Dulles của Mỹ cũng đều cho rằng Trung Cộng đóng một vai trò tích cực ở Điện Biên Phủ.  Chúng ta hãy đọc lời bình luận của Giáo sư Mortimer T. Cohen về việc này trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, trang 201-202:
 
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 10:54:23 pm »

     [/i]“Ngày 5 tháng 4, 1954, trước ủy ban ngoại vụ của quốc hội, Dulles như cuồng loạn trước sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam và nói đó là một sự can thiệp trực tiếp.   Phản ứng của Mỹ “có thể không chỉ thu hẹp ở Đông Dương”.
     Ông ta đe dọa Trung Quốc với chiến tranh.
     Gốc rễ vấn đề của Dulles là nếu Việt Minh đang đánh bại Pháp, và nước Việt Nam của người Việt Nam - bất cứ nước nào khác lấy quyền gì để vào đó đánh cho Pháp?  Câu trả lời của Dulles là không phải là người Việt đánh bại Pháp mà là người Tàu.  Người Tàu đã xâm lược Việt Nam và Pháp đã chống lại sự xâm lược, giống như Hoa Kỳ đã chống lại sự xâm lược ở Triều Tiên.
     Chỉ có điều là - chẳng có tí sự thực nào trong đó.  Không có Tàu ở Điện Biên Phủ như Dulles đã khẳng định.  Bộ Tổng Tham Mưu của Pháp nói rằng không có một tù binh nào, sống cũng như chết, là Tàu.  Năm 1959, một viên chức Nam Việt Nam – khó có thể là thân Cộng bị tuyên truyền – nói về “lực lượng tối tân và mạnh mẽ của Pháp bị đánh bại bởi những chiến sĩ Việt Nam trang bị yếu kém về vũ khí mà.. chưa từng có sự tiếp tay của quân đội Nga hay Tàu.”
     Pháp, với sự viện trợ của Mỹ lên tới nhiều trăm triệu đô la, bị đá khỏi Đông Dương bởi những dân bản xứ, với quân cụ cung cấp bởi  Trung Quốc và Nga Sô, và Mỹ toan tính can thiệp vì cho là sự tiếp nhận viện trợ của Việt Minh từ các nước khác là một tội ác đối với nhân loại, với nền văn minh Tây phương, và Ki Tô Giáo.
     Tướng Navarre cũng phụ họa luận điệu là Trung Quốc đã can thiệp, cho rằng Trung Quốc không có quyền vào Việt Nam như Pháp.
     Jules Roy tóm tắt thật hay như sau:
      “Những lời tuyên bố của John Foster Dulles và Tướng Navarre về những chuyên viên Trung Quốc đơn giản chỉ là truyền cảm ý muốn bào chữa cho những sự thất bại của họ.” [3][/i]
 
     Tưởng chúng ta cũng nên đọc thêm nhận định của Giáo sư Mortimer T. Chohen trong cuốn From Prologue to Epilogue in Vietnam, N.Y., 1979, p. 206, về chiến thắng Điện Biên Phủ:
 
    [/i] “Điện Biên Phủ là sự diễn đạt tinh thần quốc gia và sự hãnh diện của người Việt về  một biến cố mạnh nhất trong dòng lịch sử của họ.  Có một đứa trẻ nào ở trong làng mà không biết đến những chiến thắng đối với Trung Hoa và Mông Cổ - hai lực lượng quân sự mạnh nhất ở Á Châu?  Những biến cố này và cuộc tranh đấu ngàn năm chống ngoại xâm đã được lồng vào trong văn học, ca nhạc, và châm ngôn của họ. Đối với người Việt, Điện Biên Phủ là một trận chiến khác trong đó họ đã đánh bại quân xâm lược.  Và hầu hết mọi người, bất kể là thuộc tôn giáo, tầng lớp xã hội nào, hoặc phục vụ cho quân đội Pháp, đều hãnh diện vì nó.
     Người Mỹ có hiểu được như vậy không?  Người Mỹ có biết gì về Việt Nam và lịch sử, văn hóa Việt Nam không?  Hoàn toàn không.” [4][/i]
 
   Vậy Lữ Giang và những người chống Cộng cho Chúa có hiểu được như vậy không?  Có biết gì về lịch sử, văn hóa Việt Nam không?  Hoàn toàn không.
 
     Thật ra, chuyện Lữ Giang viết ở trên chỉ là chuyện ruồi bu, vì cốt lõi của vấn đề nằm trong sự nhận định sâu sắc trên của Giáo sư Mortimer T. Cohen: mọi người Việt Nam đều có quyền hãnh diện với chiến thắng Điện Biên Phủ. Đúng vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là của nhân dân Việt Nam, đoạt được bằng sự hi sinh xương máu của người Việt Nam, từ Tướng Tá tới các binh sĩ, từ các dân công cho đến các thường dân. Tất cả những luận bàn trí thức hay không trí thức về vai trò của cố vấn Trung Cộng ở Điện Biên Phủ, hay Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, đối với tôi, đều là không thích hợp (irrelevant).
 
   Trong cuộc chiến ở miền Nam, Mỹ cũng vẫn tiếp tục lên án sự viện trợ của Nga Sô và Trung Quốc cho Bắc Việt, và Bắc Việt tiếp tế cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và không thiếu gì người Việt chống Cộng, có đầu mà không có óc, đã dùng điểm này, phóng đại vài con số, để biện hộ cho sự chiến bại của Mỹ và miền Nam.  Về vấn đề này, Giáo sư Cohen lại viết (Ibid., p. 260):
 
   Nhưng Mỹ làu bàu  về cái nỗi gì?  Bắc Việt tiếp tế cho VC?  Thế thì Mỹ cho Quân Đội Nam Việt Nam cái gì?  Súng hỏa mai??  Từ 1949 về sau, những người Âu Châu ở Việt Nam ta thán và phàn nàn vì kẻ thù đã được tiếp tế vũ khí có cùng phẩm chất như của họ.  Tây phương mơ tưởng đến những ngày huy hoàng xưa kia khi dân bản xứ chống lại họ với cung tên và bị họ bắn tan hoang bởi những súng của hải quân, pháo binh, và súng máy. “Gậy ông đập lưng ông” chỉ là chuyện công bằng. [5]
 
  Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng cho riêng người Việt Nam mà ảnh hưởng của chiến thắng này vang dội trên khắp thế giới.  Đã có không biết bao nhiêu nhà phân tích viết về trận đánh này.  Chúng ta có thể đọc cuốn “Điện Biên Phủ (Cuộc bao vây làm thay đổi thế giới” [Dien Bien Phu (Sieges That Changed the World)”] của Richard Worth, nxb Chelsea House Publications; hay đọc Mark Baker  viết ngày 6 tháng 5 2004 trên http://www.theage.com.au/articles/2004/05/06/1083635278888.html: “Ngày 7 tháng 5, 1954, lực lượng Việt Nam đánh bại những quan thầy thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.  Đó là một trận đánh làm thay đổi bộ mặt chính trị của thế giới và đặt khung cảnh cho cuộc chiến Việt Nam [chống Mỹ]” [On May 7, 1954, Vietnamese guerilla forces defeated their French colonial masters at Dien Bien Phu. It was a battle that changed the political face of the world and set the scene for the Vietnam War.]  và “Điện Biên Phủ là nơi mà hồi chuông báo tử đã vang lên cho chủ nghĩa thuộc địa của Pháp ở Á Châu và là nơi mà màn mở đầu đã được viết lên cho sự nhục nhã của lực lượng quân sự mạnh nhất trên thế giới (Mỹ)” [where the death knell was sounded for French colonialism in Asia, and where the prelude was written to the humiliation of the world's greatest military power. ]
   Sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài phân tích rất dài của Thiếu Tá Mỹ, Harry D. Bloomer, trong bài “Một Phân Tích Về Sự Thảm Bại Của Pháp Ở Điện Biên Phủ” [ Major Harry D. Bloomer, USA: An Analysis Of The French Defeat At Dien Bien Phu] để thấy ảnh hưởng của chiến thắng Diện Biên Phủ trên thế giới như thế nào.  Sau đây là đoạn mở đầu của bài phân tích.
 
   “Ngày 7 tháng 5, 1954, căn cứ quân sự của Pháp ở Điện Biên Phủ thất thủ, tột điểm của một chiến dịch kéo dài 209 ngày.  Trong 54 ngày sau cùng, căn cứ bị thường xuyên tấn công.  Đối với Pháp, Điện Biên Phủ là một cọng rơm đã làm gẫy lưng con lạc đà.  Hai tháng sau, ngày 40 tháng 7, 1954, một cuộc ngưng bắn chính thức đã được điều đình giữa Pháp và Việt Minh ở Genève [Không có phe Quốc Gia].  Hiệp định này chấm dứt 8 năm chiến tranh làm cho hơn 75000 người trong Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp chết.  Cuộc ngưng bắn này không đi quá một cuộc ngưng bắn quân sự, và sự thiếu một sự dàn xếp chính trị đã mở cửa cho cuộc chiến tranh Đông Dương sau [với Mỹ].  Thật ra thì Việt Minh rời hội nghị Genève biết rằng mình đã bị phản bội.  Họ tin rằng Trung Quốc đã cưỡng bách họ phải nhận một sự chia đôi Việt Nam thay vì một Việt Nam thống nhất dưới quyền họ.  Sự chiến thắng ở mặt trận đã mất đi ở hội nghị Genève, Việt Minh biết vậy; tuy nhiên, họ không từ bỏ mục đích thống nhất Việt Nam.
   Việt Minh đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ trong một trận được lập lên cốt tủy là để đánh bại Pháp theo chính kế hoạch dụ địch của Pháp.  Cú “sốc” về sự chiến bại của Pháp đã vang dội trên khắp thế giới Tây phương.  Như Đại Tá William F. Long phát biểu sau cuộc chiến bại của Pháp 12 năm, “Điện Biên Phủ hay DBP đã trở thành một biểu tượng tốc ký của Đông phương đánh bại Tây phương, biểu tượng cho sự chiến thắng của dân tộc chưa phát triển.  Điện Biên Phủ đã đưa đến nhiều hậu quả chính trị nghiêm trọng.  Sự chiến bại của Pháp thật sự dứt khoát là một thảm bại  cho cả Pháp lẫn Mỹ, vì Mỹ, cho đến năm 1954, đã cung cấp 80% chiến phí cho đội quân viễn chinh của Pháp ở Đông Dương.” [6]

 
   Trong tờ Les Collections de L’Histoire: Indochine Vietnam, số 23, Avril-Juin 2004, Paris,  Jean Lacouture có viết một bài dài 7 trang khổ lớn, từ trang 53 đến 59, nhan đề “Cuộc Thảm Bại Điện Biên Phủ”  [Le Désastre de Dien Bien Phu]. Bài Le Désastre de Dien Bien Phu của Jean Lacouture cho chúng ta những nét chính về biến cố Điện Biên Phủ, không có những chi tiết lặt vặt rườm rà, nhưng cũng đủ để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về những hoạt động chính trị và quân sự của Pháp và Mỹ để cuối cùng đưa tới sự thảm bại ở Điện Biên Phủ.  Đối chiếu với những tài liệu tôi đã đọc về Điện Biên Phủ của những tác giả có thể coi như là trung lập, chuyên dựa vào việc phân tích sự việc, tôi thấy bài của Jean Lacouture rất đứng đắn, khó có ai có thể phủ nhận giá trị học thuật của tác giả.  Ở phần cuối bài chúng ta có thể đọc đoạn sau đây của Jean Lacouture:
 
   Tầm quan trọng của sự thảm bại đó là như thế nào?  Đó không chỉ là một thảm bại của người Á Châu giáng lên người Âu Châu, của Cộng sản trên những hệ thống (chính trị) được gọi là “Tây phương”.  Những người Việt Nam, khi xưa là những chiến sĩ bị khinh khi, coi thường, đã khẳng định giá trị quân sự của họ cũng như khả năng kỹ thuật để có thể sử dụng những vủ khí tối tân nhất.  Đó cũng là dấu hiệu của sự cáo chung một đế quốc: trong số những người bảo vệ khi xưa, nay là những tù nhân, có nhiều ngàn người Phi Châu mà các dân tộc ở đó học được rằng những thời đại mà luật lệnh của người Pháp dựa trên sức mạnh và một “quyền” nào đó đã qua rồi. [7]
 
   Viết bài Sự Thật Lịch Sử, Lữ Giang viện một số tài liệu của Tàu nhưng không ghi rõ xuất xứ, và cho rằng, qua những tài liệu đó thì “không có CSTQ không có chiến thắng Điện Biên Phủ, không có Hiệp Định Genève năm 1954 trao một nữa nước Việt Nam cho đảng CSVN“., hàm ý nhờ có Trung Quốc Việt Nam mới tạo được chiến thắng Điện Biên Phủ và mới có Hiệp Định Genève.  Nhưng đây là điều hiển nhiên vì ai cũng biết là không chỉ Trung Quốc mà Nga sô cũng viện trợ cho Việt Nam.  Không có viện trợ từ Trung Quốc và Nga sô, Việt Nam lấy gì mà đánh.  Nhưng những yếu tố nào đã quyết định chiến thắng Điện Biên Phủ?  Nhưng viện trợ vũ khí nói lên được điều gì? Pháp được Mỹ viện trợ gấp bội về vũ khí và máy bay, sao Pháp không thắng?  Và sau này, Mỹ và “đồng minh” Nam Việt Nam cũng vượt trội về mọi mặt về quân số, vũ khí, tàu bay, tàu ngầm v…v… sao không thắng.  Hơn 50 ngàn quân sĩ Việt Nam tham chiến ở Điện Biên Phủ công với cả trăm ngàn dân công  được sử dụng trong trận Điện Biên Phủ, có tên Tàu nào ở trong đó không?  Lữ Giang có biết rằng mình viết ra một câu rất đần hay không. 
 
Nhưng vấn đề là những hạng người như Lữ Giang, Minh Võ, Nhữ Văn Úy v…v…làm sao và bằng cách nào có thể thay đổi được những sự thật lịch sử với hi vọng có thể thay đổi quan điểm của tuyệt đại đa số người dân về ông Hồ Chí Minh, về chiến thắng Điện Biên Phủ, về hai cuộc chiến chống xâm lăng, về sự thống nhất đất nước mà người Cộng sản Việt Nam đã thực hiện được.

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2009, 12:14:37 am »

Bài này chửi nhau cứ như hàng tôm hàng cá ấy nhỉ.

Đề tài ĐBP thì vẫn còn nhiều thứ hay:
- Chuyện "thay đổi cách đánh" trong chiến dịch ĐBP, chiến thuật tiến công trong trận ĐBP nói riêng và trong KCCP nói chung.
- Các phương án giải vây ĐBP của Pháp và Mỹ.
- Ảnh hưởng của ĐBP tới các chiến trường khác.
...

Có lẽ ta lại lôi từng cái lên mà tán cho vui nhỉ Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2009, 12:51:32 am »

Bài này chửi nhau cứ như hàng tôm hàng cá ấy nhỉ.

Nhà bác TCN này thì trước sau vẫn như nhất thôi, cứ cái gì dính đến Đức Ki Tô là lồng lên.  Wink Tuy nhiên bác cũng quảng văn, cung cấp nhiều reference có chất lượng, (tuy trích dẫn rất chi chọn lọc  Grin), đáng hoan nghênh.  Grin
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 04:40:41 pm »

Em có cái này là 1 thắc mắc, không biết hiện nay tài liệu của bên mình có hé mở cho thêm chi tiết gì không...
Trong trận đánh đồi A1 từ ngày 30/3 cho đến ngày 7/5, trục tấn công duy nhất của ta vẫn chỉ là 1 con đường duy nhất từ chân đồi Cháy lên đỉnh đồi A1. Bọn Tây ở đây quen thuộc trục đánh này đến nỗi chúng nó đặt luôn 1 cái tên gọi là "Champs Elysee". Hướng này đánh thẳng vào vị trí mạnh nhất của của bọn nó, chúng nó gọi pháo từ Mường Thanh và Hồng Cúm rất nhanh cho nên chúng nó có thể tổ chức phòng thủ và phản công rất hiệu quả ở đây so với các vị trí khác...  Có khi cái này mới chính là lý do tại sao ta không dứt điểm được A1 chứ không phải cái hầm ngầm (theo em biết cái hầm ngầm này nguyên cũng chỉ là cái hầm rượu vang của nhà viên thanh tra thuế người Pháp ở ĐBP, vì vậy em vẫn ngờ ngợ về vai trò chủ chốt của nó).
Việc vào cuối tháng 3, trung đoàn 174 không dứt điểm được, trung đoàn 102 vào thay, không có thời gian chuẩn bị phải đánh theo chương trình cũ của 174 thì đã rõ. Nhưng tại sao, sau đó, đến tận 7/5,trung đoàn 174 vẫn đánh theo trục duy nhất này? Hay là mình bị "thôi miên" bởi cái hầm ngầm đó?
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 04:47:53 pm »

Theo như cách ta tổ chức dùng bộc phá thì đúng là có ai đó bị ám ảnh trách nhiệm về cái hầm ngầm cực kỳ kiên cố này.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM