Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:38:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #90 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 04:55:53 pm »

Sưu tầm chuyện vui!

13. "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2:

".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 05:30:36 pm »

Mai là tròn 55 năm mở màn chiến dịch ĐBP, đề nghị bác new nhân dịp này giải đáp câu hỏi đặc biệt: Vì sao Pháp lại chiếm ĐBP? Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
VasilyTran
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #92 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 09:11:03 pm »

Mai là tròn 55 năm mở màn chiến dịch ĐBP, đề nghị bác new nhân dịp này giải đáp câu hỏi đặc biệt: Vì sao Pháp lại chiếm ĐBP? Roll Eyes
Lâu quá không thấy bác  _New trả lời cháu thử trả lời nha
Sau chiến dịch không thành công ở đồng bằng ; đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển sang đánh ở vùng rừng núi và một bộ phận quân ta tiến sang phía tây.
Nava nghĩ rằng ta sẽ chiếm đánh thượng Lào vì vậy để bảo vệ Luông -pha-băng và Viên-chăn Nava đã cho quân đổ bộ xuống ĐBP nhằm chặn đường quân ta.
Nava chọn ĐBP ví các lí do sau :
-Là ngã ba giao thông muốn từ Lai Châu, Điện Biên sang Lào phải qua ĐBP.
-ĐBP là cánh đống rộng nhất vùng Tây Bắc sẽ cung cấp đủ lương thực chop khoảng 2 vạn quân.
-Vì xa đồng bằng cho nên tiếp tế của Việt Minh sẽ gặp khó khăn.
-Ở ĐBP có sân bay tốt nhất vùng Tây Bắc.
-Việt Minh không thể mang nên đây pháo cỡ lớn ( như 105 ly ).
-Trình độ của Việt Minh không đủ để đánh cứ điểm ( vd:Nà Sản)
Logged
napoleongVI
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #93 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2009, 07:28:36 pm »


Câu hỏi phụ: Đố bạn biết tại sao cụ Bế Văn Đàn lại được coi là liệt sỹ ĐBP, dù cụ không chiến đấu và hi sinh tại lòng chảo Điện Biên.
Bế Văn Đàn hi sinh ở trận Mường Pồn tuy không nằm ở khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ nhưng nó là 1 trong các trận đánh chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ( ngăn không cho địch rút về Tuần Giáo -Lai Châu (12/1953)) nên vẫn tính là ls ĐBP
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 11:10:07 am »

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/6852/index.aspx

Trích dẫn
Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.


Cứ đinh ninh là chuyện này đã hai năm rõ mười từ đời nào rồi chứ Huh

Trích dẫn
Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Thế còn lá cờ cắm trên đồi Độc Lập Huh
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2009, 11:18:27 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 04:58:44 pm »

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/6852/index.aspx

Trích dẫn
Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.


http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0EAEC/

Trích dẫn
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý nghĩa này", ông Quỳnh nói.

Huh Huh Huh
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #96 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 06:28:41 pm »

Mường Thanh đầu hàng rồi anh em ơiiiiiii !!!!!!!!!  Cheesy Grin

Giờ này 55 năm về trước, 7 tháng 5 năm 1954, bộ đội ta đã chiếm được hầm chỉ huy của Thiếu tướng, chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch lịch sử đã hoàn toàn thắng lợi

Nhân sự kiện này mời các bác xem lại bài thơ trong sách giáo khoa thủa bé:

Đêm gió nam lồng lộng
Ngồi trên chõng tre em
Bố kể chuyện Điện Biên
Bộ đội mình chiến thắng
Lũ Tây bị bắt sống
Ta giải đi từng đàn
Tướng Đờ Cát xin hàng
Bốt đồn đều san phẳng
Cờ Quyết Chiến Quyết Thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng 7 tháng 5
Một chiều hè lịch sử!
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #97 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 06:30:39 pm »

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/6852/index.aspx

Trích dẫn
Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.


http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0EAEC/

Trích dẫn
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý nghĩa này", ông Quỳnh nói.

Huh Huh Huh

Theo tớ Các Men không đến ĐBP, cảnh tù binh diễu hàng 8, cảnh xung phong lên cái đồi trống là do Các Men quay ở quãng Sơn La (để tớ xem kỹ lại là ở dâu), còn các cảnh còn lại là do ta quay. Cảnh bộ binh ta chạy qua cầu Mường Thanh (không phải cảnh có lá cờ) là cảnh thật.  Smiley
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #98 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 06:39:19 pm »


Câu hỏi phụ: Đố bạn biết tại sao cụ Bế Văn Đàn lại được coi là liệt sỹ ĐBP, dù cụ không chiến đấu và hi sinh tại lòng chảo Điện Biên.
Bế Văn Đàn hi sinh ở trận Mường Pồn tuy không nằm ở khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ nhưng nó là 1 trong các trận đánh chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ( ngăn không cho địch rút về Tuần Giáo -Lai Châu (12/1953)) nên vẫn tính là ls ĐBP
Bác NapoleongVI trả lời chính xác!

Về lý do Navarre chọn ĐBP, theo em bác VasilyTran đã nói đầy đủ. Em chỉ xin bổ sung hai ý:
- ĐBP còn mang ý nghĩa kìm chân chủ lực VM, không cho đánh rộng ra trong khi người Pháp xây dựng lực lượng.
- ĐBP tiếp đó mang ý nghĩa thực tế nhất, đó là tiêu diệt chủ lực đối phương, tạo bước ngoặt trên chiến trường.

Ngoài ra, em đang nghi ngờ Navarre thực hiện trận đánh tiêu diệt này theo chiến lược của Paris, kết thúc (hoặc bước vào đàm phán) chiến tranh trên thế mạnh trước khi Mỹ nhảy vào. Thời gian cho Pháp không còn nhiều, vì lúc này Mỹ là người chủ chi cho cuôc chiến (80% chiến phí) và với việc viện trợ QGVN (tiền thân của VNCH) họ làm trực tiếp chứ ít qua Pháp nữa, vậy nên không lẽ nào họ chịu cứ chi tiền rồi Pháp thích làm gì thì làm với tiền của họ.
Tiếc là ý này em chưa kiếm được tài liệu để hỗ trợ. Sad
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 08:26:51 am »

Ngày 26/01/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định hoãn kế hoạch tấn công tập đoàn cứ điểm, chuyển từ phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”, chiến thuật “Oa tâm tạng” sang “Đánh chắc tiến chắc”. Có lẽ đại đa số chúng ta đều đồng ý với quan điểm cho rằng quyết định này là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước tồn tại một vấn đề còn gây tranh cãi, đó là “Ai thực sự là tác giả của quyết định này?”
 
Phía Việt Nam khẳng định đây là quyết định cá nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phía Trung Quốc cho rằng các cố vấn Trung Quốc, đứng đầu là Vi Quốc Thanh, được sự đồng tình và hướng dẫn của Quân ủy Trung ương Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đã chủ động đề xuất phương án này với phía Việt Nam, và đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chấp thuận.


Tôi xin phép mở chủ đề này để chúng ta cùng bàn luận.

Đầu tiên có lẽ nên đưa ra những sự kiện chính có liên quan.

20/11/1953: Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ, bắt đầu chiến dịch Castor.

26/11/1953: Bộ phận tiền phương của BTTM, gồm Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu phó, Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đỗ Đức Kiên, Cục phó Cục Tác chiến lên đường đi Tây Bắc. Đoàn cố vấn Trung Quốc cử Mai Gia Sinh đi cùng làm cố vấn tham mưu . (Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, cũng là thành viên, nhưng đã đi Tây Bắc trước)

6/12/1953: Tổng quân ủy gửi tờ trình lên Bộ Chính trị, đưa ra kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ trong “ước độ 45 ngày” theo tinh thần “đánh chắc tiến chắc”
Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954

5/1/1954 Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh, Trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, lên đường đi Điện Biên Phủ.
Tại Điện Biên Phủ (chưa rõ ngày cụ thể), Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh được biết Bộ phận tiền phương, đứng đầu là Hoàng Văn Thái, cùng với Mai Gia Sinh đã thống nhất chọn chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”. Võ Nguyên Giáp chưa đồng ý, nhưng Vi Quốc Thanh ủng hộ.

15/1/1954 Phổ biến mệnh lệnh chiến đấu cho các đơn vị. Thời gian tác chiến dự định hai ngày ba đêm. Dự định nổ súng: 20/1/1954.

20/1/1954: Do chưa đưa được hết pháo vào, phải lùi ngày nổ súng tới 17h ngày 25/1/1954

25/1/1954: Một chiến sĩ ta bị địch bắt, ngày giờ nổ súng phải lùi 24 giờ.

26/1/1954: Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh hoãn tiến công.

(Nguồn: Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử, 2000)

Bằng chứng, lập luận của phía Việt Nam:

1.   Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

2.   Báo cáo của Đại tá Hoàng Minh Phương, người phiên dịch các cuộc gặp giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh, đọc tại  phần hai Cuộc hội thảo nhân dịp 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bắc Kinh ngày 19/04/2004

Bằng chứng, lập luận của phía Trung Quốc

1.   Nhiều chỗ trong cuốn “GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC  ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP” nhắc đến bức điện của Quân ủy TW Trung Quốc gửi Vi Quốc Thanh, chỉ đạo về việc thay đổi cách đánh. Tuy nhiên bức điện này mãi đến 27/1 mới tới tay Vi Quốc Thanh.

2.   Một số tài liệu khác của Trung quốc, chẳng hạn như theo bài báo của Chen Jian: "China and the First Indochina War: 1950-1954," China Quarterly, 1993, đề cập đến một bức điện khác của Quân ủy TW Trung quốc, gửi cho Vi Quốc Thanh từ ngày 24/1, đã nói tới việc phải thay đổi phương thức, từ tấn công ào ạt nhiều hướng sang chia cắt, bao vây, đánh địch từng bước. Phía Việt Nam dường như không thấy có phản bác nào về việc này.  Bản tóm tắt cuộc hội thảo năm 2004 của Pierre Journoud cũng đề cập tới bức điện này, tuy nhiên đưa ngày tháng là 21/01.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM