Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:53:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười ngày rung chuyển thế giới  (Đọc 62592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 11:12:02 pm »

Một cuộc tranh luận nổ ra. Nhưng rồi lần lượt ai nấy đều đồng ý với anh thủy thủ. Vừa lầu nhầu, họ vừa đưa ra những giấy tờ thông hành cáu ghét. Tờ nào cũng giống nhau, chỉ trừ có giấy của tôi là khác, vì do bộ tham mưu cách mạng ở Xmon-ni cấp. Hai người lính bắt tôi phải đi theo họ. Đám xích vệ cực lực phản đối, nhưng người thủy thủ lúc nãy phát biểu lại nói :

- Chúng ta thì đều biết rõ đồng chí này là đồng chí tốt rồi. Nhưng lệnh của Ủy ban thì ta phải tuân theo. Đó là kỷ luật cách mạng …

Muốn khỏi lôi thôi, tôi xuống xe. Chiếc xe mở máy đi ; mọi người đều vẫy tay chào tôi. Hai người lính thầm thì với nhau một lúc, rồi dẫn tôi đến một bức tường bảo tôi đứng dựa vào. Tôi chợt hiểu : họ sắp sửa bắn tôi.

Xung quanh tịnh không một bóng người. Chỉ có cách đường khoảng vài trăm thước một chút khói từ một ngôi nhà gỗ nhỏ bốc lên. Hai người lính đi ra phía đường. Tôi chạy theo họ một cách tuyệt vọng :

- Các đồng chí trông đây, đây là dấu của Ủy ban quân sự cách mạng.

Họ bần thần nhìn giấy thông hành của tôi, rồi đưa mắt nhìn nhau. Một người khăng khăng nói :

- Giấy của anh không giống các giấy khác. Chúng tôi không biết đọc, người anh em ạ.

Tôi nắm cánh tay anh ta :

- Chúng ta hãy cùng đi tới ngôi nhà đằng kia, chắc thế nào cũng có người biết đọc.

Họ ngần ngừ. Một người nói :

- Không.

Nhưng người kia nhìn kỹ vào mặt tôi, rồi lẩm bẩm :

- Sao lại không ? Dù sao giết một người vô tội cũng là một tội lớn.

Thế là chúng tôi đi tới ngôi nhà và gõ cửa. Một người đàn bà thấp béo ra mở cửa. và khi thấy chúng tôi thì
kinh hãi lùi lại, lúng túng nói :

- Tôi không biết, tôi không trông thấy chúng.

Một người lính đưa giấy của tôi cho bà ta. Bà ta sợ kêu lên một tiếng.

- Chúng tôi chỉ muốn đồng chí đọc hộ giấy này thôi.

Bà ta ngần ngại cầm lấy giấy và đọc thật nhanh :

Người mang giấy này, Gion Rít, là một đại biểu của nền xã hội dân chủ Mỹ, một người quốc tế chủ nghĩa…

Ra đến đường, hai người lính lại thảo luận. Sau cùng học quyết định :

- Anh phải đi với chúng tôi đến ủy ban trung đoàn.

Trong cảnh hoàng hôn xuống mau, chúng tôi lại lội bùn đi trên đường. Thỉnh thoảng lại gặp từng toán lính ;
họ đứng lại, vây quanh tôi và trừng mắt nhìn tôi, truyền nhau xem tờ giấy thông hành của tôi và thảo luận với nhau xem có nên đêm tôi ra bắn không.

Tối mịt, chúng tôi mới đến doanh trại bộ đội bộ binh thứ hai của Xác-côi-ê, một dãy nhà thấp dọc theo đường cái. Binh lính đang đi dạo trước cửa xúm xít lại hỏi. Gián điệp à ? Một thằng khiêu khích à ? Chúng tôi lên một cầu thang xoắn ốc và tới một phòng lớn trần trụi. Giữa phòng có một bếp sưởi lớn, và trong phòng, trên những ổ rải ngay ở sàn nhà, khoảng một nghìn người đang đánh bài, nói chuyện, ca hát hoặc ngủ. Trên trần, có một lỗ thủng lớn do đạn đại bác của Kê-ren-xki.

Tôi dừng lại ở cửa ; mọi người thốt nhiên yên lặng và nhìn về phía tôi. Rồi bỗng họ đứng lên tiến lại tôi, mới đầu còn chầm chậm, sau như sấm sét, với nét mặt đầy căm hờn. Một người gác tôi kêu lên :

- Các đồng chí ! Các đồng chí ! Ủy ban ! Ủy ban đâu ?

Họ dừng lại quanh tôi, lầu bầu. Một thanh niên đeo băng tay đỏ, lách đám đông vào, gắt gỏng hỏi :
- Ai đấy ?

Các người lính kể chuyện. Anh ta nói :

- Đưa xem giấy đó.

Sau khi đọc lỹ lưỡng mảnh giấy, vừa đọc vừa thỉnh thoảng liếc nhìn tôi, anh ta mỉm cười và trả lại giấy.

- Các đồng chí ! Đây là một đồng chí Mỹ. Tôi là chủ tịch Ủy ban, xin có lời chào mừng đồng chí tới thăm
trung đoàn…

Mọi người thở phào, rồi nhao nhao lên chào hỏi. Họ chem nhau tới bắt tay tôi.

- Đồng chí chưa ăn à ? Chúng tôi đã ăn rồi. Để chúng tôi đưa đồng chí tới buồng ăn các sĩ quan. Có người biết nói tiếng của đồng chí …

Anh ta dẫn tôi qua sân, tới cửa vào một nhà khác. Ngay lúc đó, một người trẻ tuổi, bộ điệu quý phái, đeo cấp hiệu trung úy, bước vào. Đồng chí churt ích giới thiệu tôi, bắt tay rồi cáo từ. Viên trung úy nói tiếng Pháp rất sõi :

- Tên tôi là Xtê-pan Gioóc-giê-vích Mô-rốp-xki. Tôi sẵn sàng giúp đỡ ông.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #111 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 11:12:39 pm »

Từ căn phòng ngoài đó trang trí rất lịch sự, có một cầu thang lỗng lẫy đèn chiếu áng choang dẫn lên tầng ba ; ở đầu cầu thang thấy các cửa mở vào phòng chơi bi-a, phòng đánh bài, phòng đọc sách. Chúng tôi vào phòng ăn ; ở giữa, quanh một cái bàn dài, chừng hai chục sĩ quan đang ngồi. Họ đều mặc lễ phục, đeo kiếm cán bịt vàng và bạc, và đeo các huân chương của Nga hoàng. Thấy tôi vào, ai nấy đều đứng dậy rất lịch sự và xê ghế cho tôi ngồi cạnh viên đại tá, dáng người đường bệ, râu đã hoa râm. Các lính hầu, bộ dạng thông thạo, mang thức ăn ra. Không khí ở đây là không khí ở châu Âu. Thế thì cách mạng ở cái chỗ nào ? Tôi hỏi Mô-rốp-xki :

- Các ông không phải là bôn-sê-vich à?

Mọi người đều cười mỉm, nhưng tôi nhác thấy vài người liến nhìn lính hầu. Ông bạn tôi trả lời :

- Không. Trong trung đoàn chỉ một sĩ quan bôn-sê-vich, nhưng anh ta đi Pê-tơ-rô-gơ-rát vắng. Đại tá là men-sê-vích, đại úy Ke-lốp đây, kia là K.Đ., còn tôi là xã hội cách mạng cánh hữu … Tôi cho là phần lớn các sĩ quan trong quân đội không phải là bôn-sê-vich nhưng cũng như tôi, họ là dân chủ ; họ nghĩ rằng phải theo quần chúng binh lính …

Sau bữa ăn, người ta mang các bản đồ lại. Viên đại tá trải bản đồ ra bàn, mọi người xúm quanh. Viên đại tá vừa trỏ những vạch bút chì vừa nói :

- Đây, vị trí chúng ta sáng nay là ở đây, Vơ-la-đi-mia Ki-ri-lô-vích, đại đội của ông ở đâu ?

Đại úy Ke-lốp đặt ngó tay lên bản đồ.

- Theo lệnh, chúng tôi đã đóng dọc con đường này. Đến 5 giờ thì Các-xa-vin đã đến thay tôi.

Lúc đó, cửa mở và viên chủ tịch ủy ban trung đoàn bước vào, theo sau là một người lính nữa. Họ nhập vào
đám đông xúm quanh viên đại tá và cùng theo dõi trên bản đồ. Viên đại tá nói :

- Được ! Trong khu chúng ta, bọn Cô-dắc đã ráu lui mười cây số. Tôi cho là không cần phải chiếm đóng những vị trí tiền tiêu. Như vậy thì đêm nay các ông cứ giữ vững chiến tuyến hiện tại và củng cố các vị trí bằng …

Viên chủ tịch uỷ ban trung đoàn ngắt lời :

- Xin lỗi ! Ở trên chỉ thị phải tiến nhanh và chuẩn bị giao chiến với bọn Cô-dắc ở phía bắc Gát-si-na sáng
mai. Nhất thiết phải đè bẹp chúng. Đề nghị ông thi hành các biện pháp cần thiết …

Một phút im lặng. Viên đại tá trở lại bản đồ và nói bằng giọng khác :

- Tốt lắm. Xtê-pan Gioóc-giê-vích, đề nghị …

Vừa cầm búi chì xanh gạch những con đường mới, ông ta vừa đọc lệnh cho một viên trung sĩ viết tốc kí. Rồi
viên trung sĩ đi ra và mười phsut sau đêm vào bản chỉ thị đã đánh máy làm hai bản.

Viên chủ tịch uỷ ban cầm lấy một bản và nghiên cứu bản đồ :

- Được lắm.

Rồi anh ta đứng dậy, gấp bản sao cho vào túi. Còn tờ kia thì anh ta lý và lấy trong túi ra một con dấu đóng
vào đó, rồi giao cho viên đại tá…

Bây giờ thì tôi lại thấy đúng là cách mạng rồi !...

Tôi quay trở lại cung điện xô-viết ở Xác-côi-ê bằng xe hơi của bộ tham mưu trung đoàn. Vẫn cái đám đông thợ thuyền, binh lính, thuỷ thủ ra vào, vẫn chật ních những xe vận tả, xe thiết giáp, đại bác ở trước cửa, và chỗ nào cũng tràn ngập vui mừng trước thắng lợi đã bao lâu mong chờ. Năm sáu xích vệ dẫn một thầy tu lách đám đông vào. Họ bảo đó là thầy tu I-văng ; trước đây, khi quân Cô-dắn tiến vào thành phố, y đã ban phước cho chúng. Tôi nghe nói sau đó thầy tu này bị xử bắn.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #112 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 11:13:26 pm »

Đi-ben-cô bước ra, vừa đi vừa quay bên phải ngảnh bên trai ra lệnh. Tay anh ta cầm khẩu súng lục to tướng. Một chiếc xe hơi chờ nen hè, máy mở sẵn. Anh ta ngồi một mình vào ghế sau. Anh đi Gát-si-na để đánh bại Kê-ren-xki.

Chập tối, anh đến gần thành phố, rồi tiếp tục đi bộ. Không ai biết Đi-ben-cô nói gì với quân Cô-dắc, nhưng kết quả là tướng Cơ-rát-xnốp và bộ tham mưu, và cả vài gnhìn quân Cô-dắc nữa , ra hàng và khuyên Kê-ren-xki cũng ra hàng …

Còn về phần Kê-ren-xki thì tôi ghi lại dưới đây lời khai của tướng Cơ-rát-xnốp sáng ngày 14 tháng 11 :
Gát-si-na ngày 14-11-1917.

Hôm nay, lúc 3 giờ sáng, viên chỉ huy tối cao (Kê-ren-xki) cho gọi tôi đến. Ông ta coi bộ rất lo lắng và mất bình tĩnh. Ông ta nói :

- Ông đã phản tôi ! Quân Cô-dắc của ông nói là sẽ bắt tôi giao cho bọn thuỷ thủ.

- Vâng, đúng là người ta nói thế đó và tôi biết là chẳng ở đâu người ta ưa ông cả.

- Mà các sĩ quan cũng nói thế.

- Vâng, các sĩ quan đặc biệt bất bình đối với ông.

- Tôi làm thế nào bây giờ ? Chỉ còn nước tự tử.

- Nếu ông là một người lương thiện, ông hãy cầm cờ trắng ra hàng phục ngay Pê-tơ-rô-grát, và ông sẽ
nhân danh là người đứng đầu chính phủ điều đình với Uỷ ban quân sự cách mạng.

- Được lắm, tôi sẽ làm như thế.

- Tôi sẽ cho một đội lính đi hộ vệ ông, và tôi sẽ đề nghị để một thuỷ thủ đi theo ông.

- Không, không, rất là không nên có thuỷ thủ nào cả. Ông biết là Đi-ben-cô hiện nay ở đây.

- Tôi không biết Đi-ben-cô là ai cả.

- Đó là kẻ thù của tôi.

- Thế đã sao. Ông đánh nước bạn to thì phải biết gánh lấy trách nhiệm.

- Đúng rồi. Đêm nay tôi sẽ đi.

- Sao lại thế ? Họ sẽ cho là ông bỏ trốn. Ông hãy bình tĩnh cà công khai ra đi để ai nấy đều thấy rằng ông không bỏ trốn.

- Được. Nhưng ông phải cho tôi một đội hộ vệ tin cẩn.

- Đồng ý.

Tôi đi ra, gọi anh Cô-dắc Rút-xa-nốp thuộc trung đoàn sông Đông số 10, và ra lệnh cho hắn chỉ định 8 người Cô-dắc để hộ vệ viên chỉ huy tối cao. Nửa giờ sau, lính Cô-dắc tìm tôi và nói là không thấy Kê-ren-xki đâu cả, hắn đã bỏ trốn. Tôi ra kệnh báo động và cho đi tìm hắn, cho là hắn không thể trốn khỏi Gát-si-na và đang ẩn náu đâu đây. Nhưng không sao tìm thấy.

Kê-ren-xki đã một thân một mình mặc giả thuỷ thủ lẩn trốn như vậy và còn tý chíut uy tín bào với quần chúng Nga thì cũng mất nốt …

Tôi trở về Pê-tơ-rô-grát ngồi trên ghế đằng trước của một chiếc xe vận tải do một côngnhân lái và chở đầy xích vệ. Vì chúng tôi không có dầu hoả nên đèn không thắp. Đuwòng xá chất ních quân đội vô sản kéo về nghỉ và quân đội dự bị kéo đi thay thế họ, Trong đêm tối, xuất hiện nào là xe vận tải, nào là hàng đoàn pháo binh, nào là xe ngựa,tất cả cũng đều không đèn đóm như chúng tôi. Mặc dầu vậy, chúng tôi phóng thục mạng, ngoặt phải ngoặt trái, tránh những húc nhau nhiều khi hầu như không sao tránh khỏi, va chạm vào bánh những xe khác, theo sau là tiếng chửi bới của những người đi bộ.

Ở chân trời, ánh sáng thủ đô lấp lánh, ban đêm đẹp hẳn lên gấp đôi, như một con đê bằng châu báu chắn ngang cánh đồng trơ trụi.

Người công nhân già một tay cầm lái, một tay vui sướng chỉ về phía thủ đô ngời sáng đằng xa ; bác ta phấn khởi kêu lên, mặt mày rạng rỡ :

- Mi là của ta rồi ! Pê-tơ-rô-grát của ta ơi, bây giờ mi là của ta rồi !
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #113 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:40:13 pm »

CHƯƠNG X

Matxcơva

Ủy ban quân sự cách mạng tiếp tục phát huy thắng lợi với một ý chí kiên cường

Ngày 14 tháng 11

Gửi tất cả các ủy ban các đạo quân,

quân đoàn, sư đoàn và trung đoàn. Gửi tất cả

các Xô Viết đại biểu công nông binh.

Theo sự thỏa thuận giữa Côdắc, học sinh sĩ quan, binh lính, thủy thủ và công nhân, nay quyết định đưa Alêchxăngdrơ Pheodorovich Kêrenxki ra xử tội. Bởi vậy, đề nghị các bạn trao Kêrenxki cho các tòa án nhân dân. Hãy bắt Kêrenxki lại và nhân danh các tổ chức nói trên, đòi hắn phải đến ngay Petrograd trình diện để đưa ra xử trước tòa án.

Ký tên: Lính Côdắc sư đoàn thứ nhất kỵ binh

Utxuri Côdắc sông Đông: ủy ban học sinh

sĩ quan phân đội du kích khu Petrograd:

đại biểu đạo quân thứ năm.

Ủy viên nhân dân: Đibenco


Ủy ban Cứu quốc và Cứu cách mạng, Viện Đuma, ủy ban trung ương đảng xã hội cách mạng từ trước vẫn thường huênh hoang rằng Kêrenxki là người của các tổ chức đó, liền kịch liệt phản đối, cho rằng Kêrenxki chỉ chịu trách nhiệm trước hội nghị lập hiến.

Tối ngày 16 tháng 11, tôi trông thấy hai ngàn xích vệ diều qua đại lộ Dagorotni, đi đầu là đoàn quân nhạc cử bài Macxaye cùng với những lá cờ đỏ như máu phấp phới trên những hàng quân công nhân, điệu nhạc nổi lên rất đúng lúc để chào mừng những chiến sĩ vừa bảo vệ Thành Petrograd Đỏ trở về. Trong đêm tối lạnh lẽo, nam và nữ, lưỡi lê nhấp nhô đầu súng, bước đều trên trên những đường phố bùn lầy trơn như đổ mỡ, dưới ánh đèn tù mù, giữa một đám tư sản lặng lẽ, vẻ mặt khinh miệt nhưng sợ sệt…

Tất cả đều chống lại họ: những nhà kinh doanh, bọn đầu cơ, những kẻ sống bằng lãi quốc trái, địa chủ, sĩ quan, chính trị gia, nhà báo, sinh viên, những người làm nghề tự do, tiểu thương, viên chức. Các đảng xã hội khác căm thù không đội trời chung với những người Bônsevich. Đi với các Xô Viết có công nhân, lính thủy, những người lính còn vững tinh thần, những người nông dân không có ruộng đất và một số ít – rất ít – trí thức… Từ những miền xa xôi nhất của nước Nga vĩ đại, trên đó những cuộc chiến đấu ngoài đường phố đang sôi sục, tin Kê-ren-xki thất bại bay về như tiếng vọng dữ dội của cuộc thắng lợi vô sản: từ Ca-dăng, Xa-ra-tốp, Nốp-gô-rốt, Vi-nít-xa, máu chảy đẫm các đường phố, từ Mát-xcơ-va, ở đó những người bôn-sê-vích đã chĩa nòng pháo vào điện Crem-li, pháo đài cuối cùng của giai cấp tư sản.

“Chúng bắn phá điện Crem-li” Tại Pê-tơ-rô-gơ-rát tin tức truyền từ người này sang người khác, gây ra một tình trạng khủng khiếp. Những hành khách từ Mát-xcơ-va tới - Mát-xcơ-va, bà mẹ hiền Mát-xcơ-va, thành phố trắng tinh với những mái khum tròn mạ vàng sáng loáng - thuật lại những chuyện hãi hùng. Hàng ngàn người bị giết; phố Tơ-véc-xcai-a và phố cầu Cút-nét-xki lửa cháy đỏ rực; nhà thờ Va-xi-li Bơ-la-dê-ni chỉ còn là một đống tro tàn; nhà thờ Út-pen-xki đã sụp đổ. Cổng Đấng Cứu Thế ở Crem-li lung lay muốn đổ; Viện Đu-ma bị thiêu trụi.

Từ trước tới nay, chưa bao giờ những người bôn-sê-vích lại làm một điều bất kính ghê gớm như vậy ngay giữa trung tâm nước Nga thiêng liêng. Bên tai những con chiên hình như văng vẳng tiếng đại bác đang khạc đạn vào Giáo hội chính thống, biến thành tro bụi thánh đường của dân tộc Nga...

Ngày 15 tháng 11, tại phiên họp Hội đồng ủy viên nhân dân, Lu-nát-sác-ski, ủy viên Giáo dục, bỗng khóc nức lên và chạy ra khỏi phòng họp, kêu to:

- Thật là quá sức chịu đựng của tôi, tôi không thể chịu được việc người ta tàn phá một cách ghê gớm những kho tàng nghệ thuật...
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #114 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:46:31 pm »

Cuộc tấn công vào Cung điện mùa đông
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #115 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:47:10 pm »

Chiều hôm đó, đơn xin từ chức của Lu-nát-sác-xki được đăng trên báo chí.

Những người từ Mát-xcơ-va tới vừa cho tôi hay những sự việc xảy ra tại đó. Nhà thờ Va-xi-li và nhà thờ Út-pen-xki đang bị tàn phá. Điện Crem-li, nơi tập trung những kho tàng nghệ thuật quý giá nhất của Pê-tơ-rô-gơ-rát và Mát-xcơ-va cũng đang bị bắn phá. Có hàng ngàn nạn nhân.

Cuộc chiến đấu diễn ra đến tột độ của sự dã man.

Rồi sẽ đi đến đâu? Còn xảy ra những gì nữa?

Tôi không thể chịu đựng được những sự việc đó nữa. Đến thế này là hết mức và tôi bất lực không ngăn cản nổi những việc khủng khiếp đó.

Những ý nghĩ đó ám ảnh tôi làm cho tôi phát điên, tôi không thể làm việc được nữa.

Bởi vậy tôi rút lui khỏi Hội đồng ủy viên nhân dân.

Tôi nhận thức rõ tất cả sự nghiêm trọng của quyết định này, nhưng tôi không thể chịu đựng được nữa...

Cũng ngày hôm đó, bạch vệ và học sinh sĩ quan trong điện Crem-li ra hàng và được phép tự do rút lui. Một
bản hòa ước được ký kết như sau:

1- Ủy ban an ninh công cộng không còn tồn tại nữa.

2- Bạch vệ nộp vũ khí và tự giải tán. Các sĩ quan vẫn được giữ kiếm. Các trường chỉ giữ những vũ khí thật
cần thiết cho việc huấn luyện; tất cả những vũ khí khác do học sinh sĩ quan giữ sẽ phải nộp. Ủy ban quân
sự cách mạng bảo đảm tự do và quyền bất khả xâm phạm cho mọi người.

3- Việc tước vũ khí quy định trong đoạn 2, sẽ do một ủy ban giải quyết, gồm các đại biểu Ủy ban quân sự
cách mạng, các sĩ quan và các tổ chức đã tham gia vào những cuộc đàm phán.

4- Ngay sau khi ký kết bản hòa ước này, hai bên sẽ lập tức ra lệnh ngừng đánh nhau và áp dụng những biện pháp cần thiết để triệt để thực hiện lệnh này.

5- Ký kết xong, tất cả các tù nhân sẽ được thả ngay tức khắc.

Những người bôn-sê-vích đã làm chủ thành phố được hai hôm rồi. Dân chúng sợ hãi bò ra khỏi các hầm nhà để đi tìm thi hài người nhà; các chướng ngại vật được phá bỏ. Nhưng đáng lẽ những tin đồn đại rằng Mát-xcơ-va bị phá phách phải bớt đi thì trái lại, những tin đó lại ngày càng phát triển... Và cũng chính vì thế thấy những chuyện khủng khiếp đó mà chúng tôi đã quyết định đi Mát-xcơ-va.

Dù sao chăng nữa, Pê-tơ-rô-gơ-rát cũng là một thành phố giả tạo mặc dù chính phủ đã đóng đô tại đó từ hai thế kỷ nay. Mát-xcơ-va mới thực sự tiêu biểu cho nước Nga, nước Nga quá khứ và nước Nga tương lai; đến Mát-xcơ-va, chúng tôi sẽ biết rõ cảm tưởng thực của nhân dân Nga đối với cách mạng, Tại đó, cuộc
sống mãnh liệt hơn.

Trong tuần lễ trước, Ủy ban quân sự cách mạng Pê-tơ-rô-grát được công nhân đường sắt giúp đỡ, đã chiếm được đường Ni-cô-lai và đã phái về mạn Tây - Nam hết chuyến tàu này đến chuyến tàu khác chở đầy xích vệ và thủy thủ... Chúng tôi được Xmon-ni cấp cho giấy thông hành; không có giấy thông hành thì không ai được ra khỏi thủ đô... Khi tàu tới ga, binh lính quần áo nhếch nhác mang theo những túi lương thực to tướng, ào ào nhảy lên cửa toa, đập vỡ cả cửa kính, tràn vào trong các toa và các lối đi, leo cả lên nóc. Ba người trong bọn chúng tôi cố len vào được một ngăn toa xe, nhưng ngay sau đó thì có chừng hai chục người lính ùa vào. Mỗi ngăn như vậy chỉ có bốn chỗ ngồi. Chúng tôi không chịu và phản đối; viên xa trưởng cũng muốn bênh chúng tôi, nhưng những người lính phá lên cười. Có đâu lại phải bận tâm tới sự tiện nghi của một vài tên “tư sản”. Chúng tôi bèn giơ giấy thông hành của Xmon-ni cấp cho; lập tức những người lính đổi thái độ. Một người hô lớn;

- Thôi đi các đồng chí ơi! Đây là các đồng chí Mỹ. Họ đã vượt qua ba vạn cây số sang đây để tìm hiểu cuộc cách mạng của chúng ta. Tất nhiên là họ mỏi mệt...
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #116 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:48:41 pm »

Họ xin lỗi chúng tôi một cách lễ phép và thân ái, rồi rút lui. Một lát sau, chúng tôi nghe thấy tiếng họ phá cửa vào một ngăn toa xe khác trong đó có hai người Nga to béo, ăn mặc sang trọng; hai người này đã đút tiền cho viên xa trưởng và khóa trái ngăn họ ngồi lại. Vào lúc bảy giờ tối, tàu rời ga. Đoàn tàu dài lê thê do một chiếc đầu máy nhỏ bé đốt bằng củi kéo, chạy ì à ì ạch và cứ đỗ luôn. Binh lính ở trên nóc toa vừa lấy chân gõ nhịp vừa hát những bài ca nông thôn nghe rền rĩ; và trong các lối đi chật không có chỗ len chân, suốt đêm nghe thấy họ tranh luận sôi nổi về chính trị. Theo thường lệ, thỉnh thoảng viên xa trưởng lại đi qua để soát vé. Trừ chúng tôi ra, còn rất ít người có vé; viên xa trưởng loay hoay mất nửa tiếng đồng hồ chẳng ăn thua gì, và cuối cùng đành giơ tay lên trời một cách thất vọng rồi rút lui. Không khí nghẹt thở, mù khói thuốc và nồng nặc; may mà các cửa kính đã bị đập vỡ, không thì trong đêm đó, thể nào chúng tôi cũng chết ngạt.

Tàu chậm mất mấy giờ: đến sáng, nhìn ra ngoài chỉ thấy cảnh tuyết phủ bát ngát. Trời rét căm căm. Mãi trưa mới có một bà nông dân mang tới bán một thúng bánh mì và một bình nước giả cà-phê âm ấm. Ngoài ra, tới chiều cũng chẳng thấy có gì thêm; vẫn cảnh tàu chật như nêm, lúc chạy, lúc đỗ; khi tới mỗi ga đoàn người xô vào quán ăn lèo tèo, chỉ trong nháy mắt là mua hết nhẵn... Tại một ga, tôi gặp Nô-ghin và Ri-cốp, hai ủy viên bất mãn; họ về Mát-xcơ-va để bày tỏ mối bất bình với Xô-viết của họ; tại một ga khác lại gặp bu-kha-rin, dáng người thâm thấp, râu hung đỏ, có đôi mắt đầy vẻ cuồng tín; người ta đồn rằng y còn “tả hơn cả Lê-nin”...

Mỗi khi nghe thấy ba tiếng chuông là chúng tôi ùa lên tàu, len lỏi qua những lối đi chật ních và ồn ào, thật là một đám người dễ tính, vui vẻ: họ chịu đựng những vất vả dọc đường một cách tươi tỉnh, nhẫn nại, luôn mồm bàn đủ mọi vấn đề, từ tình hình ở Pê-tơ-rô-gơ-rát tới chế độ công đoàn ở Anh, và tranh luận kịch liệt với mấy tên tư sản ở trên xe. Trước khi tàu đến Mát-xcơ-va, tại mỗi toa tàu đã tổ chức được một ủy ban bảo đảm việc phân phối thực phẩm: các ủy ban đó trở thành những nhóm chính trị riêng rẽ và đấu tranh với nhau về những nguyên tắc cơ bản.

Ga Mát-xcơ-va vắng tanh. Chúng tôi tới thẳng phòng giấy của ủy viên nhà ga để giải quyết vấn đề vé về. Đó là một thanh niên vẻ mặt cau có, đeo lon trung úy. Khi chúng tôi xuất trình giấy tờ do Xmon-ni cấp cho, y nổi nóng nói rằng y không phải là bôn-sê-vích mà là đại diện cho Ủy ban an ninh công cộng... Thật là đặc biệt: sau khi đánh chiếm thành phố, giữa cảnh rối loạn chung, những người chiến thắng đã quên phắt mất nhà ga chính!

Chẳng có cái xe nào cả. Đi một quãng khỏi nhà ga thấy có một cái xe trượt tuyết, người lái xe, quần áo sù cả người, ngồi ngủ trên xe. Chúng tôi đánh thức anh ta dậy:

- Từ đây vào trung tâm thành phố bao nhiêu tiền?

Anh ta gãi đầu nói:

- Các vị không thể nào tìm nổi một phòng nghỉ ở khách sạn đâu. Nhưng nếu các vị trả tôi một trăm rúp thì
tôi sẽ dẫn các vị đi...

Trước cách mạng, một “cuốc” xe như vậy mất có hai rúp! Chúng tôi kêu đắt quá; anh ta chỉ nhún vai rồi nói:

- Thời buổi này, phải can trường lắm mới dám chạy xe.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #117 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:49:23 pm »

Không sao làm cho anh ta hạ giá tiền xuống dưới năm mươi rúp... Trong lúc xe chúng tôi chạy qua các phố xá lặng lẽ và tù mù, anh ta thuật lại cho nghe những sự việc mắt thấy tai nghe trong sáu ngày chiến đấu:

- Tôi đang chở khách hoặc đang đỗ xe chờ khách ở góc đường, bỗng nghe đánh đoàng một cái, một quả đại bác nổ chỗ này, lại đánh đoàng một cái, một quả đại bác nổ chỗ kia, rồi thì tiếng súng máy tặc... tặc... Tôi phóng xe, lũ quỷ sứ bắn lung thiên. Cuối cùng tôi đánh xe vào được một phố nhỏ yên tĩnh và định chợp mắt một tí... Lại đoàng, tặc... tặc.. Lũ quái, lũ quỷ!

Tại trung tâm Mát-xcơ-va, phố xá đầy tuyết như đang nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau một trận ốm. Chỉ có một vài ngọn đèn điện còn sáng, một vài khách bộ hành tất tưởi đi trên hè phố. Một cơn gió lạnh từ phía đồng bằng thổi về, buốt thấu xương. Chúng tôi vào khách sạn đầu tiên, trên quầy hàng thắp hai ngọn nến. Người chủ khách sạn trả lời:

- Có, chúng tôi có vài phòng rất đầy đủ tiện nghi, chỉ hiềm tất cả các cửa kính đều bị đạn bắn vỡ. Nếu các ngài không ngại gió mát...

Dọc đường Tơ-véc-xcai-a, tủ kính các cửa hàng vỡ tan tành; đạn pháo binh đào thành những hố và cày từng mảng đường lên. Khách sạn nào cũng hết chỗ, hoặc giả chủ khách sạn hãy còn sợ quá, chỉ nói được mỗi một câu: “Không, không, không có buồng! không có buồng!” Tại các đường phố chính, có những nhà băng và những hiệu buôn lớn, pháo binh bôn-sê-vích đã nã vào tứ tung. Một nhân viên làm việc trong xô-viết nói lại với tôi “Khi chúng tôi không biết rõ bọn học sinh sĩ quan và bạch vệ ở đâu thì chúng tôi bắn vào ví tiền của chúng”.

Tới Khách sạn Quốc gia, người ta xếp phòng cho chúng tôi vì chúng tôi là người ngoại quốc, mà Ủy ban quân sự cách mạng đấh bảo vệ nơi ăn chốn ở của người ngoại quốc. Viên chủ khách sạn chỉ cho chúng tôi xem những cửa sổ ở tầng thượng bị đạn bắn phá tan tành. Ông ta giơ quả đấm nói, tưởng như có những người bôn-sê-vích trước mặt: “Đồ súc vật! Rồi sẽ biết! Sẽ có ngày! Chỉ trong vài ngày nữa, cái chính phủ lố bịch của chúng sẽ sụp đổ, và rồi chúng tôi sẽ làm cho chúng điêu đứng”.

Chúng tôi ăn cơm chiều tại một khách sạn làm món ăn chay, có một tấm biển đề: “Tôi không ăn thịt ai cả!”, và trên tường treo một bức chân dung Tôn-xtôi. Ăn xong, chúng tôi bắt đầu đi tìm hiểu tình hình.

Đại bản doanh của Xô-viết Mát-xcơ-va đặt tại phủ Thống đốc cũ; đó là một tòa nhà đồ sộ màu trắng trông thẳng ra quảng trường Xcô-bê-li-ép. Xích vệ đứng gác ngoài cổng. Lên gác bằng một chiếc cầu thang rộng rãi và trang trọng, tường xung quanh dán đầy những bản thông báo họp mít-tinh và những bản tuyên ngôn của các đảng phái chính trị. Lên tới nơi, chúng tôi đi qua một dãy phòng đợi, trần bị thủng, có treo những bức tranh khung thếp vàng phủ vải đỏ; cuối cùng, chúng tôi tới một phòng khách tráng lệ có những chiếc đèn treo bằng pha lê và những cột trên đỉnh thếp vàng. Trong phòng tiếng trò chuyện râm ran và có hai chục chiếc máy khâu đang chạy rào rào. Những súc vải lớn màu đỏ và đen trải trên sàn và trên các bàn; chừng năm chục phụ nữ đang ngồi cắt và khâu những lá cờ dùng vào tang lễ những người đã hy sinh cho cách mạng. Đau khổ đã làm đanh nét mặt của họ lại; họ ngồi làm việc, chẳng nói chẳng rằng, có nhiều chị mắt đỏ hoe... Hồng quân đã bị thiệt hại nặng trong cuộc chiến đấu vừa qua.

Rô-gốp, vẻ mặt thông minh, rậm râu, mang kính trắng mặc một chiếc áo choàng công nhân màu đen, ngồi trước bàn giấy ở một góc phòng. Ông ta mời chúng tôi sáng hôm sau cùng đi đưa đám với Ủy ban chấp hành trung ương... Ông ta cất cao giọng:

- Không thể giáo dục bất cứ một điều gì cho bọn xã hội cách mạng và men-se-vích được! Thỏa hiệp trở thành một thói quen ăn sâu vào đầu óc chúng rồi. Chúng đề nghị tổ chức tang lễ chung với bọn học sinh sĩ quan!

Một người đi ngang phòng. Anh ta mặc một chiếc áo lính rách rới và đội một chiếc sáp-ca, mặt nom quen quen. Tôi nhận ra đó là Men-sơ mà tôi đã quen trước đây ởe Bay-on (Niu Giớc-di) trong cuộc đình công ở hãng dầu Sten-đớt Oi. Anh cho biết bây giờ làm thư ký Công đoàn công nhân kim khí Mát-xcơ-va, và trong thời gian chiến đấu vừa qua anh là một ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng...

Anh ta vừa chỉ vào bộ quần áo xác xơ vừa nói:

- Trông tôi đây này. Tôi đang cùng với anh em ở Crem-li thì bọn học sinh sĩ quan tới đánh chiếm được lần thứ nhất. Chúng giam tôi vào hầm rồi lột áo khoác, tiền, đồng hồ và cả cái nhẫn đang đeo ở tay, đến nỗi tôi chỉ còn thế này để che thân.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #118 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:49:58 pm »

Anh cho biết nhiều chi tiết về cuộc chiến đấu đẫm máu diễn ra trong sáu ngày đã chia Mát-xcơ-va thành hai phe. Khác ở Pê-tơ-rô-grát, tại Mát-xcơ-va, Viện Đu-ma thành phố đã đứng ra lãnh đạo học sinh sĩ quan và bạch vệ. Chính Rút-nép và tên thị trưởng Mi-no, chủ tịch Viện Đu-ma, đã chỉ huy các hoạt động của Ủy ban an ninh công cộng và của quân đội. Ri-áp-xép, chỉ huy quân sự, một người có xu hướng dân chủ, có ý không muốn chống lại Ủy ban quân sự cách mạng nhưng bị Viện Đu-ma ép buộc phải thi hành... Chính tên thị trưởng đã nhấn mạnh vào việc đánh chiếm điện Crem-li. Y nói: “Một khi các anh đến đó, chúng sẽ không dám bắn vào đâu”.

Có một trung đoàn quân thường trú, tinh thần rất kém sút vì đã lâu quân lính chẳng làm gì cả. Cả hai phe đều tìm cách tranh thủ. Trung đoàn đó bèn họp mít-tinh để định hướng hành động, cuối cùng quyết định đứng trung lập và tiếp tục hoạt động mới của họ là bán rao ở ngoài phố những ủng bằng cao su và hạt hướng dương!

Men-ni-san-xki nói tiếp:

- Điều gay go nhất là chúng tôi phải vừa chiến đấu vừa tổ chức. Bên phe địch đã có tổ chức hẳn hoi; bên này thì binh lính có Xô-viết của binh lính, công nhân có Xô-viết của công nhân... Một cuộc đấu tranh dữ dội đã diễn ra để xem ai nắm quyền chỉ huy. Có một vài trung đoàn thảo luận hàng mấy ngày liền trước khi quyết định hành động, và đến lúc đột nhiên bị bọn sĩ quan bỏ rơi thì chúng tôi không có ban tham mưu để chỉ huy tác chiến nữa...

Anh ta phác họa ra trước mắt chúng tôi những bức tranh nhỏ rất sinh động. Một hôm, trời rét và u ám, anh ta đứng ở góc đường Ni-kít-xcai-a, đạn liên thanh quét ngang phố đó. Một lũ trẻ con, sống vất vơ vất vưởng, thường đi bán báo rong, tụ tập ở đấy. Vui thích như tìm ra một trò chơi mới, chúng reo lên, và chờ cho tiếng súng thưa dần, chúng tìm cách chạy tạt ngang qua đường. Có nhiều em bị đạn chết, nhưng lũ trẻ vẫn cứ chạy qua chạy lại, cười nô thách thức nhau...

Buổi chiều, tôi đến câu lạc bộ Quý tộc; những người bôn-sê-vích ở Mát-xcơ-va họp tại đó để nghe Nô-ghin, Bi-cốp và các ủy viên khác đã rút khỏi Hội đồng ủy viên nhân dân phát biểu. Cuộc họp tổ chức tại phòng diễn kịch, nơi các nghệ sĩ nghiệp dư dưới chế độ cũ biểu diễn những vở kịch mới nhất của thành phố Pa-ri cho các sĩ quan và các bà vàng ngọc đầy người xem. Khoảng đầu buổi họp, trí thức đến đông vì họ ở gần ngay trung tâm thành phố. Nô-ghin phát biểu và được hầu hết thính giả tán thưởng. Mãi lâu, công nhân mới tới - khu lao dôdngj ở tận ngoại ô mà tàu điện lại không chạy. Nửa đêm, nghe thấy tiếng chân họ thình thịch bước lên cầu thang, từng tốp mười người, hai mươi người. Họ là những người cục mịch, quần áo xoàng xĩnh, vừa chiến đấu ác liệt trong một tuần lễ qua và mắt đã trông thấy những đồng chí của mình ngã xuống xung quanh.

Khi cuộc họp vừa chính thức khai mạc, những lời chế giễu và những tiếng thét giận dữ nổi lên như bão táp phản đối Nô-ghin. Y ra sức thanh minh nhưng không ai chịu nghe. Y đã rời bỏ Hội đồng ủy viên nhân dân; y đã đào ngũ trong lúc cuộc chiến đấu đang gay go dữ dội. Còn về phần báo chí tư sản thì ở Mát-xcơ-va không còn nữa; ngay cả Viện Đu-ma thành phố cũng bị giải tán rồi. Bu-kha-rin đứng dậy, dáng điệu dữ tợn, nói năng mạch lạc khúc triết, mỗi lời nói như một nhát búa giáng xuống... Bu-kha-rin nói thì họ nghe, mắt sang lên. Tuyệt đại đa số thông qua nghị quyết ủng hộ hành động của Hội đồng ủy viên nhân viên. Đó là tiếng nói của Mát-xcơ-va...

Đêm khuya, chúng tôi đi qua những phố vắng tanh, luồn qua cổng I-bê-ri sang tới Quảng trường đỏ trước mặt Crem-li. Trong đêm tối, nhà thờ Va-xi-li vẫn đứng sừng sững với những mái tròn khum lợp hình vẩy cá sáng loáng không hề bị thương tổn gì cả... Dọc theo quảng trường lù lù những tháp và tường điện Crem-li. Trên tường thành cao chót vót lập lòe ánh lửa; đứng bên này quảng trường rộng mênh mông nghe thấy tiếng người nói lao xao vẳng sang và tiếng cuốc xẻng. Chúng tôi vượt qua quảng trường.

Đất và đá chất dưới chân tường như núi. Chúng tôi leo lên, nhìn xuống phía bên kia thấy có hai cái hố to sâu tới bốn, năm thước, dài năm mươi thước; hàng trăm binh lính và công nhân đang hì hục đào dưới ánh sáng những đống lửa to.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #119 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 07:50:33 pm »

Một sinh viên trẻ nói với chúng tôi bằng tiếng Đức:

- Đây là hố chôn công cộng. Ngày mai chúng tôi sẽ chôn ở đây năm trăm chiến sĩ vô sản đã hy sinh cho cách mạng.

Anh ta dẫn chúng tôi xuống hố. Cuốc xẻng vung lên tới tấp, và những núi đất cứ cao dần. Không ai nói năng gì cả. Vòm trời trên đầu chúng tôi đầy sao và tường điện Crem-li cổ kính của vua chúa sừng sững đồ sộ.
Anh sinh viên nói:

- Tại chốn thiêng liêng này, nơi thiêng liêng nhất của nước Nga, chúng tôi sẽ chôn những cái gì thiêng liêng nhất của chúng tôi. Tại đây, nơi chôn các Nga hoàng cũ, Nga hoàng của chúng tôi là Nhân dân sẽ an nghỉ...
Anh ta bị đạn ở tay trong cuộc chiến đấu vừa qua và phải đeo băng quàng. Nhìn vào cánh tay bị thương,
anh nói:

- Người ngoại quốc các anh khinh chúng tôi vì chúng tôi đã chịu sống dưới chế độ quân chủ thời trung cổ quá lâu. Nhưng chúng tôi thấy rằng trên thế giới này, không phải chỉ có Nga hoàng mới chuyên chế; chế độ tư bản còn tệ hại hơn, và trong tất cả các nước trên thế giới, chế độ tư bản thống trị như một tên hoàng đế. Sách lược của cách mạng Nga đã mở ra con đường đúng nhất...

Lúc chúng tôi đi, anh em công nhân ở dưới hố leo lên một cách khó nhọc, người nào người nấy mệt phờ, mồ hôi đầm đìa mặc dầu trời rét! Một toán khác từ bên kia quảng trường chạy sang và chẳng nói chẳng rằng, họ nhảy xuống hố cầm lấy cuốc xẻng tiếp tục đào... Cứ như vậy, suốt đêm có những người tình nguyện thay phiên nhau đào không nghỉ, và khi ánh mặt trời lạnh lẽo chiếu xuống quảng trường tuyết phủ đầy, cái hố công cộng rộng hoác và đen ngòm cũng vừa đào xong.

Chúng tôi thức dậy trước rạng đông và đi đến quảng trường Xcô-bê-li-ép. Phố xá tối om. Trong cái thành phố lớn này, không thấy một bóng người nào, nhưng thoáng nghe có tiếng lao xao, lúc gần lúc xa, tựa tiếng gió nổi lên. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, một tốp đàn ông và đàn bà đứng trước trụ sở Xô-viết mang những lá cờ đỏ chữ vàng: đó là Ủy ban chấp hành trung ương Xô-viết Mát-xcơ-va. Trời sáng rõ. Tiếng lao xao lúc nãy to dần, trầm trầm, mạnh mẽ. Thành phố thức dậy. Chúng tôi đi xuôi đường Tơ-véc-xcai-a cờ bay phấp phới. Trên đường đi, có nhiều nhà thờ nhỏ đóng kín cửa tối om. Trong số đó có nhà thờ Đức bà Đồng trinh I-bê-ri, nơi các Nga hoàng trước kia thường tới thăm trước khi đến Crem-li làm lễ lên ngôi; suốt ngày đêm mở cửa và đông nghịt, nhà thờ lúc nào cũng sáng ánh nến của con chiên chiếu dọi vào các tượng thánh óng ánh vàng bạc và đá quý. Dân chúng cho hay rằng lần đầu tiên từ thời Na-pô-lê-ông tới nay, những cây nến đó mới bị tắt.

Giáo hội chính thống tẩy chay Mát-xcơ-va, cái ổ rắn bất kính đã bắn phá điện Crem-li. Các nhà thờ tối om, lặng lẽ và lạnh lẽo; các cố đạo đã biến đâu mất cả. Không có cố đạo dự tang lễ đỏ, không làm phép thánh cho những người chết, và cũng không cầu kinh trên mồ những kẻ báng bổ thánh thần. Ti-khôn, tổng giám mục Mát-xcơ-vơ, nay mai sẽ rút phép thông công của những người Xô-viết.

Các hiệu buôn cũng đóng cửa, và các giai cấp hữu sản không ló mặt ra khỏi nhà, nhưng vì những lý do khác. Đó là ngày của nhân dân; và nhân dân đi đến đâu thì ầm ầm như sóng trào dâng...

Một dòng người cuồn cuộn kéo qua cổng I-bê-ri, và trên Quảng trường Đỏ rộng lớn đã thấy hàng ngàn chấm đen lố nhố. Trước kia mỗi khi đi ngang qua nhà thờ I-bê-ri, mọi người đều làm dấu phép. Bây giờ tôi thấy hình như không ai thèm để ý đến nó nữa...

Chúng tôi len lỏi qua khối người đông đặc tụ tập gần dãy tường Crem-li và leo lên một đống đất. Có một số người đã đứng ở đấy rồi, trong đó có Mu-ra-nốp, người lính được bầu làm chỉ huy Mát-xcơ-va, một người to lớn và rậm râu, vẻ mặt hiền từ và dáng điệu giản dị.

Từ khắp các ngả đường có hàng ngàn hàng vạn người đổ về Quảng trường Đỏ, trông ai cũng rõ là người lao động nghèo khổ. Một đoàn quân nhạc tới cử bài Quốc tế ca. Thế là tiếng hát nổi lên, lan dần như những làn sóng, hùng tráng và trang nghiêm.

Từ trên đỉnh tường điện Crem-li rủ xuống những lá cờ khổng lồ với dòng chữ vàng và trắng: “Kính viếng hương hồn những liệt sĩ đầu tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thế giới” và “Tình huynh đệ giữa công nhân thế giới muôn năm”.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM