Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:51:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng tăng thiết giáp ở Việt Nam (P2)  (Đọc 40259 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 08:46:48 am »

Em xin mở đầu topic mới bằng 1 nghi vấn.

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,7866.msg128206.html#msg128206

Sa Mát là một cứ điểm đồn trú của quân ngụy Sài Gòn nằm trên lộ 22 cách biên giới Việt Nam - Campuchia chưa đầy 2km. Cứ điểm này địch bố trí một tiểu đoàn thiếu, có công sự phòng ngự kiên cố. Cứ điểm Sa Mát chỉ cách Chi khu Thiện Ngôn khoảng 5km. Bởi vậy Sa Mát trở thành cứ điểm án ngữ sự xâm nhập của lực lượng chủ lực ta đối với Chi khu Thiện Ngôn và cả hệ thống phòng ngự dọc lộ 22 bảo vệ tỉnh lỵ Tây Ninh. Đại đội Tăng - Thiết giáp 33 có nhiệm vụ phối thuộc với một bộ phận của Sư đoàn bộ binh số 5 chủ lực Miền đánh vào Sa Mát, mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ.

Đây là lần đầu tiên, Đại đội 33 đại diện cho lực lượng Tăng - Thiết giáp Nam Bộ xuất xe đánh trận đầu tiên. Đối với Đại đội 33 thì trận đánh này có ý nghĩa hết sức quan trọng: Là lần đầu tiên ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, ta dùng xe địch đánh địch. Bởi vậy cán bộ chiến sĩ Đại đội 33 hạ quyết tâm phải: “Đánh thắng ngay trận đầu ra quân”. Thế nhưng thực trạng của bốn chiếc xe tăng - thiết giáp lấy được của địch rất tồi tệ.

Chiếc xe tăng M41 - 1A Đại đội 33 thu được của địch trong trận chống càn “Toàn thắng l-71” khi chúng đánh lên biên giới Campuchia (tại Đầm Be). Chiếc xe này pháo không có kính ngắm, muốn bắn phải ngắm trực tiếp qua nòng pháo.

Chiếc xe tăng M24 thì pháo không có kim hỏa, nên không sử dụng được pháo, chỉ sử dụng được súng đại liên 12,7 ly gắn trên nóc xe. Còn chiếc xe tăng M51 thì pháo lại không có khóa nòng, nên chỉ sử dụng được súng 7,62 ly. Chiếc xe bọc thép bánh hơi AM8 thì hỏng lốp.

Trong bốn chiếc xe này thì ba chiếc M24, M51, AM8 do Pháp chế tạo từ những năm trước chiến tranh thế giới thứ II, còn chiếc M41-A1 do Mỹ chế tạo. Ba chiếc M24, M51, AM8 Đại đội 33 thu được trong trận chống càn Chen-la 2 giữa năm 1971. Thông tin liên lạc (đài vô tuyến, hữu tuyến điện) của 4 xe đều bị hỏng.  Riêng tình trạng kỹ thuật máy thì chiếc xe tăng M24 chạy được khoảng hơn 30 phút là máy nóng, nằm ì, phải dừng xe chờ cho máy nguội mới đi được. Thực trạng này là phổ biến với xe chiến lợi phẩm, vì khi tháo chạy, địch đã tìm mọi cách phá xe, biết ta có lấy được cũng khó sử dụng.

Cái khó nữa là cán bộ chiến sĩ ta chưa quen kỹ thuật xe địch. Nhưng không phải khó khăn như vậy mà Đại đội 33 chùn bước. Nhận được lệnh chiến đấu, toàn đại đội đã bí mật tổ chức hành quân từ căn cứ Tà Pao xuống Ka Rết dài hơn 100km. Từ Ka Rết “bò” dần về Phun Chi Mon, cách Sa Mát độ 3km. Đây là cuộc hành quân lịch sử, đưa “xe tăng địch đánh địch” trên chặng đường dài hơn 100km trong điều kiện kỹ thuật xe rất tệ hại. Đại đội 33 vừa đi vừa phải “lôi” nhau, vì chiếc xe M24 chạy được một đoạn lại giở chứng nằm ì. Chiếc xe bọc thép bánh lốp AM8 chạy được nửa đường thì lốp hỏng hoàn toàn, gục nghiêng xuống bờ ruộng. Đại đội cho người ngụy trang và canh giữ xe, Còn 3 chiếc vẫn tiếp tục lên đường, trong hoàn cảnh đi đêm, theo đường bí mật, vừa đi vừa xóa vết xích, cứ vậy nhích dần về điểm ém quân là Phun Chi Mon.

Để đảm bảo yếu tố bí mật tuyệt đối, cung cấp xăng dầu kịp thời, đơn vị hậu cần tiếp liệu đã bí mật dùng xe bò chở xăng dầu bằng can nhựa, đi ban đêm, đặt sẵn thành trạm ém chờ, khi xe tới là có xăng dầu bổ sung kịp thời. Sau những đêm bí mật hành quân theo tuyến đường cắt rừng do công binh và trinh sát dẫn lối, Đại đội 33 đã “ém” quân tại vị trí xuất phát cách Sa Mát 3 cây số, địch vẫn không hay biết gì.

Đến giờ hiệp đồng nổ súng, cả ba chiếc xe của Đại đội 33 đồng loạt lao thẳng vào cứ điểm Sa Mát. Cả ba chiếc xe đã tiến công địch với khí thế dũng mãnh, bất ngờ, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí có trên xe. Chiếc xe M41-1A không có kính ngắm thì pháo thủ ngắm trực tiếp bắn bất kể loại đạn nào, dù đạn xuyên hay đạn nổ.  Chiếc xe M24 pháo không có kim hỏa, không sử dụng pháo được thì bắn bằng đại liên 12,7 ly gắn trên nóc xe và kết hợp gầm rú uy hiếp địch. Chiếc xe M51 pháo không có khóa nòng thì bắn bằng đại liên kẹp nòng 7,62 ly. Riêng chiếc M51 là loại xe gắn 2 máy nổ, anh em đã nghĩ cách là đạp hết ga cho tiếng nổ thật to, tạo thêm uy lực để uy hiếp địch.

Cả ba xe không có thông tin liên lạc thì quy ước: Xe M41 đi đầu lao vào là ba xe cùng lao, áp sát uy hiếp địch. Còn trong từng xe, các thành viên quy ước với nhau rằng “thúc” vào lưng là cho xe ‘tiến”, “vỗ” vào vai phải là cho xe “sang phải”, “vỗ” vào trái cho xe “sang trái”, vỗ đỉnh đầu là cho xe “dừng lại”.

Do lối đánh táo bạo và dũng mãnh, đưa sát xe vào mục tiêu trong khoảng cách 70 đến 80 mét để bắn trực tiếp.  Đây là một trận đánh có một không hai của Đại đội 33 của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam. Được bộ binh Sư đoàn 5 hợp đồng chặt chẽ, nên quân địch ở cứ điểm Sa Mát chống trả không được bao lâu, nhất là khi xe tăng xuất hiện, xông thẳng, bắn trực tiếp vào những lô cốt đề kháng. Chỉ huy trưởng cứ điểm Sa Mát vội điện kêu cứu Chi khu Thiện Ngôn là: “Có xe tăng Việt.cộng, xin chỉ thị thượng cấp.”.

Tên chỉ huy trưởng Chi khu Thiện Ngôn hạ lệnh cho cấp dưới “Có xe tăng Việt cộng thì được thực hiện phương án 2, còn không phải vậy thì mai mời ông ra Tòa án binh”. Từ đài kỹ thuật của sở chỉ huy trận đánh, ta đã bắt được tín hiệu ấy.  Lực lượng bộ binh Sư đoàn 5 và Đại đội tăng thiết giáp 33 thừa cơ dứt điểm, làm chủ trận địa. Địch sống sót tháo chạy về Chi khu Thiện Ngôn, hoang mang lo sợ và tung tin. “Quân giải phóng đã có xe tăng, mà lại là xe của Mỹ của Pháp.”.

Trận đánh Sa Mát đã gây tiếng vang lớn, đặc biệt là Đại đội 33 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Ra quân trận đầu đánh thắng”. Một chiến công độc đáo, đầy sáng tạo của Tăng - Thiết giáp miền Đông Nam Bộ trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong hoàn cảnh ấy, nếu như thiếu quyết tâm đánh địch và thắng địch, thì những chiếc xe “năm cha ba mẹ” kia không làm nên trận Sa Mát táo bạo, độc đáo, với lối đánh “giáp lá cà” chưa từng có trong lý luận cũng như trong lịch sử của Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam “lấy xe địch đánh địch”.

Chỉ huy trận đánh là Đại đội trương Nguyễn Đức Thuận. Thành viên của ba xe gồm 11 đồng chí: Nguyễn Khắc Đồn (trưởng xe M41-LA), Nguyễn Văn Quý (Trưởng xe M24), Phạm Thanh Cải trưởng xe (M51) và 8 thành viên lái xe pháo thủ: Dương Văn Hòe, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Bình, Chu Minh Xuyến, Phạm Văn Hé, Phạm Văn Sĩ, Đặng Quang Minh, Nguyễn Văn Tính.

Chiến thắng, Đại đội 33 được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.  Trong trận đánh này, xe M41-1A (có số xe 026M số xe đầu tiên mang phiên hiệu Đoàn M26) được tặng Bằng khen. Chiếc xe này bị súng chống tăng M72 của địch bắn thủng vỏ thép mặt vát phía trước, lái xe Chu Minh Xuyến bị thương. Toàn Đại đội 33 rút về căn cứ an toàn. Riêng hai chiếc xe M51 và M24 bị hư hỏng nặng, không thể khôi phục được trong điều kiện chiến trường lúc đó, nên đơn vị đã hủy xe trước khi rút khỏi trận địa. Hai chiếc xe chiến lợi phẩm M51 và M24 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó.



M24, M41 thì không có gì rồi.
AM8 hẳn là chiếc M8 Greyhound. Thời đánh Pháp, Mỹ mấy loại thiết giáp bánh lốp hay được nhà ta gọi chung là xe AM (auto mitrailleuse).

Vậy còn M51 là loại nào??? Hiện vật và tư liệu không còn, ta chỉ còn cách phỏng đoán thôi.

Dựa vào tên gọi tạm thời có mấy ứng viên thế này:

1/ M51 Super Sherman: http://en.wikipedia.org/wiki/M50_Super_Sherman



2/ M5A1 Stuart: http://en.wikipedia.org/wiki/M3_Stuart



3/ Mk51 Grin Crusader: http://en.wikipedia.org/wiki/Crusader_tank



4/...

Mời các bác cho ý kiến.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:03:55 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
OldBuff
Trung tá
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:12:28 am »

Xe mà chú chiangshan cần tìm này:

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,4357.msg62218.html#msg62218
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 10:01:39 pm »

Em cũng thấy M5A1 là phương án khả dĩ nhất. Có bác nào có thêm thông tin về trang bị thiết giáp của quân đội K từ 1971 trở về trước không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rangnanh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:45 am »

Bác lixeta cho em hoi. Các loại T54/55/62 của mình đều có ổn định tầm/hướng hết chưa nhỉ? Sao em thấy video về TTG của mình thấy pháo nó cứ nhảy lưng tưng cùng cái xe khi vận động, không thấy ổn định gì cả. Thêm ý nữa là ổn định tầm/hướng được áp dụng cho các loại pháo cở nòng bao nhiêu trở lên ạ?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 11:15:48 am »

Bác lixeta cho em hoi. Các loại T54/55/62 của mình đều có ổn định tầm/hướng hết chưa nhỉ? Sao em thấy video về TTG của mình thấy pháo nó cứ nhảy lưng tưng cùng cái xe khi vận động, không thấy ổn định gì cả. Thêm ý nữa là ổn định tầm/hướng được áp dụng cho các loại pháo cở nòng bao nhiêu trở lên ạ?

   Chào quê!
  Trước hết, việc trang bị ổn định tầm hướng không quy định cho cỡ pháo nào cả mà chỉ phụ thuộc vào đời xe (mức độ hiện đại) mà thôi.
   Trong các loại tăng T54, 55, 62 thì T55, T62 đều trang bị hệ thống ổn định hai mặt phẳng (cả tầm và hướng). Riêng T54 thì không thế. Cụ thể:
- T54 (đời đầu tiên của T54): không có ổn định
- T54 A và T59: có ổn định một mặt phẳng tầm (cao thấp), còn mặt phẳng hướng (nằm ngang) thì chỉ có quay pháo bằng điện.
- Từ T54B trở đi mới có ổn định 2 mặt phẳng (cả hướng và tầm)
- Ngay dòng xe PT76 thì đến đời PT76 B mới có ổn định.
   Tuy rằng có ổn định song nếu chạy tốc độ cao trên đường xấu thì pháo vẫn bị dao động nhất định chứ không thể nằm im một cách tuyệt đối được Grin
Logged
vietnam_muonnam
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 09:10:54 pm »

bác cho em hỏi ttg của việt nam ta có nạp đạn pháo bằng máy chưa nhỉ.và các loại tăng nào có nạp đạn bằng máy chưa?
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 10:22:52 pm »

bác cho em hỏi ttg của việt nam ta có nạp đạn pháo bằng máy chưa nhỉ.và các loại tăng nào có nạp đạn bằng máy chưa?
1. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,694.0.html

2. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5475.0.html

Bạn chú ý khi đọc về dòng xe tăng sau Chiến tranh thế giới, trong đó có các loại xe tăng của VN.

Nạp đạn pháo bằng máy = hệ thống nạp đạn tự động - trên các dòng xe tăng có 3 người trong kíp xe.
Logged
Hà Lan Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 21


USSR


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 11:16:17 pm »

M-48 Patton


M48 của Quân đội Nhân dân Việt Nam (chiến lợi phẩm trong các trận giao tranh với QLVNCH) tiến vào Sài Gòn ngày 30 - 04 - 1975

Thông số





Lịch sử - Miêu tả

Những năm 1950, quân đội Mĩ đã tìm kiếm một loại xe tăng mới để thay thế cho các xe tăng M46 Patton. Một trong những loại tăng đó là M47, vốn là sản phẩm tạo ra bởi một tháp pháo mới gắn lên thân xe M46. Phiên bản này chỉ là một giải pháp tạm thời được tạo ra để đáp ứng nhu cầu chạy đua trong một thời gian ngắn. Và ngay cả trước khi M47 được đưa vào sản xuất, quân đội Mĩ đã kí hợp đồng phát triển loại xe tăng M48 thay thế vào tháng 12 năm 1950.
Loại xe tăng M48 mới vẫn giữ nguyên động cơ và hệ thống truyền động của M47, hệ thống treo gần như tương tự và mang xích rộng hơn. Mục tiêu chính của nhóm thiết kế là tạo ra một bố trí giáp tốt hơn cũng như mang vào xe một vòng xoay tháp pháo rộng hơn. Người lái xe phụ không còn có chỗ trên M48 và bố trí giáp được đưa vào từ xe tăng hạng nặng M103. Tương tự như trường hợp M47, nỗi sợ hãi trong chiến tranh lạnh dẫn đến một lịch trình sản xuất quá khắt khe mà không có đủ các kiểm tra. Mẫu thử nghiệm M48 được thiết kế và chế tạo chỉ trong 1 năm và chiếc xe được sản xuất đầu tiên đi ra khỏi dây chuyền vào tháng 4/1952 tại nhà máy sản xuất tăng mới tại Newark, Delaware, nơi mà người ta chỉ vừa mới động thổ khởi công cách đó 14 tháng. Việc sản xuất được lên kế hoạch tạo ra 9.000 chiếc M48 cho đến tháng 7/1954 nhưng các vấn đề kĩ thuật nghiêm trọng trong những lô sản xuất đầu tiên, cũng như sự lên ngôi của chế độ Eisenhower năm 1953 với quan điểm ít cực đoan hơn về tình hình thế giới, đã dẫn đến việc giảm quy mô của việc sản xuất. GAO(văn phòng kiểm toán chính phủ) sau đó báo cáo rằng “các xe sản xuất đầu quá kém hiệu quả đến nổi không thể dùng làm xe huấn luyện”. Quân đội Mĩ sau đó tuyên bố nhiều vấn đề liên quan đến M48 là do bảo dưỡng kém và thiếu sự chú ý của tổ lái chứ không phải do yếu tố kĩ thuật.
Xe tăng M48 được đưa vào phục vụ lần đầu tại Sư đoàn thiết giáp số 2 vào 1953 và đến 1955, xe tăng M47 đã được tuyên bố là loại “tiêu chuẩn có giới hạn”(nghĩa là chúng đang mất dần đi vị thế “tiêu chuẩn” của mình). Sự nghiệp của M47 khá ngắn hạn, trong số 8.676 chiếc được sản xuất, trừ vài trăm chiếc ra, số còn lại đều được xuất cho các nước đồng minh của Mĩ dưới Chương trình Hổ trợ Quân sự(MAP). Xe tăng M47 tiếp tục tạo thành xương sống cho lực lượng tăng NATO cho đến 15 năm sau.
Dòng M48 về sau được tiếp nối với đời M48A1 có khoảng 3.200 chiếc đời này được sản xuất. Gần như tương tự với M48, M48A1 thay thế khẩu súng máy .50cal điều khiển từ xa của M48 bằng một tháp pháo con M1 gắn súng máy .50cal ở bên trong.

Xe tăng M48 đời đầu
Một trong những điểm yếu lớn nhất của M48 và M48A1 đó là tầm hoạt động ngắn chỉ khoảng 112km. Mặc dù vẫn tốt hơn loại xe tăng tương tự của Anh là Centurion, tấm hoạt động ngắn của xe buộc phải dùng đến một giá mang 4 thùng nhiên liệu 55gallon(208 lít) ở sau xe. Hạn chế này sasu đó đã được huỷ bỏ khi M48A2 được giới thiệu vào năm 1955. Xe tăng M48A2 tích hợp một thế hệ động cơ mới, loại AVL-1790-8 tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ vào hệ thống bơm nhiên liệu. M48A2 còn có khoang động cơ mới cho phép giảm “tín hiệu” hồng ngoại cũng như mang theo bình nhiên liệu lớn hơn. Kết hợp lại, các yếu tố đó khiến cho xe có tầm hoạt động xa hơn gấp 2 lần so với M48A1. Các xe M48 và M48A1 sau đó được xuất khẩu thông qua MAP và M48A2 trở thành phiên bản sản xuất rộng rãi nhất trong số 11.703 chiếc M48 Patton được sản xuất cho đến khi việc sản xuất dừng lại năm 1959. Trong khi quá trình sản xuất M48A2 còn đang dang dỡ, người ta đã quyết định thay thế loại thiết bị tìm tầm lập thể rối M13A1 bằng loại tìm tầm trùng hợp M17C. Tình năng này, cùng với các cải tiến cho việc điều khiển hoả lực, đã được trang bị cho loại xe tăng M48A2C. Khác biệt bên ngoài duy nhất giữa phiên bản này so với các xe M48A2 trước đó là sự vắng mặt của một bánh đỡ xích nhỏ nằm giữa bánh đi đường cuối cùng và bánh chủ động.
Quân đội Mĩ nhìn chung khá hài lòng với M48A2 cho đến khi Liên Xô giới thiệu loại xe tăng T-54/55 buộc Bộ chỉ huy tăng ôtô của quân đội Mĩ phải khởi động các nghiên cứu thiết kế một loại xe tăng có pháo lớn hơn. Đó chính là chương trình T95 bắt đầu vào năm 1954. T95 được trang bị nhiều tính năng mới mẻ, nhưng quá phức tạp và mắc tiền và đã bị huỷ. Để thay thế cho nó, quân đội Mĩ quyết định trang bị pháo L7 105mm của Anh cho M48, cùng với động cơ diesel mới và các cải tiến trong thân xe. Và đến năm 1959, kết quả tạo ra là xe tăng M60 Patton.
Sau khi M60 Patton ra đời báo hiệu sự ra đi của M48, người ta vẫn tiếp tục nâng cấp cho các xe M48 cũ . Năm 1959, người ta quyết định nâng cấp M48A1 bằng cách trang bị các bộ phận tương tự M60 như động cơ AVDS-1790, khoang động cơ mới và FCS cải tiến của M48A2C. Các xe này sau đó được mang tên M48A3. Chúng tương đồng về hình dạng với M48A2 nhưng có bộ lọc khí lấy khí từ bên trên và có khác biệt nhỏ trong kiểu lưới tản nhiệt sau xe. Đến cuối quá trình hoán cải, lô xe cuối cùng có thêm các cải tiến như phanh thuỷ lực, cải tiến hệ thống lái, inflatable turret seal, lưới kim loại bao quanh giá chứa hàng sau tháp pháo và hệ thống nâng tấm nhìn cho cupola xa trưởng G305 cung cấp tầm quan sát 360 độ tốt hơn cho xa trưởng. Các xe này, có số seri từ 601W đến 726W được gọi là M48A3(Late Model).
Đến giữa thập niên 1960, có một kế hoạch hoán cải các xe M60 thành M60A2 mang tháp pháo gắn súng/ống phóng ATGM 152mm và vì thế có một số tháp pháo mang pháo 105mm bị dư ra. Một số nguyên mẫu được tao ra để mang các tháp pháo đó trên thân xe M48A3 và các xe này được gọi là M48A4. Tuy nhiên, các trì hoãn trong chương trình M60A2 dẫn đến việc huỷ bỏ dự án M48A4. Mặc dù không có chiếc xe tăng M48A4 nào được sản xuất, quân đội Mĩ đôi khi cũng dùng tên M48A4 để gọi các xe tăng M48A2 đượ cảiel cải tiến mang pháo M68 105mm và động cơ AVDS-1790.
Đến đầu những năm 1970, quân đội Mĩ đã cho thay thế các xe tăng M48 bằng M60 và M60A1, chuyển các xe tăng M48A3 cho Vệ binh quốc gia và Thuỷ quân lục chiến. Các trì hoãn nghiêm trọng trong việc sản xuất xe tăng M60A2 và kho vũ khí bị làm nghèo bởi các chuyến hàng viện trợ xe tăng M60A1 đến Israel để bù cho các thiệt hại nặng sau cuộc chiến Yom Kippur tháng 10/1973 dẫn đến việc thiếu hụt xe tăng trong khi Liên Xô tăng cường lực lượng của mình bằng loại xe tăng T-62. Để đối phó với chi phí thấp cho đến khi việc sản xuất M60A1 cung cấp đủ số lượng, người ta quyết định nâng cấp các xe tăng về vườn M48, M48A1, M48A2 và hầu hết các xe M48A3 lên tiêu chuẩn M60. Các xe mới này được gọi là M48A5. Nhiều khác biệt trong quá trình hoán cải cũng được bắt gặp. Các xe tăng M48 đời đầu đòi hỏi động cơ mới cũng như các thay đổi trong điều khiển hoả lực và pháo 105mm cũng như những yếu tố liên qua. Việc hoán cải M48A3 diễn ra với chi phí thấp hơn do các xe này chỉ cần pháo M68 mới, các giá để đạn mới, giá để hàng quanh tháp pháo mới và xích T142 và các cải tiến khác. Các xe M48A5 đầu tiên(số seri từ A3001 đến A3999) sử dụng cupola M1 trang bị G305 nhưng các xe đời sau sử dụng cupola Urdan do Israel sản xuất, mang 2 súng máy M60A2 bên ngoài và động cơ 2D mới được gọi là M48A5(Low Profile). Có tổng cộng 2.050 lượt hoán cải trên được thực hiện tại Depot Anniston.

Hỏa lực

Về cơ bản, các yếu tố liên quan đến điều khiển hoả lực của xe tăng M48 đều tương tự với M47. Khác biệt lớn nhất giữa 2 loại xe đó là trên M47, xạ thủ điều khiển thiết bị tìm tầm trong khi ở M48, xa trưởng chịu trach1 nhiệm cho thiết bị này. Các thiết bị điều khiển của xạ thủ đều được đặt trên một bộ điều khiển hoả lực với một tay cầm dạng súng lục(chỉ dùng cho tay phải). Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực sẽ vận hành khi xạ thủ xoay tay cầm. Di chuyển tay cầm lên xuống sẽ nâng hoặc hạ pháo chính. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực của xe tăng M47 và M48 thay thế cho loại cơ khí hay vận hành bằng điện giúp cho xe tăng có tốc độ xoay pháo nhanh nhất vào thời đó, mặc dù đòi hỏi nhiều bảo dưỡng hơn. Ở bên trái bộ điều khiển hoả lực là các thiết bị điều khiển thủ công dùng cho trường hợp hệ thống thuỷ lực gặp sự cố. Ở bên phải bộ điều khiển là một thiết bị báo góc phương vị để báo cho xạ thủ biết hướng chỉa của tháp pháo so với thân xe và ở sau thiết bị này là máy tính đạn đạo. Thiết bị nhắm chính của xạ thủ là một kính nhắm 6X với các đường kẻ được làm nổi, một kính nhắm dự phòng khác cũng có mặt, tuy nhiên không được kết nối với máy tính hay thiết bị tìm tầm.
Xa trưởng của xe có một tay cầm điều khiển gần như tương tự với xạ thủ và có thể thay cho xạ thủ xoay và nâng hạ pháo. Ở xe tăng M48, người này chịu trách nhiệm vận hành thiết bị tìm tầm quan học và có kính quan sát riêng để dám sát khu vực.
Mặc dù M48 có ít đạn hơn so với M47, tuy nhiên đạn trên xa lại được bố trí thuận tiện hơn.
Pháo 90mm M36 của xe tăng M47 Patton và M41 của M48 Patton có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau và việc lựa chọn loại đạn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của chiếc xe được giao. Vào những thập niên 1950-1960, quân đội Mĩ lệ thuộc chủ yếu vào loại đạn HEAT bởi vì chúng có thể xuyên phá mọi loại giáp tăng vào thời đó. Loại đạn HEAT này có tốc độ khá chậm và có đường bay cong so với loại đạn động năng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính cho việc sử dụng hệ thống tìm tầm phức tạp để có thể sử dụng đạn HEAT chính xác.
Thời gian trung bình từ lúc phát hiện mục tiêu cho đến khi khai hoả vào khoảng 15s và khả năng trúng phát đạn đầu tiên ở tầm 1500m là khoảng 50%. Thực sự đáng nể vào thời đó. Đó là nhờ vào hệ thống tìm tầm tinh vi và máy tính đạn đạo(điện-cơ học) của xe. Một tổ lái tốt ở châu Âu có thể đặt viên đạn pháo đầu tiên vào mục tiêu ở 90% các trường hợp, tuy nhiên điều này đòi hỏi sự phối hợp và liên lạc đồng bộ giữa các thành viên tổ lái. Theo tiêu chuẩn thời bình, người ta có thể dừng một chiếc M48 đang cahỵ với tốc độ 32km/h, xác nhận mục tiêu và khai hỏa chỉ trong 7s.
Tuy vậy, xe tăng M48 vẫn chịu chung vấn đề về hệ thống tìm tầm phức tạp với M47.

Giáp



Lưu ý:
Trên đây chỉ là độ dày của lớp giáp. Khả năng bảo vệ của giáp tính ra RHA có thể khác(do các yếu tố về vật liệu, góc...). Theo nguồn khác, M48 có giáp xung quanh pháo là 200mm, trước tháp pháo là 170 và mặt nghiêng thân trước(trước, trên) là 220mm.

Lịch sử chiến đấu
Cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan
Lần tham chiến đầu tiên của xe tăng Patton đến vào năm 1965 trong cuộc chiến ngắn ngày Ấn Độ-Pakistan. Vào giữa thập niên 1950, Pakistan bắt đầu nhận khoảng 230 xe tăng M47 và 201 xe M48 và nhiều sĩ quan lái tăng được gửi đến Trung tâm huấn luyện Quân đội Mĩ tại Fort Konx. Bên cạnh đó là khoảng 200 xe tăng M4 Sherman(pháo 76mm), 150 xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee và vài đại đội độc lập xe diệt tăng M36B1.
Quân đội Ấn Độ, cũng từ thập niên 1950 đã bắt đầu nhận 164 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 và 188 xe tăng Centurion và có một số xe tăng M4 Sherman và M3A3 Stuart.
Thể hiện ban đầu của xe tăng M48 Patton trong tay Pakistan có thể nói là thảm hoạ. Nhiều xe tăng Patton bị mắc kẹt trong những vùng trũng khi quân Ấn Độ phá các con đê. Một số các đơn vị tăng Pakistan gặp phải các vị trí phòng thủ/mai phục có chuẩn bị tốt của Ấn Độ và bị đánh bại một cách thảm hại. Chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công bằng xe tăng của Pakistan, khu vực rộng khoảng 25km2 quanh bãi chiến trường Khem Karan-Asal Uttar đã rãi rác xác của 97 xe tăng Pakistan, trong đó hơn 64 chiếc là M47 và M48. Quân Ấn Độ thông báo rằng họ chỉ mất 12 xe tăng trong cuộc chiến ngày 10/9/1965.
Tuy nhiên trong những ngày sau đó, khi quân Ấn Độ tấn công ngược lại Pakistan, họ cũng vấp phải kháng cự mạnh mẽ và chịu nhiều thiệt hại. Cả hai phe sau đó chuyển sang chiến thuật dùng pháo binh nã vào nhau cho đến khi dừng bắn vào ngày 23/9.
Sau cuộc chiến, Ân Độ thú nhận đã mất 128 xe tăng trong khi Pakistan nói rằng họ mất 165 xe tăng. Tổng cộng cả 2 phía cho rằng đã phá huỷ tới 400 xe tăng trên mặt đất và 100 chiếc khác từ trên không, con số rõ ràng đã phóng đại quá mức.
Xe tăng Patton bước ra khỏi cuộc chiến 1965 với danh tiếng xấu. Thất bại ở Asal Uttar là ngọn nguồn chính của những sự thất vọng. Nhưng vấn đề về tay nghề sử dụng và chiến thuật mới là nguyên nhân thực sự dẫn đến thất bại của Patton chứ không phải các yếu tố kĩ thuật của xe. Không có loại phương tiện chiến đầu nào vào thời đó, dù với bất cứ yếu tố kĩ thuật vượt trội nào có thể sống sót kiểu đánh lao thẳng vào các bẫy xe tăng như Pakistan. Người ta cũng lờ đi thực tế phần lớn các thiệt hại của Patton là do pháo không giật, pháo binh và pháo chống tăng và 1/3 các xe tăng Patton bị mất đơn giản là vì bị tổ lái bỏ do thiếu nhiên liệu và đạn dược. Ở khu vực Sialkot, các xe tăng Patton bị áp đảo về quân số của Pakistan cũng thể hiện tốt và gây ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng xe tăng Centurion của Ấn Độ.

Nguồn : http://www.khanhhoaonline.net/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=6700

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2011, 12:05:24 am gửi bởi Hà Lan Nhi » Logged

Miền Đông gian lao mà anh dũng
Hà Lan Nhi
Thành viên
*
Bài viết: 21


USSR


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 11:19:47 pm »

Em đang viết bài về xe tăng M-48, bạn nào có thông tin, hình ảnh về hoạt động của M-48 trên chiến trường Campuchia từ năm 1979 - 1989, xin bổ sung thêm cho bài viết. Xin cảm ơn.


M41 của Quân đội Nhân dân Việt nam
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 11:55:53 pm gửi bởi Hà Lan Nhi » Logged

Miền Đông gian lao mà anh dũng
Ludoan596
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 07:55:28 pm »

[urlhttp://www.kneesinthebreeze.com/images/soos/m48-tank-sm.jpg][/url]
M-48 là chiếc này phải ko bạn?
Logged
Trang: 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM