Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:02:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367127 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #100 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 08:30:19 am »

Bản báo cáo của Đại tá Hoàng Minh Phương, phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh tại Điện Biên Phủ. Nguồn: Diễn Đàn.

===
Thưa các vị đồng chủ tịch,

Thưa các học giả Trung Quốc, Pháp và Việt Nam,

Thưa tất cả các bạn,

Nửa thế kỷ trước đây, tôi là trợ lý của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ trong quan hệ với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Pháp. Tôi được giao nhiệm vụ này vì biết tiếng Trung Quốc và từng được sang học tập ở Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sân Trung Quốc (Học viện Mác Lênin Bắc Kinh) năm 1949-1950. Điều rất vui mừng đối với tôi tại cuộc hội thảo này là được gặp lại đồng chí Văn Trang, người từng dạy chúng tôi học tiếng Hoa ở căn cứ địa Việt Bắc cách đây hơn 55 năm, nay là Giáo sư ở Trường Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh. Đồng chi Văn Trang sang Việt Nam khoảng cuối năm 1947, công tác ở Nha Hoa kiều vụ trung ương của Việt Nam, về sau là tổ trưởng tổ phiên dịch của Đoàn cố vấn Trung Quốc do đồng chí La Quý Ba lãnh đạo. Xin cho phép tôi được nhiệt liệt chào mừng và cám ơn đồng chí, người thầy, người bạn Trung quốc đã cùng nhân dân Việt Nam đồng cam cộng khổ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhớ lại thời bấy giờ, trong hoàn cảnh bị chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động Tưởng Giới Thạch bao vây bốn phía, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, kiên cường chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ gian khổ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch, chúng tôi đã thực hiện được càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Pháp. Dân quân du kích và bộ đội địa phương ngày một trưởng thành, bộ đội chủ lực không ngừng lớn mạnh. Từ các tiểu đoàn, trung đoàn tập trung ban đầu, đến năm 1949-1950, chúng tôi đã tiến lên xây dựng được các đại đoàn chủ lực.

Tuy nhiên, vũ khí của các đơn vị lúc ấy vừa thiếu vừa không thống nhất, cán bộ chiến sĩ còn thiếu kinh nghiệm tác chiến tập trung, khả năng bảo đảm vật chất của hậu phương cho các chiến dịch lớn còn hạn chế. Trong bối cảnh đó việc Quân giải phóng nhân dân Trung quốc gíải phóng Hoa Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời đã tạo cho cuộc kháng chiến của Việt Nam những điều kiện cực kỳ thuận lợi. Từ chỗ phải hoàn toàn tự lực chiến đấu trong vòng vây chúng tôi bắt đầu nhận được sự viện trợ quốc tế, trước hết là của Đảng, Chính phủ Nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Dựa vào sức mình là chính cộng với sự giúp đỡ về vật chất và kinh nghiệm của Trung quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam đã chuyển sang thời kỳ phản công chiến lược, mở đầu bằng chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.

Tháng 1 năm 1953, qua kinh nghiệm của 3 chiến dịch ở Trung du và Đồng bằng, của 2 chiến dịch Hoà Bình và Tây bắc diễn ra trong 2 năm 1951-1952, hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Narn đã đề ra phương hướng chiến lược cho bộ đội chủ lực là : “ Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời bắt chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán bình lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng ” 1.

Trung ương Đảng lại một lần nữa xác định : “ Phương châm chung của cuộc chiến tranh giải phóng của ta là TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN TỰ LỰC CÁNH SINH vì vậy ta không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh ” 2.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương, sau chiến dịch Thượng Lào thắng lợi mùa xuân năm 1953, các đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam khẩn trương chuẩn bị để thu đông năm 1953, sẽ tiến lên Tây bắc, tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Nà Sản và giải phóng Lai Châu. Nhưng thượng tuần tháng 8-1953, quân Pháp rút toàn bộ binh lực ở Nà Sản về tập trung ở đồng bằng Bắc bộ. Trước tình hình đó, ngày 22 tháng 8 năm 1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng họp hội nghị để nhận định tình hình và bàn chủ trương tác chiến. Lúc bấy giờ đồng chí Vi Quốc Thanh về nước chưa sang, đồng chí La Quý Ba đã tham dự cuộc hội nghị đó.

Tại hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo đề án của Tổng quân ủy nhan đề : “ Tình hình địch ta ở Bắc bộ sau khi địch rút khỏi Nà Sản và chủ trương tác chiến của ta trong thu đông 1953 ”. Báo cáo có đoạn viết : “ Căn cứ vào tình hình địch ta hiện nay ở đồng bằng, vì lực lượng cơ động địch mạnh, công sự kiên cố, vì ta chưa thực hiện được binh lực ưu thế tuyệt đối, lại có những vấn đề chiến thuật mới để ra để giải quyết. Vì vậy hiện nay chưa có điều kiện tác chiến lớn ở đồng bằng. Việc dùng các binh chủng mới như trọng pháo hay XX 3 cũng chưa có lợi mà trái lại dễ làm cho bộ đội nặng nề, khó giữ bí mật, khó vận động nhanh chóng, dễ đi đến bị động ” 4.

“ Địch tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc bộ, ta cần phân tán chủ lực của chúng ra các chiến trường khác. Đó là một chủ trương chính xác Trung ương đã đề ra trước đây và thực tế chúng ta đã phân tán được khá nhiều chủ lực của địch lên Tây bắc và Thượng Lào trong một thời gian ” 5.

Đồng chí La Quý Ba đã phát biểu ý kiến trong hội nghị, biểu thị sự nhất trí với báo cáo của Tổng quân ủy, phân tích thêm âm mưu của địch và nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là phải phá âm mưu tập trung binh lực và bình định đồng bằng của địch để tạo điều kiện tác chiến tương đối lớn. Sau khi đồng chí Vi Quốc Thanh trở lại Việt Nam vào hạ tuần tháng 10-1953 và cung cấp cho Việt Nam toàn văn bản kế hoạch Navarre do tình báo Trung Quốc thu được, Tổng quân uỷ và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam càng có cơ sở để khẳng định và hoàn chỉnh chủ trương tác chiến đã được đề ra từ tháng 8 : Dùng một bộ phận quân chủ lực, phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương, mở các cuộc tiến công lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây nguyên, lấy Tây bắc làm hướng chính nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải phân tán quân cơ động ra đối phó. Khối chủ lực lớn còn lại bí mật giấu quân ở Trung du và cửa ngõ Việt Bắc, sẵn sàng đánh địch tiến công vào hậu phương ta hoặc cơ động đi hướng khác khi tình hình đòi hỏi.

Ngày 20 tháng 11 năm 1953. sau khi phát hiện chủ lực Quân đội Việt Nam tiến lên Tây bắc, Navarre cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Ngày 26-11 đoàn cán bộ đi trước của Tiền phương Bộ Tổng tư lệnh do thiếu tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái dẫn đầu lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi có Phó đoàn trướng - Tham mưu trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Mai Gia Sinh, một số cán bộ và cố vấn tham mưu, chính trị, cung cấp. Tôi cũng được phân công đi trước trong đoàn này.

Ngày 30-11-1953, Đoàn đến Nà Sản, chủ trương dừng lại một ngày để nghiên cứu tập đoàn cứ điểm mà địch vừa rút bỏ hồi tháng 8. Ngày 6-12-1953, Đoàn đến Sở chỉ huy đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ ở hang Thẩm Púa.

Đoàn dành 3 ngày để nắm tình hình địch và địa hình Điện Biên Phủ, chỉ đạo Đại đoàn 316 đánh địch ở Lai Châu đang rút chạy, lệnh cho Đại đoàn 308 nhanh chóng bao vây Điện Biên Phủ, chỉ đạo bộ đội công binh gấp rút mở rộng đường Tuần Giáo đi Mường Thanh để xe kéo pháo và xe vận tải có thể vào sát chiến trường.

Lúc này, căn cứ vào báo cáo và bản vẽ của các mũi trinh sát tiền phương và các đơn vị thuộc trung đoàn 148 đã bám sát và đánh địch từ đầu, kết hợp với tin trinh sát kỹ thuật, ta đã nắm được tương đối cụ thể địa hình và các vị trí đóng quân của địch. Hơn nửa tháng sau khi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, binh lực chúng đã lên đến 9 tiểu đoàn. Chúng đã san bằng thị trấn Mường Thanh để xây dựng Sở chỉ huy và trận địa pháo. Tuy nhiên, phần lớn công sự còn làm theo kiểu dã chiến, phòng ngự địch ở phía tây còn nhiều sơ hở. Anh em báo cáo : Một chiến sĩ trinh sát có lần vào gần sân bay lấy đồ tiếp tế và phục bắt tù binh, đến sáng không ra được, đã giấu minh trong đống dù, nằm ăn đồ hộp và ngủ cả ngày mà địch không hề hay biết !

Ngày 9-12-1953, căn cứ vào tình hình địch và địa hình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, cố vấn Mai Gia Sinh cùng một số cán bộ và cố vấn tham mưu bàn cách đánh. Tôi phiên dịch cho cả hai bên. Có hai phương án được đề ra :

- Một là : Dùng toàn bộ lực tượng bộ binh dưới sự yểm trợ của pháo binh và cao xạ, nhiều hướng cùng một lúc tiến công vào tập đoàn cứ điểm, hướng chính thọc sâu vào Sở chỉ huy, giống như một lưỡi gươm đâm thẳng vào tim, tạo nên sự rối loạn ở trung tâm phòng ngự địch ngay từ đầu rồi từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào tiêu diệt địch trong thời gian tương đối ngắn.

- Hai là : Bao vây địch dài ngày rồi đánh dần từng bước một, lần lượt tiến công từng trung tâm đề kháng bằng nhiều trận công kiên kế tiếp, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch.

Cố vấn Mai Gia Sinh gọi cách đánh thứ nhất là “chiến thuật moi tim” (oa tâm trạng chiến thuật), cách đánh thứ hai là “chiến thuật bóc vỏ” (bóc bì chiến thuật). Ông phân tích : “ Năm ngoái đánh Nà Sản ta dùng “chiến thuật bóc vỏ” lần lượt đánh từng vị trí, lại không có trọng pháo tầm xa để chế áp pháo binh và Sở chỉ huy địch, nên chúng tập trung được toàn bộ hoả lực của tập đoàn cứ điểm chi viện cho từng vị trí bị tiến công. Ta thương vong nhiều mà không dứt điểm được. Mà có dứt điểm thì cũng không giữ được như vị trí Pú Hồng. Ở Điện Biên Phủ hiện nay, địch còn trong trạng thái tạm thời phòng ngự, công sự chưa vững chắc, lại có nhiều sơ hở ở phía tây. Ta nên tranh thủ đánh sớm, đánh nhanh bằng sức mạnh mới của của bộ pháo hiệp đồng, dùng “chiến thuật moi tim” để tiêu diệt dịch. Nếu không đánh sớm, địch tăng thêm binh lực. củng cố công sự và hoàn chỉnh thế bố phòng thì e sẽ gặp khó khăn ”.

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2009, 08:33:26 am gửi bởi altus » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #101 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 08:31:15 am »

Thiếu tướng Hoàng Văn Thái đặt vấn đề : “ Làm thế nào để đưa pháo vào trận địa khi ta chủ trương đánh sớm, đánh nhanh mà chưa kịp làm đường cho xe kéo pháo ? Làm thế nào để hạn chế tác dụng của máy bay, pháo binh, giảrn bớt thương vong khi ta đánh liên tục cả ban ngày ? ”.

Mai cố vấn giải đáp : “ Sau khi hoàn thành mở rộng đường Tuần Giáo - Mường Thanh, ta chỉ cần đốn cây, phát cỏ rồi dùng sức người kéo pháo vào trận địa. Việc này chúng tôi đã từng làm, tuy có khó khăn vất vả nhưng sẽ tạo được bất ngờ lớn. Về việc đối phó với máy bay và pháo địch, ta có khả năng làm được : trận đánh sẽ bắt đầu bằng một trận pháo cấp tập dữ dội, làm cho pháo địch và máy bay thường trực ở sân bay bị tổn thất nặng ngay từ đầu. Tiếp đó là các mũi đột kích của bộ binh thọc sâu vào chia cắt đội hình, mũi chủ yếu đánh vào Sở chỉ huy theo kiểu “nở hoa trong lòng địch” (tâm trung khai hoa). Ta làm được như vậy thi các trận đánh ban ngày sẽ diễn ra trong trạng thái địch ta xen kẽ. Máy bay và pháo địch không dễ dàng bắn trúng đội hình chiến đấu của ta mà không gây thương vong cho quân của chúng. Tôi được thông báo là các tiểu đoàn pháo cao xạ của Liên Xô viện trợ và đưa qua Trung Quốc huấn luyện đã tiến bộ khá nhanh. Trước khi về nước, cán bộ và chiến si đã nắm vững chiến thuật và kỹ thuật. Đây là một lực lượng đáng tin cậy để hạn chế hoạt động của không quân địch ”.

Sau khi cân nhắc thuận lợi và khó khăn về cách đánh cũng như về khả năng bảo đảm hậu cần, hai ông nhất trí chọn phương án đánh nhanh thắng nhanh để chuẩn bị báo cáo với Đại tướng Tổng tư lệnh và Trưởng đoàn cố vấn.

Trong lúc đó thì ở hậu phương, ngày 6 tháng 12 năm 1953, hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, sau khi hạ quyết tâm tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đã thông qua “ Phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 ” của Tổng quân uỷ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày. Phương án tác chiến có đoạn viết :

“ Về thời gian : …Sau khi đợt chiến đấu đầu tiên kết thúc vào khoáng cuối tháng 1-1954, bộ đội sẽ chấn chỉnh độ 20 ngày, đồng thời đợi tập trung binh lực cho đầy đủ rồi có thể bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày nhưng còn tuỳ tình hình thay đổi cũng có thể rút ngắn hơn.

…Chiến dịch có thể kết thúc vào khoáng đầu tháng 4-1954 sau đó đại bộ phận chủ lực sẽ rút về và một bộ phận sẽ còn phải ở lại tiếp tục phát triển sang Thượng Lào và uy hiếp địch về phía Luông Prabang ” 6.

Ngày 5-1-1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi có Cục trưởng Cục tác chiến Trần Văn Quang, Cục trưởng và cố vấn một số cục khác.

Sáng 12-1-1954 Đoàn đến Tuần Giáo. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái từ Sở chỉ huy ra đón, tranh thủ báo cáo tình hình và phương án “ đánh nhanh, thắng nhanh ” đã bàn với Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm và Chủ nhiệm cung cấp Bằng Gìang. Thấy phương án này trái hẳn với dự kiến của Tổng Quân uỷ trình lên Bộ chính trị ngày 6-12-1953, Đại tướng vào ngay Sở chỉ huy Thẩm Púa, triệu tập hội nghi đảng uỷ. Ngoài các đảng ủy viên, còn có Chánh văn phòng đảng uỷ Nguyễn Văn Hiếu được phép dự họp để ghi biên bản. Ông Hiếu kể lại : “ Trong cuộc họp, tất cả các Đảng uỷ viên đều nhất trí chọn phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”. Mọi người cho rằng quân ta đang sung sức quyết tâm chiến đấu rất cao. Lại có trọng pháo và cao xạ lần đầu xuất trận. Ta có thể tạo bất ngờ và đánh thắng Nếu không đánh sớm, để tập đoàn cứ điểm được tăng cường quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông Xuân này. Đánh dài ngày sẽ rất khó giải quyết vấn đề tiếp tế. Tại khu vực Điện Biên Phủ mỗi ngây tiêu thụ gần 50 tấn gạo. Nếu tính từ Sơn La trở lên, bình quân phảì có 90 tấn gạo/ngày cho cả bộ đội và dân công. Địch sẽ tăng cường đánh phá đường tiếp tế vận chuyển của ta. Nếu chiến dịch kéo dài thì không thể có đủ gạo ăn mà đánh. Về tư tưởng bộ đội vốn thích về đánh ở đồng bằng nay đã thông suốt hăng hái quyết tâm ; nhưng nếu ở chiến trường rừng núi quá lâu ăn uống kham khổ, bênh tật phát sinh thì cả thể lực cũng như ý chỉ đều có thể dần dần giảm sút…”.

Đại tướng không nhất trí với những ý kiến đó, sang bàn với Trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh, hy vọng sẽ có sự đồng tình. Đại tướng nói : “ Trước khi lên đây, tôi và đồng chí đã dự kiến chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ được thực hành bằng cách đánh dần từng bước khoảng 45 ngày, nay các đồng chí Thái và Mai lên trước lại chủ trưởng đánh sớm đánh nhanh. Tôi thấy phương án này không ổn. Đồng chí suy nghĩ gì về phương án đó ? ”. Vi đoàn trưởng nói : “ Tôi đã gặp đồng chí Mai Gia Sinh và các cố vấn cùng đi chuấn bị chìến trường với cán bộ Việt Nam, trong đó có một ngày dừng lại ở Nà Sản để nghiên cứu kỹ tập đoàn cứ điểm mà quân Pháp vừa rút bỏ. Qua bài học Nà Sản, tất cả đều nhất trí là ở Điện Biên Phủ lần này ta nên tranh thủ đánh sớm đánh nhanh và có nhiều khả năng đánh thắng ”. “… Chúng ta đều vừa mới đến chiến trường, hai đồng chí Thái và Mai thì đã lên đầy từ hơn một tháng. Đảng ủy và cán bộ đều nhất trí, quyết tâm, ta chưa đủ căn cứ để phản đối phương án của các đồng chí ấy. Cũng cần cân nhắc là nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thi không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ ”.

Tuy vẫn không tin vào phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhưng Đại tướng tự thấy mình chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án đã được đa số trong đảng ủy và tất cả cố vấn đổng tình. Cũng không còn thời gian xin ỷ kiến của Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị, vì không thể trao đổi vấn đề tuyệt mật ấy qua điện đài  viết thư cho cán bộ cầm về rồi cầm thư trả lời lên thì không thể kịp, Đại tướng đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ vào ngày 14-1, để kịp triển khai công tác chuẩn bị. Đại tướng chỉ thị cho Cục quân báo theo dõi sát tình hình địch bằng cả trinh sát mặt đất và trinh sát kỹ thuật chú ý hướng tây và hướng bắc, báo cáo với Đại tướng mỗi ngày ba lần, không kể khi có tin đặc biệt. Đại tướng trao đổi riêng những suy nghĩ của mình với Chánh văn phòng Nguyễn Văn Hiếu, cho rằng đánh như vậy là mạo hiểm, dặn là biết vậy để giúp theo dõi, không được nói với bất cứ ai.

Ngày 14-1-1954, phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” và nhiệm vụ của các đơn vị, các binh chủng được phổ biến trên một sa bàn lớn ở hang Thẩm Púa. Thời gian tác chiến dự kiến là 3 đêm 2 ngày, ngày nổ súng 20-1-1954. Không khí hội nghị phấn khởi và tin tưởng. Chỉ huy các Đại đoàn đều biểu thị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Không một ai có ý kiến khác.

Khi kết luận hội nghị để chuẩn bị tư tưởng phần nào cho cán bộ, Đại tướng nói : “ Hiện nay tình hình địch chưa có triệu chứng thay đổi lớn. Chúng ta cần hết sức chú ý theo dõi ý đồ và hành động của chúng để một khi tình hình thay đổi thì kịp thời xử trí ”.

Sau hội nghị, theo báo cáo của Cục quân báo, binh lực địch ở Điện Biên Phủ đã từ 9 tiểu đoàn tăng lên 11 tiểu đoàn. Hàng ngày máy bay địch, kể cả máy bay C119 do phi công Mỹ lái tiếp tục vận chuyển và thả dù hàng trăm tấn lương thực vũ khí, đạn dược, dây kẽm gai và cọc sắt xuống sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm. Đồi Độc lập lúc đầu chỉ là một cứ điểm tiền tiêu nay đã trở thành một trung tâm đề kháng vững chắc. Cụm cứ điểm Him Lam được tăng cường.

Đêm 17 rạng ngày 18-1-1954, Sở chỉ huy chiến dịch từ cây số 15 chuyển vào ngang cây số 62, trong một khu rừng thuộc bản Nà Tấu. Các thành viên Bộ Chỉ huy chiến dịch chia nhau đi kiểm tra đôn đốc các đơn vị : Việc làm đường kéo pháo từ cửa rừng Nà Nham qua núi Pha Song cao 1.150m, xuống Bản Tố tới Bản Nghịu (tây bắc Điện Biên Phủ) dài 15 km, rộng 3m, đã được hoàn thành sớm hơn dự kiến. Nhưng việc kéo pháo phải kéo dài. Phải dùng hàng trăm người kết hợp với tời kéo dần từng khẩu nặng hàng tấn, qua những đoạn có dốc cao vực thẳm, trung bình mỗi giờ chỉ nhích được từ 150 đến 200m. Đến ngày 19-1, pháo vẫn chưa vào tới vị trí.

Ngày nổ súng được hoãn đến 25-1-1954.

Ngày 20-1, Cục Quân báo báo cáo tiếp : Sau khi củng cố hệ thống phòng ngự trên các ngọn đồi phía đông, địch đóng thêm một số vị trí ở phía tây bắc Mường Thanh. Có khả năng hình thành một trung tâm đề kháng mạnh ở đây. Địch ráo riết củng cố công sự và hệ thống vật cản. Chung quanh các cứ điểm đều cố bãi mìn dày đặc, kết hợp với nhiều hàng rào kẽm gai rộng từ 50 đến 70m, có nơi rộng đến gần 200m. Đặc biệt, trinh sát phát hiện một loại súng trọng liên 4 nòng đặt gần sở chỉ huy của De Castries có thể quay bắn về nhiều hướng.

Sáng 23-1, sau khi kiểm tra tình hình chuẩn bi chiến đấu của Đại đoàn 312 qua điện thoại, nghe Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo địch đã tăng cường công sự, có thêm loại dây thép gai bùng nhùng 7 đơn vị phải đột phá liên tục 3 phòng tuyến của địch mới vào được trung tâm tập đoàn cứ điểm, tuy có khó khăn nhưng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đại tướng cho gọi Cục phó Cục Quân báo Cao Pha sang và chỉ thị : “ Địch đã tăng cường lực lượng công sự và vật cản, mà ta thì chưa hiểu rõ cách bố trí phòng ngự bên trong của chúng ở nam sân bay và Mường Thanh. Sắp tớỉ Đại đoàn 312 từ phía bắc sẽ phải đánh một mạch tử đồi Độc Lập, vị trí 105, Căng Nă qua sân bay vào tới trung tâm. Tôi lo là anh em sẽ thương vong nhiều và khó hoàn thành nhiệm vụ. Cậu phải xuống cùng đi theo mũi của 312. Đi đến đâu, đánh đến chỗ nào, cậu nắm ngay tình địch, chú ý khai thác tù binh và báo cáo về ngay ”.

Chiều 23-1, Cục phó Cục bảo vệ được cử làm phái viên theo dõi việc kéo pháo vào trận địa phía tây bắc sân bay, đề nghị gặp Đại tướng qua điện thoại. Cục phó Phạm Kiệt nói : “ Pháo của ta đều bố trí trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc không quân đánh phá thì khó tránh khỏi tổn thất. Một số pháo vẫn chưa vào vị trí. Đề nghị anh cân nhắc ”. Sau này Đại tướng cho biết : sự phát triển của tình hình địch và lời của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn đã làm cho Đại tướng suy nghĩ rất nhiều. Qua ý kiến của Cục phó Phạm Kiệt, người duy nhất phát hiện khó khăn, Đại tướng càng thấy là không thể mạo hiểm đánh theo kế hoạch đã đề ra.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #102 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 08:31:44 am »

Ngày 24-1 một chiến sĩ ta bị địch bắt. Qua tin trinh sát kỹ thuật, biết chúng đã nắm được thời gian ta nổ súng là 17 giờ ngây 25-1-1954, Đại tướng quyết định hoãn giờ nổ súng thêm 24 tiếng.

Tảng sáng 26-1, liên lạc xuống gọi tôi lên gặp Đại tướng gấp. Ông đang ngồi nghiên cứu tình hình qua tấm bán đồ trải trên bàn nứa, đầu quấn đầy lá ngải cứu.

Tôi ngạc nhiên hỏi : “ Anh nhức đầu hay sao mà đắp ngải cứu nhiều như thế ? ”. Đại tướng thân mật đáp : “ Mười một ngày qua mình suy nghĩ rất nhiều và suốt đêm qua không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu nhưng những yếu tố thắng lợi thì ta chưa hoàn toàn nắm chắc. Cậu sang báo với đồng chí Vi là tôi có việc cần bàn gấp sáng nay ”.

Tôi dịch cho Đại tướng trong cuộc trao đổi ý kiến với Đoàn trưởng Vi Quốc Thanh. Gặp Đại tướng, Vi đoàn trưởng ngạc nhiên nhin nắm lá ngải cứu trên đầu, ân cần hỏi thăm tình hình sức khoẻ rồi nói :

- Trận đánh sắp bắt đầu, đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình mới nhất ra sao ?

- Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí. Qua 11 ngày đêm theo dõi sát tình hình, tôi thấy địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà trở thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch đã định. Có ba khó khăn lớn mà bộ đội Việt Nam không thể vượt qua :

Một là : Các đơn vị chủ lực của chúng tôi cho đến nay chỉ mới có khả năng cao nhất là tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch tăng cường trong công sự vững chắc. Chưa có khả năng, trong một thời gian ngắn, tiêu diệt cả chục tiểu đoàn địch phòng ngự trong tập đoàn cứ điểm. Ở Nà Sản cuối năm 1952, một trung đoàn đánh một tiểu đoàn địch trong công sự dã chiến mà chưa thành công. Nay địch có 49 cứ điểm, binh lực hoả lực mạnh hơn, có công sự vững chắc và hệ thống vật cản dầy đặc, lại càng không thắng được, mặc dù một năm qua bộ đội có nhiều tiến bộ.

Hai là : trong trận này ta có thêm lựu pháo và pháo cao xạ đã được các đồng chí Trung Quốc giúp huấn luyện, có kết quả tốt, nhưng bộ pháo hiệp đồng quy mô lớn mới là lần đầu. lại chưa qua diễn tập. Cán bộ còn lúng túng trong việc chỉ huy. Có Trung đoàn trưởng đã đề nghị trả bớt hoả lực trợ chiến về cho Bộ !

Ba là : Như đồng chí đã biết, không quân Pháp mạnh hơn không quân Tưởng Giới Thạch khi các đồng chí tiến hành chiến tranh giải phóng. Nay lại có không quân Mỹ tăng cường. Bộ đội chúng tôi lâu nay mới quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu để hạn chế chỗ mạnh của địch về không quân và pháo binh. Nay phải chiến đấu liên tục trong 3 đêm 2 ngày với kẻ địch có ưu thể về máy bay, pháo và xe tăng trên địa hình trống trải nhất là trên cánh đồng Mường Thanh khá rộng, thì rất khó tránh thương vong, khó hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả những khó khăn này ta đều chưa bàn kỹ cách giải quyết, chỉ mới dựa vào khả năng cấp tập hoả lực để tiêu diệt pháo và máy bay địch trong đêm đánh đầu tiên. Ngày 12-1, khi thấy đa số tán thành phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, tôi không tán thành và đã nói với đổng chí. Nhưng đồng chí cũng như tôi là những người vừa mới đến chiến trường, chỉ mới nghe báo cáo, chưa nắm chắc được tình hình, nên chưa tiện bác bỏ ý kiến của các đồng chí đã lên trước hơn một tháng. Đến nay, tình hình đã khác. Tôi đã cử cán bộ trực tiếp đi kiểm tra các trận địa pháo, phần lớn đều nằm ở nơi trống trải. Nếu trong đêm đầu ta không diệt được pháo địch, ban ngày địch dùng không quân oanh tạc, dùng pháo binh bắn phá, dùng bộ binh và xe tăng phản kích thì không có đường và xe kéo, pháo ta sẽ rút đi đâu ?

Nói tóm lại : Theo tôi, nếu đánh theo kế hoạch cũ thì thất bại. Trung ương Đảng chúng tôi từng nhắc nhở : “ Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên chỉ được thắng không dược bại, vì bại thì hết vốn ”. Qua 8 năm kháng chiến chúng tôi mới xây dựng được 6 Đại đoàn bộ binh chủ lực, rnà phần lớn đều có mặt trong chiến dịch này...

Vi đoàn trưởng suy nghĩ một lúc rồi hỏi :

- Vậy theo ý Võ Tổng thi nên xử trí như thế nào ?

- Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công chiều hôm nay ; kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết. Chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”. Thời gian chiến dịch kéo dài, khó khăn sẽ không ít, nhất là về mặt tiếp tế. Nhưng tôi tin tưởng vững chắc rằng, với sự cố gắng của cán bộ và chiến sĩ, sự chi viện của toàn Đảng, toàn dân ở hậu phương, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí cố vấn, chiến địch này nhất định thắng !

Sau lát giây suy nghĩ, Vi đoàn trưởng nói :

- Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ đả thông tư tưởng cho các đồng chí trong đoàn cố vấn. Võ Tổng đả thông tư tưởng cho cán bộ Việt Nam.

- Thời gian gấp. Tôi cần họp ngay đảng uỷ để quyết định. Tôi đã có dự kiến cho Đại đoàn 308 tiến về hướng Luông Prabang cố ý bộc lộ lực lượng chừng nào để kéo không quân địch về hướng đó, không để chúng gây khó khăn khi ta lui quân và kéo pháo ra.

Cuộc trao đổi giữa hai người diễn ra hơn nửa tiếng.

Hơn nửa giờ sau, các ủy viên đảng ủy mặt trận đã có mặt đủ ở Sở chỉ huy. Đại tướng trình bày những suy nghĩ từ lâu về cách đánh tập đoàn cứ điểm, về 3 khó khăn chưa thể vượt qua như đã nói với cố vấn Vi Quốc Thanh, rồi tóm lại : Ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.

Mọi người im lặng mặt lúc.

Qua hơn 2 giờ thảo luận sôi nổi và căng thẳng, cuối cùng Đảng uỷ mới nhất trí với ý kiến của Đại tướng.

Đại tướng kết luận :

“ Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là : “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm chiến dịch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn mặt trận lui về vị trí tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm chấp hành triệt để mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới ”.

Lúc đó là 11 giờ trưa ngày 26-1-1954. Sau đó Đại tướng nói với thiếu tướng Hoàng Văn Thái : “ Tôi sẽ ra lệnh cho pháo binh và giao nhíệm vụ mới cho 308. Anh ra lệnh cho các đơn vị còn lại ”.

Sau khi gọi điện thoại cho pháo binh, ra lệnh kéo pháo ra từ ngay chiều hôm đó, đến 14 giờ 30, Đại tướng mới liên lạc được qua điện thoại với Đại đoàn trưởng đại đoàn 308 Vương Thừa Vũ :

- Chú ý nhận lệnh : Tình hình thay đổi. Đại đoàn đồng chí có nhiệm vụ tiến quân ngay chiều nay về hướng Luông Prabang. Gặp địch dọc đường, tuỳ điều kiện cụ thể mà tiêu diệt. Giữ vững lực lượng có lệnh trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến đỉện. Khi được hỏi mới trả lời.

- Rõ. Xin chỉ thị về sử dụng binh lực ?

- Toàn quyền quyết định : từ một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn. Hậu cần tự giải quyết. Đúng 16 giờ 26-1 xuất phát.

- Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh !

Ngay chiều hôm đó, Đại tướng đã viết thư hoả tốc cho cán bộ cầm về báo cáo với Bác và Ban Thường vụ Trung ương.

Đêm 30 rạng 31-1-1954, Sở chỉ huy chiến dịch chuyển vào khu vực Mường Phăng, trước Tết Nguyên đán 3 ngày.

Sáng mồng 1 tết (3-2-1954) Đại tướng sang lán Đoàn trưởng Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố vấn và báo tin thắng lợi trận các chiến trường. Đây là lần thứ tư, vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam, các cố vấn Trung Quốc phải tiếp tục ăn một cái Tết xa Tổ quốc, xa gia đình. Và lần này ở ngay mặt trận.

Vi đoàn trưởng vui vẻ chúc mừng năm mới và những thắng lợi mới của quân và dân ta. Ông cho biết : Sau khi được phân tích đầy đủ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn ở cơ quan và đơn vị đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Mọi người đều bày tỏ quyết tâm đồng cam cộng khổ, đem hết trí tuệ và năng lực giúp bộ đội Việt Nam giảnh toàn thắng. Ông đã đề nghị Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc gửi gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa và chiến đấu đường hầm kể cả cuốn truyện Thượng Cam Lĩnh để bộ đội Việt Nam tham khảo.

Trong quá trình chuẩn bị chiến địch theo phương châm mới, đoàn trưởng Vi Quốc Thanh đã trực tiếp giới thiệu cách xây dựng trận địa tiến công và bao vây cho cán bộ Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong chiến dịch Hoài Hải và của Quân chí nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên. Tôi phiên dịch cho đoàn trưởng Vi trong các buổi giới thiệu đó. Phó đoàn trưởng Mai Gia Sinh đã hướng dẫn công binh Việt Nam xây dựng trận địa mẫu để cán bộ các đơn vị tham quan học tập. Cố vấn các đơn vị đã hướng dẫn cụ thể cho cán bộ Việt nam ở thực địa, nên việc làm đường và xây dựng trận địa cho bộ binh, pháo binh, cao xạ được tiến hành thuận lợi.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ở các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cũng như ở các binh chủng, các đơn vị chiến đấu, trước cũng nhu sau khi thay đổi phương châm chiến dịch, các cố vấn quân sụ Trung Quốc đã giúp bộ đội Việt Nam một cách chân thành, tích cực, tận tình, không nề hà hiểm nguy gian khổ.

Mao chủ tịch từng chỉ thị cho lãnh đạo đoàn cố vấn : “ Thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là ké thù của nhân dân Trung Quốc, là kẻ thù chung của nhân dân hai nước. Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp xâm lược, khôi phục hoà bình, đó là sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đánh bại và đuổi thực dân Pháp xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam, cũng tức là vùng biên cương phía nam của Trung Quốc thoát khỏi tình trạng bị thực dân xâm lược Pháp uy hiếp, đó là sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Trung Quốc ”. Thấm nhuần lời dạy đầy tinh thần quốc tế cao cả đó của Mao Chủ tịch, các cố vấn Trung Quốc đã coi sự nghiệp cách mạng Việt Nam như sự nghiệp của chính mình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cán bộ và chiên sĩ Việt nam.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những ấn tượng tốt đẹp đó không hề phai nhạt trong ký ức cán bộ chiến sĩ Việt nam thời ấy. Tôi là người chứng kiến mối quan hệ giữa các vị lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc từ khi Đoàn sang Việt Nam tháng 8-1950 cho đến khi Đoàn hoàn thành nhiệm vụ về nước đầu năm 1956, ấn tượng đó trong tôi lại càng sâu sắc.

Tôi nhớ mãi lời dặn dò của Hồ Chủ tịch ngày 12 tháng 9 năm 1950 tại Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh trong chiến địch Biên giới :

“ Chú đi với Đoàn cố vấn... Sau mấy chục năm chiến tranh, nay Cách mạng Trung Quốc thành công, đáng ra các đồng chí ấy có quyền nghỉ ngơi một thời gian để hưởng thành quả cách mạng, đoàn tụ gia đình. Song vì tinh thần quốc tế cao cả, các đồng chí sang giúp ta, cán bộ ta phải biết rõ điều đó mà cố gắng học hỏi và quan tâm săn sóc ”.

Cán bộ Việt Nam đã cố gắng làm theo lời Hồ chủ tịch, chân thành học tập và biết ơn các cố vấn, thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt - Trung.

Năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mời Thượng tướng Vỉ Quốc Thanh và gia đình sang thăm Việt Nam. Ông đã tặng Đại tướng một bức trướng có chim ưng và dòng chữ “ Đông Phong nghênh khải hoàn ”. Ông nói : “ Những năm ở Việt Nam là thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi ”.

Đại tướng và tướng Vi Quốc Thanh cùng hai gia đình đã đi thăm Vịnh Hạ Long và Hải Phòng. Phó Tổng tham mưu trường Hoàng Văn Thái đã cùng tướng Vi Quốc Thanh và gia đình về thăm Điện Biên Phủ. Tôi đã cùng đi trên cương vị Trưởng phòng Ngoại vụ Bộ Quốc phòng.

Quan hệ giữa các bạn chiến đấu cũ ngây càng thắm thiết. Mỗi lẩn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc hay Liên Xô, khi qua Nam Ninh đều ghé thăm Thượng tướng Vi Quốc Thanh, qua Bắc Kinh ghé thăm Đại tướng Trần Canh, người được Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cử sang Việt Nam tham gia chỉ đạo chiến dịch Biên giới thành công theo lời mời của Hồ chủ tịch.

Tình hữu nghị Việt - Trung đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công vun đắp. Tôi tin tưởng rằng, với sự cố gắng của lãnh đạo và nhân dân hai nước, tình hữu nghị ấy sẽ mãi mãi xanh tươi, bền vững đời đời.

Bắc Kinh, ngày 19-4-2004
HOÀNG MINH PHƯƠNG



1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp : Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, trang 85.

2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp : Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, trang 86.

3 Mật danh của pháo cao xạ 37 ly.

4 Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội, 2004, trang 59.

5 Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội, 2004, trang 61.

6 Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội, 2004, trang 209.

7 Loại được cuộn thành vòng tròn theo kiểu lò xo, đường kính khoảng 50 cm, được vây quanh cứ điểm xen kẽ với các loại dây thép gai hình mái nhà hoặc cũi lớn để ngăn cản bộ đội Việt Nam mở cửa đột phá.
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #103 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 10:11:35 am »

Bằng chứng, lập luận của phía Trung Quốc

1.   Nhiều chỗ trong cuốn “GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC  ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP” nhắc đến bức điện của Quân ủy TW Trung Quốc gửi Vi Quốc Thanh, chỉ đạo về việc thay đổi cách đánh. Tuy nhiên bức điện này mãi đến 27/1 mới tới tay Vi Quốc Thanh.

2.   Một số tài liệu khác của Trung quốc, chẳng hạn như theo bài báo của Chen Jian: "China and the First Indochina War: 1950-1954," China Quarterly, 1993, đề cập đến một bức điện khác của Quân ủy TW Trung quốc, gửi cho Vi Quốc Thanh từ ngày 24/1, đã nói tới việc phải thay đổi phương thức, từ tấn công ào ạt nhiều hướng sang chia cắt, bao vây, đánh địch từng bước. Phía Việt Nam dường như không thấy có phản bác nào về việc này.  Bản tóm tắt cuộc hội thảo năm 2004 của Pierre Journoud cũng đề cập tới bức điện này, tuy nhiên đưa ngày tháng là 21/01.
Theo bài viết của ông Journoud, thì những sự kiện phía đoàn cố vấn Trung Quốc nó như thế này:

-21/1: Vi Quốc Thanh gửi bức điện đầu tiên cho Quân ủy TW TQ nói đến những khó khăn của ta để kéo pháo vào và đề nghị lùi ngày tấn công sang ngày 26.

-21/1: cùng ngày, ông Vi cũng nhận được điện trả lời của Quân ủy TW "yêu cầu không xử dụng lực lượng chính quy trong 1 cuộc tổng tấn công đồng loạt vào tất cả các cứ điểm, mà phải đánh từng cứ điểm sau khi đã kỹ càng bao vây địch".

-24/1: ông Vi gửi 1 bức điện mới vẫn báo cáo về tình hình kéo pháo vào khó khăn, với toàn bộ đại đoàn 312 tập trung vào việc này.

-24/1: Quân ủy TW TQ, cũng trả lời Vi yêu cầu chú ý nhiều hơn đến giải pháp "tiêu diệt từ từ hệ thống phòng thủ của địch, từng vị trí một, từng tiểu đoàn một". Nhưng bức điện này ông Vi chỉ nhận được ngày 27/1, tức là sau khi ông Vi chấp nhận chiến thuật mới của tướng Giáp.


Vài suy nghĩ của em:
1- Bức điện của Quân ủy TW cho ông Vi ngày 21 có lẽ là bằng chứng chính của bọn tàu để chứng minh vai trò "chủ động" của bọn nó trong quyết định thay đổi chiến lược. Nếu ý tưởng bộc phát ra từ ông Vi Quốc Thanh thì khả thi hơn vì ông này ở tại chỗ, cũng thấy những khó khăn thực tế, nhưng đằng này ông ta vẫn chỉ yêu cầu thay đổi ngày tấn công. Cho nên lúc này nó mới chỉ là ý tưởng kiểu "brain-storming" chứ chưa phải là 1 quyết định nhất trí phía TQ.

2-Trừ khi có thêm tài liệu mới, hiện nay giả thuyết của em qua những gì em biết là như thế này: ông Vi khi nhận được được bức điện thứ nhất thể nào cũng có nói lại với Võ Đại Tướng, mặc dầu ông này cũng chưa thực sự tin tưởng vào nó. Tướng Giáp lúc đó đang đeo ngải cứu, mới từ thực tế chiến trường quyết định thay đổi chiến thuật.

3- Nhìn về độ tin tưởng của tài liệu, một bên là hồi ký viết lại sau này, 1 bên là văn bản thời đấy. Bên nào yếu lý cũng ró ràng rùi Cry
 
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 10:21:14 am »

Trong khi Vi có thể gửi-nhận điện qua lại với QUTW TQ trong 1-3 ngày, thì tướng Giáp lại phải gửi báo cáo về Việt Bắc bằng xe jeep!

À, đọc lại thì thấy nói là do ta giữ bí mật nên không đánh điện.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2009, 07:17:30 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #105 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 11:31:40 am »

Vấn đề này xét về mặt tài liệu, ta thiếu hơn họ. Về mặt logic và diễn biến thì em thấy ta có thêm cơ sở:
Điểm đáng chú ý là ngày 24/1 ông Vi gửi điện cho Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhưng đến ngày 26 (ngày N) mọi việc chuẩn bị bắt đầu trận đánh vẫn tiến hành bình thường. Sáng ngày 26/1, ĐT VNG nói với ông Vy về việc đổi cách đánh, trưa 26/1 lệnh thay đổi cách đánh truyền đến các đơn vị thì các đơn vị này đang chuẩn bị tiến ra vị trí chiến đấu.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ lúc ông Vy nhận được điện (24/1 đến lúc ĐT VNG và ông Vy bàn về thay đổi cách đánh (26/1) là khoảng hơn 02 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu ông Vy có đưa bức điện ra bàn thì quyết định sau đó cũng là tiếp tục đánh theo lối cũ, ông Vy điện gửi sang TQ báo cáo.
Theo đó, bức điện cùng với những phân tích của tướng Phạm Kiệt là một trong những yếu tố để sáng 26/1, ĐT VNG quyết định thay đổi cách đánh. Khó có việc bức điện trên là yếu tố chỉ đạo cho việc thay đổi cách đánh.
Trường hợp khác, ông Vy không đưa bức điện này ra bàn.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #106 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:33:22 pm »

Cái bản tường trình của ông Journoud, xem ra có vẻ hơi thiên vị Việt Nam. Phần quanh mấy cái điện này có vẻ ông ta lấy từ "văn bản chưa xuất bản" của GS. Phan Huy Lê (chú thích 41).

Khôn ghiểu có bác nào kiếm đâu được kỷ yếu của cái phần hai này tại Bắc Kinh không nhỉ?   Huh

Cũng theo Journourd, thì phía TQ cũng không đặt vấn đề quá căng, có phần hơi kẻ cả, là dù ý tưởng là của ai chăng nữa (với ngầm ý là của họ), thì quyết định cuối cùng vẫn là do cụ Giáp chốt hạ. Ý này thì trong mấy bài hồi ký hay phát biểu của sử gia TQ tại hội thảo (theo ông Journoud) đều thống nhất cao.

Theo ý tôi thì cái tứ này có ngay từ hồi cụ Giáp và cụ Vi lên ĐBP, sau càng ngày càng phát triển trên cơ sở tình hình cụ thể, hai cụ cũng thảo luận với nhau nát ra rồi. Sau đấy mỗi bên tự suy ngẫm thêm, cụ Vi trao đổi với lãnh đạo TQ, điện đi điện lại. Cuối cùng ngày 26 hai cụ nhất trí, cụ Giáp chốt hạ.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #107 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:36:18 pm »

Bài viết của ông Phương, xem ra có rất nhiều chi tiết, gần như cả câu chữ, lấy từ hồi ký của cụ Giáp (không tính những phần ông ấy tham dự với tư cách phiên dịch). Dùng để củng cố thêm version của cụ Giáp cũng hơi giảm giá trị.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2009, 05:47:55 pm gửi bởi altus » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #108 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 09:55:37 pm »

Về đóng góp của TQ, trong cuốn sách trên có lẽ họ cũng không bỏ sót gì. Để mở rộng tìm hiều, hoặc là ta có tham luận của các bên trong buổi hội thảo tại Bắc Kinh, hoặc tài liệu lưu trữ của họ, không thì vấn đề khó mở rộng thêm được. Nhất là nếu ta muốn làm kiểu chứng minh. Bác Altus và bác Banzua thông thạo ngoại ngữ thử lục trên mạng xem có thông tin gì thêm về hội thảo tại Bắc Kinh không ạ.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #109 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2009, 11:49:38 pm »

Tớ đang đọc cuốn ĐBP của Roger Bruge, đoạn đánh Him Lam (Beatrice) và điều trần của De Castries trước UB điều tra (Pháp), có mấy nhận xét như sau:
- Rõ ràng là vào thời điểm khi ta pháo kích dữ dội Him Lam, dù tình báo Pháp biết trước thời điểm chiều tối ngày 13-3 sẽ có tấn công, dù Pháp đã có chuẩn bị các kịch bản phòng thủ, rõ ràng là Bộ chỉ huy GONO đã mất tinh thần, rối loạn đến nỗi không có được phản ứng , nhận thấy qua cách giải thích lúng túng của De Castries trước việc không cho quân phản công chiếm lại Beatrice.
- Lời điều trần của De Castries không thấy nhắc tới vai trò của chủ nhiệm thông tin tình báo vào thời điểm này? Không lẽ cách quyết định vào thời điểm then chốt của De Castries lúc này không có ý kiến của chủ nhiệm thông tin? Vậy GONO vận hành ra sao trong từng giai đoạn của ĐBP?

P/S: trong cuốn Hồi ký các bác lính tăng mà ptlinh có gửi, có đoạn loáng thoáng nói rằng lính tăng ta khi tấn công 1 điểm cao có vận dụng kinh nghiệm của LX khi đánh Berlin là chiếu sáng bằng đèn pha vào cứ điểm địch.
Câu này có thể mang các ý nghĩa sau:
1. Kinh nghiệm sử dụng đèn pha như vậy là có hiệu quả (trái với những gì mà sử gia ngày nay phát biểu) và được chuyên gia Nga phổ biến cho VN. (tôi nghi ngờ ý này)
2. Bác phát biểu câu này chỉ được thông tin về trận Berlin qua phim ảnh hay tài liệu sách vở, đem áp dụng vào thực tiễn (cách áp dụng này như vậy là không mang tính bài vở khoa học mà chỉ là amateur)
3. Tác giả thêm mắm muối vào câu chuyện sau khi sự việc đã xảy ra (tình cờ hoặc không tình cờ)
4. Có kinh nghiệm nào của chuyên gia nước ngoài được sử ta thừa nhận đã áp dụng tại ĐBP?
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM