Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:02:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười ngày rung chuyển thế giới  (Đọc 62460 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:03:18 pm »

Nguồn: http://www.e-thuvien.com


Tuyên bố của chính quyền Xô Viết tại Nga
Tranh vẽ năm 1962 của họa sĩ Cepov.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 12:11:14 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:05:49 pm »

Chương một

Bối cảnh lịch sử

Vào cuối tháng 9 năm 1917, một giáo sư ngoại quốc về môn xă hội học, lúc đó đang đi thăm nước Nga đến gặp tôi ở Pêtơrôgrad. Ông đã được giới công thương và trí thức cho hay cách mạng đang xuống dần. Sau khi viết một bài về vấn đề đó, giáo sư đi thăm nước Nga, đến thăm các thành phố công nghiệp, về nông thôn và ông ngạc nhiên thấy rằng trái lại, cách mạng đang tiến triển nhanh Trong đám quần chúng lao động thành thị cũng như nông thôn, đâu đâu cũng thấy đòi “ruộng đất cho nông dân, xí nghiệp cho công nhân”. Và nếu giáo sư ấy đến thăm ngoài mặt trận, ông sẽ thấy toàn quân đang bàn về vấn đề hòa bình…
Giáo sư thấy khó hiểu, thực ra thì chẳng có gì khó hiểu vì cả vì cả hai nhận xét trên đây đều đúng: một đằng giai cấp hữu sản càng ngày càng bảo thủ, một đằng quần chúng nhân dân ngày càng cấp tiến.
Các giới công thương và trí thức cho rằng cách mạng đã đi đủ xa và đã kéo dài quá lâu rồi, và đã đến lúc t́nh thế phải được ổn định. Các nhóm xă hội ôn ḥa – phe Mensevich “đến cùng” và phe xã hội cách mạng – là những nhóm ủng hộ Chính phủ lâm thời Kerenxki, cũng tán thành ư kiến đó.

Ngày 14/10, cơ quan chính thức của phe xã hội “ôn hòa” viết:

Tấn kịch cách mạng gồm hai màn: thủ tiêu chế độ cũ và thành lập chế độ mới. Màn một diễn như vậy đã đủ lâu rồi. giờ là lúc chuyển sang màn hai và diễn màn này càng nhanh càng tốt. Một nhà đại cách mạng đã nói: “ Các bạn, chúng ta hãy nhanh chóng kết thúc cuộc cách mạng. Người nào để cho nó kéodài sẽ không thu được kết quả…”

Quần chúng công nông binh, trái lại, quả quyết rằng “màn một” chưa xong. Ngoài mặt trận, các ủy ban quân đội luôn luôn xung đột với bọn sĩ quan không chịu đối xử nhân đạo với binh lính. Ở hậu phương, những ủy viên ủy ban ruộng đất do nông dân bầu ra, bị bỏ tù vì muốn đem thi hành những luật lệ của chính phủ về ruộng đất. Trong các xí nghiệp, công nhân đấu tranh chống bọn chủ lập sổ đen và giãn nợ. Thậm chí những người trước kia bị đưa đi đày vì lý do chính trị nay mãn hạn đều bị coi như những phần tử “thành tích bất hảo” và bị trục xuất khỏi xứ sở, và có trường hợp những người xuất ngoại nay trở về quê hương cũng bị truy nã bắt bớ về những hoạt động cách mạng của họ từ hồi 1905.

Trước sự bất bình của quần chúng biểu hiện trên nhiều mặt. Phe xã hội “ôn hòa” chỉ có một câu trả lời: “hãy chờ hội nghị lập hiến họp vào tháng chạp sắp tới”. Nhưng quần chúng không thỏa mãn với câu trả lời này. Hội nghị lập hiến họp, điều đó cũng tốt thôi, nhưng chính là để đạt một số mục đích nhất định mà nhân dân Nga đã làm cách mạng và đã có những người hy sinh cho cách mạng, chết mục xương trong những nẫm mồ chung ở Diễn võ trường, dù có hội nghị lập hiến hay không, những mục đích này vẫn phải được thực hiện: hòa bình, ruộng đât và công nhân kiểm sát công nghiệp. Hội nghị lập hiến đã bị hoãn đi hoãn lại và sẽ còn bị hoãn nữa cho tới khi tình hình quần chúng dịu bớt – có lẽ là để cho quần chúng phải thay đổi những yêu sách của họ đi. Dù sao đi nữa, cách mạng đã mất toi tám tháng rồi mà chẳng đâu vào đâu cả…

Trong khi đó, binh lính bắt đầu giải quyết vấn đề hòa bình bằng cách đào ngũ, nông dân đốt nhà địa chủ và chiếm lấy ấp trại lớn, công nhân thì phá hoại và đình công… đương nhiên là bon chủ nhà máy, địa chủ và sĩ quan dùng mọi quyền lực của họ để chống lại bất cứ một cuộc hòa giải dân chủ nào…

Chính phủ lâm thời hết đưa ra những cải cách vô hiệu quả lại dùng những biện pháp đàn áp tàn bạo. Bộ trưởng bộ lao động, đảng viên xã hội, ra nghị định cấm cấm tất cả các ủy ban công nhân không được hội họp trong giờ làm việc. Ngoài mặt trận, “bọn quấy rối” của các đảng phái chính trị đối lậpbị bắt bớ, báo chí cấp tiến bị đóng cửa và những nhà tuyên truyền cách mạng bị khép án tử hình. Người ta âm mưu tước vũ khí đội xích vệ. Lính Côdắc được điều về các tỉnh để giữ trật tự…
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:09:11 pm »

Bức ảnh thể hiện xã hội Nga trước Cách mạng tháng Mười

Phe xã hội “ôn hòa” và các lãnh tụ của họ ở trong chính phủ ủng hộ những biện pháp trên; họ cho rằng cần phải hợp tác với các giai cấp hữu sản. Chẳng bao lâu, quần chúng bỏ rơi họ và di theo những người Bônsevichlaf những người chủ trương hòa bình, ruộng đất của giai cấp cần lao. Tháng 9/1917, tình thế trở lên quyết liệt. đi ngược lại ý kiến của tuyệt đại đa số nhân dân, Kêrenxki và phe xã hội “ôn hòa” lập ra một chính phủ liên hiệp trong đó có các giai cấp hữu sản; kết quả từ đấy Mensevich và xã hội cách mạng mất hết tín nhiệm của nhân dân.

Trung tuần tháng mười, trong một bài báo nhan đề “Bọn bộ trưởng xã hội” tờ Con đường của công nhân đã nói lên sự phẫn nộ của nhân dân đối với phe xã hội “ôn hòa”.

Đây là những công trạng của chúng:

Xêreteli: được sự giúp đỡ của tướng Pôloxep, đã tước vũ khí của công nhân, phá những hoạt động của binh lính cách mạng và áp dụng tội tử hình trong quân đội.

Xcôbeliev: thoạt đầu định bắt bọn tư bản nộp thuế lợi nhuận 100% nhưng rốt cục… lại âm mưu giải tán các ủy ban công nhân tại các xưởng và nhà máy.

Apxentiev: đã bắt giam hàng trăm nông dân là ủy viên các ủy ban ruộng đất và đóng cửa hàng chục tờ báo của công nhân và binh lính.

Trecnov: đã kỹ vào bản tuyên ngôn của Nga Hoàng hạ lệnh giải tán quốc hội Phần Lan.
Xavincov:; đã công khai liên kết với tướng Coocnilov; sở dĩ hắn đã không dâng được Petrograd cho “nhà cứu quốc” này vì có những hoàn cảnh không tùy thuộc vào ý nuốn của hắn.

Darutni: được sự đồng ý của Alecxinxki và Kerenxki, đã bắt giam hàng nghìn công nhân, binh lính và thủy thủ cách mạng, tham gia vào việc dựng lên “vụ án” Bônsevich, một vụ án cũng nhơ nhuốc cho nền tư pháp Nga như vụ Bâylit.

Nikitin: đã hành động như một tên mật thám đê hèn chống lại công nhân đường sắt

Kêrenxki: về tên này, tốt hơn là không nói gì. Những việc hắn làm kể ra không xuể…

Đại hội đại biểu hạm đội Bantic họp ở Hanxinhpho đã thông qua một bản nghị quyết mở đầu như sau:

Chúng tôi đòi lập tức trục xuất ra khỏi hàng ngũ chính phủ lâm thời tên “xã hội” Kerenxi, một tên phiêu lưu chính trị; bằng những thủ đoạn dọa dẫm đê hèn nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản, tên này đang bôi nhọ và gây tổn thất cho cuộc cách mạng vĩ đại cũng như cho quần chúng cách mạng…

Tất cả những sự việc trên đây đã trực tiếp làm cho nhóm Bônsevich trở lên lớn mạnh…

Từ tháng 3/1917, khi công nhân và binh lính như nước lũ ào ào xông tới cung điện Tôrit bắt buộc cái viện Duma do dự do Nga Hoàng lập ra phải nắm quyền tối cao ở nước Nga, chính quần chúng nhân dân, công nhân, binh lính và nông dân đã quyết đinh mọi sự đổi thay trong quá trình của cuộc cách mạng. Họ đã lật đổ chính phủ Miliucov; các Xô Viếtcủa họ đã tuyên bố trước thế giới những điều kiện đình chiến của nước Nga: “không chiếm đất đai, không đòi bồi thường và các dân tộc có quyền tự quyết”: cũng tháng 7 năm đó, quần chúng vô sản lại một lần nữa tự động nổi dậy và như bão táp kéo vào cung điện Tôrit đòi các Xô Viết của họ nắm lấy chính quyền nước Nga.

Những người Bônsevich, lúc đó còn một nhóm chính trị nhỏ bé, đãđứng ra dẫn đầu phong trào. Cuộc nổi dậy bị thất bại nặng nề và kết cục là dư luận quần chúng quay trở lại chống họ. Những toán quân mất tướng của họ phải rút lui vào khu Vibo ở Petrograd, một khu ngoại ô như khu Thánh Angtoan ở Paris. Một cuộc lùng bắt dã man diễn ra, hàng trăm người Bônsevich bị bắt giam, trong số đó có Torôtxki, bà Côlongtai và Cameniev; Lênin và Dinoviev phải trốn đi để thoát khỏi vòng lao lý, các tờ báo của Bônsevich bị đình bản. Những phần tử khiêu khích và phản động không ngớt lời rêu rao rằng những người Bônsevich là tay sai của Đức kỳ cho khi nào cả thế giới tưởng thật.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:11:24 pm »

Nhưng chính phủ lâm thời không sao buộc tội được họ; những tài liệu chứng minh rằng đây là một cuộc âm mưu thân Đức đều bị vạch trần là giả mạo và trừ sáu người còn bị giam giữ, dần dần những người Bônsevich được thả ra hết, không phải xét xử, cũng không phải bảo lãnh hoặc chỉ phải bảo lãnh theo hình thức mà thôi. Không ai có thể chối cãi sự bất lực và do dự của cái Chính phủ lâm thời luôn luôn thay đổi này. Những người Bônsevich lại đưa ra khẩu hiệumà quần chúng rất ưa thích: “Tất cả chính cho các Xô Viết!” hành động của những người Bônsevich không phải chỉ nhằm quyền lợi riêng vì lúc này phe xã hội “ôn hòa”những kẻ tử thù của họ còn chiếm đa số trong các Xô Viết.

Hơn thế nữa, căn cứ vào nguyện vọng mộc mạc, đơn giản của quần chúng công nông binh, họ đã đề ra một chương trình hành động cấp tốc. Trong lúc bọn Mensevich “đến cùng” và phe xã hội cách mạng đi vào con đường thỏa hiệp với giai cấp tư sản thì những người Bônsevich đã nhanh chóng nắm được quần chúng Nga. Mới hồi tháng 7, họ còn bị săn bắt và khinh miệt. Đến tháng 9 họ đã tranh thủ được hầu hết công nhân thủ đô, thủy thủ hạm đội Bantic và binh lính. Cuộc bầu cử các thành phố lớn vào tháng 9/1917 có một ý nghĩa to lớn: Mensevich và xã hội cách mạng chỉ còn chiếm có 18% số phiếu – hồi tháng 6 bọn họ chiếm hơn 70%...

Bọn đầu cơ lợi dụng tình hình rối ren để làm giàu. Chúng tung tiền vào những cuộc truy hoan quái dị hoặc dùng để hối lộ nhân viên chính phủ. Chúng tích trữ hoặc bí mật đưa sang Thụy Điển lương thực và than đốt. Một ví dụ; trong bốn tháng đầu của cuộc cách mạng, lương thực dự trữ trong những kho công của của thủ đô Petrograd bị cướp đoạt một cách công khai, đến nỗi số ngũ cốc dự trù dùng trong hai năm không còn đủ để cung cấp cho nhân dân thành phố trong một tháng… Theo báo cáo chính thức của viên bộ trưởng bộ tiếp tế cuối cùng trong Chính phủ lâm thời, giá cà phê bán buôn ở Vladimirvostoc có hai rúp nửa cân, thế mà ở Petrograd, người mua phải trả tới 13 rúp. Trong khắp các cửa hàng ở những thành phố lớn có hàng tấn thực phẩm và quần áo,nhưng chỉ bọn nhà giàu mới có tiền mua.

Tôi có biết một gia đình thương nhân ở một tỉnh lị; cả nhà đều biến thành đầu cơ – dân Nga gọi bọn đầu cơ là “kẻ cướp”. Ba đứa con trai nhà này đã đem tiền đi đút lót để khỏi phải đi lính. Một đứa đầu cơ tích trữ lương thực. Một đứa bán vàng lậu của mỏ Lêna cho những đảng phái bí mật ở Phần Lan. Đứa thứ ba thu được tiền lời nhiều hơn cả trong một xưởng làm Socola; xưởng này cung cấp cung cấp cho các hợp tác xã địa phương, với điều kiện là các hợp tác xã này phải cung cấp cho hắn ta tất cả những thứ mà hắn cần đến, và cứ như thế, trong lúc quần chúng chỉ được lĩnh theo phiếu có một lạng bánh mì đen thì tên này không thiếu một thứ gì; nào là bánh mì trắng tinh, nào là đường, chè bánh ngọt, bơ… Mặc dù vậy, khi gia đình này thấy binh lính ngoài mặt trận không chiến đấu được nữa vì rét, đói và kiệt sức thì họ lớn tiếng mắng là “đồ hèn nhát” và la lối om sòm là họ “xấu hổ phải làm một người dân Nga”… Đến khi những người Bônsevich tìm ra và trưng thu những kho lớn lương thực tích trữ thì họ gọi những người đó là “bọn kẻ cướp”.
Bên dưới những hiện tượng thối nát đó, các lực lượng đen tối của thời trước còn y nguyên từ hồi Nicola đệ nhị mất ngôi, vẫn bí mật hoạt động tích cực. Bọn tay chân của tổ chức khá quen thuộc Ôkhơrana (một tổ chức mật thám của Nga hoàng) vẫn tiếp tục hoành hành, khi thì phù Nga hoàng, lúc thì lại phù Kêrenxki, miễn là có tièn… Trong bóng tối, các loại tổ chức bí mật, như bọn Trăm đen, đều đang tích cực tìm cách phục hồi chế độ phản động, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Trong cái không khí thối nát và giả dối đó, một âm thanh trong sáng vang lên ngày này qua ngày khác, đó là tiếng gọi của những người Bônsevich càng ngày càng ăn sâu vào quần chúng: “Tất cả chính quyền cho các Xô Viết! Tất cả chính quyền cho các đại biểu trực tiếp của hàng triệu công nông binh bình thường! Ruộng đất, bánh mỹ và chấm dứt cuộc chiến tranh vô nghĩa, chấmdứt chính sách ngoại giao bí mật, đầu cơ, phản bội… Cách mạng và sự nghiệp của nhân dân tòa thế giới lam nguy!”.

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp trung lưu, giữa các Xô Viết và chính phủ, diến ra từ những ngày đầu tháng 3, sắp trở nên gay gắt. Nước Nga đã bước một bước nhảy vọt từ thời Trung cổ vào thế kỷ thứ 20; trước thế giới kinh hoàng, tại nước đó đang diễn ra nột cuộc tử chiến giữa hai hệ thống cách mạng – cách mạng chính trị và cách mạng xã hội.

Sau từng ấy tháng trời bị đói rét và thất vọng, cách mạng Nga đã biểu lộ một sức sống dồi dào xiết bao! Lẽ ra giai cấp tư sản phải hiểu rõ hơn nữa nước Nga của họ. Cái “bệnh cách mạng” ở Nga như họ vẫn gọi, còn lâu mới chấm dứt.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:12:21 pm »

Nhìn lại thời kỳ trước khởi nghĩa tháng 11, ta cảm thấy như nước Nga là một nước bảo thủ khó tượng tượng được và dường như thuộc vào thời đại khác. Vì chúng ta đã hòa mình nhanh chóng biết bao vào cuộc sống mới khẩn trương; tình hình chính trị ở Nga ngả hẳn về tả, đến nỗi những nhóm D.K (nhóm dân chủ lập hiến) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật như những “kẻ thù của nhân dân”, Kêrenxki trở thành một tên “phản cách mạng”, các lãnh tụ xà hội “ôn hòa” như Xêreteli, Đan, Libe, Got và Apxentiev bị những người đi theo họ đánh giá là quá phản động và những người như Vichto Trecnov và cả Macxim Goorky nữa cũng bị coi là thuộc cánh hữu…

Trung tuần tháng 12 năm 1917, một nhóm lãnh tụ xã hội cách mạng đến thăm ông Gioocgiơ Biucanơn, đại sứ Anh; họ khẩn khoản yêu cầu ông ta đừng choai biết việc họ đến, bởi vì họ “bị coi là quá hưu”.
Ông Biucanơn nói: “Thế mà mới một nẳmtướcđây, chính phủ của tôi chỉ thị cho tôi không được tiếp Miliucov vì ông này bị coi là nghiêng về cánh tả quá”

Vè tháng 9 và tháng 10, thời tiết Nga ở Nga xấu nhất, đặc biệt là ở Petrograd. Bầu trời nặng trĩu và xám ngắt, ngày ngắn dần, mưa tầm tã không ngớt. Đường ngập bùn, trơn như đổ mỡ, dính nhơ nhớp, in đầy những vết ủng nặng nề; tình trạng lại càng bi đát hơn nữa vì các công sở thành phố bị ngừng trệ. Những cơn gió rét buốt và ẩm ướt từ vịnh Phần Lan thổi vào; sương mù lạnh lẽo luồn qua các phố.

Ban đêm, để tiết kiệm điện và cũng để đề phòng kinh khí cầu của Đức, đèn ngoài đường chỉ thắp thưa thớt; trong các nhà tư nhân, chỉ có điện từ 6 giờ tối đến nửa đêm; nến thì bốn hào một cây và dầu hỏa thì hiếm. Ba giờ chiều trời đã tối và mười giừo sáng mới có ánh nắng mặt trời. trộm cướp như ong. Ban đêm, đàn ông thay phiên nhau gác nhà, súng nạp đạn sẵn sàng. Đó là dưới thời chính phủ lâm thời.

Mồi tuần lương thực một hiếm. Khẩu phần bánh mỳ từ bảy lạng mỗi ngày tụt xuóng bốn lạng rưỡi, ba lạng, hai lạng rưỡi, một lạng. thời kỳ cuối, có một tuần không có bánh ăn. Theo qui định, mỗi người được một cân đường một tháng, ấy là nói nếu mua được. một thỏi Socola hoặc nửa cân đường phèn nhạt phèo giá từ bảy đến mười rúp – ít ra cũng một đôla. Sữa chỉ đủ cho nửa số trẻ nhỏ trong thành phố: phần lớn các khách sạn và nhà tư nhân hàng mấy tháng liền không có sữa dùng. Ngay giữa mùa hoa quả mà người ta bán tới gẫn một rúp một quả táo hay một quả lê ở góc đường…

Muốn mua sữa, bánh mỳ, đường, thuốc lá, phải xếp hàng chờ đợi hàng giờ dưới trời mưa rét. Một đêm họp suốt tới sáng mới về, tôi đã thấy cảnh tượng này: người mua bắt đầu xếp hàng từ trước lúc rạng đông, phần đông là đàn bà, có người bồng cả con nhỏ… Caclai, khi tả về người dân Pháp trong quyển cách mạng Pháp, đã coi họ là người có khả năng nhát thế giới về môn đứng xếp hàng. Ngay từ năm 1915, dưới thời Nicola Đẹ nhị, nước Nga đã bắt đầu làm quen với cảnh xếp hàng này rồi, cho tới mùa hạ năm 1917 thì còn thỉnh thoảng mới phải xếp hàng, và từ 1917 trở đi thì thường xuyên. Hãy tưởng thượng cảnh màu đông ở nước Nga với những người áo quần chẳng đủ đứng xuốt ngày trên hè phố Petrograd trắng xóa! Những người dân Nga dễ tính một cách kỳ lạ này thỉnh thoảng cũng phải thốt ra những lời nói phẫn nộ, chua chát…

Tất nhiên là trong lúc đó các rạp hát đêm nào cũng vẫn diễn, kể cả chủ nhật. Nữ diễn viên Cacxavina biểu diễn một màn vũ balê mới và khán giả yêu nhảy múa từ mọi nơi đổ về Petrograd xem. Danh ca Saliapin trình bày các bài hát. Tác phẩm “cái chết của Ivan khhủng khiếp” của Tônxtoi do Maiơhon soạn thành kịch lại được đem ra diễn tại rạp Alechđorinxki; trong buổi biểu diễn vở đó, tôi có để ý tới một học sinh trường Kiếm – đồng của nhà vua; cứ sau mỗi màn, anh ta lại đứng dậy nghiêm trang trong bộ lễ phục, hướng về chỗ nhà vua trước kia vẫn ngồi xem hát;chỗ đó nay bỏ trống, và hình những con đại bàng đã bị bóc đi hết … Rạp Cơrivoi Decalo trình diễn một cách huy hoàng vở Raygon của Sonitdone.

Tuy rằng viện Ecmitagio và các nhà bảo tàng mỹ thuật khác đã chuyển về Moscow, hàng tuần ở đây vẫn có tổ chức những cuộc triển lãm tranh. Các bà trí thức lũ lượt đi nghe nói chuyện về nghẹ thuật, văn chương và triết lý phù phiếm. Đặc biệt là bọn thông thần chủ nghĩa hoạt động rất tích cực và đội cứu thế quân, lần đầu tiên trong lịch sử được thừa nhận ở Nga, dán khắp mặt tường những bản cáo thị triệu tập đi nghe những buổi giáng kinh làm người dự vừa khoái trá vừa kinh ngạc…
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:13:12 pm »

Cuộc sống tủn mủn và giả tạo của thành phó vẫn cứ tiếp tục, cố làm ngỏ như không biết có cách mạng. Các nhà thi sĩ làn thơ – nhưng không phải để nói về cách mạng. Các nhà họa sĩ hiện thực vẽ cả tranh về thời trung cổ Nga – họ vẽ không thiếu một cái gì, trừ những đề tài về cách mạng. Các cô thiếu nữ ở tỉnh nhỏ lên thủ đô để học tiếng Pháp và luyện giọng; các sĩ quan trẻ tuổi, vui tính và đẹp trai, đội những chiếc Basoliki đỏ chói viền vàng, lủng lẳng bên hông thanh kiếm trạm trổ khéo léo của vùng Codac, lượn đi lượn lại trong những hành lang khách sạn. Buổi trưa, các bà vợ tiểu công chức tụ tập nhau lại uống trà, mang theo mỗi người một hộp đường nhỏ bằng vàng, bạc hay lam đá quí và nưa chiếc bánh mỳ đựng trong cái bao tay bằng lông; và các bà cầu cho Nga hoàng trở về, hoặc càu cho quan Đức tới, cầu cho bất cứ một cái gì có thể giải quyết được vấn đề người làm… Một buổi chiều, con gái một ông bạn tôi trở về nhà tức tối như điên như dại vì chị lái xe điện đã gọi cô ta là “đồng chí”.

Xung quanh họ, nước Nga vĩ đại vẫn đang thai ngén một thế giới mới. Những người hầu, thường bị đối sử như súc vật và bị trả lương rẻ mạt, trở lên bướng bỉnh. Trong lúc lương trung bình của họ có 35 rúp một tháng thì một đôi giày giá những hơn 100 rup; cho nên họ không chịu đi xếp hàng mua thực phẩm cho chủ, sợ hỏng giày. Chưa hết, trong nước Nga mới, đàn ông và đàn bà đều được đi bầu cử; trong nước Nga mới, có những tờ báo của giai cấp càn lao dám nói những điều mới lạ và táo bạo, có có các Xô Viết và có các công đoàn. Những người đánh xe ngựa cũng có công đoàn và đại biểu trong Xô Viết Petrograd. Những người hầu bàn và hầu buồng ở các khách sạn được tổ chức và không thèm nhận tiền thưởng của khách nữa. trên tường các tiệm ăn có treo những tấn biển đề; “ở đây không nhận tiền thưởng” hoặc là “việc một người phải đi làm ngề hầu bàn để sinh sống không phải là ly do để làm nhục họ bằng cách cho họ tiền thương!”.

Ngoài mặt trận, binh lính đấu tranh quyết liệt với bọn sĩ quan và học tập cách tự quản lấy nhau thông qua các ủy ban của họ. Trong các nhà máy, các ủy ban xí nghiệp, những tỏ chức đặc biệt Nga, đã rút ra được những bài học kinh nghiệm, đã lớn lên và đã nhận rõ sứ mệnh lịch sử của chúng trong cuộc đấu tranh chống chế độ cũ. Cả nước Nga đi học và đọc sách – sách chính trị, kinh tế, lịch sử; quần chúng nhân dân muốn hiểu biêt… Tại các thành phố, tại hầu hết các tỉnh, ngoài mặt trận mỗi nhóm chính trị đều có một hoặc nhiều tờ báo riêng. Hàng chục vạn cuốn sách nhỏ của hàng ngàn tổ chức được tung ra và tràn ngập trong quân đội, thôn xóm, nhà máy, đường phố. Sự thèm khát được học, từ bao đời nay bị kiềm chế, đã cùng với cách mạng bùng lên một cách mãnh liệt. Trong 6 tháng đầu, riêng viện Xmoni mỗi ngày phát hành tràn ngập khắp mọi nơi hàng tấn, hàng xe, hàng chuyến tàu sách báo. Nhân đan toàn nước Nga mải mê đọc sách, y như là cát nóng hút nước bao nhiêu cũng không vừa. Khônh phải họ đọc những loại chuyện bậy bạ, sách xuyên tạc lịch sử, sách tôn giáo kể lể dài dòng, hoặc tiểu thuyết rẻ tiền và đồi trụy đâu, mà là họ đọc các sách lý luận xã hội và kinh tế, sách triết học, các tác phẩm của Tonxtoi, Gôgon và Goocki…

Không những thế, họ lại còn tổ chức những cuộc nói chuyện mà nếu đem ra so sánh thì những “bài diễn văn trang giang đại hải’ của người Pháp tả trong cuốn sách của Caclai chỉ là một con suối nhỏ. Những cuộc nói chuyện, tranh luận, diễn thuyết được tổ chức ngay trong rạp hát, rạp xiếc, trường học, câu lạc bộ, phòng họp của các Xô Viết, trụ sở công đoàn, doanh trại… Ngoài mặt trận, họp trong giao thông hào; ở nông thôn họp ngay ngoài bãi; họp trong cả nhà máy… Thật là một cảnh tượng kỳ lạ khi nom thây bốn vạn công nhân nhà máy Putilov họp nhau để nghe các diễn giả thuọc các nhóm xã hội dân chủ, xã hội cách mạng và vô chính phủ nói chuyện; bất kỳ ai nói cũng nghe, nói gì cũng nghe và nói dài mấy cũng nghe! Trong mấy tháng ròng tại Petrograd và khắp nước Nga, mỗi một góc phố là một diễn đàn công công. Trên xe lửa, xe điện, đâu đâu và lúc nào cũng nỏ ra những cuộc tranh luận bất ngờ…

Những người Nga ở cả hai lục địa có dịp gặp gỡ nhau trong các hội nghị và đại hội toàn Nga như các đại hôi của Xô Viết, hợp tác xã, Demxtovo, dân tộc, mục sư, nông dân, đảng phải chính trị; hội nghị dân chủ, hội nghi Moscow, hội đồng cộng hòa Nga. Ở Petrograd, thường xuyên có 3 – 4 đại hội họp. Trong các cuộc họp thời gian dành cho diễn giả không bị hạn chế, và mỗi người đợc tự do phát biểu ý kiến riêng của mình…
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:18:04 pm »

Thành phố Petrograd (Leningrad - Saint Peterburg) năm 1917

Chúng tôi đến thăm phòng tuyến của đạo quân thứ 12 đóng ở phía sau Riga; trong những chiến hào bùn lầy, những người ốm yếu, gầy gò, đi chân đát, nằm với vẻ tuyệt vọng; thế mà khi thấy chúng tôi đến, họ nhỏm cả dậy; sự thiếu thốn hiện trên nét mặt họ và dưới những bộ quân phục rách rưới lộ ra những mảnh da thịt tím bầm. Họ hối hả hỏi chúng tôi: “có mang sách báo gì đến cho xem không?”

Có rất nhiều biểu hiện rõ rệt về sự thay đổi ở nước Nga: Tượng nữ Hoàng Catơrin Đệ nhị ở trước rạp hát Alechxdrinxki cầm trong tay một lá cờ nhỏ màu đỏ; nhiều lá cờ đỏ khác đã hơi phai màu phất phới trên khắp các công sở; những ấn phù và hình chim đại bàng tượng trưng cho nhà vua bị xé nát hoặc phủ lấp; và những cảnh binh dữ tợn được thay thế bằng những người dân vệ, dáng điệu hiền lành đi tuần tra các phố, tay không. Tuy vậy, vẫn còn những các lạc hậu kỳ quái:
“Bảng phẩm tước” mà Pie đại đế đã chùm lên nước Nga bằng bàn tay sắt, vẫn còn được thi hành. Hầu hết mọi người từ học sinh trở lên, đều mặc những bộ đồng phục còn mang huy hiệu nhà vua ở khuy và cầu vai. Vào khoảng 5 giờ chiều, phố xá nhan nhản những người đã đứng tuổi, trông vẻ phục tùng dễ bảo mặc đồng phục, tay cắp cặp, từ những công sở đồ sộ, nom như trại lính, trở về nhà; có lẽ họ vừa đi vừa nhẩm tính xem còn phải bao nhiêu cấp trên của họ chết đi thìhọ mới có thể được đề bạt lên những chức vị hằng mong ước để đến khi về hưu, được lĩnh một món tiền hưu trí kha khá, và không biết chừng còn được tặng thưởng huân chương Thánh Anno nữa…

Người ta kể lại rằng một hôm, giữa cao trào cách mạng, thượng nghị sĩ Xôcolov mặc thường phục đến dự một buổi họp của thượng nghị viện; người ta không cho ông vào vì lẽ ông không mặc bộ y phục qui định cho những kẻ phục vụ Nga hoàng!

Trên cái bối cảnh của một quốc gia sôi sục và tan rã đó, đã diễn ra cảnh tượng huy hoàng của quần chúng nhân dân Nga vùng dậy,,,
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:20:16 pm »

Chương II

Bão táp tới gần

Thành phố Petrograd năm 1917

Tháng 9, tướng Coocnilov tiến quân vê Petrograd với ý định tự suy tôn lên địa vị một tên độc tài quân phiệt ở Nga. Sau lưng hắn hiện rõ ra nắm tay sắt của giai cấp tư sản sẵn sàng giáng xuống cách mạng. Một số bộ trưởng xã hội bị liên quan; chính Kêrenxki cũng bị nghi ngờ. ủy ban trung ương đảng Xã hội cách mạng đề nghị Xavincov, đảng viên của đảng này, đến trình bày thái độ. Xavincov từ chối. y bị trục xuất ra khỏi đảng. Coocnilov bị các ủy ban binh lính bắt. Một số tướng tá bị đuổi ra khỏi quân đôi, một số bộ trưởng bị mất chức. Chính phủ đổ.
Kêrenxkilucs đó định lập một chính phủ mới, gồm cả đảng tư sản K.D. Đảng Xã hội cách mạng tức là đảng của y, bắt y phải trục xuất bọn K.D., Y không nghe và dọa từ chức nếu bị gò ép. Nhưng sự phẫn nộ của quần chúng khiến lên tới mức khiến y lúc đó không dám đối kháng ra mặt. Một hội đồng chấp chính lâm thời gồm năm cựu bộ trưởng, do Kêrenxki chủ tọa, nắm chính quyền trong khi chờ đợi một giải pháp.
Vụ Coocnilov làm cho các nhóm xã hội, bọn “ôn hòa” cũng như những người cách mạng chân chính đoàn kết lại để tự vệ. Không thể để cho hạng người như Coocnilov được nữa. Người ta muốn có một chính phủ mới, chịu trách nhiệm trước những phần tử ủng hộ cách mạng. Ủy ban trung ương Xô Viết toang Nga đề nghị tổ chức quần chúng gửi đại biểu tới một hội nghị Dân chủ, sẽ họp ở Petrograd vào tháng chín.
Ba phe xuất hiện nhanh chóng trong ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga. Nhóm Bônsevich đề nghị họp đại hội Xô Viết toàn Nga và để các Xô Viết nắm chính quyền. Nhóm “giữa” của đảng Xã hội cách mạng, do Trecnov lãnh đạo, liên minh với bọn Xã hội cách mạng cánh tả do Camcov và Xpiridonova lãnh đạo, với bọn Mensevich quốc tế do Mactov lãnh đạo và với nhóm Mensevich “giữa do Bocdanov và Xcôbeliev đại diện, để đòi một chính phủ thuần túy Xã hội
Hầu như ngay lập tức, nhóm Bônsevich giành được đa số trong trong Xô Viết Petrograd và ngay sau đó trong các Xô Viết Matxcova, Kiev, Odesa và nhiều thành phố khác.
Hoảng sợ, bọn Mensevich và bọn Xã hội cách mạng chiếm đa số trong ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga thấy rằng xét đến cùng thì Coocnilov không nguy hiểm bằng Lênin. Chúng bèn thay đổi các thành phần đại biểu đi dự hội nghị dân chủ và tăng thêm số đại biểu của các hợp tác Xã và tổ chức bảo thủ khác. Nhưng mặc dầu chúng vơ vét các đại biểu như thế, đại hội thoạt đầu vẫn biểu quyết cho một chính phủ liên minh không có bọn K.D tham dự. Chỉ sau khi Kêrenxki dọa từ chức và bọn Xã hội “ôn hòa” kêu la là nền cộng hòa lâm nguy. Hội nghị mới quyết định với một số rất nhỏ tán thành liên minh với giai cấp tư sản và đồng ý thành lập một thứ nghị viện tư vấn, không có quyền lập pháp, được gọi là Hội đồng lâm thời của nước cộng hòa Nga. Trong chính phủ mới thực tế là các giai cấp hữu sản nắm chính quyền và trong hội đồng Cộng hòa, họ chiếm một số ghế quá nhiều.
Thực ra, ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga đã không còn đại diện cho các Xô Viết cơ sử nữa và đã phản đối trái phép việc triệu tập một đại hội Xô Viết toàn Nga đáng lẽ phải họp vào tháng chín. Ủy ban chẳng hề nghĩ đến việc triệu tập đại hội này, mà cũng chẳng cho phép triệu tập nó nữa. Cơ quan chính thức của ủy ban, báo tin tức, nói bóng gió rằng các Xô Viết sắp ngừng hoạt động và có thể sắp bị giải tán. Cùng lúc đó, chính phủ mới trong chương trình, nói sẽ thanh toán các “tổ chức vô trách nhiệm “, ý nói các Xô Viết.
Nhóm Bônsevich trả lời bằng cách triệu tập các Xô Viết toàn Nga tới họp ở Petrograd ngày 2/11 và đề nghị các Xô Viết nắm chính quyền. Đồng thời họ rút lui khỏi hội đồng Cộng hòa Nga và tuyên bố rằng họ không muốn tham gia một chính phủ phản lại dân chúng.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:22:03 pm »

Nhưng nhóm Bônsevich rút lui cũng chẳng khiến cho cái nội bộ của hội đồng Cộng hòa vô phúc kia khỏi bị lục đục. Các giai cấp hữu sản, bây giờ đã đứng vào thế mạnh rồi tỏ ra ngạo ngược. Bọn K.D tuyên bố rằng chính phủ không có quyền thành lập nền cộng hòa ở Nga. Chúng đòi có những biện pháp nghiêm khắc đối với những ủy ban binh lính và thủy thủ và buộc tội này tội nọ cho các Xô Viết. Ở phía bên kia thì nhóm Mensevich quốc tế và nhóm Xã hội cách mạng cánh tả đòi đình chiến ngay, đòi ruộng đất cho nông dân và để công nhân kiểm sát công nghiệp; thực tế đó là chương trĩnh Bônsevich.

Hôm Mactov trả lời bọn K.D. tôi cũng có mặt. Mắc bệnh nặng gần đất xa trời, hơi thở phều phào, ông ta rạp mình trên diễn đàn, trỏ tay về phía ghế bọn phái hữu mà nói: “ các anh gọi chúng tôi là bọn chiến bại.
Nhưng những kẻ chiến bại chính là những kẻ đang đợi thời cơ thuận tiện hơn để ký kết đình chiến, khăng khăng đòi hoãn việc ký kết này cho tới khi quân đội Nga đã tan rã hết, khi mà nước Nga chỉ còn là vật mua bán giữa các đoàn đế quốc… Các anh muốn nhân dân nước Nga phải chịu một thứ chính sách do quyền lợi của giai cấp tư sản quyết định. Vấn đề hòa bình là một vấn đề cấp thiết… Các anh sẽ thấy rằng những người của Dimecvan (nhóm quốc tế cách mạng của đảng Xã hội đã dự hội nghị quốc tế ở Dimecvan, Thụy Sĩ năm 1915) mà các anh gọi là “tay sai của Đức”, đã không làm việc một cách vô ích: họ đã chuẩn bị trong khắp cả nước sự giác ngộ của quần chúng nhân dân dân chủ…”

Bon Mensevich và bọn Xã hội cách mạng thì nghiêng ngả giữa hai phái cực đoan này, nhưng bị dồn dần về phía tả bởi áp lực của sự bất bình ngày càng tăng trong quần chúng. Hội đồng bị chia thành những phe phái đối lập nhau một cách sâu sắc.

Tình thế là như vậy, khi có tin hội nghị Đồng minh sắp họp ở Paris, một tin được mong đợitừ lâu làm nảy ra một vấn đề nóng hổi, vấn đề chính sách đối ngoại.

Trên lý thuyết, tất cả các đảng Xã hội ở Nga đều tán thành đình chiến càng mau càng tốt trên cơ sở dân chủ. Ngay từ tháng 5/1917, Xô Viết Petrograd, trong đó hồi ấy bọn Mensevich và Xã hội cách mạng chiếm ưu thế, đã tuyên bố những điều kiện đình chiến của nước Nga, mà mọi người đều biết. Họ đã đòi phải họp một hội nghị các nước Đồng minh để thảo luận về các mục đích chiến tranh. Hội nghị dự định sẽ họp vào ngày 10/11 (hội nghị này không họp được vì chính phủ lâm thời đổ).

Chính phủ lâm thời đã đề nghị hai đại biểu: tướng Alechxayev, một quân nhân phản động và Têretsenco, bộ trưởng bộ ngoại giao. Các Xô Viết thì chọn Xcôbeliev và đã giao cho ông này những chỉ thị rất chi tiết: bản Nacado mà ai nấy đều biết. Chính phủ lâm thời tỏ vẻ không đồng ý Xcôbeliev và về bản chỉ thị: các đại sứ các nước Đồng minh phản đối và sau cùng thì Nghị viện Anh, một trưởng bộ tài chính Bonalo đã trằng trợn trả lời một câu hỏi của nghị viên như sau: “Theo tôi biết thì hội nghị Paris sẽ không bàn đến mục đích của cuộc chiến tranh, mà chỉ bàn đến các phương pháp để tiến hành chiến tranh…”

Báo chí bảo thủ Nga reo mừng, còn nhóm Bônsevich thì kêu lên rằng: “Đã thấy rõ khuynh hướng thỏa hiệp của bọn Mensevich và cách mạng Xã hội đưa họ đến đâu chưa?”.

Một hôm tôi qua sông để tới rạp Xiếc Mới dự một buổi Miting quần chúng lớn, như thường vẫn họp kắp mọi chõ trong thành phố mỗi đêm một nhiều. Trong một hội trường trần trụi và âm u, chỉ có năm ngọn đèn nhỏ treo vào một sợi dây mỏng manh, người ngồi chật ních trên các bậc ghế gỗ cáu gét, lên đến tận trần nhà: bính lính, thủy thủ, công nhân, phụ nữ chăm chú nghe như thể tính mệnh họ định doạt ở đây. Một người lính thuộc sư đoàn 548 phát biểu, vẻ mặt mệt mỏi và điệu bộ tuyệt vọng của anh ta biểu hiện sự sự lo âu thành thực: “Các đồng chí! Những kẻ cầm quyền đòi chúng ta hết hy sinh này đến hy sinh khác, nhưng còn những kẻ chẳng thiếu một thứ gì thì được chúng để yên. Chúng ta đang chiến tranh với Đức. Chúng ta có bảo bọn tướng ta Đức vào ngồi trong bộ tham mưu của chúng ta không? Thế tại sao trong lúc chúng ta đấu tranh với bạn tư sản thì ta lại mời chúng vào chính phủ… Binh lính muốn biết họ chiến đấu để làm gì và cho ai.
Chiến đấu cho thành Côngxtantinov hay là cho nước Nga tự do, chiến đấu cho nền dân chủ hay là cho bọn kẻ cướp tư sản? Hãy chứng minh cho tôi thấy rằng tôi đang chiến đấu cho cách mạng, lúc đó tôi sẵn sàng xông lên chiến đấu, không ai phải đem tội tử hình ra mà dọa nạt. Khi mà đất đã về tay nông dân, xưởng máy về tay công nhân, chính quyền về tay các Xô Viết, thì lúc đó chúng tôi thấy rằng chúng tôi có một cái gì để bảo vệ và chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ nó”.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:31:59 pm »

Trong các doanh trại, các xưởng máy, ở các góc phố, những diễn giả binh lính thao thao bất tuyệt đòi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố rằng nếu chính phủ không cương quyết cố gắng làm như vậy, binh lính sẽ bỏ chiến hào để về quê hương.

Người phát ngôn cho quân đoàn thứ 8 nói: “Chúng tôi đuối sức, chúng tôi chỉ còn mỗi đại đội mấy người. Nếu không gửi mau lương thực, giày ủng và tăng viện thì các chiến hào chẳng bao lâu sẽ rỗng tuếch. Một là đình chiến, hai là tiếp tế cho chúng tôi… Chính phủ hoặc phải chấm dứt chiến tranh, hoặc tiếp tế đầy đủ cho quân đội…”

Một đại biểu đơn vị pháo thủ Xiberi thứ 46 nói: “Bọn sĩ quan không cộng tác với các ủy ban của chúng tôi, chúng bán chúng tôi cho giặc, chúng xử tử những người làm công tác tuyên truyền của chúng tôi và cái chính phủ phản cách mạng này thì lại ủng hộ chúng. Trước kia, chúng tôi hy vọng rằng cách mạng sẽ mang lại hòa bình. Nhưng bây giờ thì chính phủ lại cám chúng tôi nói đến hòa bình, rồi lúc đó lại không tiếp tế cho chúng tôi lương thực, súng ống.”

Từ châu Âu đưa tới những tin đồn rằng đình chiến đã được ký kết với những điều kiện thiệt thòi cho nước Nga.

Sỹ quan Quân đội Nga trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Những tin tức về việc đối xử với binh lính Nga đóng ở Pháp càng làm tăng sự bất bình, lữ đoàn thứ nhất, định đưa các ủy ban binh lính lên thay thế các sĩ quan như ở Nga và đòi về nước chứ không chịu đi Xalonich. Họ đã bị bao vây, bị cắt lương thực rồi bị bắn phá bằng pháo binh, nhiều người chết…

Ngày 29 tháng 10, tôi đến cung điện Marinxki, vào cái phòng họp bằng đá hoa trắng điểm đỏ của hội đồng cộng hòa để nghe đọc bản tuyên ngôn của Têrensenco về chính sách đối ngoại của chính phủ. Cả nước, kiệt lực và thèm khát hòa bình, đang chờ đợi bản tuyên ngôn đó trong một sự lo âu ghê gớm.

Một người trẻ tuổi cao lớn, áo quần bảnh bao, mặt mày nhẵn nhụi và có đôi gò má cao, ngọt ngào đọc một bản diễn văn gọt giũa, thận trọng và hoàn toàn rỗng tuếch… Vẫn những luận điệu cũ rích về vấn đề phải đánh bẹp chủ nghĩa quân phiệt Đức với sự giúp đỡ của các nước Đồng minh, về các “quyền lợi quốc gia” của nước Nga, về những khó khăn “bản chỉ thị giao cho Xcôbeliev đã gây ra”. Rồi chấm dứt bằng cái điệp khúc quen thuộc: “Nước Nga là một đại cường quốc. Dù thế nào đi nữa thì nước Nga vẫn là một đại cường quốc. Bổn phận của tất cả chúng ta là phải bảo vệ nước Nga, phải tỏ rằng chúng ta là những người bảo vệ một lý tưởng cao cả, là những người con của một dân tộc lớn…”

Chẳng ai hài lòng cả. Bọn phản động thì muốn một chính sách đế quốc “mạnh mẽ”, những đảng phái dân chủ thì đòi chính phủ phải cam kết là sẽ xúc tiến việc lập lại hòa bình.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM