Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:11:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười ngày rung chuyển thế giới  (Đọc 62466 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:33:57 pm »

Công nhân và binh lính ở Petrograd năm 1917

Đây là một bản Xã luận của báo Công nhân và Binh lính, cơ quan của Xô Viết Bônsevich thành phố Petrograd:

- Chính phủ trả lời các chiến hào như thế nào?

Vị bộ trưởng ít lời nhất của chúng ta, ông Têrenco vừa trả lời quân đội và nhân dân về vấn đề chiến tranh và hòa bình như sau:

1 – Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với các nước Đồng minh (không phải với nhân dân đâu, nhưng với các chính phủ).

2 – Thảo luận về việc có thể có một chiến dịch mùa đông hay không, không phải là việc của nền dân chủ.viẹc đó tùy các chính phủ và các nước Đồng minh định đoạt.

3 – Cuộc tấn công mùng 1 tháng 7 đã có lợi và rất thành công (còn hậu quả của nó ra sao thì không thấy nói đến).

4 – Tin đồn là các nước đồng minh bỏ rơi ta là không đúng. Vị bộ trưởng có trong tay nhiều bản tuyên bố rất quân trọng… (bản tuyên bố à? Nhưng thực tế thì sao? Còn thái độ của hạm đội Anh? Những cuộc thương thuyết giữa vua Anh và tên tướng phản cách mạng Guôco? Chẳng thấy vị bộ trưởng nói gì đến cả).

5 – Bản chỉ thị đưa cho Xcôbeliev là không tốt, chẳng làm vữa lòng các nước Đồng minh mà cũng chẳng làm vừa lòng các nhà ngoại giao Nga, trong hội nghị Đồng minh chúng ta phải cùng nói một giọng.

Chỉ có thế thôi ư?

Chỉ có thế thôi!.

Các bạn sẽ hỏi, thế thì phải làm thế nào? Phải tin tưởng ở Đồng minh và Têresenco! Bao giờ thì chúng ta có hòa bình? Lúc nào mà Đồng minh chho phép! Đó, chính phủ trả lời các chiến hào về vấn đề hòa bình như thế đó!
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:34:42 pm »

Nhưng đằng sau sân khấu chính trị Nga từ bóng tối bắt đầu xuất hiện một lực lượng
hung ác; bọn Côdắc. Báo Đời mới (báo của Goocki) nhắc nhở đến những hoạt động của chúng:

Hồi đầu cách mạng, những người Côdắc không chịu bắn vào dân chúng. Khi Coocnilov tiến quân về Petrograd, họ không chịu đi theo hắn. Từ một thái độ chung thành tiêu cức với cách mạng, họ dần dần chuyển sang thế tấn công (chống đối lại cách mạng) từ hậu trường của cách mạng, họ đột nhiên tiến ra hàng đầu.

Chính phủ lâm thời trước đã cách chức Calidin thủ lĩnh Côdắc miền sông Đông vì hắn đã tòng phạm trong vụ Coocnilov. Nhưng hắn nhất định không chịu đi và đến đóng ở Novotrecat với ba đạo quân Côdắc đông đúc, với thái độ âm mưu và đe dọa. Hắn mạnh đến nỗi chính phủ lâm thời phải nhắm mắt trước sự bất tuân thượng lệnh này, rồi lại phải công nhận hội đồng liên hiệp các quân đội Côdắc và tuyên bố ban Côdắc của các Xô Viết, ban này lúc đó vừa mới thành lập, là bất hợp pháp.

Thượng tuần tháng mười, một phái đoàn Côdắc đếngặp Kêrenxki. Với thái độ ngạo mạn, họ đòi Kêrenxki phải rút những lời buộc tội Caledin và trách y là đã nhượng bộ các Xô Viết. Kêrenxki phải đồng ý là sẽ không kiếm chuyện gì với Caledin nữa và nghe như hắn còn nói thêm như sau: “Trước mắt các lãnh tụ Xô Viết thì tôi là một bạo chúa… Chính phủ lâm thời không những không dựa vào các Xô Viết mà còn rất tiếc là cái tổ chức đó còn tồn tại.”

Cùng vào thời kỳ, đó một phái đoàn Côdắc khác đến gặp đại sứ Anh và táo bạo thương thuyết với viên này nhân Đanh “Nhân dân Côdắc tự do”.

Trên miền sông Đông, một thứ nước cộng hòa Côdắc đã được thành lập. Các Xô Viết miền Rostov Trên sông Đông và Ecateribua bị bon Côdắc cầm vũ khí đến giải tán và trụ sở công đoàn thợ mỏ ở Kharcov bị cướp phá. Phong trào Côdắc, trong mọi biểu hiện của nó, tỏ ra có tính chất quân phiệt và chống lại chủ nghĩa Xã hội. Thủ lính của nó là bọn quí tộc và đại địa chủ, như Caledin, Coonilov, các tướng Đutov, Caraulov và Bácdide, được những thương gia và chủ ngân hàng mạnh thế ở Matxcova ủng hộ.

Nước Nga cũ tan rã nhanh chóng. Ở Ucoren, ở Phần Lan, ở Balan, ở miền Bạch Nga, nhưng phong trào quốc gia càng ngày càng mạnh và táo bạo. Những chính phủ địa phương, do các giai cấp hữu sản cầm đầu, đòi được tự trị và không chịu tuân lệnh của Petrograd. Ở Henxinpho, nghị viện Phần Lan từ chối không cho chính phủ lâm thời vay tiền, tuyên bố Phần Lan tự trị và đòi quân đội Nga rút lui. Ở Kiev, viện Rada tư sản lui biên giới của Ucoren về phía đông mãi đến rạng nui Ural, chiếm nhưng khu nông nghiệp phì nhiêu nhất của miền nam nước Nga và tổ chức một quân đội quốc gia. Thủ tướng Vinitrenco nói bóng gió đến việc ký kết đình chiến riêng rẽ với Đức. Chính phủ lâm thời bất lực. Miền Xiberi và miền Côcado đòi có quốc hội lập hiến riêng rẽ. Trong khắp các xứ đó, xảy ra một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa chính quyền và các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính địa phương.

Tình thế ngày càng rối loạn. Hàng chục vạn binh lính rời bỏ mặt trận, rút vào nội địa như thủy triều và đi lang thang không mục đích khắp trong nước. Nông dân của các chính phủ Tambov và Tove, chờ mãi không được ruộng đất và bất bình với chính sách đàn áp của chính phủ, nổi lên đốt phá các dinh cơ và giết các địa chủ. Những vụ giãn thợ và đình công khổng lồ làm rung chuyến cả Matxcova, Odesa và vùng mỏ than Đonet. Các phương tiện vận tải bị tê liệt, quân đội chết mòn vì đói và các thành phố lớn thiếu bành mì.
Chính phủ, bị giằng đi kéo lại giữa các nhóm dân chủ và phản động, không làm được việc gì. Nếu bắt buộc phải thi hành một biện pháp gì, thì biện pháp đó luôn luôn là có lợi cho giai cấp hữu sản. Chính phủ phái quân Côdắc về nông thôn lập lại trật tự hoặc phá các cuộc đình công. Ở Tasken, chính quyền giải tán các Xô Viết. Ở Petrograd, hội đồng kinh tế đã được lập nên để khôi phục nền kinh tế trong nước, bị kẹt giữa hai lực lượng đối lập tư bản và lao động và không làm được việc gì, rút cục bị Kêrenxki giải tán. Các quân nhân của chế độ cũ, được bọn K.D. ủng hộ, đòi thi hành những biện pháp cương quyết để lập lại kỷ luật trong quân đội và hải quân. Mặc dù đô đốc Vecderepxki, bộ trưởng bộ hải quân và tướng Veckhopxki, bộ trưởng bộ chiến tranh, nhắc đi nhắc lại rằng chỉ có một tinh thần kỷ luật mới, dân chủ, tự nguyện, trên cơ sở hợp tác với các ủy ban binh lính và thủy thủ, mới có thể cứu được quân đội và hải quân, nhưng ý kiến của hai ông cũng chẳng được ai nghe.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:36:59 pm »

Nga hoàng Nhicolai đệ nhị
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:39:51 pm »

Bọn phản động dương như cố tình khêu chọc sự phẫn nộ của quần chúng. Đã gần đến ngày xử án Coocnilov. Báo chí tư sản càng ngày càng công khai bênh vực hắn,gọi hắn là “nhà ái quốc Nga vĩ đại”. Tờ báo của Buốcdev, tờ Sự ngiệp chung, đòi phải có một chính thể độc tài do Coonilov, Caledin và Kêrenxki đứng đầu.

Một hôm trong khán đài của báo chí ở hội đồng Cộng hòa, tôi đã nói chuyện với Buốcdev, một người bé nhỏ, lưng còng, mặt nhăn nheo, mắt cận thị sau cặp kính dày, râu tóc đã hoa râm và rối bù. Y nói: “Này ông bạn ít tuổi, hãy nhớ lời tôi nói. Nước Nga cần một người hùng. Bây giờ là lúc phải thôi nghĩ đến cách mạng và tập trung chú ý vào người Đức. Bọn ngu si đã để cho Coocnilov thua và đằng sau bọn ngu si là tay sai của Đức. Đáng lẽ Coocnilov phải thắng…”

Ở phía cực hữu, những cơ quan bảo Hoàng trá hình một cách sơ sài – tờ Nhà hùng biện của dân chúng, của Purixokievich, tờ Nước Nga mới, và tờ Lờ nói sinh động, - ccong khai đòi tiêu diệt nền dân chủ cách mạng…
Ngày 20 tháng 10, xảy ra trận thủy chiến trong vịnh Riga với một hạm đội Đức. Viện cớ là Petrograd lâm nguy, chính phủ lâm thời chuẩn bị rút khỏi thủ đô. Trước tiên sẽ rút các nhà máyđúc đạn và đem phan tán khắp nước Nga, còn chính phủ sẽ lui về Matxcova. Nhưng lập tức nhóm Bônsevich vạch ngay ra rằng chính phủ muốn bỏ thủ đô Đỏ để làm yếu thế của cách mạng. Trước đã dâng Riga cho Đức, nay lại muôn dâng nốt Petrograd.

Báo chí tư sản thhì reo mừng. Tờ Lời nói, của bọn K.D. viết rằng: về Matxcova, chính phủ có thể tiếp tục công việc trong bầu không khí yên tĩnh, không bị bọn vô chính phủ quấy rối. Rôdianco, thủ lĩnh cánh hữu của đáng K.D., tuyên bố trong tờ Buổi sáng của nước Nga, nếu quân Đức chiếm Petrograd thì thật phúc vì như vậy các Xô Viết sẽ đổ và nước Nga sẽ thoát khỏi cái nạn hạm đội cách mạng Baltic. Hắn viết:

Petrograd lâm nguy. Tôi tự bảo: “Hẫy để Thượng đế che chở cho Petrograd”. Bọn họ sợ rằng mất Petrograd thì các tổ chức cách mạng trung ương sẽ chết. Tôi thì tôi trả lời những người ấy rằng nếu những tổ chức này mất đi thì tôi càng thích vì chúng chỉ đưa nước Nga đến chỗ nguy vong… Có người nói mất Petrograd thì sẽ mất hạm đội Baltic. Chẳng có gì đáng tiếc cả, vì phần lớn các thủy thủ đã mất tinh thần chiến đấu…
Nhưng quần chúng phản đối mạnh mẽ đến nỗi chính phủ phải từ bỏ ý định rút lui.

Lúc đó, đại hội các Xô Viết hiện ra ở chân trời, như một đám mây đen nhằng những ánh chớp. Đại hội vấp phải sự phản đối không những của chính phủ, mà còn của tất cả những bọn Xã hội “ôn hòa”. Các ủy ban trung ương của quân đội và hạm đội, những ủy ban trung ương của một số công đoàn, những Xô Viết nông dân và nhất là ngay chính ngay ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga, không từ bỏ một cố gắng nào để ngăn cản không cho đại hội họp. Tờ Tin tức, và tờ Tiếng nói của binh lính, là nhưng tờ báo do Xô Viết Petrograd lập ra nhưng nay đã rơi vào tay ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga, đả kích đại hội dữ dội, cũng như toàn bộ trọng pháo báo chí của đảng Xã hội cách mạng, là hai tờ Sự nghiệp nhân dân và Ý chí nhân dân.
 
Mgười ta gửi đại biểu đi khắp nước, gửi điện cho các ủy ban của các Xô Viết địa phương và các ủy ban quân đội nhằm đình lại hoặc làm chậm các cuộc bầu cử đại biểu đi dự đại hội. Người ta thông qua các biểu quyết trịnh trọng chống đại hội. Người ta tuyên bố rằng họp đại hội gần ngày họp hội nghị lập hiến là trái với những nguyên tắc dân chủ. Các đại biểu từ mặt trận. liên hiệp các Demxtovo, liên hiệp nông dân, liên hiệp các đạo quân Côdắc, liên hiệp các sĩ quan, hội các người được huân chương Thánh Gioocgiơ, những tiểu đoàn quyết tử… Đều lên tiếng phản đối. Hội đồng cộng hòa cùng đồng thanh phản kháng. Tất cả bộ máy do cuộc cách mạng Tháng hai đẻ ra đều hoạt động để chống lại đại hội các Xô Viết.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:40:41 pm »

Đứng trước sự phản kháng ấy, là ý xhí chưa được rõ nét của vô sản – Công nhân, lính trơn và nông dân ngèo. Nhiều Xô Viết địa phương đã có khuynh hướng Bônsevich, ngoài ra còn có những tổ chức của công nhân xí nghiệp – những ủy ban xí nghiệp – và những tổ chức cách mạng của quân đội và hạm đội. Ở nhiều nơi, nhân dân sau khi bị ngăn cản không bầu được đại biểu theo thủ tục thường lệ, đã họp Miting lẻ tẻ để bầu ra một đại biểu đi dự đại hội. Ở nhièu nơi khác, nhân dân phá vỡ các ủy ban cũ ngăn trở công việc và bầu ra những ủy ban mới. Quần chúng nổi dậy như đợt sóng ngầm. Cái lần vỏ mỏng đã đông lại dần dần trên đám phún – thạch của cách mạng mấy tháng gần đây, đã bắt đầu rạn nứt. Chỉ có một phong trào tự phát
của quần chúng mới có thể làm cho đại hội Xô Viết toàn Nga họp được.

Ngày nào các diễn giả Bônsevich cũng tơid các doanh trại và xưởng máy để tố cáo mạnh mẽ cái “chính phủ gây nội chiến”. Một chủ nhật, chúng tôi đến xưởng Ôbukhôpxki, một nhà máy đúc đạn của chính phủ, ở ngoài thành phố, phía đại lộ Sơluxenbua. Chiếc xe chở chúng tôi, chạy bằng hơi nước, với cái mui nặng nề , ỳ ạch lội qua những bể bùn, giữa những tường cao của những xưởng máy và những nhà thờ rất lớn.

Cuộc mít tinh họp giữa những bức tường cao của một ngôi nhà lớn xây dở. Xung quanh một cái bục căng vải đỏ, một vạn thính giả, cả nam lẫn nữ, mặc đồ đen, ngất ngểu trên những đống gỗ, đống gạch, hoặc cheo leo trên những cái dầm, chăm chú nghe và reo hò như sấm. Dôi khi, mặt trời lộ ra sau những đám mây đen nặng trĩu và qua những lỗ cửa sổ rọi mọi thứ ánh sáng đỏ nhạt vào những khuôn mặt mộc mạc ngảnh về phía chúng tôi.

Lunasacxki, thân hình mảnh dẻ như một cậu thư sinh và nét mặt thanh tú như nghệ sĩ, giải thích tại sao các Xô Viết phải nắm chính quyền. Không một biện pháp nào khác có thể bảo vệ cách mạng chống với kẻ thù đang cố tâm tàn phá đất nước và quân đội để dọn đường cho một tên Coocnilov thứ hai.

Một người lính của mặt trận Rumani, gầy gò, bi khiết và sôi nổi, kêu lớn: “Các đồng chí! Ở mặt trận, Chúng tôi chết đói và chết rét, người ta bắt chúng tôi chết không có lý do gì cả. Tôi đề nghị các đồng chí Mỹ, một khi về nước, sẽ nói cho mọi người biết rằng những người Nga chỉ có chết mới rời bỏ cách mạng của họ. Chúng tôi sẽ đem hết sức lực ra để bảo vệ thành trì của chúng tôi, cho tới khi nhân dân các nước đều đứng dậy và chiến đấu cho cuộc cách mạng Xã hội!”.

Sau đó đến lượt Pêtoropxki phát biểu, tiếng nói nhỏ, chậm và cương quyết: “Giờ đây không phải lúc nói phiếm nữa. mà là lúc hành động! Tình hình kinh tế xấu, chúng ta phải chịu đựng. Kẻ địch định khuất phục chúng ta, nhưng chúng nên biết rằng chúng có thể đi quá xa đấy. Néu chúng dám động đến các tổ chức của giai cấp vô sản thì chúng ta sẽ quýet chúng khỏi mặt trái đất như những đống rác!”.
Báo chí Bônsevich bỗng nhiên phát triển mạnh.

Ngoài hai tờ báo của đảng, tờ - Con đường của công nhân, và tờ - Người lính, lại thấy ra hai tờ nữa, tờ -
Bần cố nông, cho nông dân, xuất bản mỗi ngày nửa triệu số và tờ - Công nhân và Binh lính, tờ này trong số đầu xuất bản ngày 17 tháng 10, đã tóm tắt quan điểm Bônsevich như sau:
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:41:36 pm »

Một năm chiến tranh thứ tư nữa, sẽ đưa quân đội và đất nước đến chỗ diệt vong… Petrograd đang lâm nguy. Bọn phản cách mạng đang thích thú vì những đau khổ của nhân dân và đang chuẩn bị giáng xuống đầu họ một đòn chí mạng. Nông dân lâm vào cảnh tuyệt vọng, đã công khai nổi dậy, bọn địa chủ và chính phủ đưa quân về càn quét tàn sát họ. Các xưởng và các nhà máy đóng cửa, công nhân bị đe dọa chết đói. Giai cấp tư sản và bọn tướng lĩnh của chúng muốn thi hành những biện pháp tàn ác để phục hồi lại một thứ kỷ luật mù quáng trong quân đội. Được giai cấp tư sản ủng hộ, bọn tay chân của Coocnilov công khai chuản bị phá hội nghị lập hiến. Chính phủ Kêrenxki là chính phủ của giai cấp tư sản, chính sách của nó nhằm đánh vào công, nông, binh. Nó đã tàn hại đất nước… Tờ báo của chúng ta ra đời trong những ngày nặng trĩu đe dọa. Nó sẽ là tiếng nói của vô sản và quân đội Petrograd. Nó sẽ là người bảo vệ không mệt mỏi của nông dân ngèo… Phải cứu nhân dân, phải đưa cách mạng đến thành công. Phải giằng chính quyền khỏi bàn tay sát nhân của giai cấp tư sản và tao nó cho các tổ chức của côn, nông, binh cách mạng. Phải chấm dứt cuộc chiến tranh ghê tởm. Chương trình của tờ Công nhân và Binh lính là chương trình của Xô Viết những đại biểu công nhân và binh lính thành phố Petrograd, nghĩa là:

Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết, ở thủ đô cũng như các tỉnh.

Đình chiến ngay trên khắp các mặt trận, thực thực hhòa bình giữa các dân tộc.

Ruộng đất cho nông dân, không phải bồi thường cho địa chủ.

Công nhân kiểm sát sản xuất công nghiệp.

Một hội nghị lập hiến được bầu ra một cách ngay thẳng.

Nên đưa thêm ra đây một đoạn nữa của tờ báo này, tờ báo của cái bọn Bônsevich mà cả thế giới đều biết là tay sai của Đức (John Reed mỉa mai nhắc lại lời vu cáo của bọn phản động):

Đức hoàng, mình mẩy bê bết máu me của hàng triệu người, muốn đẩy quân đội của hắn đến tận Petrograd. Chúng ta hãy nói chuyện với công nhân, nông dân và binh lính Đức, những người muốn hòa bình không kém chúng ta, để họ nổi dậy chông lại cuộc chiến tranh ghê tởm này. Điều này chỉ có thể thực hiện được bởi một chính phủ cách mạng, thực sự phát ngôn cho công nhân, nông dân và binh lính Nga, chính phủ này sẽvượt qua đầu những chính khách ngoại giao mà nói chuyện trực tiếp với quân đội Đức và sẽ làm tràn ngập các chiến hào Đức bằng những tuyên cáo bằng tiếng Đức… Các phi công của chúng ta sẽ tung những tờ tuyên cáo đó khắp nước Đức…

Ở hội đồng cộng hòa, cái hố giữa hai phe ngày một thêm sâu. Carelin, nhân danh nhóm Xã hội cách mạng cánh tả, kêu lớn: “Những giai cấp hữu sản muốn lợi dụng bộ máy cách mạng của nhà nước để cột nước Nga vào chiến xa của Đồng minh! Các đảng phái cách mạng cương quyết chống lại một chính sách như vậy”.
Lão già Nicolai Traicopxki, đại diện của bọn Xã hội bình dân, phát biểu chống lại việc chia đất cho nông dân và đứng về phe bọn K.D.: “Chúng ta phải lập tức lập lại một kỷ luật chặt chẽ trong quân đội. Ngay từ đầu chiến tranh tôi đã không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng thi hành những cải cách kinh tế và Xã hội trong thời chiến thì thật là phạm một tội ác. Đó là tội ác mà chúng ta đang phạm đấy. Mà thật tình tôi có chống lại những cải cách ấy đâu, tôi thuộc đảng Xã hội kí mà!” (Tiếng kêu từ phía tả: “Chúng tôi không tin anh đâu!”; phe hữu thì hoan hô nhiệt liệt).

Nhân Đanh bọn K.D. Atgiemov tuyên bố rằng chẳng việc gì phải nói cho binh lính biết vì sao phải đánh nhau! Mỗi người lính đều phải tự hiểu rằng nhiệm vụ đầu tiên của mình là phải đuổi kẻ địch ra khỏi đất Nga.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:42:12 pm »

Chính Kêrenxki cũng hai lần đến thiết tha kêu nài phải đoàn kết cả dân tộc và sau một bài diễn văn, y bật lên khóc nức nở. Hội đồng nghe hắn với thái độ lạnh lùng, thỉnh thoảng lại ngắt lời hắn bằng những lời chế giễu.

Viện Xmoni, đại bản doanh của ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga và của Xô Viết Petrograd, ở cách trung tâm vài dặm đường, maic tận cuối thành phố, trên bờ sông Neva rộng lớn. Tôi lên một chuyến xe điện chật ních hành khách, chạy ngoằn ngoèo và rền rĩ qua những phố xá bùn lầy và gồ ghề. Cuối đường hiện ra những vòm xanh viền vàng của tu viện Xmoni, trông thật là đẹp và ngay cạnh là mặt chính của viện Xmoni, trông như trại lính, chiều dài 200 thước cao bốn tầng và trên cửa chính có huy hiệu của nhà vua, to tướng
và láo xược khắc vào đá.

Những tổ chức cách mạng của binh lính và công nhân đã đến đóng ở viện này, nguyên dưới chế độ cũ là một trường nhà tu nổi tiếng cho các thiếu nữ quí tộc, được chính Nữ hoàng bảo trợ. Viện có trên một trăm phòng lớn, tường trắng và trần trụi. Trên các cửa, vẫn còn những tấm biển trên đề “Lớp bốn” hoặc “Buồng giáo sư”. Nhưng lại có những chữ đề vội, bằng chứng về những hoạt động mới trong viện: “Ban chấp hành trung ương Xô Viết Petrograd”, “Ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga”, “Phòng đối ngoại”, “Liên hiệp binh lính Xã hội chủ nghĩa”, “Ban chấp hành trung ương công đoàn toàn Nga”, “Ủy ban xí nghiệp”, “Ủy ban trung ương quân đội”; những phòng khác thì để cho các cơ quan trung ương, hoặc dùng làm phòng họp cho các đảng phái chính trị.

Trong các hành lang dài, trần khum, cách một quãng xa mới lại có một bónh điện, binh lính và công nhân đi lại tấp nập, có người vai trĩu nặng dưới những bó lớn báo chí, tuyên cáo, tài liệu tuyên truyền đủ các loại. Tiếng giày ủng nặng nề của họ vang trên sàn gôc như tiếng sấm dền. Chỗ nào cũng có dán giấy: “Các dồng chí hãy giữ vệ sinh vì lợi ích sức khỏe của chính các đồng chí!”. Ở một tầng gác ngay đầu cầu thang, có những bàn dài trên để bán hàng đống tài liệu sách báo của các đảng phái chính trị.

Phòng ăn rộng lớn của viện, trần thấp ở ngay tầng dưới, đã trở thành quán ăn. Tôi trả hai rúp để lĩnh một vé ăn và đứng xếp hàng với khoảng một ngìn người khác để chờ đến lượt được tới những quầy dài, ở đó khoảng hai chục người phục vụ, vừa nam vừa nữ múc cho mỗi người xúp bắp cải đựng trong những cái nồi to tướng, có lẫn cả thịt và phân phát cháo và bánh mì đen. Trả 5 Copếch thì được một cốc nước trà, đựng trong một cái cốc thiếc. Mỗi người cứ việc ra rổ mà lấy một cái thìa gỗ nhờn những mỡ. Trên hàng ghế dài dọc theo bàn ăn, những người vô sản đói ngấu vừa ăn, vừa bàn việc, vừa nói đùa nhả nhớt.

Trên tầng hai, có một quán ăn khác dành cho ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga, nhưng thực tế thì ai vào cũng được. Có thể mua được ở đấy bánh mì phết đẫm bơ và nước chè thì uống tha hồ.

ở cánh phía nam, tầng ba là phòng họp lớn, trước kia là phòng khiêu vũ của viện. Một gian phòng trần cao, tường trắng, có hàng trăm ngọn điện có chụp chạm trổ, gắn vào những cây đèn sáng bóng, trong phòng có hai hàng cột lớn. Ở một đầu có một cái tán, hai bên hai cây đèn cao nhiều nhánh và đằng sau là một cái khung vàng, trước kia để ảnh Hoàng đế. Xưa kia, những ngày lễ, nơi đây là nơi dập dìu những quân phục và áo nhà đạo xa xỉ, trong một khung cảnh dành riêng cho các quận chúa.

Phía bên kia hành lang, ngay trước cửa phòng họp, ngừoi ta xét các giấy ủy nhiệm của các đại biểu đi dự đại hội các Xô Viết. Tôi chú ý ngắm nhìn những đại biểu mới; những người lính mạnh khỏe, rậm râu, những người thợ mặc áo ngắn đen, vài nông dân để tóc dài. Một thiếu nữ, thuộc nhóm thống nhất của Pơlekhanov, đang điều khiển việc xét giấy tờ. Chị ta cười một cách khinh thị: “Họ chẳng giống những đại biểu đến dự đại hội lần thứ nhất chút nào. Trông thật là thô lỗ và ngu dốt! Thật là một đám người thô kệch…”
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:43:29 pm »

Đúng vậy, nước Nga đã rung chuyển đến cỗi rễ và nhứng từng lớp dưới đã nổi lên trên. Ủy ban kiểm soát giấy ủy nhiệm, do ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga cũ chỉ định, gây khó dễ cho hết đại biểu này đến đại đại biểu khác, viện cớ rằng họ đã được bầu ra một cách bất hợp pháp. Carakhan, ủy viên trung ương Bônsevich, chỉ cười: “Các bạn cứ yên trí: khi đến lúc, chúng tôi sẽ làm cho các bạn có ghế ngồi họp”. Báo Công nhân và Binh lính, viết:

Chúng tôi đề nghị các đại biểu đến dự đại hội toàn Nga mới chú ý đến những âm mưu của một số ủy viên trong ủy ban tổ chức, nhằm phá đại hội. Họ gieo rắc tin là đại hội sẽ không họp và các đại biểu nên rời khỏi Petrograd… Các bạn đừng tin những lời dối trá… Những ngày quan trọng sắp đến.

Rõ ràng là ngày 2 tháng 11 cũng chưa đủ số đại biểu tối thiểu để họp: Vì vậy hoãn đại hội đến ngày 7. Nhưng khắp nước đã xôn xao và bọn Mensevich và Xã hội cách mạng đã thấy rõ thất bại bèn đổi chiến lược. Họ rối rít điện về khắp các tổ chức địa phương của họ, yêu cầu cử ra càng nhiều phần tử Xã hội “ôn hòa” càng hay. Đồng thời, ban chấp hành các Xô Viết nông dân gửi giấy triệu tập gấp một đại hội nông dân vào ngày 13 tháng 12, nhằm thủ tiêu mọi hoạt động của công nhân và binh lính.

Nhóm Bônsevich sẽ làm gì? Trong thành phố, có tin đồn là công nhân và binh lính chuẩn bị một cuộc biểu tình vũ trang. Báo chí tư sản và phản động la lối là họ sắp nổi loạn và yêu cầu chính phủ bắt giam Xô Viết Petrograd, hay it ra thì cũng cấm đại hội họp. Có những tờ như tờ Nước Nga mới thì đề nghị “Giết sạch bọn Bônsevich”.

Tờ báo của Goocki, tờ Đời mới, đồng ý với những người Bônsevich là bọn phản động đang định bóp nghẹt cách mạng và nếu cần thì phải dùng cả vũ lực chống lại chúng; nhưng trước tiên là mọi đảng phái của nền dân chủ cách mạng phải lập một mặt trận thống nhất:

Nền dân chủ mà còn chưa tổ chức được các lực lượng chính của mình và còn gặp một sự chống đối mạnh mẽ, thì tấn công không có lợi. Nhưng nếu các kẻ địch của nó dùng bạo lực, thì nèn dân chủ cách mạng phải xông vào cuộc chiến đâu để giành lấy chính quyền và nó sẽ được những tầng lớp cơ sở nhất của nhân dân ủng hộ.

Goocki nhận xét rằng những tờ báo phản động cũng như những tờ của chính phủ đều một giọng kích thích nhóm Bônsevich dùng bạo lực; vì lẽ một cuộc khởi nghĩa sẽ có thể dọn đường cho một tên Coocnilov mới. Ông kêu gọi các người Bônsevich cải chính những tin đồn bậy. Trên tờ báo Mensevich Ngày, Pôtorexov dăng một chuyện giật gân, kèm theo một bản đồ, trong đó hắn đưa ra “Kế hoạch bí mật của nhóm Bônsevich”.
Hình như do một phép thần nào, các tường đều dán đầy những bản cảnh cáo, tuyên cáo, kêu gọi của những ủy ban trung ương của bọn “ôn hòa” và bọn bảo thủ và của ủy ban trung ương Xô Viết toan Nga nữa, tố cáo mọi cuộc “biểu tình” và kêu gọi thợ thuyền và binh lính đừng nghe bọn tuyên truyền phiến động. Đây là một đoạn trích trong bản tuyên cáo của ban quân sự của đảng Xã hôi cách mạng:

Lại có những chuyện đồn đại trong thành phố về một cuộc biểu tình vũ trang dự định. Những tin đồng ấy ở đâu ra? Tổ chức nào cho phép những kẻ quấy rối tuyên truyền bạo đông? Nhóm Bônsevich, trả lời một câu hỏi trong ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga, chối lâ không dính dáng gì đến những chuyện đó… Nhưng những tin đồn đại ấy mang theo một sự nguy hiểm lớn. Có thể do không chú ý đến tình trạng tinh thần của đại đa số công nhân, binh lính và nông dân, một số cá nhân quá khích lôi kéo một phần công nhân và binh lính xuống đường phố, thúc đẩy họ bạo động. Trong thời kỳ ghê sợ mà nước Nga cách mạng đang trải qua này, bất cứ một cuộc bạo động nào cũng dễ dàng đưa đến nội chiến, với hậu quả là tất cả những tổ chức của giai cấp vô sản, phải mất bao công phu sức lực mới xây dựng lên, sẽ bị tan tành: Bọn phản cách mạng nhất định sẽ lợi dụng một cuộc bạo động để bốp chết cách mạng và nhăn trở bầu hội nghị lập hiến… Ngoài ra tên trùm phản cáhc mạng châu Âu Vinhem đệ nhị đang chuẩn bị những âm mưu mới. không được bạo đông! Ai nấy hãy ở vị trí của mình.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:44:38 pm »

Ngày 28 tháng 10, trong những hành lang của viện Xmoni, tôi nói chuyện với Cameniev, một người vóc nhỏ bé, có một túm râu cằm đỏ hoe xén nhọn, dáng điệu như một người Gôloa. Ông ta khồn chắc có đủ đại biểu đến không và nói: “Nếu đại hội họp được, thì nó sẽ đại biểu cho ý chí của tuyệt đại da số nhân dân. Nếu đa số là Bônsevich, như tôi dự đoán, thì chúng tôi sẽ đề nghị các Xô Viết nắm chính quyền và chính phủ lâm thời từ chức…”

Vôlodaxki, một người trẻ tuổi cao dong dỏng, đeo kính, nước da xanh xao, phát biểu dứt khoát hơn: “Bọn Libe, Đan và những kẻ thỏa hiệp khác đang tìm cách phá đại hội. Nếu chúng ngăn chặn được đại hội họp thì… Thì chúng tôi cũng đủ óc thực tế để không tùy thuộc vào việc họp đó!”

Trong sổ tay, tôi có ghi một số sự việc lượm lặt trong các báo ngày 29 tháng 10:

Mohilev (Đại bản doanh quân đội) ở đây tập trung các trung đoàn cận vệ trung thành. Sư đoàn hung ác,
quân Côdắc và các tiểu đoàn quyết tử.

Những học sinh sĩ quan ở Paplov, Xacoiexelo và Pêterahov đã nhận được lệnh của chính phủ chuẩn bị đến Petrograd. Bọn ở Ôranienbom đang đến thủ đô.

Một phần sư đoàn xe thiết giáp của quân đội thường trú Petrograd đóng ở cung điện mùa đông.

Theo lệnh của Tơroxki, mấy ngìn khẩu súng trường đã được xưởng quân giới của chính phủ ở Xextororet trao cho đại biểu công nhân Petrograd.

Trong một cuộc Miting của dân vệ thành phố ở khu Litayni dưới, một quyết nghị đòi trao chính quyền cho các Xô Viết đã được thông qua.

Đó là những thí dụ về những sự việc lộn xộn trong những ngày sôi nổi ấy, khi mà ai nấy đều biết là sẽ xảy ra một chuyện gì đó, nhưng không ai biết đích là chuyện gì.

Trong một buổihọp của Xô Viết Petrograd ở viện Xmoni đêm 30 tháng 10, Toroxki cho những lờ của báo chí tư sản buộc cho Xô Viết đang dự định một cuộc vũ trang khởi nghĩa là “Một âm mưu của bọn phản động nhằm phá hoại uy tín của đại hội Xô Viết và làm đại hội thất bại…” Ông ta tuyên bố là: “Xô Viết Petrograd không ra lệnh tổ chức một cuộc khởi nghĩa nào cả. Nhưng nếu cần thì chúng ta sẽ làm như vậy và quân đội thường trú ở Petrograd sẽ ủng hộ chúng ta. Bọn chúng (trỏ chính phủ) đang chuẩn bị một cuộc phản cách mạng. Chúng ta sẽ trả lời bằng một cuộc tấn công triệt để và quyết liệt”.

Sự thực là Xô Viết Petrograd đã không ra lệnh tổ chức biểu tình vũ trang, nhưng trung ương đảng Bônsevich thì đang bàn đến vấn đề khởi nghĩa. Trung ương họp suốt đêm 23. Có mặt tất cả các trí thức của đảng, các lãnh tụ và đại biểu của công nhân vàquân đội Petrograd. Tròn số tri thức thì chỉ có Lênin và Toropxki là đứng về phe tán thành khởi nghĩa. Ngay cả đến những quân nhân cũng không tán thành. Khi biểu quyết thì phe tán thành bị thiểu số.

Lúc đó, một công nhân đứng dậy phát biểu, mặt cau có, vẻ giận dữ: “Tôi nhân danh vô sản Petrograd phát biểu. Chúng tôi tán thành khởi nghĩa. Các anh cứ làm theo ý các anh, nhưng tôi nói cho các anh biết là nếu các anh để cho các Xô Viết bị thiêu hủy, thì chúng tôi cắt đứt với các anh!” Một số binh lính ủng hộ anh ta… Và sau đó biểu quyết lại. Phe tán thành khởi nghĩa thắng!
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:45:42 pm »

Tuy vậy, cánh hữu của nhóm Bônsevich do RiaĐanov, Cameniev và Dinoviev lãnh đạo, vẫn tiếp tục tuyên truyền chống lại khởi nghĩa vũ trang. Sáng ngày 1 tháng 11, báo Con đường của công nhân bắt đầu đăng “Lá thư gửi các đồng chí” của Lênin, một trong số những tài liệu vận động chính trị táo bạo nhất trong lịch sử thế giới. trong bài đó. Lênin trình bày các lý lẽ vì sao phải khởi nghĩa, dựa ngay vào những lời lẽ chỉ trích của Cameniev và RiaĐanov. Ông viết:

Hoặc chúng ta sang phe Libe và Đan và công khai từ bỏ khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết”, hoặc chúng ta phải khởi nghĩa. Không có con đường giữa…

Ngay chiều hôm đó, Miliucov, lãnh tụ K.D., đọc một bài diễn văn hùng hồn và chua cay trước hội đồng Cộng hòa, buộc cho bản chỉ thị giao cho Xcôbeliev là thân Đức, tuyên bố là “nền dân chủ cách mạng” đang phá hoại nước Nga, chế giễu Têresenco và trăng trợn nói là y còn thích nền ngoại giao Đức hưon là nền ngoại giao Nga… Các ghế phe tả hò hét phản đối suốt bài diễn văn…

Về phần chính phủ thì cũng không thể làm ngơ trước những thắng lợi tuyên truyền Bônsevich. Ngày 29, một ủy ban liên hợp của chính phủ và hội đồng Cộng hòa vội vã thảo ra hai đạo luật, một đạo luật tạm thời giao ruộng đất cho nông dân và một đạo để xúc tiến một chính sách ngoại giao hòa bình cương quyết. Hôm sau, Kêrenxki ra lệnh đình chỉ tội tử hình trong quân đội. Ngay chièu hôm đó long trọng khai mạc khóa họp đàu tiên của “Ủy ban để củng cố nền cộng hòa và chống vô chính phủ và phản cách mạng”, vừa mới thành lập. Sau đó thì lịch sử chẳng còn ghi dấu vết gì của ủy ban này nữa… Sáng hôm sau, cùng hai nhà báo nữa, tôi phỏng vấn Kêrenxki. Đó là lần cuối cùng y tiếp nhà báo.

Y nói một cách chua chát: “Nhân dân Nga đau khổ vì kinh tế bị suy sụp và bị vỡ mộng đối với Đồng minh.
Thế giới tưởng rằng cách mạng Nga đã chám dứt. Các ông đừng nhầm. Cách mạng Nga mới chỉ bắt đầu…”
Hắn không ngờ lời hắntiên tri lại đúng đến thế.

Khóa họp suốt đêm hôm 30 tháng 10 của Xô Viết Petrograd thật là một cảnh dông bão, tôi cũng có mặt đêm đó. Nhóm trí thức Xã hội “ôn hòa”, các sĩ quan, các ủy viên của các ủy ban quân đội và của ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga, đều có mặt đông đúc. Chống lại họ là công nhân, nông dân, binh lính thường, hăng hái và giản dị.

Một nông dân nói về các vụ lộn xộn xảy ra ở Tơve và cho rằng nguyên nhân là vì các ủy ban ruộng đất bị bắt. Anh ta kêu to: “Tên Kêrenxki này chỉ là tấm mộc che cho bọn địa chủ. Chúng biét là ở hội nghị lập hiến, dù thế nào mặc dầu chúng ta cũng sẽlấy được ruộng đất nên chúng đang cố phá hội nghị lập hiến.”

Một người thợ ở nhà máy Putilov kể lại rằng bọn giám đốc đã đóng cửa từng xưởng một, lấy cớ là thiếu chất đốt hoặc nguyên liệu, nhưng ủy ban xí nghiệp đã tìm ra những kho nguyên liệu cất giấu rất lớn.

Anh ta nói: “Đó là một vụ khiêu khích. Chúng định dồn chúng tôi vào cảnh chết đói để bắt buộc chúng tôi phải bạo động”.

Trong số binh lính, một người bắt đầu: “Các đông chí! Tôi mang đến các đồng chí lời chào của những người ở mặt trận đang đào những nấm mộ để tự chôn mình, những nấm mộ mà người ta gọi là chiến hào!”
Lúc đó, một người lính trẻ, cao, gầy, mắt nảy lửa, đứng dậy. Anh ta được hoan hô nhiệt liệt. Đó là
Trutnovxki, trước tưởng là đã chết trong cuộc chiến tháng 7, nay lại xuất hiện. Anh nói:

“Quần chúng binh lính không còn tin bọ sĩ quan nữa. Ngay những ủy ban quân đội cũng phản chúng tôi, họ từ chối không triệu tập họp Xô Viết của chúng tôi… Quần chúng binh lính đòi hội nghị lập híen được triệu tập họp đúng như thời hạn qui định và những kẻ nào dám hoãn họp lại hãy coi chừng. Đây không phải là đe dọa suông đâu. Vì quân đội còn có súng nữa…”.

Anh ta nói chuyện về cuộc tuyên truyền tuyển cử vào hội nghị lập hiến hiện đang sôi nổi trong quân đoàn thứ năm: “Bọn sĩ quan, nhất là bọn Mensevich và bọn Xã hội cách mạng, đang cố phá đáng Bônsevich. Chúng cấm báo chí của chúng tôi không được lưu hành trong chiến hào. Các diễn giả của chúng tôi bị bắt giam…”.

Một người lính khác kêu lên: “Sao anh không nói về chuyện thiếu bánh mì?”
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM